Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Hoàn thiện công tác giám định hàng rời nhập khẩu tại công ty cổ phần giám định thái bình dương (PICO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (928.65 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM
--------- oOo --------

HUỲNH NGỌC SƠN

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH HÀNG
RỜI NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIÁM ĐỊNH THÁI BÌNH DƯƠNG (PICO)
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN TẢI
MÃ SỐ: 60840103

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ VẬN TẢI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
T.S. NGUYỄN VĂN KHOẢNG

TP. HCM 10 - 2015


Trang 2

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ “Hoàn thiện công tác giám định hàng rời nhập khẩu tại Công
ty Cổ Phần Giám Định Thái Bình Dương (PICO)” là kết quả của một quá trình làm việc
nỗ lực từ khâu tìm ý tưởng, triển khai đề tài, khảo sát, phân tích số liệu. Tôi xin cam đoan
đã thực hiện công việc nghiên cứu nghiêm túc.


Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu nội dung trong luận văn này do chính
tôi biên soạn, tham khảo các tài liệu khoa học được trích dẫn, nghiên cứu qua thực tiễn để
hoàn thành, thông tin dữ liệu được sử dụng có nguồn dẫn rõ ràng và hoàn toàn trung thực.

Những số liệu được dùng phân tích trong Luận văn được cập nhật trực tiếp từ
thực tiển và Công ty Cổ Phần Giám Định Thái Bình Dương. Trong luận văn này, tôi cam
đoan đã thực hiện công trình nghiên cứu một cách độc lập, không có sao chép bất kỳ
nguồn nào khác. Những trích dẫn trong Luận văn đều được ghi nguồn rõ ràng và chính
xác, với sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Khoảng, người thầy đã tận tình hướng dẫn, hỗ
trợ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.

Cuối cùng, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, hình thức, tính
chính xác, và tính khách quan của việc nghiên cứu với mong muốn một đề tài chất lượng
phục vụ công tác giám định hàng rời nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần Giám Định Thái
Bình Dương (PICO).

Tp. HCM, ngày 14 tháng 10 năm 2015
Học viên nghiên cứu,

Huỳnh Ngọc Sơn

MỤC LỤC


Trang 3

MỞ ĐẦU......................................................................................................................10
1.

Lý do chọn đề tài.................................................................................................10


2.

Mục đích nghiên cứu...........................................................................................11

3.

Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................11

4.

Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................11

5.

Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................12

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiển của đề tài............................................................12

NỘI DUNG.................................................................................................................13
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỊNH HÀNG RỜI......13
1.1.

Tổng quan về giám định......................................................................................13

1.1.1. Khái niệm, yêu cầu, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của giám định..........13
1.1.1.1. Giám định............................................................................................................13
..................................................................................................................................

1.1.1.2. Các yêu cầu của giám định viên..........................................................................13
1.1.1.3. Quyền hạn, trách nhiệm, và nghĩa vụ của giám định..........................................14
1.1.2. Mục đích của yêu cầu giám định.........................................................................14
1.1.3. Lợi ích của việc giám định..................................................................................15
1.2.

Các bước tiến hành giám định.............................................................................16

1.2.1. Chuẩn bị...............................................................................................................16
1.2.1.1. Nghiên cứu hồ sơ.................................................................................................16
..................................................................................................................................
1.2.1.2. Dụng cụ giám định..............................................................................................16
1.2.1.3. Lập kế hoạch và bố trí giám định........................................................................16
1.2.2. Thực hiện giám định............................................................................................16
1.2.2.1. Thu thập hồ sơ và thông tin.................................................................................16
1.2.2.2. Thực hiện giám định............................................................................................16
1.2.3. Xử lý kết quả và cấp chứng thư giám định.........................................................17
1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám định.................................................17

1.3.1. Năng lực giám định viên.....................................................................................17
1.3.2. Tập quán thương mại...........................................................................................18


Trang 4
1.3.3. Phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ và phương tiện đo lường....................18
1.3.4. Bản chất của hàng hóa.........................................................................................19
1.3.5. Tiêu cực, gian lận................................................................................................19
1.4.


Giám định hàng rời..............................................................................................20

1.4.1. Ý nghĩa.................................................................................................................20
1.4.2. Khái niệm và yêu cầu vận chuyển hàng rời........................................................20
1.4.2.1. Khái niệm ............................................................................................................20
1.4.2.2. Các qui định về vận chuyển hàng rời..................................................................20
1.4.2.3. Phương tiện vận chuyển hàng rời........................................................................21
1.4.2.4. Các rủi ro trong vận chuyển hàng rời..................................................................22
1.4.3. Các phương pháp giám định hàng rời.................................................................23
1.4.3.1. Giám định phẩm chất...........................................................................................23
1.4.3.2. Giám định khối lượng hàng bằng phương pháp giám định mớn nước..............23
1.4.3.3. Giám định khối lượng hàng bằng phương pháp giám định cân ô tô, cân treo,
cân bàn, cân băng tải/ cân phễu...........................................................................24

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH HÀNG
RỜI NHẬP KHẨU TẠI CTY PICO..............................................................27
2.1.

Giới thiệu chung về công ty................................................................................27

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................................27
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động..........................................................28
2.1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ.......................................................................................28
2.1.2.2. Lĩnh vực hoạt động..............................................................................................29
2.1.3. Sơ đồ tổ chức và nhân sự của công ty.................................................................29
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức.......................................................................................................29
2.1.3.2. Nhân sự................................................................................................................30
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2012 - 2014..........................................31
2.2.


Công tác giám định hàng rời nhập khẩu tại công ty...........................................32

2.2.1. Quy trình giám định hàng rời..............................................................................32
2.2.1.1. Mục đích..............................................................................................................32
2.2.1.2. Phạm vi áp dụng..................................................................................................32
2.2.1.3. Tài liệu tham khảo và tiêu chuẩn giám định.......................................................33


Trang 5
2.2.1.4. Định nghĩa...........................................................................................................33
2.2.1.5. Trách nhiệm.........................................................................................................34
2.2.1.6. Quy trình..............................................................................................................34
2.2.1.7. Các biểu mẫu liên quan.......................................................................................48
2.2.2. Kết quả thực hiện giám định hàng rời năm 2012 – 2014...................................49
2.2.3. Phân tích những mặt hạn chế của công tác giám định hàng rời tại công ty.......52
2.2.3.1. Quy trình giám định hàng rời..............................................................................52
2.2.3.2. Năng lực giám định viên.....................................................................................55
2.2.3.3. Các rủi ro tiềm ẩn trong việc giám định hàng rời...............................................61
2.2.3.4. Thị phần giám định hàng rời...............................................................................63
2.3.

Kết luận................................................................................................................65

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
GIÁM ĐỊNH HÀNG RỜI NHẬP KHẨU....................................................66
3.1.

Phương hướng chiến lược trong thời gian tới.....................................................66


3.1.1. Một số thuận lợi và khó khăn..............................................................................66
3.1.1.1. Khó khăn .............................................................................................................66
3.1.1.2. Thuận lợi..............................................................................................................67
3.1.2. Nhiệm vụ trong giai đoạn tới...............................................................................67
3.1.3. Các chỉ tiêu chủ yếu.............................................................................................68
3.1.3.1. Chính sách về chất lượng ...................................................................................68
3.1.3.2. Chính sách thị trường giá cả................................................................................68
3.1.3.3. Chính sách về con người ....................................................................................68
3.1.3.4. Chính sách về trang thiết bị.................................................................................69
3.2.

Các giải pháp hoàn thiện.....................................................................................69

3.2.1. Cải tiến quy trình giám định hàng rời.................................................................69
3.2.1.1. Nội dung..............................................................................................................69
3.2.1.2. Cập nhật và điều chỉnh........................................................................................73
3.2.1.3. Kiểm tra việc áp dụng quy trình..........................................................................73
3.2.2. Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự..................................................................73
3.2.2.1. Tiêu chuẩn tuyển dụng........................................................................................73
3.2.2.2. Hoạch định tuyển dụng nhân sự..........................................................................74


Trang 6
3.2.2.3. Công tác đào tạo và phát triển.............................................................................75

KẾT LUẬN ................................................................................................................77
KIẾN NGHỊ...............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................79



Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B/L

: Vận tải đơn (Bill of lading)

CIF

: Tiền hàng, phí bảo hiểm, cước phí (Cost, Insurance, Freight)

CFR

: Tiền hàng và cước phí (Cost and Freight)

CN HP

: Chi nhánh PICO tại Hải Phòng

Dm/Dz

: Giá trị thay đổi chênh mớn nước

Displ.

: Lượng thoát nước (Displacement)

FOB

: Giao tại tàu (Free on board)


GAFTA

: Hiệp hội thương mại thức ăn chăn nuôi và ngũ cốc



: Giám định

LCF

: Khoảng cách từ tâm mặt nổi đến điểm giữa của tàu

LPP

: Khoảng cách giữa hai đường thủy trực mũi và lái tàu

MTC

: Mômen làm thay đổi 1cm chiều chúi

NK

: Nhập khẩu

QT

: Quy trình

QTG


: Quy trình phòng giám định bách hóa

KL

: Khối lượng

Std.D.

: Tỉ trọng nước biển (Standard density: 1.025 kg/l)

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TPC

: Khối lượng làm thay đổi 1cm chìm

Trim

: Độ chênh lệch giữa mớn nước mũi và mớn nước lái

VPĐD ĐN

: Văn phòng đại diện PICO tại Đà Nẵng

VPĐD VT

: Văn phòng đại diện PICO tại Bà Rịa Vũng Tàu


VV

: Vân vân


Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Nhân sự...........................................................................................................30
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................13
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................14
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................14
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................15
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................15
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................15
1.1.Tổng quan về giám định.......................................................................................16
1.1.1.Khái niệm, yêu cầu, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ giám định............16
1.1.2.Mục đích của yêu cầu giám định......................................................................18
1.1.3.Lợi ích của giám định........................................................................................18
1.2.Các bước tiến hành giám định.............................................................................19
1.2.1.Chuẩn bị.............................................................................................................19
1.2.2.Thực hiện giám định..........................................................................................19
1.2.3.Xử lý kết quả và cấp chứng thư giám định......................................................20
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám định................................................20
1.3.1.Năng lực giám định viên....................................................................................20
1.3.2.Tập quán thương mại........................................................................................21
1.3.3.Phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, phương tiện đo lường....................21
1.3.4.Bản chất của hàng hóa.......................................................................................22
1.3.5.Tiêu cực, gian lận...............................................................................................22

1.4.Giám định hàng rời..............................................................................................23
1.4.1.Ý nghĩa................................................................................................................23
1.4.2.Khái niệm và các yêu cầu vận chuyển hàng rời...............................................23
...................................................................................................................................... 25
50% tổn thất do nước rò rỉ vào hầm hàng................................................................25
20% sắp xếp không hợp lý.........................................................................................25
10% tổn thất trước khi xếp hàng...............................................................................25
20% tổn thất khác.......................................................................................................25
1.4.3.Các phương pháp giám định hàng rời.............................................................25
2.1.Giới thiệu chung về công ty..................................................................................30
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................30


Trang 9
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động.......................................................31
2.1.3.Sơ đồ tổ chức và nhân sự của công ty...............................................................32
...................................................................................................................................... 33
(Nguồn: Phòng Hành chánh tổng hợp Công ty).......................................................33
Bảng 2.1: Nhân sự toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty ....................................33
(Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty).............................................................................33
Ghi chú: Ngoài ra còn có các cộng tác viên khác có uy tín như Thuyền trưởng,
máy trưởng, luật sư, kiến trức sư, vv........................................................................34
2.1.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2012 - 2014......................................34
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2012 - 2014 .............................34
(Đơn vị tính: triệu đồng)............................................................................................34
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty).....................................................................34
...................................................................................................................................... 34
Hình 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2012 - 2014...............................34
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty).....................................................................34
2.2.Công tác giám định hàng rời nhập khẩu tại công ty..........................................35

2.2.1.Quy trình giám định hàng rời...........................................................................35
2.2.2.Kết quả thực hiện giám định hàng rời năm 2012 - 2014.................................52
Bảng 2.3: Kết quả giám định hàng rời năm 2012 - 2014 .........................................52
Bảng 2.4: So sánh khối lượng hàng theo vận đơn và cân cảng ...............................53
Bảng 2.5: So sánh khối lượng hàng theo vận đơn và mớn nước ............................53
Bảng 2.6: So sánh khối lượng hàng theo cân cảng và mớn nước ...........................54
Bảng 2.7: So sánh doanh thu hàng rời qua các năm ...............................................55
...................................................................................................................................... 55
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty).....................................................................55
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu hàng rời 2012 - 2014..............................55
2.2.3.Phân tích những mặt hạn chế của công tác giám định hàng rời tại công ty..55
2.3.Kết luận.................................................................................................................68
3.1.Phương hướng chiến lược trong thời gian tới.....................................................69
3.1.1.Một số thuận lợi và khó khăn...........................................................................69
3.1.2.Nhiệm vụ trong giai đoạn tới............................................................................70
3.1.3.Các chỉ tiêu chủ yếu...........................................................................................71
3.2.Các giải pháp hoàn thiện......................................................................................72
3.2.1.Cải tiến quy trình giám định hàng rời..............................................................72


Trang 10
3.2.2.Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự...............................................................76

DANH MỤC CÁC HÌNH
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................................13
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................14
3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................14
4. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................15
5. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................15
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................15

1.1.Tổng quan về giám định.......................................................................................16
1.1.1.Khái niệm, yêu cầu, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ giám định............16
1.1.2.Mục đích của yêu cầu giám định......................................................................18
1.1.3.Lợi ích của giám định........................................................................................18
1.2.Các bước tiến hành giám định.............................................................................19
1.2.1.Chuẩn bị.............................................................................................................19
1.2.2.Thực hiện giám định..........................................................................................19
1.2.3.Xử lý kết quả và cấp chứng thư giám định......................................................20


Trang 11
1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám định................................................20
1.3.1.Năng lực giám định viên....................................................................................20
1.3.2.Tập quán thương mại........................................................................................21
1.3.3.Phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, phương tiện đo lường....................21
1.3.4.Bản chất của hàng hóa.......................................................................................22
1.3.5.Tiêu cực, gian lận...............................................................................................22
1.4.Giám định hàng rời..............................................................................................23
1.4.1.Ý nghĩa................................................................................................................23
1.4.2.Khái niệm và các yêu cầu vận chuyển hàng rời...............................................23
...................................................................................................................................... 25
50% tổn thất do nước rò rỉ vào hầm hàng................................................................25
20% sắp xếp không hợp lý.........................................................................................25
10% tổn thất trước khi xếp hàng...............................................................................25
20% tổn thất khác.......................................................................................................25
1.4.3.Các phương pháp giám định hàng rời.............................................................25
2.1.Giới thiệu chung về công ty..................................................................................30
2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển......................................................................30
2.1.2.Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động.......................................................31
2.1.3.Sơ đồ tổ chức và nhân sự của công ty...............................................................32

...................................................................................................................................... 33
(Nguồn: Phòng Hành chánh tổng hợp Công ty).......................................................33
Bảng 2.1: Nhân sự toàn bộ cán bộ công nhân viên Công ty ....................................33
(Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty).............................................................................33
Ghi chú: Ngoài ra còn có các cộng tác viên khác có uy tín như Thuyền trưởng,
máy trưởng, luật sư, kiến trức sư, vv........................................................................34
2.1.4.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2012 - 2014......................................34
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2012 - 2014 .............................34
(Đơn vị tính: triệu đồng)............................................................................................34
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty).....................................................................34
...................................................................................................................................... 34
Hình 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2012 - 2014...............................34
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty).....................................................................34
2.2.Công tác giám định hàng rời nhập khẩu tại công ty..........................................35
2.2.1.Quy trình giám định hàng rời...........................................................................35


Trang 12
2.2.2.Kết quả thực hiện giám định hàng rời năm 2012 - 2014.................................52
Bảng 2.3: Kết quả giám định hàng rời năm 2012 - 2014 .........................................52
Bảng 2.4: So sánh khối lượng hàng theo vận đơn và cân cảng ...............................53
Bảng 2.5: So sánh khối lượng hàng theo vận đơn và mớn nước ............................53
Bảng 2.6: So sánh khối lượng hàng theo cân cảng và mớn nước ...........................54
Bảng 2.7: So sánh doanh thu hàng rời qua các năm ...............................................55
...................................................................................................................................... 55
(Nguồn: Phòng kế toán tài vụ Công ty).....................................................................55
Hình 2.3: Biểu đồ tăng trưởng doanh thu hàng rời 2012 - 2014..............................55
2.2.3.Phân tích những mặt hạn chế của công tác giám định hàng rời tại công ty..55
2.3.Kết luận.................................................................................................................68
3.1.Phương hướng chiến lược trong thời gian tới.....................................................69

3.1.1.Một số thuận lợi và khó khăn...........................................................................69
3.1.2.Nhiệm vụ trong giai đoạn tới............................................................................70
3.1.3.Các chỉ tiêu chủ yếu...........................................................................................71
3.2.Các giải pháp hoàn thiện......................................................................................72
3.2.1.Cải tiến quy trình giám định hàng rời..............................................................72
3.2.2.Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự...............................................................76


Trang 13

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Trong hội nhập kinh tế toàn cầu hoá ngày nay, việc trao đổi hàng hoá và dịch

vụ đã vượt qua khỏi biên giới quốc gia và thoát khỏi khuôn tự cung tự cấp như thời kỳ
bao cấp trước đây. Hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng đóng vai trò to lớn đối với nền
kinh tế nước ta nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu, hàng hoá luôn tiềm ẩn các rủi ro hoặc tổn thất
không thể tránh khỏi. Do đó, việc giải quyết tranh chấp cần phải có chứng cứ khách quan
để phân chia trách nhiệm đối với các bên tham gia vào quá trình thực hiện hợp đồng mua
bán Ngoại thương, cũng như làm cơ sở để giải quyết tranh chấp trong quá trình xếp dỡ,
vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ hàng hóa. Việc chỉ định một tổ chức giám định chuyên
nghiệp, hợp pháp, độc lập và chuyên môn là cần thiết. Với vai trò hoạt động giám định
hàng hoá xuất nhập khẩu luôn gắn liền và hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của hoạt động Ngoại thương, nhu cầu về
giám định hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng tăng; kéo theo rất nhiều tổ chức giám định
trong và ngoài nước ra đời, cạnh tranh ngày càng gay gắt và ảnh hưởng đến chất lượng
giám định. Trong khi đó, các văn bản pháp luật về lĩnh vực giám định quá ít nên việc quản

lý các công ty giám định cũng như các quy định về tiêu chuẩn giám định viên còn nhiều
bất cập. Hiện chưa có trường Đại học hoặc Cao đẳng hay Dạy nghề nào trong cả nước đào
tạo nghiệp vụ.

Cụ thể, nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ lệ rất lớn trong giá thành sản phẩm của


Trang 14
doanh nghiệp sản xuất và thường chiếm khoảng 60% đến 70%. Nên việc tiết kiệm chi phí
đầu vào có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc hạ giá thành sản phẩm để tăng khả
năng cạnh tranh. Vì vậy, xu hướng nhập khẩu nguyên liệu dạng rời đối với hàng thức ăn
gia súc, hàng nông sản, phân bón hoặc hàng rời khác không ngừng gia tăng theo cấp số
nhân thay vì đóng gói sẵn như thời gian trước đây. Bên cạnh đó, rủi ro tiềm ẩn tổn thất đối
hàng rời thường xuyên xảy ra và phát sinh các tranh chấp gữa các bên liên quan trong quá
trình vận chuyển, xếp dỡ và giao nhận. Do đó, công tác giám định hàng rời nhập khẩu
đóng vai trò rất quan trọng để giải quyết các vấn đề trên.

Qua thực tiển hoạt động giám định, công tác giám định tại Công ty Cổ Phần
Giám Định Thái Bình Dương cũng có những sự thay đổi và những bước tiến đáng kể đặc
biệt trong công tác giám định hàng rời nhập khẩu. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc
tồn đọng trong việc giám định hàng rời nhập khẩu như: Quy trình giám định hàng rời chưa
thể vận dụng vào thực tiển; giám định viên có năng lực còn hạn chế nên tiềm ẩn nhiều rủi
ro trong việc giám định hàng rời do tập quán thương mại, phương tiện vận chuyển,
phương tiện đo lường và gian lận thương mại; thị phần giám định còn rất nhỏ so với tiềm
năng còn nhiều; cần được giải quyết và hoàn thiện.

Với mong muốn tìm hiểu sâu trong việc giám định hàng rời nhập khẩu tại
Công ty Cổ Phần Giám Định Thái Bình Dương, tôi lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công
tác giám định hàng rời nhập khẩu tại Công ty Cổ Phần Giám Định Thái Bình Dương
(PICO)" để nghiên cứu.

Luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự thông
cảm của Quý thầy cô và Quý độc giả.

2.

Mục đích nghiên cứu
Tổng hợp các cở sở lý luận về công tác giám định nói chung và công tác giám

định hàng rời nhập khẩu nói riêng.
Nhằm đánh giá thực trạng của công tác giám định hàng rời nhập khẩu tại Công ty
Cổ Phần Giám Định Thái Bình Dương để chỉ ra những vướng mắc tồn tại. Trên cơ sở đó
đề ra các giải pháp hoàn thiện.

3.

Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Công ty Cổ Phần Giám Định Thái Bình

Dương (PICO); cụ thể là công tác giám định hàng rời, nghiên cứu Quy trình giám định
hàng rời, phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, nhân sự, dữ liệu thống kê, các vụ giám


Trang 15
định đã thực hiện, tài liệu và biểu mẫu liên quan.

4.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là tại Công ty Cổ Phần Giám Định Thái Bình


Dương, các mặt hàng rời nông sản, ngũ cốc, thức ăn gia súc, phân bón được nhận khẩu
bằng tàu biển tại các cảng biển: Nhà Rồng Khánh Hội, Interflour Cái Mép, Quốc Tế Sài
Gòn Việt Nam (SiTV), Quốc Tế SP-PSA, Tổng Hợp Thị Vải.

Đề tài này cũng giới hạn ở các hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn
2012-2014 để nghiên cứu và hoàn thiện cho giai đoạn kế tiếp.

5.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp, đi từ chung đến

riêng, kết hợp giữa phân tích thống kê và phân tích. Từ đó nhận định được các vấn đề
cơ bản nhất của công tác giám định đối mặt hàng rời nhập khẩu, thông qua các hoạt
động giám định tại các cảng phía Nam của Việt Nam.

6.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cung cấp bức tranh tổng quát về các yêu cầu, thực trạng của công tác giám

định hàng rời tại Công ty Cổ Phần Giám Định Thái Bình Dương.
Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác giám định hàng rời nhập khẩu để
bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng trong và ngoài nước.


Trang 16

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM ĐỊNH HÀNG RỜI
1.1.


Tổng quan về giám định

1.1.1. Khái niệm, yêu cầu, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ giám định
1.1.1.1. Giám định
Theo Điều 254 của Luật Thương Mại 2005 qui định “Dịch vụ giám định là hoạt
động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác
định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác
theo yêu cầu của khách hàng”. Định nghĩa này cho biết, giám định là hoạt động độc lập
của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của
tổ chức, cơ quan hoặc cá nhân. Việc giám định là thực hiện liên kết chặt chẽ giữa con
người, cơ sở vật chất, công nghệ và phương pháp để đưa ra kết quả đánh giá chuyên
nghiệp.

Theo Điều 3 của của Quy chế giám định hàng hóa xuất nhập khẩu ban hành
theo quyết định số 1343-TM/PC ngày 07/11/1994 của Bộ Thương Mại thì giám định là
“Việc kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu bằng những biện pháp nghiệp vụ kỹ thuật để xác
định tình trạng thực tế của hàng hoá”. Việc giám định hàng hóa bao gồm: Giám định
phẩm chất, quy cách, số lượng, khối lượng, bao bì, đóng gói, an toàn vệ sinh, trị giá; Giám
định trong khâu giao nhận, vận chuyển và bảo quản hàng hoá; Giám định quá trình sản
xuất và từng khâu sản xuất hàng hoá khi có yêu cầu; Các loại hình giám định khác có liên
quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu khi có yêu cầu phát sinh.


Trang 17
Theo Điều 1 của Hiệp Định 209/WTO/VB ban hành ngày 15/04/1994 thì giám
định là “Hoạt động giám định hàng hóa là mọi hoạt động liên quan đến việc thẩm định số
lượng, chất lượng và giá cả, kể cả tỷ giá hối đoái và các điều kiện tài chính, và/hoặc phân
loại hải quan của hàng hóa xuất khẩu đến lãnh thổ Thành viên sử dụng ”.


1.1.1.2. Các yêu cầu của giám định viên
Theo Điều 259 của Luật Thương Mại 2005 qui định, Giám định viên phải có đủ
các tiêu chuẩn sau đây:
- “Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám
định; và
- Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp

luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn; và
- Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ ; và

Giám đốc doanh nghiệp kinh doanh giám định công nhận giám định viên và
chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình”.

1.1.1.3. Quyền hạn, trách nhiệm, và nghĩa vụ của giám định
Theo Điều 263 và 266 của Luật Thương Mại 2005 qui định quyền hạn và nghĩa
vụ của giám định như sau:
“Quyền hạn: Yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các tài
liệu cần thiết để thực hiện dịch vụ giám định. Nhận thù lao dịch vụ giám định và các
chi phí hợp lý khác; và
Nghĩa vụ: Chấp hành các tiêu chuẩn và các quy định khác của pháp luật có liên
quan đến dịch vụ giám định. Giám định trung thực, khách quan, độc lập, kịp thời, đúng
quy trình, phương pháp giám định. Cấp chứng thư giám định; và
Trách nhiệm: Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp
chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho
khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao
dịch vụ giám định. Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng
thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát
sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định. Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh



Trang 18
kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định”.
1.1.2. Mục đích của yêu cầu giám định
Nhằm mục đích để thanh lý hợp đồng, giảm thiểu tổn thất đối với hàng hóa trong
quá trình xếp dỡ, vận chuyển hoặc bảo quản, hoặc làm cơ sở khiếu nại hoặc yêu cầu đòi
bồi thường thiệt hại, hoặc giúp cơ quan Nhà nước quản lý chặc chẽ hàng hóa xuất nhập
khẩu.

1.1.3. Lợi ích của giám định
Đối với người bán: Sử dụng kết quả giám định để làm bằng chứng chứng minh
nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Chứng thư giám định còn là một trong những văn bản quan
trọng trong bộ chứng từ thanh toán.

Đối với người mua: Yên tâm về hàng hóa nhận đủ số, khối lượng, đúng chủng
loại, nguồn gốc, chất lượng như hợp đồng. Chứng thư giám định là chứng cứ khách quan
yêu cầu đòi bồi thường.

Đối với người vận chuyển: Đáp ứng đúng với yêu cầu kĩ thuật và đủ khả năng
vận chuyển, hạn chế tối đa các thiệt hại trong các trường hợp bất khả kháng. Kết quả giám
định cơ sở để tính cước phí vận chuyển.

Đối với người bảo quản hàng hóa: Đáp ứng đúng yêu cầu kĩ thuật bảo quản hàng
hóa, đánh giá rủi ro trong quá trình lưu trữ và bảo quản hàng hóa, xác định đúng chủng
loại giao nhận.

Đối với các công ty bảo hiểm: Xác định số khối lượng hàng, định mức độ,
nguyên nhân tổn thất, phân bổ tổn thất hàng hóa làm cơ sở cho việc bồi thường và khiếu
nại bên thứ ba có liên quan.

Đối với các tổ chức tín dụng, tài chính, ngân hàng có liên quan: Chứng thư

giám định là cơ sở để các tổ chức này thay mặt người mua thanh toán tiền cho người bán
khi họ đã thực hiện đủ các nghĩa vụ ghi trong hợp đồng. Ngoài ra, kết quả giám định hỗ
trợ các tổ chức này xác định đúng giá trị tài sản cầm cố khi cho vay tín dụng, đảm bảo an
toàn trong kinh doanh.

Đối với cơ quan quản lý Nhà nước: Xác định chính xác số khối lượng, chủng
loại, chất lượng, giá cả, mã hàng, hàng hóa để làm thủ tục thông quan cho hàng hóa


Trang 19
xuất nhập khẩu, góp phần xác định đúng, tính đủ thuế, chống thất thu thuế, chống gian
lận thương mại. Quản lý về chất lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, tránh nhập khẩu hàng
hoá kém chất lượng hoặc hàng cấm. Kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường nội
địa, đảm bảo về chất lượng, đúng giá trị, an toàn trong sử dụng, chống nạn hàng giả.
Đánh giá tác động và làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Xác định, đánh giá hàng hóa,
tài sản phục vụ cho công tác điều tra, xử án liên quan đến những vi phạm pháp luật.
1.2.

Các bước tiến hành giám định

1.2.1. Chuẩn bị
1.2.1.1.

Nghiên cứu hồ sơ
Liên hệ khách hàng để thu thập thông tin , và chứng từ của lô hàng liên quan để

nghiên cứu trước khi thực hiện giám định. Nghiên cứu kỹ nội dung yêu cầu giám định, xác
nhận yêu cầu và báo phí giám định (nếu có). Tra cứu quy trình giám định, tham khảo các
vụ giám định tương tự trước, tìm và nghiên cứu tài liệu liên quan. Tham khảo ý kiến đồng
nghiệp, ý kiến Lãnh đạo. Chuẩn bị ấn chỉ, biểu mẫu giám định liên quan đến việc giám

định.

1.2.1.2.

Dụng cụ giám định
Thiết bị và dụng cụ giám định liên quan đảm bảo hoạt động được. Giấy chứng

nhận đăng kiểm còn hạn sử dụng, Giấy chứng nhận của nhà sản xuất (nếu có). Các thiết bị
dự phòng sẵn sàng thay thế khi cần thiết tránh gián đoạn việc giám định.

1.2.1.3.

Lập kế hoạch và bố trí nhân sự giám định
Liên hệ khách hàng để thống nhất địa điểm giám định, thời gian giám định. Yêu

cầu khách hàng mời các bên liên quan cùng tham gia giám định đối tịch (nếu có). Lập
phương án giám định. Bố trí nhân sự phù hợp với năng lực từng vị trí.

1.2.2. Thực hiện giám định
1.2.2.1. Thu thập hồ sơ và thông tin
Thu thập chứng từ và thông tin còn thiếu, phỏng vấn các bên (nếu có) liên quan
đến lô hàng.


Trang 20
1.2.2.2. Thực hiện giám định
Xác định tình trạng, số lượng, khối lượng, nhãn mác, cách đóng gói, sắp xếp,
chèn lót của đối tượng giám định. Lấy mẫu theo tiêu chuẩn riêng của từng loại đối
tượng giám định, niêm phong mẫu và phân chia mẫu cho các bên liên quan. Ghi nhận
hình ảnh của đối tượng giám định trong suốt trình giám định. Lập biên bản giám định

và ký đối tịch sau khi kết thúc giám định.
1.2.3. Xử lý kết quả và cấp chứng thư giám định
Báo cáo nhanh kết quả giám định cho khách hàng qua điện thoại, hoặc thư tín,
hoặc fax. Phân tính mẫu (nếu cần thiết hoặc được yêu cầu). Tư vấn hoặc khuyến cáo
khách hàng (nếu có). Nghiên cứu kỹ toàn bộ hồ sơ, tài liệu khoa học, tham vấn ý kiến
chuyên gia (nếu có) và lập chứng thư giám định. Duyệt và trình ký chứng thư giám định
sau khi kết thúc vụ việc, gửi chứng thư giám định bản mềm cho khách hàng (nếu yêu cầu).
Báo phòng kế toán phát hành Báo phí hoặc Hóa đơn để chuyển cùng chứng thư giám định
bản gốc cho khách hàng. Lưu trữ hồ sơ giám định theo qui định của Công ty sau khi kết
thúc.

1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác giám định

1.3.1. Năng lực giám định viên
Năng lực được hiểu là kiến thức, kỹ năng, khả năng và hành vi mà giám định
viên cần phải có, thể hiện ổn định, đáp ứng yêu cầu công việc và còn là yếu tố giúp
giám định viên làm việc hiệu quả hơn so với những người khác.
- Kiến thức là những thông tin, phương pháp làm việc, quy định, quy trình, qui
định, thủ tục, vv, mà giám định viên cần phải biết và hiểu để thực hiện công
việc được giao. Chẵng hạn như kiến thức về hành vi vi phạp pháp luật trong
việc giao nhận hàng hóa quốc tế, tàu bè, phương tiện cân đo đong đếm, vv.
- Kỹ năng là những hành động, thao tác được thực hiện thuần thục, ổn định trên
cơ sở học tập và vận dụng kiến thức, để thực hiện và hoàn thành những nhiệm
vụ cụ thể. Chẵng hạn như khả tính toán, đánh máy vi tính nhanh, trình bày
biên bản giám định hoặc báo cáo giám định ngắn gọn và đầy đủ thông tin, vv.
- Khả năng là những phẩm chất và tố chất cá nhân của giám định viên mà công
việc yêu cầu người thực hiện công việc cần có, thông qua quá trình rèn luyện



Trang 21
và/hoặc giỏi bẩm sinh. Chẵng hạn như khả năng ngoại ngữ, chịu áp lực công
việc cao; khả năng đàm phán và xử lý mâu thuẫn quyền lợi; khả năng hùng
biện trước đám đông; khả năng sáng tạo, vv.

1.3.2. Tập quán thương mại
Theo điều 6 của “Thể lệ bốc dỡ, Giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển
Việt Nam năm 1997”, việc giao nhận hàng hoá các bên được quyền lựa chọn phương thức
có lợi nhất và thoả thuận cụ thể trong hợp đồng. Nguyên tắc chung về giao nhận hàng hoá
là nhận bằng phương thức nào thì giao bằng phương thức ấy. Giao nhận hàng rời gồm 03
phương thức cơ bản:
- Giao nhận nguyên hầm cặp chì; và/hoặc
- Giao nhận theo số lượng, trọng lượng, theo phương thức cân, đo, đếm; và/

hoặc
- Giao nhận theo mớn nước.
Doanh nghiệp Việt Nam có tâm lý hoặc thói quen mua theo điều kiện CIF/
CFR, nhưng bán theo điều kiện FOB nhằm tránh rủi ro đối với hàng hoá. Ngược lại,
các doanh nghiệp ngoại thích bán điều kiện CIF/ CFR để chủ động dành quyền lựa
chọn phương tiện chuyên chở có lợi nhất. Theo thống kê, việc thất thoát hàng hóa hay
tổn thất hàng rời nhập khẩu ở mức cao thời gian vừa qua là do thuê đội tàu không có
uy tín hoặc tàu già. Mặt khác, các doanh nghiệp ngoại hoặc phương tiện vận chuyển
thường không chấp nhận giao hàng theo cân cảng mà chỉ giao hàng theo phương pháp
mớn nước, trừ khi giám định viên chứng minh được phương tiện vận chuyển không
phù hợp để thực hiện giám định mớn nước; trong khi dung sai của mớn nước tàu luôn
ở mức cao vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thông lệ sai số lên đến 0,5%.
Việc khiếu nại việc thất thoát hàng hóa đối với người vận chuyển gặp rất nhiều
khó khăn, thông thường người vận chuyển chỉ bồi thường thiệt hại sau khi khấu trừ
0,5% dung sai của mớn nước. Các đơn vị bảo hiểm chỉ bồi thường cho Người nhận

hàng sau khi khấu trừ mức miễn thường từ 0,3% đến 0,8% số tiền được bảo hiểm tùy
theo từng loại hàng hóa. Do đó, chủ hàng luôn chịu thiệt hại lớn phần giá trị dưới mức
miễn thường khi thất thoát hàng hóa xảy ra.
1.3.3. Phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, phương tiện đo lường


Trang 22
Phương tiện vận chuyển: Tàu càng già thì càng ảnh hưởng đến độ chính xác
của mớn nước do kết cấu hoặc tôn vỏ hoặc hệ thống thước đo bị mài mòn hoặc hư
hỏng trong quá trình khai thác. Ngoài ra, độ chính xác của mớn nước bị ảnh ảnh rất lớn
đối với các tàu hoán cải, nơi đóng, cơ quan đăng kiểm, trình độ quản trị tàu. Bên cạnh
đó, tàu già càng tiềm ẩn rủi ro tổn thất hư hỏng hàng hóa càng lớn.
Thất thoát của thiết bị xếp dỡ: Các thiết bị có tình trạng lạc hậu, cũ kỹ, k hông
kín chắc sẽ gây thất hàng hóa trong quá trình xếp dỡ hàng. Các thiết bị không chuyên
dụng làm kéo dài thời gian xếp dỡ góp phần đáng kể trong việc thất thoát hàng hóa.
Phương tiện đo lường: Các thiết bị có tình trạng lạc hậu, cũ kỹ như cân bàn
dạng cân cơ bàn 500kg đang sử dụng để xác định khối lượng hàng phân bón rời đóng
bao dọc mạn tàu. Các thiết bị không tự động hóa như cân treo phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố hiện đang sử dụng đại trà để xác định khối lượng hàng rời giao cho phương tiện
thủy. Thiết bị cảm ứng “Loadcell” của cân bị hư hỏng không phát hiện kịp thời.
1.3.4. Bản chất của hàng hóa
Hàng nông sản, thức ăn gia súc: thường bay bụi hoặc bốc hơi, dễ hút ẩm, dễ
mốc, dễ bị sâu mọt, bản chất tự nóng hoặc tự cháy. Góc nghiêng tự nhiên từ 12 o đến
40o đặc biệt đối với hàng hạt nên có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình vận
chuyển.
Phân bón: dễ bị đóng bánh khi rung lắc trong quá trình vận chuyển hoặc độ ẩm
cao, dễ xảy ra các phản ứng oxy hóa ăn mòn. Góc nghiên tự nhiên từ 21 o đến 90o phụ
thuộc vào độ ẩm nên cũng có thể ảnh hưởng đến an toàn trong quá trình vận chuyển.
Bản chất ảnh hưởng đáng kể và thường gặp nhất trong quá trình giao nhận
hàng rời là hao hụt trọng lượng thông thường đến 0,25%. Nên trước mắt gây thiệt hại

đáng kể đối với người thụ hưởng hàng hóa do không thể khiếu nại bồi thường từ
Người bảo hiểm vì bản chất tự nhiên của hàng hóa thường không được bảo hiểm.
1.3.5. Tiêu cực, gian lận
Người bán cố tình xếp thiếu hàng tại cảng xếp. Thất thoát mất hàng xảy ra
trong hành trình vận chuyển. Người mua gian lận trong quá trình nhận hàng. Giám
định viên điều chỉnh kết quả giám định không trung thực. Các bên liên quan biến chất


Trang 23
cấu kết bán hàng. Điển hình của việc thất thóa hàng hàng rời hiện nay, khi giao hàng
cho phương tiện thủy qua cân treo rất dễ hàng bán nguyên cạp hoặc một phần hàng do
cố tình bấm cân không đúng khi tình trạng cân chưa ổn định; hoặc các phương tiện bộ
thiết kế các khoan chứa nước để xả sau khi cân bì qua cân ô tô để lấy phần hàng chênh
lệch trọng lượng.

Thùng đựng nước thiết kế thêm trên mui xe

1.4.

Chu trình ăn cắp hàng

Giám định hàng rời

1.4.1. Ý nghĩa
Hàng rời không là bao kiện chuẩn nên việc xác định tránh nhiệm và nghĩa vụ
của các bên trong việc giao nhận hàng rời vô cùng khó khăn và phức tạp. Để đảm bảo
tính khách quan, việc xác định số khối lượng và tình trạng thực tế của hàng xá không
thể thiếu bởi các đơn vị giám định độc lập. Ngoài ra, tất cả các bộ chứng từ liên quan
đến việc thực hiện một hợp đồng xuất nhập khẩu hàng rời đều cần phải có chứng thư
giám định kèm theo.

1.4.2. Khái niệm và các yêu cầu vận chuyển hàng rời
1.4.2.1. Khái niệm
-

Hàng rời là hàng chở xô, không có bao kiện, được chứa trực tiếp khoang hàng

của tàu thì được gọi là hàng rời - bulk cargo. Hàng rời có đặc tính chung là bụi bẩn, có
tỷ lệ lớn hơn so với hàng thông thường. Hàng rời dễ bị xô dịch (shifting) trong quá
trình xếp dỡ hay vận chuyển trên biển. Hàng hạt cũng được gọi là hàng rời bao gồm
lúa mì, bắp, lúa mạch, thóc, đậu và các dạng chế biến của các hạt có đặc tính tương tự
như các hạt ở trạng thái tự nhiên.
1.4.2.2. Các qui định về vận chuyển hàng rời
Việc vận chuyển hàng rời phải tuân thủ theo qui định của Tổ Chức Hàng Hải
Quốc Tế (tên tiếng anh viết tắt là IMO):


Trang 24
-

Bộ luật quốc tế về vận chuyển hàng hạt có hiệu lực tháng 1/1954 và được Ủy

ban an toàn hàng hải của IMO thông qua bằng nghị quyết MSC.23 (59) 1991.
-

Giấy phép (tên tiếng anh gọi là Document of authorization), các tàu chở hàng hạt

phải được cấp giấy phép phù hợp với các quy định của Bộ luật này bởi chính quyền hành
chính hoặc bởi một tổ chức được công nhận bởi bên tham gia công ước thay mặt cho
Chính quyền hành chính. Giấy phép phải đi kèm theo hoặc kết hợp với sổ tay hướng dẫn
chất xếp hàng hạt để Thuyền trưởng có thể đáp ứng được các yêu cầu về ổn định. Sổ tay

cũng phải đáp ứng các yêu cầu thông tin liên quan đến ổn định và chất xếp hàng hạt của
Bộ luật. Các tài liệu như giấy phép, các số liệu về ổn định chất xếp hàng hạt và các sơ đồ,
bản vẽ liên quan có thể được soạn thảo bằng ngôn ngữ chính thức của nước xuất bản. Nếu
ngôn ngữ đó không phải là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thì phải có một bộ dịch sang một
trong hai thứ tiếng đó. Một bản sao các tài liệu như giấy phép, các số liệu về ổn định chất
xếp hàng hạt và các sơ đồ, bản vẽ liên quan phải có ở trên tàu để Thuyền trưởng xuất
trình khi chính quyền cảng của nước ký kết Công ước kiểm tra. Một tàu không có giấy
phép sẽ không được chở hàng hạt trừ khi Thuyền trưởng chứng minh được với Chính
quyền hành chính hoặc Chính quyền cảng xếp hàng của nước tham gia Công ước rằng
điều kiện xếp hàng cho chuyến đi dự định là thỏa mãn các yêu cầu của Bộ luật này.
-

Ngoài ra, tàu phải có đầy đủ các thông tin liên quan để Thuyền trưởng bảo đảm

rằng tàu hoàn toàn tuân theo các quy định của Bộ luật này khi vận chuyển hàng hạt cho
các chuyến đi quốc tế.
1.4.2.3. Phương tiện vận chuyển hàng

Hàng rời có thể chở trên bất kỳ loại tàu hàng khô nào (dry cargo vessel). Tuy
nhiên, tàu phù hợp nhất để chuyên chở hàng rời là tàu chuyên dụng chở hàng rời (bulk
carrier). Tàu chuyên dụng chở hàng rời là loại tàu một boong (single deck). Có cấu
trúc vững chắc để chở hàng rời. Có kết hông (hopper tanks) và két treo ở hai bên mạn
hầm hàng (topside tanks) để làm giảm mặt thoáng hầm hàng và dễ điều chỉnh trọng
tâm tàu khi cần thiết. Tàu có miệng hầm rộng rãi, thuận tiện cho việc xếp dỡ hàng.
Hầm hàng được gia cường chắc chắn, chịu sự va đập của hàng hóa và thiết bị khi làm
hàng. Một số loại tàu chở rời:
Loại tàu
Handy

Trọng tải thực chở (DWT)

10.000 - 30.000


Trang 25
Handymax
Panamax
Capesize
Very large bulk carriers - VLBC

30.001 - 50.000
50.001 - 80.000
80.001 - 199.000
200.000 trở lên

Hầm hàng: Các dầm, xà ngang, xà dọc, vách, đáy, hố la canh và các cấu trúc
khác của hầm hàng phải khô, sạch, không mùi và côn trùng sống (đối với hàng nông
sản). Nắp hầm hàng phải kín chắc, kiểm tra bằng nước (hose test), lọt sáng (lightness
test), phấn (chalk test), hoặc siêu âm (Ultrasonic test). Hệ thống nước đường ống van
nước dằn, nước ngọt và nhiên liệu phải được kiểm tra định kỳ, đặc biệt kiểm tra trước
khi xếp hàng. Tốc độ xếp dỡ hàng cao nên dễ va đập vào cấu trúc hầm hàng, hàng hóa
thường xếp hoặc dỡ tập trung vào một chỗ và có thể gây ứng suất cục bộ bộ phận. Nếu
không có biện pháp phòng ngừa, có thể gây hư hỏng thiết bị hay làm biến dạng tôn đáy
hầm hoặc tôn vỏ tàu. Hàng rời dễ bị xô dịch, gây nghiêng tàu khi làm hàng hay khi tàu
chạy trên biển nếu không chú ý đến việc đánh tẩy (trimming) kịp thời đúng mức. Nước
dằn kiểm tra định kỳ thường xuyên để phân bổ đều các hầm trong quá trình xếp dỡ,
nếu không sẽ gây biến dạng thân tàu do lực cắt (shearing force) hay mô men uốn
(bending moment) vượt giới hạn cho phép. Hàng rời thuộc nhóm có thể bị hóa lỏng khi
tàu chạy trên biển phải có độ ẩm của hàng hóa không vượt độ ẩm vận chuyển cho phép
(traportation moisture limit), nếu không hậu quả có thể lật chìm tàu. Hàng rời thuộc
nhóm có thể tự phát nhiệt phải được thông gió tốt hoặc sắp xếp không hợp lý, nếu

không sẽ tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và/hoặc thiếu trọng lượng khi giao hàng.
1.4.2.4. Các rủi ro trong vận chuyển hàng rời

Theo thống kê của tổ chức GeneralcolognereTM, các loại tổn thất đối với việc
vận chuyển hàng rời như sau:

- 50% tổn thất do nước rò rỉ vào hầm
hàng.
- 20% sắp xếp không hợp lý.
- 10% tổn thất trước khi xếp hàng.
- 20% tổn thất khác.

1.4.3. Các phương pháp giám định hàng rời


×