Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên môi trường đô thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (456.07 KB, 110 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU
I – Danh mục bảng
Bảng 1 – Bảng báo cáo kết quả hoạt động các năm
Bảng 2 - Bảng tổng hợp về tình hình tài sản cố định năm 2007 – 2011
Bảng 3 - Bảng số liệu thống kê tình hình sản xuất kinh doanh từng năm
của Công ty
Bảng 4 – Bảng đánh giá tài sản cố định hữu hình
Bảng 5 – Bảng kê chứng từ số 27
Bảng 6 – Bảng kê chứng từ số 28
Bảng 7 – Bảng kê chứng từ số 35 ngày 8/10/2009
Bảng 8 – Bảng kê chứng từ số 12
Bảng 9 – Bảng kê chứng từ số 43
Bảng 10 – Bảng kê chứng từ số 44
Bảng 11 – Bảng kê chứng từ số 56
Bảng 12 – Lộ trình triển khai tổ chức thanh lý và bán đáu giá tài sản
thanh lý
Bảng 13 – Bảng kê chứng từ số 21
Bảng 14 – Bảng kê chứng từ số 22
Bảng 15 – Bảng kê chứng từ số 55
Bảng 16 – Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định 6 tháng cuối năm 2011
Bảng 17 – Bảng kê chứng từ số 50, ngày 31/12/2011
Bảng 18 – Bảng thời gian sử dụng các loại tài sản cố định
Bảng 19 – Bảng kê chứng từ số 31 ngày 07/10/2011
II – Danh mục biểu
Biểu 1 – Sổ tài sản
Biểu 2 – Thẻ tài sản cố định
Biểu 3 – Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho
Biểu 4 – Biên bản giao nhận tài sản cố định do mua sắm




Biểu 5 – Biên bản giao nhận tài sản cố định do cấp
Biểu 6 – Biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng cơ bản
hoàn thành
Biểu 7 – Biên bản kiểm kê tài sản cố định tăng do phát hiện thiếu
Biểu 8 – Biên bản thanh lý tài sản cố định
Biểu 9 – Bảng danh mục các xe ô tô vận tải thanh ký đề nghị bán đấu giá
thu hồi vốn loại xe GAT 53
Biểu 10 – Biên bản kiểm kê tài sản cố định giảm phát hiện thiếu
Biểu 11 – Đơn xin sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình
Biểu 12 – Biên bản giao nhận tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành

DANH MỤC ĐÔ THỊ
SƠ ĐỒ 1- Mô hình công nghệ THU GOM – VẬN CHUYỂN – XỬ LÝ
PHẾ THẢI của Công ty Môi trường đô thị
SƠ ĐỒ 2- Sơ đồ khái quát mô hình tổ chức của Công ty
SƠ ĐỒ 3 – Sơ đồ tổ chức phòng Tài Chính – Kế Toán
SƠ ĐỒ 4 –Sơ đồ trình tự hạch toán theo hình thúc chứng từ ghi sổ


LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh sản xuất là cơ
sở để tồn tại và phát triển của mọi xã hội. Để tiến hành sản xuất bao giờ cũng
phải cố đầy đủ các yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động
và vốn. Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một trong những bộ phận cơ
bản tạo nên cơ sở vật chất, kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất tài sản cố định nói chung và tài sản
cố định hữu hình nói riêng là một bộ phận quan trọng chiếm tỷ trọng lớn

trong tổng số vốn đầu tư, là điều kiện cần thiết để giảm nhẹ sức lao động,
nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng qui mô
tài sản cố định góp phần tăng cường hiệu quả của quá trình sản xuất kinh
doanh là mối quan tâm chung của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.
Điều đó đặt ra yêu cầu cầu đối với công tác quản lý tài sản cố định hữu hình
ngày càng cao và nhất thiết phải tổ chức tốt công tác hạch toán tài sản cố định
hữu hình trong mỗi doanh nghiệp.
Tổ chức tốt công tác kế toán tài sản cố định hữu hình có ý nghĩa quan
trọng trong việc quản lý, sử dụng tài sản cố định góp phần phát triển sản xuất,
hạ giá thành sản phẩm thu hồi nhanh chóng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất,
đổi mới tài sản cố định.
Nhận thức được tầm quan trọng của tài sản cố định cũng như hoạt đông
quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định hữu hình, qua thời gian học tập
và nghiên cứu tại Khoa Kinh tế - Viện Đại học Mở và thực tập tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị. Em nhận
thấy vấn đề sử dụng tài sản cố định hữu hình sao cho hiệu quả có ý nghĩa to
lớn không chỉ trong lý luận mà còn trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp. Đặc
biệt là đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Môi
1


trường đô thị là nơi mà tài sản cố định được sử dụng rất phong phú, nhiều
chủng loại cho nên vấn đề quản lý sử dụng gặp nhiều phức tạp. Nếu không có
những giải pháp cụ thể thì sẽ gây ra những lãng phí không nhỏ cho doanh
nghiệp.
Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài:
“ Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị”.
Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần :
Phần 1: Tổng quan về Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành

viên Môi trường đô thị
Phần 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tài sản cố định hữu hình tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị.
Phần 3: Hoàn thiện tổ chức kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty
trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị.
Do kiến thức còn hạn chế, nên chuyên đề của em không tránh khỏi còn
nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô và cán
bộ phòng Tài chính – Kế toán thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước
một thành viên Môi trường đô thị cho chuyên đề để bản thân em có thể rút ra
những bài học cho việc nghiên cứu, học tập và làm việc sau nay.

2


PHẦN 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ (CÔNG TY
TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ)
1.1. Khái quát về Công ty :
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hơn 50 năm hình thành và phát triển có thể tóm tắt như sau :
- Vào những năm đầu Thủ đô mới giải phóng (10/1954), công tác vệ
sinh khu vực nội thành của Thành phố Hà Nội chỉ do 2 đội vệ sinh với nhân
lực khoảng 100 người đảm nhiệm. Trình độ người lao động thấp kém (lĩnh
lương bằng điểm chỉ). Trình độ trang thiết bị phục vụ lao động còn rất thô sơ;
vận chuyển chất thải bằng xe bò kéo tay.
- Tháng 8/1960 Công ty Vệ sinh Hà Nội được thành lập theo quyết định
số 1352/QĐ-TCCQ ngày 6/8/1960 của Ủy ban hành chính thành phố, hoạt
động theo mô hình sự nghiệp kinh tế.
- Tháng 10/1991 Công ty Vệ sinh Hà Nội sáp nhập với xí nghiệp Cơ khí

giao thong và đổi tên thành Công ty Môi trường đô thị Hà Nội theo quyết
định số 2183/QĐ-UB ngày 29/10/1991 của UBND thành phố Hà Nội. Hoạt
động theo mô hình Doanh nghiệp công ích.
- Tháng 7/2005, Công ty được sắp xếp chuyển đổi thành Công ty TNHH
Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị theo quyết định số 110/2005/QĐUB ngày 26/7/2005 của UBND thành phố Hà Nội. Hoạt động theo luật doanh
nghiệp 2005.
Tên đầy đủ : Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Môi
trường đô thị.
Tên giao dịch : Urban Environment Limited Company - URENCO
3


Trụ sở chính : 18 Cao Bá Quát, Ba Đình – Hà Nội
Điện thoạt : 04 38232565
Fax : 04 37473301
Email :
Website : Urenco.com.vn
Tài khoản giao dịch : 102010000001234 Tại ngân hàng công thương khu
vực Ba Đình
Mã số thuế : 0100105565
Giấy đăng ký kinh doanh số 109381 cấp ngày 12/10/1993
Vốn điều lệ : 234 tỷ đồng
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh của Công ty
- Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thương
mại, y tế và xây dựng.
- Dịch vụ vệ sinh, làm đẹp nhà cửa, công trình công cộng, cải tạo môi
trường sinh thái.
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hóa từ các nguồn phế thải, tái
chế, tái sử dụng phế thải.
- Thiết kế mới, thiết kế cải tạo, sản xuất sửa chữa các sản phẩm công

nghiệp môi trường, cơ khí, thiết bị chuyên dụng phục vụ cho môi trường.
- Tư vấn thiết kế và xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp.
- Tư vấn dịch vụ lập các dự án đánh giá tác động môi trường quan trắc
môi trường .
- Đào tạo nghiệp vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường.
- Kinh doanh xuất nhập khẩu vật tư thiết bị.

4


1.1.3. Phạm vi hoạt động
Công ty được phép hoạt động trên phạm vi toàn quốc, mở chi nhánh,
văn phòng đại diện trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị là đơn vị được
UBND thành phố Hà Nội quản lý trực tiếp. Thực hiện các chức năng và nhiệm vụ sau:
- Chức năng :
Đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch, góp phàn làm cho Thủ đô ngày
càng sạch đẹp.
- Nhiệm vụ :
• Tổ chức thu gom, vận chuyển các chất thải đô thị và các chất thải hợp
đồng với các cơ quan đến nơi quy định và phải đảm bảo vệ sinh theo quy định
của UBND thành phố Hà Nội.
• Nghiên cứu, xử lý, chế biến các chất phế thải đô thị và mở rộng liên doanh
liên kết về lĩnh vực môi trường với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
• Sản xuất, sửa chữa, cải tạo các sản phẩm cơ khí, xe cơ giới chuyên
dùng phục vụ công tác vệ sinh môi trường.
• Công ty được ủy nhiệm phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức
liên quan tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định về trật tự vệ sinh công cộng.

• Ổn định đời sống cán bộ công nhân viên bằng các biện pháp mở rộng
dịch vụ, tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập, quan tâm chăm lo đến sức khỏe
người lao động và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách.

5


1.2. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
1.2.1. Đặc điểm cơ bản của quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty
Trong cơ chế quản lý : “ Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”.
Công ty Môi trường đô thị trong những năm trước mắt là các doanh nghiệp
phục vụ lợi ích công cộng chứ không phải là các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh đơn thuần vì :
• Trước hết sản phẩm của Công ty rất khác biệt, nó không được mua bán
trên thị trường, không có người tiêu thụ cuối cùng theo đúng nghĩa của khái
niệm tiêu dùng, khó có thước đo để đánh giá tình trạng sạch, đẹp, vệ sinh môi
trường. Để đánh giá kết quả hoạt động của Công ty Môi trường đô thị, đến
nay trên thực tế phải sử dụng các chỉ tiêu lượng phế thải được thu gom, vận
chuyển và xử lý (m³ hoặc tấn phế thải).
• Sản phẩm của Công ty Môi trường đô thị luôn có xu hướng tăng do các
nhân tố khác nhau như dân số, mức sống, tập quán sinh hoạt, việc xây dựng
mới cũng như cải tạo, cơi nới nhà ở… Lượng phế thải phát sinh còn có tính
thời vụ như mùa là cây rụng nhiều, mùa mưa, bão lượng phế thải tăng lên đột
biến hoặc các ngày lễ, ngày hội khách vãng lai tăng dẫn đến lượng phế thải
phát sinh đáng kể.
• Việc tạo ra sản phẩm của Công ty Môi trường đô thị được diễn ra trong
không gian rộng lớn biểu hiện ở hoạt động thu gom, vận chuyện phế thải diễn
ra trên phạm vị không gian khá rộng, được phân thành các khu vực theo địa lý
hành chính (các quận), mỗi khu vực lại có những đặc điểm riêng nơi có nhiều

dân cư, nơi có nhiều cơ quan nhà nước, nơi có nhiều ngõ xóm, chợ, cửa hàng,
nơi có mật độ dân cư đông đúc, lượng xe cộ cao…

6


• Người lao động phải thường xuyên làm việc ngoài trời chịu tác động
trực tiếp của thời tiết, luôn tiếp xúc với môi trường độc hại (bụi, khí, hôi
hám…)
• Công tác vệ sinh môi trường không chỉ là hoạt động đơn thuần về kỹ
thuật, về tổ chức mà còn là hoạt động mang tính chất xã hội hóa cao. Nó bị
chi phối trực tiếp bởi thói quen, nếp sống, trình độ văn minh toàn dân cư.
Tình trạng vi phạm trật tự đô thị như lấn chiếm vỉa hè, họp chợ bừa bãi…
cũng gây ra không ít khó khăn cho công tác vệ sinh đô thị.
• Về nguồn thu của Công ty Môi trường đô thị chủ yếu vẫn là việc nhận
bao thầu qua cấp phát của ngân sách, nhiệm vụ kế hoạch do UBND thành phố
giao và được thanh toán thông qua định mức đơn giá được các cấp có thẩm
quyền ban hành trình thành phố phê duyệt.
Từ năm 2005 đến nay, Thành phố chuyển sang cơ chế đặt hàng cho
Công ty nhằm đảm bảo cho sự cân đối nguồn chi của ngân sách và Công ty
chủ động thực hiện tốt kế hoạch đặt hàng.
Ngoài ra, Công ty Môi trường đô thị tăng cường khai thác nguồn thu qua
việc thực hiện các hợp đồng phục vụ vệ sinh cho các cơ quan, các tổ chức
kinh tế, các hộ tư nhân…
1.2.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh
Thu gom và xử lý chất thải rắn là quá trình hoạt động chính của Công
ty. Quá trình đó được tổ chức trên nguyên tắc phân công, chuyên môn hóa
phương thức hoạt động và được chia làm ba công đoạn chính

7



SƠ ĐỒ 1- MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ THU GOM – VẬN CHUYỂN –
XỬ LÝ PHẾ THẢI CỦA CÔNG TY MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ
RÁC SINH HOẠT

RÁC ĐƯỜNG PHỐ
THU GOM PHẾ
THẢI

RÁC CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY
DỰNG

RÁC THẢI Y TẾ

VẬN CHUYỂN

Xử lý phế thải theo các hướng:
Chôn lấp hợp vệ sinh
Đốt
Chế biến phân vi sinh

PHÂN

Mô tả các công đoạn thực hiện như sau :
- Công đoạn 1 : Thu gom
Bao gồm các công tác phục vụ thu gom như quét rác, nhặt rác, gom rác
đến điểm tập kết phế thải. Công đoạn này hiện nay vẫn được tiến hành theo
phương pháp thủ công là chủ yếu.
- Công đoạn 2 : Vận chuyển

Bao gồm vận chuyển rác thải từ các điểm tập kết. Vận chuyển các chất
thải khác từ các nơi phát sinh đến nơi quy định để sử lý. Công tác vận chuyển
được thực hiện bằng các loại xe cơ giới chuyên dụng cho từng loại chất thải
(xe vận chuyển rác sinh hoạt, xe vận chuyển rác y tế…, xe bồn hút bể phốt)
- Công đoạn 3 : Xử lý

8


Căn cứ tính chất của từng loại chất thải để thực hiện xử lý khác nhau gồm :
+ Xử lý chôn lấp tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh
+ Xử lý chế biến thành phân vi sinh theo hướng tận dụng chất thải hữu
cơ, hiện nay phương pháp này còn gặp nhiều hạn chế.
+ Xử lý đốt : cho đến nay chủ yếu đốt các chất thải nguy hại (rác y tế)
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Để phù hợp với đặc điểm và điều kiện hoạt động, tổ chức của công ty
Môi trường đô thị là đơn vị bao gồm :
Liên hợp hóa theo chiều ngang : Các xí nghiệp môi trường các quận
Liên hợp hóa theo chiều dọc : Từ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn.

9


SƠ ĐỒ 2- SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị
CHỦ TỊCH KIÊM TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN TRƯỞNG


Phòng
Kinh
Doanh

Phòng
Tài chính
kế toán

Phòng kỹ
thuật vật


Phòng tổ
chức lao
động

Phòng
hợp tác
quốc tế

Ban quản
lý dự án

Phòng hành
chính tổng
hợp

Phòng
tuyên

truyền

Khối xí nghiệp trực thuộc

XNMT
ĐT sô 1
UREN
CO

XNMT
ĐT
Số 2
UREN
CO

XNMT
ĐT
Số 3
UREN
CO

XNKT
MT
UREN
CO 6

XNMT
ĐT
Số 4
UREN

CO

Các công ty liên kết
Cty CP
vật tư
thiết bị
môi
trường

Cty Cp
Dvụ Môi
trường
Thăng
Long

Cty Cp
MTĐT
& CN
11
UREN
CO

XNCBPT
Cầu
Diễn
URENCO

XNQLC
NAM
SƠN


Chi
nhánh
Miền
trung

Công ty con
Cty CP
Phát
triển
Thể thao
&
Giải trí

Cty CP
CNMT
Phú Minh

Cty CP
Cty
Cty CP Kỹ
Môi
CP
nghệ Môi
trường Đầu tư PT trường 12
Tây Đô
Môi
trường 14

Cty CP

MTĐT
& CN
10

Theo sơ đồ trên :
- Công ty là đơn vị chính, chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc chấp
hành đầy đủ và đúng các chế độ, chính sách của Nhà nước ban hành, tổ chức
hoạt động theo quy định của pháp luật. Có nhiệm vụ ký kết các hợp đồng kinh

10


tế, chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị phụ thuộc thực hiện các nhiệm vụ được
giao trên cơ sở các quy chế chung của Nhà nước; ngành và tổng Công ty.
- Các đơn vị phụ thuộc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của công ty về mặt tổ
chức và nghiệp vụ. Trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao một cách
chủ động sáng tạo, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Công ty và của
đơn vị mình.
- Bộ máy quản lý được bố trí gồm các phòng ban chức năng có sự phân
công trách nhiệm rõ ràng đảm bảo tính chủ động, sang tạo của cấp dưới và
tính chỉ đạo thống nhất của cấp trên.
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban tóm tắt như sau:
• Phòng kinh doanh :
Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch và phân bổ kế hoạch hàng năm cho các
xí nghiệp trực thuộc, tổ chức công tác điều độ trong công ty; giám sát chất
lượng và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch…
• Phòng kỹ thuật công nghệ:
Có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức nghiên cứu cải tiến công nghệ, giám sát
và chỉ đạo về mặt kỹ thuật quá trình ứng dụng công nghệ, quản lý và khai thác
có hiệu quả xe máy, kiểm tra thường xuyên các định mức kinh tế kỹ thuật của

hoạt động sản xuất…
• Phòng tổ chức lao động
Có nhiệm vụ tổ chức công tác cán bộ; thực hiện công tác tuyển dụng lao
động; thực hiện các chính sách chế độ cho người lao động; thường xuyên
kiểm tra tình hình sử dụng lao động, các định mức lao động, an toàn lao động,
đào tạo lao động…
• Phòng tài chính - kế toán
Có nhiệm vụ : Lập và thực hiện kế hoạch tài chính hàng năm

11


Tổ chức triển khai công tác thanh quyết toán với các cơ quan quản lý tài
chính cấp trên và thanh quyết toán với các đơn vị trực thuộc. Tổ chức bộ máy
kế toán, thống kê nhằm thu thập thông tin kinh tế hợp thời; tổ chức hạch toán
theo quy định. Hướng dẫn và kiểm tra việc chấp hành các quy định về tài
chính kế toán nhằm thực hiện đúng chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước
ban hành (luật kế toán, luật thống kê, luật thuế…)
• Phòng hành chính tổng hợp
Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các công tác hành chính tổng hợp, công
tác văn thư, thi đua khen thưởng…; đảm bảo các cơ sở vật chất cho bộ máy
hoạt động.
• Phòng hợp tác quốc tế
Có nhiệm vụ phục vụ công tác đối ngoại, giao dịch với các tổ chức nước
ngoài tìm nguồn tài trợ các dự án hỗ trợ hoặc liên kết để phục vụ công tác vệ
sinh môi trường.
• Ban quản lý dự án
Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, tạo cơ sở vật chất cho
công ty, nhằm nâng cao năng lực hoạt động của Công ty. Thực hiện giám sát,
kiểm tra và nghiệm thu các công trình xây dựng cơ bản…

• Phòng tuyên truyền
Có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến các quy định về vệ sinh môi trường
cho các đối tượng. Phối hợp với các cơ quan hữu quan, cơ quan báo đài nhằm
vận động toàn xã hội tham gia quản lý, nâng cao nhận thức về lĩnh vực vệ
sinh môi trường.
- Các đơn vị phụ thuộc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Công ty về mặt tổ
chức và nghiệp vụ
Trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao một cách chủ động sáng
tạo, kiểm tra việc chấp hành các quy định của Công ty và của đơn vị mình.
12


• Các xí nghiệp môi trường quận (xí nghiệp 1,2,3,4) : Thực hiện việc
quét dọn đường phố; quản lý phục vụ nhà vệ sinh công cộng; thu dọn và vận
chuyển chất thải trên địa bàn quận được giao.
• Xí nghiệp kỹ thuật môi trường : Thực hiện việc quản lý vận hành trạm
cấp nước, sử dụng các xe cơ giới chuyên dùng để tưới rửa đường hè phố, quét
hút bụi nhằm giảm lượng bụi trong thành phố.
• Xí nghiệp chế biến phế thải : Thức hiện việc nghiên cứu và xử lý chất
thải hữu cơ thành phân bón vi sinh.
• Xí nghiệp quản lý chất thải Nam Sơn : Thực hiện việc tiếp nhận chất
thải từ các địa bàn thành phố, xử lý chôn lấp các chất thải theo quy trình quy
định đảm bảo hợp vệ sinh môi trường, xử lý nước rác thải.
• Chi nhánh miền trung : Thực hiện thí điểm xử lý nước thải trong khu
công nghiệp tại Hòa Khánh, Đà Nẵng.
1.4. Tổ chức công tác kế toán của Công ty
1.4.1. Mối quan hệ giữa đặc điểm cơ bản của quản lý và tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh đến việc tổ chức công tác kế toán của Công ty
Môi trường đô thị
Công ty Môi trường đô thị là doanh nghiệp phục vụ lợi ích công cộng.

Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty Môi trường đô thị phải thực hiện
hạch toán kinh doanh, lấy thu nhập bù đắp chi phí và có lãi, thực hiện nghiã
vụ với ngân sách Nhà nước, đảm bảo đời sống cho người lao động ngày càng
nâng cao. Muốn vậy, doanh nghiệp phải tính toán đầy đủ và chính xác các yếu
tố đầu vào trên tinh thần tiết kiệm và tận dụng mọi nguồn lực sẵn có để nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác trong cơ chế thị trường hiện nay,
ngoài nguồn kinh phí đặt hàng của ngân sách Công ty phải đổi mới phương
thức hoạt động, khai thác các mặt hoạt động để tăng thêm doanh thu.

13


Để điều hành và chỉ đáoản xuất kinh doanh phục vụ, để quản lý hiệu quả
các mặt hoạt động của Công ty đòi hỏi phải tổ chức khoa học và hợp lý công
tác kế toán. Điều đó là tất yếu khách quan vì kế toán là công cụ để quản lý
kinh tế.
Mối quan hệ giữa đặc điểm cơ bản của quản lý và tổ chức hoạt động sản
xuất kinh doanh với vấn đế tổ chức công tác kế toán có mối quan hệ mật thiết
với nhau, thúc đẩy nhau trong công tác tổ chức quản lý.
1.4.1.1. Mối quan hệ đã được thể hiện cụ thể ở các vấn đề sau :
- Nhu cầu của xã hội đối với hoạt động bảo vệ môi trường chống ô
nhiễm là vô hạn. Điều đó đòi hỏi Công ty Môi trường đô thị phải thay đổi
cách thức hoạt động phục vụ, đa dạng hóa các loại hình phục vụ nhằm mang
lại hiệu qủa cao cho đơn vị và cho xã hội. Bên cạnh đó các chính sách thể lệ
về tài chính của Nhà nước có sự thay đổi đáng kể. Tất cả các vấn đề trên đòi
hỏi tất yếu tổ chức công tác kế toán khoa học hợp lý, phù hợp với kế toán và
đặc điểm kinh doanh cụ thể của đơn vị.
- Trong vấn đề tổ chức kế toán, các doanh nghiệp được chủ động lựa
chọn các hình thức kế toán, các mô hình tổ chức bộ máy kế toán và các tài
khoản kế toán chi tiết hoặc sổ kế toán chi tiết nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý

của doanh nghiệp, trên cơ sở tuân thủ chế độ và các quy định có tính nguyên
tắc luật tổ chức kế toán Nhà nước. Tổ chức công tác quản lý thông qua việc
sử dụng kế toán làm công cụ đòi hỏi phải căn cứ vào yêu cầu quản lý cụ thể
và đặc điểm cụ thể để tổ chức bộ máy kế toán và hình thức kế toán phù hợp.
Các tài khoản hoặc sổ kế toán chi tiết mở ra để theo dõi một cách chi tiết các
đối tượng có liên quan chặt chẽ đến vấn đề quản lý các đối tượng đó. Chỉ có
thể quản lý tốt khi kế toán theo dõi được tình hình hiện có và sự vận động của
các đối tượng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

14


- Công ty hoạt động trong cơ chế mới: Cơ chế thị trường tạo cho các đơn
vị quyền chủ động sáng tạo trong kinh doanh phục vụ, được phép huy động
mọi khả năng tiềm tang về vốn, về nhân công và các yếu tố kinh doanh khác,
được quyền tự chủ và ký kết hợp đồng sản xuất kinh doanh cũng như tìm các
đối tác để liên doanh trên cơ sở cùng có lợi và tôn trọng pháp luật.
Quyền chủ động sang tạo kinh doanh trên cơ sở tôn trọng pháp luật có ý
nghĩa lớn trong việc lựa chọn phương án quản lý, lựa chọn hình thức tổ chức
công tác kế toán và xây dựng bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm tổ chức
quản lý và trình độ chuyên môn của kế toán. Ngược lại khi được phép chủ
động lựa chọn cách thức quản lý thông qua việc tổ chức công tác kế toán sẽ
tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tính chủ động trong kinh doanh.
Do đó tổ chức khoa học hợp lý công tác kế toán sẽ tạo điều kiện mở rộng
phân cấp quản lý kinh tế tài chính trong nội bộ Công ty nhằm mở rộng quyền
chủ động sáng tạo của Công ty.
- Vấn đế tổ chức công tác khoa học hợp lý, phù hợp với chế độ và tình
hình cụ thể của Công ty tạo nên khả năng thực thi những phương án giảm chi
phí, tăng lợi nhuận trong khuân khổ pháp luật của Nhà nước.
- Việc kiểm tra kế toán nội bộ, xây dựng chiến lược phát triển lâu dài

của Công ty tạo ra cho công ty có điều kiện nâng cao hiệu quả và uy tín trong
lĩnh vực hoạt động của Công ty.
Kiểm tra kế toán nội bộ là việc làm không thể thiếu được để tăng cường
chức năng giám sát của kế toán, tạo điều kiện cho việc phát hiện và ngăn ngừa
những hiện tượng tiêu cực trong quá trình quản lý. Mặt khác, thông qua việc
kiểm tra nội bộ đảm bảo cho số liệu, tài liệu kế toán được chính xác, phục vụ
cho công tác quản lý ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.

15


Như vậy phân tích mối quan hệ giữa đặc điểm cơ bản của quản lý và tổ
chức hoạt động sản xuất kinh doanh với vấn đề tổ chức khoa học và hợp lý
công tác kế toán cho thấy sự tác động qua lại giữa chúng và cho thấy sự cần
thiết phải tổ chức công tác kế toán phù hợp với đặc điểm của đơn vị nhằm tạo
cho kế toán thực sự trở thành công cụ quan trọng để quản lý kinh tế.
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của phòng Tài chính kế
toán Công ty
Theo quyết định số 671/QĐ- MTĐT ngày 14/11/2005 của Công ty trách
nhiệm hữu hạn Nhà nước một thành viên Môi trường đô thị, đã xác định :
a. Chức năng :
Phòng Tài chính kế toán là phòng chuyên môn nghiệp vụ tham mưu giúp
Tổng giám đốc Công ty về công tác Tài chính kế toán.
b.Nhiệm vụ :
- Lập và thực hiện kế hoạch tài chính theo niên độ phù hợp với kế hoạch
sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nghiên cứu, tham mưu, kiểm tra, đề suất thuộc chuyên môn nghiệp vụ
liên quan đến công tác tài chính kế toán nhằm thực hiện đúng luật kế toán của
Nhà nước và các quy định hiện hành của Nhà nước và Công ty.
- Hướng dẫn đôn đốc thu thập đầy đủ kịp thời các chứng từ kế toán,

thong kê trong toàn Công ty.
- Chủ trì, tham mưu, triển khai công tác xây dựng đơn gía sản phẩm với
các cơ quan quản lý cấp trên, đồng thời xây dựng đơn giá sản phẩm nội bộ
cho các đơn vị trực thuộc Công ty. Kiểm tra, đề xuất đến các vấn đề liên quan
đến giá, kể cả đơn giá hợp đồng phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh
của Công ty.
- Hoàn thiện hệ thống tài khoản và bảo quản các hồ sơ tài liệu về tài
chính kế toán, thống kê theo quy định của Công ty.
16


- Tham mưu về công tác tổ chức quản lý và sắp xếp, bổ nhiệm, tuyển
dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên kế toán, thống kê trong Công ty.
- Nghiên cứu, tham mưu, đề xuất bổ sung các chế độ, quy chế quản lý và
chính sách mới về công tác quản lý tài chính kế toán và thống kê với Tổng giám
đốc Công ty và hướng dẫn các đơn vị, xí nghiệp trong Công ty thực hiện.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Tổng giám đốc Công ty giao
c. Quyền hạn :
- Được phép kiềm tra công tác tài chính kế toán ở các đơn vị, xí nghiệp
trực thuộc Công ty.
- Được phép tham mưu, đề xuất duyệt và không duyệt về công tác hạch
toán, quyết toán các chứng từ thu, chi đối vơi đơn vị và cá nhân trong toàn
Công ty.
- Được phép đôn đốc, thu thập các báo cáo của các phòng ban, đơn vị trong
Công ty để tổng hợp báo cáo Tổng giám đốc về công tác Tài chính- kế toán.
- Tổ chức sinh hoạt định kỳ các cán bộ chuyên viên, nhân viên kế toán
toàn Công ty để phổ biến, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chuyên ngành.
- Đề xuất, kiến nghị về tổ chức định biến nhân sự của phòng tài chính kế
toán để đảm bảo có đủ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với nhiệm
vụ được giao.

1.4.3. Tổ chức bộ máy của Công ty
- Để phù hợp với hoạt động của Công ty, có nhiều xí nghiệp phụ thuộc
nằm trên các địa bàn hoạt động khác nhau. Hình thức tổ chức công tác kế toán
Công ty đang vận dụng là hình thức hỗn hợp vừa tập trung vừa phân tán, với
hình thức này cho phép kết hợp kiểm tra, giám sát một cách sát sao của kế
toán với việc cung cấp tài liệu thông tin kinh tế phục vụ cho quá trình quản lý
của đơn vị.

17


- Xuất phát từ tình hình thực tế về tổ chức quản lý sản xuất và tổ chức bộ
máy đã trình bày, bộ máy kế toán của Công ty hiện nay có thể khái quát theo
sơ đồ sau :
SƠ ĐỒ 3 - SƠ ĐỒ TỔ CHỨC PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN :
GIÁM ĐỐC

TRƯỞNG PHÒNG
Kế toán trưởng

Phòng
Kế toán Công ty

Bộ
phận kế
toán
thanh
toán

Bộ

phận kế
toán
vốn
bằng
tiền

Bộ
phận kế
toán tài
sản cố
định và
đầu tư

Kế toán
tiền
lương
và bảo
hiểm xã
hội

Bộ phận kế toán ở các xí nghiệp thành viên
Kế toán
vốn bằng
tiền, tiền
và lập
lương

Kế toán
Kế toán
Kế toán

thanh toán vật tư và
tổng hợp
tập hợp
chi phí

báo cáo

Ghi chú :
* Ghi chú : Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Quan hệ phối hợp qua lại

18

Bộ
phận kế
toán vật
tư, hàng
hóa

Bộ
phận kế
toán chi
phí và
tính giá
thành,
kết quả

Bộ
phận kế
toán

tổng
hợp

Nhân viên kinh
tế ở các bộ
phận chưa có
tổ chức kế toán


Theo sơ đồ khái quát trên :
- Kề toán trưởng chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán ở
Công ty như hướng dẫn kiểm tra tình hình chấp hành chế độ, thể lệ tài chính
kế toán ở Công ty.
- Các bộ phận kế toán tại phòng kế toán Công ty hoạt động theo nhiệm
vụ và quyền hạn của mình trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận trong
phòng kế toán, giữa các bộ phận của phòng kế toán với các bộ phận chức
năng trong Công ty và với các đơn vị bên ngoài.
+ Bộ phận kế toán vốn bằng tiền có nhiệm vụ phản ánh sổ hiện có và tình
hình thu, chi các loại tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, vốn bằng tiền khác, các
khoản vay ngân hàng… liên hệ với các bộ phận sử dụng tiền mặt đảm bảo chề
độ thanh toán, liên hệ với các ngân hàng mà Công ty mở tài khoản.
+ Bộ phận kế toán thanh toán : Có nhiệm vụ theo dõi thanh toán các
khoản tạm ứng, vay mượn, thanh toán công nợ trong nội bộ đơn vị, khách
hàng, thực hiện thu nộp thanh toán với ngân sách.
+ Bộ phận kế toán tài sản cố định và đầu tư : Có nhiệm vụ kiểm tra và
phản ánh sổ hiện có và tình hình tăng giảm về số lượng, chất lượng, tình hình
sử dụng tài sản cố định. Liên hệ với phòng kỹ thuật và ban quản lý dự án để
nắm tình hình sử dụng, cải tiến tài sản cố định và tình hình hoàn thành các dự
án đầu tư hình thành tài sản.
+ Bộ phận kế toán vật tư, hàng hóa : Có nhiệm vụ nắm vững, kiểm tra và

phản ánh tình hình vật liệu và công cụ lao động có trong kho, mua vào, bán ra
và xuất ra sử dụng về số lượng, giá cả. Tính và phân bổ chi phí vật liệu và
công cụ lao động nhỏ vào chí phí giá thành sản phẩm, lao vụ. Tham gia kiểm
kê và đánh giá vật liệu, công cụ lao động. Liên hệ với các bộ phận thu mua
sản xuất, thủ kho.

19


+ Bộ phận lao động kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội : Có nhiệm vụ
kiểm tra và phản ánh tình hình tăng giảm lao động, tình hình sử dụng quỹ
tiền lương, tình hình tiền lương, phụ cấp và các chế độ cho người lao động.
Liên hệ với người lao động, liên hệ với phòng lao động và các đơn vị sản
xuất kinh doanh.
+ Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ :
Có nhiệm vụ xác định đối tượng tập hợp chí phí sản xuất và đối tượng tính giá
thành để hướng dẫn các bộ phận quản lý và các bộ phận kế toán có liên quan
lập và luân chuyển chứng từ chi phí phù hợp với đối tượng hạch toán; có
nhiệm vụ tập hợp phân bổ chi phí, tính giá thành sản xuất thực tế của từng
loại sản phẩm hoàn thành nhập kho, từng loại công việc lao vụ đã hoàn thành.
Trong tình hình thực tế hiện nay của Công ty, bộ phận này có mối quan
hệ rộng rãi với tất cả các bộ phận chức năng trong Công ty, các đơn vị sản
xuất trong Công ty, các cơ quan quản lý thực hiện nhiệm vụ tính đơn giá các
loại sản phẩm, lao vụ của toàn đơn vị để thanh toán với thành phố, thanh toán
với khách hàng. Ngoài ra còn giúp kế toán trưởng tổ chức thực hiện hạch toán
nội bộ.
Đồng thời bộ phận cũng tổng hợp doanh thu toàn Công ty và tính kết
quả của hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ.
+ Bộ phận kế toán tổng hợp có nhiệm vụ theo dõi và phản ánh tình hình
tăng giảm và hiện có của các loại vốn quỹ, ghi chép sổ cái và lập bảng cân đối

kế toán, lập các báo cáo kế toán theo quy định. Giúp kế toán trưởng tổ chức
thông tin kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế toàn Công ty. Tổ chức bảo quản,
lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán.
+ Bộ phận kế toán ở các xí nghiệp thành viên : Bao gồm trưởng ban kế
toán và các thành viên. Thực hiện việc hạch toán nội bộ của xí nghiệp và lập
các báo cáo cho phòng kế toán Công ty theo nội dung quy định.
20


+ Các nhân viên kinh tế ở các đơn vị (đội xe cơ động, tổ biệt phái phục
vụ vệ sinh…) chưa tổ chức kế toán riêng thức hiện việc ghi chép ban đầu các
hoạt động của đơn vị này và cung cấp cho phòng kế toán Công ty các chứng
từ và những thông tin kinh tế theo nội dung quy định.
1.4.4. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
Xuất phất từ các đặc điểm hoạt động, trình độ quản lý của đơn vị cũng
như khả năng và trình độ của đội ngũ các kế toán viên. Từ nhiều năm nay, kế
thừa và hoàn tiện công tác kế toán của Công ty về cơ bản là áp dụng hình thức
kế toán “ chứng từ ghi sổ”.
Đặc điểm chủ yếu của hình thức chứng từ ghi sổ là tách rời việc ghi sổ
theo thứ tự thời gian và theo hệ thống. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế
toán căn cứ vào chứng từ gốc phân loại và lập chứng từ ghi sổ, từ chứng từ
ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ cái. Việc ghi các sổ
chi tiết vẫn phải căn cứ vào chứng từ gốc đính kèm ở chứng từ ghi sổ.

21


SƠ ĐỒ 4 -SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC
CHỨNG TỪ GHI SỔ
CHỨNG TỪ GỐC

SỔ QUỸ
KIÊM BÁO
CÁO QŨY

BẢNG TỔNG HỢP
CHỨNG TỪ GỐC

SỔ, THẺ HẠCH
TOÁN CHI TIẾT

CHỨNG TỪ GHI SỔ

SỔ ĐĂNG KÝ
CHỨNG TỪ GHI SỔ

SỔ CÁI

BẢNG TỔNG HỢP
CHI TIẾT

BẢNG ĐỐI CHIẾU SỐ PHÁT
SINH CÁC TÀI KHOẢN

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ CÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN

Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu
22



×