Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Handbook Sổ tay chia sẻ phương pháp học môn Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.37 KB, 14 trang )

Open Language

LỜI NGỎ
Chào bạn! Khi bạn sở hữu tập handbook này trên tay tức là bạn đã có ý thức về con đường
mà mình đang đi là có phần lệch lạc, cần thay đổi phương pháp.
Vâng! Đây chính là thứ mà bạn đang cần tìm. Chỉ với 3 tháng luyện tập theo những gì tôi
đã chia sẻ, bạn có thể hoàn toàn tự tin khi sử dụng tiếng Anh. Bạn không cần phải dành 5
tiếng hay 10 tiếng một ngày mà chỉ cần ngày-nào-bạn-cũng-học là đủ.
Thực chất không có người giỏi hơn người một cách tự nhiên, giỏi thực chất là có phương
pháp và dám áp dụng. Tôi lấy làm vui sướng khi bạn đã đặt niềm tin ở nơi tôi và tôi sẽ khơi
dậy “người khổng lồ” đang ngủ gục trong chính con người bạn.
Cuốn sách này tuyệt nhiên không thiên về lý thuyết – thứ mà bạn đã ngán đến tận họng do
bị thầy cô nhồi nhét quá nhiều. Tất cả đều là phương pháp, đọc đến đâu làm đến đó, hoặc
bạn hãy lật đến phần mà bạn thực sự đang rất cần, các phần hoàn toàn riêng biệt nhưng
bổ trợ cho nhau mạnh mẽ vô cùng.
Tôi chỉ có một câu muốn tặng bạn: “LESS IS MORE”
Nếu bạn chưa hiểu ý nghĩa câu trên, nào, đến lúc lật đến trang tiếp theo và trải nghiệm
thôi, nó sẽ cho bạn câu trả lời.
-

English Handbook

Tác giả -


Open Language

-

I.


Ngữ pháp tiếng Anh – Bạn cần gì?

1. Thực trạng:
Với rất nhiều người, ngữ pháp tiếng Anh quả thực là một nỗi ám ảnh, trong
đó có tôi. Trong suốt những năm cấp II, cấp III tôi đã bao nhiêu lần thất bại
trong việc cố gắng chinh phục nó.
Vì sao? Vì đó là bản chất của việc dạy và học trong nhà trường – thầy cô luôn
mặc định cho mỗi chúng ta “Ngữ pháp là điều cực kỳ quan trọng khi bắt đầu học
một ngôn ngữ”.
Điều này chỉ đúng khi áp dụng với những điểm ngữ pháp cơ bản. Còn nếu
bạn muốn sống sót qua các kỳ thi tuyển, bạn còn phải nhồi thêm một mớ điểm
ngữ pháp nâng cao – thứ mà cho dù giỏi đến mức nào đi chăng nữa cũng không
góp phần giúp bạn giao tiếp được tiếng Anh. Bạn hãy nhớ: tiếng Anh học là để
dùng, không phải để kiếm chác điểm số.
English Handbook


Open Language
2. Phương pháp học ngữ pháp đúng mực:
- Để sử dụng được tiếng Anh trôi chảy, bạn chỉ cần học những cấu
trúc ngữ pháp đơn giản, hay đúng hơn là: các thì hiện tại, tương lai, quá
khứ. Biết cách phân biệt động từ đang chia ở dạng chủ động hay bị động.
Biết đại từ nhân xưng sẽ đi với các ngôi chia như thế nào.Và biết chia số
ít/ số nhiều như thế nào theo chủ ngữ. Chỉ vậy thôi.
- “Nhưng tôi muốn sống sót qua kỳ thi thì phải làm sao?”
Đây là câu hỏi được khá nhiều bạn quan tâm. Nào, thú thật đi, có phải
bạn đang ghi chép các công thức tiếng Anh giống như các công thức Toán
học, Lý học,… không? (Ví dụ: S +V + …). Có phải bạn đọc đi đọc lại
hàng trăm lần cho thuộc, làm hàng chục câu ví dụ cho nhớ không? Vậy
mà khi gặp lại, bạn vẫn quên.

Hãy bỏ cách học sai lầm và hao tổn năng lượng đó đi.Và cách học đúng
đắn, đó là: Hãy học các cấu trúc nâng cao bằng câu ví dụ cụ thể, đọc đi
đọc lại hơn 100 lần, thậm chí là áp dụng vào giao tiếp thường ngày. Và
khi gặp lại câu có cấu trúc tương tự, chỉ cần dựa vào câu ví dụ bạn đã
“khắc cốt ghi tâm” đó và thế vào thôi.
Ví dụ: + I last saw her 2 years ago (S + last + V2/-ed)
+ I find it difficult to learn Math (S + (find) it + Adj + V-to)

II. Từ vựng tiếng Anh – Làm sao nhớ?

1. Tư duy từ vựng:
Từ vựng nhiều sẽ giỏi tiếng Anh? Đây chỉ là suy nghĩ thời phong kiến
lúc Việt Nam chưa hiện đại thôi. Thực tế một người biết n.000 từ vựng
chưa chắc sử dụng được tiếng Anh một cách thực tế.Vì khi học, chúng ta
chỉ tập trung ghi chép lại những từ ngữ đơn lẻ mà không hiểu rõ cách
phiên âm, cách sử dụng từ ngữ trong văn cảnh nhất định, và khi đến một
số lượng kha khá nhiều, cuốn vở ghi chép của bạn nhìn thôi đã muốn đi
English Handbook


Open Language
ngủ. Cách này sẽ ngốn khá nhiều thời gian và năng lượng của bạn.Và
chắc chắn rồi, bạn sẽ quên khuấy chúng đi sau một thời gian thôi.
Hơn thế nữa, khi vào môi trường Đại học các bạn sẽ thấy rõ sự khác
biệt giữa những người học từ vựng theo lối học cổ điển, đó là họ phát âm
rất rời rạc, không có ngữ điệu hay nối âm. Nghe rất “lúa”.

2. Học từ vựng nhẹ nhàng – nhớ lâu:
Đây là phương pháp mà tôi đã áp dụng để tự cứu mình từ một học sinh kém
môn Anh trở thành sinh viên khoa ngoại ngữ, và tôi vẫn áp dụng nó khi là sinh

viên.
- Bước 1: truy cập website: spotlightenglish.com (trang này giọng
đọc chậm, phù hợp cho những bạn mới bắt đầu, nếu bạn muốn khá hơn,
thì TED.COM là lựa chọn tiếp theo)
- Bước 2: Chọn bất cứ chủ đề nào bạn cảm thấy có hứng thú, chọn
bất kỳ một file audio trong chủ đề đó.
- Bước 3: Tải audio đó về điện thoại, in bản transcrip ngay bên dưới
audio ra giấy A4 để tiết kiệm thời gian (hoặc bạn có thể chép ra một cuốn
vở để ghi nhớ mặt chữ)
- Bước 4: đọc qua một lượt bản transcript, gạch chân những từ mới
mà bạn chưa biết (chỉ gạch chân, không dịch nghĩa)
- Bước 5: Nghe bài nghe đó tối thiểu 10 lần, vừa nghe vừa vận dụng
kiến thức đã có để đoán nghĩa của từ mà bạn đã gạch chân.
- Bước 6: Sau 10 lần bạn hãy check từ vựng bao gồm nghĩa, phiên
âm, cách đọc.
- Bước 7: Nghe bài đó tối thiểu 30 lần, sau đó truy cập lại vào
website vả làm lại từ bước 1 với bài nghe khác. Tuy nhiên vẫn duy trì
nghe bài số 1 với tần số ít hơn. Và tiếp tục nghe – nghe – nghe – và nghe
cho bài nghe đó đến lần thứ 100, 200, 300…
Đừng cố nhồi nhét nghe quá nhiều bài, hãy luôn nhớ “LESS IS
MORE”.
• Cách tra từ vựng thông minh:
- Trước tiên đem cuốn từ điển giấy đi làm từ thiện đi, vì tra cứu bằng từ
điển giấy cực kỳ lâu, và nó không thể giúp bạn ghi nhớ lâu, cũng như
không thể tra một cụm từ dài dằng dặc, hay những từ mới xuất hiện. Cũng
giống như Việt Nam, từ điển không có các từ “chém gió, trẻ trâu,. . .”
nhưng vẫn được sử dụng vào nhiều ngữ cảnh. Nếu muốn, bạn vẫn có thể
sử dụng cuốn từ điển giấy đó, nhưng dưới đây tôi sẽ giới thiệu cho bạn
một cách còn hay hơn gấp nhiều lần.
- Website đề nghị: />English Handbook



Open Language
- Sau khi tra từ trong oxford (phiên âm, cách đọc, từ loại), hãy vào
image.google.com gõ từ đó và xem hình ảnh minh họa của từ.
Cách này sẽ giúp chúng ta ghi nhớ và hiểu từ một các sâu hơn, bền hơn.
• Hình thành tư duy từ vựng:
- Luôn nhớ: “LESS IS MORE”, biết ít nhưng hiểu sâu còn hơn biết
nhiều mà không thể vận dụng
- Luôn học từ vựng theo cụm 3 – 4 từ, không bao giờ học riêng lẻ
từng từ
- Khi bạn nghe càng nhiều về thứ gì, bạn sẽ càng tư duy tốt về thứ
đó!
• Nghe chủ động là gì? Nghe thụ động là gì? Cái nào tốt hơn?
- Nghe thụ động: cứ bật nhạc, audio, phim lên và để đó đi làm
việc khác, không thực sự chú tâm vào bài nghe. Đây là phương
pháp chắc chắn bạn đã được nghe rất nhiều từ những “chuyên gia”
-> nghe thụ động như một đứa trẻ, sau 3 năm bạn sẽ biết bập bẹ (?)
- Nghe chủ động: bạn nghe nhưng bạn biết bạn đang nghe cái
gì, hay thậm chí không nghe ra đi nữa thì bạn vẫn ý thức là mình
đang nghe, và không lãng sang chuyện khác.Phương pháp này thực
tế giúp tiếng Anh của bạn đi lên nhanh hơn rất nhiều
- Vậy chắc bạn đã có câu trả lời nên nghe theo phương pháp
nào rồi đúng không?
“Cuộc sống không dài đâu, tranh thủ giỏi tiếng Anh nhanh lên
còn thời gian làm việc khác nữa!”

III. Bạn nói được tiếng Anh không?

Thực tế ngay cả khi bạn học tiếng Anh từ lớp 6, mà đến khi lên sinh viên

vẫn nói những câu gãy, không rõ nghĩa. Vì sao vậy?
Vì chúng ta thiếu môi trường để rèn luyện phản xạ. Nhưng bạn đừng lo, tôi
sẽ giúp bạn.
English Handbook


Open Language
1. Chuẩn bị chiến đấu:

• Đi in ngay cuốn sách tôi tặng kèm này, dành 2 tuần cho việc xử lý nó
cùng với video đi kèm:
- Sách:
/>op.pdf
- Video:
/>v=3956RhWSViQ&list=PL9YsEhi5oFAbLlXFXIQ20WbHQKROwxP-A

- Truy cập: />- Click chọn bất cứ chủ đề nào, level nào bạn thấy phù hợp, chép
đoạn hội thoại đó xuống vở (vì nó rất ngắn), tải luôn audio về điện thoại.

2. Vào trận:
- Bắt đầu luyện nghe, vừa nghe, vừa nhại theo các diễn viên sao cho
giống nhất, đến khi có thẻ thuộc câu hội thoại đó thì hãy tự giả định tình
huống, tưởng tượng ra khung cảnh mà bạn sẽ sử dụng những câu hội thoại
tương tự. (Tạo lập môi trường giao tiếp phản xạ tại nhà)
- Lặp đi lặp lại đoạn hội thoại tối thiểu 100 lần xong mới chuyển qua
đoạn khác. Nhắc lại: đoạn hội thoại rất ngắn, nên đừng lười, đừng nóng
vội.
- Một lần nữa tôi nhấn mạnh: “LESS IS MORE”
Trình phản xạ của bạn sẽ tăng đáng kể sau 1 tuần.


IV. Bạn luyện nghe đã đúng phương
pháp?

English Handbook


Open Language

1. Những điều này quen không?
-

Để giỏi tiếng Anh phải xem phim Mỹ có phụ đề.
Để giỏi tiếng Anh phải nghe nhạc Âu Mỹ.
Để giỏi tiếng Anh phải nói chuyện với người bản xứ.


2. Cùng phân tích lại nào!
- Trước tiên tôi muốn hỏi các bạn một vài câu hỏi, bạn hãy tự trả lời
trước khi đọc phần tiếp theo nhé:
+ Giữa dậy đi học và tiếp tục nằm ngủ nướng bạn sẽ chọn gì?
+ Giữa học bài và xem phim/ chơi game bạn sẽ chọn gì?
+ Giữa đọc sách và đi chơi bạn sẽ chọn gì?
Tôi sẽ không phân tích sâu những câu hỏi trên. Nhưng bạn thấy đó, bộ
não chúng ta thường sẽ chọn những công việc nhẹ nhàng, ít tốn chất xám
và sức lực hơn. Và đối với việc học tiếng Anh cũng vậy.
- Mổ xẻ và khai tử phương pháp học lạc hậu:
+ Xem phim Mỹ có phụ đề: Nếu bạn nghĩ xem phim kèm phụ đề sẽ
giúp bạn nghe tốt hơn thì bạn phải thay đổi ngay suy nghĩ đó. Giữa việc
nghe những từ ngữ lạ và đọc để hiểu nội dung thì thường bộ não sẽ tập
trung vào việc đọc, và kết quả là khả năng đọc hiểu và từ vựng của bạn sẽ

tăng chứ không phải kỹ năng nghe của bạn tăng. Vậy nên khi giao tiếp,
chắc chắn bạn khó mà hiểu được người bản xứ muốn nói gì. Tôi đã từng
mắc sai lầm với phương pháp này.
Đó chính là lý do vì sao tôi khuyên bạn nên nghe một bài nghe tối thiểu
30 lần, trong đó 15 lần bạn hãy vừa nghe vừa đọc phụ đề để quen mặt
chữ, hiểu nội dung. Còn 15 lần tiếp theo hãy cố nghe và đoán xem đó là
từ gì, mình đang nghe đến nội dung nào. Tiếp đó hãy giảm số lần nghe có
phụ đề xuống mức thấp nhất. Tôi đã hạn chế số lần nghe có phụ đề xuống
mức 3 lần. Bạn cũng sẽ làm được.

English Handbook


Open Language
+ Nghe nhạc để giỏi tiếng Anh: Đây chỉ là bước đi cho những bạn chưa
biết gì về tiếng Anh, muốn bắt đầu làm quen với tiếng Anh một cách nhẹ
nhàng nhất, thì nghe nhạc sẽ giúp bạn làm được điều đó. Tuy nhiên ở
trình độ cao hơn, nó chỉ giúp bạn thư giãn và “đắm mình” vào môi trường
nghệ thuật của sinh ngữ. Nó không giúp cho bạn nói tiếng Anh như Tây.
Nhưng đừng vì vậy mà bỏ hẳn nghe nhạc, hãy nghe theo phương pháp
sau: chép ra giấy -> hiểu nội dung -> hát theo. Vậy thôi, để thư giãn mà,
căng với nó làm gì đúng không?
+ Để giỏi tiếng Anh phải nói chuyện với người bản xứ: hoàn toàn đúng,
nhưng nếu bạn không có khả năng làm điều đó, thì hãy áp dụng phương
pháp tự tạo môi trường giao tiếp như ở trên tôi đã chia sẻ, nó hoàn toàn
phù hợp với môi trường giáo dục ở Việt Nam về môn Anh ngữ - môi
trường mà không ai nói thì cũng biết nó như nào.

V. Viết tiếng Anh sao cho hay?


1.

Ngữ pháp cơ bản phải chuẩn xác hoàn toàn: quy

tắc gấp đôi phụ âm khi thêm đuôi –ing, gấp đôi phụ âm khi so sánh
hơn –er, các thì quá khứ và tương lai (hiện tại chỉ sử dụng nhiều
trong văn nói), cách thêm –s/-es

2. Sử dụng collocation vào bài viết:
collocation có nghĩa là sự sắp đặt theo thứ tự. Collocations không thể gọi
là từ ghép (khác compound noun). Một collocation là một cụm gồm 2 hay nhiều

English Handbook


Open Language



từ thường hay đi cùng với nhau, và theo một trật tự nhất định. Chúng không có
quy tắc hay một công thức cụ thể.

Tại sao cần học Collocations?

-

Ngôn ngữ bạn nói sẽ trở nên tự nhiên và dễ hiểu hơn.

-


Bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn và cách diễn đạt phong phú.

- Thật dễ dàng cho bộ não của bạn nhớ và sử dụng ngôn ngữ một
cách hay nhất
• Khi sử dụng collocation vào văn viết, nó sẽ làm bài viết của bạn trở
nên hấp dẫn, có sức hút và “mượt” hơn.
Ví dụ bạn là người Việt, biết con mèo có ba màu gọi là “mèo tam
thể”, nhưng nếu một ông Tây qua Việt, gọi là “mèo ba màu” bạn
vẫn hiểu, nhưng nghe nó không hay, có gì đó sai sai.
• Đặc biệt chú ý không nên sử dụng idiom (thành ngữ) quá nhiều
trong bài viết nếu bạn không hiểu hết ý của nó. Chẳng hạn viết về chủ đề
tình yêu mà bạn thêm câu “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại
nên hòn núi cao” thì hỏng rồi. Cũng có thể ý tác giả là tình yêu tay ba (?)
• Để giúp bạn thì tôi có link sách này rất hay về collocation đây:
/>ions+in+use.rar
• Hoặc ngay tại phần phụ lục này, và hãy áp dụng nó vào các bài viết
sắp tới của bạn để nhớ lâu hơn nhé:
-Chủ Đề Công Nghệ:
Modern technology: Công nghệ hiện đại
Advanced technology : Công nghệ tiên tiến
The fast –growth / The prevalence / The domination of technology : Sự
phát triển nhanh/ Sự thịnh hành/ Sự thống trị của công nghệ
Digital age: Thời đại số
Information age: Thời đại thông tin
Digital formats: Định dạng số

English Handbook


Open Language

To be addicted to the Internet : Nghiện Internet
Tech-savvy : Sành điệu, nhạy, giỏi về công nghệ
Go online/ Surf the Internet / Have access to the Internet: Truy cập mạng
================================================
-Chủ đề Gia Đình:
Family patterns / Family structures/ : Cấu trúc gia đình
Extended family : Gia đình nhiều thế hệ
Nuclear family : Gia đình hạt nhân, bao gồm hai thế hệ
Family background: Nền tảng gia đình
The roles of parents/ : Vai trò của cha mẹ
Balance family tasks and clerical work: Cân bằng giữa công việc gia đình
và công việc văn phòng
Parental control / Parental affection/ Parental care : Sự kiểm soát
của bố mẹ / Tình yêu thương của bố mẹ/ Sự chăm lo của bố mẹ
-Raise /bring up/ nurture children : Nuôi dạy con cái
===============================================
-Chủ đề Văn Hóa
Cutural tradition: Truyền thống văn hóa
Cultural identity : Bản sắc văn hóa
Cultural diversity: Sư đa dạng văn hóa
Indigenous culture: Văn hóa bản địa
Time-honored / Long –standing culture: Nền văn hóa lâu đời
Centuries – old customs : Những phong tục có từ ngàn xưa
Customs and habits: Phong tục và tập quán
National culture legacy: Di sản văn hóa quốc gia

English Handbook


Open Language

Historical sites / Historical buildings :Địa điểm lịch sử /Những công trình
lịch sử
===============================================
-Chủ Đề Giáo dục
Higher education : Giáo dục sau đại học
Further education : Giáo dục những bậc học cao hơn
Advanced education : Nền giáo dục tiên tiến
General education : Giáo dục cơ sở, giáo dục nền tảng
Specific education : Giáo dục chuyên sâu
University education : Giáo dục đại học
Vocational training: Đào tạo dạy nghề
Acquire/ obtain knowledge / new skills : Đạt được kiến thức, kỹ năng mới
Knowledge acquisition / Knowledge attainment : Sự tích lũy kiến thức
Distant learning courses/ E-learning courses / online courses : Những
khóa học trực tuyến
==============================================
-Chủ Đề Quảng Cáo
Advertising company/ Advertising Agency/ Advertising campaign : Công ty
quảng cáo / Đại lý quảng cáo/ Chiến dịch quảng cáo
Advertising on the Internet: Quảng cáo online, quảng cáo trên mạng
Sales promotion/Crazy sales : Khuyến mãi / Đại hạ giá
Advertising temptation /Advertising appeal: Sự cám dỗ từ quảng cáo/ Sức
hút của quảng cáo
The far-reaching influences of advertising : Những ảnh hưởng lan rộng
của quảng cáo
Marketing executive/ Marketer: Nhân viên tiếp thị

English Handbook



Open Language
Promote products/ Launch products : Quảng bá sản phấm / Tung ra sản
phẩm
Mainstream products: Những sản phẩm chủ đạo
Target customer: Khách hàng mục tiêu
Potential customer: Khách hàng tiềm năng
3. Sự thật về việc học từ vựng cho phần viết:
Nhiều bạn nghĩ rằng khi viết, muốn được điểm cao phải sử dụng rất rất nhiều
từ vựng nâng cao, rắc rối. Nhưng thật chất không phải như vậy. Giám khảo
sẽ chỉ đánh giá cao khả năng vận dụng từ của bạn, cho dù là một từ đơn giản
nhưng bạn đưa được nó vào văn cảnh phù hợp thì điểm sẽ cao hơn khi dung
từ siêu mà sai văn cảnh.
Do đó, cách học từ vựng theo collocation là điều bạn nên học, vì với văn nói,
từ vựng chỉ cần đơn giản, nên bạn có thể note lại các cụm từ, và ghép nối
chúng với nhau chứ không đơn thuần là những từ đơn phức tạp như trong
khi làm bìa đọc hiểu. Bản chất của việc học từ vụng cho viết và nói là như
nhau. Điều quan trọng ở 2 phần này, nhắc lại, đó chính là collocation!

VI. Kỹ năng làm bài đọc hiểu:

Đọc hiểu có lẽ là vấn đề nhiều học sinh hay lo ngại nhất, nhưng đừng lo,
bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn.
1. Trước khi đọc:
- Đọc lướt toàn bộ câu hỏi, gạch chân từ khóa (từ mới, động từ, danh từ,
tính từ). Đó sẽ là những từ giúp các bạn focus vào nội dung tốt hơn.
- Đọc lướt toàn bộ bài, gạch chân những từ giống với từ khóa bạn vừa gạch
ở phần câu hỏi. Bước này quan trọng vì nó giúp bạn tóm lược được phần
nội dung liên quan đến câu hỏi.
2. Trong lúc đọc:


English Handbook


Open Language
- Đọc qua bài, chỉ cần hiểu 70% nội dung, tức là không cần hiểu 100% nên
đừng lo lắng việc không có từ điển bạn sẽ không làm ăn được gì. Vốn từ
vựng của bạn khá đủ rồi. Nếu bạn để ý thì quanh đi quẩn lại tiếng Anh chỉ
có từ 300 - 400 từ được sử dụng nhiều và bao hàm nghĩa thôi.
- Cố gắng đọc câu nào hãy dừng lại 5 giây, tóm lược ngay ý câu đó, đừng
tham mà cố gắng đọc xong sau đó mới bắt đầu tóm ý cả bài. (hoặc khá thì
bạn đọc 2 - 3 câu tóm ý 1 lần)
3. Làm bài:
- Đọc câu hỏi, focus vào những câu đã có ý ở phía trên.
- Những câu nào buộc phải hiểu nội dung mới làm được thì hãy bắt đầu vận
dụng não để đoán nghĩa của từ dựa vào 70% đã hiểu cộng thêm việc tóm
ý. Khoảng 90% rồi. Còn 10% thôi. Ở phần trên tôi đã bày cho các bạn
phương pháp học tiếng Anh khá hay rồi, lúc này dựa vào tư duy từ vựng
đã hình thành mà đoán thôi, hoặc lụi thì xác suất chính xác cũng không hề
thấp.
- Luôn làm bài theo trình tự: Đọc câu hỏi trước -> gạch chân từ khóa -> đọc
bài -> gạch chân từ khóa
• Nếu bạn còn quá nhiều từ vựng chưa biết, đừng kêu ca mà hãy kiên trì học
reading thật nhiều. Bạn nói với tôi bạn đọc 5 bài reading mỗi ngày? Tôi nói
với bạn là tôi đọc 50 bài một ngày. Có nhiều bài đọc khó. Tôi không kêu ca.
Không lan truyền sự mệt mỏi bằng cách kêu ca. Tôi SHUT UP and
PRACTICE. Kêu ca chả giải quyết được vấn đề gì cả. Nó chỉ giúp bạn kiếm
được những ánh mắt đồng cảm vì “thiếu từ vựng” và rồi cùng nhau “mặc kệ
số phận”
Một lần nữa, hãy BỊT TAI nếu ai đó kêu ca vì học tiếng Anh hoặc hỏi những câu
họ đã biết câu trả lời. Bạn sẽ gặp rất nhiều những người luôn kêu ca như vậy mọi

lúc mọi nơi. Họ luôn kêu ca và DO NOTHING. Trong cuộc sống, gặp thứ gì khó
khăn tôi không kêu ca. SHUT UP và bạn sẽ không bao giờ thấy tôi kêu mệt hay
khó ở bất cứ thứ gì.
“If it doesn't challenge you, it doesn't change you.”
Và 4 chữ sẽ giúp bạn tăng điểm: "SHUT UP AND PRACTICE"

English Handbook


Open Language

 Chúc mừng các bạn đã hoàn thành xong việc đọc
handbook, việc tiếp theo là thực hành với niềm tin
mãnh liệt vào sự thay đổi. Tôi có một vài note cuối
trước khi kết thúc đây:

Unlike ngay những trang mà các bạn đã “like” vì có một số
bài viết hay, một số chia sẻ hay, nghĩ nó sẽ giúp bạn giỏi
tiếng Anh. Thực tế chỉ có 10% các bài viết là chất lượng để
câu “like” thôi. Và like càng nhiều trang sẽ khiến bạn càng
loạn kiến thức và nghĩ mình bị…ngu.
Leave ngay những group kém chất lượng, vì nó cũng tương
tự như fanpage ở trên.
Nếu bạn đã thử hàng nghìn phương pháp, mà vẫn chưa tiến
bộ, thì bạn chả còn gì để mất nữa cả. Nên hãy đọc lại
handbook này một lần nữa và làm theo.
Hãy tin tôi tuyệt đối, vì handbook này là tâm huyết, là cả
một quá trình thay đổi phương pháp và ứng dụng hàng
trăm lần tôi mới dám chia sẻ với các bạn.
Bên trên là 4 điều tôi cần bạn thực hiện, hãy đánh dấu  vào điều mà bạn đã làm

được. Tôi rất vui và hào hứng khi giúp thêm được một bạn trẻ có thể giỏi tiếng
Anh mà không phải trải qua một khóa học ngao ngán.
Hy vọng các bạn sẽ ứng dụng những phương pháp này, hãy chia sẻ nếu có thể, và
phản hồi trực tiếp cho tôi tại link Facebook: />
English Handbook



×