Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG CHO HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.74 KB, 32 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN GIAO THỦY
TRƯỜNG: THCS GIAO THỦY

BÁO CÁO SÁNG KIẾN
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
CHO HỌC SINH GIỎI MÔN HÓA HỌC THCS.

Tác giả: Tô Mạnh Hùng.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Hóa học.
Chức vụ: Phó hiệu trưởng.
Nơi công tác: Trường THCS Giao Thủy, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định.

Nam Định, ngày 26 tháng 3 năm 2015


1. Tên sáng kiến: sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng cho HSG
môn Hóa học THCS.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3. Thời gian áp dụng sáng kiến:
Từ ngày 25 tháng 8 năm 2010 đến ngày 25 tháng 5 năm 2015
4. Tác giả:
Họ và tên:

Tô Mạnh Hùng

Năm sinh:

1977

Nơi thường trú:



Khu 4B - Thị trần Ngô Đồng - GiaoThuỷ - Nam Định

Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Hóa học
Chức vụ công tác:

Phó hiệu trưởng

Nơi làm việc: Trường THCS GiaoThuỷ
Điện thoại:

0918895219

Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 96%
5. Đồng tác giả: Không có
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị : Trường THCS GiaoThuỷ
Địa chỉ:

Trường THCS Giao Thủy - Huyện GiaoThuỷ- Tỉnh Nam Định

Điện thoại:

03503730398


I. IU KIN, HON CNH TO RA SNG KIN
Giỏo dc th h tr, o to nhõn lc, bi dng nhõn ti l s nghip ln
lao m ng v Bỏc H luụn mong ch ngnh giỏo dc. Song song vi vic
ging dy i tr l cụng tỏc bi dng HSG o to ra nhng con ngi cú úc

sỏng to, cú t duy sc bộn phc v t nc. Qua nhiu nm lm cụng tỏc bi
dng HSG v ging dy i tr, bn thõn tụi ó tỡm tũi, hc hi v thc hin mt
s phng phỏp gii bi tp toỏn Húa Hc cho hc sinh gii mụn Húa Hc THCS.
Mt trong nhng phng phỏp ú l:
Sử dụng phơng pháp Phơng pháp bảo toàn khối lợng
cho học sinh giỏi môn Hóa Học THCS.
II. Mụ t gii phỏp
1. Mụ t gii phỏp trc khi to ra sỏng kin
Trong quỏ trỡnh gii bi tp cỏc em gp nhiu bi tp vi nhỡn nhn cỏch gii
bi tp cú v di v khú khn:
1. Nung khụng hoan ton 316 gam KMnO4 mt thi gian thu c hn hp
cht rn A v V lớt khớ Oxi ktc. Tỡm V bit A cú khi lng 29,2 gam.
2. Dung dch A cha mt mui Clorua ca kim loi húa tr II. Dung dch B
cha 12 gam NaOH (d). Trn ddA vi ddB, phn ng kt thỳc thu c kt ta D
v ddE. Khi lng D v cht tan trong E cú khi lng 32,6 gam. Tỡm khi lng
cht tan trong ddA?
3. Nung 36,75 gam KClO3 thu c 27,15 gam hn hp cht rn A. Tớnh hiu
sut phn ng phõn hy KClO3.
4. Nung 13,4 gam hn hp 2 mui cacbonat ca 2 kim loi húa tr II, thu c
6,8 gam cht rn v khớ X. Lng X sinh ra cho hp th vo 75 ml dd xỳt 1M, khi
lng mui khan thu c sau phn ng l:
A. 5,8 gam

B. 6,5 gam

(Trớch thi TSHC nm 2007).

C. 4,2 gam

D. 6,3 gam



5. Hũa tan hon ton 2,81 gam hn hp gm Fe 2O3, MgO, ZnO trong 500ml
ddH2SO4 0,1M (va ). Sau phn ng, hn hp mui Sunfat khan thu c khi cụ
cn dung dch cú khi lng l:
A. 6,81 gam

B. 4,81 gam

C. 3,81 gam

D. 5,81 gam

(Trớch thi TSHC nm 2007).
Rừ rng nu cỏc em hc sinh s dng cỏc PTHH m gii thỡ rt di v mt
thi gian. Vi HSG m ỏp dng PTHH gii nhng bi tp trờn thỡ nờn hn ch
s dng, bi vy giỏo viờn bi dng HSG húa THCS nờn trang b cho cỏc em
phng phỏp phự hp giỳp hc sinh gii bi tp mt cỏch n gin v d dng
ỏp ng ũi hi gii bi tp nhanh v chớnh xỏc.
2. Mụ t gii phỏp sau khi cú sỏng kin
Sử dụng phơng pháp Phơng pháp bảo toàn khối lợng
cho học sinh giỏi môn Hóa Học THCS.
A. C s lý thuyt v c im ca phng phỏp:
Tng khi lng cht tham gia phn ng bng tng khi lng cht to thnh
sau phn ng.
B. Phõn loi cỏc dng bi tp v phng phỏp gii:
Dng 1: S dng nh lut bo ton khi lng cho mt phng trỡnh
húa hc.
VD1: Dung dch A cha CaCl2 dung dch B cha Na2CO3. Trn dung dch A
vi dung dch B c kt ta D v ddE. Tng khi lng D v cht tan trong dung

dch E l 32,3 gam. Tỡm tng khi lng cht tan cú trong dung dch A v dung
dch B.
- Nu s dng phng trỡnh húa hc tớnh khi lng CaCl 2 v Na2CO3
trong dung dch A v B ta phi chia lm hai trng hp v s dng phng phỏp
ghộp n gii.
+ Trng hp 1: CaCl2 ht Na2CO3 d:


CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl
y

y

y

2y

Gọi số mol của Na2CO3 là x; số mol của CaCl2 là y
⇒ số mol của Na2CO3 dư là x - y
Khối lượng CaCl2 = 111y
Khối lượng Na2CO3 là 106x
⇒ Tổng khối lượng muối trong ddA và ddB = 106x + 111y. Mặt khác khối
lượng các chất sau phản ứng là khối lượng của CaCO 3, NaCl, Na2CO3 dư = 100y +
2y.58,5 + (x – y) 106 = 111y + 106x = 32,3.
Vậy tổng khối lượng muối trong ddA và ddB là 32,3 gam.
+ Trường hợp 2: CaCl2 dư, Na2CO3 hết. Gọi số mol của Na2CO3 là x, số mol
CaCl2 là y, số mol CaCl2 dư = y – x.
CaCl2 + Na2CO3 → CaCO3 + 2NaCl
x


x

x

2x

Khối lượng của các chất sau phản ứng gồm CaCO 3, NaCl và CaCl2 dư = 100x
+ 2x..58,5 + (y – x) 111 = 32,3 hay 106x + 111y = 32,3.
Mặt khác khối lượng chất tan trong A và B = 106x + 111y
⇒ Tổng khối lượng 2 muối trong A và B = 32,3 gam
Rõ ràng với bài toán trên nếu sử dụng PTHH và ghép ẩn, học sinh phải chia
trường hợp, tính toán dễ nhầm lẫn do ghép ẩn và mất nhiều thời gian trình bày kĩ
năng. Chưa kể kĩ năng cân bằng PTHH yếu cũng dễ gây nhầm lẫn khi tính toán.
- Song nếu sử dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
Khối lượng CaCl2 + khối lượng Na2CO3 = khối lượng kết tủa D và chất tan
trong ddE
Vậy khối lượng CaCl2 + khối lượng Na2CO3 = 32,3 gam.
Rõ ràng kết quả tìm được trùng với cách giải theo PTHH và cho đáp sô nhanh
hơn nhiều.
VD2: Nung không hoàn toàn 316 gam KMnO 4 một thời gian thu được hỗn
hợp chất rắn A và V lít khí Oxi ở đktc. Tìm V biết A có khối lượng 29,2 gam.


Để tìm được V ta phải biết số mol O 2. Do đó ta phải viết phương trình hóa
học để tính:
2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2
x

0,5x


0,5x

0,5x

Vì nung KMnO4 không hoàn toàn nên không thể tính được số mol O 2 theo
31,6 gam KMnO4, do đó ta phải sử dụng phương pháp ghép ẩn. Gọi số mol KMnO 4
tham gia phản ứng x, số mol KMnO4 có trong 31,6 gam = 31,6/158 = 0,2mol.
Sau phản ứng A gồm có K2MnO4, MnO2, KMnO4 dư.
Khối lượng K2MnO4 = 0,5x.197
Khối lượng MnO2 = 87.0,5x
Khối lượng KMnO4 dư = 158 (0,2 – x)
Khối lượng A = 197.0,5x + 87.0,5x + 158 (0,2 – x) = 29,2
16x = 2,4
x = 0,15.
Thể tích oxi thoát ra ở đktc = 0,5.0,15.22,4 = 1,68 lít.
Ở ví dụ trên ta có thể sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng như sau:
Khối lượng KMnO4 = khối lượng của A + khối lượng oxi
⇒ Khối lượng oxi = 31,6 – 29,2 = 2,4
Số mol oxi

= 2,4/32 = 0,075

Thể tích khí O2

= 0,075.22,4 = 1,68 lít ở đktc.

Kết quả có được trùng với cách giải theo PTHH và ghép ẩn song thời gian
giải bài tập được rút ngắn, học sinh dễ vận dụng.
VD3: Dung dịch A chứa một muối Clorua của kim loại hóa trị II. Dung dịch B
chứa 12 gam NaOH (dư). Trộn ddA với ddB, phản ứng kết thúc thu được kết tủa D

và ddE. Khối lượng D và chất tan trong E có khối lượng 32,6 gam. Tìm khối lượng
chất tan trong ddA?
Gọi muối Clorua của kim loại hóa trị II là XCl2
Phương trình hóa học : XCl2 + 2NaOH → X(OH)2 + 2NaCl


a

2a

a

2a

- Nếu ta sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố để tìm khối lượng X và
khối lượng Cl thì không có cơ sở để tìm ra khối lượng XCl2.
- Nếu ta sử dụng phương pháp ghép ẩn, ta có:
Gọi số mol của XCl2 là a
⇒ Khối lượng XCl2 = a (X + 71)
Khối lượng NaOH dư = 12 – 2a.40
Khối lượng X(OH)2 kết tủa = a(X + 17.2)
Khối lượng NaCl = 2a.58,5
Theo bài ra ta có: 12 – 80a + a(X + 34) + 117a = 32,6
aX + 71a = 20,6
Vậy khối lượng muối XCl2 = a(X + 71) = 20,6.
- Nhưng nếu ta sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng ta có lời giải ngắn
gọn, đáp số chính xác, cụ thể:
Tổng khối lượng chất tham gia = tổng khối lượng chất tạo thành:
Khối lượng XCl2 + khối lượng NaOH = khối lượng D + khối lượng chất tan
trong E.

Hay khối lượng XCl2 + 12 = 32,6
Khối lượng XCl2 = 20,6 gam.
VD4: Nung 36,75 gam KClO3 thu được 27,15 gam hỗn hợp chất rắn A. Tính
hiệu suất phản ứng phân hủy KClO3.
- Với bài tập này sử dụng PTHH và ghép ẩn ta hướng dẫn học sinh như sau
2KClO3 → 2KCl + 3O2 (K)
a

a

1,5a

Gọi số mol của KClO3 bị phân hủy là a, số mol KClO3 =

36, 75

hỗn hợp chất rắn A gồm a mol KCl và ( 0,3 – a ) mol KClO3 dư.
⇒ 27,15 = a.74,5 + (0,3 – a) .122,5

122,5 = 0,3 mol,


a = 0,2
⇒ Hiệu suất phản ứng phân hủy = 0, 2
= 66, 67%
0,3

- Song nếu ta sử dụng định luật bảo toàn khối lượng thì ta có
Khối lượng KClO3 = khối lượng A + khối lượng oxi .
 Khối lượng oxi = 36,75 – 27,15 = 9,6 gam, số mol oxi tạo ra = 9,6/32 =

0,3mol.
2KClO3 → 2KCl + 3O2
0,2

0,3

Số mol KClO3 lúc đầu = 36,75/122,5 = 0,3 mol
Vậy hiệu suất phản ứng 0,2/0,3 = 66,67%.
VD5: Cho 11,9 gam hỗn hợp gồm một kim loại A hóa trị n và muối ACln vào
V lít dd HCl 1M (vừa đủ) thu được dung dịch X ,cô cạn dung dịch X được 19 gam
muối duy nhất. Tìm V.
Để tìm V, phải biết số mol HCl đã phản ứng.
- Nếu ta viết phương trình hóa học rồi ghép ẩn rồi tính ta có:
2A + 2nHCl → 2ACln + nH2
x

nx

x

(1)

0,5xn

ACln

ACln

(2)


Số mol ACln ở (2) =(11,9 – Ax)/ (A + 35,5n).
Gọi số mol của A là x mol. ⇒ khối lượng ACln là 11,9 – Ax, số mol của ACln
ở (2) = (11,9 – Ax)/ (A + 35,5n).
Từ 1,2 ⇒ [ x + (11,9 − Ax) / (A + 35,5n) ] .(A + 35,5n) = 19
nx = 0, 2

Số mol HCl = nx = 0,2 mol
V = 0,2/1 = 0,2 lít.


- Song nếu bài này sử dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có kết quả nhanh
hơn và không phải vất vả tính toán:
11,9 + khối lượng HCl = 19 + khối lượng H2.
Nhìn vào phương trình hóa học (1) ta thấy số mol của HCl gấp 2 lần số mol H 2
tạo thành, do đó nếu gọi số mol của H 2 tạo thành là a mol thì số mol của HCl tham
gia phản ứng là 2a.
⇒ 11,9 + 2a.36,5 = 19 + a.2

a = 0,1.
Vậy số mol HCl = 2.0,1 = 0,2 mol ⇒ V = 0,2.1 = 0,2 lít.
Qua các ví dụ trên ta thấy nếu sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng cho
việc giải một số bài tập hóa học giúp: Công việc giải bài tập nhanh hơn và tránh
nhầm lẫn do cân bằng PTHH, do ghép ẩn.
Trong quá trình tính toán chú ý viết phương trình hóa học và cân bằng các
pthh sau đó ghép ẩn như ví dụ 5 rồi áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng để
giải bài tập.
* Bài tập tự luận:
1. Hỗn hợp A gồm KClO3 và KCl. Nung hoàn toàn 200 gam A thu được 190,4
gam chất rắn. Tìm % khối lượng của KClO3 trong A.
Đáp số: 12,25%.

Hướng dẫn: Nung A có 1 pthh:
2 KClO3 → 2KCl + 3O2
Dựa vào phương pháp bảo toàn khối lượng cho 1 pthh, tìm được khối lượng
oxi, số mol oxi, khối lượng KClO3.
2. Cho 10,6 gam muối các bonnat của kim loại kiềm vào ddHCl vừa đủ thu
được 2,24 lít khí ở đktc. Tìm khối lượng muối Clorua thu được.
Đáp số: 11,7 gam.
Hướng dẫn: M2CO3 + 2HCl → 2MCl + CO2 + H2O.
Từ pthh tìm số mol của axit, nước thông qua số mol CO 2 rồi áp dụng phương
pháp bảo toàn khối lượng để tìm ra lượng muối.


3. Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam một hiđrôcacbon.cần 6,72 lít oxi ở đktc, dẫn
toàn bộ sản phẩm vào dd NaOH dư khối lượng dd NaOH tăng bao nhiêu gam.
Đáp số: 12,4 gam.
Hướng dẫn: Khối lượng sản phẩm gồm CO 2 và H2O = khối lượng 2 chất tham
gia. Dẫn sản phẩm vào dd NaOH dư, CO2 có phản ứng, nước được ngưng tụ.
4. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm CaCO 3 và K2CO3 thu được
5,8 gam chất rắn và 1,12 lít khí ở đktc. Tìm % khối lượng CaCO3 trong X.
Chỉ có một pthh xảy ra của CaCO3 chất rắn thu được là CaO và K2CO3, khối
lượng chất rắn biết, khối lượng CO 2 biết, áp dụng phương pháp bảo toàn khối
lượng tìm được m = 8 gam, sau đó tính % khối lượng CaCO3 = 62,5%.
5. Dung dịch A chứa 0,2 mol CuSO4, dung dịch B chứa 0,2 mol NaOH. Trộn
ddA với ddB, sau thí nghiệm làm bay hơi nước thu được tổng khối lượng các chất
khan là bao nhiêu?
Sau phản ứng thu được kết tủa Cu(OH)2 , muối CuSO4 và muối Na2SO4. Theo
phương pháp bảo toàn khối lượng tổng khối lượng các chất sau phản ứng là 40gam.
6. Nung x gam KMnO4 một thời gian thu được 146 gam chất rắn và 4,48 lít
khí ở đktc. Tìm x và hiệu suất của phản ứng.
Bài này chỉ có 1 phản ứng hóa học, ta sử dụng phương pháp bảo toàn khối

lượng tìm được x = 152,4 gam. Để tìm hiệu suất phản ứng ta tìm số mol KMnO 4 bị
phân hủy thông qua pthh, từ đó tìm hiệu suất = 41,5%.
7. Hỗn hợp chất rắn A gồm NaHCO 3, Na2CO3. Nung hoàn toàn m gam A thu
được 162 gam chất rắn B và 6,72 lít khí CO2 ở đktc.
a. Tìm m.
b. Hòa tan m gam A vào nước sau đó thêm 40 gam NaOH vào, sau đó khuấy
đều rồi cô cạn để nước bay hơi hết, tìm khối lượng chất rắn khan thu được.
a. Khi nung A chỉ có NaHCO3 bị nhiệt phân hủy:
2NaHCO2 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Từ số mol CO2 ta tính được số mol H2O từ đó vận dụng phương pháp bảo toàn
khối lượng tìm được m = 180,6 gam.
b. Khi hòa tan A vào nước, sau đó cho xút vào chỉ có 1 pthh


NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O.
Theo phần a số mol NaHCO3 là 0,6, vì vậy xút dư sau phản ứng, khối lượng
chất rắn sau phản ứng = m + 40 – khối lượng H2O bay hơi ở phản ứng trên = 209,8.
8. Nung x gam hỗn hợp CuO và C một thời gian thu được 10,8 gam chất rắn A
và khí B. Dẫn qua dd nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Tìm x, lượng CuO
tối thiểu trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu?
Theo phương pháp bảo toàn khối lượng tìm được x = 13 gam, lượng CuO tối
thiểu = 8 gam.
9. Cho a gam Na2CO3 dư vào 200 gam dd H2SO4 thu được 235, 4 gam ddA và
có V lít khí thoát ra. Hấp thụ toàn bộ V lít khí vào 1 lít dd Ca(OH) 2 0,35 M thu
được kết tủa và ddB. Cho dd Ba(OH)2 dư vào ddB lại thu được kết tủa. Tổng khối
lượng kết tủa hai lần là 44,85 gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
a. Tính V? Tìm C% của dd H2SO4
b. Tìm a
c. Tính C% các chất trong ddA.
a.Trước hết ta tìm lượng CO2 thu được khi dẫn vào dd Ca(OH)2 = 0,4 mol →

V = 8,96 lít
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O
0,4 mol.
C% H2SO4 = 19,6%
b.Theo phương pháp bảo toàn khối lượng ta tìm được a:
a + 200 = 235,4 + 0,4.44
a = 53 gam.
c. Dung dịch A có 2 chất tan là Na 2CO3 dư và Na2SO4 ,C% Na2CO3 = 4,5% ;
C% Na2SO4 = 24,13%.
10. Cho a gam Cu dư vào bình đựng 150 gam dd H 2SO4 đặc nóng, phản ứng
kết thúc khối lượng trong bình là 162,8 gam và có V lít khí SO 2 thoát ra ở đktc.
Hấp thụ hết V lít khí vào 160 gam dd NaOH 20,6% thu được ddA trong đó C%
NaOH còn lại là 5%. Tìm V; a.
Trước hết ta tìm V = 6,72 lít


Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
0,3mol.
Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng tìm được a = 32 gam.(chú ý: khối
lượng ddA= khối lượng SO2 + 160).
a + 150 = 162,8 + khối lượng SO2.
11. Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam một muối hidrocacbonat của kim loại kiềm
thu được chất rắn A, hỗn hợp khí và hơi B. Cho B vào bình đựng dung dịch nước
vôi trong dư thấy bình nước vôi trong nặng thêm 6,2 gam.
a) Cho chất rắn A vào bình đựng dd HCl dư, khối lượng bình sau phản ứng
tăng hay giảm bao nhiêu gam?
b) Xác định muối Hidrocacbonat ban đầu.
a) Gọi muối cần tìm là XHCO3
2XHCO3 → X2CO3 + H2O + CO2
0,1

X2CO3 + 2HCl → 2XCl + CO2 + H2O
0,1

0,1

Muốn biết bình dd HCl tăng hay giảm bao nhiêu gam ta phải biết khối lượng
và số mol X2CO3.
Để tìm khối lượng X2CO3 ta vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng để
tính.
20 = Khối lượng A + khối lượng CO2 và H2O
Khối lượng A = 20 – 6,2 = 13,8 gam.
Theo pthh số mol của X2CO3 = số mol của CO2 = số mol nước nên gọi số mol
của X2CO3 là a.
Thì: 44a + 18a = 6,2 → a = 0,1
Cho X2CO3 vào dd HCl, lượng CO 2 thoát ra = 0,1.44 = 4,4g nhỏ hơn 13,8
gam. Vì vậy, bình đựng dd HCl tăng 13,8 – 4,4 = 9,4 gam.
b) X2CO3 = 13,8/0,1 = 138 → X = 39 (K).


12. Dẫn 6,72 lít khí CO ở đktc đi qua 11,6 gam Fe xOy nung nóng. Dẫn toàn bộ
khí sinh ra đi qua dd nước vôi trong dư thu được 20 gam kết tủa.
Tính khối lượng sắt thu được biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
FexOy + yCO → xFe + yCO2
Nhìn vào pthh ta thấy để tìm được khối lượng sắt theo phương pháp bảo toàn
khối lượng ta phải biết khối lượng của oxit sắt, CO, CO2, mà số mol CO = số mol
CO2 = 0,2 mol ( do 0,2 < 0,3, các phản ứng xảy ra hoàn toàn nên CO và CO 2 tính
theo 0,2 mol) nên:
11,6 + 0,2.28 = khối lượng sắt + 0,2.44
Khối lượng sắt = 8,4 gam.
13. Dẫn khí CO đi qua 24 gam CuO nung nóng thu được 22 gam chất rắn. Tìm

hiệu suất phản ứng?
PTHH: CO + CuO → Cu + CO2
Gọi số mol tham gia phản ứng là a thì số mol CO 2 tạo thành là a. theo pp bảo
toàn khối lượng,có: 28a + 24 = 22 +44a
a= 0,125 mol. Khối lượng CuO bị khử = 10 gam. Hiệu suất phản ứng là 41,7%
14. Đốt cháy hoàn toàn 8,2 gam hợp chất A thu được 4,4 gam CO 2 ; 10,6 gam
Na2CO3; 2,7 gam H2O. Thể tích khí oxi tham gia phản ứng ở đktc là bao nhiêu?
Theo pp bảo toàn khối lượng, khối lượng oxi tham gia phản ứng = 9,5 gam,
ứng với 6,65 lit ở đktc.
15. A là một axit hữu cơ chỉ có một nhóm –COOH. Cho 12 gam A tác dụng
vừa hết với m gam dd Ca(OH)2 0,1M thu được 15,8 gam muối. Tìm m biết dd
Ca(OH)2 có khối lượng riêng = 1,1 gam/ml.
Gọi CTPT của axit hữu cơ là RCOOH
RCOOH + Ca(OH)2 → (RCOO)2Ca + 2H2O
Gọi số mol của Ca(OH)2 là a thì số mol nước là 2a. Theo pp bảo toàn khối
lượng tìm ra a = 0,1. → m= 1100 gam.
16. Xà phòng hóa hoàn toàn 8,9 gam một loại chất béo cần 1,2 gam xút. Vậy
từ 1 tấn chất béo trên đem nấu với xút thì thu được bao nhiêu tấn xà phòng?
Gọi chất béo có công thức là (RCOO)3C3H5


(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
Số mol xút = 0,03 mol → số mol glixerol = 0,1 mol, khối lượng glixerol =
0,92 gam.
Theo pp bảo toàn khối lượng, khối lượng xà phòng thu được từ từ 8,9 gam
chất béo =9,18 gam. → Từ 1 tấn chất béo thu được 1,031 tấn xà phòng.
Bài tập trắc nghiệm:
1. Hỗn hợp X gồm một kim loại và một muối Sunfat của kim loại đó. Cho 50
gam X vào 200 ml dd H2SO4 nồng độ x M (loãng). Sau phản ứng cô cạn, làm bay
hơi nước thu được 59,6 gam muối khan. Tìm x?

A. 1

B. 0,2

C. 0,5

D. 2

Theo pthh thì số mol axit phản ứng = số mol Hiđrô tạo thành, vận dụng
phương pháp bảo toàn khối lượng tìm được khối lượng axit. Cụ thể gọi số mol của
axit là a thì số mol H2 là a → 50 + a.98 = 59,6 + 2a
a = 0,1
Vậy x = 0,5 M. Đáp số: C. 0,5
2. Trộn 6,72 lít C2H4 và 4,48 lít khí H2 đều ở đktc được hỗn hợp khí A. Dẫn A
bột Ni nung nóng được hỗn hợp khí B. B có khối lượng (gam) là:
A. 5,8

B. 6,2

C. 8,8

D. 6,8

Theo phương pháp bảo toàn khối lượng của A chính là khối lượng của B= 8,8
g.
3. Cho 10,8 gam Al vào bình đựng a gam dd Ca(OH) 2 sau một thời gian thấy
khối lượng trong bình là 130,4 gam và có khí thoát ra. Cho toàn bộ lượng khí sinh
ra tác dụng với oxi dư, ngưng tụ hơi nước bằng dd NaCl 30% thì thu được 21,6
gam dd NaCl 25%; a có giá trị (bằng gam) là:
A. 120


B. 240

C. 12

D. 60

Trước hết tìm khối lượng nước = 3,6 gam.
Sau đó vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng tìm được a = 120.


4. Cho V lít CO ở đktc đi qua ống sứ chứa a gam Fe 2O3. Sau một thời gian
(phản ứng không hoàn toàn) thu được 14 gam chất rắn B và hỗn hợp khí X thoát ra,
tỉ khối của X so với H2 = 20,4. Hấp thụ X bằng nước vôi trong dư thu được 20 gam
kết tủa trắng. Giá trị của a(gam), V(lít) là:
A. 17,2 và
5,6

B. 16,2 và
22,4

C.

8,9

11,2



D. 19,2 và

6,72

Trước hết tìm số mol CO2 = 0,2 mol. Dựa vào tỉ khối được số mol CO dư =
0,05 mol. Theo pthh số mol CO tham gia phản ứng bằng số mol CO 2 tạo thành. Vì
vậy V = (0,05 + 0,2) 22,4 = 5,6 lít.
Dựa vào phương pháp bảo toàn khối lượng tìm được a, khối lượng CO + a =
14 + khối lượng khí X.
a = 17,2 gam.
5. Trộn 80 gam một chất béo với m gam xút (vừa đủ) phản ứng kết thúc thu
được 108 gam hỗn hợp muối. Nếu cho m gam xút vào nước được ddA. Cho Al dư
vào ddA thu được thể tích khí (lít) ở đktc là:
A. 11,2

B. 33,6

C. 100,8

D. 44,8

Trước hết dựa vào phương pháp bảo toàn khối lượng để tìm số mol xút = 3
mol.
Sau đó dựa vào pthh nhôm tác dụng với dd xút tìm ra thể tích khí sinh ra =
100,8lít.
6. Hỗn hợp A gồm CaCO3 và Na2CO3 . Nung hoàn toàn 30,6 gam A thu được
21,8 gam chất rắn B và V lít CO2 ở đktc. Dẫn V lít qua dd nước vôi trong dư thu
được khối lượng kết tủa (tính bằng gam) là:
A. 30

B. 15


C. 20

D. 35

Dựa vào phương pháp bảo toàn khối lượng có khí CO 2 = 8,8 gam từ đó tính
được lượng kết tủa = 20 gam.
7. Cho luồng khí CO (dư) đi qua 9,1 gam hỗn hợp gồm CuO và Al 2O3 nung
nóng đến khi phản ứng hoàn toàn, thu được 8,3 gam chất rắn. Khối lượng CuO có
trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,8 gam.

B. 8,3 gam.

C. 2,0 gam.

D. 4,0 gam.


(Trích đề thi TSĐHCĐ khối A năm 2009).
Chỉ có CuO bị khử, sử dụng pp bảo toàn khối lượng tìm được khối lượng oxi
trong CuO = 0,8 gam, số mol oxi trong CuO = 0,05 mol, khối lượng CuO = 4 gam.
Dạng 2: Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng cho đồng thời nhiều
phương trình hóa học.
Có những bài tập có nhiều phản ứng hóa học xảy ra, song không vì thế mà
định luật bảo toàn khối lượng mất đi tác dụng của nó, cụ thể:
VD1: Hỗn hợp chất rắn A gồm CuO Fe 3O4, Fe2O3 . Khử hoàn toàn 16 gam A
nung nóng cần 5,6 lít khí CO ở đktc thu được hỗn hợp kim loại B. Tìm khối lượng
của B?
Đối với bài tập này nếu ta sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố cho ta
lời giải rất nhanh:

CuO + CO → Cu + CO2
Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
Số mol CO = 5,6/22,4 = 0,25 mol.
Theo các pthh cứ 1 mol CO lấy đi 1 mol O của oxit kim loại. Vậy 0,25 mol
CO lấy đi 0,25 mol O của oxit kim loại.
Khối lượng Oxi trong oxit kim loại = 0,25.16 = 4 gam
Khối lượng kim loại có trong oxit = 16 – 4 = 12 gam.
Theo định luật bảo toàn nguyên tố, khối lượng kim loại trong B chính là khối
lượng kim loại trong A = 12 gam.
Tuy nhiên đối với học sinh THCS việc tiếp cận và sử dụng thành thục phương
pháp bảo toàn nguyên tố không phải học sinh nào cũng áp dụng nhanh nhạy được
vì hầu hết học sinh tính theo phương trình hóa học thông thường. Với cách giải
trên nhiều học sinh thấy trìu tượng ở phần lập luận tìm ra số mol Oxi trong oxit
kim loại. Để giải quyết được hạn chế đó tôi xin nêu ra phương pháp sử dụng định
luật bảo toàn khối lượng cho 3 phương trình hóa học:
CuO + CO → Cu + CO2
Fe3O4 + 4CO → 3Fe + 4CO2


Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2.
Để tìm khối lượng của hỗn hợp kim loại tạo thành phải biết khối lượng của
oxit kim loại (đã có 16 gam); khối lượng của CO; khối lượng của CO2.
Theo các phương trình hóa học số mol CO = số mol CO2 = 0,25mol
⇒ Khối lượng CO = 0,25.28 = 7 gam

Khối lượng CO2 = 0,25.44 = 11 gam.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng cho 3 pthh:
Khối lượng oxit kim loại + khối lượng CO = khối lượng kim loại + khối lượng
CO2.

Hay: 16 + 7 = khối lượng B + 11
Khối lượng B = 12 gam.
Rõ ràng với việc áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng (đã được làm
quen từ lớp 8) giúp học sinh hóa giải bài toán một cách nhẹ nhàng.
VD2: Hỗn hợp kim loại A gồm Mg, Al, Fe. Cho 28 gam A vào dd HCl dư thu
được ddB và 6,72 lít khí ở đktc. Tính khối lượng của hỗn hợp muối khan thu được
sau khi cô cạn B.
Với VD này ta có thể sử dụng phương pháp bảo toàn nguyên tố để tìm ra đáp
số nhanh chóng:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2.
Số mol H2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol.
Số mol H trong HCl cũng chính bằng số mol H trong H 2 = 0,3.2 = 0,6. Theo
định luật bảo toàn nguyên tố Cl, lượng Cl trong muối = lượng Cl trong axit =
0,6.35,5 = 21,3 gam.
Vậy khối lượng hỗn hợp muối clorua thu được = 28 + 21,3
= 49,3 gam.


Tuy nhiên ta có thể sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng cho bài tập
này một cách dễ hiểu theo lập luận sau:
Để biết khối lượng muối clorua có trong ddB ta phải biết khối lượng của kim
loại (28gam), khối lượng của axit và khối lượng của H2.
Theo các pthh số mol của axit đều gấp 2 lần số mol H2 bằng 0,3.2 = 0,6 mol.
Khối lượng của Hiđrô = 0,3.2 = 0,6 gam
Khối lượng của axit HCl = 0,6.36,5 = 21,9 gam.
Theo định lượng bảo toàn khối lượng: Tổng khối lượng kim loại + khối lượng
axit = khối lượng muối + khối lượng H2.
Hay 28 + 21,9 = khối lượng muối + 0,6

Vậy khối lượng muối Clorua = 49,3 gam.
Phương pháp bảo toàn khối lượng có thể áp dụng được đối với các phản ứng
xảy ra không hoàn toàn ở VD sau:
VD3: Hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, ZnO, MgO.
Cho 32 gam X vào dd HCl 0,5M, sau một thời gian làm bay hơi nước và axit
dư thu được hỗn hợp chất rắn Y khan có khối lượng 37,5 gam. Tính thể tích dd HCl
tham gia phản ứng.
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Fe2O3 + 6 HCl → 2FeCl3 + 3H2O
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O.
Để tìm được số mol axit đã phản ứng ta phải dựa vào định luật bảo toàn khối
lượng, nghĩa là phải biết được khối lượng của X của Y và của nước, nhưng lượng
nước chưa biết, chỉ biết số mol nước bằng nửa số mol axit. Nếu gọi số mol của
nước là x, thì số mol của axit là 2x, ta có: Khối lượng X + khối lượng HCl = khối
lượng Y + khối lượng nước.
⇒ 32 + 2x.36,5 = 37,5 +18x

55x = 5,5


x = 0,1.
Thể tích dd HCl tham gia phản ứng = 0,1.2/0,5 = 0,4 lít.
Trong nhiều bài tập ta phải sử dụng phương pháp ghép ẩn kết hợp với
phương pháp bảo toàn khối lượng cho nhiều bài tập như trên:
VD4: Hỗn hợp chất rắn A gồm Na 2CO3, CaCO3, MgCO3. Cho 62 gam A vào
dd HCl dư thu được ddB và V lít khí ở đktc. Cô cạn ddB được 73 gam chất khan D.
Tìm V?
Phương trình hóa học xảy ra:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
MgCO3 + 2HCl → MgCl2 + CO2 + H2O.
Để áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng cho bài tập trên ta phải biết
lượng axit, lượng CO2, lượng H2O. Nếu gọi số mol của CO2 là x thì số mol nước là
x, số mol axit tham gia phản ứng là 2x.
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
Khối lượng A + khối lượng axit = khối lượng D + khối lượng CO 2 + khối
lượng nước.
Hay 62 + 2x.36,5 = 73 + 44x + 18x.
x =1
Vậy V = 22,4.1 = 22,4 lít.
Rõ ràng phương pháp bảo toàn khối lượng có lời giải ngắn gọn không kém gì
phương pháp bảo toàn nguyên tố. Nhưng trong một số bài tập có nhiều phản ứng
xảy ra ta không biểu diễn được số mol các chất với nhau dễ dẫn đến nhầm lẫn, ví
dụ:
VD5: Hỗn hợp chất rắn A gồm Na 2CO3, KHCO3 và MgCO3 cho 20 gam A vào
dd H2SO4 vừa đủ thu được 4,48 lít khí ở đktc, tìm tổng khối lượng muối thu được?
Có các phương trình hóa học:
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

(1)


2KHCO3 + H2SO4 → K2SO4 + 2CO2 + 2H2O

(2)

MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 + CO2 + H2O

(3).


Nếu không để ý kỹ thì ta cho rằng số mol của axit bằng số mol của H 2O bằng
số mol CO2 = 4,48/22,4 = 0,2
⇒ 20 + 0,2.98 = khối lượng muối Sunfat + 0,2.44 + 0,2.18

Khối lượng muối Sunfat = 27,2 gam.
Đáp số này không đúng vì theo pthh (1,3) số mol axit = số mol CO 2 = số mol
H2O.
Nhưng theo pthh (2) số mol H2SO4 bằng nửa số mol CO2 bằng nửa số mol
H2O.
* Bài tập tự luận:
1. Hòa tan hoàn toàn 6,8 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa
đủ dd HCl loãng thu được 2,016 lít H 2 ở đktc. Tìm khối lượng muối Clorua thu
được.
Đáp số: 13,19 gam.
Hướng dẫn: Tìm số mol H2; dựa vào pthh số mol axit = 2 lần số mol H 2, dựa
vào phương pháp bảo toàn khối lượng cho 3 pthh để tính khối lượng muối.
2. Hỗn hợp A gồm Mg, Fe và một kim loại M chưa rõ hóa trị. Cho 30,8 gam A
tan hết trong dd HCl dư thu được 10,08 lít H2 ở đktc.Tìm khối lượng muối Clorua
tạo thành.
Tìm số mol Hiđrô → số mol axit gấp 2 lần số mol Hiđrô, từ đó áp dụng
phương pháp bảo toàn khối lượng để tìm khối lượng muối tạo thành = 62,75 gam.
3. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 17,92 lít hỗn hợp khí X ở đktc
gồm H2, CO, CO2 có khối lượng là 12,6 gam. Cho X tác dụng vừa hết với 34,8 gam
oxit kim loại hòa tan lượng kim loại vừa tạo thành bằng dd HCl dư thu được 6,72
lít khí ở đktc.
a, Tìm số mol H2, CO trong X.
b, Xác định công thức hóa học của oxit kim loại
Viết phương trình hóa học: H2O + C → CO + H2



2H2O + C → CO2 + 2H2
Sau đó sử dụng phương pháp ghép ẩn để tìm ra số mol CO =0,1molvà H 2
=0,5mol.
b/Gọi CTHH của oxit kim loại là AxOy.
yH2 + AxOy → xA + yH2O
yCO + AxOy → xA + yCO2.
Từ pthh ta thấy số mol của H2 = số mol H2O, số mol của CO = số mol CO2.
Dựa vào định luật bảo toàn khối lượng tìm ra khối lượng của A, sau đó viết pthh
của A với axit để tìm ra A là sắt:
2A + 2nHCl → 2ACln + nH2.
Sau đó gọi tìm số mol của sắt ,của O trong oxit sắt, rồi suy ra tie lệ x:y=3:4
CTHH của oxit là Fe3O4
4. Hỗn hợp chất rắn X gồm MgO, Fe2O3, CuO. Cho luồng khí H2 đi qua m
gam X nung nóng thu được 28gam hỗn hợp chất rắn Y và 1,8 gam nước. Tìm m=
29,6 gam.
Số mol Hiđrô tham gia phản ứng = số mol nước tạo thành. Dựa vào định luật
bảo toàn khối lượng tìm được m = 29,6 gam. Lưu ý: MgO không bị H2 khử nhưng
phương pháp bảo toàn khối lượng vẫn áp dụng được cho bài tập trên.
5. Cho 20 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Zn tác dụng vừa hết với V lít dd
H2SO4 1M thu được 29,6 gam hỗn hợp muối Sunfat. Tìm V.
Từ pthh ta thấy số mol axit = số mol H 2. Vì vậy nếu số mol axit là 1.V thì số
mol Hiđrô tạo thành cũng là 1.V. Sau đó áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng
ta tìm được V = 0,1 lít.
6. Hỗn hợp X gồm Al, Fe và một kim loại chưa rõ hóa trị. Hòa tan hoàn toàn
16,2 gam X trong dd HCl dư thu được 25,075 gam hỗn hợp muối Clorua và a lít khí
H2 ở đktc. Tìm a.
Nhìn vào các pthh thấy số mol H2 bằng nữa số mol axit HCl tham gia phản
ứng, nếu số mol Hiđrô tạo thành là a/22,4 thì số mol axit tham gia phản ứng là
2a/22,4. Từ đó vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng để tìm ra a = 2,8 lít.

7. Hòa tan hoàn toàn 42 gam hỗn hợp MgO, Fe 2O3, CuO bằng 600 gam dd
H2SO4 (vừa đủ) nồng độ C% thu được 56,4 gam hỗn hợp muối Sunfat. Tìm C%.


Nhìn vào các pthh ta thấy số mol axit bằng số mol nước. Vì vậy nếu gọi số
mol axit là x, thì số mol nước là x, khối lượng axit là 98x, khối lượng nước là 18x.
Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng tìm ra x, từ đó tìm khối lượng axit và
→ C% = 2,94%.
8. Hỗn hợp chất rắn A gồm Mg(OH) 2, Fe(OH)3, Cu(OH)2 trung hòa 26,8 gam
A cần a gam dd HCl 1M, khối lượng riêng d = 1,05g/ml thu được 30,5 gam hỗn
hợp muối clorua. Tìm a.
Nhìn vào các pthh ta thấy số mol axit tham gia phản ứng bằng số mol nước tạo
thành, nếu ta gọi số mol axit là x thì số mol nước là x, áp dụng phương pháp bảo
toàn khối lượng tìm ra x = 0,2, từ đó tính được thể tích dd axit, tính được a nhờ
công thức khối lượng riêng, a = 210 gam.
9. Hỗn hợp chất rắn A gồm CuSO 4, MgSO4, Fe2(SO4)3. Hòa tan 9,5 gam A vào
nước được ddB, đổ x gam ddBaCl 2 10% (vừa đủ) vào ddB được kết tủa D và ddE.
Cô cạn ddE được 7 gam hỗn hợp muối khan. Tìm x.
Viết các phương trình hóa học ra ta thấy ở các pthh số mol BaCl 2 bằng số mol
BaSO4 ,vì vậy nếu gọi số mol của BaCl2 là a mol thì số mol của BaSO4 là a mol. Từ
đó vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng cho 3 phương trình hóa học tìm
được a = 0,1, sau đó tính khối lượng BaCl2, tìm được x = 208g.
10. Hỗn hợp chất rắn A gồm MgCl 2, CaCl2, BaCl2. Hòa tan x gam A vào nước
được ddB. Cho một lượng dd Na2CO3 vừa đủ vào ddB, phản ứng kết thúc, lọc bỏ
kết tủa được ddD, cô cạn ddD thu được 18,9 gam tinh thể NaCl.2H 2O, khối lượng
kết tủa cân nặng 40 gam. Tìm x.
Từ các pthh ta thấy số mol NaCl gấp 2 lần số mol Na 2CO3. Vì thế ta tìm số
mol NaCl có trong 18,9 gam NaCl.2H2O sau đó tìm số mol Na2CO3 rồi vận dụng
phương pháp bảo toàn khối lượng để tìm x = 41,1 gam.
11. Hỗn hợp chất rắn X gồm Al2O3, Fe2O3, CuO, Ag2O. Dẫn luồng khí CO đi

qua 62 gam X nung nóng sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và khí A.
Dẫn A qua dd nước vôi trong dư thu được 10 gam kết tủa. Tìm khối lượng chất rắn
Y.
Theo các pthh số mol CO tham gia phản ứng bằng số mol CO 2 tạo thành, số
mol CO2 bằng số mol kết tủa.
áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng tìm ra khối lượng của Y = 60,4
gam.


12. Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng 10 gam hỗn hợp CuO, Fe 3O3,
ZnO nung nóng. Sau thí nghiệm thu được hỗn hợp chất rắn có khối lượng 7,2 gam
và khí A. Dẫn A qua dd nước vôi trong dư thu được bao nhiêu gam kết tủa?
Sử dụng phương pháp bảo toàn khối lượng để tìm lượng CO 2 thoát ra, lượng
kết tủa tạo thành là 17,5 gam.
13. Hòa tan hoàn toàn 11,9 gam hỗn hợp gồm 1 muối cacbonat của kim loại
hóa trị (I) và một muối cacbonat của kim loại hóa trị (II) trong dd HCl dư, sau phản
ứng thu được 2,24 lít khí ở đktc. Cô cạn dd sau phản ứng thu được bao nhiêu gam
muối khan.
Viết các pthh, từ pthh ta thấy số mol của axit gấp 2 lần số mol CO 2 và cũng
gấp 2 lần số mol nước. Vì vậy số mol CO2 là 0,1thì số mol nước là 0,1, số mol axit
là 0,2. Từ đó tính khối lượng axit, CO2 , nước rồi vận dụng phương pháp bảo toàn
khối lượng để tìm khối lượng hỗn hợp muối clorua = 13 gam.
14. Hòa tan hoàn toàn 8,43 gam hỗn hợp Fe 2O3, MgO, CuO trong 1500 ml dd
H2SO4 0,3M (vừa đủ). Tính khối lượng muối Sunfat khan thu được khi cô cạn dung
dịch sau phản ứng.
Theo các pthh số mol axit bằng số mol nước, từ đó vận dụng phương pháp bảo
toàn khối lượng cho 3 pthh rồi tính ra tổng khối lượng muối Sunfat = 44,43 gam.
15. Cho 13,71 gam hỗn hợp kim loại Cu, Zn, Al vào dd HCl dư thu được
11,76 lít khí ở đktc. Cô cạn các chất sau thí nghiệm thu được bao nhiêu gam chất
rắn khan.

Chỉ có 2 kim loại Al, Zn tan trong dd HCl, theo các pthh số mol axit = 2 lần số
mol H2. Vận dụng phương pháp bảo toàn khối lượng ta tìm được khối lượng chất
khan rắn sau phản ứng = 50,985 gam.
16. Hòa tan hoàn toàn 6,68 gam hỗn hợp 3 muối cacbonat của 3 kim loại hóa
trị I, II, III bằng dd HCl dư thu được ddA và 1,792 lít khí bay ra ở đktc. Tìm khối
lượng muối Clorua có trong A.
Từ pthh ta thấy số mol axit gấp 2 lần số mol CO 2 gấp 2 lần số mol nước, từ đó
tính được khối lượng CO2, nước, axit. Sau đó vận dụng phương pháp bảo toàn khối
lượng để tìm khối lượng muối Clorua sau phản ứng = 7,56 gam.
17. Cho hỗn hợp A gồm nhôm, kẽm, Magiê. Đem đốt cháy hoàn toàn 42,9
gam A bằng Oxi dư thu được 66,9 gam hỗn hợp oxit B. Hòa tan hết B trong dd HCl
dư thu được ddD, cô cạn ddD được bao nhiêu gam muối khan.


Dựa vào phương pháp bảo toàn khối lượng tìm được khối lượng oxi = 24 gam
→ số mol Oxi nguyên tủ = 1,5 mol, khi hòa tan oxit bazơ vào dd HCl ta thấy cứ 1
mol O trong oxit kim loại cần 2 mol H của HCl. Từ đó tìm được số mol axit = 3
mol, mà số mol nước tạo thành bằng nửa số mol axit = 1,5 mol. Vận dụng phương
pháp bảo toàn khối lượng cho các pthh của oxit kim loại với axit ta tìm được khối
lượng muối = 149,4 gam.
18. Cho a gam Fe dư tác dụng với 22,4 lít Oxi ở đktc thu được hỗn hợp A gồm
Fe, FeO, Fe2O3. Cho hỗn hợp A vào 200 gam dd HCl (vừa đủ) thu được 349 gam
ddX và có khí thoát ra. Cho khí thoát ra đi qua bột CuO dư nung nóng thu được 9
gam hơi nước . Tìm a.
Trước hết ta tính khối lượng H2 thoát ra khi cho A vào dd HCl là 1 gam.
Khi cho a gam sắt tác dụng với oxi. Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có:
a + khối lượng oxi = khối lượng A → khối lượng A = a + 32.
Cho A vào dd HCl khi đó áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng ta có:
a + 32 + 200 = 349 + 1
a = 118.

19. Hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3, CuO. Hoà tan hoàn toàn 12 gam X
bằng một lượng vừa đủ dd H2SO4 loãng thu được 46 gam hỗn hợp muối Sunfat.
Nếu dẫn khí CO dư đi qua 12 gam X nung nóng, phản ứng xong, dẫn khí qua
nước vôi trong dư thu được bao nhiêu gam kết tủa.
Khi cho X vào dd H2SO4, nhìn vào các pthh ta thấy số mol axit = số mol nước:
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Vì vậy, dựa vào phương pháp bảo toàn khối lượng ta sẽ tìm được lượng nước
hoặc axit trong các pthh.
Biết được lượng nước tạo thành suy ra lượng O có trong X, suy ra số mol CO 2
tạo thành khi dẫn CO qua X, từ đó tìm được lượng kết tủa.


Gọi số mol của H2SO4 là a thì số mol nước tạo thành là a, theo phương pháp
bảo toàn khối lượng áp dụng cho 4 pthh có: 12 + 98a = 46 + 18a → a = 0,425 mol.
Vậy khối lượng kết tủa bằng 42,5 gam.
(Chú ý: 1 mol CO lấy đi 1 mol O trong X tạo 1 mol CO2).
20. Hỗn hợp X gồm Fe, FeO và Fe2O3, Fe3O4. Cho một luồng CO đi qua ống
sứ đựng m gam hỗn hợp X nung nóng. Sau khi kết thúc thí nghiệm thu được 60
gam chất rắn A trong ống sứ và 11,2 lít khí B (đktc), dẫn B qua nước vôi trong dư
thu được 25 gam kết tủa. Tính m?
25 gam kết tủa ứng với 0,25 mol CO2, sử dụng pp bảo toàn khối lượng cho các
pthh, tìm được m = 64 gam.
Bài tập trắc nghiệm:
1. Hòa tan 5,68 gam hỗn hợp 3 muối CaCO3, MgCO3, BaCO3 vào dd HCl dư
thu được 1,344 lít khí ở đktc và dd X khối lượng muối Clorua trong ddX là:
A. 6,34 gam


B. 6,24 gam

C. 5,75 gam

D. 4,23 gam

Để tìm khối lượng muối clorua trong ddX ta vận dụng phương pháp bảo toàn
khối lượng, theo các pthh số mol axit bằng 2 lần số mol CO 2 và bằng 2 lần số mol
nước. Từ đó tính được khối lượng muối clorua = 6,34 gam. Chọn đáp án A.
2. Cho 3,365 gam hỗn hợp Ba(OH)2, Mg(OH)2, Zn(OH)2 vào 200 gam dd
H2SO4 1,715% vừa đủ thu được 2,33 gam kết tủa và ddA, khối lượng muối trong
ddA
A. 5,1 gam

B. 3,105 gam

C. 3,205 gam

D. 2,31 gam

là:
Từ các pthh ta thấy số mol nước = 2 lần số mol axit sử dụng phương pháp bảo
toàn khối lượng ta tìm được tổng lượng muối Sunfat. Khối lượng muối Sunfat có
trong ddA = tổng lượng muối Sunfat – lượng kết tủa = 3,205 gam, vậy chọn đáp án
C.
3. Cho 18 gam hỗn hợp 3 kim loại Mg, Ca, Cu vào dd HCl dư thu được 7,84
lít khí H2 ở đktc và chất rắn không tan X. Nung X trong không khí, phản ứng kết
thúc thu được 8 gam chất rắn. Khối lượng muối clorua thu được là:



×