Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

thực trạng và các yếu tố liên quan đến chăm sóc phục hồi chức năng tại nhà cho người bệnh bị tai biến mạch máu não đã từng điều trị tại bệnh viện đa khoa hà đông năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG

NGUYỄN VĂN LỆ

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM
SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ CHO NGƢỜI
BỆNH BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐÃ TỪNG ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG

NGUYỄN VĂN LỆ

THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN CHĂM
SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TẠI NHÀ CHO NGƢỜI
BỆNH BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO ĐÃ TỪNG ĐIỀU TRỊ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HÀ ĐÔNG NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 60.72.07.01

PGS. TS. Nguyễn Thị Minh Thủy


TS. Nguyễn Thị Thịnh

HÀ NỘI, 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi đã nhận đƣợc
nhiều sự giúp đỡ tận tình của Qúy Thầy Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến giáo viên
hƣớng dẫn - PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thủy, TS Nguyễn Thị Thịnh đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các
Thầy giáo, Cô giáo trƣờng Đại học Y tế Công cộng đã có nhiều công sức giảng dạy,
hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, tập thể cán bộ, giảng viên và đặc
biệt là bộ môn điều dƣỡng, phòng Hành chính tổng hợp Trƣờng Cao đẳng y tế Hà
Đông đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu.
Xin gửi tặng gia đình và bè bạn, những ngƣời đã dành cho tôi những tình
cảm, lời động viên, sự giúp đỡ trong cuộc sống và trong quá trình học tập vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Nguyễn Văn Lệ



ii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................v
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................4
1.

Thông tin chung về tai biến mạch máu não ......................................................4

2.

Thực trạng nhu cầu chăm sóc PHCN ở ngƣời bệnh tai biến mạch máu não ..11

3.

Kiến thức, thực hành của NCSC về chăm sóc PHCN tại nhà cho ngƣời bệnh

tai biến mạch máu não...............................................................................................12
4.

Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của NCSC về chăm sóc PHCN

cho ngƣời bệnh tai biến mạch máu não tại cộng đồng ..............................................14
5.


Vài nét về địa bàn nghiên cứu .........................................................................17

KHUNG LÝ THUYẾT ...........................................................................................18
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................19
1.

Đối tƣợng nghiên cứu .....................................................................................19

2.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................19

3.

Thiết kế nghiên cứu.........................................................................................19

4.

Cỡ mẫu và chọn mẫu ......................................................................................19

5.

Công cụ và phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................21

6.

Các biến số nghiên cứu ...................................................................................21

7.


Các khái niệm, thƣớc đo và tiêu chuẩn đánh giá ............................................22

8.

Quản lý và phân tích số liệu ............................................................................24

9.

Vấn đề đạo đức nghiên cứu.............................................................................24

10.

Sai số của nghiên cứu, biện pháp khắc phục. .................................................25

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................26


iii

3.1.

Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu: .....................................................26

3.2.

Nhu cầu chăm sóc PHCN tại nhà của ngƣời bệnh tai biến mạch máu não. ...28

3.3.


Kiến thức, thực hành của NCSC về đáp ứng nhu cầu chăm sóc PHCN cho

ngƣời bệnh tai biến mạch máu não ...........................................................................31
3.4.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về chăm sóc PHCN cho

ngƣời bệnh tai biến mạch máu não ...........................................................................42
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN ......................................................................................49
4.1.

Thông tin chung của đối tƣợng nghiên cứu ....................................................49

4.2.

Nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng tại nhà của ngƣời bệnh tai biến mạch

máu não .....................................................................................................................50
4.3.

Kiến thức, thực hành của ngƣời chăm sóc chính về đáp ứng nhu cầu chăm sóc

phục hồi chức năng cho ngƣời bệnh tai biến mạch máu não ....................................53
4.4.

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về đáp ứng nhu cầu chăm

sóc PHCN tại nhà cho ngƣời bệnh của ngƣời chăm sóc chính .................................56
KẾT LUẬN ..............................................................................................................61
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................63

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... ix
PHỤ LỤC ............................................................................................................... xiii
Phụ lục 1: Biến số nghiên cứu................................................................................. xiii
Phụ lục 2: Bộ câu hỏi phỏng vấn ..............................................................................xx
Phụ lục 3: Phiếu đánh giá nhu cầu chăm sóc PHCN của ngƣời bệnh tai biến mạch
máu não ............................................................................................................... xxviii
Phụ lục 4: Quy trình chăm sóc ngƣời bệnh tai biến mạch máu não của Bộ Y tế . xxxi
Phụ lục 5: Kế hoạch hoạt động nghiên cứu......................................................... xxxiii
Phụ lục 6: Dự trù kinh phí .................................................................................. xxxvii
Phụ lục 7: BIÊN BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA SAU BẢO VỆ ĐỀ
CƢƠNG/BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ/LUẬN VĂN ........................................... xxxviii
Phụ lục 8: Biên bản hội đồng chấm luận văn thạc sỹ y tế công cộng .................... xliii


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTNC

Đối tƣợng nghiên cứu

BYT:

Bộ Y tế

GVHD:

Giáo viên hƣớng dẫn

UBND:


Ủy ban nhân dân

TTYT:

Trung tâm y tế

THCS:

Trung học cơ sở

THPT:

Trung học phổ thông

NB :

Ngƣời bệnh

NCSC

Ngƣời chăm sóc chính

PHCN:

Phục hồi chức năng

PHCNDVCĐ

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng


WHO:

World Health Organization_Tổ chức Y tế thế giới


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3. 1. Thông tin chung về ngƣời bệnh ...............................................................26
Bảng 3. 2. Phân bố theo thông tin về bệnh tật. .........................................................26
Bảng 3. 3.Thông tin chung của ngƣời chăm sóc chính .............................................27
Bảng 3. 4. Nhu cầu chăm sóc da và đƣờng tiểu, bàng quang ...................................28
Bảng 3. 5 Nhu cầu chăm sóc ăn, uống và phòng ngừa táo bón ................................29
Bảng 3. 6 Nhu cầu chăm sóc hô hấp và phòng ngừa tắc mạch .................................29
Bảng 3. 7 Nhu cầu chăm sóc tƣ thế đúng và luyện tập – vận động ..........................30
Bảng 3. 8 Nhu cầu chăm sóc PHCN chung của ngƣời bệnh TBMMN ....................31
Bảng 3. 9. Kiến thức về chăm sóc da và đƣờng tiểu, bàng quang ở ngƣời bệnh có
nhu cầu ......................................................................................................................31
Bảng 3. 10. Kiến thức về chăm sóc ăn uống và phòng ngừa táo bón ở ngƣời bệnh có
nhu cầu ......................................................................................................................32
Bảng 3. 11. Kiến thức về chăm sóc hô hấp và phòng ngừa tắc mạch ở ngƣời bệnh có
nhu cầu ......................................................................................................................33
Bảng 3. 12. Kiến thức về chăm sóc tƣ thế đúng và luyện tập vận động ở ngƣời bệnh
có nhu cầu..................................................................................................................34
Bảng 3. 13. Kiến thức chung của ngƣời chăm sóc chính về chăm sóc PHCN .........34
Bảng 3. 14. Kiến thức về nội dung và tầm quan trọng của việc chăm sóc PHCN ...35
Bảng 3. 15. Kiến thức về biến chứng của ngƣời bệnh tai biến mạch máu não .........35
Bảng 3. 16. Kiến thức về nội dung chăm sóc PHCN ................................................36
Bảng 3. 17. Thực hành đáp ứng nhu cầu về chăm sóc da .........................................36

Bảng 3. 18. Thực hành đáp ứng nhu cầu chăm sóc ăn, uống ....................................37
Bảng 3. 19. Thực hành đáp ứng nhu cầu chăm sóc đƣờng tiểu, bàng quang ............38
Bảng 3. 20 Thực hành đáp ứng nhu cầu chăm sóc PHCN ........................................38
Bảng 3. 21 Thực hành đáp ứng nhu cầu chăm sóc luyện tập - vận động ...................39
Bảng 3. 22 Thực hành chung của ngƣời chăm sóc chính .........................................40
Bảng 3. 23 Mức độ tự tin khi thực hiện các bƣớc chăm sóc .....................................40
Bảng 3. 24 Những hỗ trợ của nhân viên y tế với ngƣời chăm sóc ............................41


vi

Bảng 3. 25 Những nguồn thông tin mà NCSC tiếp cận ............................................41
Bảng 3. 26 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học của NCSC với kiến thức về
chăm sóc PHCN của NCSC ......................................................................................42
ảng 3. 27. Mối liên quan giữa tiếp cận thông tin với kiến thức về đáp ứng nhu cầu
chăm sóc PHCN ........................................................................................................43
Bảng 3. 28 Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học NCSC với thực hành về
chăm sóc PHCN của NCSC ......................................................................................44
Bảng 3. 29 Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành về chăm sóc PHCN cho
ngƣời bệnh tai biến mạch máu não ...........................................................................45
Bảng 3. 30. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan đến kiến thức .............................46
Bảng 3. 31. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan đến thực hành ............................47


vii

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Tai biến mạch máu não luôn luôn là vấn đề thời sự của ngành y tế ở tất cả
các quốc gia trên toàn thế giới vì bệnh có tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao,
ảnh hƣởng nhiều đến kinh tế, đời sống của gia đình cũng nhƣ xã hội. Tại quận Hà

Đông chƣa có nghiên cứu nào về nhu cầu chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh tai biến
mạch máu và kiến thức, thực hành của ngƣời chăm sóc chính về chăm sóc PHCN
cho ngƣời bệnh tai biến mạch máu não nhƣ thế nào. Chính vì thế chúng tôi tiến
hành nghiên cứu “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc phục
hồi chức năng tại nhà cho người bệnh tai biến mạch máu não đã điều trị tại bệnh
viện đa khoa Hà Đông năm 2014” với các mục tiêu: 1) Mô tả nhu cầu chăm sóc
phục hồi chức năng tại nhà cho ngƣời bệnh tai biến mạch máu não đã điều trị tại
bệnh viện Hà Đông năm 2014; 2) Mô tả kiến thức, thực hành của ngƣời chăm sóc
chính đáp ứng với nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng tại nhà cho ngƣời bệnh tai
biến mạch máu não đã điều trị tại bệnh viện Hà Đông năm 2014; 3) Mô tả một số
yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của NCSC cho ngƣời bệnh tai biến mạch
máu não đã điều trị tại bệnh viện Hà Đông năm 2014.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng số 156 ngƣời bệnh
và NCSC cho ngƣời bệnh bị tai biến mạch máu não tại nhà từ tháng 3 đến tháng 7
năm 2015, và đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
100% ngƣời bệnh có nhu cầu chăm sóc PHCN tại nhà, trong đó 92,3% có
nhu cầu đƣợc chăm sóc cả 8 nội dung, và 7,7% có nhu cầu chăm sóc 7 nội dung. Tỷ
lệ NCSC có kiến thức đạt về đáp ứng nhu cầu chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh là
25% và 75% có kiến thức không đạt. Tỷ lệ NCSC có thực hành đạt về đáp ứng nhu
cầu chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh là 26,9% và có 73,1% có thực hành không đạt.
Trong đó, NCSC chủ yếu có kiến thức và thực hành đáp ứng tốt đối với các nội
dung nhƣ có chế độ ăn phù hợp, ăn các thức ăn dễ tiêu, cách cho ăn tránh nghẹn,
sặc, vệ sinh da và bộ phận sinh dục hàng ngày, và chế độ luyện tập cho ngƣời bệnh
nhƣ tăng cƣờng vận động và vận động tay chân cho ngƣời bệnh. Tuy nhiên, kiến
thức và thực hành đáp ứng của NCSC vẫn còn hạn chế đối với một số nội dung nhƣ
xoa bóp theo khung đại tràng, vỗ rung lồng ngực cho ngƣời bệnh, tập thở và tập thói


viii


quen đại tiện đúng giờ cho ngƣời bệnh và nhu cầu cho ngƣời bệnh có vị thế nằm
đúng trên giƣờng. Sau khi phân tích đa biến bằng mô hình hồi quy logistic, nghiên
cứu đã xác định đƣợc một số yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành về đáp
ứng nhu cầu chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh TBMMN tại nhà. Theo đó, những đối
tƣợng trên 40 tuổi, là nữ giới, có trình độ học vấn cao, và đã từng tiếp cận thông tin
về các nội dung chăm sóc PHCN có kiến thức đạt về đáp ứng nhu cầu chăm sóc
PHCN cho ngƣời bệnh TBMMN cao hơn so với những đối tƣợng khác (p<0,05).
NCSC có thời gian chăm sóc ngƣời bệnh trên 24 tháng, có kiến thức chung đạt về
đáp ứng nhu cầu chăm sóc PHCN và tự tin khi thực hiện các nội dung chăm sóc cụ
thể cho ngƣời bệnh TBMMN có khả năng có thực hành đạt về đáp ứng nhu cầu
chăm sóc PHCN cao hơn so với những đối tƣợng khác (p<0,05).
Từ các kết quả thu đƣợc, nghiên cứu đƣa ra một số khuyến nghị nhƣ sau: 1)
Sau khi ngƣời bệnh ra viện trở về gia đình thì ngƣời nhà và ngƣời chăm sóc chính
cho ngƣời bệnh cần lƣu ý đến các nhu cầu cần chăm sóc PHCN của ngƣời bệnh để
đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho ngƣời bệnh; 2) Tăng cƣờng cung cấp thông tin về
về bệnh TBMMN và các nội dung về chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh và ngƣời
nhà ngƣời bệnh; 3) CBYT tăng cƣờng cung cấp thông tin cho NCSC về chăm sóc
PHCN đầy đủ và toàn diện cho ngƣời bệnh, đồng thời tƣ vấn, hƣớng dẫn hỗ trợ cho
ngƣời nhà ngƣời bệnh về các hoạt động chăm sóc và luyện tập có thể thực hiện tại
gia đình; 4) Tăng cƣờng kỹ năng về chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh của NCSC và
hƣớng dẫn kỹ thuật về chăm sóc PHCN cho NCSC để NCSC cảm thấy tự tin trong
việc chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh, từ đó tăng tỷ lệ ngƣời bệnh đƣợc đáp ứng
nhu cầu về chăm sóc PHCN.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não luôn luôn là vấn đề thời sự của ngành y tế ở tất cả
các quốc gia trên toàn thế giới vì bệnh có tỷ lệ mắc, tỷ lệ tử vong và tàn phế rất cao,

ảnh hƣởng nhiều đến kinh tế, đời sống của gia đình cũng nhƣ xã hội. Ngƣời bệnh
thƣờng giảm hoặc mất khả năng vận động, phải phụ thuộc vào ngƣời khác trong
sinh hoạt hàng ngày, giảm khả năng tái nhập xã hội. Tai biến mạch máu não đã và
đang là một thách thức lớn đối với nền y học thế giới cũng nhƣ Việt Nam. [2], [4].
Theo hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) ƣớc tính ở Mỹ có khoảng 4,7 triệu ngƣời
bệnh tai biến mạch máu não còn sống, chi phí chăm sóc điều trị trực tiếp cho những
ngƣời bệnh này khoảng 17 tỉ USD [11]. Ở Hàn Quốc theo Hong và cộng sự, ƣớc
tính rằng hiện tại có khoảng 750.000 ngƣời trên 30 tuổi mắc bệnh tai biến mạch
máu não, chi phí chăm sóc ngƣời bệnh là khoảng 3,3 tỉ đô la Mỹ vào năm 2005
[32]. Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Thắng nghiên cứu dịch tễ học tại Hà Tây
(Hà Nội) cho thấy: tỉ lệ mới mắc là 33/100.000 dân, tỷ lệ hiện mắc 169,9/100.000
dân, đặc biệt ở nhóm tuổi 70 – 79, tỉ lệ này lên tới 1.211,1/100.000 dân: tỉ lệ tử
vong cũng dao động từ 15,1 – 25,5/100.000 dân [23].
Tai biến mạch máu não có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhƣng thƣờng gặp ở những
ngƣời cao tuổi, ngƣời bị tai biến mạch máu não thƣờng đƣợc điều trị cấp cứu tại các
bệnh viện từ một đến vài tuần, sau đó họ trở về nhà nhƣng vẫn đƣợc tiếp tục điều trị
chăm sóc để đảm bảo cho họ tái hội nhập xã hội một cách bình đẳng, có cuộc sống
bình thƣờng tối đa so với hoàn cảnh sống của họ. Do đó, việc chăm sóc PHCN cho
ngƣời bệnh sau khi ra viện là rất quan trọng và cần phải có biện pháp phù hợp.
Ngƣời bệnh tai biến mạch máu não cần phải đƣợc chăm sóc toàn diện không chỉ ở
cơ sở y tế mà còn tại gia đình.
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 60 – 80% ngƣời tàn tật có thể phục
hồi tại cộng đồng [9], [10]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu, đánh giá về thực trạng
công tác chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh TBMMN cho thấy, việc đáp ứng nhu cầu
chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh vẫn còn nhiều hạn chế. Trong đó, ngƣời bệnh
TBMMN chủ yếu đƣợc đáp ứng các nhu cầu chăm sóc cơ bản nhƣ chế độ ăn, dinh


2


dƣỡng, vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày, nhƣng việc đáp ứng các nhu cầu chăm
sóc PHCN toàn diện cho ngƣời bệnh còn hạn chế [22].
Địa bàn quận Hà Đông là một quận mới đƣợc thành lập của Hà Nội, dân số
năm 2013 là 257.139 ngƣời, chia thành 17 phƣờng. Hệ thống y tế quận bao gồm 1
trung tâm y tế, 2 phòng khám đa khoa, 17 trạm y tế phƣờng [6], [7]. Theo khảo sát
ban đầu của nhóm nghiên cứu, toàn quận có khoảng 485 ngƣời tai biến mạch máu
não đã điều trị tại bệnh viện đa khoa Hà Đông, chủ yếu là ngƣời cao tuổi đang sống
tại cộng đồng. Hiện tại ngƣời bệnh tai biến mạch máu não ở đây có những nhu cầu
chăm sóc PHCN gì? Thực tế ngƣời chăm sóc đáp ứng các nhu cầu chăm sóc PHCN
ấy cho ngƣời bệnh tai biến mạch máu não ra sao? Kiến thức của ngƣời chăm sóc
nhƣ thế nào và những yếu tố nào tác động đến việc chăm sóc PHCN tại nhà cho
ngƣời bệnh tai biến mạch máu não? Từ trƣớc đến nay trên địa bàn chƣa có nghiên
cứu nào trả lời cho những câu hỏi này. Để tìm ra giải pháp đẩy mạnh và nâng cao
chất lƣợng chăm sóc PHCN tại nhà cho NB tai biến mạch máu não ở quận Hà
Đông, cần có những bằng chứng, thông tin đánh giá có tính khoa học về công tác
này. Chính vì những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng
và các yếu tố liên quan đến công tác chăm sóc phục hồi chức năng tại nhà cho
người bệnh tai biến mạch máu não đã điều trị tại bệnh viện đa khoa Hà Đông
năm 2014”


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mô tả nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng tại nhà cho ngƣời bệnh tai biến

mạch máu não đã điều trị tại bệnh viện Hà Đông năm 2014.
2.


Mô tả kiến thức, thực hành của ngƣời chăm sóc chính chăm sóc phục hồi

chức năng tại nhà cho ngƣời bệnh tai biến mạch máu não đã điều trị tại bệnh viện
Hà Đông năm 2014.
3.

Mô tả một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của NCSC cho ngƣời

bệnh tai biến mạch máu não đã điều trị tại bệnh viện Hà Đông năm 2014.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Thông tin chung về tai biến mạch máu não
1.1 Định nghĩa tai biến mạch máu não
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tai biến mạch máu não là các thiếu sót
thần kinh xẩy ra đột ngột với các triệu chứng khu trú hơn là lan tỏa. Các triệu trứng
tồn tại quá 24h hoặc ngƣời bệnh tử vong trong 24h, loại trừ nguyên nhân do chấn
thƣơng sọ não [5, 11].
1.2 Phân loại theo lâm sàng
Tai biến mạch máu não gồm 2 thể chính:
Thể thứ nhất: nhồi máu não (thiếu máu não cục bộ, nhũn não): Huyết khối
động mạch, tắc mạch não, nhồi máu não ổ khuyết.
Thể thứ hai: Xuất huyết não (chảy máu não): Chảy máu trong nhu mô não,
chảy máu não tràn máu não thất thứ phát, chảy máu não thất nguyên phát, chảy máu
dƣới nhện, chảy máu sau nhồi máu.
Ngoài ra, một số tác giả cũng xét tới nhóm thiếu máu não thoáng qua. Về tần
xuất các thể lâm sàng, các kết quả khác nhau giữa các thông kê. Theo hiệp hội Thần

kinh học các nƣớc Đông Nam Á, nhồi máu não chiếm tỷ lệ 65,4%, chảy máu não là
21,3%, xuất huyết dƣới nhện là 3,1% [12]. Theo Trần Văn Chƣơng Nghiên cứu
phƣơng pháp phục hồi chức năng vận động cho ngƣời bệnh liệt nửa ngƣời do tai
biến mạch máu não thì xuất huyết não chiếm 22,7% và thiếu máu não cục bộ chiếm
77,3% [2]
1.3 Biểu hiện lâm sàng tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau tùy theo
nguyên nhân và mức độ chảy máu [1], [19]. Triệu chứng lâm sàng của tai biến mạch
máu não thƣờng biểu hiện theo 2 giai đoạn:
Giai đoạn khởi phát: Thƣờng đột ngột do ngƣời bệnh ngã vật và hôn mê nặng
ngay. Một số trƣờng hợp bắt đầu bằng nhức đầu dữ dội, ý thức thu hẹp, sau 1-2 giờ
chuyển sang giai đoạn toàn phát.
Giai đoạn toàn phát: Do có những tổn thƣơng thực thể của hệ thần kinh nên
ngƣời bệnh có những triệu chứng sau:


5

-

Rối loạn ý thức: Tinh thần lơ mơ, u ám, bán hôn mê hoặc hôn mê nông, hôn
mê sâu, co giật.

-

Rối loạn ngôn ngữ: Nói khó (tai biến mạch máu não nhẹ) hoặc không nói
đƣợc (tai biến mạch máu não nặng).

-


Rối loạn cơ tròn: Đái ỉa không tự chủ.

-

Rối loạn bó tháp: Liệt nửa ngƣời trái hay phải do tổn thƣơng não bên đối
diện (dấu hiệu Babinski, Hoffmam).

-

Rối loạn thần kinh thực vật và rối loạn trung tâm điều hòa thân nhiệt: Vã mồ
hôi, tăng tiết đờm dãi, sốt cao hoặc hạ thân nhiệt, rối loạn nhịp tim, huyết áp
dao động.

-

Dấu hiệu tổn thƣơng thần kinh sọ não: Méo mồm, nhân trung lệch, sụp mi,
lác mắt, khó nuốt hoặc nuốt bị sặc, có thể giãn đồng tử.

-

Dấu hiệu màng não: Cổ cứng (+) Kerning (+)

1.4 Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não
Theo WHO có nhiều nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não, ba nguyên
nhân chủ yếu, đứng hàng đầu là nguyên nhân do xơ vữa động mạch rồi đến tăng
huyết áp, tiếp đó là nguyên nhân nghẽn mạch do cục huyết từ tim lên (viêm nội mạc
nhiễm khuẩn, hẹp hai lá, rối loạn nhịp tim), các bệnh gây rối loạn đông máu và một
số bệnh nội khoa khác[5, 26].
Các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não: Gồm các yếu tố nguy cơ
không thay đổi đƣợc (Độ tuổi, giới tính, chủng tộc, tiền sử gia đình và điều kiện địa

lý). Yếu tố thay đổi đƣợc (hút thuốc lá, bệnh tiểu đƣờng, sử dụng các chất gây
nghiện, các tổn thƣơng về tinh thần...)[11]. Theo Nguyễn Văn Triệu, tại ba bệnh
viện tỉnh Hải Dƣơng, các yếu tố nguy cơ gặp trên ngƣời bệnh tai biến mạch máu
não là: tăng huyết áp tâm thu 75,7%, tăng huyết áp tâm trƣơng 71,2%, tăng đƣờng
máu 27%, bệnh tim 6,5%, tăng cholesterol máu 5,9%, béo phì 1,8%, uống rƣợu
1,8%[27]. Theo Đào Hữu Đƣờng thống kê trong 5 năm tại bệnh viện Lão khoa
Trung ƣơng, các ngƣời bệnh tai biến mạch máu não gặp các yếu tố nguy cơ sau:
79,1% tăng huyết áp, 60,4% có rối loại lipid máu, 11,9% đái tháo đƣờng, 18,8% có
tiển sử tai biến mạch máu não [8]


6

1.5 Di chứng của tai biến mạch máu não
1.5.1 Hậu quả của tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não là bệnh lý nặng nề, diễn biến phức tạp. Ngoài việc
gây nên tỷ lệ tử vong cao, nếu sống sót cũng để lại nhiều di chứng, khiếm khuyết,
giảm chức năng và tàn tật, ảnh hƣởng lớn cho xã hội, gia đình và chính bản thân
ngƣời bệnh. Chi phí cho tai biến mạch máu não vô cùng lớn nhƣ ở Hoa Kỳ, mỗi
năm chi 7 tỷ đôla cho tai biến mạch máu não. Sau khi ra viện, chi phí cho mỗi
ngƣời bệnh tại cơ sở PHCN là 19 đô la, tổng chi phí 1 năm cho tai biến mạch máu
não là 17 tỷ đôla [18].
Theo tổ chức y tế thế giới, có từ 1/3 đến 2/3 ngƣời bệnh sống sót sau tai biến
mạch máu não mang tàn tật vĩnh viễn. Ngƣời bệnh tai biến mạch máu não thuộc
loại đa tàn tật vì ngoài khả năng giảm vận động, ngƣời bệnh còn nhiều di chứng
khác kèm theo nhƣ rối loạn giao tiếp ngôn ngữ, rối loạn cảm giác[2]
1.5.2 Các biến chứng thường gặp:
Loét do đè ép:
Loét hình thành trên tổ chức gần xƣơng của cơ thể khi ngƣời bệnh nằm hoặc
ngồi lâu ép lên vùng đó. Ngƣời bệnh tai biến mạch máu não đa phần bị liệt nửa

ngƣời nên thƣờng ít thay đổi đƣợc tƣ thế, nằm bất động lâu ngày, vì vậy loét ép rất
dễ xẩy ra.
Ngoài ra trên những ngƣời bệnh này, khả năng vệ sinh kém (nhất là những
ngƣời bệnh đại tiện không tự chủ), khả năng ăn uống kém nên càng tạo điều kiện
cho loét xuất hiện. Các vị trí hay gặp đối với loét là: Vùng xƣơng cùng cụt, mấu
chuyển lớn, vùng ụ ngồi, xƣơng gót chân, khuỷu tay, gáy, mắt cá chân...
Teo cơ:
Hiện tƣợng teo cơ xuất hiện do ngƣời bệnh nằm lâu hoặc do mất thần kinh
chi phối. Đối với ngƣời bệnh tai biến mạch máu não, ngƣời bệnh phải tập co cơ chủ
động để tránh teo cơ. Những ngƣời bệnh liệt hoàn toàn thì việc tập vận động thụ
động chỉ giúp duy trì độ dài của cơ và tránh kết dính khớp. Đề phòng teo cơ có hiệu
quả, phải kích thích bằng dòng điện.
Cứng khớp (Tình trạng co rút cơ, mô mềm):


7

Tình trạng co ngắn cơ và mô mềm làm hạn chế tầm vận động của khớp, gây
ra biến dạng khớp ở tình trạng gấp hoặc duỗi xoay, ảnh hƣởng trực tiếp đến khả
năng vận động đi lại cũng nhƣ việc thực hiện các hoạt động tự chăm sóc hàng ngày
của ngƣời bệnh. Thông thƣờng, sau 6 tuần bất động thì có tới 70% ngƣời bệnh bị
cứng khớp. Vì vậy, cần phải tập luyện hàng ngày để tránh cứng khớp cho ngƣời
bệnh.
Nhiễm trùng:
Ngƣời bệnh tai biến mạch máu não thƣờng gặp hai loại nhiễm trùng. Nhiễm
trùng phổi do nằm lâu, đặc biệt trên ngƣời bệnh có rối loạn tri giác. Nhiễm trùng tiết
niệu do ngƣời bệnh nằm lâu và có rối loạn tri giác phải đặt sonde tiểu. Việc chăm
sóc sẽ giúp hạn chế tỷ lệ nhiễm trùng trên.
Các biến chứng tim mạch:
Thƣờng gặp tụt huyết áp tƣ thế, ứ trệ tuần hoàn tĩnh mạch chi dƣới, huyết

khối tĩnh mạch. Các vấn đề này cũng do ngƣời bệnh nằm lâu và ít vận động.
Ngoài ra ngƣời bệnh cũng gặp biến chứng bán trật khớp vai, loãng xƣơng.
1.6 Chăm sóc PHCN của ngƣời bệnh tai biến mạch máu não
Ngƣời bệnh tai biến mạch máu não cần đƣợc sự chăm sóc ngay từ phút đầu
tiên bị bệnh bởi tai biến mạch máu não có thể ngay lập tức ảnh hƣởng đến tri giác
hô hấp, vận động, nặng có thể ảnh hƣởng đến tính mạng của ngƣời bệnh. Chăm sóc
ngƣời bệnh tai biến mạch máu não là khác nhau, tùy vào giai đoạn và tình trạng của
bệnh. Các giai đoạn gồm: giai đoạn cấp, giai đoạn phục hồi và giai đoạn di chứng.
Giai đoạn cấp ngƣời bệnh thƣờng nằm viện. Khi tình trạng ổn định ngƣời bệnh
đƣợc ra viện (thƣờng là giai đoạn hồi phục và giai đoạn di chứng) ngƣời bệnh tiếp
tục đƣợc hỗ trợ chăm sóc tại nhà [1, 4, 20].
Chăm sóc PHCN dựa vào cộng đồng: Là hình thức ngƣời tàn tật đƣợc
chăm sóc PHCN tại địa phƣơng, nơi họ sinh sống với sự tham gia của ngƣời bệnh,
gia đình, nhân viên y tế cơ sở và cộng đồng. Hình thức chăm sóc này đem đến rất
nhiều ƣu điểm nhƣ: Giá thành thấp, đáp ứng đƣợc nhu cầu cho nhiều ngƣời bệnh
(khoảng 85% ngƣời tàn tật), chất lƣợng phục hồi chức năng cao (vì đáp ứng đƣợc
nhu cầu xã hội của ngƣời tàn tật nói chung và ngƣời tai biến mạch máu não nói


8

riêng). Hiện nay, chăm sóc PHCN dựa vào cộng đồng đƣợc coi là chiến lƣợc phát
triển cộng đồng về lĩnh vực PHCN, bình đẳng phúc lợi và hội nhập xã hội của
ngƣời tàn tật [4, 20]
Qui trình chăm sóc ngƣời bệnh tai biến mạch máu não đƣợc Bộ Y tế quy
định và ban hành để các cơ sở y tế áp dụng[25]. Ở giai đoạn cấp, chăm sóc điều
dƣỡng nhằm đạt các mục tiêu sau: Theo dõi và kiểm soát các chức năng sống, đảm
bảo dinh dƣỡng, đề phòng các thƣơng tật thứ cấp, đƣa ngƣời bệnh thoát khỏi tình
trạng bất động càng sớm càng tốt, kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Ở giai đoạn hồi
phục, mục tiêu của chăm sóc là: Phục hồi chức năng vận động cho ngƣời bệnh, đề

phòng và điều trị các biến chứng (thƣơng tật thứ cấp), dinh dƣỡng hợp lý, kiểm soát
các yếu tố nguy cơ đề phòng bệnh tái phát [20].
Ngƣời bệnh tai biến mạch máu não thuộc loại đa tàn tật, có thể cần chăm sóc
phục hồi chức năng ở nhiều mặt: Vận động, ngôn ngữ, tâm lý, làm việc...trong đó
chức năng vận động đƣợc quan tâm nhiều nhất và sớm nhất. Việc chăm sóc phục
hồi chức năng có tác động tốt đến khả năng phục hồi của ngƣời bệnh tai biến mạch
máu não. Các nghiên cứu của Nguyễn Văn Triệu, Nguyễn Văn Lý, Phạm Thị Mỹ
Luật và nhiều tác giả khác đều cho kết luận: Ngƣời bệnh đƣợc chăm sóc phục hồi
chức năng thì hồi phục tốt hơn [15, 16, 27].
1.6.1. Nhu cầu chăm sóc của người bệnh tai biến mạch máu não
Để tìm hiểu những nhu cầu chăm sóc cho ngƣời bệnh tai biến mạch máu não,
ta có thể dựa trên những nhu cầu cơ bản của con ngƣời đã đƣợc tác giả Maslow đƣa
ra với năm mức độ từ thấp đến cao [19]:
-

Nhu cầu về thể chất: Là những nhu cầu cần đƣợc đáp ứng tối thiểu để duy trì sự
sống nhƣ: Oxy, thức ăn, nƣớc uống, bài tiết, vận động, ngủ nghỉ ngơi...

-

Nhu cầu an toàn và đƣợc bảo vệ: Nhu cầu thiết yếu để che trở bảo vệ nhƣ quần
áo, nhà ở...

-

Nhu cầu về giao tiếp: Mỗi cá nhân dù khỏe mạch hay bệnh tật đều mong mỏi
tình cảm của bạn bè, làng xóm, gia đình...

-


Nhu cầu đƣợc tôn trọng: Ngƣời bệnh cần đƣợc chăm sóc ân cần và thân mật,
niềm nở, muốn đƣợc ngƣời khác lắng nghe tâm tƣ nguyện vọng của mình.


9

-

Nhu cầu tự hoàn thiện: Nhu cầu tự hoàn thiện và khẳng định bản thân của ngƣời
bệnh.
Hay theo Virginia Henderson, thành phần chăm sóc cơ bản gồm 14 yếu tố:

-

Đáp ứng nhu cầu về hô hấp: ngƣời chăm sóc phải đánh giá sự thở bình thƣờng
hay bất thƣờng, tìm nguyên nhân để giải quyết và đáp ứng nhu cầu ngay cho NB
(cho thở oxi, đặt tƣ thế thích hợp...).

-

Đáp ứng nhu cầu về ăn uống: ngƣời chăm sóc cần giúp đỡ NB ăn đủ lƣợng
calo/ngày và thực hiện chế độ ăn theo đúng bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nếu tình trạng bệnh không thể ăn đƣợc đƣờng miệng thì cần thực hiện các biện
pháp đƣa dinh dƣỡng vào cơ thể để đảm bảo năng lƣợng cho NB.

-

Giúp đỡ NB trong sự bài tiết (dịch bài tiết từ trong cơ thể): ngƣời chăm sóc cần
phải theo dõi sát dịch tiết của NB về số lƣợng, tính chất, màu sắc để đánh giá và
can thiệp đáp ứng đúng nhu cầu khi bị bất thƣờng.


-

Giúp đỡ NB về tƣ thế, vận động và tập luyện: ngƣời chăm sóc cần giúp NB các
tƣ thế mà họ yêu cầu, hƣớng dẫn và hỗ trợ NB vận động, luyện tập.

-

Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ.

-

Giúp NB mặc và thay quần áo.

-

Giúp NB duy trì thân nhiệt: Nếu thân nhiệt ngƣời bệnh bất thƣờng, cần phải tìm
rõ nguyên nhân để giải quyết.

-

Giúp NB vệ sinh cá nhân hằng ngày: Tùy theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, nếu
bệnh nặng (hôn mê, gãy xƣơng, sau mổ,…) ngƣời chăm sóc cần thực hiện tắm
gội, thay quần áo, thay ga trải giƣờng cho NB hằng ngày tại giƣờng.

-

Giúp NB tránh đƣợc các nguy hiểm trong khi nằm viện: Tránh để NB ngã, bị
các tai biến trong điều trị, chăm sóc nhƣ: nhầm lẫn NB, nhầm thuốc, sót dụng cụ
khi mổ, nhiễm khuẩn khi thực hiện kỹ thuật, lây chéo…


-

Giúp NB trong sự giao tiếp: ngƣời chăm sóc thƣờng xuyên gần gũi, tiếp xúc NB
với thái độ niềm nở thân mật.

-

Giúp NB thoải mái về tinh thần, tự do tín ngƣỡng.

-

Giúp NB lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là ngƣời vô dụng.


10

-

Giúp NB trong những hoạt động vui chơi giải trí: Khi tình trạng bệnh cho phép,
ngƣời chăm sóc giúp đỡ họ thực hiện để đáp ứng nhu cầu.

-

Giúp NB có kiến thức về y học: ngƣời chăm sóc cần cung cấp thông tin có liên
quan đến bệnh, hƣớng dẫn chế độ ăn, theo dõi thuốc điều trị và tai biến của
thuốc, giáo dục sức khỏe cho ngƣời. Ngƣời bệnh tai biến mạch máu não thƣờng
gặp những rối loạn về tri giác và các dấu hiệu sinh tồn cùng với liệt vận động.
Vì vậy, ngƣời bệnh tai biến mạch máu não cần chăm sóc để đảm bảo tƣ thế
đúng, chăm sóc về hô hấp, chăm sóc về dinh dƣỡng, chăm sóc về cơ xƣơng

khớp, chăm sóc đại tiện, chăm sóc tiết niệu, chăm sóc loét và phòng chống loét.
Tại Việt Nam, thông tƣ 07 của Bộ y tế đã nêu chăm sóc sức khỏe ngƣời bệnh

trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi ngƣời bệnh
nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tƣ thế, vận động, vệ
sinh cá nhân, ngủ nghỉ, chăm sóc tâm lý, hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi
trƣờng bệnh viện cho ngƣời bệnh [21]. Nhƣ vậy, hoạt động chăm sóc chủ yếu là đáp
ứng hỗ trợ các nhu cầu mà ngƣời bệnh không thể tự thực hiện đƣợc, đáp ứng đƣợc.
Nguyên tắc điều dƣỡng hay chăm sóc xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu cho
ngƣời bệnh. Khi bị bệnh tật, ốm yếu ngƣời bệnh không tự đáp ứng đợc các nhu cầu
hàng ngày cho chính mình nên cần đến sự hỗ trợ của ngƣời điều dƣỡng nói riêng và
ngƣời chăm sóc nói chung. Nhu cầu của con ngƣời vừa có tính đồng nhất, vừa có
tính duy nhất nên ngƣời chăm sóc cần có những chăm sóc riêng biệt phù hợp với
ngƣời bệnh.
3.2 Nhu cầu phục hồi chức năng của người bệnh tai biến mạch máu não
Phục hồi chức năng là chuyên ngành áp dụng các biện pháp Y học, kỹ thuật
phục hồi, giáo dục học, xã hội học....nhằm làm cho ngƣời tàn tật có thể thực hiện
đƣợc tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất do khiếm khuyết và giảm chức
năng gây nên giúp cho ngƣời tàn tật có thể sống độc lập tối đa, tái hòa nhập xã hội,
có cơ hội bình đẳng và tham gia vào các hoạt động xã hội. Tai biến mạch máu não
gây ra đa tàn tật gồm tàn tật về vận động, cảm giác, giác quan, ngôn ngữ... Phục hồi
chức năng phải quan tâm tới tất cả các tàn tật này, giúp ngƣời bệnh có thể tự đi lại
đƣợc, tự phục vụ mình, độc lập tối đa trong sinh hoạt, hòa nhập đƣợc với gia đình


11

và xã hội, tham gia các hoạt động xã hội. Ngƣời liệt nửa ngƣời do tai biến mạch
máu não nếu không đƣợc tiến hành PHCN sẽ phát triển nhiều biến chứng và tỉ lệ tử
vong cao trong năm đầu, sống lệ thuộc và tàn tật càng ngày càng nặng lên. Nếu

đƣợc PHCN tốt thì hầu hết ngƣời bệnh bị tai biến mạch máu não có thể tự đi lại
đƣợc, tự phục vụ mình đƣợc, không lệ thuộc hoặc chỉ cần hỗ trợ một phần [3].
2. Thực trạng nhu cầu chăm sóc PHCN ở ngƣời bệnh tai biến mạch máu não
Để biết đƣợc nhu cầu chăm sóc của mỗi ngƣời bệnh tai biến mạch máu não,
ngƣời chăm sóc cần căn cứ vào tình trạng thực tế của ngƣời bệnh. Đã có một vài
nghiên cứu quan tâm đến nhu cầu chăm sóc và thực tế đáp ứng cho ngƣời bệnh tai
biến mạch máu não trong các giai đoạn.
Nghiên cứu của Prevo AJ trên 43 ngƣời bệnh tai biến mạch máu não cho
thấy 30 ngƣời bệnh không tự lăn sang bên liệt đƣợc ở ngày thứ 30 sau tai biến mạch
máu não, mặc dù sự phục hồi về vận động khá khó khăn nhƣng ngƣời bệnh có chức
năng độc lập trong sinh hoạt hàng ngày khá tốt [33].
Tác giả Nguyễn Thị Nhƣ Mai nghiên cứu trên 164 ngƣời bệnh tại bệnh viện
lão khoa Trung ƣơng ở giai đoạn ngƣời bệnh bắt đầu xuất viện cho thấy ngƣời bệnh
có nhu cầu chăm sóc 92,7%, nhu cầu chăm sóc cơ xƣơng khớp nhiều nhất 92,7%,
chăm sóc về nuôi dƣỡng 36%, chăm sóc về loét và phòng chống loét 48,8%, chăm
sóc về tiết niệu 36,6%, chăm sóc về hô hấp 53,6%, chăm sóc về tƣ thế đúng 56,1%,
nhu cầu chăm sóc PHCN là 89,6%, nhu cầu về sinh hoạt hàng ngày cao nhất 67,7%
, giao tiếp là 55,5%, vận động là 59,1% [17].
Tác giả Nguyễn Thị Huệ nghiên cứu trên 90 ngƣời bệnh tại khoa thần kinh
bệnh viện Bạch Mai cho thấy, ở giai đoạn sớm của bệnh, 4,4% NB có loét, 30,0%
NB có nhiễm trùng phổi, 17,8% NB nhiễm trùng tiết niệu, 10% teo cơ, không có
NB cứng khớp và bán trật khớp vai. Ngƣời bệnh đa số chƣa đƣợc đáp ứng nhu cầu
chăm sóc[13]
Kết quả nghiên cứu của tác giả Đỗ Mạnh Hùng tại khoa PHCN Bệnh viện
Bạch Mai trên 250 ngƣời bệnh cho thấy, có 4% ngƣời bệnh có nhu cầu PHCN thấp,
31,2% có nhu cầu PHCN trung bình và 12,4% có nhu cầu PHCN mức độ cao.


12


Trong đó có 95,6% ngƣời bệnh có nhu cầu PHCN vận động, 44,4% có nhu cầu
PHCN về ngôn ngữ, giao tiếp.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Lý thực hiện trên 217 ngƣời bệnh tại
khoa thần kinh bệnh viện Bạch Mai năm 2005, kết quả cho thấy có 16,1 % ngƣời
bệnh có nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng về vận động khi vào viện và khi ra
viện tỉ lệ này là 26,7%, tỉ lệ ngƣời bệnh rối loạn cơ tròn khi vào viện là 10,1% và
khi ra viện là 3,2%, tỉ lệ ngƣời bệnh có rối loạn ngôn ngữ khi nhập viện là 78,8% và
khi ra viện là 46,5% [16].
Tác giả Hoàng Ngọc Thắm tiến hành nghiên cứu tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Đăk Lăk năm 2012 trên 87 NB giai đoạn cấp cho thấy: 62,1 % NB có nhu cầu chăm
sóc da, 100% có nhu cầu chăm sóc ăn uống, 12,7% có nhu cầu chăm sóc tiết niệu,
95,4% cần chăm sóc đúng tƣ thế và 98,9% có nhu cầu chăm sóc vận động [22].
Theo tác giả Lê Thị Thảo tiến hành nghiên cứu trên 102 ngƣời bệnh tại cộng
đồng quận Ba Đình, Hà Nội, sau tai biến mạch máu não có 80,4% ngƣời bệnh có
nhu cầu chăm sóc PHCN tại cộng đồng mặc dù ngƣời bệnh đã trở về cộng đồng trên
1 năm [24].
3. Kiến thức, thực hành của NCSC về chăm sóc PHCN tại nhà cho ngƣời
bệnh tai biến mạch máu não
Trong kết quả nghiên cứu kiến thức của điều dƣỡng viên về chăm sóc PHCN
cho NB tai biến mạch máu não giai đoạn cấp của tác giả Hoàng Ngọc Thắm cho
thấy: 73,1% có kiến thức đạt và 26,9% có kiến thức không đạt. Trong đó, có 80%
điều dƣỡng viên nhận thức đúng về nhiệm vụ của ngƣời điều dƣỡng cũng nhƣ tầm
quan trọng của công tác này; 80,6% điều dƣỡng viên trả lời đúng về các nội dung
cần chăm sóc, nhƣng khi phân tích từng nội dung cụ thể thì chỉ có khoảng trên 80%
có kiến thức đạt về nội dung chăm sóc da và chăm sóc ăn uống. Những nội dung
khác nhƣ chăm sóc đƣờng tiểu/bàng quang, chăm sóc hô hấp, chăm sóc phòng ngừa
táo bón, chăm sóc phòng ngừa tắc mạch, chăm sóc tƣ thế đúng, chăm sóc luyện
tập/vận động chỉ đạt khoảng 70%. Đặc biệt, chỉ có 67,2% có kiến thức đạt về tổn
thƣơng thứ cấp, là những biến chứng mà ngƣời bệnh tai biến mạch máu não thƣờng
gặp phải nếu không đƣợc chăm sóc sớm và đúng. Kết quả này xảy ra là do có tới ¾



13

các điều dƣỡng viên chƣa từng đƣợc tập huấn về chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh
TBMMN và hƣớng dẫn kỹ thuật từ các kỹ thuật viên. Bên cạnh đó, các nội dung tập
huấn cho điều dƣỡng viên thì còn khá sơ sài, chƣa đi sâu vào kiến thức và kỹ năng
thực hiện các nội dung chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh.
Về đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc phục hồi chức năng ở ngƣời bệnh tai biến
mạch máu não. Trong nghiên cứu của tác giả Hoàng Ngọc Thắm cho thấy, các nội
dung mà ngƣời bệnh đƣợc điều dƣỡng viên đáp ứng nhu cầu cao nhất bao gồm:
dùng đệm chống loét và giữ vệ sinh, rửa, thay băng vết loét (chiếm tỷ lệ 92,3% và
100%); có 61,5% ngƣời bệnh đƣợc điều dƣỡng viên giúp giữ da khô ráo, 50% đƣợc
vệ sinh da hàng ngày, 60,8% đƣợc giúp xoay trở 2 giờ/lần.
Tuy nhiên, bên cạnh việc đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc da cho ngƣời
bệnh thì các đáp ứng nhu cầu khác cho ngƣời bệnh của ngƣời điều dƣỡng viên còn
hạn chế. Trong đó, có 92,9% NB không đƣợc ĐDV hƣớng dẫn cách xoay trở, vận
động đúng khi có ống sonde; 94,2% số NB không đƣợc điều dƣỡng viên hƣớng dẫn
là nên cho ăn/uống từ từ, từng lƣợng nhỏ, tránh ép NB vì có thể gây nghẹn/sặ; gần
2/3 ngƣời bệnh chƣa đƣợc ĐDV đáp ứng nhu cầu vỗ rung lồng ngực; 31 NB (chiếm
86,1%) trong số ngƣời bệnh có nhu cầu không đƣợc đáp ứng về nhu cầu cần đƣợc
nhắc nhở nên uống nhiều nƣớc.
Kết quả nghiên cứu còn cho thấy 78,2% NB có nhu cầu đƣợc hƣớng dẫn nên
ăn thức ăn dễ tiêu, tăng thêm chất xơ thì có đến 36,8% không đƣợc ĐDV hƣớng dẫn
trong quá trình nằm viện.Trong nghiên cứu có 54,1% không đƣợc ĐDV đáp ứng đủ
về nhu cầu tăng cƣờng vận động để phòng táo bón. 63,2% NB có nhu cầu đƣợc
hƣớng dẫn xoa bóp theo khung đại tràng, thì 98,2% NB không đƣợc ĐDV đáp ứng.
Về phòng tránh liệt: có 10% BN đƣợc đáp ứng nhu cầu đƣợc chỉ dẫn vị thế
nằm đúng trên giƣờng. Không có NB nào đƣợc điều dƣỡng viên đáp ứng đầy đủ
nhu cầu đƣợc luyện tập-vận động tay chân hai bên trong 13,8% NB có nhu cầu.

Trong khi còn 1/4 số lƣợng NB không đƣợc chăm sóc và 3/4 đƣợc chăm sóc chƣa
đầy đủ. Về đáp ứng nhu cầu đƣợc hƣớng dẫn/hỗ trợ vận động để tuần hoàn lƣu
thông, có 45,7% NB đƣợc chăm sóc tốt [22].


14

Kết quả này xảy ra là do trong giai đoạn đầu đột quỵ của ngƣời bệnh thì điều
dƣỡng viên chỉ tập trung vào vấn đề cấp cứu và tập trung vào ngƣời bệnh, thực hiện
theo y lệnh của bác sỹ, và chỉ thực hiện đƣợc một vài chăm sóc cơ bản cho ngƣời
bệnh nhƣ phòng ngừa loét ép hoặc hút đờm giãi để tránh ứ tắc đƣờng hô hấp, còn
chiều sâu về chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh thì điều dƣỡng viên thực hiện là chƣa
tốt. Ngoài ra, chỉ có 1/3 điều dƣỡng viên nhận đƣợc những chấn chỉnh, nhắc nhở từ
việc kiểm tra, giám sát của điều dƣỡng trƣởng khoa, phòng của bệnh viện. Bên cạnh
đó, chỉ có 6% điều dƣỡng viên nhận đƣợc những dụng cụ, trang thiết bị cần thiết
phục vụ công tác chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh TBMMN, do đó ảnh hƣởng đến
chất lƣợng chăm sóc ngƣời bệnh của các điều dƣỡng viên.
4. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành của NCSC về chăm sóc
PHCN cho ngƣời bệnh tai biến mạch máu não tại cộng đồng
Trong những năm qua, đã có một vài nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm xác
định các yếu tố có liên quan đến kiến thức, thực hành về chăm sóc PHCN tại nhà
của NCSC nhƣng chƣa nhiều, đại đa số là nghiên cứu về tình hình bệnh tật và nhu
cầu về PHCN. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, các yếu tố nhƣ trình độ văn hóa, nghề
nghiệp, thu nhập, mối quan hệ với ngƣời bệnh, mức độ tự tin khi thực hiện công tác
chăm sóc PHCN tại nhà, tiếp cận nguồn thông tin về chăm sóc PHCN, những hỗ trợ
của dịch vụ y tế hay các khó khăn gặp phải trong quá trình chăm sóc PHCN có ảnh
hƣởng đến thực hành chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh của NCSC và có ảnh hƣởng
đến chất lƣợng cũng nhƣ kết quả chăm sóc phục hồi cho ngƣời bệnh.
Đặc điểm nhân khẩu học của NCSC: Theo kết quả nghiên cứu kiến thức của
điều dƣỡng viên về chăm sóc PHCN cho NB tai biến mạch máu não giai đoạn cấp

của tác giả Hoàng Văn Thắm cho thấy, có sự khác biệt về kiến thức của các nhóm
điều dƣỡng viên, trong đó kiến thức của nhóm điều dƣỡng viên trẻ là khá cao: nhóm
có thời gian công tác từ 0-5 năm là 46,2% và nhóm từ 6-10 năm là 19,4%. Hai
nhóm còn lại có tỷ lệ đạt thấp: nhóm trên 15 năm là 7,5%, đặc biệt nhóm từ 11-15
năm là 0%. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có sự khác biệt về kiến thức của các
nhóm điều dƣỡng viên với trình độ học vấn khác nhau, trong đó tỷ lệ đạt về kiến
thức của nhóm điều dƣỡng viên có trình độ chuyên môn là sơ cấp, trung cấp là


15

73,6% và của nhóm cao đẳng, đại học là 71,4%. Tuy nhiên, do cỡ mẫu nhỏ nên các
mối liên quan này là chƣa có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tấn về công tác chăm
sóc PHCN tại nhà cho ngƣời bệnh tâm thần nặng ở Cầu Giấy năm 2006 chỉ ra rằng,
có mối liên quan giữa loại bệnh tật của ngƣời bệnh với thực hành chăm sóc PHCN
tại nhà của NCSC. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan giữa nghề nghiệp
của NCSC với thực hành chăm sóc PHCN tại nhà, trong đó nhóm NCSC hiện làm
nội trợ hoặc hƣu trí có thực hành chăm sóc PHCN tại nhà là cao nhất với tỷ lệ
42,9%, cao hơn 2,6 lần so với nhóm buôn bán, lao động tự do (16,4%) và cao hơn
3,5 lần so với nhóm cán bộ, công chức (12,1%) (p<0,05).
Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Anh Tuấn cũng cho thấy,
có mối liên quan giữa trình độ học vấn của ngƣời chăm sóc với chăm sóc PHCN,
cũng nhƣ mối quan hệ giữa ngƣời chăm sóc với ngƣời đƣợc chăm sóc cũng có mối
liên quan với thực hành chăm sóc PHCN tại nhà.
Kiến thức của NCSC: Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Tấn về
công tác chăm sóc PHCN tại nhà cho ngƣời bệnh tâm thần nặng ở Cầu Giấy năm
2006 chỉ ra rằng, có mối liên quan giữa việc tìm hiểu kiến thức về chăm sóc ngƣời
bệnh với thực hành chăm sóc PHCN tại nhà cho ngƣời bệnh. Trong đó, những
ngƣời có tìm hiểu kiến thức về bệnh thì thực hành chăm sóc PHCN cho ngƣời bệnh

là cao hơn 4,5 lần so với những ngƣời không tìm hiểu kiến thức về bệnh (p<0,05).
Có mối liên quan giữa quan điểm về sự cần thiết PHCN cho ngƣời bệnh của gia
đình với thực hành chăm sóc PHCN tại nhà cho ngƣời bệnh của NCSC, trong đó
những gia đình có quan điểm cần thiết phải PHCN tại nhà thì ngƣời bệnh đƣợc
chăm sóc PHCN cao gấp 4,1 lần so với những gia đình có quan điểm không cần
thiết (p<0,05). Có mối liên quan giữa việc nhận thức về tầm quan trọng của việc
PHCN tại nhà và thực hành chăm sóc PHCN tại nhà cho ngƣời bệnh, trong đó nhóm
cho rằng việc PHCN tại nhà cho ngƣời bệnh là quan trọng thì việc thực hành chăm
sóc PHCN cho ngƣời bệnh cao gấp 4,2 lần so với nhóm cho rằng việc này là không
quan trọng (p<0,05).


×