Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Vai trò của nho giáo dưới triều đại lê thánh tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.42 MB, 99 trang )

ĐAI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VÀN

TRẦN VIỆT THẮNG

VAI TRÒ CỦA NHO GIÁO
DƯỚI TRIỀU ĐẠI LÊ THÁNH TÔNG


Chuyên ngành : Triết học
Mã sô

: 60.22.80

LUẬN VẢN THẠC Sĩ KHOA HỌC TRIÊT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS.TS. LÊ VĂN QUÁN

HÀ NỘI - 2009


MỤC LỤC
Trang

PHẨN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tà i............................................................................................... 1
2. Tinh hình nghiên cứu đề t à i ....................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận v ă n ........................................................................ 6
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên c ứ u ..............................................................6
5. Đối tượns và phạm vi nghiên cứ u ............................................................................. 6


6. Đóng góp của luận v ă n ............................................................................................... 7
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ....................................................................................... 7
8. Kết cấu của luận văn....................................................................................................7

PHẦN NỘI DUNG.........................................................................................................8
CHƯƠNG 1: NHỮNG ĐlỂU KIỆN, TlỂN đ ể c h o s ự p h á t t r i ể n
NHO GIÁO DƯỚI TRIỂU ĐẠI LÊ THÁNH TÔ N G ...........................................8
1.1 Điều kiện kinh tê .......................................................................................................8
1.2. Tiền đề chính tr ị.................................................................................................... 23
1.3. Vai trò Lê Thánh Tông đối với sự phát triển Nho giáo..........................................28

CHƯƠNG 2: MỘT s ố BlỂU HIỆN N ổ i BẬT VỂ VAI TRÒ CỦA NHO
GIÁO DƯỚI TRIỂU ĐẠI LÊ THÁNH T Ô N G ................................................... 36
2.1. Vai trò của Nho giáo trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước.. 37
2.2. Vai trò của Nho giáo trong lĩnh vực giáo dục - khoa cử và đào tạo nhân tà i. 48
2.3. Vai trò của Nho giáo trong việc xây dựng và thực thi pháp lu ậ t................73

PHẨN KẾT L U Ậ N ..................................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM K H Ả O ............................................................... 92


PHẦN MỎ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội bắt nguồn từ Trung Quốc
thời cổ đại và được du nhập vào Việt Nam ngay từ những năm đầu Công nguyên
qua vó ngựa của quân xâm lược. Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Nho
giáo trong một thời gian dài đã được các triều đại phong kiến Việt Nam sử dụng
làm hệ tư tưởng và công cụ để trị nước, tổ chức nhà nước và quản lý xã hội, tạo
lập, duy trì xã hội phong kiến và đào tạo ra những con người phù hợp với yêu
cầu, mục đích của giai cấp thống trị. Với tư cách là bộ phận của kiến trúc thượng

tầng xã hội, một hình thái ý thức xã hội, Nho giáo đã ảnh hưởng đến nhiều mặt,
nhiều lĩnh vực chủ yếu của đời sốne xã hội và con người Việt Nam, đóng vai trò
nhất định đến quá trình hình thành, phát triển của xã hội và chế độ phong kiến
Việt Nam. Bởi vậy mà, như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, Nho giáo là
một bộ phận cốt lõi của di sản truyền thống dân tộc.
Hơn một nửa thập kỷ trở lại đây, trước những biến động hết sức phức tạp
của đời sống xã hội, không chỉ ở nước ngoài, trong giới nghiên cứu Việt Nam
đã có xu hướng đặt lại, nghiên cứu trở lại vấn đề Nho giáo trên tinh thần phê
phán, gạn lọc, tiếp thu những nhân tố hợp lý, những giá trị chung của Nho giáo.
Đã có nhiều ý kiến, kết luận trong nhiều bài viết, chuyên luận và công trình
nghiên cứu về ảnh hưởng, vai trò của Nho giáo đối với xã hội và con người Việt
Nam trong lịch sử và hiện nay. Có người cho rằng, những hiện tượng tiêu cực
của xã hội; đạo đức nhân luân bị xuống cấp, bị xói mòn; kỷ cương, nề nếp từ
trong gia đình đến ngoài xã hội không được tôn trọng...là do đã có một thời
chúng ta phê phán, bài xích Nho giáo. Cũng có người cho rằng, để thúc đẩy xã
hội Việt Nam phát triển cần phải áp dụng triệt để công thức: kỹ thuật, công
nghệ phương Tây với Nho giáo như mô hình quản lý xã hội ở những nước phát
triển có truyền thống Nho giáo.

1


Rõ ràng, việc nhìn nhận, đánh giá về ánh hưởng, vai trò của Nho giáo Việt
Nam trong lịch sử và hiện nay là vấn để có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách
đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay. Bởi vì, có
như vậy mới góp phần giải quyết đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa truyền
thống và hiện đại- nhân tố thúc đẩy sự phát triển của xã hội Việt Nam ngày nay.
Để thực hiện nhiệm vụ hết sức phức tạp và khó khăn này, theo chúng tôi, một
vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận là phải có thái độ biện chứng khách quan,
toàn diện và quan điểm lịch sử - cụ thể trong việc nghiên cứu Nho giáo, cũng

như ảnh hưởng và vai trò của nó trong xã hội và đối với con người Việt Nam
trong các giai đoạn lịch sử cụ thể của xã hội phong kiến Việt Nam.
Nghiên cứu về ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo ở Việt Nam thời phong
kiến nói chung và dưới triều đại Lê Thánh Tông nói riêng, từ trước cho đến nay,
đã có không ít những công trình nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước. Tuy nhiên,
do nhiều nguyên nhân, các công trình nghiên cứu đó chưa cho chúng ta một cái
nhìn khái quát, toàn diện và hệ thống về vai trò của Nho giáo trong xã hội phong
kiến Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn Lê Thánh Tông trị vì (1460 - 1497).
Chính vì vậy mà chúng lôi cho rằng, vấn để trên đây cần phải tiếp tục
nghiên cứu thêm trong luận văn này. Chúng tôi lựa chọn vấn đề: “ Vai trò của
Nho giáo dưới triều đại Lê Thánh Tông ” làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu của
luận văn, cũng chỉ hy vọng góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò của Nho giáo
trong giai đoạn đó. Sự lựa chọn này, theo chúng tôi là bởi vì, đây là giai đoạn mà
Nho giáo với tư cách là học thuyết chính tri, đạo đức, giáo dục có vai trò to lớn
trên nhiều mặt, nhiéu lĩnh vực chủ yếu của xã hội phong kiến Việt Nam nửa cuối
thế kỷ XV và bộc lộ tất cả những mặt, những yếu tố tích cực và tiêu cực của nó.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
ơ Việt Nam, liên quan đến đề tài từ trước đến nay, đã có rất nhiều
công trình nghiên cứu. Chúng tôi có thể khái quát một số thành quả nghiên
cứu như sau:

2


Thử nhất : Là những công trình nghicn cứu về Nho giáo thông qua những
tác phẩm kinh điển, sách vở của các nhà Nho.Tiêu biểu cho loại hình này là các
công trình nghiên cứu của Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Đào Duy Anh,

V .V ..


Trước hết phải kể đến cuốn Khổng học ââỉií> của Phan Bội Châu và Nho
giáo của Trần Trọng Kim. Trong hai cuốn sách này, thông qua việc trình bày,
phân tích một số phạm trù, nguyên lý cơ bản của Nho giáo trong quá trình hình
thành, phát triển của nó, hai ông đã nhìn nhận Nho giáo không chỉ chủ yếu là
một học thuyết chính tri- xã hội, học thuyết đạo đức mà còn là học thuyết triết
học. Cả hai ông đều đặc biệt đề cao những yếu tố, nhân tố tích cực của Nho
giáo, coi đạo đức Nho giáo có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hoàn thiện đạo
đức con người và ổn định trật tự, kỷ cương xã hội.
Sau hai cuốn sách trên, Đào Duy Anh viết Khổní> í>iáo phê bình tiểu luận.
Theo ông, để nhận thức được bản chất Nho giáo, cần phải có thái độ khách quan,
toàn diện, khoa học. Từ lập trường này, ông phản đối thái độ của một số tri thức
Trung Quốc và Việt Nam lúc bấy giờ là coi Khổng học chỉ là vô dụng, là di hại,
không phù hợp với thời đại khoa học và dân chủ. Đặc biệt từ lập trường mác xít,
ông đã nghiên cứu, mổ xẻ, tổng hợp những nội dung cơ ản của Nho giáo, để từ
đó đi đến kết luận rằng, Nho giáo “dẫu nó không thích hợp nữa ở đời này, mà
công dụng nó, sự nghiệp nó, vẫn trọn vẹn trong lịch sử, không ai có thể chối cãi
hay xoa bỏ đi được” [ 1, tr. 150]
Thứ hai : Là những công trình nghiên cứu về ảnh hưởng và vai trò của
Nho giáo trong nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống con người và xã hội Việt
Nam thời phong kiến mà trong đó ít nhiều đề cập đến vai trò của Nho giáo dưới
triều đại Lê Thánh Tông. Đây là loại hình được rất nhiều tác giả và các nhà
nghiên cứu quan tâm với hàng loạt các công trình, bài viết đáng ghi nhận, như
của các tác giả: Vũ Khiêu, Trần Văn Giàu, Phan Ngọc, Trần Đình Hượu, Nguyễn
Tài Thư, Lê Sỹ Thắng, Lê Vãn Quán, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn, Trần Nguyên
Việt, Nguyễn Thanh Bình,v.v.

3



Trong những công trình nghiên cứu của mình các tác giả đã bắt đầu từ
những mệnh để, tư tưởng, phạm trù cơ bản của Nho giáo để nghiên cứu, xem
xét ảnh hưởng và vai trò của nó trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã
hội và con người Việt Nam như : chính trị- xã hội, đạo đức, hệ tư tưởng, văn
hóa, pháp luật, giáo dục- khoa cử, thế giới quan,... Như trong cuốn Bàn về văn
hiến Việt N am của GS. Vũ Khiêu, từ một quan điểm đúng đắn rằng, “ không
thể có một thứ Nho giáo chung cho mọi thời đại, một thứ Nho giáo nhất thành
bất biến, thích ứng ở khắp mọi nơi mọi lúc ” cho nên phải “ tìm hiểu tư tưởng
Nho giáo gắn liền với những điều kiện xã hội cụ thể trong đó nó đã nảy sinh
phát triển và suy tàn ” [32, tr. 151], tác giả đã lược qua về vị trí, vai trò của
Nho giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thời Lý- Trần trở đi. v ề vị trí,
vai trò của Nho giáo ở Việt Nam, tác giả đã đưa ra những nhận định khách
quan rằng, từ thời Lý Trần trở đi, Nho giáo được coi trọng và có điều kiện
phát triển mạnh mẽ cho tới thời Lê Sơ thì Nho giáo giành được địa vị độc tôn.
Về cơ bản, vai trò của Nho giáo trong những thời kỳ này là tích cực thúc đẩy
xã hội phát triển ; đáp ứng được những đòi hỏi của chế độ quân chủ trung
ương tập quyền, góp phần ổn định đời sống xã hội và trật tự phong kiến, đối
với việc ra đời, phát triển chế độ phong kiến và tư tưởng phong kiến [32, tr.
154]. Hay như công trình N ho học và N ho học Việt N am của GS. Nguyễn Tài
Thư đã có nhiều kiến giải mới về ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo đối với
xã hội và con người Việt Nam trong lịch sử. Đề cập tới phạm vi, ảnh hưởng
của Nho giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, tác giả cho rằng, ảnh hưởng
quan trọng hơn của Nho giáo là trong lĩnh vực thế giới quan và nhân sinh
quan. Tác giả khẳng định, các bộ phận khác nhau của lịch sử tư tưởng Việt
Nam như : Tư tưởng chính trị, tư tưởng pháp quyền, tư tưởng đạo đức là những
lĩnh vực tư tưởng phản ánh trực tiếp quyền lợi của giai cấp phong kiến, cho
nên những bộ phận này in đậm dấu ấn của Nho giáo hơn so với Phật giáo, Lão

4



giáo. Một điểm đáng chú ý là, khi đề cập tới anh hưởng của Nho giáo trong
lĩnh vực chính trị- xã hội, tác giả cho rằng, “trong tư tưởng yêu nước của các
nhà vêu nước Việt Nam có dấu vết của ba đạo” [50, tr. 63]
Đặc biệt, liên quan đến nội dung luận văn phải kê đến những công trình
nghiên cứu, những tác phẩm, bài viết có giá trị trong từng lĩnh vực cụ thê của đời
sống xã hội như: chính trị, đạo đức, pháp luật, giáo dục- khoa cử...Cụ thể như
công trình nghiên cứu “Lê Thánh Tông (Ỉ442-Ỉ497) con người và sự nghiệp’' của
tập thể các nhà khoa học trong và ngoài trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, trong đó các nhà khoa học thuộc những
lĩnh vực khác nhau như: sử học, văn học, văn hoá học, triết học, luật học, kinh tế
học, chính tri học, quân sự h ọ c... đã trình bày khá đầy đủ, toàn diện về con người
và sự nghiệp của Lê Thánh Tông. Hay tác phẩm “Lí5 Thánh Tông vị vua anh
minh - nhà canh tân xuất sắc ” của tác giả Lê Đức Tiết. Đây là công trình có
nghiên cứu những cách tân về hành chính, pháp lý, kinh tế, quân sự của vua Lê
Thánh Tông, trong đó tác giả đã xâu chuỗi lại những chủ trương, chính sách, sự
kiện và những kết quả đạt được của từng lĩnh vực cách tân nhằm giúp người
nghiên cứu nhìn nhận, đánh giá sự nghiệp của Lê Thánh Tông có tính toàn diện,
khách quan hơn. Ngoài ra còn nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết khác
như: “HoàníỊ đ ế Lê Thánh Tôiĩíị nhà chính trị tài năiiíỊ, nhà văn hoú lồi lạc, nhà
thơ lớ ìỉ\ “Lê Thánh Tông - về tác gia và tác phẩm'",...
Nhìn chung, những công trình trên cho chúng ta nhìn nhận rõ hơn về ảnh
hưởng, vai trò của Nho giáo tại Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của xã hội
phong kiến. Tuy nhiên, vấn đề trên do được đặt trong toàn bộ các hệ vấn để
nghiên cứu về lịch sử tư tưởng, lịch sử triết học, lịch sử dân tộc; được tiếp cận từ
những góc độ nghiên cứu khác nhau với những mục đích khác nhau, cho nên vấn
đề mà đề tài luận văn nghiên cứu chưa được nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống và
vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến, quan điểm, nhận định khác nhau.

5



3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích : Trình bày một cách có hệ thống và khoa học về vai trò của
Nho giáo trong một số lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội và con người Việt
Nam dưới triều đại Lê Thánh Tông
Nhiệm vụ :
- Trình bày, làm rõ những điều kiện, tiền đề cho sự hình thành, tồn tại và
phát triển của Nho giáo dưới triều đại Lê Thánh Tông.
- Phân tích nhữ ng biểu hiện nổi bật về vai trò của N ho giáo trong
m ột số lĩnh vực củ a đời sống xã hội và con người Việt N am dưới triều đại
Lê Thánh Tông.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận : Dựa trên những quan điểm cơ bản của Triết học MácLênin về con người và xã hội.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là phương pháp luận của
chủ nghĩa duy vật biện chứng trong việc nghiên cứu lịch sử triết học. Ngoài ra,
luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học khác như :
phương pháp lịch sử - lôgic, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so
sánh - đối chiếu.

5. Đỏi tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng n g h iên cứu là một số nội dung cơ bản trong học thuyết
của Nho giáo và vai trò của nó trong xã hội phong kiến Việt Nam thời
Lê Thánh Tông.
- Phạm vi nghiên cứu: Ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo trong một số
lĩnh vực chủ yếu của xã hội phong kiến Việt Nam dưới thời Lê Thánh Tông
(1460 - 1497).

6



6. Đóng góp của luận văn
Tiếp cận Nho giáo từ góc độ triết học, luận văn trình bày một cách khách
quan và có hệ thống vai trò của Nho giáo trong một giai đoạn lịch sử toàn thịnh
nhất của chế độ phong kiến Việt Nam - thời Lê Thánh Tông trị vì.

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Góp phần làm sáng tỏ những đóng góp và hạn chế của Nho giáo trong
quá trình phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam thời Lê Thánh Tông.
- Làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy Nho giáo Việt
Nam nói riêng và lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung.

8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Nội dung
luận văn gồm 2 chương, 6 tiết.
Chương 1: Nlĩữììg điều kiện, tiền đ ề cho sự phát triển Nho giáo dưới triêu
đại Lê Thánh Tô 11ạ ( 3 tiết ).
Chương 2: Một s ố biểu hiện nổi bật về vai trò của Nho ỹ á o dưới triều đại
Lê Thánh Tông ( 3 tiết ).

7


PHÄN NỘI DUNG
Chưưng 1
NHỮNG ĐIỂU KIỆN, TIỂN ĐỂ CHO s ự PHÁT TRIEN
NHO GIÁO DƯỚI TRIỂU ĐẠI LÊ THÁNH TÔNG
1.1 Điều kiện kinh tê
Sau khi giải phóng đất nước, giành lại độc lập cho dân tộc, Lê Lợi thủ lĩnh

của khởi nghĩa Lam Sơn lên làm vua, lập ra triều Lê, mà sử sách vẫn gọi là triều
Lê sơ. Một trong những nhiệm vụ trọng yếu của dân tộc và triều đại phong kiến
Việt Nam thời Lê sơ là phải gấp rút khôi phục lại nén kinh tế, mà chủ yếu là nền
kinh tế nông nghiệp đã bị phá hoại nghiêm trọng trong chiến tranh.
“Trải qua thời kỳ suy vong cuối Trần và đặc biệt là 20 năm, thống trị tàn
bạo của phong kiến nhà Minh, nền kinh tế của nước ta bị tàn phá, đình trệ và tiêu
điều. Về nông nghiệp, đê điều hư hỏng, đồng ruộng bị bỏ hoang, trâu bò bị cướp
bóc trở nên thiếu thốn, một cảnh tượng điêu tàn, đói khổ do hậu quả của chiến
tranh và cướp bóc bao trùm khắp xóm làng, v ề công thương nghiệp, do nhiều
ngành nghề bị phá sản, cho nên việc buôn bán làm ăn cũng đang ở trong tình
trạng trì trệ, bế tắc. Tất cả những cái đó đề ra nhiệm vụ cấp thiết cho toàn dân và
Nhà nước phong kiến phải có vai trò tích cực phục hồi lại nền kinh tế, xây dựng
đời sống bình thường”[45,tr. 106].
Để khôi phục và phát triển nền kinh tế, mà đặc biệt là nền sản xuất nông
nghiệp, ngay từ khi lên ngôi vua, Lê Lợi đã sai tịch thu ruộng đất của bọn quan
lại nhà Minh, bọn nguỵ quan, Việt gian theo giặc, ruộng đất của các thế gia nhà
Trần bị tuyệt, ruộng đất của nhân dân bỏ hoang, của quân lính bỏ trốn làm ruộng
đất công; đồng thời cho điều tra lại ruộng đất công ở các làng xã, thôn xóm với
mục đích là để thực hiện chế độ lộc điền và chế độ quân điền. Chế độ lộc điền là

8


chế độ cấp bổng lộc bằng ruộng đất cho các quan lại, quý tộc cao cấp, còn chế
độ quân điền là chế độ chia đất làng xã cho các đối tượng xã hội khác trong đó
có cá quan lại, binh lính và nông dân.
Nhưng chế độ lộc điền, quân điền ở đầu thời Lê sơ, dưới triều đại của
Thái Tổ (1428-1433), Thái Tông (1434 - 1442), Nhân Tông (1443 - 1459) như
theo sử cũ ghi chép thì, việc ban cấp này vẫn còn lẻ tẻ chưa thành quy chế hẳn
hoi. Chỉ đến thời Lê Thánh Tông, cùng với việc tổ chức lại bộ máy quan liêu,

củng cố và phát triển quyền lực của nhà nước phong kiến trung ương tập quyền
thì chế độ lộc điền và quân điền mới được hoàn thiện, bằng việc xây dựng một
quy chế rõ ràng, cụ thể.
Thực hiện chế độ lộc điền và quân điền, giai cấp phong kiến thống trị
thời Lê sơ đã xoá bỏ được tình trạng điền trang, thái ấp độc lập, đồng thời xoá
bỏ được tình trạng quyền lực bị phân tán giống như ở thời Lý - Trần. Trên cơ
sở đó, chế độ này đã góp phần tập trung được quyền lực vào bộ máy nhà nước,
vào giai cấp thống trị và củng cố quyển lợi, lợi ích của tầng lớp quý tộc, quan
liêu cao cấp. Đồng thời, nó cũng góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế
nồng nghiệp, củng cổ kinh tế tiểu nông và tạo điều kiện, tiền đề cho nền kinh
tế hàng hoá phát triển.
Đây chính là điểm tiến bộ căn bản trong chính sách ruộng đất của nhà
nước phong kiến thời Lê sơ, vì nó đã giải quyết đúng những mâu thuẫn chính
trong cuộc khủng hoảng cuối thời Trần và đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của sự
phát triển xã hội phong kiến lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, bản thân chế độ lộc điền và chế độ quân điển cũng có những
hạn chế nhất định của nó.
Nhìn nhận ở khía cạnh khác thì, chế độ lộc điền còn có nghĩa là nhà
nước tranh giành lại ruộng đất của nông dân đã chiếm giữ được trong thời
chiến tranh, giao cho các quý tộc quan lại cao cấp, quay lại bóc lột nông dân.

9


Vì thực chấl của chế độ lộc điền là việc chia nhau quyền lợi kinh tế giữa tầng
lớp trên của giai cấp thống trị khi đã dựa vào nhân dân để chiến thắng quân
Minh. Trong điều kiện ấy, chế độ lộc điền chủ yếu là nhằm củng cố quyền lợi
của tẩng lớp quý tộc, quan liêu cao cấp, củng cố bộ máy quan liêu và phát
triển giai cấp địa chủ. Trừ một phần ruộng đất thế nghiệp, lộc điền trên
nguyên tắc vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước, nhưng đã giao cho tư nhân

sử dụng, vì vậy nó đã mang tính chất tư hữu. Do đó, người được cấp dùng mọi
cách, thủ đoạn để chiếm thành ruộng tư hữu.
Còn với chế độ quân điền, thực chất và xuất phát điểm là nhằm xác định
lại quyền sở hữu của Nhà nước đối với ruộng đất công của xã, thôn và trên cơ sở
đó, nhà nước tiến hành bóc lột địa tô. Vì vậy mà nó kìm hãm sự phát triển của
chế độ tư hữu ruộng đất, của kinh tế hàng hoá và trói buộc người nông dân vào
ruộng đất, vào tổ chức xã thôn, dung hoà mâu thuẫn giữa các giai cấp và xoa dịu
đấu tranh giai cấp giữa giai cấp phong kiến, địa chủ và giai cấp nông dân.
Nói chung, chính sách kinh tế truyền thống của nhà nước phong kiến
là chính sách trọng nông, coi nông nghiệp là “bản nghiệp” . Chính sách ấy
bắt nguồn từ quyền lợi của giai cấp phong kiến, chủ yếu là quyền bóc lột
nông dân. Nhưng trong những triều đại phong kiến còn có vai trò tiến bộ thì
chính sách trọng nông đều có tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát
triển nông nghiệp, nhất là đối với hoàn cảnh tự nhiên của nước ta thường
hay bị thiên tai uy hiếp, đòi hỏi phải xây dung, bảo vệ những công trình
thuỷ lợi tương đối quy mô mà người nông dân cá thể không thể hoàn thành
được. Chính sách trọng nông của các ông vua thời Lê sơ đã phát huy được
những tác động tích cực nhất định ấy. Trước hết, để phát triển nền kinh tế
mà chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, nhà nước phong kiến thời Lê sơ đã
thực hiện chính sách khôi phục lại ruộng đất bỏ hoang, đồng thời lập đồn
điền, khuyến khích khẩn hoang nhằm mở rộng thêm diện tích đất canh tác
nông nghiệp.

10


Ngav từ năm 1427, cuộc kháng chiến chống quân Minh chưa hoàn toàn
thắng lợi, các thành Xương Giang, c ổ Lộng, Chí Linh, Tây Đô, Đông Quan còn
nằm trong tay giặc, Lê Lợi đã ra lệnh bắt nhân dân phiêu tán phải trở về nguyên
quán để cầy cấy, kẻ nào không có ruộng nương đều cho được đi buôn bán nhưng

kẻ nào bỏ nghề nghiệp sẽ bị tội nặng. Nhà nước còn xuống chiếu cấm tư nhân
không được lập thêm trang trại mới để thu nạp dân lưu vong và xử phạt những ai
vi phạm quy định này. Ngay trong phép quân điền thời Lê sơ cũng quy định,
trường hợp ở xã nào mà ruộng nhiều người ít đều phải đem chia cho dân thiếu
ruộng xã bên cạnh cầy cấy, cấm không được chấp chiếm bỏ hoang. Điều luật
349 ban hành thời Thuận Thiên cũng cấm không được phép để ruộng đất hoang
vu. Năm 1485, Lê Thánh Tông lại ra sắc chỉ cho các phủ rằng, nếu có ruộng bỏ
hoang chưa khai khẩn hết thì phải khám xét và đôn đốc nhân dân canh tác. Với
những chính sách tích cực này, cho nên, trong một thời gian ngắn, ruộng đất bỏ
hoang được khai thác hết và nền sản xuất nông nghiệp về căn bản đã được phục
hồi. Song song với việc khôi phục lại diện tích canh tác nông nghiệp cũ, các ông
vua nhà Lê còn chú ý tới việc mở rộng thêm diện tích canh tác mới bằng những
công cuộc khẩn hoang của nhà nước và tư nhân.
Lập đồn điền là chính sách khẩn hoang tương đối quy mô của nhà nước
phong kiến Lê sơ. Lê Lợi đã xác định mục đích lập đồn điền là để “khai thác
hết sức nông nghiệp, mở rộng nguồn súc tích cho nước nhà” nghĩa là để mở
rộng thêm diện tích sản xuất và nguồn cung cấp tô thuế cho nhà nước. Năm
1462, Tham tri Tây Đạo là Hoàng Thanh dâng sớ trình bày 7 điều, trong đó
điều thứ 7 là “ Lập đồn điền để tích luỹ đầy đủ chốn biên phòng” hay như năm
1467, Thám nghị Hoá Châu là Đặng Thiểm cũng dâng sớ trình bày 5 điều
“hưng tiện", trong đó có 1 điều là “Chiêu tập những kẻ đào vong khai khẩn
ruộng hoang'’. Tất cả những điều ấy chứng tỏ chính sách khẩn hoang, lập đồn
điền đã được nhà nước phong kiến Lê sơ rất chú trọng. Kết quả là, như Thiên
Nam (lư hạ tập đã ghi nhận: Đến năm 1481, trong nước đã có tới 43 sở đồn

11


đicn nằm rái rác ở khắp nơi như: Bắc Bộ có Vĩnh Hưng, Thịnh Quang, Dịch
Vọng ; Thanh Hoá có Đồn Điển sở, Du Vịnh Sở, An Lãng Sở, Cảo Sở; Nghệ

An có Diễn Châu; Hà Tĩnh có Hà Hoa, Kỳ Anh. Những đồn điền ấy bao gồm
một phần ruộng đất của nhà nước tịch thu, nhưng căn bản là ruộng đất mới khai
hoang. Phạm vi của những đồn điền càng vào trong càng lớn. Như một số tài
liệu lịch sử ghi nhận, thời Lê sơ ở miền Thuận Quảng có 5 phủ: Triệu Phong,
Tân Bình, Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhân thì đồng thời cũng có tới 5 sở
đồn điền là: Triệu Phong, Tân Bình, Thăng Hoa, Tư Nghĩa và Hoài Nhân. Còn
miền Quảng Nam, năm 1402 đã bị Hồ Quý Ly xâm chiếm lập ra lộ Thăng Hoa
và di dân vào khai khẩn nhưng khi Hồ Quý Ly thất bại thì lộ Thăng Hoa lại trở
về với người Chiêm. Trong thời kỳ nhà Minh đô hộ, chính quyền nhà Minh
thực tế chỉ kiểm soát được từ đèo Ải Vân trở ra, còn “phủ Thăng Hoa dân chưa
được phục nghiệp” , nhưng đến thời Lê Thánh Tông tiến đánh Chiêm Thành, lấy
lại đất Quảng Nam, sát nhập lẫn vào lãnh thổ nước ta và tiến hành khai khẩn
bằng chính sách đồn điền. Việc khẩn hoang lập đồn điền ấy, đặc biệt là ở miền
Nam - đã có tác dụng to lớn trong việc phát triển nền kinh tế nông nghiệp vì nó
đã mở rộng diện tích đất đai trồng trọt của nông nghiệp.
Ngoài những công cuộc khẩn hoang quy mô lớn do nhà nước thực hiện, nhà
nước phong kiến thời Lê sơ cũng khuyến khích, động viên những công cuộc
khẩn hoang của tư nhân. Đặc biệt là những vùng đất bồi ven biển là một đối
tượng khẩn hoang quan trọng. Nếu như ở thời nhà Trần, các vương hầu, công
chúa đã chiêu mộ dân lưu vong làm nô tì ra đắp đê ngăn nước mặn, lập thành các
biệt trang, thì trong thời Lê sơ, những công cuộc khẩn hoang miền ven biển vẫn
được tiếp tục. Năm Hồng Đức thứ 27 (1486), Lê Thánh Tông ra lệnh cho các phủ
huyện nào có đất bồi ven biển phải cho “người ít ruộng tình nguyện bồi đắp để
khai khẩn làm ăn nộp thuế>’[40, tr. 297]. Chính do công cuộc khẩn hoang ven
biển này mà nhiều làng mới, trang ấp mới đã được thành lập dưới thời Hồng Đức
như ở Thanh Hoá, Nghệ An, Ninh Bình.

12



Tóm lại, tất cả những chính sách khai hoang, lập đồn điền này đã có tác
dụng tích cực tới việc mở rộng diện tích canh tác cho nông nghiệp, tập trung
được dân lưu tán tham gia vào sản xuất, tạo điều kiện ổn định cuộc sống của
nhân dân và ổn định xã hội. Kết quả là, có hàng ngàn làng mới đã ra đời trên
cơ sở trại ấp. Phải nhắc lại rằng, vào đầu thời Lê Thái Tổ, 10 hộ mới được
thành lập một xã nhỏ thì tới thời Lê Thánh Tông phải trên 100 hộ mới được
tách ra làm một xã nhỏ. Điều đó đủ cho thấy, chủ trương của nhà nước có tác
dụng to lớn như thế nào đối với việc khôi phục các tụ điểm dân cư, lập làng xã
mới, ổn định cho đời sống của nông dân đồng thời cũng tạo ra động lực quan
trọng cho sự phát triển sức sản xuất nông nghiệp ở thời Lê sơ. Ngoài ra, để
phát triển sản xuất nông nghiệp, nhà nước phong kiến thời Lê sơ còn thực hiện
nhiều chính sách nhằm bảo vệ sức lao động trong nông nghiệp. Công việc
đồng áng của người nông dãn hàng năm thường tập trung nhiều nhất vào mấy
tháng mùa màng. Vì vậy trong những tháng mùa màng ấy, nhà nước cho đình
hoãn mọi công việc xây dựng, bồi đắp và mọi việc phu phen, tạp dịch để tập
trung sức lao động và sản xuất.
Năm 1435, triều đình ra lệnh cho các lộ, huyện, trấn hễ công việc gì
có hại đến nghề nông thì không được làm khinh động đến sức dân. Nhưng có
đôi nơi các quan lại không theo đúng nguyên tắc ấy, như Tri huyện Thư Trì
(Nam Định) Trần Như Vĩ tâu với vua rằng: “Các xứ trong thiên hạ, điền đã
cao thấp không giống nhau, thời thong thả của ruộng mùa hạ, mùa thu có
khác nhau: R uộng m ùa thu thì tháng 2, tháng 3 cấy cầy, ruộng mùa hạ thì
tháng 11 và tháng 12 cấy cầy. Vậy thì ruộng mùa hạ cần kíp vào cuối mùa
đông cho là (lúc bấy giờ) nghề nông thong thả. Vậy thì chỉ tiện cho dân làm
ruộng cuối m ùa thu, mà dân làm vụ mùa hạ có hại, Cúi xin từ nay các công
việc xây đắp, hai ty tra khám xứ nào ruộng mùa thu thì hưng công vào mùa
đông, ruộng m ùa hạ thì khởi công vào tháng mùa xuân, để cho dân được sự
tiện nghi” [44, tr. 169].

13



Chính vì vậy mà nhằm khắc phục tình trạng này, Lê Thánh Tông đã đưa ra
những quy định chặt chẽ hơn nhằm tập trung sức lao động vào sản xuất trong
những ngày mùa màng. Luật pháp thời Lê Thánh Tồng đã quy định, “chỉ cho
phép được chuộc ruộng vào tháng 3 mùa xuân và tháng 6 mùa hè là những lúc
nông nhàn. Nếu giữa kỳ làm ruộng mà cưỡng đòi chuộc thì theo luật người vi
phạm bị đánh tám mươi trượng và bị tội đồ” [40, tr. 319].
Cũng vào năm này, Lê Thánh Tông sai Bộ hộ tư cho Thừa tuyên các xứ
xét hỏi các ty Khuyến nông và Hà đê chỗ nào có úng ngập lúa và có ruộng hoang
thì tâu lên. Năm Kỷ Sửu (1469), nhà vua ra sắc chỉ cho quan các phủ, huyện,
thôn đi trong hạt xem xét ruộng nương của dân. Năm Mậu Tuất (1478), có sắc
chỉ của Lê Thánh Tông khuyên dân lấy nước vào ruộng để kịp thời gieo mạ.
Năm Ất Tỵ (1485), Lê Thánh Tông lại ban chỉ dụ:
“Lễ nghĩa để sửa tốt lòng dân, nông tang để có đủ cơm áo, hai
việc cần thiết của chính sự là chức trách của thú mục nay vẻ sau
bọn các ngươi phải bỏ hết lệ trước, phân sắc lệnh triều đình phải
một lòng vâng làm nhân dân đói rét phải cách kinh lý. Quan phủ,
huỵên, châu thì phải tuỳ thời xem xét chỗ ruộng cao thấp, khuyên
bảo việc nông tang, đất nào có lợi mà còn sót thì tuỳ cách mà
dong dả”[40, tr. 293].
Trong xã hội nông nghiệp thời Lê sơ, hầu hết nhân dân là nông dân và
quân lính cũng là những người nông dân mặc áo lính. Nếu lực lượng quân đội ấy
hoàn toàn thoát ly khỏi sản xuất thì nhất định có hại cho nông nghiệp. Vì vậy, để
đảm bảo cho quân đội hùng mạnh và đồng thời đảm bảo đầy đủ sức lao động cho
nông nghiệp, các triều đại phong kiến thường thực hiện chính sách “neụ binh ư
nông”. Chính sách này ở thời Lê sơ lại được tiếp tục và thực hiện một cách triệt
đê nhất, không những cho quân lính mà còn mở rộng cho cả các đối tượng khác
như công trượng, lính coi ngục và người nấu bếp.


14


Ngay lừ năm 1427, khi đang bao vây Đông Đô, Lê Lợi đã hứa với toàn thê
quân sỹ là hiện nay có 35 vạn quân binh, chờ khi nào phá xong Đông Đô sẽ cho
25 vạn quân binh về làm ruộng, chỉ giữ lại 10 vạn để phòng vệ. Nguyện vọng tha
thiết nhất của người nông dân là được yên ổn có ruộng đất để cấy, cầy, họ khởi
nghĩa đuổi quân Minh cũng xuất phát từ nguyện vọng ấy. Lời hứa trên của Lê
Lợi cũng một phần xuất phát từ quyền lợi sâu xa ấy của binh lính - những người
nông dân mặc áo lính. Và lời hứa đó sau này đã thành hiện thực. Sau khi cuộc
chiến tranh giải phóng thành công, năm 1429, Lê Lợi đã chia binh làm năm
phiên, cứ lần lượt thay nhau một phiên lưu ban và bốn phiên được về làm ruộng.
Chính sách “ngụ binh ư nông” xuất phát từ chính sách trọng nông và một phần
cũng xuất phát từ chính sách tài chính của nhà nước phong kiến, vì quân lính
chia phiên về làm ruộng sẽ tăng cường thêm nhân công nông nghiệp và đồng
thời cũng đỡ tốn kém cho ngân quỹ quốc gia. Năm 1446 Thái bộc tự thiếu khanh
Lê Đình Tuấn thấy “nghề nông là gốc của thiên hạ, thời tiết không thể sai lạc
được” nên tâu xin vào dịp mùa màng cho công tượng các cục Bách tác, lính nuôi
voi, ngựa cũng được chia đội một nửa ở lại ứng dịch và một nửa về làm ruộng.
Như vậy là trong thời Lê sơ, chính sách chia phiên về làm ruộng đã dần dần
được mở rộng cho từ quân lính đến các hạng người phục dịch ở kinh đô. Với
chính sách “ngụ binh ư nông” triệt để ấy đã có tác dụng bảo đảm nhân công
nông nghiệp, tập trung sức lao động của nhân dân vào sản xuất nông nghiệp
trong thời gian cần thiết nhất. Bên cạnh việc bảo vệ sức lao động để phát triển
nền sản xuất nông nghiệp, nhà nước phong kiến thời Lê sơ còn quan tâm tới kỹ
thuật sản xuất. Nhưng những tài liệu về kỹ thuật sản xuất nông nghiệp thời Lê sơ
hầu như không có, tuy nhiên, chúng ta có thể tìm hiểu trình độ sản xuất đương
thời qua những tài liệu gián tiếp khác, v ề công cụ sản xuất chủ yếu, thời Lê sơ
cũng không có gì ngoài chiếc cầy gỗ với lưỡi cầy bằng kim loại do trâu, bò kéo.
Trong nền sản xuất nông nghiệp của nước ta thời kỳ này, ngoài công cụ sản xuất

chủ yếu ấy thì trâu, bò đóng một vai trò hết sức quan trọng. Những điều luật cấm

15


giết mổ trâu, bò nhằm báo vệ sức sản xuất nông nghiệp đã được ban hành từ thời
nhà Lý dưới thời Lý Nhân Tông ( vào các năm 1117, 1123). Nhưng sang đến
thời Lê sơ, việc bảo vệ trâu bò nhằm bảo vệ sức sản xuất trong nông nghiệp đã
được để ra thành yêu cầu, nhiệm vụ cấp thiết cho nền sản xuất. Pháp luật nghiêm
cấm và trừng trị rất nặng tội trộm, giết trâu, bò. Năm 1482, Lê Thánh Tông định
thể ]ệ mua bán và giết trâu, bò rất chặt chẽ, quy định rõ ràng người nào muốn
bán, cầm trâu, bò thì phải được xã thôn trưởng và người lân cận bảo đảm, quan ở
nha môn gần đấy xét duyệt văn khế và khi đem trâu, bò đi qua các xứ phải xuất
trình văn khế ấy. Đồng thời, năm 1481, Lê Thánh Tông còn quy định lại những
hình phạt nghiêm khắc về tội trộm và giết trâu bò: “Tự ý giết trâu, bò làm thịt bị
70 trượng, phạt 5 quan, trộm giết trâu, bò một con bị lưu cận châu, hai con bị lưu
viễn châu, 3 con bị lưu ngoại châu’'[44, tr.160]. Nhưng bên cạnh chiếc cày, con
trâu ấy, nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta còn đòi hỏi những điều kiện khác rất
quan trọng. Nước ta là một nước nhịêt đới gió mùa rất thích hợp cho việc trồng
lúa nước, nhưng với điều kiện về khí hậu và địa hình của nước ta thì thường gây
ra những nạn lụt lội về mùa mưa và hạn hán về mùa khô. Lụt và hạn là những
thiên tai uy hiếp thường xuyên đối với sản xuất nông nghiệp và đối với đời sống
nhân dân. Những vùng ven biển lại thường bị những trận bão khủng khiếp phá
hoại. Chính những điều kiện tự nhiên ấy đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông
nghiệp, nẽn kinh tế nông nghiệp và càng về trước khi kỹ thuật sản xuất thấp kém
thì ảnh hưởng của nó càng lớn. Vì vậy, ở thời Lê sơ, công việc đê điều ngăn nước
lụt, nước biển và các công trình thủy lợi trừ hạn hán là một yêu cầu cấp bách của
nền sản xuất nông nghiệp được nhân dân và nhà nước rất chú trọng.
Nhà nước phong kiến thời Lê sơ đã đặt ra chức quan Hà đê để chuyên trông
coi về đê điều. Đê Hồng Đức được xây đắp vào năm 1471 ở huyện Yên Mô tỉnh

Ninh Bình gồm con đê đá từ cửa Thần Phù và con đê đất ở xã Côi Trì huyện Yên
Mô, xã Bồng Hải, huyện Yên Khánh vẫn còn dấu vết của con đê này. Trong thời
Lê sơ, công việc bảo vệ, tu sửa đê điều, đôn đốc nhân dân bồi đắp bờ ruộng

16


chống lụt, chống hạn được nhà nước phong kiến chú ý thường xuyên, cứ hàng
năm khi công việc đồng áng đã xong là các quan phủ, huyện và quan Hà đê,
khuyến nông phải đôn đốc nhân dân tu bổ đê điều.
Năm 1487, Lê Thánh Tông có sắc chỉ quy định rõ thời gian tu bổ đê điều như
ruộng mùa hạ thì công việc đắp đê, đường, khai kênh phải khởi công vào trung
tuần tháng 2 và hoàn thành vào hạ tuần tháng 3. Khi nước lụt rút, các quan cũng
phải đi kiểm tra đê điều, mùa màng, để tuỳ tình hình thiệt hại nặng nhẹ mà giảm
tô, thuế, mà lo tu bổ đê điều. Chính sách bảo vệ đê điều và các công trình thuỷ
lợi của nhà nước Lê sơ khá tích cực và chặt chẽ. Khi công việc đắp đê điều cần
thiết, nhà nước huy động cả nhân dân và quân lính cho đến cả học sinh Quốc Tử
Giám. Học sinh Quốc Tử Giám là “sinh viên Đại học” của chế độ phong kiến,
phần lớn là con em nhà quý tộc, quan lại chỉ phải huy động trong hai trường hợp
quan trọng nhất là khi có giặc uy hiếp và việc đê điều cần thiết. Vào năm 1466,
nhà nước còn quy định những hình phạt nghiêm khắc đối với những quan lại tu
bổ đê điều không cẩn thận: “Quan phủ huyện 12 xứ Thừa tuyên [đôn đốc] đắp bờ
đê, nếu để đê vỡ bờ, nước ngập mùa màng thì quan thừa ty bị tội đồ, quan phủ
huyện bị tội lưu và phải bồi thường tổn hại”[44, tr. 172]. Thậm chí ngay đến việc
đắp bờ ruộng giữ nước, nếu đôn đốc không chu đáo để cho bờ rỉ nước, ruộng khô
cạn, quan phủ, huyện và xã thôn trưởng đều bị phạt 80 trượng... Những năm có
thiên tai mất mùa, triều đình thường phái người đi kiểm tra tình hình nông
nghiệp ở các địa phương, khám xứ nào mà ty Khuyến nông, Hà đê để mùa màng
hư hỏng hay ruộng đất hoang phế đều bị trị tội.
Ngoài những chính sách, chủ trương trên, để thúc đẩy nền sản xuất nông

nghiệp, đề cao tư tưởng trọng nông, các ông vua thời Lê sơ, vào mùa xuân
thường cày mấy đường ở những thửa ruộng đặc biệt gọi là ỉịch điển để mở đầu
mùa cày cấy làm ăn cho nhân dân. Và cũng vào những dịp đầu năm, nhà vua
thường ra chiếu khuyến nông để khuyên răn nhân dân chăm lo bản nghiệp,
không nên “bỏ gốc theo ngọn” và nhắc nhở quan viên đồn đốc nhân dân lo tu bổ

17


đê điều, đào mương, đắp bờ. Để thực hiện chính sách trọng nông, phát triển nền
kinh tế nông nghiệp, triều đình còn lập ra chức quan khuyến nông chàm lo việc
cày cấy, đê điều. Đặc biệt, vào những năm mất mùa hay bị tai dị như hạn hán, lũ
lụt, sâu bệnh, động đất,...nhà vua thường ra chiếu “tự trách”, chiếu “cầu nói
thẳng” tỏ rõ sự quan tâm đến sản xuất nông nghiệp và tình cảnh nhân dân. Sau
những tờ chiếu, nhà vua sai “khoan phú khinh hình” miễn giảm tô thuế cho vài
địa phương mất mùa, bắt hình quan xét lại các ngục tụng hoặc tha tù phạm.Vào
những năm thiên tai ấy, nhà voia còn tự thân đi cầu đảo, làm chay cúng tế. Như
năm 1434, mùa hạ trời hạn lâu, Lê Thái Tổ đã sai rước Phật ở chùa Pháp Vân về
kinh cầu mưa và sai làm cơm chay ở điện Cần Chánh. Do mấy năm liền bị hạn
hán, năm 1449, Lê Nhân Tông sai lập ngay ở kinh đô đắp đền thờ mây, mưa,
sấm, gió, để hàng năm tế tự và cầu cúng. Năm 1477, Lê Thánh Tông ra lệnh cho
các quan thừa hiến các phủ, huyện “hạn mà không kỳ đảo, tai dị mà không cầu
cúng” thì bị khép vào tội lưu. Tất cả các biện pháp mê tín trên đây, đều phản ánh
sự bất lực của con người trước sức mạnh của tự nhiên, trong điều kiện sức sản
xuất còn thấp kém, đây cũng là mặt tiêu cực của chính sách trọng nông.
Thời Lê sơ, thủ công nghiệp tồn tại dưới hai hình thức, đó là thủ công
nghiệp trong nhân dân và thủ công nghiệp của nhà nước.Trong dân gian, ngoài
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, người nông dân còn có những nghề phụ khác
như dệt vải, đan lát, làm gốm, làm trong những lúc nông nhàn, nhầm đáp ứng
nhu cầu


sử dụng trong gia đình và trao đổi trong các vùng nhỏ hẹp ở địa

phương. Ngoài nghề phụ gia đình, thời Lê sơ đã xuất hiện những thợ thủ công
với những làng nghề tương đối phát triển. Theo D ư địa chí của Nguyễn Trãi cho
biết, thời kỳ đó có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như: nghể trồng dâu, đay,
gai ở Bát Bạt (Sơn Tây), nghề gốm ở Bát Tràng, nghề vôi ở Yên Thế, nghề dệt
lụa ở Thanh Oai.
Tại một số thị trấn, thị tứ đã hình thành nên những phường chuyên môn.
Thăng Long trong thời Lê sơ có 36 phường, như phường “Tàng Kiếm làm kiệu,

18


đồ, đài, mâm, áo giáp, võng, gấm, dù, lọng, phường Yên Thái làm giấy, phường
Thuỵ Chương và phường Nghi Tàm dệt vài nhỏ và lụa, phường Hà Tân nung đá
vôi, phường Hàng Đào nhuộm điều. Tổng cộng trong cả nước có 83 phường” [45.
tr. 124]. Các phường hội này chính là tổ chức nghề nghiệp của thợ thủ công (và
của thương nhân) mang nặng tính chất phong kiến, nhưng nó cũng phản ánh một
trình độ phát triển và chuyên mồn hoá của thủ công nghiệp. Góp phần vào sự
phát triển của thủ công nghiệp còn có các công xưởng của nhà nước với tên gọi
chung là cục Bách tác. Cục này chuyên đúc tên, chế tạo vũ khí, đóng thuyền, làm
các đồ dùng cho vua quan như mũ, áo, giầy,... thậm chí ngay cả nhà vua cũng có
một khu dệt vải, lụa do các cung nữ phụ trách. Thợ thủ công nhà nước (công
tượng) ban đầu là những người có tay nghề giỏi được tuyển chọn, về sau là thợ
“tài hoa” được tuyển chọn theo chế độ lao dịch. Hàng năm, triều đình thường
phái người về các nơi, hoặc giao cho các quan phủ, huyện bắt thợ thủ công có tài
đem nộp cho triều đình. Chế độ công tượng là một chế độ lao dịch, cưỡng bức
với tổ chức đội ngũ như quân lính. Từ năm 1466, công tượng cũng chia làm hai,
một nửa ở lại làm việc và một nửa về quê làm ruộng. Trong thời gian làm việc

trong cục Bách tác, công tượng phải làm việc dưới sự giám sát của giám đường
và chủ ty, nếu chưa hết hạn mà trốn về thì sẽ bị truy bắt như binh lính đảo ngũ.
Trên cơ sở nông nghiệp và thủ công nghiệp tương đối phát triển ấy, đã tạo
điều kiện cho sự trao đổi hàng hoá và lưu thông hàng hoá, tiền tệ trong nước
được nâng lên một trình độ mới. Nhưng do ảnh hưởng của chính sách “trọng
nông” đã làm cho hoạt động kinh tế hàng hoá có phần bị giảm sút. Trong hoạt
động thương nghiệp nội địa, chủ yếu là sự trao đổi giữa các địa phương có phần
phát triển nhưng còn ngoại thương thì vẫn bị bế quan toả cảng. Việc mở mang
sông ngòi, phục vụ giao thông và nông nghiệp, đã khiến cho sự lưu thông giữa
các địa phương có nhiều thuận lợi. Tinh hình đó góp phần kích thích việc trao
đổi hàng hoá trong nội địa, hình thành những trung tâm buôn bán. Ngoài trung
tâm Thăng Long vốn đã sầm uất từ thời Lý - Trần, thì tới thời Lê sơ, nó ngày

19


càng được mở mang và sẩm uất hơn, còn ở các làng xã địa phương đều có chợ để
lưu thông hàng hoá, trao đổi, mua bán các sản phẩm nông nghiệp và thủ công
nghiệp. Nhà nước còn quy định “Lệ lập chợ” ở các địa phương, cho phép “Các
xã chưa có chợ có thể lập thêm chợ mới, nhưng ngày phiên của chợ mới không
được họp trùng với chợ cũ hay trước ngày phiên của chợ cũ để tránh tình trạng
tranh chấp khách hàng của nhau”. Năm 1477, Lê Thánh Tông còn quy định lệ
thành lập chợ mới: “Sinh dân ngày càng đông, muốn chia lập chợ mới cho tiện
việc buôn bán, thì quan phủ, huyện, châu khám thực, nếu quả tiện cho dân thì lập
tờ trang tâu lên, theo chỗ tiện mà họp chợ không cầu lệ ngạch cũ có hay
khống”[39, tr. 142]. Chính sự thành lập các chợ làm trung tâm buôn bán địa
phương ấy, chứng tỏ sự hình thành và phát triển các thị trường địa phương, đồng
thời thúc đẩy nội thương phát triển.
Tuy nhiên, kinh tế hàng hoá thời Lê sơ vẫn bị kìm hãm nhiều vì chính
sách “ức thương”, bế quan toả cảng của nhà nước, vì nạn cướp bóc, ức hiếp của

quan lại, cường hào.
ức chế thương nghiệp là một chính sách truyền thống của giai cấp phong
kiến. Chính sách ấy bắt nguồn từ cơ sở kinh tế của chế độ phong kiến, từ quyền
lợi của giai cấp phong kiến muốn củng cố nông nghiệp, trói buộc người nông
dân vào ruộng đất để bóc lột. Chính quyền nhà nước phong kiến thời Lê sơ hạn
chế và hẩu như cấm chỉ không cho nông dân rời bỏ quê hương, ruộng đất đi buôn
bán, làm ăn tập trung ở các thị trấn. Vì vậy, quá trình tách rời nông nghiệp và
thủ công nghiệp, quá trình hình thành phát triển các thành thị rất khó khăn.
Thời bấy giờ, Thăng Long là thị trấn, là trung tâm kinh tế lớn nhất của cả
nước, đã tập trung được một số lớn thợ thủ công và thương nhân. Nhưng năm
1481, triểu đình ra lệnh đuổi tất cả những người “tạp cư” ở kinh đô, kể cả những
người có cửa hàng cửa hiệu và vào sổ thuế rời về nguyên quán, ra khỏi đô thành.
Hành động quá khích này đã khiến cho Phó đô ngự sử Quách Đình Bảo phải
dâng sớ để can ngăn:

20


“ (Như thế thần), thiết sợ rằng, đất kinh sử việc buôn bán sẽ giảm sút,
không giữ được về phồn thịnh, không những kẻ hành hương buôn bán phần
nhiều sẽ thất nghiệp mà chợ búa phố xá sợ rồi sẽ vắng vẻ; thuế ngạch sẽ
thiếu thốn, thật là bất tiện. Vì thế (thần) xin trẩn tâu: trừ kẻ tạp cư vô loại
nên đuổi đi, còn những người vốn có phố xá, cửa hàng trước đã vào ngạch
thuế rồi, thì nên cho cư trú, mua bán kinh dinh, cho nhập vào bản phường
nạp th u ế như lệ” [40, tr. 277].
Bên cạnh chính sách “ức thương” ấy, bọn quan lại, cường hào lại hay cậy
quyền cậy thế ức hiếp, mua rẻ, bán đắt, gây nhiều khó khăn cho kinh tế hàng
hoá. Chính vì vậy mà Nhà nước buộc phải hạn chế tình trạng trên bằng cách, như
vào tháng giêng năm 1497, Lê Thánh Tông ra lệnh nghiêm cấm người trong các
cung, người nhà trong các phủ của vương hầu, công chúa và các nhà đại thần

không được ức hiếp để mua rẻ hay mua mà không trả tiền cho nhân dân: “Cấm
các nữ sử ở nội phủ, phủ công chúa, nhà các đại thần, có mua đồ vật gì của nhân
dân hương thôn bán trong chợ, không được quen thói cũ, mượn tiếng công, mưu
lợi riêng, mua hiếp giá hời, cùng là cướp lấy không tiền”[40, tr. 235].
Đối với ngoại thương, nhà nước thời Lê sơ thi hành một chính sách hạn
chế, kiểm soát chặt chẽ hầu như bế quan toả cảng. Theo D ư địa chí của Nguyễn
Trãi thì tất cả người ngoại quốc vào buôn bán ở nước ta chỉ được ở các nơi quy
định như Vân Đồn, Vạn Ninh (Quảng Ninh), Càn Hải (tức cửa Cờn ở Nghệ An),
Hội Thống (Cửa Hội ở Nghệ An), Hồi Triều (ở Thanh Hoá), Song Lãnh (ở Lạng
Sơn), Phú Lương (ở Thái Nguyên), Tam kỳ (ở Tuyên Quang). Tàu thuyền ngoại
quốc ra vào, buôn bán chỉ được đậu ở Vân Đồn, ở đó có cơ quan nhà nước kiếm
soát rất nghiêm ngặt. Nhân dân và cả quan, quân không có lý do mà tới Vân Đồn
hay biên giới, bờ biển giao thiệp hay mua bán với người nước ngoài đều bị phạt
rất nặng. Theo Đại Việt sử kỷ toàn thư, vào năm Quang Thuận thứ 8 (1467) đời
Lê Thánh Tông, có tàu buôn Xiêm La đến Vân Đồn dùng tờ biểu bằng vàng lá,
cùng cả hiến vật vua từ chối” [40, tr. 215]. Chính sách hạn chế ngoại thương hầu

21


như bế quan tỏa cảng ấy, theo những “chiếu, chỉ” của nhà vua là nhằm tự vệ,
ngăn ngừa các âm mưu, xâm lược của nước ngoài, đúng như GS. Vương Hoàng
Tuyên cho rằng: “sở dĩ các nhà vua triều Lê, điều hành chính sách bế quan toả
cảng nghiêm ngặt là vì đất nước mới trải qua hàng chục năm đấu tranh gian khổ
chống ngoại xâm để giành độc lập. Nên nhà nước rất cảnh giác với âm mưu dò
xét và xâm lược của nước ngoài, nên đã nghiêm cấm sự qua lại của các thuyền
ngoại quốc, và các thuyền ngoại quốc đến chẳng những chỉ đơn thuần buôn bán,
mà còn để dò xét tình hình trong nước nữa” [69, tr. 51]. Nhưng thực ra, về căn
bản, đó là một mặt của chính sách ức thương nói chung của nhà nước phong kiến
thời Lê sơ lúc bấy giờ. Cho nên, có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, tư

tưởng “trọng nông, ức thương” được “thể chế hoá” và được thực hiện triệt để
thông qua các chính sách và biện pháp cụ thể của nhà nước. Cũng từ đây hình
thành quan điểm phân tầng xã hội làm tứ dân: Sỹ - nông - công -- thương tạo cơ
sở vững chắc cho Nho giáo phát triển mạnh.
Tuy nhiên, những chính sách, pháp luật của nhà nước chỉ có thể hạn chế,
kìm hãm chứ không thể thủ tiêu hoàn toàn xu thế phát triển kinh tế của xã hội.
Do sự phát triển kinh tế hàng hoá, nên những hiện tượng buôn bán lén lút với
nước ngoài vẫn thường xuyên xảy ra, mà chính bọn quan lại, sứ thần là những kẻ
tham gia tích cực nhất.
Nói tóm lại, chính sách phát triển kinh tế mà chủ yếu là nền kinh tế nông
nghiệp của nhà nước phong kiến thời Lê sơ là tương đối tích cực hơn so với các
triều đại phong kiến khác. Mặt tích cực ấy của chính sách trọng nông đã góp
phần quan trọng vào việc khôi phục và phát triển nền kinh tế nông nghiệp đương
thời. Trong suốt gần một thế kỷ, thời Lê sơ tuy cũng có nhiều thiên tai dồn dập,
cũng có năm mất mùa, đói kém và trộm cướp rục rịch nổi lên ở một vài nơi,
nhưng nhìn chung, kinh tế nông nghiệp vẫn giữ được sự phồn thịnh tương đối
của nó. Tuy nhiên, nhìn chung toàn bộ nền kinh tế thì ngay trong bản thân chính
sách trọng nông là một chính sách kinh tế của nhà nước phong kiến, xuất phát từ

22


quycn lợi của nhà nước phong kiến, của giai cấp địa chu nhằm đảm bảo hiệu suất
bóc lột địa tô của nhà nước và của giai cấp địa chủ. Do vậy, “trọng nông” theo
đúng ý nghĩa phong kiến của nó là “độc tồn” nông nghiệp, đề cao nông nghiệp
thành “nghé gốc”, khinh rẻ và kiềm chế các nghề khác vì cho đó là “nghề ngọn”.
Bàng chính sách này, nhà nước phong kiến muốn tập trung tất cả nhân lực vào
nông nghiệp, trói buộc mãi mãi người nông dân vào ruộng đất để bóc lột và ức
chế công thương nghiệp. Do đó, trong thời Lê sơ, nông nghiệp có nhiều biểu
hiện phồn thịnh, nhưng kinh tế hàng hoá vẫn bị kìm hãm, người nông dân đi

buôn bán, đi làm thợ thủ công đều bị đuổi về “nguyên quán”, sự đi lại bị hạn chế
và ngoại thương hầu như bị đóng cửa. Trong lòng chế độ phong kiến, bộ phận
kinh tế hàng hoá giản đơn ấy, tuy nhỏ bé, lép vế nhưng là bộ phận kinh tế tiên
tiến nhất, vì nó củng cố cơ sở thống nhất quốc gia. Vì vậy, ngay trong thời Lê sơ,
chính sách trọng nông phong kiến ấy đã biểu hiện mặt tiêu cực của nó và càng vể
sau nó càng kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá cũng như giai cấp
địa chủ phong kiến đã kìm hãm bước tiến của xã hội.
Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tê nước ta, nhất là trong lĩnh vực
nông nghiệp, thủ công ngiệp và với việc thực hiện khá triệt để chính sách “ trọng
nông, ức thương” của nhà nước phong kiến Việt Nam thời Lê sơ, đặc biệt là dưới
triều đại Lê Thánh Tông đã góp phần củng cố, phát triển các cơ sở kinh tế - xã
hội của Nho giáo và vì vậy, đã góp phần tạo ra những điểu kiện, nhân tố cho Nho
giáo phát triển sâu rộng hơn so với thời Lý - Trần trước đó.

1.2. Tiền đề chính trị
Như trên đã trình bày, năm 1428, sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa chống
giặc Minh xâm lược kéo dài 10 năm, Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ )lên ngôi vua,
vương triều Lê được thiết lập. Trong hơn 5 năm trị vì đất nước (1428 -1433), vị
vua đầu tiên của vương triều Lê sơ đã chủ trương và triển khai xây dựng một bộ
máy nhà nước theo mô hình nhà nước phong kiến quan liêu tập quyền. Lê Lợi đã
ban hành một số văn bản pháp luật dưới dạng các chỉ dụ, lệnh, chiếu và thi hành

23


×