Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

SỬ DỤNG PHẦN MỀM EVIEWS TRONG XỬ LÝ DỮ LIỆU THỐNG KÊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 13 trang )

UBND TỈNH KIÊN GIANG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KTKT KIÊN GIANG
----------

KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG PHẦN MỀM EVIEWS
TRONG XỬ LÝ DỮ LIỆU THỐNG KÊ

Kiên Giang, tháng 5 năm 2015

1


BÁO CÁO TÓM TẮT NỘI DUNG KINH NGHIỆM
- Tên đề tài kinh nghiệm : Sử dụng phần mềm Eviews trong xử lý dữ liệu thống kê.
- Kinh nghiệm hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên


Phần mềm Eviews có thể cho chúng ta kết quả nhanh chóng về hàm kinh tế lượng cho
các dữ liệu chéo, dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu bảng.




Giao diện các phần mềm thân thiện với người dùng, cài đặt dễ dàng, dễ sử dụng.
Giúp giáo viên soạn bài giảng, cho ví dụ, bài tập , bài kiểm tra, đề thi…Kiểm tra kết



quả một bài toán nhanh chống với độ chính xác cao.


Là công cụ đáng tin cậy để xử lý dữ liệu thống kê. Công cụ hữu hiệu trong quá trình tự
học tập và nghiên cứu bài giảng, giáo trình.

 Phần mềm không cần đòi hỏi quá nhiều về kiến thức tin học, lập trình…
- Kinh nghiệm áp dụng trong cơ quan, đơn vị và có thể nhân rộng ra ở một số đơn vị trong tỉnh.

2


NỘI DUNG KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP
1. Phần dẫn nhập:
Hiện nay có rất nhiều phần mềm xử lý dữ liệu bao gồm: STATA, SPSS, EXCEL,
MINITAB va EViews… Các phần mềm này đều có điểm chung là giúp chúng ta xử lý dữ liệu
một cách nhanh chóng. Tuy nhiên mỗi phần mềm đều có những đặc điểm riêng. STATA có thể
ứng dụng tốt các dữ liệu từ các cuộc điều tra lớn, SPSS có ưu điểm là xử lý dữ liệu mô tả tốt dưới
dạng bảng biểu còn đối với phần mềm Eviews có thể cho chúng ta kết quả nhanh chóng về hàm
kinh tế lượng cho các dữ liệu chéo, dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu bảng, ngoài ra phần mềm
này lại được chạy trên môi trường Window nên rất ít khi cần nhớ các lệnh cụ thể.
Điều mà tôi muốn đề cặp trong Sáng kiến kinh nghiệm này là giới thiệu phần mềm Eviews
mà cụ thể ở phiên bản Eviews 7.0. Vận dụng phần mềm này để minh học cho học phần Xác suất
thống kê (học phần tự chọn cho khối ngành kinh tế và kỹ thuật), cụ thể là phần thống kê trong
học phần. Từ đó giúp sinh viên tiếp cận, vận dụng phần mềm vào thực tế môn học. Giúp quá
trình tiếp thu kiến thức trên lớp dễ dàng, hiệu quả hơn.
2. Những khó khăn
Thực tế cho thấy một học phần chỉ thiên về học lý thuyết thật là nhàm chán đối với người
học. Đối với học phần về lãnh vực toán học điều này càng dễ xảy ra.
Bản thân tôi đã dạy học phần xác suất thống kê đã qua nhiều học kỳ. Nhận thấy rằng. Phần
thống kê trong học phần này là quan trọng đối với sinh viên, giúp sinh viên ứng dụng vào thực tế
ngành nghề của mình. Tuy nhiên, để sinh viên hiểu rỏ vận dụng và thực hành được thì ngoài
những tiết dạy lý thuyết, người dạy cần giới thiệu các phần mềm có thể hỗ trợ trong quá trình

tính toán, kiểm tra kết quả…
Trong phạm vi bài viết tôi xin giới thiệu sơ lược về phần mềm Eviews 7.0. Giúp cho sinh
viên có cái nhìn sơ lược về phần mềm. Khuyến khích các em tiếp cận và nghiên cứu sâu thêm các
công cụ hữu ích mà phần mềm mang lại.
3. Những giải pháp khắc phục khó khăn
Trong phần này tôi sẽ giới thiệu tổng quan về cửa sổ làm việc; cách nhập số liệu thống kê vào
phần mềm; vẽ đồ thị dựa vào số liệu đã có; tính các đặc trưng của mẫu và kiểm định giả thuyết
thống kê đơn giản. Thông qua phần này người đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về phần mềm Eview,
từ đó nghiên cứu thêm những ứng dụng khác mà phần mềm mang lại.

3


3.1. Giới thiệu giao diện của Eviews.

(Hình 1: Giao diện của phần mềm Eivew)
Các số liệu thường dùng:
 Số liệu theo thời gian: Là các số liệu thu thập tại nhiều thời điểm khác nhau trên
cùng một đối tượng.
 Số liệu chéo: Là số liệu thu thập tại một thời điểm ở nhiều nơi, địa phương đơn vị
khác nhau.
 Số liệu hỗn hợp: là số liệu tổng hợp của 2 loại trên, nghĩa là các số liệu thu thập tại
một thời điểm khác nhau ở nhiều địa phương, đơn vị khác nhau.
3.2. Giới hiệu cách nhập số liệu vào phần mềm:
3.2.1 Nhập trực tiếp số liệu từ phần mềm:
Minh họa 1: Bảng dưới đây cho biết số liệu về năng suất (Y đơn vị tạ/ha) và mức phân
bón (X, đơn vị tạ/ha) cho một loại cây trồng tính trên 1 ha trong 10 năm từ 1988 đến 1997
Năm
X
Y


1988
6
40

1989
10
44

1990
12
46

1991
14
48

1992
16
52

1993
18
58

1994
22
60

1995

24
68

1996
26
74

1997
32
80

Tiến hành nhập số liệu trong minh họa 1 vào phần mềm được diễn giải trong các bước
sau:

4


Trong ô Observation ta nhập cỡ mẫu (số các quan sát)
Chẳng hạn như trong minh họa 1, ta nhập 10 rồi nhấn OK ta được hình sau

Để nhập số liệu ta chọn: Quick – Empty Group (Edit Series), màn hình xuất hiện một cửa
sổ như hình dưới, trong đó
Cột obs ghi thứ tự quan sát
Các cột kế tiếp để khai báo các biến và nhập số liệu

Ví dụ nhập số liệu cho biến Y vào cột số 2, ta nhập chuột vào đầu cột này và gõ tên biến Y
sau đó nhấp Enter và lần lượt gõ các giá trị vào các ô bến dưới có ghi chữ NA. Chẳng hạn
như trong minh họa 1, ta khai báo và nhập số liệu tuần tự như trong các hình sau:

5



3.2.2 Nhập từ file excel:
Giả sử ta có sẵn File Excel minhhoa1.xls chứa số liệu của minh họa 1. Khi đó ta
thực hiện các bước Import sau.
Mở chương trình Eviews chọn File-Open-Foreign Data as Workfile như sau

Chọn open ta được kết quả như trong hình. Trong cửa sổ này chúng ta thấy có hai
cột số liệu X và Y tương ứng trong Sheet1 của File minhhoa1.xls

6


Sau đó chọn Next ta được kết quả như hình dưới.
Trong cửa sổ này với cột nội dung Column info ta có thể mô tả lại tên của các biến
tại các ô.
Name: tên biến; Description: Mô tả tên biến

Cuối cùng ta chọn Finish để có kết quả sau:

7


3.3. Vẽ đồ thị từ số liệu đã nhập vào: Đồ thị phân tán số liệu và đường hồi quy tuyến tính.
3.3.1 Đồ thị phân tán số liệu:
Mục đích của việc vẽ đồ thị này cho phép ta đánh giá sơ bộ về mối quan hệ cũng
như hình dung được dạng hàm (mô hình) giữa 2 biến với nhau. Để vẽ đồ thị phân tán của
2 biến, chẳng hạn như trong ví dụ 3 ta vẽ đồ thị phân của của Y và X.
Từ cửa số Eviews chọn Quíck – Graph
Một cửa sổ Series List xuất hiện. Ta gõ lên biến độc lập (X) và biến phụ thuộc (Y)

giữa hai biến này là khoảng trắng. Khi đó màn hình sẽ như sau (không cần viết hoa)

Nhấn OK ta được màn hình sau

8


Chọn Scatter rồi nhấn OK, ta được đồ thị phân tán dữ liệu như sau:

Làm tương tự như các bước trên ta có thể vẽ các loại đồ thị khác.

3.3.2 Vẽ đường hồi quy tuyến tính
Thực hiện các bước tương tự như trên. Ta chọn Scatter-Regression line rồi nhấn OK, ta
được đồ thị đường hồi quy như sau:

9


Đối với đồ thị cần hiệu chỉnh màu (đường nét…) ta chỉ cần nhấp đúp vào đồ thị màn hình
sau sẽ xuất hiện
Trong đó:
Color: hiệu chỉnh màu sắc
Line pattern: hiệu chỉnh kiểu đường nét
Line width: hiệu chỉnh độ rộng của đường nét
Symbol size: chọn kiểu hiển thị cho các điểm
3.4. Tính đặc trưng của mẫu
Để tính các giá trị thống kê như Trung bình, trung vị , độ lệch chuẩn… của các biến có trong
mô hình chẳng hạn với số liệu cho trong ví dụ 4 như sau:
Từ cửa sổ Eviews chon Quick-Group Statistics-Descriptive statastics-Common sample, như
hình sau:

Nhập chuột và nhập tên các biến vào cửa sổ Series List như hình sau

Nhấn OK, ta được bảng các giá trị thống kê sau:

10


Giải thích:
Mean: trung bình
Median: trung vị
Maximum: giá trị lớn nhất
Minimum: giá trị nhỏ nhất
Sta. Dev: độ lệch chuẩn
Skewness: Hệ số bất đối xứng
Kurtosis: Hệ số nhọn
Jarque Bera: kiểm định phân phối chuẩn
Sum: tổng các quan sát
Sum sq.Dev: Độ lệch chuẩn của tổng bình phương
Observation: Số quan sát (cỡ mẫu)
3.5. Kiểm định giả thuyết đơn giản:
Trong hộp thoại này có 3 loại kiểm định đơn giản đó là : Kiểm định trung bình, kiểm định
phương sai và kiểm định trung vị .
Thực hiện: Chọn dữ liệu X. Vào view chọn Descriptive Statistics & Tests – Simple
hypothesis tests

11


4. Kết luận
Kinh nghiệm mà tôi ở trên là hoàn toàn mới, được áp dụng lần đầu tiên. Kinh nghiệm này

có thể áp dụng trong cơ quan, đơn vị và có thể nhân rộng ra ở một số đơn vị trong tỉnh. Đặc biệt
ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học. Một điều hiển nhiên rằng, khi sử dụng phần mềm vào
giảng dạy sinh viên tiếp thu bài dễ dàng hơn, hứng thú hơn trong quá trình học. Quá trình học và
hành được diễn ra liên tục. Đây là điều mà giáo viên nào cũng mơ ước.
Kính mong Hội đồng thi đua khen thưởng đơn vị và các cấp liên quan xét duyệt kinh
nghiệm vừa trình bày. Qua đó đóng góp thêm những ý kiến quí báu giúp người viết có thêm
những tư liệu và kinh nghiệm cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ mà cơ quan đã giao.
Trân trọng kính chào
Kiên Giang, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Ý KIẾN CỦA
TRƯỞNG KHOA

Người viết

Nguyễn Quang Vinh
12


HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT KIÊN GIANG
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................

13



×