Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

QUY TRÌNH VẬN HÀNH SỬA CHỮA ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG ĐIỆN ÁP 110, 220KV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (587.72 KB, 37 trang )

TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

QUY TRÌNH VẬN HÀNH SỬA CHỮA
ĐƯỜNG DÂY TRÊN KHÔNG ĐIỆN ÁP
110, 220KV

BIÊN SOẠN: LÊ SĨ MIỄN
HIỆU ĐÍNH: TRỊNH KIM HÙNG
1


TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Số: 2016 EVN/KTLĐ – KTAT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 2001

QUYẾT ĐỊNH CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Ban hành quy trình vận hành và sửa chữa
đường dây trên không điện áp 110, 220KV

TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
- Căn cứ Nghị định 14/CP ngày 27 – 01 – 1995 của Chính phủ ban hành điều lệ
hoạt động, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Công ty
Điện lực Việt Nam.
- Xét đề nghị của các ông trưởng ban kỹ thuật lưới điện, trưởng ban kỹ thuật an
toàn Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.


QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành tạm thời “Quy trình vận hành và sửa chữa đường dây
trên không điện áp 110, 220KV”.
Điều 2: Quy trình này áp dụng trong vận hành và sửa chữa các đường dây trên
không điện áp 110, 220KV. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị quản lý vận hành có
trách nhiệm cụ thể hóa thêm một số điểm cho phù hợp với điều kiện vận hành thực tế,
nhưng không được trái với nội dung..............ban quản lý dự án các công trình điện,
Công ty tư vấn xây dựng điện, Viện năng lượng, Trưởng các ban liên quan của Tổng
Công ty Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
K/T TỔNG GIÁM ĐỐC
TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Nơi nhận:
-

Như điều 3;
Lưu VP, KTLĐ

Đã ký
TRẦN VĂN ĐƯỢC

2


PHẦN I - VẬN HÀNH
Điều 1: Quy trình này dùng cho đường dây trên không có điện áp 110KV, 220KV.
Điều 2: Những người phải nắm vững quy trình này:
Những cán bộ các cấp và công nhân có liên quan đến công tác quản lý vận hành,
sửa chữa và nghiệm thu đường dây 110, 220KV của Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam.

Điều 3: Định nghĩa:
a/ Đường dây trên không 110, 220KV là công trình để truyền dẫn điện năng theo
dây dẫn, điện áp 110KV, 220KV, bố trí ngoài trời được cấu tạo từ những bộ phận
công trình đường dây như: dây chống sét, dây dẫn, cột điện, xà, phụ kiện, vật cách
điện, tiếp đất, móng cột, dây néo cột, kè, ụ đất bảo vệ chân cột, biển báo an toàn điện
và các bộ phận phụ trợ khác (từ đây được gọi là đường dây).
Ranh giới một đường dây được quy định như sau:
Toàn bộ đường dây tính đến đầu cốt đấu vào má ngoài cầu dao cách ly đường
dây trong các trạm kể cả đoạn lèo cùng đầu cốt đấu vào các thiết bị khác như cuộn
cản, tụ điện, TU, chống sét…trong đường dây này. Ranh giới với một đường dây khác
(nếu có) sẽ theo quy định cụ thể cho từng trường hợp riêng.
Mọi công việc quản lý vận hành, sửa chữa đường dây kể cả đoạn đường dây
trong hàng rào trạm là do đơn vị quản lý đường dây thực hiện.
b/ Trạng thái vận hành bình thường của đường dây là trạng thái khi những bộ
phận công trình đường dây không có hiện tượng hư hỏng, mất mát, đường dây đang
mang tải.
Trạng thái cho phép vận hành tạm thời với chế độ tải bình thường hoặc hạn chế
(chế độ tải hạn chế chủ yếu do dây dẫn), là trạng thái khi một hay một số bộ phận
công trình đường dây phát sinh các hư hỏng nhỏ nhưng chưa có nguy cơ gây ra sự cố
mất điện đường dây ngay và ở giới hạn cho phép duy trì vận hành tạm thời như: vỡ
một vài bát cách điện (sứ thủy tinh...) trong chuỗi cách điện ở giới hạn cho phép duy
trì vận hành, dây dẫn, dây chống sét, dây néo đứt một số sợi ở giới hạn cho phép duy
trì vận hành, chống rung bị xê dịch, cột sắt bị mất một vài thanh giằng, ụ đất bảo vệ
chân cột bị sạt lở, một vài tiếp địa cột bị đứt, mất, cột bị nghiêng trong giới hạn cho
phép... Để phòng ngừa phát triển thành sự cố những khiếm khuyết nói trên phải được
bảo dưỡng, sửa chữa càng sớm càng tốt theo Điều 35 và Điều 38 của quy trình.
Trạng thái sự cố của đường dây là trạng thái khi một hay một số bộ phận công
trình đường dây phát sinh hư hỏng gây ra sự cố mất điện đường dây hay có nguy cơ
gây ra sự cố cần phải tách đường dây ra khỏi vận hành đột xuất để sửa chữa như: đổ
cột điện, cột điện nghiêng quá giới hạn cho phép có nguy cơ đổ, dây dẫn, dây chống

sét, dây néo xơ đứt với một số sợi quá giới hạn cho phép duy trì vận hành có nguy cơ
gây ra đứt dây, dây dẫn bị chạm đất hoặc chập mạch, tụt lèo, chuỗi cách điện bị phóng
điện hay bị vỡ một số bát cách điện quá giới hạn cho phép duy trì vận hành có nguy
cơ gây ra sự cố chạm đất...
3


c) Khu vực đông dân cư: Là các thành phố, thị trấn, xí nghiệp công nghiệp, xí
nghiệp nông nghiệp, bến đò, cảng, nhà ga, bến xe, công viên, trường học, chợ, bãi
tắm, nghĩa trang, đền chùa, nhà thờ, khu vực xóm làng... nơi đông dân hoặc nơi sẽ
được phát triển thành các đối tượng trên trong thời gian 10 năm tới theo quy hoạch đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Khu vực ít dân: Là những nơi có nhà cửa thưa thớt và các công trình kiến trúc
tạm thời hoặc các nơi không có nhà cửa nhưng thường xuyên có người lui tới và các
phương tiện vận tải qua lại. các vùng đồng ruộng, đồi cây công nghiệp, vườn rau,
vườn trồng cây...
Khu vực khó qua lại: Là những nơi hiểm trở các xe máy vận tải không thể qua
lại được và người đi bộ rất khó qua lại và rất ít khi cần phải qua lại.
d) Khoảng vượt lớn: Là khoảng vượt qua các sông, kênh đào, vịnh có tàu,
thuyền buồm qua lại, vượt thung lũng dùng cột vượt cao 50m trở lên và chiều dài
khoảng vượt trên 500m hoặc các khoảng vượt qua các khu vực có nước, vượt thung
lũng với các cột vượt có chiều cao bất kỳ với khoảng vượt lớn hơn 800m.
Điều 4: Các tài liệu kỹ thuật phải có để phục vụ công tác vận hành và sửa chữa
đường dây:
- Đề án thiết kế kỹ thuật đầy đủ của công trình đường dây (kể cả các công trình
phụ trợ).
- Tài liệu khảo sát địa chất của tuyến đường dây.
- Các tài liệu kỹ thuật thiết bị, phụ kiện.
- Thiết kế điều chỉnh.
- Hồ sơ thi công (bao gồm nhật ký thi công, các biên bản thí nghiệm...).

- Tổng kê hoàn công (bao gồm các bản vẽ hoàn công).
- Hồ sơ đền bù.
- Văn bản cấp đất và các văn bản pháp lý khác.
- Hồ sơ nghiệm thu đóng điện bàn giao.
- Hồ sơ nhà cửa, công trình nằm trong hành lang an toàn lưới điện.
Các tài liệu này được phòng Kỹ thuật của Công ty Truyền tải và phòng Kỹ
thuật Điện lực (có quản lý đường dây 110KV) quản lý. Một số tài liệu chính như bản
vẽ cắt dọc, bản vẽ mặt bằng tuyến, các số liệu kỹ thuật cơ bản cần sao cho đơn vị trực
tiếp quản lý vận hành đường dây lưu trữ.
Điều 5: Đơn vị trực tiếp quản lý đường dây ngoài các tài liệu kỹ thuật và văn
bản pháp lý như trong Điều 4 (được sao chụp lại) còn phải có các hồ sơ, sổ sách phục
vụ công tác vận hành và sửa chữa đường dây sau đây:
- Tổng kê thực tế (các số liệu liên quan đến từng vị trí cột đường dây đang vận
hành: mã hiệu dây, cột, xà, phụ kiện, móng, tiếp địa, chiều dài khoảng cột, khoảng
néo, vị trí mối nối...)
- Lý lịch cột.
- Sơ đồ tuyến đường dây vẽ trên bản đồ địa giới, tỉnh huyện.
- Sổ nhật ký vận hành đường dây (dùng cho bộ phận trực sự cố).
4


- Sổ hoặc bảng tổng hợp tình hình đường dây sau từng thời kỳ kiểm tra định kỳ
đột xuất.
- Sổ theo dõi công tác đại tu, sửa chữa, thay thế.
- Sổ theo dõi sự cố, các hiện vật đã hư hỏng do sự cố (trừ cột, móng).
- Sổ theo dõi vật tư dự phòng, dụng cụ thi công.
- Sổ theo dõi dụng cụ trang thiết bị an toàn.
- Phiếu kiểm tra đường dây, phiếu công tác trên đường dây.
- Sổ theo dõi tình trạng hành lang an toàn lưới điện.
Các hồ sơ sổ sách này phải được thống nhất trong mỗi Công ty Truyền tải và

Công ty Điện lực (có quản lý đường dây 110KV) về mẫu, quy cách.
Điều 6: Tại phòng vật tư và đơn vị quản lý trực tiếp đường dây phải có sổ ghi chép số
lượng vật tư kỹ thuật dự phòng được thường xuyên cập nhật.
Vật tư dự phòng phải đúng chủng loại, và quy cách trong hồ sơ quản lý đường
dây, phải được bảo quản tốt, đúng quy định kỹ thuật. Sau khi đã dùng một số vật tư
kỹ thuật dự phòng phải bổ sung ngay cho đủ số lượng cần thiết theo quy định.
Những vật tư dự phòng quan trọng hàng năm phải được thử nghiệm lại để đảm
bảo tính sẵn sàng cao.
Không được để lẫn các vật tư kỹ thuật dự phòng còn tốt vớí các vật tư kỹ thuật
đã hư hỏng.
Các phương tiện, dụng cụ dùng trong công tác vận hành, sửa chữa và xử lý sự
cố phải được bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ kiểm tra thử nghiệm lại.
Trang thiết bị an toàn phải được kiểm tra và thử nghiệm định kỳ đúng chế độ.
Các chi tiết sắt có thể bị mất như: Thanh giằng, ê cu móng, bu lông, tiếp địa ...
phải có tài liệu thường xuyên cập nhật chủng loại và quy cách để thuận lợi gia công
hoặc có dự phòng sẵn.
Điều 7: Dự phòng tối thiểu các vật tư kỹ thuật chủ yếu trong vận hành tại kho đơn vị
quản lý đường dây được quy định trong bảng sau:

5


Bảng 1. Dự phòng tối thiểu
số TT
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18

Tên vật tư kỹ thuật, phụ
kiện dự phòng
Dây dẫn
Dây chống sét
Dây néo cột
Bát cách điện
Khoá néo dây dẫn (có phụ
kiện kèm theo )
Khoá đỡ dây dẫn (có phụ
kiện kèm theo )
Khoá néo dây chống sét
(có phụ kiện kèm theo )
Khoá đỡ dây chống sét (có
phụ kiện kèm theo )
Ống nối dây dẫn
Ống vá dây dẫn
Ống nối dây chống sét

Thanh định vị dây dẫn
Chống rung dây dẫn
Chống rung dây chống sét
Vòng đẳng thế
Mỏ phóng dây chống sét
Tiếo địa
Cột điện

Đơn vị

Số lượng

Ghi chú

m
m
m
Bát

200 (300)
100 (200)
100
100 (150)

cho mỗi chủng loại đang vận hành
nt
Cho cột sắt kiểu bút chì có dây néo
Cho mỗi chủng loại đang vận hành

Bộ


5 (10)

nt

Bộ

5

nt

Bộ

3 (5)

nt

Bộ

3

nt

Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ
Bộ

Bộ
Bộ

10
nt
15
nt
5
nt
(10)
nt
10
nt
5
nt
5
nt
5
nt
10
nt
Dự phòng theo khả năng thực tế và kinh nghiệm

Cột
Chú ý: - Trị số trong ngoặc ( ) dùng cho đường dây 220KV , trị số ngoài ( ) dùng cho
đường dây 110KV.
Trị số không kèm theo ngoặc ( ) dùng chung cho cả đường dây 110KV và
220KV.
- Ngoài số vật tư kỹ thuật dự phòng tối thiểu tại kho đơn vị quản lý đường dây,
kho chính của Công ty Truyền tải hoặc Điện lực ( có quản lý đường dây 110KV) cần

phải dự phòng một số vật tư kỹ thuật chủ yếu và trang bị để hỗ trợ cho các đơn vị
quản lý đường dây (thuộc Công ty) đối phó với trường hợp thiên tai như: bão, lốc... có
thể xảy ra gây hư hại cho đường dây.
- Vật tư kỹ thuật: Dây chống sét, dây dẫn, bát cách điện, phụ kiện các loại đủ
cho một khoảng néo dài nhất ứng với mỗi chủng loại dây dẫn đang vận hành.
- Trang bị: Một số cột dã chiến (trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển, lắp ráp và
dựng) dùng trong trường hợp xử lý sự cố đổ cột điện để hạn chế thời gian mất điện
của đường dây tùy theo khả năng và yêu cầu thực tế của vận hành.
Điều 8: Phải có biện pháp bảo vệ khi cột đường dây đất vào các chỗ sau:
a) Sát đường giao thông, sát bờ sông, suối nơi có thể bị ôtô, tàu va chạm.
b) Vùng bị úng và ngập nước.
6


c) Trên các sườn đồi, núi nơi có thể bị nước mưa hoặc lũ xói mòn, hoặc nơi có
thể bị đất đá lở làm hư hỏng cột.
d) Sát bờ sông, bãi biển có khả năng bị xói mòn.
Điều 9: Trên cột đường dây phải có dấu hiệu cố định sau:
a) Số thứ tự trên cột, số phải đánh đúng quy định, rõ, đủ lớn và hướng về phía
đường giao thông và không được để vật cản gì che lấp.
b) Ngoài số thứ tự, trên mọi cột đều phải có ký hiệu hoặc số hiệu tuyến dây.
Trên cột đường dây nhiều mạch phải có ký hiệu từng mạch để đúng vị trí mạch theo
thực tế.
c) Biển báo an toàn về điện đặt cách mặt đất 2m đến 2.5m trên mọi cột đường
dây ở khu vực đông dân cư, hướng về phía đường giao thông hoặc hướng về phía dễ
quan sát.
d) Các dấu hiệu, biển báo trên phải được thường xuyên bảo quản để không bị
mất và bảo đảm đọc được rõ ràng.
Biển báo an toàn về điện phải thực hiện theo tiêu chuẩn về kích thước và yêu
cầu kỹ thuật nêu trong “Quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý vận

hành, sửa chữa, xây dựng đường dây và trạm điện” được Tổng Công ty Điện lực Việt
Nam ban hành (năm 1999).
Điều 10: Cột kim loại, các phần kim loại của cột bêtông cốt thép hở ra ngoài không
khí và tất cả các chi tiết bằng kim loại lắp trên cột đều phải được mạ kẽm hoặc sơn
phủ chống ăn mòn theo quy định trong điều 50.
Các chân cột kim loại ở các vùng thường bị ngập lụt phải được quét 01 lớp
bitum hoặc êpôxi cao hơn mức nước ngập lớn nhất 0.5m. Khuyên sắt ở đầu trụ móng
néo bêtông nhô lên mặt đất để móc dây néo phải ở vị trí cao hơn mức nước ngập lớn
nhất để toàn bộ phần sắt của dây néo (đặc biệt là tăng đơ) không bị ngập nước.
Đối với chân cột sắt kiểu bút chì có dây néo thì ngoài việc kiểm tra khoảng dây
néo trên mặt đất, hàng năm phải đào kiểm tra khoảng dây néo từ mặt đất sâu xuống
40cm xem mức độ rỉ (Khoảng dây néo thường bị rỉ trong quá trình vận hành). Nếu bị
rỉ dưới 10% tiết diện ngang, phải cạo rỉ sơn lại, nếu bị rỉ hơn 10% tiết diện ngang
hoặc phần rỉ sâu quá 40cm thì đề nghị để phòng kỹ thuật có phương án xử lý.
Điều 11: Đơn vị quản lý đường dây phải thông báo Nghị định của Chính phủ về bảo
vệ an toàn lưới điện cao áp số 54/1999/NĐ – CP cho chính quyền các địa phương ở
dọc tuyến đường dây đi qua, hướng dẫn việc thực hiện các quy định trong Nghị định,
thống nhất biện pháp cụ thể trong việc phối hợp kiểm tra, phát hiện lập biên bản và xử
lý các vụ việc vi phạm hành lang bảo vệ tuyến dây và công trình đường dây.
Điều 12: Hành lang bảo vệ đường dây được giới hạn như sau:
a) Chiều dài: Tính từ cột xuất tuyến của trạm này đến cột xuất tuyến vào trạm
(hoặc các trạm) kế tiếp kể cả các đoạn đường dây từ cột đến hàng rào trạm.
b) Chiều rộng: Được giới hạn bởi hai mặt phẳng thẳng đứng về 2 phía của
đường dây, song song với đường dây có khoảng cách từ dây ngoài cùng về mỗi phía
khi ở trạng thái tĩnh được quy định trong bảng sau:
7


Bảng 2: Khoảng cách
Điện áp (KV)

Khoảng cách (m)

110
4

220
6

c) Chiều cao: Tính từ mặt đất lên tới đỉnh cột và mọi điểm của dây trên cùng
cộng thêm khoảng cách an toàn theo chiều thẳng đứng được quy định trong bảng sau:
Bảng 3: Khoảng cách an toàn thẳng đứng
Điện áp (KV)
110
220
Khoảng cách an toàn thẳng đứng (m)
3
4
Điều 13:
1/ Đối với cây cối trong phạm vi bảo vệ an toàn của đường dây (gồm công trình
đường dây và hành lang bảo vệ đường dây).
a) Lúa và hoa màu phải trồng cách mép móng cột điện, móng néo ít nhất 0.5m.
Các loại cây trồng khác phải đảm bảo khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn khi dây ở
trạng thái tĩnh đến điểm cao nhất của cây không nhỏ hơn quy định trong bảng nêu ở
điểm (c) Điều 12 của quy trình.
Đối với những cây có khả năng phát triển gây nguy cơ mất an toàn phải chặt sát
gốc và cấm trồng mới.
b) Đối với đường dây đi trong thành phố, cây phải được chặt tỉa để đảm bảo
khoảng cách từ dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh đến điểm gần nhất của cây không
nhỏ hơn khoảng cách tối thiểu quy định trong bảng sau:
Bảng 4: Khoảng cách tối thiểu

Điện áp (KV)
110
220
Khoảng cách (m)
2
2,5
2/ Đối với cây ngoài hành lang bảo vệ phải được chặt tỉa để đảm bảo nếu cây bị đổ thì
khoảng cách từ bộ phận bất kỳ của cây đến bộ phận bất kỳ của đường dây bằng hoặc
lớn hơn 1m.
Điều 14: Đối với nhà và công trình trong hành lang bảo vệ:
1/ Nhà và công trình đã có trước khi xây dựng đường dây không phải di chuyển
ra khỏi hành lang bảo vệ nếu bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Làm bằng vật liệu không cháy.
b) Kết cấu kim loại phải nối đất theo tiêu chuẩn hiện hành.
c) Khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn khi dây ở trạng thái tĩnh đến bất kỳ bộ
phận nào của nhà và công trình phải bằng hoặc lớn hơn khoảng cách an toàn thẳng
đứng được quy định trong bảng sau:
Bảng 5: Khoảng cách an toàn thẳng đứng
Điện áp (KV)
110
220
Khoảng cách an toàn thẳng đứng (m)
4
5
d) Khoảng đường dây đi phía trên vượt qua nhà và công trình phải thực hiện
biện pháp tăng cường an toàn về điện và về xây dựng.
8


2/ Nhà và công trình đã có trước khi xây dựng đường dây được sửa chữa, cải tạo phải

được sự thỏa thuận của đơn vị quản lý đường dây và phải áp dụng các biện pháp an
toàn.
3/ Nhà và công trình được xây dựng mới hoặc nhà và công trình đã có trước khi xây
dựng đường dây được cơi nới phải đảm bảo tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b, c,
khoản 1 Điều 14 của quy trình này và được sự thỏa thuận bằng văn bản về an toàn của
đơn vị quản lý đường dây và được phép của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền.
Điều 15:
1/ Cấm tự động tiến hành bất cứ công việc gì trong hành lang bảo vệ đường dây nếu
dùng đến thiết bị, dụng cụ, phương tiện có khả năng vi phạm khoảng cách an toàn quy
định trong bảng nêu ở điểm c Điều 12 của quy trình.
Trường hợp đặc biệt, có yêu cầu công tác trên thì phải liên hệ trước với đơn vị
quản lý đường dây để thực hiện vào thời gian thích hợp của ngành điện và làm các
biện pháp an toàn cần thiết.
2/ Khi bắt buộc phải tiến hành các công việc trên mặt đất, dưới lòng đất ở gần hoặc
trong hành lang bảo vệ đường dây như đào đắp đất, khai thác khoáng sản, xây dựng
công trình ngầm, lắp ráp, sửa chữa và làm những việc phải dùng đến máy móc, thiết
bị, có khả năng ảnh hưởng đến sự vận hành bình thường của đường dây hoặc có nguy
cơ gây sự cố và tai nạn thì đơn vị tiến hành những công việc đó phải liên hệ trước với
ngành điện để có các biện pháp bảo đảm an toàn và phải được sự thỏa thuận của đơn
vị quản lý đường dây.
Điều 16: Đơn vị quản lý đường dây phải tuyên truyền cho các cơ quan và nhân dân
dọc tuyến dây về việc tuyệt đối cấm mọi hành động có thể gây hư hỏng công trình
đường dây hoặc gây tai nạn như:
- Cản trở việc chặt cây để bảo vệ an toàn đường dây.
- Vi phạm khoảng cách an toàn trong hành lang bảo vệ đường dây.
- Sửa chữa cơi nới nhà và công trình có trước khi xây dựng đường dây hoặc xây
mới nhà và công trình trong hành lang bảo vệ không tuân theo các quy định trong
Nghị định của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.
- Trèo lên các bộ phận của công trình đường dây khi không có nhiệm vụ.

- Trộm cắp, đào bới, ném, bắn, gây hư hỏng các bộ phận công trình đường dây.
- Lợi dụng các bộ phận của công trình đường dây vào những mục đích khác nếu
chưa có sự thỏa thuận với đơn vị quản lý đường dây có thẩm quyền.
- Thả diều hoặc các vật bay gần công trình đường dây.
- Bố trí ăng ten, dây phơi, dàn giáo, biển, hộp đèn quảng cáo... tại các vị trí mà
khi bị đổ, rơi có thể va quệt vào các bộ phận của công trình đường dây. Cấm treo, gắn
bất cứ vật gì vào cột và các phụ kiện của đường dây.
- Các hoạt động như: Nổ mìn, mở mỏ, xếp chứa các chất dễ cháy nổ, các chất
hóa học gây ăn mòn các bộ phận của công trình đường dây, đốt nương rẫy, sử dụng
các phương tiện thi công gây chấn động mạnh hoặc gây hư hỏng cho công trình
đường dây.
9


Khi gặp các vi phạm trên, đơn vị quản lý đường dây phải lập biên bản và yêu
cầu đình chỉ và giải tỏa phần vi phạm.
Ngoài ra đơn vị quản lý đường dây còn phải tuyên truyền cho các cơ quan và
nhân dân dọc tuyến dây về trách nhiệm phối hợp tham gia bảo vệ công trình đường
dây và kịp thời báo cho đơn vị quản lý đường dây về việc phát hiện thấy hiện tượng
hư hỏng bất thường hay điểm sự cố của đường dây.
Điều 17: Ở những đoạn giao chéo giữa đường dây với đường bộ và đường sắt
cho phép những phương tiện vận tải có chiều cao đến 4,5m (kể cả hàng hóa chất trên
xe) so với mặt đường vượt qua. Trường hợp vận chuyển hàng có kích thước cao hơn
4,5m, chủ phương tiện phải liên hệ trước với đơn vị quản lý đường dây để thực hiện
cá biện pháp an toàn cần thiết.
Ở những nơi giao chéo giữa đường dây với đường bộ việc đặt và quản lý biển
báo, biển cấm vượt qua đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy định của ngành
giao thông vận tải. Chủ công trình xây dựng sau phải chịu chi phí cho việc đặt biển
báo, biển cấm.
Ở những nơi giao chéo giữa đường dây với đường thủy nội địa, đơn vị quản lý

đường dây phải đặt và quản lý biển báo, dấu hiệu ở hai bên bờ theo quy định của
ngành giao thông vận tải.
Điều 18: Các trường hợp sau đây phải sơn màu báo hiệu trắng, đỏ, (từ khoảng
chiều cao 50m trở lên, màu đỏ trên cùng) và treo đèn tín hiệu cảm ứng ở dây dẫn trên
cùng:
- Cột cao từ 80m trở lên.
- Cột có chiều cao từ 50m đến 80m ở vị trí có yêu cầu đặc biệt cần thiết.
Trường hợp đường dây đi gần sân bay, nằm trong giới hạn 800m tính từ đường
hạ, cất cánh gần nhất của sân bay, việc sơn cột, đặt đèn tín hiệu, báo hiệu theo quy
định của ngành hàng không.
Điều 19: Khi đường dây xuyên qua rừng, làng mạc vườn cây, công viên đơn vị
quản lý đường dây phải thường xuyên liên hệ với địa phương để tiến hành chặt cây
dọn dẹp hành lang theo Nghị định của Chính phủ về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp
số 54/1999/NĐ-CP.
Việc chặt cây quy định tại Điều 13 của quy trình do đơn vị quản lý đường dây
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và phải thông báo cho đơn vị quản lý hoặc chủ sở
hữu cây biết trước 10 ngày.
Đơn vị quản lý hoặc chủ sở hữu cây có quyền giám sát các công việc trên và có
quyền thu hồi số cây chặt được.
Để sửa chữa nhanh chóng và thuận lợi những hư hỏng đột xuất của công trình
đường dây, đơn vị quản lý đường dây có quyền chặt một số cây hoặc giải tỏa các
chướng ngại vật khác không thuộc quy định đã nêu tại Điều 13 của quy trình. Đơn vị
quản lý đường dây phải thông báo số cây đã chặt và sự thiệt hại do giải tỏa chướng
ngại vật để đền bù cho chủ sở hữu cây theo quy định của Nhà nước.
Nghiêm cấm lợi dụng việc bảo vệ hoặc sửa chữa đường dây để chặt tùy tiện
hoặc phá hủy những công trình không liên quan.
10


Điều 20: Các đơn vị trực tiếp quản lý đường dây phải thực hiện công việc kiểm

tra đường dây theo các quy định sau đây:
1/ Kiểm ta định kỳ ngày tối thiểu 1 tháng một lần. Nắm vững thường xuyên
tình trạng đường dây và những biến động phát sinh. Đối với những khu vực đông dân
cư, cây cối phát triển nhanh, đường dây quá tải nặng cần tăng cường kiểm tra định kỳ
một tuần một lần. Khoảng thời gian cần tăng cường kiểm tra và những khu vực cụ thể,
các hạng mục cần kiểm tra tăng cường do Phó giám đốc Công ty Truyền tải hay Phó
giám đốc Điện lực (có quản lý đường dây 110KV) quyết định.
2/ Kiểm tra định kỳ đêm: Tối thiểu 3 tháng/lần, nắm vững chất lượng vận hành
đường dây. Đối với những đường dây đang quá tải, một tháng phải kiểm tra đêm một
lần vào giờ cao điểm, lưu ý những chỗ tiếp xúc và những chỗ dây đã bị yếu.
3/ Kiểm tra đột xuất: Trước hoặc sau khi mưa bão, thời tiết bất thường, trước
dịp lễ. Nắm vững kịp thời tình trạng đường dây nhằm khắc phục những chỗ thiếu sót.
4/ Kiểm tra sự cố: Ngay sau khi xảy ra sự cố kể cả sự cố thoáng qua. Phát hiện
điểm sự cố hoặc nguyên nhân gây ra sự cố để khắc phục kịp thời.
5/ Kiểm tra kỹ thuật: Cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật đơn vị quản lý đường
dây và cán bộ Phòng, Ban Công ty Truyền tải và Điện lực (có quản lý đường dây
110KV) được phân công theo dõi quản lý vận hành đường dây kiểm tra nắm tình hình
để chỉ đạo và khắc phục thiếu sót trong quá trình vận hành và đặt kế hoạch đại tu, bảo
dưỡng một quý một lần.
Ngoài ra khi đường dây đi qua những nơi có nhiều bụi và vùng ven biển phải
tăng cường số lần kiểm tra để phát hiện chất lượng vận hành của bát cách điện và
quyết định biện pháp xử lý.
Điều 21: Báo cáo về công tác quản lý vận hành đường dây hàng tháng do Truyền tải
quản lý khu vực và Điện lực (có quản lý đường dây 110KV) gửi lên Công ty Truyền
tải và Công ty Điện lực
Báo cáo phải nêu đầy đủ:
- Người kiểm tra.
- Kết quả kiểm tra.
- Kết quả sửa chữa.
- Tình hình sự cố, bất thường.

- Các công tác đại tu, sửa chữa.
- Các hoạt động vận hành khác.
- Kế hoạch tháng sau.
- Các kiến nghị.
Báo cáo được gửi đi từ ngày 25 đến ngày 28 hàng tháng, sau bất kỳ lần kiểm tra
nào đều phải có báo cáo kết quả (chậm nhất 3 ngày sau khi kiểm tra xong).
Điều 22: Các nội dung kiểm tra :
1/ Kiểm tra định kỳ ngày: Thực hiện vào ban ngày, mỗi nhóm kiểm tra gồm hai
người trở lên và phải đi bộ bên cạnh hành lang tuyến bao gồm các hạng mục sau:

11


Hạng mục

Điều kiện các
vùng xung quanh
đường dây truyền
dẫn

Mục kiểm tra

Cây ở gần

Các thay
đổi

Phần cột
Các điều kiện của
cấu trúc cột


Dây dẫn và cách
điện, dây chống
sét

Ghi chú

1.Cây ở gần, cây gãy, cây đổ.
2. Tình trạng hành lang tuyến.
3. Các điều kiện chặt những cây khó (đền bù và
thực hành)
4. Những thông tin về chặt cây, kế hoạch trồng cây
1. Đất, đá lở.
2. Cấu trúc đất, đá, sông, suối.
3. Thông tin về các kế hoạch xây dựng.
4. Thay đổi nhà cửa, đất đai.
1. Cột, xà gãy đổ, nghiêng, biến dạng, mất thanh,
hư hỏng, rỉ...(cột sắt, nứt, lở bê tông...cột bê tông).
2. Mất bu lông, êcu hoặc lỏng.
3. Các vật liệu lạ bám vào cột.
4. Tình trạng biển báo (đánh số cột, pha, biển nguy
hiểm...).
5. Tình trạng các thanh trèo.
6. Tình trạng thanh và chỗ tiếp xúc nối đất.
7. Tình trang các dây nối đất.
8. Tình trạng hệ thống neo chằng cột.

1. Tình trạng bê tông móng.
2. Tình trạng đất xung quanh, vết nứt đất, các dòng
Phần móng

nước chảy ra và vào.
và khu vực
3. Sự thoát nước, tình trạng các rãnh thoát nước.
xung quanh
4. Tình trạng nối đất.
5. Các điều kiện mặt đất, đường xung quanh.
1. Dây dẫn bị đứt sợi, bị tưa, bị tổn thương.
2. Mối nối bị đứt.
3. Vật lạ mắc vào dây dẫn.
4. Phóng điện từ dây dẫn.
Dây dẫn
5. Âm thanh không bình thường và sự dao động
mạnh dây dẫn.
6. Vặn xoắn dây dẫn, tình trạng chống rung.
7. Tình trạng khung định vị, chống rung.
8. Độ võng bất thường.
1. Tình trạng vỡ, nứt.
2. Tình trạng các bát cách điện hoặc chuỗi cách
điện bất thường.
3. Các hư hỏng trên chuỗi cách điện.
Cách điện
4. Các vật lạ bám vào cách điện.
5. Độ ồn lớn.
6. Phóng điện (xuyên thủng, bề mặt).
7. Tình trạng lắp đặt và các phụ kiện.
1. Bị đứt sợi, bị, tưa, bị tổn thương.
Dây chống 2. Độ võng không bình thường.
sét
3. Tình trạng mối nối, nối đất...


2/ Kiểm tra định kỳ đêm: Thực hiện vào ban đêm, mỗi nhóm kiểm tra gồm hai người
trở lên, phải đi bộ và tuân theo Điều 31, bao gồm các hạng mục sau:
- Sự phát nóng các mối nối.
12


- Hiện tượng phóng điện bất thường ở đường dây, chuỗi cách điện.
- Âm thanh bất thường của đường dây.
- Ánh sáng trên các cột vượt.
- Các hiện tượng bất thường khác.
3/ Kiểm tra đột xuất: Mỗi nhóm kiểm tra gồm hai người trở lên, phải đi bộ sát cạnh
hành lang tuyến, bao gồm các hạng mục sau:
Hạng mục

Điều kiện các
vùng xung quanh
đường dây truyền
dẫn

Các điều kiện của
cấu trúc cột

Mục kiểm tra
Cây ở gần

Các thay
đổi

Phần cột


Phần
móng và
khu vực
xung
quanh

Dây dẫn

Cách điện

Ghi chú

1.Cây ở gần, cây gãy, cây đổ.
2. Tình trạng hành lang tuyến.
3. Các điều kiện chặt những cây khó (đền bù và
thực hành)
4. Những thông tin về chặt cây, kế hoạch trồng cây
1. Đất, đá lở.
2. Cấu trúc đất, đá, sông, suối.
3. Thông tin về các kế hoạch xây dựng.
4. Thay đổi nhà cửa, đất đai.
1. Cột, xà gãy đổ, nghiêng, biến dạng, mất thanh,
hư hỏng, rỉ...(cột sắt, nứt, lở bê tông...cột bê tông).
2. Mất bu lông, êcu hoặc lỏng.
3. Các vật liệu lạ bám vào cột.
4. Tình trạng biển báo (đánh số cột, pha, biển nguy
hiểm...).
5. Tình trạng các thanh trèo.
6. Tình trạng thanh và chỗ tiếp xúc nối đất.
7. Tình trang các dây nối đất.

8. Tình trạng hệ thống neo chằng cột.
1. Tình trạng bê tông móng.
2. Tình trạng đất xung quanh, vết nứt đất, các dòng
nước chảy ra và vào.
3. Sự thoát nước, tình trạng các rãnh thoát nước.
4. Tình trạng nối đất.
5. Các điều kiện mặt đất, đường xung quanh.
1. Dây dẫn bị đứt sợi, bị tưa, bị tổn thương.
2. Mối nối bị đứt.
3. Vật lạ mắc vào dây dẫn.
4. Phóng điện từ dây dẫn .
5. Âm thanh không bình thường và sự dao động
mạnh dây dẫn.
6. Vặn xoắn dây dẫn, tình trạng chống rung.
7. Tình trạng khung định vị, chống rung.
8. Độ võng bất thường.
1. Tình trạng vỡ, nứt.
2. Tình trạng các bát cách điện hoặc chuỗi cách
điện bất thường.
3. Các hư hỏng trên chuỗi cách điện.
4. Các vật lạ bám vào cách điện.
5. Độ ồn lớn.
6. Phóng điện ( xuyên thủng, bề mặt ).
7. Tình trạng lắp đặt và các phụ kiện.

13


Dây
chống sét


1. Bị đứt sợi, bị, tưa, bị tổn thương.
2. Độ võng không bình thường.
3. Tình trạng mối nối, nối đất...

4/ Kiểm tra sự cố: Nếu kiểm tra ngày không phát hiện được điểm sự cố, phải kiểm tra
đêm và ngược lại. Tùy thời điểm sự cố mà tiến hành kiểm tra ngày hoặc đêm trước.
+ Kiểm tra ngày: Mỗi nhóm kiểm tra gồm 2 người trở lên và phải đi bộ bên
cạnh hành lang tuyến, bao gồm các hạng mục sau:
Hạng mục
Điều kiện các
vùng xung quanh
đường dây truyền
dẫn

Mục kiểm tra
Cây ở gần

1. Cây gãy, đổ
2. Tình trạng cây, các vật thể trong và gần hành
lang tuyến.

Các
đổi

1. Thay đổi lớn về đất, đá, sông, suối.

thay

Phần cột

Các điều kiện của
cấu trúc cột

Ghi chú

1. Cột, xà gãy đổ, nghiêng, biến dạng...
2. Các vật liệu lạ bám vào cột.
3. Tình trạng thanh và chỗ tiếp xúc nối đất.
4. Tình trang các dây nối đất.
5. Tình trạng hệ thống neo chằng cột.

Phần móng 1. Tình trạng nối đất...
và khu vực 2. Các điều kiện mặt đất, đường xung quanh.
xung quanh
1. Dây dẫn bị đứt sợi, bị tưa, bị tổn thương.
2. Mối nối bị đứt.
3. Vật lạ mắc vào dây dẫn.
4. Phóng điện từ dây dẫn .
Dây dẫn
5. Âm thanh không bình thường và sự dao động
mạnh dây dẫn.
6. Vặn xoắn dây dẫn, tình trạng chống rung.
7. Tình trạng khung định vị, chống rung.
8. Độ võng bất thường.
1. Tình trạng vỡ, nứt.
2. Tình trạng các bát cách điện hoặc chuỗi cách
điện bất thường.
3. Các hư hỏng trên chuỗi cách điện.
Cách điện
4. Các vật lạ bám vào cách điện.

5. Độ ồn lớn.
6. Phóng điện ( xuyên thủng, bề mặt ).
7. Tình trạng lắp đặt và các phụ kiện.
1. Bị đứt sợi, bị, tưa, bị tổn thương.
Dây
2. Độ võng không bình thường.
chống sét 3. Tình trạng mối nối, nối đất...

- Kiểm tra đêm: Nhóm kiểm tra gồm hai người trở lên, phải đi bộ và tuân theo
Điều 31, bao gồm các hạng mục sau:
+ Sự phát nóng các mối nối.
+ Hiện tượng phóng điện bất thường ở đường dây, chuỗi cách điện.
+ Âm thanh bất thường của đường dây.
14


+ Các hiện tượng đặc biệt khác.
- Ngoài ra sau sự cố đường dây mà không tìm ra nguyên nhân thi trong khoảng
1 ± 5km (một là khoảng cách báo sự cố, hoặc toàn tuyến nếu rơle không báo khoảng
cách) cần phải:
+ Đo trị số tiếp địa tất cả các cột.
+ Kiểm tra độ võng của đường dây khi tải cao.
5/ Kiểm tra kỹ thuật: Thực hiện vào ban ngày, mỗi nhóm kiểm tra gồm hai người trở
lên và phải đi bộ bên cạnh hành lang tuyến để kiểm tra chất lượng các bộ phận chủ
yếu của đường dây: Cột, xà, phụ kiện, cách điện, dây dẫn, dây chống sét, kè, móng...
Tất cả những phát hiện đều phải được ghi chép vào phiếu kiểm tra và vào sổ
tổng hợp tình hình đường dây sau kiểm tra định kỳ ngày, đêm và các việc kiểm tra
khác để có biện pháp theo dõi xử lý hoặc đề nghị cấp trên giải quyết.
Trong trường hợp phát hiện thấy có những hiện tượng nguy hiểm đến người
hoặc bộ phận công trình đường dây có thể tạm ngừng kiểm tra và báo cáo ngay với

người phụ trách đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời sau đó tiếp tục kiểm tra phần
còn lại.
Điều 23: Kiểm tra cột vượt và cột néo sát cột vượt (cột kề).
1. Việc kiểm tra cột vượt (cao từ 50m trở lên) phải tuyệt đối tuân theo quy định
an toàn điện và quy trình làm việc trên cao. Những điều được phát hiện trong lúc
kiểm tra phải được ghi chép tỷ mỷ vào lý lịch cột vượt.
2. Do tính chất quan trọng của cột vượt và cột néo sát cột vượt (cột kề) nên
ngoài những công việc kiểm tra nêu trong Điều 22 nói trên còn phải tổ chức kiểm tra
riêng một năm 2 lần: Một lần kiểm tra có điện và một lần kiểm tra không có điện.
3. Kiểm tra có điện: Trèo lên cột kiểm tra chi tiết tất cả các bộ phận của cột trừ
phần mang điện (chú ý khi kiểm tra phải bảo đảm khoảng cách và điều kiện an toàn).
Thời gian kiểm tra có điện hàng năm do đơn vị quản lý đường dây chủ động sắp xếp.
4. Kiểm tra không có điện (cắt điện đường dây): Thực hiện trước mùa mưa bão.
Trèo xuống chuỗi cách điện kiểm tra từng bát và phụ kiện mắc dây, đặc biệt kiểm tra
sự rỉ ở ty và chóp kim loại của từng bát.
5. Đối với thân cột phải kiểm tra:
- Cột có bị nghiêng hoặc bị lún không?.
- Các thanh của cột và xà (cọc nhe chính, thép ống chính) có bị cong không, có
bị rỉ không, các thanh giằng cột, giằng xà, chiếu nghỉ, thang trèo... có bị thiếu, mất,
cong, vênh, rỉ, nứt, lỏng...? có bị rung mạnh khi có gió không?.
- Các bản mã có bị nứt mối hàn, rỉ, mọt, lỏng bu lông không?.
- Sơn mầu trên cột vượt có phân biệt rõ bằng mắt thường không?.
- Hệ thống đèn tín hiệu và các loại tín hiệu khác trên cột vượt có hoạt động bình
thường không?.
6. Đối với móng cột cần phải kiểm tra:
- Móng không bị nứt, không bị hở cốt thép và không bị xâm thực.
- Các êcu móng phải đủ và đã đánh chết ren (hoặc nếu có đổ bêtông chèn
bulông thì bêtông không bị nứt).
15



- Đất đắp chân móng cột có đủ theo đúng yêu cầu thiết kế.
- Móng không bị ngập nước: Nếu có bị ngập thì các chi tiết ngập nước không bị
han rỉ và ăn mòn.
- Móng cột không bị lún và sạt lở, không bị xâm phạm vì đào bới.
7. Kiểm tra dây tiếp địa phải đủ, không bị ăn mòn. Nếu nghi tiếp địa bị đứt
ngầm phải đo kiểm tra điện trở tiếp địa. Nếu tiếp địa chưa đạt yêu cầu cần phải bổ
sung tiếp địa, những tiếp địa lỏng phải được xiết lại...
8. Kiểm tra bát cách điện, phụ kiện, dây dẫn, dây chống sét... để phát hiện các
hư hỏng:
- Cách điện bị vỡ, nứt, có hiện tượng phóng điện và có bụi bẩn, chuỗi cách điện
bị lệch.
- Chóp kim loại và ty của bát cách điện bị rỉ, bị đánh lửa và bị ăn mòn... (đặc
biệt chú ý đối với ty của các bát trong chuỗi cách điện đỡ dây dẫn và dây chống sét).
- Các chốt chẻ, chốt chữ M bị hỏng, bị gẫy hoặc bị mất.
- Các chi tiết, phụ kiện bị ăn mòn và có những biểu hiện hư hỏng khác.
- Các điểm nối đất, các khe hở mỏ phóng không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Dây dẫn và dây chống sét có bị hỏng tại chỗ bắt khóa đỡ (do bị rung). Tạ
chống rung của dây dẫn và dây chống sét còn hay mất, bị trôi khỏi vị trí lắp quy định
hoặc lắp đặt không đúng thiết kế, dây dẫn và dây chống sét bị xơ, khung định vị bị
mất hoặc bị trôi.
9. Tại cột vượt sông cấm neo đậu phương tiện, cấm thiết lập ở hai ven bờ cơ sở
neo buộc, đậu đỗ phương tiện như cầu tàu, bến cảng, xưởng đóng hoặc sửa chữa
phương tiện thủy... trong phạm vi ít nhất 600m về phía thượng lưu va 300m về phía
hạ lưu kể từ tim dọc của công trình đường dây trên không vượt sông. Trường hợp đặc
biệt phải được phép của cơ quan quản lý đường thủy nội địa, đơn vị chủ quản công
trình đường dây và phải có các biện pháp chống bứt neo, tuột cáp, hỏng máy... trôi va
vào công trình đường dây.
10. Kiểm tra biển báo hiệu chỉ dẫn: “ Có điện cao áp! ” báo hiệu: “ Phía trước
có đường dây cao áp vượt ngang sông. Phương tiện cần chú ý! ” còn đủ và rõ ràng

hay không?.
11. Tất cả các khiếm khuyết được phát hiện khi kiểm tra phải khắc phục càng
sớm càng tốt. Những khiếm khuyết lớn phải có biện pháp kỹ thuật để xử lý được
Giám đôc Công ty phê duyệt.
Những phát hiện khiếm khuyết, hư hỏng nhỏ có thể kết hợp sửa chữa trong lúc
cắt điện kiểm tra cần phải thực hiện ngay (lau sứ bẩn, chỉnh mỏ phóng, thay chốt M,
chốt chẻ...).
Những phát hiện hư hỏng nghiêm trọng nằm trong trạng thái sự cố phải báo
ngay về Điều độ để cho tiến hành xử lý sự cố (chuỗi cách điện bị phóng điện, ty sứ
mọt rỉ quá giới hạn cho phép hoặc có nguy cơ đứt...).
Khi phát hiện hiện tượng chớm rỉ của cột vượt, đặc biệt đối với các cột vượt
cấu tạo bằng thép ống phải có phương án kỹ thuật xử lý kịp thời và phải dùng sơn có
16


chất lượng cao. Hai năm một lần phải dùng thiết bị siêu âm để kiểm tra xác suất sự ăn
mòn bên trong ống.
12. Kết quả sửa chữa phải được ghi chép đầy đủ kịp thời vào lý lịch của cột
vượt.
13. Các công nhân trèo cao trước khi thực hiện kiểm tra cột vượt phải được
kiểm tra sức khỏe đạt yêu cầu về trèo cao.
Các tiêu chuẩn vận hành
Điều 24: Tiêu chuẩn vận hành của cột và xà.
a) Cột bêtông:
Tên gọi
1. Sai lệch của cột so với trục thẳng đứng dọc tuyến và nganh tuyến
2. Lệch tim tuyến nhô ra ngang tuyến với khoảng cột:
Tới 200m
Lớn hơn 200m
3. Độ nghiêng của xà so với mặt phẳng nằm ngang

4. Chuyển vị đầu xà so với trục thẳng góc với tuyến

Sai số cho phép
1:150 chiều cao cột
100mm.
200mm.
Chiều dài xà 100mm
Chiều dài xà 100mm

b) Cột sắt
Tên gọi
1. Sai lệch của cột so với trục thẳng đứng dọc tuyến và nganh tuyến
2. Lệch tim tuyến nhô ra ngang tuyến với khoảng cột:
Tới 200m
200 – 300m
Lớn hơn 300m
3. Chuyển vị đầu xà so với trục thẳng góc với tuyến

Sai số cho phép
1: 200 chiều cao cột
100mm.
200mm.
300mm.
Chiều dài xà 100mm

Điều 25: Tiêu chuẩn vận hành của cách điện:
- Khi kiểm tra bên ngoài nếu thấy bề mặt cách điện bị rạn nứt, cách điện sứ bị
rạn nứt, men sứ bị cháy xém, mặt cách điện có vết bẩn rửa không sạch, chóp bát cách
điện bị nứt hoặc bị lỏng, bị vết đánh lửa, ty bị rỉ mọt đến 10% tiết diện ngang, trục
tâm bát cách điện bị vẹo thì phải thay bát cách điện khác.

- Độ lệch chuỗi cách điện đỡ dây dẫn so với phương thẳng đứng không quá 150.
Trường hợp chuỗi cách điện đỡ néo thì không quy định độ lệch so với phương thẳng
đứng nhưng phải đảm bảo lúc bình thường cũng như lúc gió to dây dẫn không được
gần cột, xà, dây néo quá quy định.
- Bát cách điện sứ mẻ 1,2cm trở xuống và không có vết nứt có thể tiếp tục vận
hành được.
- Cách điện đường dây 110KV vẫn cho phép duy trì vận hành để được thay thế
vào dịp kế hoạch sửa chữa tháng trong trường hợp:
a) Vỡ đến 2 bát trong chuỗi cách điện đỡ gồm 7 bát.
17


b) Vỡ đến 2 bát trong chuỗi cách điện néo gồm 8 bát.
Trường hợp chuỗi cách điện đỡ và chuỗi cách điện néo vỡ quá 2 bát thì phải
thay thế ngay.
- Ở những nơi nhiều bụi bẩn phải dùng loại bát cách điện đặc biệt chịu được bụi
và ăn mòn hoặc tăng cường thêm bát cách điện.
- Phải vệ sinh bát cách điện ít nhất một lần bằng giẻ thấm nước sạch trong một
năm khi đường dây đi qua những nơi có nhiều bụi vào thời kỳ ẩm ướt.
- Ở những nơi gần khu vực nhà máy hóa chất, nhà máy ximăng, vùng ven
biển... cần đặc biệt chú ý phụ kiện móc nối, khóa néo, khóa đỡ và ty bát cách điện...
có bị hóa chất ăn mòn khổng? Ngoài việc kiểm tra theo Điều 20, hàng năm cần cắt
điện đường dây một lần để trèo lên cột kiểm tra ty, phụ kiện móc nối, khóa néo, khóa
đỡ, phần sắt ngọn cột... Phải sơn loại sơn chịu axit cho phần sắt của cột và xà của
đường dây nằm trong vùng có hóa chất ăn mòn.
Điều 26: Khi số sợi nhôm của dây dẫn bị đứt hoặc bị tổn thương trên 17% thì
phải cắt đi và dùng ống nối để nối lại. Trường hợp nếu lõi thép bị tổn thương thi
không kể số sợi nhôm hoặc thép bị đứt hoặc bị tổn thương là bao nhiêu cũng phải cắt
đi và dùng ống nối để nối lại. Khi số sợi nhôm bị đứt hoặc bị tổn thương 17% trở
xuống phải tiến hành sửa chữa dây theo quy định sau:

Số lượng sợi đứt
1-4
>4

Biện pháp sửa chữa
Quấn dây bảo dưỡng chỗ sợi đứt
Dùng ống vá ép

Dây chống sét ( đơn kim loại) bị đứt hoặc bị tổn thương trên 17% tổng số sợi
thì phải cắt đi nối lại.
Dây chống sét loại lưỡng kim (thông tin tải ba) bị đứt hoặc bị tổn thương sợi
nhôm phải tiến hành sửa chữa theo quy định sau:
Số lượng sợi đứt

Biện pháp sửa chữa

1-4

Quấn dây bảo dưỡng chỗ sợi đứt

>4

Dùng ống vá ép

Trường hợp lõi thép của dây chống sét loại lưỡng kim bị tổn thương thì phải cắt
đi nối lại.
Điều 27: Trong một khoảng cột chỉ cho phép mỗi dây có một mối nối, mối nối
không được đặt ở chỗ độ võng thấp nhất, cách khóa đỡ kiểu trượt không nhỏ hơn
25m. Những khoảng vượt đường ôtô, đường sắt, đường phố, vượt sông, vượt các
đường dây khác... không được có mối nối ( trường hợp ngoại lệ xem các Điều 2, 3, 4,

5 và 7 của phụ lục).
Điều 28: Đối với các mối nối: Mặt ngoài của ống nối không được có vết nứt,
ống nối phải thẳng, phải được ép nối đúng quy trình, các hàm ép phần nhôm và thép
18


phải đúng kích thước quy định của nhà chế tạo. Trước khi nghiệm thu đưa vào vận
hành phải có trị số điện trở tiếp xúc của tất cả các mối nối. Điện trở của đoạn dây có
mối nối không được lớn hơn 1,2 lần đoạn dây có cùng chiều dài và tiết diện.
Đo nhiệt độ mối nối và tiếp xúc lèo:
- Đo 1 năm/ lần khi đường dây mang tải cao.
- Đo 3 tháng/ lần khi đường dây đang quá tải.
Khi độ chênh lệch nhiệt độ mối nối hay tiếp xúc lèo với dây dẫn lớn hơn 150C
thì phải đo 3 tháng/ lần và có kế hoạch bảo dưỡng nhưng nếu điều này xẩy ra đối với
đường dây đang quá tải thì phải sửa chữa ngay không cho phép kéo dài.
Khi độ chênh lệch nhiệt độ mối nối hay tiếp xúc lèo với dây dẫn lớn hơn 750C
thì phải sửa chữa ngay.
Không được dùng cặp cáp nhôm để nối dây thay cho ống nối và để tiếp xúc lèo.
Điều 29: Dây tiếp địa phải chôn đúng thiết kế và được bắt chặt vào cột bằng
bulông, chỗ bắt bulông phải được cạo sạch rỉ và không được sơn tại chỗ tiếp xúc.
Phần ngầm của dây tiếp địa (bao gồm cả cọc tiếp địa) nằm trong đất phải nối bằng
phương pháp hàn và không được sơn.
Điện trở tiếp địa của cột không được lớn hơn trị số quy định của thiết kế và quy
phạm. Trước khi nghiệm thu phải có trị số điện trở tiếp địa của từng vị trí cột.
Để đảm bảo chống sét đoạn đầu đường dây trong khoảng 2km tới trạm biến thế,
điện trở tiếp địa của cột phải là 10Ω trở xuống.
Điện trở tiếp địa của cột được đo khi tách dây tiếp địa ra khỏi cột. Cứ 2 năm đo
lại điện trở tiếp địa một lần trường hợp trị số đo điện trở tiếp địa cột lớn hơn trị số tiếp
địa cột qui định trong thiết kế thì phải bổ sung để trị số đo điện trở tiếp địa cột bằng
hoặc nhỏ hơn trị số qui định trong thiết kế. Trường hợp sự cố do sét đánh làm vỡ sứ

tại một vài cột thì khi xử lý sự cố đồng thời phải đo lại trị số tiếp địa của số cột này.
Điều 30: Thường xuyên giữ cho các dây néo căng đều nhau:
Các êcu tăng đơ phải vặn hết độ trối, mỗi trục tăng đơ phải đủ 2 êcu (có cêcu
hãm), đầu thừa dây néo phải được quấn vào dây néo chính và cố định bằng 2 ghíp.
Để tránh sự cố của đường dây do dây néo gây ra (đặc biệt quan trọng đối với
các cột trung gian đứng vững bằng dây néo) phải thực hiện kịp thời các Điều 71 và 73
thuộc mục “Kiểm tra và sửa chữa dây néo” trong quy trình.
Điều 31: Khi kiểm tra đường dây, trường hợp cần thiết trèo lên cột phải đảm
bảo khoảng cách an toàn giữa người và dây dẫn không được nhỏ hơn 1,0m đối với
điện áp 110KV và 2,0m đối với điện áp 220KV đồng thời không được chạm vào tiếp
địa cột.
Trong trường hợp kiểm tra đem phải có đèn soi, đi cách đường dây 5m và đi
phía đón trước hướng gió thổi vào đường dây, ban đêm không được trèo cột nếu
không có yêu cầu khẩn cấp và phải quan sát được rõ các phần mang điện để bảo đảm
khoảng cách an toàn.
Kiểm tra đêm phải có trang bị phòng thân, phòng rắn, rết, đèn chiếu sáng và các
trang bị khác phục vụ việc kiểm tra thuận lợi. Việc kiểm tra đêm những phần có mang
điện cần pahỉ có dụng cụ và trang bị bảo hộ chuyên dùng.
19


Kiểm tra đêm tại hành lang thuộc khu vực cơ quan khác hoặc nhà, vườn dân thì
phải liên hệ trước để được tạo điều kiện thuận lợi.
Điều 32: Khi thấy dây đứt rơi xuống đất hoặc còn lơ lửng phải tìm mọi biện
pháp ngăn mọi người không được đến gần và phải cách xa ít nhất 10m. Nếu trường
hợp này xẩy ra tại nơi có người và xe cộ qua lại thì phải cử người đứng gác và báo
ngay cho Lãnh đạo đơn vị quản lý đường dây hoặc Trung tâm điều độ biết đẻ kịp thời
xử lý. Phải có biện pháp bảo vệ dây không bị xe cộ đè hỏng và mất.
Điều 33: Khi phát hiện thấy hiện tượng hư hỏng bất thường của bộ phận công
trình đường dây có nguy cơ gây ra sự cố mất điện đường dây hoặc vi phạm an toàn thì

phải báo ngay cho lãnh đạo đơn vị quản lý đường dây biết để kịp thời quyết định
hướng xử lý như sau:
- Trường hợp bộ phận công trình đường dây hư hỏng có nguy cơ gây ra sự cố
nhưng sửa chữa không cần tách đường dây ra khỏi vận hành như: Sụt, lở móng kè...
thì phải khẩn trương tiến hành sửa chữa không để xẩy ra sự cố đồng thời thông báo
tình hình cho Trung tâm Điều độ.
- Trường hợp bộ phận công trình đường dây hư hỏng có nguy cơ gây ra sự cố
nhưng sửa chữa cần tách đường dây ra khỏi vận hành như: Cột điện nghiêng sắp đổ,
chuỗi cách điện bị phóng điện, chuỗi cách điện bị vỡ một số bát cách điện quá giới
hạn cho phép duy trì vận hành có nguy cơ gây ra sự cố chạm đất, tiếp xúc lèo hoặc
ống nối dây bị nóng đỏ, dây dẫn, dây chống sét, dây néo cột bị xơ đứt nhiều sợi quá
giới hạn cho phép duy trì vận hành có nguy cơ gây ra đứt dây, dây dẫn võng xuống
không đảm bảo khoảng cách an toàn quy định tới mặt đất... thì phải khẩn trương đăng
ký với Trung tâm Điều độ về việc xin tách ngay đường dây ra khỏi vận hành để sửa
chữa.
- Trường hợp khẩn cấp thì thông báo với Trung tâm Điều độ để cắt điện ngay.

PHẦN II - SỬA CHỮA
Điều 34:
Công tác sữa chữa đường dây chia ra ba loại:
1/ Sửa chữa thường xuyên.
2/ Xử lý sự cố đường dây trong vận hành.
3/ Sửa chữa lớn.
Điều 35:
Sửa chữa thường xuyên:
Được tiến hành thường xuyên trên tuyến đường dây dựa trên quy trình bảo
dưỡng, sữa chữa và các kết quả kiểm tra hàng tháng và kiểm tra đột xuất được lập
thành kế hoạch .
Do tính chất công việc sửa chửa thường xuyên thường được phân loại ra như
sau:

a) Các hạng mục công việc đơn giản có thể tổ chức kết hợp với kiểm tra
đường dây như : chặt cây giải phóng hành lang , củng cố tiếp địa ( bị mất , bị đứt
…)đắp lại móng cột ( bị sụt , lở…)củng cố dây néo (bị chnng2 , mất ê cu…)lắp lại
20


thanh giằng cột thép ( bị mất…), sơn lại một số chi tiết thép bị rỉ, đắp vá bê tông
cột…
b) Các hạng mục công việc phát sinh trong vận hành cần phải có biện pháp
kỹ thuật được lãnh đạo đơn vị phê duyệt và điều hành như: Ép lại lèo, lắp lại tạ chống
rung, thay một vài bát cách điện trong chuỗi cách điện, chỉnh cột nghiêng, chỉnh xà,
gia cố kè móng cột…có báo cáo kết quả thực hiện cho Công ty truyền tải và Điện lực
(có quản lý đường dây 110KV).
Điều 36:
Xử lý sự cố đường dây trong vận hành:
Được thực hiện theo quy trình xử lý sự cố của điều độ vận hanh và các biện pháp kỹ
thuật đã lập. Việc thực hiện cần phải dựa theo tình huống, địa hình cụ thể, đảm bảo
sao cho thời gian xử lý sự cố ngắn nhất, an toàn và chất lượng.
Điều 37:
Sửa chữa lớn đường dây:
Sửa chữa lớn đường dây bao gồm đại tu định kỳ và trung tu đường dây.
Chu kỳ đại tu đường dây là 6 năm, tiêng đối với các đường dây ven biển chu kỳ
đại tu là 4 năm.
Kỳ hạn này có thể thay đổi theo tình trạng cụ thể của đường dây, căn cứ vào kết
quả kiểm tra, đo lường dự phòng và được phê duyệt.
Đại tu định kỳ nhằm mục đích phục hồi trạng thái hoàn hảo của đường dây và
đảm bảo vận hành tin cậy và kinh tế trong giai đoạn giữa các lần đại tu.
Khi sửa chữa không được thay đổi kết cấu theo thiết kế của đường dây. Đối với
đường dây 110KV chỉ được thay đổi kết cấu của đường dây khi dã lập bảng tính toán
được Phó giám đốc Công ty Truyền tải và Phó giám đốc Công ty Điện lực (có quản lý

đường dây 110KV) duyệt .
Thay đổi kết cấu đường dây 220KV phải lập bảng tính toán được Tổng Công ty
Điện lực Việt Nam phê duyệt.
Nội dung và phương án kỹ thuật đại tu đường dây phải được chuẩn bị kỹ và
được duyệt trước khi thực hiện.
Trugn tu đường dây là công việc sửa chữa hành loạt với khối lượng lớn do yêu
cầu thay đổi thiết kế như: Thay mới hàng loạt bát cách điện, thay cột, tăng cường tiết
diện dây dẫn, thay phụ kiện, thay hàng loạt tiếp địa…hoặc khôi phục lại đường dây bị
hư hỏng nặng sau thiên tai bão lụt hay sau các sự cố lớn…
Cần kết hợp việc sửa chữa lớn đường dây nếu phải cắt điện với các công việc
khác liên quan (sửa chữa trạm, sửa chữa lưới trung thế…) để tận dụng tối đa việc cắt
điện.
Điều 38:
Việc sửa chữa đường dây có thể tiến hành trong điều kiện cắt điện
đường dây hoặc không cắt điện. Việc lựa chọn một trong hai phương án này phải căn
cứ vào điều kiện an toàn, kinh tế và phương thức truyền tải điện. Khuyến khích việc
sửa chữa không cắt điện (sửa chữa nóng) nhưng phải bảo đảm an toàn.

21


Điều 39:
Công nhân vận hàn và sửa chữa đường dây là những công nhân
chuyên nghiệp có đủ sức khỏe làm việc trên cao và phải chấp hành quy trình an toàn
cũng như các yêu cầu được nêu trong quy trình.
Điều 40:
Việc sửa chữa đường dây trong trường hơp không cắt điện phải có
dụng cụ chuyên dùng và theo quy trình riêng (thay bát cách điện, lắp tạ chống rung,
siết lại mối nối…trong lúc đường dây đang vận hành).
Điều 41:

Công tác sửa chữa trên đường dây phải được hoàn thành trong thời
gian đã quy định, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và an toàn.
Khi tiến hành các công việc sửa chữa nặng phải nghiêm cấm sử dụng tối đa các
máy móc ,phương tiện cơ giới .
Khi sửa chữa đường dây phải lưu ý không làm ảnh hưởng đến các công trình
lân cận và hạn chế tối đa về thiệt hại về hoa màu ,cây cối …và phải bảo quản vật tư
thu hồi về số lượng và chất lượng .
Điều 42:
Khi kế thúc công tác sữa chữa phải kiểm tra nghiệm thu khối
lượng cộng việc đã hoàn thành ,có biên bản xác nhận . Đối với các công trình ngầm
phải có biên bản nghiệm thu trước khi lấp .
Điều 43:
Đối với các công tác sữa chữa quan trọng , phòng kỹ thuật công ty
truyền tải và phòng kỹ thuật điện lực (có quản lý 110kv )phải lập phương án và trình
duyệt . Đối với các công trình sữa chữa lớn phải cóthiết kế của các cơ quan đúng chức
năng và có các cấp có thẩm quyền phê duyệt .
Đơn vị thực hiện phải phổ biến đến từng công nhân về nội dung phương án và
khi thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt từng bước trong phương án .
Điều 44:
Chỉđực phép thay đổi khối lượng công tác sữa chữa hoặc thay
đổicông tác kỹ thuật khi được phép của cấp có thẩm quyền phê duyệt .

Sữa chữa cột thép ,xà thép trên cột bê tông
Điều 45:
Các bộ phận ,xà thép trên cột bê tông ,thành dằng …. Trong quá
trình vận hành bị rỉ ,bị ăn mòn quá 20%tiết diện ngang ,bị mất hoặc bị nứt hoặc cong
quá giới hạn cho phép .. thì phải được sữa chữa thay thế hoặc tăng cường ,đặc biệt
chú ý đối với xà và các cột vượt .
Đối với các cột vượt cấu tạo bằng thép ống nếu bị rỉ nghiêm trọng phải dùng
bằng thiết bị siêu âm để kieemr tra lại độ dày của thành ống .

Các thanh mớ được thay thế phải có tiết diện và loại ihép tương đương ,chiều
dài phù hợp .
Trong quá trình sửa chữa cột thép ,xà thép trên cột bê tông phải tuân theo các
điều có liên quan điến việc sứa chữa được niêu trong bản “quy định tạm thời về nối
thanh cột thép về đường dây tải điện và các trạm biến áp “ số 67 ĐVN – QLVH TĐ
22


năm 1997 ) trong đó có điều không cho phép nối thanh cốt thép bằng phương pháp
hàn đối đầu hoặc hàn ốp (để tránh biến dạng cục bộ của thanh do hàn gây ra ).
Phải có biện pháp kỹ thuật chống biến dạng cột và xà (bộ sát gông ) trong quá
trình sứa chữa . Đặc biệt chú ý chống biến dạng cột khi sữa chữa cột néo.
Điều46:
Các bu lông bị lỏng phải được xiết lại yêu cầu kỷ thuật . Bu lông
bị mất cân được bổ sunhđủ và đúng chủng loại và đảm bảo yêu cầu kỷ thuật khác .
Điều 47:
Những cột thép bị nghiêng quá tiêu chuẩn cho phép phải được điều
chỉnh lại cho thẳng bằng cách đặt tấm đệm bằng thép dưới bản đế chân cột . Chiều
dày tổng cộng của toàn bộ tấm đệm không quá 40mm.
Ê cu được nới ra tối thiểu phải giữđủ phần ren đầy của 1ê cu củe bu lông móng.
Điều chỉng cột thép đứng vữngbằng dây néo bị nghiêng quá tiêu chuẩn cho
phép tiến hành bằng cách điều chỉnh chiều dài và lực căng dây néo bằng các ê cu tăng
đơ . Trong quá trình chỉnh cột không được tác dụng lực mạnh hoặc xung lực vào cột .
Phải tính toán trước ,bảo đảm cột không bị biến dạng sau khi điều chỉnh .
Điều 48: Đối với những cột sắt néo góc ,néo thẳng ,cuối bị nghiêng quá tiêu
chẩn cho phép phải điều chỉnh lại thì trước hết phải xem xét đến sự cần thiết cắt điện
,giải phóng toàn bộ dây mắc trên cột để cột không còn chịu lực căng rồi mới tiến hành
thực hiện Điều 47 nói trên .
Đối với các cột vượt cao quá 50m trở lên bịnghiêng quá tiêu chuển cho phép điều
chỉnh lại thì phải có phương án kỷ thuật chỉnh cột được cấp trên phê duyệt trước khi

thực hiện .
Điều49: khi thay đổi cột đảo pha không được làm thay đổi vị trí pha trên cột .
Sơn cột thép ,xà thép trên cột bê tông ,mặt bích cột bê tông ,thanh giằng .. quét
bitun hoặc quét hắc ín móng cột .
Điều50: Sơn lại cột thép ,xà thép trên cột bê tông ,mặt bích trên cột bê tông
,thanh dằng..(loại thép không mã kẽm)được tiến hành theo tnhf trạng của lớp phủ
chống ăn mòn .
Dựa vào các kỳ kiểm tra mà quyết định việc sơn lại cột thép ,xà thép trên cột bê
tông ,mặt bích cột bê tông ,thanh giằng …
Sơn chống rỉ và sơn phủ phải dùng loại sơn có tính năng bền, chịu được mưa
nắng, không bị ảnh hưởng do tác động hóa học trong khí quyển và có tuổi thọ từ 3
năm trở lên. Không được dùng loại sơn trongn nhà để sơn cột và xà.
Trước kho sơn lại cột thép, xà thép trên cột bê tông , mặt bích cột bê tông,
thanh giằng…phải làm sạch rỉ các chỗ sơn cũ còn lại và cáu ghét. Phải chú ý làm sạch
các chỗ nối của các chi tiết. Phải tiến hành sơn 2 lớp chống rỉ rồi sơn tiếp 2 lớp sơn
phủ. Sơn thành những lớp bằng phẳng, không có bọt khí và dòng sơn dày đều trên mặt
sắt, lớp sơn trước khô mới sơn lớp sau. Cạo rỉ và sơn thường tiến hành từ trên xuống
23


tức là bắt đầu từ đầu bát dây chống sét, xà và sau đó đến thân cột. Cạo rỉ và sơn phải
tiến hành trong điều kiện thời tiết khô ráo.
Đối với cột vượt phải ưu tiên dùng sơn có chất lượng đặc biệt tốt.
Điều 51:
Trong quá trình vận hành nếu phát hiện những chi tiết của cột thép
(loại mạ kẽm) bị rỉ thì phải kịp thời làm sạch rỉ và sơn lại ngay những chỗ bị rỉ.
Điều 52:
Việc sơn cột trong lúc đường dây đang vận hành phải hết sức thận
trọng. Trong trường hợp này các đơn vị quản lý phải lập biện pháp kỹ thuật và biện
pháp an toàn và trình duyệt trước khi tiến hành công việc.

Người làm việc không được đến gần dây dẫn và đưa dụng cụ đồ nghề đến gần
dây dẫn, và luôn đảm bảo khoảng cách an toàn quy định trong điều 31 của quy trình.
Điều 53:
Thùng sơn không được treo trên cột phía trên dây dẫn và chuỗi
cách điện. Thùng sơn được treo trên xà cách chỗ bắt chuỗi sứ cách điện tối thiểu 2m.
Không cho phép sơn rơi vào dây dẫn, chuỗi cách điện và các chi tiết mang điện của
các thiết bị điện trên đường dây.
Điều 54:
Trong quá trình vận hành nếu phát hiện móng cột bị vỡ, nứt phải
đắp bêtông lại. Bê tông đắp lại phải cao hơn mác bêtông thiết kế móng một cấp.
Điều 55:
Việc cần thiết quét lại bitum hoặc hắc ín các móng cột được quyết
định dựa vào các kỳ kiểm tra chọn lọc có đào để xác định tình trạng bị xâm thực của
móng. Khi đào lưu ý không được làm đứt tiếp địa hoặc hư hỏng các phần chôn ngầm
của cột điện và các công trình khác.
Khi đào hết chiều sâu móng cột phải chấp hành các quy tắc sau:
1/ Khi cột có 4 chân móng có thể đào một chân móng mà không phải néo hãm cột.
2/ Khi cột có một chân móng thì có thể đào sau khi đã néo hãm cột chắc chắn bằng 4
dây néo (dây néo phải đảm bảo khoảng cách an toàn với các bộ phận mang điện).
3/ Đối với các cột néo góc, cột néo cuối, néo thẳng, cột đặc biệt, (cột vượt, cột kề,
côột đảo pha, cột rẽ nhánh và cột giao chéo 2 đường dây trên một cột…).cần phải có
biện pháp xử lý kỹ thuật được cấp trên phê duyệt cho từng trường hợp trước khi đào
móng.
Móng cột đã đào lên để quét lại bitum hoặc hắcín không được phép để chờ quá
3 ngày. Khi đắp đất lại phải đảm bảo đất được đầm chặt đúng kỹ thuạt, hố đào phải
đắp lại bằng phẳng hoàn hảo.
Điều 56: Việc quét lại bitum hoặc hắc in (nhựa) các móng cột phải chấp hành các
yêu cầu sau:
- Trước khi quét phải cạo đánh sạch bằng bàn chải sắt những thứ cặn bẩn bám
vào thành bêtông và làm cho khô mặt bêtông.

- Sau khi móng cột đã khô hắn thì quét nhựa từ dưới lên. Các đế chân cột và các
bulông móng nằm trên mặt đất cũng phải quét nhựa. Đặc biệt nếu cột bị ngập
24


nước phải quét bitum toàn bộ phần ngập nước và phía trên phần thườgn xuyên
ngập nước 0.5m.
- Sau khi nhựa khô (khoảng 14 đến 20h tuỳ theo tính chất của nhựa và nhiệt độ
môi trường) thi phải lấp lại.
- Lấp hố cột sau khi đã quét nhựa phải làm cẩn thận và lấp bằng đất mềm, mịn
không có sỏi đá, để khỏi làm hỏng lớp nhựa chống nước xâm thực và phải đầm
chặt đất, mặt hố phải bằng phẳng hoàn hảo như trước khi đào.
Điều 57: Sơn cột thép và quét nhựa móng cột thường phải tiến hành đồng thời.
Không cho phép sơn và quét nhựa các bộ phận cột còn ướt cũng như nhiệt độ môi
trường dưới 50C .
Sau khi sơn cột xong phải khôi phục các số, ký hiệu trên cột.
Sửa chữa cột bêtông, cọc néo, thanh ngáng, và móng bằng bêtông cột thép.
Điều 58:
Những cột bêtông (Cột lytâm, cột có lỗ mắt chéo…) bị nghiêng
quá tiêu chuẩn cho phép phải được điều chỉnh lại cho thẳng bằng cách sau khi néo
hãm cột chắc chắn bằng 4 dây néo tiến hành đào phía móng cần dịch chuyển. (Dây
néo phải đảm bảo khoảng cách an toàn với các bộ phận mang điện) tuỳ theo tình hình
thực tế cần thiết phải moi đất các thành móng để giảm ma sát và moi một phần đất ở
đáy móng để dễ chỉnh cột. Trong quá trình chỉnh cột không được tác dụnglực mạnh
hoặc lực xung vào cột. Sau khi cột đứng thẳng phải đầm chặt đất và đủ đất lại như cũ.
Điều 59: Đối với những cột bêtông néo góc, néo thẳng, néo cuối bị nghiêng quá
tiêu chuẩn cho phép phải điều chỉnh lại thì trước hết phải xem xét đến sự cần thiết cắt
điện, giải phóng toàn bộ dây mắc trên cột để cột không còn chịu lực căng rồi mới tiến
hành thực hiện điều 58 nói trên.
Điều 60:

Những hư hỏng của cột bêtông, cọc néo, thanh ngáng và móng cột
bêtong cột thép thường là do bị nứt , cốt thép bị rỉ, bêtông bị tróc vỡ… làm giảm chất
lượng an toàn vận hành và thời gian xử dụng của cột.
Dựa vào kết quả kiểm tra mà xác định sự cần thiết tiến hành sửa chữa các cột bêtông,
cọc néo, thanh ngáng và móng cột bêtông cốt thép. Khối lượng sửa chữa theo mức độ
cần thiết được tiến hành vào các kỳ đại tu đường dây.
Để phát hiện các thiếu sót phải tiến hành kiểm tra toàn bộ trên chiều cao của
cột, cũng như đào điển hình một số móng cột xuống sâu (0.5-0.7m) (Trườgn hơp cần
thiết phải néo hảm cột bằng dây néo trước khi đào ).
Điều 61: Khi phát hiện tác dụng xâm thực của môi trường bên ngoài vào bê
tông của cột làm cho bê tông bong ra và hình thành vết nứt nhỏ ,nhửng vét rỉ và
những chổ nứt ra của bê rtông dọc theo cốt thép cần phả xác minh mức độ xâm thực
25


×