Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài trước cách mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.55 KB, 19 trang )

Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài trước cách mạng :
Luận văn ThS. Văn học: 60 22 34 / Phạm Thị Thanh Thủy ;
Nghd. : PGS.TS. Hà Văn Đức
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Trong dòng văn học hiện đại Việt Nam, Tô Hoài được đánh giá là một cây đại
thụ. Ông nhận giải thưởng Hồ Chí Minh vào năm 1996. Nhà phê bình Vương Trí
Nhàn đã nhận xét : “So với các cây bút đương thời, Tô Hoài có lẽ là nhà văn giàu
chất chuyên nghiệp bậc nhất. Sống đến đâu viết đến đấy. Việc viết lách đối với ông là
một thứ lao động hàng ngày”. Quả thật, Tô Hoài đã miệt mài sáng tác 70 năm nay và
đã cho ra đời 160 đầu sách. Ông thành công ở nhiều thể loại như truyện ngắn, truyện
dài, truyện đồng thoại, tiểu thuýêt, kịch, hồi kí, chân dung văn học. Nghiên cứu nghệ
thuật văn chương Tô Hoài sẽ giúp chúng ta đánh giá được đầy đủ hơn những đóng
góp của ông với nền văn học nước nhà.
Tô Hoài nổi tiếng với những tác phẩm như truyện dài Dế Mèn phiêu lưu kí, Quê
người, Quê nhà, Đêm mưa, Xóm giếng, tiểu thuyết Nhớ Mai Châu, Kẻ cướp bến Bỏi, hồi
kí Cát bụi chân ai, Tự truyện, tập truyện ngắn Tây Bắc...
Không chỉ thành công ở truyện dài, tiểu thuyết, hồi kí, ở thể loại truyện ngắn
ngay từ ngày đầu cầm bút, Tô Hoài đã tạo được cho mình một phong cách riêng.
Ngày nay, truyện ngắn vẫn là một thể loại chiếm vị trí quan trọng trong đời
sống văn học
Với đề tài “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng”,
chúng tôi muốn có cái nhìn đầy đủ, trọn vẹn về những đóng góp của Tô Hoài trong
quá trình vận động và phát triển của truyện ngắn Việt Nam hiện đại.
II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tô Hoài bước vào con đường văn học khá sớm. Ông cầm bút và nổi danh từ
trước năm 1945. Đến nay, Tô Hoài vẫn là nhà văn viết nhiều, dẻo dai, sung sức ở các
thể loại. Truyện ngắn Tô Hoài đã được giới phê bình văn học chú ý ngay từ những
ngày đầu cầm bút.
Các truyện ngắn của Tô Hoài trước năm 1945 được nhà xuất bản Hoa Tiên Sài
Gòn in lai với tựa đề “Chuột thành phố”, năm 1967 đã khẳng định các truyện ngắn O


chuột, Gã chuột bạch, Con dế mèn, Đực, Cu Lặc, Tuổi trẻ, Một cuộc bể dâu… Đó là
những tập truỵên ngắn xuất sắc, tiêu biểu cho lối văn dí dỏm, tinh nghịch của nhà văn
Tô Hoài.

1


Những ý kiến đánh giá phê bình về truyện ngắn của Tô Hoài còn được tập
trung trong cuốn Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2007
được tái bản nhiều lần, do Phong Lê (giới thiệu) và Vân Thanh (tuyển chọn)
Năm 2006, Mai Thị Nhung cho ra đời cuốn sách Phong cách nghệ thuật Tô
Hoài và bài viết Đặc điểm thế giới nhân vật Tô Hoài trên tạp chí văn học. Trong đó,
tác giả cũng đã thu thập rất nhiều ý kiến về nghệ thuật viết văn Tô Hoài [38, tr 8,
9,10].
Năm 2007, cuốn Truyện ngắn Việt Nam lịch sử-thi pháp- chân dung” do tác
giả Phan Cự Đệ chủ biên đã viết về quá trình ra đời, phát triển của truyện ngắn Việt
Nam cùng với những gương mặt nhà văn tiêu biểu. Trong đó, Tô Hoài đựơc nhắc đến
cùng với các tác giả tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao...
Người viết đã nhấn mạnh một số đặc trưng nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài như “lối
viết thông mình, hóm hỉnh, thậm chí tinh quái, một đôi nét tâm lí và triết lí đượm sắc
thái buồn pha chút mùi vị chua chát kiểu Nam Cao”.
Như vậy, những đặc điểm truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng đã được đề
cập trong một số bài viết và các công trình nghiên cứu. Tuy nhiên chưa có một công
trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu và có tính hệ thống. Chính vì thế, chúng
tôi đã lựa chọn đề tài cho luận văn của mình là “Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tô
Hoài trước Cách mạng”.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng
Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám
2. Phạm vi

Tuyển tập Tô Hoài, nhà xuất bản Văn học năm 1987, do giáo sư Hà Minh Đức
sưu tầm, tuyển chọn gồm 26 truyện ngắn.
IV. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
1. Nhiệm vụ
Với đề tài nghiên cứu như trên, chúng tôi mong muốn:
+ Tìm ra những đặc điểm nổi bật về truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách
mạng.
+ Đánh giá được những đóng góp của ông trong sự nghiệp văn chương của dân
tộc và đặc biệt là mảng truyện ngắn trước Cách mạng.
2. Phương pháp
+ Phương pháp phân tích tác phẩm.
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp tổng hợp, thống kê
+ Phương pháp nghiên cứu liên ngành như ngôn ngữ, văn hóa...
V. Kết cấu luận văn

2


Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo luận văn gồm có bốn
chương
Chương I. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam 1930-1945 và sự nghiệp văn
chương Tô Hoài.
Chương II. Đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Tô
Hoài trước Cách mạng.
Chương III. Đặc điểm kết cấu và tình huống trong truyện ngắn Tô Hoài trước
Cách mạng.
Chương IV. Đặc điểm ngôn ngữ và giọng điệu trong truyện ngắn Tô Hoài
trước Cách mạng.
CHƯƠNG I. DIỆN MẠO TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM 1930-1945

VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG TÔ HOÀI
1.1. Diện mạo truyện ngắn Việt Nam 1930-1945
Truyện ngắn Việt Nam ra đời từ thời kì văn học trung đại. Theo dòng thời gian,
thể loại này ngày càng phong phú, đa dạng, hoàn thiện, chiếm một vị trí quan trọng
trong nền văn học nước nhà. Có thể nói, giai đoạn 1930-1945, truyện ngắn Việt Nam
đã có bước tiến nhảy vọt, với nhiều phong cách đa dạng, độc đáo.
Vào những năm 20 của thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam đã có nhiều bước đi
táo bạo với sự phát triển của nhiều khuynh hướng văn học.
Truyện ngắn viết theo khuynh hướng đạo lí gắn liền với các tên tuổi như
Nguyễn Bá Học, Nguyễn Mạnh Bổng, Nguyễn Chánh Sắt. Khuynh hướng yêu nước
và cách mạng gắn liền với tên tuổi Phan Bội Châu và Nguyễn Ái Quốc. Khuynh
hướng hiện thực có Phạm Duy Tốn và Nguyễn Công Hoan.
So với thời kì trước đó, truyện ngắn những năm 1930-1945 phát triển rực rỡ,
phong phú hơn. Tư duy hệ tư sản dần dần thắng thế tư tưởng phong kiến. Cái tôi
được giải phóng, nhà văn phát huy sức sáng tạo của mình. Vì vậy, thời kì này xuất
hiện nhiều cây bút độc đáo. Hàng loạt các gương mặt tiêu biểu như Nguyễn Công
Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao, Tô Hoài, Bùi Hiển, Thạch Lam, Khái Hưng, Nguyễn
Tuân, Thanh Tịnh, Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Đỗ Tốn… Các khuynh hướng văn học
ngày càng phân hoá rõ rệt và đấu tranh, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh, Đỗ Tốn, Nguyễn Tuân tiêu biểu cho
phong cách lãng mạn trữ tình.
Trong dòng văn học hiện thực phê phán, có những tên tuổi như Nguyễn Công
Hoan, Nam Cao, Tô Hoài, Nguyên Hồng, Bùi Hiển, Kim Lân…
Có thể nói, truyện ngắn Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám
đã dần dần khẳng định được vị trí riêng của mình trên con đường hiện đại hoá văn

3


học nước nhà. Trong số những tác giả viết truyện ngắn có tên tuổi thời kì này, Tô

Hoài được coi là môt cây bút xuất sắc, đóng góp không nhỏ cho sự thành công của
truyện ngắn nước nhà.
1.2. Sự nghiệp sáng tác văn chương Tô Hoài
1.2.1. Quan niệm của Tô Hoài về văn chương nghệ thuật
Tô Hoài sinh năm 1920, tên thật là Nguyễn Sen. Ngoài tên thật khi viết báo,
ông còn dùng những bút danh khác như: Mắt biển, Mai Trang, Duy Phương... Quê
nội ông ở thị trấn Kim Bài huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây nhưng nhà văn lại sinh ra
và lớn lên và rất gắn bó với quê ngoại ở làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức tỉnh Hà Đông
Cũ (nay là phường Nghĩa Đô quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Sớm đến với văn chương, ban đầu Tô Hoài cũng chịu ảnh hưởng của xu hướng
sáng tác lãng mạn đương thời, cây bút trẻ ấy cũng bắt đầu sự nghiệp bằng những bài
thơ lãng mạn, nhưng sau này ông chuyển hướng. Quan niệm văn chương phải bắt
nguồn từ cuộc sống đã chi phối toàn bộ các sáng tác của Tô Hoài. Bên cạnh đó, ở thể
loại truyện ngắn, Tô Hoài cũng có suy nghĩ riêng.
Là người có sở trường viết truyện ngắn, ông đã có những quan điểm rõ ràng nhất
quán về thể loại này trong suốt cuộc đời hoạt động văn chương của mình. Trong Sổ tay
viết truyện ngắn, ông đã từng bày tỏ niềm say mê của mình với truyện ngắn: “Tôi
thích truyện ngắn, bao giờ cũng tìm đọc truyện ngắn bởi nó là thể loại có tính chiến
đấu mạnh mẽ”. Tô Hoài còn quan niệm truyện ngắn là “cưa lấy một khúc đời sống”
nhưng không thể vì ngắn gọn mà làm mất đi “chất khoẻ khoắn của đời sống” [22, tr
8].
Quan niệm của Tô Hoài cũng giống với các nhà viết truyện ngắn khác. Song
Tô Hoài nhấn mạnh hơn yếu tố ngắn gọn. Đồng thời, ông khẳng định một tác phẩm
truyện ngắn có giá trị phải phản ánh hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo, hoài bão của
nhà văn.
1.2.2. Những thành công trong sự nghiệp văn chương Tô Hoài
Năm 1940, ông chính thức vào nghề văn từ truyện ngắn Nước lên. Năm 1941,
ông viết Dế Mèn phiêu lưu kí để lại một tiếng vang lớn trên văn đàn Việt Nam cho
đến tận bây giờ.
Từ đó cho đến nay, Tô Hoài đã hơn bảy mươi năm lao động miệt mài không

nghỉ. Ông đã để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ, hơn 160 đầu sách đã
xuất bản. Nhiều tác phẩm của Tô Hoài đã được dịch ra các tiếng nước ngoài như Nga,
Trung Quốc, Pháp, Ba Lan, Séc, Đức, Bungari, Cu Ba, Mông Cổ, Nhật Bản… Một số
tác phẩm được đạt giải như Truyện Tây Bắc, giải nhất tiểu thuyết của Hội văn nghệ
Việt Nam, năm 1956. Miền Tây, giải thưởng Hội nhà văn Á-Phi, năm 1970. Quê nhà,
giải A giải thưởng Hội văn nghệ Hà Nội, năm 1980. Ông còn đạt giải thưởng Hồ Chí
Minh, đợt 1 năm 1996.
Tiểu kết

4


Có thể nói, Tô Hoài là một cây đại thụ trong nền văn học hiện đại Việt Nam.
Ông đã dành trọn cụôc đời cống hiến cho sự nghiệp văn chương. Tô Hoài đã để lại
một khối lượng tác phẩm đồ sộ khiến người đọc vô cùng cảm phục. Ở mảng đề tài
nào, thể loại nào, nhà văn cũng có con đường đi riêng, tạo nên được phong cách độc
đáo. Trong đó, đặc biệt là thể loại truyện ngắn, Tô Hoài đã ghi lại nhiều dấu ấn sâu
sắc trong lòng độc giả. Ông đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học
Việt Nam, là một trong số những cây bút hàng đầu bên cạnh các tên tuổi như Nguyễn
Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng, Thạch Lam…
CHƯƠNG II. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG
2.1. Khái niệm về nhân vật
“Nhân vật văn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những
dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con
người, nhân vật văn học có đôi khi là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang
đường được gắn cho những đặc điểm giống với con người” [1, tr 249]
2.2. Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám
2.2.1. Nhân vật nông dân, thợ thủ công.
Nhân vật chiếm đa số trong những trang truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách

mạng là những người nông dân thợ thủ công. Họ là hình ảnh người dân làng Nghĩa
Đô, là người chính người thân trong gia đình Tô Hoài.
Không giống như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Tô Hoài viết về người
nông dân, người thợ thủ công, ông không đi vào những sự kiện quan trọng, những
tình huống gây bất ngờ, hay những cuộc đấu tranh giai cấp. Dưới con mắt của Tô
Hoài, những người nông dân, những người thợ thủ công đều là con người bình
thường, có suy nghĩ, tâm trạng vận động theo quy luật đời thường.
Cuộc sống của người dân thời bấy giờ khăn túng quẫn. Truyện ngắn Đôi ri đá,
Tô Hoài đã dựng lại khung cảnh làng quê tiêu điều. Người ta ăn tết Nguyên Đán
trong thầm lặng, trong nỗi buồn tê tái.
Tô Hoài viết về những con người thật bình thường, những chuyện diễn ra hàng
ngày. Ông còn nhìn thấy ở những người nông dân thợ thủ công những cái hay cũng
như cái dở, cái xấu và cái tốt. Con người miêu tả một cách tự nhiên, không tô vẽ, con
người với đúng nghĩa là “con người”. Vì vậy, ở họ còn nhiều thói tật. Đàn ông nóng
nảy, đàn bà lắm điều.
Điều đáng nói khi xây dựng nhân vât, Tô Hoài không chỉ nhìn ra sự thấp kém
của những nông dân thợ thủ công, ông còn nhận thấy những phẩm chất đáng quí ở
họ.
Đằng sau những cuộc cãi vã, những vụ ẩu đả, họ lại trở về với con người thựcđó là con người giàu tình yêu thương, yêu gia đình, và khát khao hi vọng về một cuộc

5


sống tươi đẹp hơn. Họ cáu gắt cũng vì mệt nhọc, vì đói kém chứ bản chất thì hiền
lành, chăm chỉ, cũng mong muốn có một cái gì tốt đẹp hơn dù đơn giản chỉ là một
bữa cơm với món nhái nướng, là cái kẹo để chia nhau. Họ sống trong niềm tin hi
vọng ngay cả khi đó chỉ là tình yêu đơn phương đi chăng nữa.
2.2.2. Nhân vật trí thức
Truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng không đề cập nhiều đến nhân vật trí
thức như Nam Cao. Tuy vậy, những nhân vật này thể hiện một phần nào đó tư tưởng

của sáng tác của ông.
Người trí thức của Tô Hoài cũng rơi vào hoàn cảnh bế tắc. Tác giả không đi
sâu miêu tả những bi kịch tinh thần của họ như Nam Cao. Trong truyện ngắn Hết một
buổi chiều, Tô Hoài viết một cách nhẹ nhàng tự nhiên những suy nghĩ, hành động của
nhân vật. Người trí thức luôn phải đối diện với hiện thực nghèo khổ, khiến họ quẩn
quanh không lối thoát. Đó cũng là cuộc sống nhếch nhác tạm bợ của họ thời bấy giờ.
Nhận ra hiện thực cuộc sống, nhà văn không thể cất bút nói những chuyện mơ mộng
hão huyền. Bên cạnh đó, Tô Hoài còn thắp lên niềm hi vọng trong họ, ngày mai sẽ
viết được một tác phẩm để đời.
Nhân vật trí thức của Tô Hoài cũng hiện ra là những con người đời thường. Họ
cũng tò mò, thú vị, bồn chồn thao thức tình cờ được ngắm những cô gái đang tắm
dưới bến. Tô Hoài không được lí tưởng hoá họ như là những con người mang trọng
trách lớn lao “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.” Tác giả
đề cập đến con người đời thường của họ.
2.2.3. Hình tượng loài vật
Tô Hoài là một trong những nhà văn viết về loài vật thành công nhất. Hà Minh
Đức nhận xét: “Tô Hoài là nhà văn viết thành công nhất, hấp dẫn nhất về các loài
vật” [31, tr 444].
Thế giới loài vật trong truyện của Tô Hoài là những con vật hết sức dị đời
thường, những con vật đã gắn bó với tuổi thơ Tô Hoài. Ẩn chứa trong mỗi trang
truyện về loài vật là câu chuyện về con người. Hà Minh Đức nhận xét: “Truyện loài
vật của Tô Hoài làm cho người đọc tưởng tượng và liên tưởng đến cuộc sống hằng
ngày của những dân thường ở quê.” [31, tr 445], “có thể nói ý nghĩa xã hội của
chuyện loài vật của Tô Hoài khá phong phú” [31, tr 446].
Cuộc đời của gã chuột bạch và anh chàng mèo mướp khiến ta liên tưởng đến
cuộc sống luẩn quẩn, bó hẹp của người dân quê sau lũy tre làng [ Gã chuột bạch, O
chuột]. Hai vợ chồng đôi ri đá lại gợi ta nhớ đến những người dân ở làng Nghĩa Đô
lặn lội kiếm sống mà không đủ ăn, cuối cùng phải bỏ làng đi tha hương cầu thực.
2.3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng
tháng Tám


6


Nhân vật là linh hồn của tác phẩm. Các phương diện thể hiện nhân vật hết sức
đa dạng. Nhà văn miêu tả chân dung, ngoại hình, tả hành động tâm trạng hoặc đưa
những chi tiết mô tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật xung quanh con người làm nổi
bật bức chân dung về con người. Nhân vật trong truyện ngắn Tô Hoài được miêu tả
những tâm trạng suy nghĩ phức tạp. Nhân vật được xây dựng trong môi trường lao
động, sinh hoạt, được đặc tả ở ngoại hình, lời nói, được tác giả thể hiện ở những chi
tiết rất đặc sắc thú vị.
2.3.1. Nhân vật gắn với môi trường lao động, sinh hoạt
Tô Hoài không quá cầu kì vào việc lựa chọn môi trường lao động sinh hoạt,
ông viết đơn giản tự nhiên những gì diễn ra xung quanh mình. Đó là môi trường lao
động và sinh hoạt của người ở làng quê Nghĩa Đô.
2.3.2. Nhân vật được chú trọng miêu tả ở ngoại hình, hành động, lời nói.
Tô Hoài có biệt tài miêu tả ngoại hình nhân vật. Mỗi bức chân dung con người
trong truyện ngắn của ông thật sinh động, cụ thể và riêng biệt.
Cô gái thôn quê mượt mà đằm thắm, người phụ nữ quê khốn khổ. Tuổi già,
nghèo đói và những hủ tục đã quây lấy họ khiến hình hài của những con người ấy
cũng trở nên biến dạng. Kẻ đòi nợ thuê vừa có vẻ dữ dằn lại vừa đáng thương. Những
người đi làm ăn ở các đồn điền cao su mắc chứng bệnh sốt rét. Họ tiều tuỵ, đen đúa,
tội nghiệp. Trông họ chẳng khác nào những bóng ma vật vờ.
Không chỉ tả hình dáng, trang phục, các nhà văn cũng chú ý đến đặc tả khuôn
mặt. Nếu Nam Cao miêu tả khuôn mặt chủ yếu bộc lộ tính cách và cuộc đời số phận
thì Tô Hoài chủ yếu để diễn tả trạng thái cảm xúc nhiều hơn. Đó là cái mặt già nua
tàn tạ của lão Móm giỗi cơm vợ. Đó là khuôn mặt tươi tắn của cô Mây thẹn thùng khi
gặp người yêu. Đó là khuôn mặt buồn rầu đến thẫn thờ vì phải xa người yêu của Lụa
và Nguyên.
Bên cạnh xây dựng ngoại hình, Tô Hoài còn miêu tả tỉ mỉ chi tiết những hành

động cử chỉ của nhân vật. Tác giả chậm giãi miêu tả từng động tác của đôi trai gái khi
họ ngồi bên nhau [Ông giăng không biết nói].
Tính cách nhân vật của Tô Hoài chủ yếu được khắc hoạ thông qua cử chỉ, hành
động, hơn là qua diễn biến tâm trạng. Đó cũng là nét khác biệt của Tô Hoài với sáng
tác của nhà văn cùng thời.
2.3.3. Nhân vật được xây dựng dựa trên những chi tiết về phong tục
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, chi tiết là “các tiểu tiết của tác phẩm mang
sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Hình tượng nghệ thuật cụ thể gợi cảm và sống
động nhờ các chi tiết về phong cảnh, môi trường, chân dung, nội thất, về cử chỉ phản
ứng nội tâm, hành vi lời nói.
Những chi tiết về phong tục là nét độc đáo trong tác phẩm của Tô Hoài. Nó
làm các câu chuyện của nhà văn dường như có sự gắn kết với nhau mặc dù mỗi

7


truyện đều viết về những nhân vật, cuộc đời khác nhau. Trong tâm tưởng của độc giả,
âm thanh của làng quê vẫn còn đọng mãi. Ở đâu đó, có tiếng trống chèo, tiếng trống
hội làng rộn rã, náo nức [Mùa ăn chơi]có bước chân thình thình của kẻ chuyên đi đòi
nợ thuê [Khách nợ]; có lời than phiền của ai đó cưới nhau mà chẳng nộp treo cho
làng; có tiếng khóc của cô dâu nhỏ tuổi mới về nhà chồng; có tiếng rì rầm bán tán của
những người đi làm đồng trở về, ngồi nghỉ dưới quán nước đầu làng [Một người đi xa
về]...Chất phong tục dường như là một thứ men làm nên tác phẩm của Tô Hoài. Càng
đọc, ta càng thấy cuốn hút mặc dù đó là những câu chuyện tưởng như chẳng có
chuyện gì.
2.3.4. Sử dụng hình ảnh so sánh đặc sắc để miêu tả nhân vật
Cái độc đáo của Tô Hoài là những hình ảnh so sánh lại hết sức bình dị đời
thường đến không ngờ. Nhà văn sử dụng hình ảnh so sánh miêu tả trực tiếp hình
dáng, cử chỉ. Những bộ phận ngoại hình của nhân vật như thân, đầu, mắt, mặt, miệng,
nước da, cánh tay...đều được ví với những sự vật quen thuộc như: “dải khoai”, “chiếc

que tăm”, “cây lứa nép”, “quả mít”, “mắt vịt”, “múi quít”, “vàng nghệ”, “đẵn mía”...
Tiểu kết
Nhân vật trong tác phẩm Tô Hoài là những con người bình dị, chủ yếu sinh sống ở
làng quê Nghĩa Đô. Họ là nông dân thợ thủ công, trí thức tiểu tư sản và những con
vật quen thuộc gắn bó với cụôc sống hàng ngày. Nhờ khiếu quan sát, sự miêu tả
tường tận tỉ mỉ ngoại hình, hành động, cử chỉ của nhân vật và những chi tiết về phong
tục cùng với hình ảnh so sánh độc đáo mà bức chân dung những người dân quê ấy
hiện lên thật sinh động với nhiều dáng vẻ, tính cách, số phận khác nhau. Hiện lên
trong tâm trí người đọc, một vùng quê nghèo đói, tăm tối, những con người bình dị
khốn với biết bao khát vọng, lo toan và cả những thói tật đời thường. Qua đó, ta thấy
được tài năng văn chương và tấm lòng gắn bó sâu nặng với quê hương của nhà văn
Tô Hoài.
CHƯƠNG III. ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU, TÌNH HUỐNG
TRUYỆN NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
3.1. Kết cấu
3.1.1. Khái niệm kết cấu
“Kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm, phục
tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt cho mình.
Kết cấu tác phẩm không bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác
phẩm” [35, tr 295].
3.1.2. Kết cấu trong truyện ngắn của Tô Hòai trước Cách mạng

8


3.1.2.1. Kết cấu theo trình tự thời gian
Ghi lại cuộc sống đời thường với bao lo toan vặt vãnh của những dân ở vùng
quê dệt lụa, Tô Hoài sử dụng kiểu kết cấu phù hợp với trật tự của các sự kiện diễn ra
theo thời gian, theo số phận cuộc đời của các nhân vật chính. Có 19 tác phẩm được
viết theo kết cấu theo trình tự thời gian gồm: Lụa, Đêm gác rừng, Lá thư tình đầu

tiên, Đi tắm đêm, Hết một buổi chiều, Bóng đè, Nhà có ma, Mùa ăn chơi, Giữa thành
phố, …chiếm 73%. Như vậy tác giả chủ yếu viết truyện theo trật tự tuyến tính.
Kết cấu theo trình tự thời gian khiến cho câu chuyện của Tô Hoài dung dị gần
gũi với những truyện dân gian. Tác giả chú trọng sử dụng những cốt truyện đời
thường kể theo trình tự tuyến tính làm cho câu chuyện diễn ra theo nhịp điệu của
cuộc sống thường nhật, lời kể của ông nhẩn nha, thong thả, chậm rãi, sự việc được kể
tuần tự hết sức tự nhiên.
3.1.2.2. Kết cấu đảo lộn trình tự thời gian
Một trong những hình thức mới mẻ mà truyện ngắn từ đầu thế kỷ XX đem đến
trên phương diện kết cấu cốt truyện là sự đảo lộn thời gian của sự kiện - tức là nghệ
thuật trần thuật không tuân theo trình tự diễn biến của cốt truyện tự nhiên theo thời
gian tuyến tính (đi từ “nhân” tới “quả”). Các truyện này thường bắt đầu ở phần giữa
hoặc phần kết thúc của cốt truyện tự nhiên. Sự tái tạo lại trật tự nghệ thuật cho các sự
kiện trong cốt truyện là một đặc trưng của tư duy nghệ thuật hiện đại.
Trong những truyện ngắn trước Cách mạng, có 7 tác phẩm được viết theo trình
tự đảo lộn thời gian: Một chuyến định đi xa, Nhà nghèo, Một người đi xa về, Giữa
thành phố, Vợ chồng trẻ con, Khách nợ, Chớp bể mưa nguồn chiếm hơn 27% trong
tổng số 26 truyện ngắn trong tuyển tập. Đây là một nét mới về đặc điểm kết cấu
truyện Tô Hoài và cũng là cách tân so với truỵên ngắn thời bấy giờ. Truyện của ông
không kể tho tuyến tính thời gian mà đan xen lẫn hiện tại và quá khứ, kể theo dòng
hồi tưởng của nhân vật.
Những câu chuyện được viết theo dòng hồi tưởng của nhân vật chính. Thực tại
là kết quả của quá khứ. Cụôc đời trước mắt đầy rẫy những nghèo túng bất hạnh khiến
họ suy ngẫm nghĩ về ngày xưa. Họ muốn lí giải tại sao mình phải khổ. Quá khứ tràn
ngập trong tâm trí khiến họ luyến tiếc khôn nguôi.
3.1.2.3. Kết cấu với kết thúc bất ngờ và để ngỏ
Nhà văn Sê khôp nhận định: “theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm
Cái mở đầu và kết luận” [6, tr 765]. Cũng như vậy, các nhà phê bình nhất trí rằng “ấn
tượng duy nhất, và mạnh mẽ mà truyện ngắn tạo nên đa phần là nhờ vào kết thúc bất
ngờ thường làm người đọc hụt hẫng, bàng hoàng” [6, tr 765]

Khảo sát những truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng, chúng tôi nhận
thấy Tô Hoài nhiều lần sử dụng kết thúc bất ngờ và để ngỏ. Có đến 8 truyện như vậy
chiếm 30% trong số những truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng như Nhà

9


nghèo, Lụa, Đêm gác rừng, Lá thư tình đầu tiên, Chuyến định đi xa , Bóng đè , Khách
nợ, Truyện gã chuột bạch.
Những câu chuyện kết thúc bất ngờ lại thường gợi trong lòng người đọc nhiều
suy nghĩ. Truyện đã hết nhưng mạch kể của nó dường như vẫn còn tiếp tục, miên
man trong tâm tưởng của độc giả. Những cuộc đời, số phận của các nhân vật dường
như vẫn còn tiếp tục.
Với lối kể chuyện hóm hỉnh, kết thúc bất ngờ, bên ngoài tưởng như cái hiện
thực bề bộn, tối tăm, những bi kịch ở làng quê đã được làm dịu bớt. Thực tế những
đau thương vẫn ẩn chứa trong mỗi câu chuyện. Mặc dù truyện đã kết thúc nhưng số
phận cuộc đời của những con người ở làng quê ấy vẫn nhức nhối trong lòng người
đọc.
3.1.2.4. Kết cấu đơn giản đan xen với trữ tình ngoại đề
Kết cấu truyện đơn giản thường thông qua ba cảnh. Cảnh một là một biến cố
bất thường hoặc căng thẳng. Ở cảnh hai tác giả dùng ánh sáng của quá khứ để giải
các sự kiện bất thường ở cảnh một. Và ở cảnh ba thường là một kết thúc bi kịch hoặc
một kết thúc buồn chua chát như Chớp bể mưa nguồn, Ông giỗi, Nhà nghèo…
Trong các câu chuyện thường đan xen phần trữ tình ngoại đề như Khách nợ,
Ông giăng không biết nói, Vàng phai, Bóng đè.
Lời văn khi thì xót xa những con người bất hạnh [Khách nợ], có lúc lại mỉa
mai kẻ phụ tình và bộc lộ niềm cảm thông, xót thương với chàng trai đã bị phụ tình [
Ông trăng không biết nói], có lúc lại gợi lên trong lòng người đọc những nghi hoặc
[Bóng đè]
Nhờ những câu văn trữ tình ngoại đề mà độc giả có thể hiểu được những suy

nghĩ và thái độ của Tô Hoài với nhân vật và sự việc trong truyện.
3.2. Tình huống trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám
3.2.1. Khái niệm về tình huống
Tình huống là một trong những yếu tố tạo nên nét đặc trưng của truyện ngắn.
Hêghen quan niệm: “Tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở
thành được quy định ở trong thuộc tính này của nó. Tình huống góp phần biểu lộ nội
dung là cái phần có được một sự tồn tại bên trong bằng sự biểu hiện nghệ thuật. [49,
tr110]
Nhà văn Mỹ Fanlkner cũng đánh giá rất cao vai trò của tình huống: “Hành
động làm nên bản chất của truyện ngắn nhưng phải có tình huống thì mới có hành
động. Còn truyện ngắn có sắc thái trữ tình không phải do cách viết mà do hành động
trong đó có sắc thái trữ tình. [ 37, tr79]
3.2.2. Tình huống trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám

10


Tình huống truyện Tô Hoài rất đơn giản. Nhà văn dường như không tạo sự hấp
dẫn bằng cốt truyện. Đóng vai trò quan trọng không còn là cốt truyện mà là cái
duyên, cái tài năng của người kể chuyện. Những tình huống ta bắt gặp trong truyện
ngắn của Tô Hoài đều là những tình huống vụn vặt đời thường có thể xảy ra ở trong
bất cứ gia đình nào.
3.2.2.1. Tình huống đời thường
Với cảm quan hiện thực, Tô Hoài hướng ngòi bút về những người xung quanh,
những người dân làng Nghĩa Đô. Những câu chuyện về họ thật bình dị gần gũi. Vợ
chồng cãi nhau [Nhà nghèo], chuyện nàng dâu xung khắc với mẹ chồng [Chớp bể
mưa nguồn], những cô gái làng đi tắm sông [Đi tắm đêm], kẻ đi đòi nợ thuê [Khách
nợ], con dâu tư tình với người khác [Bóng đè]...
3.2.2.2. Tình huống bỏ làng ra đi
Cuộc sống nghèo khó, cùng túng quá đẩy những người trai làng phải đi làm ăn

xa. Họ muốn thoát li khỏi làng quê, muốn làm giàu.
Sài Gòn trong con mắt của người dân quê giống như là một miền đất hứa khiến
cho họ có thể đổi đời [Một chuyến định đi xa].Cuộc sống thành phố dù còn nhiều ồn
ào, bon chen nhưng vẫn là nơi hấp dẫn của nhiều chàng trai quê [Giữa thành phố].
Nhưng dù đi đâu, họ vẫn mong muốn trở về quê hương [ Một người đi xa về].
Bỏ làng ra đi chỉ là một giải pháp khốn cùng vì cuộc sống quá nghèo túng, vì
bi kịch gia đình. Thực chất là người dân quê rất gắn bó với quê hương. Thành phố có
hấp dẫn nhưng với họ chỉ là nơi làm ăn. Họ cố gắng làm việc, dè xẻn chắt chui có
tiền để rồi họ lại trở về sống những năm tháng còn lại của cuộc đời mình với làng
quê.
3.2.2.3. Tình huống chia li
Những cuộc chia li cũng là đề tài để nhiều tác phẩm văn chương viết nên. Những
cuộc chia li thường bao giờ cũng thấm đẫm nước mắt. Ở Tô Hoài, những cuộc chia li có
buồn nhưng nó được viết bằng giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh, đôi lúc lai dửng dưng. Vì
vậy, nỗi buồn dường như được vơi đi.
Những chàng trai cô gái ở làng yêu nhau tha thiết nhưng rồi tình yêu tan vỡ.
Bởi rất nhiều lí do vì không hợp tuổi [Lụa], vì cô gái phải đi lấy chồng [Ông giăng
không biết nói], vì cô gái đã tìm người khác giàu sang hơn chàng trai [ Một người đi
xa về, Vàng phai]. Có cuộc chia li diễn ra lặng lẽ đường ai nấy đi, chàng trai thì lấy
vợ, còn cô gái cũng nhanh chóng đi lấy chồng [Lụa]. Có cuộc chia li là bi kịch đớn
đau, người con trai chết trong đêm gặp nhau với người yêu lần cuối [Ông giăng
không biết nói]. Có cuộc chia li để lại niềm căm giận nuối tiếc trong lòng [ Một người
đi xa về, Vàng phai].

11


Tô Hoài có biệt tài miêu tả về thế giới loài vật. Chúng hiện lên sinh động với
những tính cách của con người. Thế giới ấy cũng không bình yên, có hợp có tan [Gà
trống ri. Một cuộc bể dâu, Gã chuột bạch].

Tô Hoài không đao to búa lớn, không mạnh mẽ, gay gắt lên án xã hội bất công.
Nhưng tác phẩm của ông lại có giá trị hiện thực rất lớn. Nguyên nhân của sự đổ vỡ
tình yêu, gia đình li tan không thể không vì xã hội thực dân nửa phong kiến thời bấy
giờ. Xã hội tối tăm với những hủ tục nặng nề, xã hội bóc lột làm cho người dân càng
trở nên nghèo đói, xã hội bon chen, đạo đức con người suy thoái người làng quê cũng
bị thói xấu ấy.
Tiểu kết
Kết cấu và tình huống trong truyện Tô Hoài rất đơn giản. Ông không hấp dẫn
người đọc bởi kết cấu và tình huống mà là biệt tài kể chuyện. Đa số các tác phẩm của
ông được kết cấu theo thời gian tuyến tính, cũng có kết cấu đảo lộn trật tự theo dòng
tâm lí của nhân vật nhưng không nhiều. Kết cấu đơn giản thường diễn ra ba màn
cảnh. Tô Hoài còn sử dụng những kết truyện bất ngờ và phần trữ tình ngoại đề làm
cho câu chuyện có nhiều giọng điệu, trở nên sâu sắc hơn. Tình huống truyện của Tô
Hoài đều là những tình huống đời thường trong cuộc sống với những sự việc vụn vặt
lẻ tẻ dường như chẳng có gì đáng kể để nói, để viết. Nhưng tài năng của Tô Hoài ở
chỗ làm cho những chuyện tưởng chừng như không có gì ấy lại là có chuyện. Bức
chân dung con người đời thường hiện lên sinh động gợi cho người đọc suy nghĩ về
cuộc sống của họ. Những bài học nhân văn sau mỗi ứng xử của con người trong cuộc
sống hàng ngày. Tình yêu thương lẫn nhau vẫn là sợi dây gắn kết người dân nơi đây
CHƯƠNG IV. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN
NGẮN TÔ HOÀI TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
4.1. Ngôn ngữ
4.1.1. Khái niệm ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương
Ngôn ngữ là công cụ, là chất liệu cơ bản của văn học. M.Gorki khẳng định
“ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Có nghĩa là không có ngôn ngữ thì không
thể có tác phẩm văn học. Nhờ có ngôn ngữ, mà thế giới nhân vật hiện ra sống động
trước mắt người đọc. Qua đó, độc giả mới có thể hiểu được những nội dung tư tưởng,
chủ đề tác phẩm được gửi gắm đằng sau hình tượng ấy.
4.1.2. Ngôn ngữ trong truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng tháng Tám
Khảo sát đặc điểm truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách mạng theo chúng tôi là

không thể không tìm hiểu nghệ thuật ngôn ngữ của ông. Trong bài viết Tô Hoài sinh ra
để viết, Nguyễn Đăng Điệp cho rằng : “Nói đến Tô Hoài không thể không nói đến tài
năng sử dụng ngôn ngữ của ông. Tô Hoài rất ít khi dùng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi

12


sách vở. Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống. Nhưng đó là thứ ngôn ngữ chắt lọc.”
[8, tr 121]; “ngôn ngữ của ông mềm mại, tung tẩy, nẫu nục chất dân gian. Đó là sự
tinh tế của một cây bút cao tay, là ý thức đạt tới sự giản dị của một sự khéo léo lớn.
Chính vì thế mà văn Tô Hoài không mòn cũ theo thời gian” [8, tr 115]
4.1.2.1. Ngôn ngữ giàu tính tạo hình
Tô Hoài đã từng quan niệm “mỗi câu văn là do từng hình ảnh xuất hiện liên
tiếp, từng chữ mang hình ảnh nối tiếp vào nhau [26, tr 512].
Ngôn ngữ văn chương Tô Hoài nói chung và đặc biệt trong truyện ngắn Tô
Hoài trước Cách mạng nói riêng rất giàu chất tạo hình. Ông thường sử dụng những từ
láy, tính từ, động từ giáu sắc thài biểu cảm và những hình ảnh so sánh, để miêu tả
cuộc sống con người thật rõ nét, cụ thể và vô cùng sinh động.
Nhờ việc sử dụng có hiệu quả, tính tế, chính xác các từ láy, Tô Hoài đã xây
dựng bức chân dung của các nhân vật thật sống động, có hồn.
Bên cạnh đó, những tính từ, động từ được Tô Hoài sử dụng cũng làm cho các
sự vật hiện lên rõ nét với tính chất, trạng thái rất tiêu biểu, không chung chung mờ
nhạt.
Nét độc đáo trong ngôn ngữ của Tô Hoài còn là sử dụng biện pháp tu từ so
sánh. Nhà văn đã tiếp thu có chọn lọc lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân lao
động. Họ luôn gắn bó với làng quê, luôn có mặt với khung dệt, vườn ruộng với nắng
và với mưa, với thiên nhiên bốn mùa thay đổi, với nỗi khổ của người đói nghèo, bất
hạnh, phiêu bạt, chia lìa… Vì thế, hình ảnh so sánh của Tô Hoài luôn bình dị, dễ hiểu,
gần gũi.
4.1.2.2. Ngôn ngữ dân giã

Ngôn ngữ của Tô Hoài tự nhiên, rất gần với khẩu ngữ nhưng vẫn là văn viết.
Có đặc điểm này bởi Tô Hoài là nhà văn rất trọng ngôn ngữ của quần chúng. Ông
quan niệm: “Trong khi cuộc sống, nhân vật, phong cảnh, vạn vật biến chuyển không
ngừng thì câu văn cũng không thể đứng yên một chỗ” [ 31, tr 521].
Bên cạnh đó, Tô Hoài đã sử dụng nhiều chất liệu dân gian trong câu chuyện
của mình như thành ngữ, tục ngữ, ca dao, quán ngữ, Truyện Kiều.
Ví dụ hai câu trong Kiều được sử dụng trong truyện Nhà nghèo
Tô Hoài còn dùng ngôn ngữ rất đặc trưng của vùng quê. Đó là tiếng nói của
người dân làng Nghĩa Đô. Tác giả đã từng thừa nhận: “Các tiếng nói ở trong nhà, ở
trong làng của bà con, bạn bè lúc bé, lúc bắt đầu đầu lớn lên nó ăn rất sâu vào óc
mình. Tất cả các thứ ngôn ngữ mà tôi quen nghe, quen dùng tạo thành cho tôi cái gốc
trong các tác phẩm đầu tiên của tôi”[31, tr 409].
Ngôn ngữ địa phương của nhà văn được chia làm hai loại. Một là ngôn ngữ
phổ thông nhưng ở làng Nghĩa Đô được dùng khác hoặc có nghĩa khác và hai là

13


nhng t ch cú trong ting núi ca nhõn dõn lng Ngha ụ m khụng cú trong ting
ph thụng.
4.2.2.3. Ngụn ng a thanh
Tụ Hoi cú kh nng s dng i thoi, c thoi a dng, nhiu tng, nhiu
lp: gia nh vn vi nhõn vt; nh vn vi c gi v nhõn vt, to nờn ting núi a
thanh, nhiu ging iu.
Trong mt truyn, cng ging nh Nam Cao trong Chớ Phốo, Tụ Hoi ó s
dng mt th ngụn ng vn xuụi a thanh, ging iu ca ngi k chuyn ó s
dng mt th ngụn ng vn xuụi a thanh, ging iu ca ngi k chuyn ho ln
vo ging iu nhõn vt. [6, tr 310].
Ngụn ng a thanh c th hin qua mt s tỏc phm nh Nh nghốo, Chp
b ma ngun, ễng ging khụng bit núi, Mt chuyn nh i xa, ễng di, Vng

phai
Nh ngụn ng đa thanh, phc iu nờn truyn ca Tụ Hoi cú cỏch kể chuyện
linh hoạt, hấp dẫn, đồng thời ngời đọc cảm nhận đợc cái nhìn, suy nghĩ của ngời
kể và các nhân vật tham gia câu chuỵên. Từ đó, ngời đọc tiếp cận với tác phẩm ợc
nhiều diện và hiểu đợc những ý nghĩa sâu sa nằm trong lớp câu chữ của truyện.
4.2.2.4. S dng nhiu cõu vn ngn gõy n tng
c truyn ngn ca Tụ Hoi, ngi c thc s n tng vỡ nhng on trn
thut s dng trit nhng cõu vn ngn. Cõu khụng rm r v cu trỳc ng phỏp,
ớt dng cõu c bit ch yu l cõu n C-V hoc cõu cú b phn song song nh mt
C-V1,V2,V3 hoc C1,C2,C3 V. Cõu vn ngn nh vy mụ t rừ mc , cp ,
tớnh cht nhanh chm gp gỏp ca thot ng hay s vt. Giỏo s H Minh c trong
tuyn tp Tụ Hoi cho rng: Truyn ngn ca Tụ Hoi cú phong v riờng, ụng vit
khụng di, cõu chuyn thu gn li trờn nm by trang giy. õy hin ra vi s vic
v tõm trng ca mt s ngi.[27, tr 20]
Nhng cõu vn ngn thng c s dng miờu t nhng tỡnh hung cng
thng gp gỏp [Mựa n chi, tr 229]. Khụng ch nhng s vic n nhanh, t ngt,
Tụ Hoi cũn s dng nhng cõu vn ngn trong c tỡnh hung ch i, nh nhung,
ngng nghu. Nhng cnh hung m ỏng l cõu vn di s chuyn ti tt hn [La,
tr 161]. Miờu t ni bun, s au kh, cỏc nh vn thng s dng nhng cõu vn di
din t tõm trng day dt khụn nguụi. Ni au bun ca anh Ti khi ngi yờu i
ly ngi khỏc cng c din t bng nhng cõu vn ngn gn [Mt ngi i xa v,
tr 208].
Nh vy, nhng cõu vn ngn gõy n tng cng l c im riờng bit trong
ngụn ng ca Tụ Hoi. Nú giỳp nh vn miờu t liờn tc cỏc s vic, hnh ng, c
ch ca nhõn vt. Nhng ớt nhiu cng cú hn ch khi miờu t ni tõm ca nhõn vt.
4.2. Ging iu trn thut
4.2.1. Khỏi nim v ging iu trn thut

14



Giọng điệu trong văn học là sự bộc lộ “thái độ, tình cảm, lập trường, tư tưởng
đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn, quy
định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, sơ,
thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” [18 tr 134]
Giọng điệu tùy thuộc vào thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mĩ... của mỗi người.
“Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra một tác phẩm, mặc dù đã
có đủ tài liệu và sắp xếp trong một hệ thống nhân vật” [18, tr 113]
4.2.2. Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Tô Hoài trước Cách mạng
4.2.2.1. Giọng điệu dí dỏm
Giọng điệu ở mỗi tác phẩm có sự khác nhau về sắc thái nhưng nhìn chung Tô
Hoài có chất giọng mang bản sắc riêng. Giọng khách quan, dí dỏm pha chút mỉa mai
tinh quái là chất giọng chủ đạo. Từ điểm nhìn khách quan, nhà văn mô tả những sự
việc, nhưng qua những dòng miêu tả nhận xét, nhà văn bộc lộ sự dí dỏm của mình.
Giọng điệu dí dỏm hài hước khi chế giễu những thói hư tật xấu của người dân
quê.
Giọng điệu dí dỏm nhưng có cái gì xót xa. Nhà văn không thể làm ngơ trước
những thói tật, hủ tục của người dân quê: tục tảo hôn, tục đòi nợ, vợ chồng đánh chửi
lẫn nhau.
Giọng điệu hài hước châm biếm có lúc bật lên qua các từ ngữ, qua cách gọi
tên, hình ảnh, lời trữ tình ngoại đề, nhưng có khi ẩn trong nhịp câu văn, trong lời trần
thuật khách quan. Nó thể hiện con mắt tinh nhạy và sự gắn bó tha thiết với cuộc đời
của ngòi bút Tô Hoài.
4.2.2.2.Giọng điệu dửng dưng
Truyện ngắn của Tô Hoài còn có giọng điệu dửng dưng. Chủ yếu tác giả chọn
ngôi kể thứ ba, kể khách quan lại chuyện người ở quê hương mình như một người
đứng ngoài cuộc. Kể về những thói xấu, cái nghèo, cái đói của làng quê. Tô Hoài kìm
nén cảm xúc, kể như mạch đập của cuộc sống đang diễn ra.
Sở dĩ, Tô Hoài kể với giọng điệu dửng dưng vì ông không thiên về miêu tả nội
tâm cảm xúc của nhân vật, chỉ đặc tả những nét ngoại hình cử chỉ, hành động của

nhân vật để qua đó người đọc tự hình dung, tưởng tượng về nhân vật. Bên cạnh đó,
Tô Hoài kìm nén những cảm xúc chủ quan kể lại câu chuyện như những gì vốn xảy ra
ở thực tế khách quan.
4.2.2.3. Giọng điệu trữ tình man mác
Tô Hoài vừa hóm hỉnh, vừa lạnh lùng chỉ ra những thói xấu, những tính cách
hẹp hòi, những hình, những dạng của đời, có chê trách. Nhưng đằng sau đó là một
thái độ xót xa, thương cảm. Xót xa vì họ bị cuộc sống khổ cực làm mất đi bản chất
lương thiện, những tình ý sâu kín rụt rè đáng yêu cũng bị chìm hẳn vào những lo
toan, những tính toán chi li, những vụ lợi nhỏ nhặt.

15


Giọng điệu buồn man mác được nén lại trong mỗi truyện ngắn Tô Hoài. Nó
xuất phát từ tấm lòng yêu quê hương, sự gắn bó tha thiết của ông với cuộc đời. Tô
Hoài nhận ra quanh đâu đây mình vẫn còn nhiều kiếp nghèo, những con người khốn
khó. Nó thể hiện lòng đồng cảm của nhà văn với cuộc sống của người dân quê.
4.2.2.4.Giọng điệu suồng sã, tự nhiên
Bên cạnh giọng điệu hóm hỉnh pha chút buồn, một giọng điệu nữa cũng khá
nổi bật trong các truyện ngắn của ông đó là giọng điệu suồng sã tự nhiên. Chất suồng
sã tự nhiên được thể hiện qua cách gọi nhân vật và đặc biệt qua đối thoại
Giọng điệu suồng sã tự nhiên đã làm cho nhân vật sống động hơn. Họ như
đang sống, đang bước ra từ trang sách để trò chuyện với bạn đọc.
Tiểu kết
Có thể nói ngôn ngữ giọng điệu trong truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách
mạng tháng Tám có tính phức hợp. Đó là sự hòa trộn giữa ngôn ngữ giàu tính tạo
tình, tinh tế chuẩn xác với một ngôn ngữ bình dân nôm na dễ hiểu, giữa ngôn ngữ
người kể chuyện với ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của nhân vật, sự hòa trộn giữa
các giọng điệu trữ tình buồn man mác với giọng điệu dí dỏm hài hước, giọng điệu
suồng sã tự nhiên với dửng dưng lạnh lùng. Tuy nhiên, nét nổi bật trong ngôn ngữ,

giọng điệu của Tô Hoài là ngôn ngữ dân giã, tự nhiên và giọng điệu dí dỏm hài hước
cùng với những câu văn ngắn gây ấn tượng. Ngôn ngữ Tô Hoài phong phú, sống
động tuôn chảy theo dòng thời gian, theo nhịp điệu cuộc sống. Một thứ ngôn ngữ
được chắt lọc tinh tế nhưng rất đời, rất tình.

KẾT LUẬN

16


1. Với 70 năm sáng tác, Tô Hoài đã cho ra đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ
gồm 160 đầu sách. Ông là một tấm gương lao động nghệ thuật bền bỉ, nỗ lực không
ngừng. Ở mỗi chặng đường, Tô Hoài đều có những thành tựu khác nhau nhưng bao
giờ ông cũng đóng góp một tiếng nói riêng, một cách nhìn, một phong cách độc đáo.
Với thể loại truyện ngắn, thực sự Tô Hoài đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng độc
giả.Trong đó, truyện ngắn trước Cách mạng đã giúp ông khẳng định được vị trí của
mình trong nền văn học Việt Nam. Tô Hoài được đánh giá là một trong số những cây
bút hàng đầu bên cạnh các tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên
Hồng, Thạch Lam…
2. Từ thế giới nhân vật, kết cấu, tình huống đến ngôn ngữ giọng điệu, truyện
ngắn Tô Hoài đều có những nét riêng độc đáo. Nhân vật trong tác phẩm của ông chủ
yếu là người dân làng Nghĩa Đô sống bằng nghề canh cửi. Nhờ khiếu quan sát, sự
miêu tả tường tận tỉ mỉ ngoại hình, hành động, cử chỉ mà bức chân dung những người
dân quê ấy hiện lên thật sinh động với nhiều dáng vẻ, tính cách, số phận khác nhau.
Đó là những con người bình dị khốn khổ với biết bao khát vọng. Nhân vật loài vật
của Tô Hoài được miêu tả hết sức sinh động. Đó là những con vật gần gũi quen
thuộc, có buồn, có vui, có lặn lội vất vả một nắng hai sương giống như người dân
làng Nghĩa Đô vậy. Ngôn ngữ giọng điệu trong truyện ngắn của Tô Hoài trước Cách
mạng tháng Tám có tính phức hợp. Đó là sự hòa trộn giữa ngôn ngữ giàu tính tạo
tình, tinh tế chuẩn xác với một ngôn ngữ bình dân nôm na dễ hiểu, giữa ngôn ngữ

người kể chuyện với ngôn ngữ độc thoại và đối thoại của nhân vật, sự hòa trộn giữa
các giọng điệu trữ tình buồn man mác với giọng điệu dí dỏm hài hước, giọng điệu
suồng sã tự nhiên với dửng dưng lạnh lùng. Tuy nhiên, nét nổi bật trong ngôn ngữ,
giọng điệu của Tô Hoài là ngôn ngữ dân giã, tự nhiên và giọng điệu dí dỏm hài hước
cùng với những câu văn ngắn gây ấn tượng. Kết cấu và tình huống trong truyện Tô
Hoài rất đơn giản. Đa số các tác phẩm của ông được kết cấu theo thời gian tuyến tính,
cũng có kết cấu đảo lộn trật tự theo dòng tâm lí của nhân vật nhưng không nhiều. Kết
cấu đơn giản thường diễn ra ba màn cảnh. Tô Hoài còn sử dụng những kết truyện bất
ngờ và phần trữ tình ngoại đề làm cho câu chuyện có nhiều giọng điệu, trở nên sâu
sắc hơn. Tình huống truyện của Tô Hoài đều là những tình huống đời thường trong
cuộc sống với những sự việc vụn vặt lẻ tẻ dường như chẳng có gì đáng kể để nói, để
viết. Nhưng tài năng của Tô Hoài ở chỗ làm cho những chuyện tưởng chừng như
không có gì ấy lại là có chuyện. Bức chân dung con người đời thường hiện lên sinh
động gợi cho người đọc suy nghĩ về cuộc sống của họ.
3. Ngày nay, truyện ngắn vẫn là một thể loại chiếm vị trí quan trọng trong đời
sống văn học. Trong đó, Tô Hoài là người đã có đóng góp không nhỏ vào bước phát
triển của truyện ngắn Việt Nam. Truyện ngắn của ông đến nay, vẫn có nhiều độc giả
vẫn yêu thích và say sưa đọc. Bởi nhà văn đã giúp họ nhận ra ở mỗi câu chuyện

17


những bài học cuộc sống, những tâm tình về số phận con người, những hoài bão, ước
mơ cao đẹp. Tô Hoài đã tạo ra truyện ngắn có vẻ đẹp riêng giữa một rừng hoa văn
học đầy hương sắc. Với việc nghiên cứu về đặc điểm truyện ngắn Tô Hoài trước
Cách mạng, chúng tôi hi vọng rằng có một cái nhìn hoàn chỉnh hơn về Tô Hoài, nhà
văn của đời, của thơ văn, của những kiếp người nghèo khổ.

18



19



×