Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo án bài 4 đại từ ngữ văn 7 GV hoàng nhi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.81 KB, 7 trang )

BÀI 4: ĐẠI TỪ
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
-Cho học sinh nắm được.
Thế nào là đại từ (bản chất, khái niệm) các loại đại từ, biết nhận diện đai từ trong câu
và sử dụng đại từ khi nói, viết và giao tiếp.
Tích hợp với phần văn ở phần văn bản “Những câu hát than thân” “Những câu hát
châm biếm” với phần tập làm văn ở luyện tập tạo dựng văn bản.
-Có ý thức sử dụng đại từ phù hợp với tình huống giao tiếp.
-Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng đại từ phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản
thân.
-Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về
cách sử dụng.
B. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG.
1. Phân tích tình huống mẫu để hiểu cấu tạo và cách dùng đại từ .
2. Thực hành có hướng dẫn: sử dụng ủaùi tửứ theo những tình huống cụ thể.
3. Động não: suy nghĩ, phân tích các ví dụ trong dùng đại từ.
- Giáo viên: Nghiên cứu soạn bài, bảng phụ.
- Học sinh: Đọc trước bài trong sách giáo khoa.
C.Tiến trình lên lớp
I. Ổn định
II. Kiểm tra bài cũ
? Chỉ ra các loại từ láy? Cho ví dụ tương ứng với mỗi loại?
? Cho hai học sinh làm bài tập 3,4 sách giáo khoa bài từ láy?


III. Bài mới
? Trong chương trình ngữ văn 6 em đã làm quen với ba từ loại chiếm số lượng lớn trong
tiếng Việt đó là: Danh từ, Động từ, Tính từ. Các từ loại này dùng để làm gì?
- Danh từ, Động từ, Tính từ được dùng làm để tên gọi của sự vật, hoạt động, tính chất.
Giáo viên giới thiệu: Trong vốn từ vựng của tiếng Việt chúng ta có một từ loại khác
không trực tiếp làm tên gọi cho sự vật, hoạt động, tính chất nhưng trong một số trường


hợp giao tiếp cụ thể từ loại ấy vẫn giúp ta hiểu được sự vật, hoặt động, tính chất cần nói
đến. Đó chính là Đại từ. Vậy thế nào là đại từ, có những chức năng ngữ pháp nào? Cô trò
ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
I. Thế nào là đại từ
1. Khái niệm
a, Ví dụ.
Giáo viên đưa ra các ví dụ trong sách giáo khoa (dùng bảng phụ hoặc màn chiếu).
Học sinh đọc: Rõ ràng, diễn cảm.
? Chỉ ra những từ in đậm (hoặc gạch chân) và cho biết những hiểu biết của em về những
từ ấy? (Có thể cho học sinh thảo luận)
(Gợi: Những từ ấy trỏ ai, cái gì: dùng để làm gì? Vì sao em lại hiểu như vậy?)
- Nó (a): Dùng để trỏ người em – Hiểu như vậy là nhờ những câu trước đó (văn cảnh – ngữ
cảnh)
=> Nói cách khác: Nó (a) dùng để trỏ người được nói đến trong một ngữ cảnh nhất
định của lời nói.
- Nó (b): Dùng để trỏ con gà trống của anh Bốn Linh, hiểu như vậy là nhờ ngữ cảnh.
=> Dùng để trỏ vật được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói.
- Thế: Dùng để trỏ lời của mẹ => nhờ ngữ cảnh => Hay nó trỏ hoạt động của người
mẹ.


- Ai: Dùng để hỏi: Ai là người đã gây đau khổ vất vả cho con cò cho người nông
dân.
? Nhờ “ai” dùng để hỏi này em hiểu gì hơn về câu ca dao?
- Câu ca dao không hỏi cụ thể một người nào => nó là lời oan trách tố cáo xã hội gây
ra áp bức bất công gây cảnh ngang trái khiến cho người nông dân cực khổ.
? Những từ gạch chân (in đậm) này được gọi là đại từ. Vậy em hiểu thế nào là đại từ?
Ghi nhớ: Đại từ là từ dùng để trỏ người hoặc dùng đê hỏi.
? Lấy ví dụ?
? Hãy so sánh đại từ với động từ, danh từ, tính từ đã học ở lớp sáu?

- Động từ, danh từ, tính từ là những loại thực từ làm tên gọi của sự vật, hoạt động
tính chất…(Có thể chứng minh qua các từ ở ví dụ a, b, c).
- Còn đại từ không làm tên gọi của sự vật, hoạt động, tính chất, số lượng – mà dùng
để làm một công cụ khác ( tức là đại từ) để chỉ ra một sự vật hoạt động, tính chất nào đó
được nói đến. Hay nói một cách khác đại từ có tác dụng thay thế cho danh từ, động từ, đã
được nói đến. Cho nên “đau” ở đây có nghĩa là thay thế (phân biệt với Đại có nghĩa là
to).
? Hãy lấy ví dụ có đại từ trong các văn bản đã học?
(Học sinh tự lấy ví dụ)
? Phân tích cấu trúc cú pháp của các câu có chứa Đa và cho biết chúng giữ vai trò gì trong
câu?
- Nó(a): Chủ ngữ.
- Nó (b): Phụ ngữ của danh tư
- Thế: Phụ ngữ của động từ
- Ai: Chủ ngữ
=> Ghi nhớ: Đại từ có thể đảm nhiệm…..


Giáo viên: Đa thay thế cho loại từ nào thì có vai trò cú pháp giống như loại từ đó.
Ví dụ: Danh từ có thể là chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ, bổ ngữ thì Đa cũng có thể đóng
vai trò đó. Đ….nhưng Đa không đứng làm trung tâm, bộ phận trung tâm để cấu tạo cụm
từ: Đa trỏ người, sự vật như tôi, mày…. không có các định ngữ như Danh từ.
II. Các loại đại từ
? Theo dõi lại vào các ví dụ. Em có thể phân đại từ thành mấy loại? Đó là những loại
nào?
- Phân thành hai loại:
+ Đa để trỏ.
+ Đa để hỏi.
1. Đa để trỏ gồm có những từ nào? Lấy thêm các ví dụ tương tự.
Học sinh lấy ví dụ. Giáo viên ghi thành ba nhóm.

- Nó, tôi, tớ, tao, chúng tôi.
- Bấy, bấy nhiêu, bao nhiêu….
- Vậy, thế…
? Em hiểu gì về các nhóm để trỏ trên?
- Nhóm 1: Trỏ người, sự vật (gọi là Đa xưng hô)
- Nhóm 2: Trỏ số lượng
- Nhóm 3: Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc.
=> Ghi nhớ.
? Qua các từ ở nhóm một các em có thể nghĩ thêm các từ khác hãy xếp các Đa theo bảng
sau (Giáo viên đưa bảng phụ ở bài tập 1 phần a).
? Tại sao trong các ví dụ trên người ta không dùng các từ khác mà thay thế mà lại dùng đại
từ?


- Có thể thay bằng các từ nó trỏ nhưng nếu dùng như vậy thì sẽ bị lặp lại, không thân
thiện.
=> Giáo viên chú ý học sinh khi tạo lập văn bản.
2. Đại từ để hỏi.
? Các từ để hỏi bao gồm các từ nào? Nó dùng để hỏi về những gì? ( Học sinh trả lời giáo
viên ghi bảng thành ba nhóm).
- Ai, gì…..=> Hỏi về người, vật.
- Bao nhiêu, mấy…..=> Hỏi về số lượng.
- Sao, thế nào, nào….=> Hỏi về hoạt động, tính chất.
Ghi nhớ.
? Giáo viên đưa ra các ví dụ trong bài tập 3? Tìm Đa? Các Đa trong các ví dụ này có gì đặc
biệt.
- Ai, bao nhiêu, thế nào => là Đa để hỏi nhưng lại dùng đẻ trỏ chung.
Giáo viên lưu ý học sinh và yêu cầu lấy thêm ví dụ.
III. Luyện tập
1. Bài tập 1: (b)

? Yêu cầu? Sách giáo khoa.
? Cách làm?
- Xác định thuộc loại Đại từ nào?
- Phải xác định được ý của các Đa (nó trỏ gì….)
=> Tìm ra ngôi số của Đa.
Dựa vào cách làm trên học sinh thảo luận, trình bày.
2. Bài 2.


Hướng làm tương tự - Giáo viên lưu ý học sinh trường hợp danh từ chuyển Đa khi giao
tiếp.
3. Bài 4.
- Cho học sinh trả lời các câu hỏi trong bài tập.
- Yêu cầu cho học sinh viết một đoạn đối thoại giữa các bạn cùng lớp có dùng đại
từ.
Giáo viên lưu ý học sinh: Khi dùng đại từ trong khi nói, viết. Trong nói và viết
không những dùng Đa hợp với ngữ cảnh mà Đa còn mang tính biểu cảm rất cao có khi là
thân mật, có khi là sỗ sàng, thô thiển cần dùng Đa sao cho để người lịch sự, có văn hoá
=> Học sinh đọc bài đọc thêm.
4. Bài 5.
? Yêu cầu so sánh về số lượng, ý nghĩa biểu cảm.
? Cách làm.
? Đại từ xưng hô của Tiếng Anh bao gồm những từ nào dùng trong các trường hợp nào?
So

sánh?

Số lượng:

Đại từ xã hội Tiếng Anh


Đại từ xã hội Tiếng Việt

Ít

Nhiều

Ýnghĩa biểu cảm: Không



Bài tập thêm: So sánh việc dùng Đa “ta” trong hai câu thơ.
“ Bác đến chơi………ta với ta” - Nguyễn Khuyến.
“ Một mảnh…………ta với ta” - Bà Huyện Thanh Quan.
Giáo viên gợi mở cho học sinh hướng tìm tòi => học sinh khá giỏi có thể làm. Còn đến bài 8
có thể hiểu rõ hơn.
D. Củng cố- Dặn dò


? Thế nào là đại từ? Có mấy loại đại từ?
1. Học thuộc lý thuyết.
2. Làm lại các bài tập.
3. Chuẩn bị bài 5 – Tiết 16
E.Rút kinh nghiệm.
Ra đề cho học sinh chuẩn bị tiết 16.
Đề: Với vai trò nông dân em hãy nói về nỗi vất vả, thân phận phẩm chất và tình yêu đất
nước của mình, thông qua các bài ca dao.
Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị 4 bước như tiết 12 – riêng bước 3 viết một số đoạn.

-----------------------------------------&-----------------------------------




×