ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
======= =====
BÀI TIỂU LUẬN
LẬP ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC
Đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH - YẾU
PHẦN ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
VẬT LÍ 10 NÂNG CAO – TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Học viên thực hiện: Trần Thị Như Quỳnh
Lớp: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí
HUẾ, 12/2015
MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.
Lí do chọn đề tài
Do nhu cầu đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học
Do nghề nghiệp: đòi hỏi năng lực sư phạm đặc biệt trong dạy các học sinh trung bình,
yếu
Do tỉ lệ học sinh trung bình, yếu môn Vật lí cao ở trường đang công tác.
Do vai trò quan trọng của bài tập Vật lí với học sinh: truyền tải, củng cố, ôn tập, mở
rộng… kiến thức; Phát triển tư duy, kỹ năng thực hành…
Do phân phối chương trình môn Vật lí chưa hợp lí : số tiết dành cho giải bài tập rất ít.
Do đa số các tài liệu tham khảo bộ môn hiện nay thường tập trung cho đối tượng học
sinh khá, giỏi có kiến thức Vật lí chắc chắn mà ít quan tâm đến bộ phận các học sinh
trung bình, yếu.
Do phần động lực học chất điểm là phần kiến thức trọng tâm của vật lí 10.
Mục đích nghiên cứu
Xây dựng được hệ thống bài tập phần động lực học chất điểm hỗ trợ trong dạy học
cho đối tượng học sinh trung bình, yếu
Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng được một hệ thống bài tập tốt, kết hợp với phương pháp dạy học phù
hợp, giáo viên sẽ giúp học sinh giải quyết những khó khăn trong việc học Vật lí, kích
thích hứng thú học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giảm tỉ lệ
học sinh trung bình, yếu. Hệ thống bài tập được xây dựng trở thành tài liệu tham khảo
hữu ích cho học sinh trung bình, yếu và các đồng nghiệp trong quá trình phụ đạo cho
học sinh.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận
Nghiên cứu cơ sở thực tiễn
Nghiên cứu nội dung kiến thức phần động lực học chất điểm, VL10NC-THPT
Sưu tầm và xây dựng hệ thống bài tập phần động lực học chất điểm, để dạy và học
dành cho học sinh trung bình, yếu.
Hướng dẫn học sinh sử dụng có hiệu quả hệ thống bài tập ở lớp và khi tự học ở nhà.
Thiết kế một số giáo án có sử dụng hệ thống bài tập được xây dựng để dạy cho học
sinh trung bình, yếu.
Thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của hệ thống bài tập đã xây dựng, từ đó
rút ra kết luận về khả năng áp dụng đối với hệ thống bài tập đã đề xuất.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
*Đối tượng nghiên cứu:
Thực nghiệm với học sinh trung bình, yếu VL10NC-THPT .
Hệ thống bài tập phần động lực học chất điểm VL10NC-THPT .
*Phạm vi nghiên cứu:
Kiến thức phần động lực học chất điểm VL10NC-THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp.
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra bằng phiếu câu hỏi, phỏng vấn
học sinh, giáo viên về thực trạng học Vật lí của học sinh trường có tỉ lệ học sinh
trung bình, yếu cao; Tham khảo ý kiến chuyên gia; Thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp toán học: xử lý số liệu thực nghiệm sư phạm.
NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.
2.
3.
4.
Tổng quan vấn đề cần nghiên cứu
Các đề tài trước đây từng đề cập tới nội dung này
Bài tập Vật lí
Vai trò của bài tập Vật lí
Phân loại bài tập Vật lí theo mục đích sử dụng
Các bước cơ bản để giải một bài tập Vật lí
Một vài vấn đề về học sinh trung bình, yếu môn Vật lí
Cách xác định đối tượng học sinh trung bình, yếu
Nguyên nhân học sinh học yếu
Khó khăn khi dạy học sinh trung bình, yếu
Thực trạng dạy và học Vật lí ở một số trường THPT
Mục đích điều tra
Đối tượng điều tra
Phương pháp điều tra
Kết quả điều tra
Chương 2: XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHẦN ĐỘNG LỰC HỌC
CHẤT ĐIỂM VẬT LÍ 10 NÂNG CAO TRUNG HỌC PHỔ THÔNG DÙNG
CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH, YẾU
1.
2.
3.
4.
Nội dung kiến thức phần động lực học chất điểm
Xây dựng hệ thống bài tập phần động lực học chất điểm để dạy và học dành cho
học sinh trung bình, yếu
Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống bài tập
Quy trình xây dựng hệ thống bài tập
Hệ thống các bài tập phần động lực học chất điểm
Thiết kế một số bài lên lớp có sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng
Hướng dẫn học sinh sử dụng hiệu quả hệ thống bài tập đã xây dựng khi học ở
lớp và tự học ở nhà
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
1. Mục đích
2. Nhiệm vụ
3. Đối tượng thực nghiệm
4. Tiến trình và nội dung thực nghiệm
5. Kết quả thực nghiệm
6. Phân tích kết quả
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những kết quả nghiên cứu đạt được của đề tài
Thiếu sót của đề tài
Hướng phát triển của đề tài