LỜI CẢM ƠN
Chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thị Thu Hà đã tận tình
hướng dẫn trong thời gian tìm hiểu đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy các cô đã trang bị những kiến thức quý
báu cho chúng em trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Điện Lực. Đặc
biệt là các thầy các cô trong khoa Công nghệ thông tin. Chính nhờ công lao giảng
dạy, chỉ bảo tận tình của các thầy các cô mà chúng em, những sinh viên khoa Công
nghệ thông tin mới có được những kiến thức chuyên ngành về công nghệ thông tin
để có thể vững bước thực hiện tiếp chặng đường học tập, vận dụng và sáng tạo ra
những sản phẩm công nghệ thông tin hữu ích góp phần phục vụ các lĩnh vực khác
nhau của cuộc sống.
Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2012
Nhóm 5
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................1
......................................................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.........................................6
1.1 Lịch sử phát triển TMĐT.............................................................................................6
1.2 Ảnh hưởng của TMĐT...............................................................................................9
1.3 Công nghệ Asp.NET MVC3.....................................................................................11
Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN BÁN HÀNG.......................................20
2.1. Phân tích yêu cầu chức năng....................................................................................20
2.3. Thiết kế hệ thống......................................................................................................35
2.3.1. Biểu đồ thiết kế các thực thể, và liên kết giữa các thực thể..................................35
.........................................................................................................................................35
Hình 2.23 : Biểu đồ liên kết thực thể..............................................................................36
Bảng 2.1 : Product...........................................................................................................36
Bảng 2.2 : Product_Category_Mapping..........................................................................36
Bảng 2.3 : Product_Manufacturer_Mapping...................................................................37
Bảng 2.4 : Product_Picture_Mapping.............................................................................37
Bảng 2.5 : Picture............................................................................................................38
Bảng 2.6 : Product_ProductTag_Mapping......................................................................38
Bảng 2.7 : Customer........................................................................................................38
Bảng 2.8 : Category.........................................................................................................41
Bảng 2.9 : GiftCard.........................................................................................................41
Bảng 2.10 : Order............................................................................................................44
Bảng 2.11 : OrderNote....................................................................................................44
Bảng 2.12 : OrderProductVariant....................................................................................44
Bảng 2.13 : ReturnRequest..............................................................................................45
1
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
Bảng 2.14 : RelatedProduct.............................................................................................45
Bảng 2.15 : RecurringPaymentHistory............................................................................46
Bảng 2.16 : RecurringPayment........................................................................................46
Bảng 2.17 : ProductVariantAttributeValue.....................................................................46
Bảng 2.18 : ProductVariantAttributeCombination..........................................................47
Bảng 2.19 : ProductVariant_ProductAttribute_Mapping................................................47
Bảng 2.20 : ProductVariant.............................................................................................48
Bảng 2.21 : ProductTemplate..........................................................................................50
Bảng 2.22 : ProductTag...................................................................................................50
Bảng 2.23 : ProductReviewHelpfulness..........................................................................50
Bảng 2.24 : ProductReview.............................................................................................50
Bảng 2.25 : ProductAttribute...........................................................................................51
Bảng 2.26 : Product_SpecificationAttribute_Mapping...................................................51
Bảng 2.27 : ShippingMethod...........................................................................................51
Bảng 2.28 : ShoppingCartItem........................................................................................52
Bảng 2.29 : Shipment......................................................................................................52
Bảng 2.30 : TierPrice.......................................................................................................52
Chương 3: CHƯƠNG TRÌNH...................................................................................54
3.1. Trang chủ..................................................................................................................54
3.2. Giao diện login.........................................................................................................54
3.3. Các chức năng trong mục bán hàng..........................................................................54
KẾT LUẬN................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................59
2
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
`LIỆT KÊ CHỮ VIẾT TẮT
TMĐT
Thương mại điện tử
EDI
Trao đổi dữ liệu điện tử
B2B
Business - To - Business
B2C
Business - To - Customer
Groupon
GROUP và COUPON Giảm giá để tiếp thị
CA
certificate authority (chứng thực số)
CKS
Chữ ký số
CKĐT
Chữ ký điện tử
3
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
DANH MỤC HÌNH
4
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
LỜI MỞ ĐẦU
Có nhiều khái niệm về thương mại điện tử (TMĐT), nhưng hiểu một cách tổng
quát, TMĐT là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng
những phương tiện điện tử. TMĐT vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại
truyền thống. Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử mới, các hoạt động thương
mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không
gian kinh doanh.
Lợi ích của TMĐT
Lợi ích lớn nhất màTMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi
cho các bên giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch
truyền thống. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi
thư tiếp thị. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa
thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị
giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí
đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại
nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng.
Những lợi ích như trên chỉ có được với những doanh nghiệp thực sự nhận thức
được giá trị của TMĐT. Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một
cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
5
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Lịch sử phát triển TMĐT.
•
TMĐT là gì?
Thương mại điện tử (E-Commerce, gọi tắt là TMĐT) là hình thức giao dịch
mua bán hàng thông qua các kỹ thuật điện tử hay cổng thông tin thương mại, thường
là Internet.
Thương mại điện tử là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp
điện tử là việc trao đổi "thông tin" kinh doanh thông qua các phương tiện công nghệ
điện tử.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Thương mại điện tử. Nhiều người
hiểu Thương mại điện tử là bán hàng trên mạng, trên Internet. Một số ý kiến khác lại
cho rằng Thương mại điện tử là làm thương mại bằng điện tử. Những cách hiểu này
đều đúng theo một góc độ nào đó nhưng chưa nói lên được phạm vi rộng lớn của
Thương mại điện tử.
Thương mại điện tử không chỉ là bán hàng trên mạng hay bán hàng trên
Internet mà là hình thái hoạt động kinh doanh bằng các phương pháp điện tử. Hoạt
động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động trong kinh doanh như giao dịch, mua
bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và kể cả giao hàng. Các phương pháp điện tử ở
đây không chỉ có Internet mà bao gồm việc sử dụng các phương tiện công nghệ điện
tử như điện thoại, máy FAX, truyền hình và mạng máy tính (trong đó có Internet).
Thương mại điện tử cũng bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các
phương tiện công nghệ điện tử. Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay văn
bản, tin tức mà nó gồm cả hình ảnh, âm thanh và phim video.
•
Lịch sử phát triển TMĐT.
•
Năm 1910, 15 người bán hoa của Đức đã tập hợp lại cùng nhau để trao đổi
theo đường điện báo những đơn hàng hoa đặt mua từ ngoại thành. Tổ hợp Điện báo
Giao nhận của những người bán hoa nói trên, ngày nay là công ty FTD Inc., có thể đã
là mạng thương mại điện tử thực sự đầu tiên. Tuy nhiên đối với các hệ thống thương
mại điện tử được kết nối bằng máy tính, một yêu cầu quan trọng là cần có những tài
liệu kinh doanh đã được chuẩn hoá để các máy tính ở mỗi đầu dây đều có thể hiểu
được nhau. Cội nguồn của loại hình thương mại điện tử này cũng bắt đầu rất sớm, từ
năm 1948, khi Liên bang Xô Viết, kiểm soát Đông Đức cắt đứt đường thuỷ, đường
sắt và đường bộ giữa Tây Đức và Berlin, phần lãnh thổ do Mỹ, Anh và Pháp kiểm
soát sau chiến tranh thế giới lần thứ II.
6
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
Kết quả là Cầu hàng không Berlin ra đời. Trong 13 tháng tiếp theo, hơn 2 triệu
tấn thực phẩm và những đồ tiếp tế khác đã được chuyển vào Tây Berlin bằng đường
hàng không. Tuy nhiên, việc theo dõi hàng hoá mà việc bốc dỡ phải tiến hành thật
nhanh, đã không thể tiến hành được với những bản kê khai hàng hoá vận chuyển theo
những biểu mẫu khác nhau và đôi khi được viết bằng những ngôn ngữ khác nhau.
Để giải quyết vấn đề này, một sĩ quan quân đội Mỹ Edward A. Guilbert và các
sĩ quan hậu cần khác đã phát triển một hệ thống kê khai chuẩn có thể truyền bằng
telex, máy vô tuyến điện báo hoặc điện thoại. Họ đã theo dõi hàng ngàn tấn hàng
trong một ngày cho đến khi các tuyến đường khác vào Berlin được mở lại vào năm
1949.
Thương mại điện tử - con đường hình thành và phát triểnGuilbert đã không
quên giá trị của những kê khai chuẩn. Đầu những năm 1960, trong khi đang làm việc
tại Công ty Du Pont, ông đã phát triển một chuẩn dành cho các thông điệp điện tử để
gửi thông tin hàng hoá giữa Công ty Du Pont và hãng vận chuyển Chemical
Leahman Tank Lines. Năm 1965, hãng vận chuyển Steamship Line (liên doanh giữa
một hãng của Mỹ và một hãng của Hà Lan) bắt đầu gửi cho hãng vận chuyển
Atlantic những bản kê khai chuyển hàng dưới dạng những thông điệp telex mà sau
đó có thể in ra giấy hoặc nhập vào máy tính.
Đến năm 1968, rất nhiều các công ty vận chuyển đường sắt, hàng không,
đường bộ và vận chuyển đường biển đã sử dụng những chuẩn kê khai điện tử liên
ngành do Uỷ ban Phối hợp Truyền dữ liệu (Transportation Data Coordinating
Committee - TDCC) của Mỹ khởi xướng và vào năm 1975, TDCC đã xuất bản tài
liệu đặc tả kỹ thuật thuật trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) đầu tiên của mình.
Ngành lương thực và thực phẩm bắt đầu một dự án thử nghiệm về trao đổi dữ
liệu điện tử vào năm 1977. Đến đầu những năm 1980, Tập đoàn ô tô Ford Motor và
Tập đoàn ô tô General Motor yêu cầu những nhà cung cấp của họ sử dụng EDI.
Những nhà bán lẻ lớn như Sears, Roebuck và Co. và Kmart Corp. cũng bắt đầu sử
dụng EDI.
Tuy nhiên, trong khi EDI tiết kiệm cho khách hàng rất nhiều tiền bạc bằng
cách loại bỏ tất cả các thủ tục giấy tờ, thì nó lại tỏ ra rất đắt đối với những nhà cung
cấp. Nó đòi hỏi nhà cung cấp phải sử dụng phần mềm đắt tiền và những mạng gia
tăng giá trị (VAN). Ngoài ra, những nhà cung cấp thường phải sử dụng những hệ
thống EDI khác nhau cho các khách hàng lớn của mình vì không có khách hàng nào
hoàn toàn tuân thủ tập chuẩn con EDI trong ngành của mình. Trước tình hình phần
lớn khách hàng lớn đều yêu cầu các nhà cung cấp phải sử dụng EDI, sự lựa chọn trở
nên khá đơn giản: Không có EDI, không có doanh thu.
Đến năm 1991, khoảng 12.000 doanh nghiệp Mỹ đang sử dụng EDI. Đó cũng
7
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
là năm chính phủ Mỹ bãi bỏ hạn chế thương mại sử dụng Internet, và là năm Tim
Berners-Lee đã tạo ra trình duyệt web đầu tiên. Một kiểu thương mại điện tử mới, từ
doanh nghiệp đến người tiêu dùng, trên web đã bùng nổ.
Năm 1994, trình duyệt web Netscape Navigator, với tính năng hỗ trợ
"cookies", những tệp dữ liệu nhỏ được lưu trên máy tính của người sử dụng đã tạo
điều kiện cho việc tạo những cửa hàng trên Web có khả năng nhận dạng những
khách hàng, tập hợp dữ liệu về họ và cá nhân hoá việc bán hàng để phủ hợp với
khách hàng.
Hoạt động trực tuyến.
Trong khi những cửa hàng lớn trên mạng như Amazon.com Inc. bán những sản
phẩm trực tuyến với giá thoả thuận và không cần phải cất giữ hàng hoá trong kho
hàng, những doanh nghiệp kinh doanh truyền thống lại đổ xô như điên để tạo sự hiện
diện của mình trên web. Một cơ sở hạ tầng tổng thể đã phát triển và đủ độ chín để hỗ
trợ những công ty dotcom: United Parcel Service Inc. và FedEx Corp., chuyên về
chuyển hàng; một số công ty bên thứ ba cung cấp các dịch vụ thẻ tín dụng, những hệ
thống tiền điện tử và thậm chí American Express Co. còn giới thiệu Blue, một "thẻ
thông minh" đặc biệt được thiết kế cho việc mua hàng trên mạng.
Internet cũng làm một cuộc cách mạng hoá nền thương mại điện tử doanh
nghiệp đến doanh nghiệp. EDI thông qua Internet đã rẻ hơn rất nhiều so với VANs và
những người sử dụng EDI ở qui mô lớn đã phát triển những hệ thống giao dịch trực
tuyến của họ dựa trên web dựa trên những ngôn ngữ đánh dấu tương thích với Web
thay cho những tài liệu EDI cứng nhắc. Năm 2001, một phiên bản của XML được thiết
kế cho thương mại điện tử, được gọi là ebXML, đã chính thức được chuẩn hoá và
những người sử dụng ngày nay đang tiến hành kết hợp những yếu tố tốt nhất của EDI
và ebXML để tạo ra một loại hình thương mại điện tử hoàn hảo hơn.
Và đây là toàn bộ câu chuyện về thương mại điện tử
Đầu những năm 1960: Edward A. Guilbert lần đầu tiên gửi những thông điệp
giống EDI về thông tin hàng hoá cho việc trao đổi hàng giữa Du Pont và Chemical
Leahman Tank Lines.
1965: Hãng vận chuyển Steamship Line gửi những bản kê khai chuyển hàng
dưới dạng những tin nhắn qua telex và được tự động chuyển thành dữ liệu lưu trong
máy tính.
1968: Uỷ ban phối hợp truyền dữ liệu của Mỹ ra đời kết hợp các chuẩn kê khai
hàng hoá cho từng ngành: ngành vận tải hàng không, đường bộ, đường thuỷ và đường
sắt.
1977: Ngành lương thực và thực phẩm khai trương một dự án EDI thử nghiệm.
8
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
1982: GM và Ford yêu cầu những đại lý cung cấp sử dụng EDI.
1991: Mỹ bãi bỏ những hạn chế về thương mại sử dụng Internet.
1994: Netscape Navigator 1.0 có tính năng hỗ trợ "cookies".
1995: Amazon.com, do Jeff Bezos thành lập, khai trương cửa hàng bán sách và
âm nhạc trực tuyến.
1999: American Express giới thiệu Blue, một thẻ thông minh tích hợp thanh
toán trên mạng và ví trực tuyến.
2000: 3 nhà chế tạo ô tô lớn nhất nước Mỹ (Ford, GM and DaimlerChrysler)
thiết lập chương trình thanh toán thương mại điện tử B2B Covisint.
2001: Chuẩn ebXML 1.0 được phê chuẩn.
Thương mại điện tử hiện nay đã trở nên khá quen thuộc và trở thành một môi
trường thương mại không thể thiếu được trong đời sống kinh tế xã hội phát triển. Ở
Việt Nam, Thương mại điện tử đang được các doanh nghiệp từng bước áp dụng vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Thương mại điện tử có những thế mạnh vượt
trội mà không một loại hình kinh doành nào khác có được.
1.2 Ảnh hưởng của TMĐT
•
Ảnh hưởng của TMĐT
• Sự ra đời của Thương mại điện tử đã tác động đến nhiều khía cạnh của kinh
doanh hiện đại: Ngân hàng, marketing, sản xuất, chiến lược kinh doanh, định vị và
phân khúc thị trường,... Tác động đến hoạt động marketing.
Nghiên cứu thị trường: Một mặt TMĐT hoàn thiện, nâng cao hiệu quả các
hoạt động nghiên cứu thị trường truyền thống, một mặt tạo ra các hoạt động mới giúp
nghiên cứu thị trường hiệu quả hơn. Các hoạt động như phỏng vấn theo nhóm, phỏng
vấn sâu được thực hiện trực tuyến thông qua Internet; hoạt động điều tra bằng bảng
câu hỏi được thực hiện qua công cụ webbased tiện lợi, nhanh và chính xác hơn.
Hành vi khách hàng: Hành vi khách hàng trong thương mại điện tử thay đổi
nhiều so với trong thương mại truyền thống do đặc thù của môi trường kinh doanh
mới. Các giai đoạn xác định nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá lựa chọn, hành
động mua và phản ứng sau khi mua hàng đều bị tác động bởi Internet và Web.
Phân khúc thị trường và Thị trường mục tiêu: Các tiêu chí để lựa chọn thị
trường mục tiêu dựa vào tuổi tác, giới tính, giáo dục, thu nhập, vùng địa lý... được bổ
sung thêm bởi các tiêu chí liên đặc biệt khác của Thương mại điện tử như mức độ sử
dụng Internet, thư điện tử, các dịch vụ trên web.
9
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
Định vị sản phẩm: Các tiêu chí để định vị sản phẩm cũng thay đổi từ giá rẻ
nhất, chất lượng cao nhất, dịch vụ tốt nhất, phân phối nhanh nhất được bổ sung thêm
những tiêu chí của riêng thương mại điện tử như nhiều sản phẩm nhất (Amazon.com),
đáp ứng mọi nhu cầu của cá nhân và doanh nghiệp (Dell.com), giá thấp nhất và dịch
vụ tốt nhất (Charles Schwab)...
Các chiến lược marketing hỗn hợp: Bốn chính sách sản phẩm, giá, phân phối,
xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh cũng bị tác động của Thương mại điện tử. Việc thiết kế
sản phẩm mới hiệu quả hơn, nhanh hơn, nhiều ý tưởng mới hơn nhờ sự phối hợp và
chia xẻ thông tin giữa Nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và khách hàng
(Li&Fung.com). Việc định giá cũng chịu tác động của Thương mại điện tử khi doanh
nghiệp tiếp cận được thị trường toàn cầu, đồng thời đối thủ cạnh tranh và khách hàng
cũng tiếp cận được nguồn thông tin toàn cầu đòi hỏi chính sách giá toàn cầu và nội địa
cần thay đổi để có sự thống nhất và phù hợp giữa các thị trường. Việc phân phối đối
với hàng hóa hữu hình và vô hình đều chịu sự tác động của Thương mại điện tử, đối
với hàng hóa hữu hình quá trình này được hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả hơn đối
với hàng hóa vô hình, quá trình này được thực hiện nhanh hơn hẳn so với thương mại
truyền thống. Đặc biệt hoạt động xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh có sự tiến bộ vượt bậc
nhờ tác động của Thương mại điện tử với các hoạt động mới như quảng cáo trên
website, quảng cáo bằng e-mail, diễn đàn cho khách hàng trên mạng, dịch vụ hỗ trợ
khách hàng 24/7...
Thay đổi mô hình kinh doanh: Một mặt các mô hình kinh doanh truyền thống
bị áp lực của TMĐT phải thay đổi, mặt khác các mô hình kinh doanh thương mại điện
tử hoàn toàn mới được hình thành.Thay đổi các mô hình kinh doanh truyền thống như:
Ford Motor. com; Charles Schwab, IBM.com...
Mô hình kinh doanh mới: Dell.com, Amazon.com, Cisco.com,...
Tác động đến hoạt động sản xuất
Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng Thương mại điện tử có thể giảm chi phí
sản xuất đáng kể. Có thể phân tích một số mô hình để thấy rõ hiệu quả của Thương
mại điện tử trong sản xuất.
Tác động đến hoạt động ngân hàng
Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát triển mở ra cơ
hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng.
1. Internet banking.
2. Thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến.
10
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
3. Thanh toán bằng thẻ thông minh.
4. Mobile banking.
5. ATM.
6. POS.
Tác động đến hoạt động vận tải, bảo hiểm:
Mô hình kinh doanh bảo hiểm cũng bị thay đổi bởi tác động của Thương mại
điện tử. Cụ thể xem mô hình trong phần tác động đến các ngành nói chung.
Tác động đến hoạt động ngoại thương:
Đối với hoạt động ngoại thương, Thương mại điện tử có những tác động hết
sức mạnh mẽ do đặc thù của Internet là toàn cầu rất phù hợp với các giao dịch thương
mại quốc tế. Mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh quốc tế đều chịu tác động của
TMĐT. Chi tiết xem chuyên đề của UNCTAD về ứng dụng Internet vào Thương mại
quốc tế.
• Ưu điểm của thương mại điện tử.
Ưu điểm tuyệt đối của Thương mại Điện tử là cho phép người sử dụng thực
hiện các hoạt động kinh doanh ngay lập tức trên quy mô toàn cầu, từ việc quảng cáo
công ty, tiếp thị sản phẩm, đàm phán và đặt hàng cho đến các khâu thanh toán, giữ liên
hệ với khách hàng và hỗ trợ sau bán hàng.
1.3 Công nghệ Asp.NET MVC3
ASP.Net MVC 3 là một phiên bản khá hấp dẫn, có thêm nhiều tính năng và cải
tiến mới rất tuyệt vời, giúp đơn giản hóa mã (code) của bạn. ASP.Net MVC 3 cũng
tương thích ngược với ASP.Net MVC 1 và ASP.Net MVC 2, khiến việc nâng cấp các
ứng dụng hiện có rất dễ dàng.
Một số tính năng mới như: Razor, multi view engine, những cài tiến trong:
controller, JavaScript và Ajax, Model Validation, Dependency Injection, và các tính
năng mới khác.
•
Công cụ xem Razor (The Razor View Engine)
ASP.net MVC 3 đi kèm với một công cụ xem mới có tên là Razor với những
lợi ích sau:
Cú pháp Razor là sạch sẽ và xúc tích, đòi hỏi một số lượng tối thiểu các tổ hợp
phím.
Việc tìm hiểu Razor tương đối dễ dàng vì nó dựa trên ngôn ngữ C# và Visual Basic.
11
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
Visual Studio bao gồm IntelliSense và mã cú pháp Razor được màu hóa.
Razor views có thể kiểm tra từng đơn vị mà không đòi hỏi bạn phải chạy các ứng dụng
hoặc phải chạy web server.
•
Một số tính năng mới của Razor:
Cú pháp @model để xác định các loại sẽ được truyền vào view.@**@ là cú
pháp comment.
Khả năng định rõ mặc định (như layoutpage) một lần cho toàn bộ trang web.
Phương thức Html.Raw để hiển thị các văn bản mà không cần mã hóa Html cho
nó.
Hỗ trợ chia sẽ mã giữa nhiều views (_viewstart.cshtml hay _viewstart.vbhtml).
•
Razor cũng bao gồm những công cụ hỗ trợ HTML mới, chẳng hạn
như:
Chart – biểu diễn một biểu đồ, cung cấp các tính năng như control chart trong
ÁP.NET 4.
WebGrid – biểu diễn một lưới dữ liệu (data grid), hoàn chỉnh với chức năng
phần trang và phân loại.
Crypto – Sử dụng các thuật toán băm (hashing algorithms) để tạo thuộc tính
thông thạo và băm các mật khẩu.
WebImage – biểu diễn một hình ảnh.
WebMail – gởi tin nhắn email.
•
Để biết thêm các thông tin về Razor, xem thêm các nguồn sau:
Scott Guthrie’s blog post introducing Razor.
Scott Guthrie’s blog post introducing the @model keyword.
Scott Guthrie’s blog post introducing Razor layouts.
Razor API Quick Reference.
MVC 3 Release Notes.
•
Hỗ trợ đa View Engines (Support for Multiple View Engines)
Thêm hộp thoại View trong ASP.NET MVC 3 cho phép bạn chọn các view
engine mà bạn muốn làm việc với nó, và hộp thoại New Project cho phép bạn xác định
12
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
view engine mặc định cho một project. Bạn có thể chọn view engine Web Forms
(ASPX), Razor, hay một view engine nguồn mở như Spark, NHaml, hay NDjango.
•
Những cải tiến Controller
Global Action Filters
Đôi khi bạn muốn thực hiện một logic hoặc trước khi một phương thức thực
hiện hoặc sau một một phương thức hành động được thực hiện. Để hỗ trợ điều này,
ASP.NET MVC 2 đã cung cấp bộ lọc hành động (Action Filters). Action Filter là các
thuộc tính tùy chỉnh cung cấp khai báo một phương tiện để thêm trước hành động và
sau hành động một hành vi để xác định phương thức controller hành động cụ thể.
MVC 3 cho phép bạn chỉ định các bộ lọc chung bằng cách thêm chúng vào bộ sưu tập
GlobalFilters.
Thuộc tính mới “ViewBag”
MVC 2 hỗ trợ điều điều khiển một thuộc tính ViewData để cho phép bạn
chuyển dữ liệu đến một view template bằng cách sử dụng một API. Trong MVC 3,
bạn có thể sử dụng cú pháp đơn giản hơn một chút với thuộc tính ViewBag để thwucj
hiện cùng một mục đích trên. Ví dụ, thay vì viết ViewData[“Message”] = “text”, bạn
có thể viết ViewBag.Message = “text”. Bạn không cần phải xác định lớp mạnh bất kỳ
để sử dụng thuộc tính ViewBag. Bởi vì nó là một thuộc tính năng động (dynamic
property), bạn có thể thay vì chỉ nhận hay thiết lập các thuộc tính và nó sẽ giải quyết
các ván đề còn lại tự động khi chạy. Bên trong thuộc tính ViewBag được lưu trữ như
cặp name/value trong từ điển ViewData. (Lưu ý: trong hầu hết các phiên bản trước của
MVC3, thuộc tính ViewBag có tên là ViewModel).
Các kiểu “ActionResult” mới
Dưới đây là các kiểu ActionResult và phương pháp trợ giúp mới và nâng cao
trong MVC 3:
HttpNotFoundResult . Trả về trạng thái mã HTTP 404 cho khách hàng.
RedirectResult . Trả về một chuyển hướng tạm thời (mã trạng thái HTTP 302) hoặc
một chuyển hướng vĩnh viễn (mã trạng thái HTTP 301), phụ thuộc vào một tham số
Boolean.
HttpStatusCodeResult . Trả về một mã trạng thái người dùng được xác định.
•
JavaScript và Ajax
Theo mặc định, Ajax và các công cụ hỗ trợ hợp lệ trong MVC 3 sử dụng một
cách tiếp cận unobtrusive JavaScript. Unobtrusive JavaScript nội tuyến tránh tiêm tín
13
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
hiệu từ JavaScript vào HTML. Điều này làm cho HTML của bạn nhỏ hơn và ít lộn xộn
hơn, và làm cho nó chuyển đổi ra ngoài dễ dàng hơn hay tùy chỉnh các thư viện
JavaScript. Validation helpers trong MVC 3 cũng sử dụng plugin jQueryValidate theo
mặc định. Nếu bạn muốn MVC 2 thực hiện, bạn có thể vô hiệu hóa unobtrusive
JavaScript bawgnf cách thiết lập lại file web.config.
Client-Side Validation Enabled by Default.
Trong các phiên bản trước đó của MVC, bạn cần phải gọi rõ phương thức
Html.EnableClientValidation từ một view để cho phép phía máy khác xác nhận. Điều
này trong MVC 3 là không cần thiết vì phía khách hàng xác nhận là kích hoạt mặc
định. (Bạn có thể vô hiệu hóa điều này bằng cách sử dụng một thiết lập trong file
web.config).
Để cho phía máy khách xác nhận để làm việc, bạn vẫn cần phải tham khảo
thích hợp thư viện jQuery và jQuery Validation trong trang web của bạn. Bạn có thể
lưu trữ các thư viện trên máy chủ của chính bạn hoặc tham chiếu cho chúng từ một
mạng lưới phân bố nội dung(CDN – Content Delivery Network) như CDNs từ
Microsoft hay Google.
Remote Validator
ASP.NET MVC 3 hỗ trợ lớp RemoteAttribute cho phép bạn tận dụng lợi thể
của plugin jQuery Validation để hỗ trợ xác nhận từ xa. Điều này cho phép các bên các
nhận thư viện client-side validation để tự động gọi một phương thức tùy chỉnh mà bạn
xác định trên máy chủ để thực hiện xác nhận logic chỉ có thể được xác nhận phía máy
chủ.
Trong ví dụ sau đây, thuộc tính Remote xác định rừng xác nhận máy khác sẽ
gọi một hành động tên là UserNameAvailable trên lớp UsersController để xác minh
trường UserName.
Để biết thêm về cách sử dụng các thuộc tính Remote, xem bài How to:
Implement Remote Validation in ASP.NET MVC trong MSDN.
JSON Binding Support
ASP.NET MVC 3 bao gồm ràng buộc hỗ trợ JSON cho phép các phương thức
hành động để nhận được dữ liệu JSON-encoded và model-bind tham số phương thức
hành động của nó. Khả năng này rất hữu ích trong các tình huống liên quan đên client
template và data binding. MVC 3 cho phép bạn dễ dàng kết nối client template với các
phương thức hành độngtrên máy chủ khi gởi và nhận nhận dữ liệu JSON. Để biết thêm
thông tin về JSON binding support, tham khảo Scott Guthrie’s MVC 3 Preview .
14
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
•
Model Validation Imporvements
Thuộc tính siêu dữ liệu “DataAnnotations”
ASP.NET MVC 3 hỗ trợ các thuộc tính siêu dữ liệu DataAnnotations như
DisplayAttribute.
Lớp “ValidationAttribue”
Lớp ValidationAttribute đã được cải tiến trong .NET Framerwork 4 để hỗ trợ
một quá tải mới là IsValid cung cấp thêm thông tin về bối cảnh xác nhận hiện tại,
chẳng hạn như những gì đối tượng đang được xác nhận. Điều này cho phép các kịch
bản phong phú hơn, nơ bạn có thể xác nhận giá trị hiện tại dựa trên các thuộc tính khác
của model. Ví dụ, thuộc tính mới CompareAttribute cho phép bạn so sánh các giá trị
của 2 thuộc tính của một model. Trong ví dụ dưới đây, thuộc tính ComparePassword
phải phù hợp với trường Password để được hợp lệ:
Validation Interfaces
Giao diện IValidatableObject cho phép bạn thực hiện các cấp model xác nhận,
và nó cho phép bạn cung cấp các thông điệp xác nhận lỗi cụ thể đối với các trạng thái
của model tổng thể, hay giữ 2 thuộc tính trong model. MVC 3 bây giờ lấy lỗi từ giao
diện IValidatableObject khi ràng buộc mô hình, và từ động gắn cờ hay tô sáng các
trường bị ảnh hưởng trong phậm vi view bằng cách sử dụng công cụ hỗ trợ hình thức
HTML.
Giao diện IClientValidatable cho phép ASP.NET MVC khám phá trong thời
gian chạy dù validator đã hỗ trợ cho việc xác thực ở client. Giao diện này được thiết
kế để có thể tích hợp với hàng loạt các validation frameworks.
• Dependency Injection Imporvements
ASP.NET MVC 3 cung cấp hỗ trợ tốt hơn cho việc áp dụng Dependency
Injection (DI) và tích hợp với Dependency Injection hay Inversion of Control (IOC)
containers. Các hỗ trợ cho DI được thêm vào:
Controllers (registering and injecting controller factories, injecting controllers).
Views (registering and injecting view engines, injecting dependencies into view
pages).
Action filters (locating and injecting filters).Model binders (registering and injecting).
Model validation providers (registering and injecting).
Model metadata providers (registering and injecting).
15
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
Value providers (registering and injecting).
MVC 3 hỗ trợ các thư viện Common Service Locator và bất kỳ DI container
nào có hỗ trợ của thư viện IServiceLocator. Nó cũng hỗ trợ giao diện mới
IDpendencyResolver làm cho nó dễ dàng hơn để tích hợp với DI frameworks.
• Các tính năng mới khác (Other New Features)
NuGet Integration
ASP.NET MVC 3 tự động cài đặt và cho phép Nuget như một phần cài đặt của
nó. NuGet là một gói quản lý nguồn mở miễn phí mà có thể dễ dàng tìm tâấy nó, cài
đặt và sử dụng thư viện .NET và các công cụ trong các project của bạn. Nó hoạt động
với tất cả các loại project của Visual Studio (bao gồm ASP.NET Web Forms và
ASP.NET MVC).
NuGet cho phép các nhà phát triển để duy trì các dự án mã nguồn mở (ví dụ:
các dự án như Moq, NHibernate, Ninject, StructureMap, NUnit, Windsor,
RhinoMocks, và Elmah) để đóng gói thư viện của mình và đăng ký chúng trong một
bộ sưu tập trực tuyến.
Để biết thêm về NuGet, xem thêm tài liệu NuGet documentation on the
CodePlex site.
Partial-Page Output Caching
ASP.NET MVC được hỗ trợ bộ nhớ đệm output của trang trả lời đầy đủ kể từ
phiên bản 1. MVC 3 cũng hỗ trợ các trang xuất caching một phần, cho phép bạn dễ
dàng đến các vùng nhớ đệm hoặc các mảnh của một response.
Kiểm soát và yêu cầu xác nhận (Granular Control over Request Valiedation)
ASP.NET MVC đã được xây dựng trong quá trình xác nhận yêu cầu tự động
giúp bảo vệ chống lại các cuộc tấn công XSS và HTML injection. Tuy nhiên, đôi khi
bạn muốn vô hiệu hóa yêu cầu xác nhận rõ ràng, chẳng hạn như nếu bạn muốn cho
phép một người post nội dung HTML (Ví dụ, trong ác mục blog hoặc nội dung CMS).
Bạn có thể thêm một thuộc tính AllowHtml cho các model hay view models để vô
hiệu hóa các yêu cầu xác nhận trên mỗi một thuộc tính cơ bản trong mô hình liên kết.
Mở rộng hộp thoại “New Project”
Trong ASP.NET MVC 3, bạn có thể thêm các project mẫu, view engines, và
unit test project frameworks cho hộp thoại New project.
Scaffolding Improvements
16
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
ASP.net MVC 3 các mẫu scaffolding làm một công việc tốt hơn của việc xác
định các thuộc tính khóa chính trên các mô hình và xử lý chúng một cách thích hợp
hơn trong các phiên bản trước của MVC.
Theo mặc định, Tạo và Sửa scaffolds bây giờ sử dụng Html.EditorFor helper
thay vì Html.TextBoxFor helper. Điều này cải thiện hỗ trợ cho các siêu dữ liệu trên
mô hình ở dạng chú thích thuộc tính dữ liệu khi hộp thoại Add View tạo ra một view.
Các quá tải mới cho “Html.LabelFor”” và “Html.LabelForModel”
Các phương pháp quá tải mới có thêm phương thức LabelFor và LabelForModel. Các
quá tải mới cho phép bạn xác định hay ghi đè lên label text.
Sessioinless Controller Support
Lớp mới “AdditionalMetadataAttribute”
Bạn có thể sử dụng thuộc tính AdditionalMetadata để đưa vào từ điển ModelMetadata.
AdditionalValues cho một thuộc tính model. Ví dụ, nếu view model có một thuộc tính
sẽ được hiển thị chỉ cho một admin, bạn có thể thực hiện giống như trong ví dụ dưới
đây:
1.4 Tầm quan trọng của thương mại điện tử.
Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sự phát
triển của tin học đã tạo điều kiện cho mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách
nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ Internet. Vì là một môi trường
truyền thông rộng khắp thế giới nên thông tin có thể giới thiệu tới từng thành viên một
cách nhanh chóng và thuận lợi. Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thương
mại điện tử thông qua Internet. Và Thương mại điện tử nhanh chóng trở nên phổ biến
trên thế giới trở thành một công cụ rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hoá
của các nhà cung cấp. Đối với khách hàng, có thể có thể lựa chọn, so sánh hàng hoá
phù hợp cả về loại hàng hoá, dịch vụ giá cả, chất lượng và phương thức giao hàng cho
khách hàng.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng Thương mại điện tử là sự thay đổi lớn nhất trong
kinh doanh kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp.
Thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản
phẩm và dịch vụ mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà bản thân nó thực sự là
một phương thức kinh doanh mới: Phương thức kinh doanh điện tử. Thương mại điện
tử chuyển hoá các chức năng kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường và sản xuất sản
phẩm đến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng từ phương thức kinh doanh truyền thống
đến phương thức kinh doanh điện tử.
17
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
1.5 Đặt vấn đề
Hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã đem lại cho nước ta những cơ hội thuận
lợi mới cho phát triển kinh tế. Sự phát triển kinh tế như thế hiển nhiên sẽ là cơ sở quan
trọng nhất cho việc tăng thu và ổn định nguồn ngân sách nhà nước. Cùng với quá trình
hội nhập kinh tế này, nhiều phương thức kinh doanh mới mẻ và hiện đại đã và đang
được áp dụng và phát triển rất nhanh ở nước ta, trong đó phải kể đến phương thức giao
dịch thương mại điện tử. Tuy nhiên sự xuất hiện của chúng cũng đang đặt ra những
câu hỏi cho việc thực hiện vai trò của hệ thống thuế trong việc ổn định và tăng thu
ngân sách.
Thương mại điện tử đang là một xu thế phát triển mạnh mẽ trong các giao dịch
kinh tế trên thế giới và đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây.
Không khó để tìm hiểu về nội dung của khái niệm thương mại điển tử vì điều này đã
được nhiều nghiên cứu đề cập đến. Khái quát lại, ta có thể thấy khái niệm thương mại
được hiểu theo hai cấp độ chính như sau, tuỳ thuộc vào việc người ta mở rộng phạm vi
áp dụng các giao dịch điện tử vào các lĩnh vực kinh tế: Thứ nhất, thương mại điện tử
là việc thực hiện các hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên
việc xử lý và truyền dữ liệu dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh. Thương mại điện tử
gồm nhiều hành vi như mua bán hàng hoá, dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận
các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu trên mạng,
vận đơn điện tử, tiếp thị qua mạng… Thứ hai, thương mại điện tử là việc thực hiện các
hoạt động thương mại qua mạng internet.Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định
nghĩa: thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng, phân phối sản
phẩm được mua bán và thanh toán qua internet, nhưng được giao nhận một cách hữu
hình cả các sản phẩm cũng như những thông tin số hoá qua mạng internet. Sự khác
biệt giữa thương mại điện tử và các hình thức giao dịch thông thường là ở chỗ:
• Các chủ thể trong giao dịch có thể không cần phải tiến hành các thủ tục mua
bán thông thường. Họ có thể không cần phải gặp gỡ, trao đổi trực tiếp.
• Phương thức giao nhận hàng hoá, dịch vụ không nhất thiết phải tiến hành theo
cách thức giao hàng trực tiếp mà có thể giao nhận qua mạng. Phương thức giao nhận
này của thương mại điện tử đặc biệt thông dụng và dễ dàng khi khách hàng mua các
sản phẩm như âm nhạc, phim ảnh, sách báo, phần mềm. Rất dễ để hình dung được
rằng khách hang chỉ cần một vài thao tác download đơn giản là họ đã có thể có sản
phẩm mình cần.
• Không gian số hoá. Đây là một đặc điểm quan trọng bậc nhất của thương mại
điện tử so với thương mại truyền thống, ít nhất là trên phương diện pháp luật thuế.
18
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
Nếu trong các giao dịch truyền thống, người ta có thể phân loại và nhận biết chúng bởi
sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia và sự hiện hữu của hàng hoá trong quá
trình giao nhận thì trong giao dịch điện tử, các giao dịch không còn bị ràng buộc bởi
không gian của biên giới quốc gia.
• Cần thiết phải có một bên thứ ba để chứng thực và hỗ trợ kỹ thuật cho các bên
trong quá trình tiến hành một giao dịch thương mại điện tử. Bên thứ ba này có thể là
chủ thể cung cấp các điều kiện hạ tầng kỹ thuật cho giao dịch như cung cấp hệ thống
máy chủ, đường truyền, xác nhận chữ ký điện tử, cung cấp tiền điện tử hoặc các hình
thức thanh toán khác có thể thực hiện trên internet.
Những sự thay đổi như vậy mà thương mại điện tử đem lại thường đặt ra những
vấn đề mới mà một hệ thống pháp luật thuế được thiết kế dựa trên những tiền đề cơ
bản của các giao dịch thương mại truyền thống như hệ thống thuế ở Việt Nam cần
phải có những chỉnh sửa và thay đổi. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thử đưa ra một
số nhận định ban đầu về những yêu cầu mới của thương mại điện tử đối với hệ thống
pháp luật thuế nói chung, cũng như một số loại thuế gián thu và trực thu điển hình. Để
làm được điều này, ở phần đầu chúng tôi cố gắng phác hoạ lại một vài nội dung cơ bản
của hệ thống pháp luật thuế hiện hành và sau đó, so sánh với thực tiễn áp dụng chúng
vào các giao dịch thông dụng nhất của thương mại điện tử.
19
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ PHẦN BÁN HÀNG
2.1. Phân tích yêu cầu chức năng
2.1.1. Mô hình phân cấp chức năng
Hình 2.1: Mô hình phân cấp chức năng bán hàng
2.1.2. Mô hình Use case
2.1.2.1. Biểu đồ Use case tổng quát
20
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
Hình 2.2: Biểu đồ Use case tổng quát
2.1.2.2. Danh sách các Actor nghiệp vụ
ACT1 Administrator
Hình 3.3: Các Actor nghiệp vụ
2.1.2.3. Quản lý Đơn đặt hàng
2.1.2.3.1. Biểu đồ use case Đơn đặt hàng
21
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
Hình 3.4: Biểu đồ use case đơn đặt hàng
2.1.2.3.2. Tác nhân : ACT1
2.1.2.3.3. Mô tả chức năng
• Bước 1 : Administrator xem đơn hàng, cập nhật đơn hàng có các thông tin sau :
ngày bắt đầu, ngày kết thúc, thanh toán, vận chuyển, ngoài ra còn có : Thông tin khách
hàng, thông tin thẻ thanh toán, phương thức thanh toán.
Ngoài ra còn có thể xem thông tin thanh toán, thông tin vận chuyển / thêm
thông tin lô hàng. Danh sách các sản phẩm và thêm các ghi chú cho đơn hàng.
• Bước 2 : Adminstrator thêm thông tin lô hàng.(nêu đơn hàng đã được thanh toán
và yêu cầu chuyển hàng).
• Bước 3 : Hệ thống cập nhập thông tin thông tin đơn hàng (tình trạng thanh
toán, trạng thái đơn hàng).
• Bước 4 : Chấp nhận để lưu vào cơ sở dữ liệu.
• Bước 5 : Xuất hóa đơn.
• Bước 6 : Kết thúc.
2.1.2.3.4. Biểu đồ hoạt động
22
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
Hình 3.5: Biểu đồ hoạt động đơn đặt hàng
2.1.2.4. Quản lý các lô hàng
2.1.2.4.1. Biểu đồ use case lô hàng
Hình 3.6: Biểu đồ use case lô hàng
2.1.2.4.2. Tác nhân : ACT1
2.1.2.4.3. Mô tả chức năng
• Bước 1 : Administrator có thể tìm kiếm thông tin lô hàng theo các tiêu chí:
Ngày bắt đầu, ngày kết thúc.
Xem thông tin lô hàng, thêm thông tin lô hàng gồm : số lô hàng cần theo dõi,
ngày vận chuyển, ngày giao, trọng lượng lô hàng.
23
Tìm hiểu TMĐT và ứng dụng trong mô hình B2C
• Bước 2 : Hệ thống hiển thị thông tin lô hàng, cập nhật dữ liệu mới về lô hàng.
•
Bước 3 : Chấp nhận để lưu vào cơ sở dữ liệu.
•
Bước 4 : In phiếu đóng gói.
•
Bước 5 : Kết thúc.
2.1.2.4.4. Biểu đồ hoạt động
Hình 2.7: Biểu đồ hoạt động lô hàng
2.1.2.5. Quản lý thanh toán định kỳ
2.1.2.5.1. Biểu đồ use case thanh toán định kỳ
24