Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Đề kiểm tra ngữ văn 7 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.23 KB, 4 trang )

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ
MÔN NGỮ VĂN 7
Phần trắc nghiệm:
Học sinh khoanh tròn câu trả lời đúng nhất, mỗi câu 0,25 điểm.
Câu 1: Bài thơ :”Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương được viết theo thể thơ :
A. Song thất lục bát.

B. Thất ngôn bát cú Đường

luật.
C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

D. Thất ngôn tứ tuyệt Đường

luật.
Câu 2: Trong những từ sau đây từ nào là từ lấy toàn bộ?
A. Nhẹ nhàng.

B. Ấm áp.

C. Lao xao.

D. Thăm

thẳm.
Câu 3: Người Việt Nam đầu tiên được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới năm
1980 là:
A. Nguyễn Khuyến.

B. Nguyễn Trãi.


C. Hồ Chí Minh.

D. Nuyễn

Du.
Câu 4: Nhà thơ nào được mệnh danh là “tiên thơ”?
A. Hồ Xuân Hương.

B. Đỗ Phủ.

C. Lí Bạch.

D. Xuân

Quỳnh.
Câu 5: Từ trái nghĩa là những từ có ............ với nhau.
A. nghĩa trái ngược nhau, không liên quan.
C. âm thanh giống nhau, nghĩa không liên quan.

B. nghĩa giống nhau, có liên quan.
D. âm thanh khác nhau, nghĩa giống

nhau.
Câu 6: Câu “Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật :
A. Hoán dụ.

B. Nhân hóa.

C. Ẩn dụ.


D. So sánh.

Câu 7: Câu ca dao “Thân em như chẽn lúa đòng đòng” thể hiện:
A. Thiên nhiên tươi tắn, đầy sức sống.

B. Cảm giác buồi tủi.

C. Tình yêu và hôn nhân của người con gái.

D. Nỗi nhớ mẹ.

Câu 8: Dòng nào sau đây thể hiện đầy đủ nhất nổi khổ của Đỗ Phủ trong bài thơ “ Bài ca nhà
tranh bị gió thu phá”.
A. Xa quê một mình cô đơn.

B. Nhà tranh dột nát, con thơ đói khát.


C. Nhà nghèo, bệnh tật không có thuốc chữa.

D. Sống cảnh loạn li, nhà nghèo, tuổi

già, con dại
Câu 9: Câu “Chúng ta hãy ngồi vào bàn để bàn lại vấn đề ấy” có sử dụng :
A.Từ đồng nghĩa.

B. Từ đồng âm.

C. Từ trái nghĩa.


D. Từ

nhiều nghĩa.
Câu 10: Trong những câu sau đây, câu nào không phải là thành ngữ?
A. Vắt cổ chày ra nước.

B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi.

C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

D. Lanh chanh như hành không muối.

Câu 11: Câu văn sau đây có sử dụng mấy từ ghép chính phụ.
“Ngồi bên cửa sổ, tôi ngắm nhìn bầu trời trong xanh.”
A. 2 từ.

B. 3 từ.

C. 4 từ.

D. 5 từ.

Câu 12: Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chổ trống trong câu saau:
“ ... còn một tên xâm lược trên đất nước ta ... ta còn phải chiến đấu quét sạch chúng đi”.
A. Không những ... mà ...

B. Hễ ... thì ...

C. Sở dĩ ... cho nên ...


D. Giá như ... thì ...

Phần tự luận (7 đ)
Cảm nghĩ về thầy cô giáo.


HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7
I. TRẮC NGHIỆM. (3 điểm)
CÂU
TRẢ LỜI

1
C

2
D

3
B

4
C

5
A

6
D

7

A

8
D

9
B

10
C

11
A

12
B

II. LÀM VĂN: ( 7 Điểm)
1. YÊU CẦU CHUNG:
Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn biểu cảm.
Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
2. YÊU CẦU CỤ THỂ:
Học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, nhưng cơ bản cần phải làm được các
yêu cầu sau đây:
- Bài làm phải đủ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài .
MB: Giới thiệu về thầy cô giáo mà mình yêu mến: Thầy cô nào? Dạy lớp mấy? Trường nào?
TB: Em đã có những tình cảm, kĩ niệm gì đối với thầy cô.
+ Hình ảnh thầy cô giữa đàn em nhỏ.
+ Giọng nói ấm áp, trìu mến thân thương khi thầy cô giảng bài.
+ Lúc thầy cô theo dõi lớp học. ……

→ Do đó, hình ảnh thầy cô đã để lại trong em nhiều tình cảm và kĩ niệm tốt đẹp mà không bao
giờ em có thể quên được.
KB: Tình cảm chung về thầy cô giáo. Đó cũng chính là người lái đò đưa thế hệ trẻ cặp bến
tương lai.
Cảm xúc cụ thể về thầy cô mà mình yêu quí nhất.
3. TIÊU CHUẨN CHO ĐIỂM:
- Điểm 6 – 7: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt, có thể
mắc một vài sai sót nhỏ.


- Điểm 4 – 5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễm đạt khá, có thể mắc 4
– 5 lỗi về dùng từ đặt câu.
- Điểm 2 – 3: đáp ứng 1/2 yêu cầu trên, có bố cục của bài, diễm đạt tạm, có thể mắc 7 – 8
lỗi về dùng từ đặt câu.
- Điểm 1

: Bài làm còn nhiều sai sót, chưa mắc vững phương pháp hoặc lạc đề.



×