Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Đồ Án Thiết Kế Tổ Chức Thi Công 4km Mặt Đường Ô Tô Vùng Núi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.75 KB, 44 trang )



Thuyết minh đồ án môn học

Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

PHẦN 1
THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ 4KM MẶT ĐƯỜNG
Các số liệu ban đầu:
Kết cấu mặt đường
Chiều dày,
cm

Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4

31
39
49
-

3
17
32
-

Tên lớp vật liệu
Láng nhựa 3 lớp dùng nhũ tương
nhựa


Cấp phối đá dăm loại 2 - Dmax 19
Đất gia cố vôi 8%
-

Cấp thiết kế:

Cấp 5

Tốc độ thiết kế:

30 Km/h

Địa hình:

Núi

Loại nền đường:

Đào khuôn

B mặt đường:

3,5 m

Loại lề đường:

Gia cố hết

B lề gia cố:


2x1.5 m

Thời hạn thi công:

65 ngày

Cự ly V/C TB:

10 Km

Các số liệu khác:

giả định

1
1:

150

350/2

2%

2%

350/2

150

2%


2%

Quy trình thi công
22TCN 250-98
22TCN 334-06
22TCN 229-95
-

1:
1

STT

Mã
lớp

1

2

1 : Låïp cáú
i 2 Dmax 19
i âaïdàmloaû
p phäú
t gia cäúväi 8 %
2 : Låïp âáú

Laïng nhæ
a 3 låïp duìng

û
nhuîtæ
ång nhæ
a âæ
û
åìng

Kết cấu mặt đường sau khi thi công xong

Trang 1


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

I.XÁC ĐỊNH CÁC ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG ĐƯỜNG:
I.1.Điều kiện tự nhiên:
1.1.Địa hình
- Địa hình khu vực đoạn tuyến đi qua là địa hình vùng núi. Do đó việc bố trí máy móc
và nhân lực không được thuận lợi, ngoài ra do địa hình vùng núi nên độ dốc ngang lớn
nên khả năng xảy ra hiện tượng tụ thuỷ khi trời mưa do đó vấn đề thoát nước mặt là rất
đáng chú ý để tránh hiện tượng đọng nước mặt gây khó khăn trong thi công và làm giảm
chất lượng kết cấu mặt đường.
1.2.Địa mạo
- Đây là vùng núi nên độ bằng phẳng sẽ rất thấp. Vào thời điểm này đã thi công xong
nền đường nên vấn đề địa mạo không ảnh hưởng nhiều đến công tác thi công mặt đường.
Đoạn tuyến chỉ có nhiều cây bụi nhỏ nhưng khi thi công nền đường đã dọn dẹp hết nên

vẫn có chỗ tập kết máy móc, nguyên vật liệu cũng như giải quyết nơi ở của công nhân
được nhanh hơn.
1.3. Địa chất
- Qua khảo sát, điều tra tình hình địa chất cho thấy tuyến đi qua vùng có địa chất ổn
định, khá đồng nhất. Lớp đất dưới nền đường là lớp á sét lẫn sỏi sạn dày khoảng 10m,
phía dưới lớp này là đá gốc nên thuận lợi cho thi công nền mặt đường, đặc biệt là xe máy
qua lại không gây mất ổn định nền đất bên dưới. Vì vậy ta có thể điều động máy móc di
chuyển phía trên nền đường để vận chuyển vật liệu cũng như thi công mặt đường.
1.4. Điều kiện địa chất thuỷ văn
- Mực nước ngầm khu vục này khá cao nên ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình mặt
đường, do đó ta cần phải có biện pháp xư lý hợp lý, đảm bảo mặt đường không bị phá
hỏng.
- Do đó ta bố trí lớp cát gia cố xi măng để chống hơi ẩm đồng thời cải thiện chế độ
thuỷ nhiệt của mặt đường.
- Trong khu vực tuyến đi qua ít có các đường tụ thủy khi có trời mưa nên không ảnh
hưởng nhiều đến nền, mặt đường.
1.5. Điều kiện khí hậu thời tiết
- Là khu vực thuộc miền trung nên khí hậu của khu vực mà tuyến đi qua chia làm 2
màu rõ rệt: mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 12, vào thời gian này
thường xuyên có mưa to, đôi lúc có gió to và bão lớn, lụt lội. Nói chung mùa này thời tiết
biến đổi thất thường. Lượng mưa phân bố thất thường và kéo dài, nhiệt độ trung bình từ
20-30ºC. Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 9. Mùa khô kéo dài đến 8, ban ngày
thường có nắng to, thỉnh thoảng buổi chiều có mưa nhỏ rải rác nhưng không kéo dài,
nhiệt độ trung bình từ 27-37ºC.

Trang 2


Thuyết minh đồ án môn học




Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

- Với những điều kiện trên thi ta phải chọn thi công mặt đường vào mùa khô, tức là
khoảng tháng 2 đến tháng 8, vì vào mùa này có nắng to, hầu như không mưa, thuận lợi
cho việc thi công cũng như cung cấp vật tư máy móc. Do đó ta chọn thời gian thi công từ
01/06/2007 đến 05/08/2007 ( thời gian thi công 65 ngày ).
1.6.Điều kiện thuỷ văn
- Khu vực đoạn tuyến đi qua gần nguồn nước sông đảm bảo đủ tiêu chuẩn để dùng thi
công và sinh hoạt của công nhân. Lượng mưa trong khu vực này rất ít không ảnh hưởng
nhiều đến việc thi công kết cấu mặt đường.
I.2.Điều kiện xã hội khu vục tuyến đi qua
2.1.Điều kiện dân cư và tình hình phân bố dân cư
- Vì đây là vùng núi nên dân cư phân bố thưa thớt và cũng không đồng đều, người dân
ở đây có cuộc sống tương đối ổn định và cũng có trình độ văn hóa khá cao. Do đó việc bố
trí chổ ăn ở và sinh hoạt cho công nhân cũng không phải là vấn đề lớn và người dân ở
đây cũng rất hiếu khách.
2.2.Tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong khu vực
- Dân cư nơi đây phân bố không tập trung và cũng không đồng đều nên ở đây chưa có
nhiều điều kiện để phát triển cũng như giao lưu kinh tế với các vùng lân cận. Tuy hiện tại
nền kinh tế chỉ ở mức trung bình nhưng có triển vọng phát triển trong tương lai nếu ở đây
có sự đầu tư phát triển kinh tế và có mạng lưới giao thông hay thông tin liên lạc hiện đại
hơn. Để đạt được mục tiêu trên thì cần phải xây dựng thêm các công trình công cộng
phục vụ đời sống nhân dân địa phương, vì vậy việc xây dựng một tuyến đường đi qua là
rất cần thiết cho hiện tại và tương lai.
- Ngành nghề chủ yếu của dân cư là nông nghiệp, chăn nuôi, buôn bán. Thu nhập của
người dân nơi đây chỉ ở mức trung bình nên việc thuê công nhân tại chỗ rất dễ dàng.
- Đời sống kinh tế của người dân trong nhưng năm gần đây dần được cải thiện và phát
triển, kéo theo trình độ văn hóa ngày càng được nâng dần lên, việc học hành của các em

nhỏ được đảm bảo.
- Về mặt chính trị-xã hội: tình hình an ninh chính trị khu vực này luôn bảo đảm, chính
quyền địa phương luôn tạo mọi điều kiện cho đơn vị thi công.
2.3.Các định hướng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong tương lai
- Hiện nay nhà nước ta đang rất chú trọng đến công tác hiện đại hoá nông thôn, nâng
cao đời sông nhân dân vùng sâu, vùng xa và đã xác định đây là chiến lược lâu dài của của
quốc gia, mà vùng tuyến đi qua là một vùng nông thôn nên cũng cần phải đầu tư xây
dựng các công trình cơ bản, nhất là xây dựng đường để phục vụ công tác đi lại và vận
chuyển.
I.3.Các điều kiện liên quan khác
3.1.Điều kiện khai thác, cung cấp các loại vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, cấu
kiện đúc sẵn và đường vận chuyển đến tuyến
Trang 3


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

- Đá dăm được lấy từ mỏ cách tuyến khoảng 10 km, đá dăm đã được kiểm tra chất
lượng và phải đạt các yêu cầu về chỉ tiêu cơ lý cũng như thành phần hạt, được cung cấp
kịp thời đúng theo tiến độ thi công.
- Vôi được vận chuyển từ nhà máy cách tuyến thi công 10 km. Có thể trộn hỗn hợp đất
gia cố vôi ngay tại đường hoặc trộn tập trung tại trạm trộn, nếu trộn tại trạm trộn thì phải
vận chuyển ra hiện trường và thi công ngay. Chất lượng đất gia cố vôi luôn đảm bảo yêu
cầu theo đúng quy trình, được cung cấp theo đúng yêu cầu thi công.
- Về nhũ tương nhựa thường dùng loại có khả năng phân tách nhanh với hàm lượng
nhựa (60÷ 69)% thì đã có cơ sở cung cấp tại trạm chứa nhựa phục vụ thi công cách tuyến

khoảng 10 km và được vận chuyển bằng xe tưới nhựa đảm bảơ đúng nhiệt độ trong thiết
kế.
- Các cấu kiện đúc sẵn và bán thành phẩm được sản xuất với chất lượng đảm bảo yêu
cầu và đúng như thiết kế.
- Đối với việc vận chuyển vật liệu, vật tư, các cấu kiện đúc sẵn, bán thành phẩm, di
chuyển máy móc có thể thực hiện dễ dàng do đã thi công xong nền đường, máy móc có
thể di chuyển trên nền đường đã thi công xong này.
3.2.Điều kiện cung cấp các loại nhiên liệu, thiết bị, nhu yếu phẩm phục vụ sinh
hoạt.
- Nhiên liệu, xăng dầu cho máy móc thi công hoạt động đảm bảo liên tục và kịp thời.
Công nhân sửa chữa máy móc, thiết bị phụ luôn cung ứng kịp thời khi có sự cố máy móc
và công việc kiểm tra sự cố máy móc chỉ vào lúc khi máy nghỉ và vào buổi sớm trước khi
máy bắt đầu làm việc nên ít ảnh hưởng đến thời gian làm việc của máy.
3.3.Điều kiện đảm bảo y tế, giáo dục, thông tin liên lạc.
- Gần khu vục này có một bưu điện nên công nhân có thể liên lạc với các nơi khác và
có thể đặt mua sách báo để đọc. Ngoài ra nơi này cách trung tâm thành phố không xa lắm
lại ở đồng bằng nên điện thoại di động có thể gọi được.
- Cách nơi nghỉ của công nhân khoảng 10 km có một trạm xá nên có thể đảm bảo chăm
sóc y tế cho công nhân, nếu gặp trường hợp có sự cố nặng thì có thể chuyển tới bệnh viện
thành phố cách khoảng 10 km.
II.NÊU ĐẶC ĐIỂM, CHỌN PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
II.1.Các số liệu ban đầu
-

Các lớp mặt đường:
+ Lớp 1: Láng nhựa 3 lớp dùng nhũ tương nhựa, dày 3 cm
+ Lớp 2: Cấp phối đá dăm loại 2 Dmax19, dày 17 cm
+ Lớp 3: Đất gia cố vôi 8 %, dày 32 cm

-


Cấp thiết kế: cấp 5

-

Tốc độ thiết kế: 30 km/h

-

Địa hình: núi
Trang 4


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

-

Loại nền đường: đào khuôn

-

B mặt đường: 3,5 m

-

Loại lề đường: gia cố hết 1,5 m (bảng 7/9 – TCVN 4054-2005)


-

B lề gia cố: 1,5 m ( bảng 7/9 – TCVN 4054-2005 )

-

Thời hạn thi công: 65 ngày

-

Cự ly vận chuyển trung bình: 10 km

II.2.Đăc điểm kết cấu mặt đường đoạn tuyến
- Với kết cấu mặt đường như trên thì đây là mặt đường cấp thấp B1, loại mặt đường
nửa cứng, kết cấu kín, độ rổng nhỏ, toàn khối. Phù hợp với những nơi có cường độ vận
chuyển lớn, láng nhựa 3 lớp làm mặt đường kín hơn và làm giảm biến dạng mặt đường.
2.1.Đặc điểm lớp nhũ tương nhựa đường:
- Phun tươi một lớp nhựa trên bề mặt rồi rải một lớp vật liệu đá rồi lu lèn thành một lớp
mỏng thì gọi là mặt đường láng nhựa một lớp. Lặp lại quá trình trên hai, ba lần thì được
mặt đường láng nhựa hai, ba lớp.
2.1.1.Khái niệm:
- Các lớp láng nhựa làm việc theo nguyên lý chêm chèn. Để đảm bảo tác dụng chêm
chèn, cốt liệu ở cùng một lớp phải đồng đều, để cốt liệu không bị rời rạc, nhựa bitum sử
dụng phải có một độ sệt nhất định. Sau khi thi công xong lớp láng nhựa, thông qua việc
chạy xe, đặc biệt là tác dụng của xe chạy vào mùa hè để cho cốt liệu đạt được vị trí ổn
định nhất và dính chặt với bitum, quá trình này gọi là giai đoạn hình thành mặt đường.
2.1.3.Thi công:
Việc thi công mặt đường láng nhựa nhũ tương thường bao gồm các giai đoạn sau:
2.1.3.1.Phun tưới nhũ tương:

Trước khi phun tưới nhũ tương cần khuấy đều để nhũ tương có chất lượng đồng
đều. Việc phun nhũ tương phải được tiến hành sao cho liều lượng nhũ tương tưới lên mặt
đường đúng với liều lượng quy định và khắp trên mặt đường.
Tùy theo loại nhũ tương sử dụng và dàn phun của máy, người điều khiển máy phun
phải xác định tương quan giữa tốc độ đi của máy và vòng quay của bơm nén khí để dàn
phun đủ lượng nhũ tương xuống mặt đường và giữ không đổi mối tương quan đó trong
suốt quá trình tưới nhựa.
Đảm bảo mối nối giữa 2 ca thi công thẳng và sạch, không có những chổ thừa hoặc
thiếu nhựa. Mỗi lúc bắt đầu một ca thi công mới nên rải 1 băng giấy lên mép thi công của
ca trước, băng giấy này sẽ hứng lượng nhũ tương đi xuống trước khi dàn phun đạt chế độ
phun ổn định. Sau đó bỏ băng giấy này đi và tiến hành rải bình thường.
Khi thi công mặt đường láng nhựa nhiều lớp cần phải rải so le với các mối nối
ngang và mối nối dọc của mỗi lớp.
2.1.3.2.Rải đá:
Trang 5


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

Đá phải được rải đúng liều lượng quy định và phải rải đều theo chiều dọc và chiều
ngang. Muốn rải đá đều theo quy định thì phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Chọn máy rải đá thích hợp và giữ nó luôn tốt
-

Điều chỉnh máy rải đá thích hợp với loại đá được dùng


-

Tuân thủ chặt chẽ các quy trình thi công

Phải rải đá ngay sau khi rải nhũ tương. Xe rải đá phải đi sau xe phun tưới nhũ
tương (20 ÷ 40) Giây. Khoảng thời gian này phải được tuân thủ nhất là khi dùng nhũ
tương phân tích nhanh hoặc rải nhũ tương lên mặt đường không bằng phẳng, nhũ
tương bị chảy xuống chổ trũng.
Toàn bộ diện tích rải nhũ tương phải được đá phủ kín. Cần đặc biệt chú ý rải đều
tại vị trí mối nối giáp mí. Phải quét những hạt đá không dính bám vào lớp nhựa rải 1
lần trước khi tưới nhũ tương 2 lần tại mối nối giáp mí.
2.1.3.3.Lu lèn:
Công tác lu lèn lớp mặt đường láng nhựa nhằm đảm bảo sắp xếp các hạt đá vào vị
trí làm cho lớp vật liệu mặt khít.
Tốt nhất dùng lu bánh lốp với tải trọng lu mỗi bánh (1.5÷ 2.5)T, lu từ (3÷5) lượt
với tốc độ lu các lượt đầu là 3 km/h rồi tăng dần trong các lượt sau đến 10 km/h, số lần lu
(5÷10) lượt/điểm.
Nếu không có lu bánh lốp thì mới châm chước dùng lu bánh cứng (6÷8)T
Khi khối lượng thi công lớn nên tổ chức thi công thí điểm để xác định số lần lu
chính xác.
Mặt đường khi thi công xong có thể cho thông xe ngay để lợi dụng xe ô tô tiếp
tục lèn chặt mặt đường. Trong những ngày đầu phải hạn chế tốc độ xe chạy và điều chỉnh
cho xe chạy đều trên khắp mặt đường. ( Tốc độ không quá 20 km/h trong (7÷15) ngày).
Với kết cấu láng nhựa 3 lớp việc lu lèn chỉ được tiến hành khi đã rải đủ cả 3 lớp,
do đó phải tiến hành các bước thi công đủ nhanh để có thể tiến hành lu lèn trước khi nhũ
tương bắt đầu phân tách.
2.1.3.4.Đối với đá bị rời rạc ngay sau khi thi công:
Đá rời rạc là các hạt đá không được dính chặt với màng nhựa bị lăn đi hoặc bị bắn
đi khi xe chạy qua trong những ngày mới thông xe. Vì vậy trong 15 ngày sau khi thông
xe phải thường xuyên tổ chức quét các hạt rời rạc này, nhất là hai vệt bánh xe chạy trên

mặt đường.
2.1.3.5.Thi công mặt đường láng nhựa 3 lớp:
Việc thi công mặt đường láng nhựa nhũ tương được tiến hành theo trình tự sau:
-

Làm sạch mặt đường

-

Tưới nhũ tương lớp thứ nhất. Lượng nhũ tương cần thiết như đã nói ở trên

-

Rải lớp đá thứ nhật. Lượng đá cần thiết đã có ở bảng trên. Lu (1÷2) lượt/điểm

-

Tưới nhũ tương lớp thứ 2
Trang 6


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

-

Rải lớp đá thứ 2


-

Tưới nhũ tương lớp thứ 3

-

Rải đá lớp thứ 3

-

Lu lèn bằng lu bánh lốp ( hoặc lu bánh cứng (6÷8)T), đi (3÷5) lượt/điểm

-

Thông xe, hạn chế tốc độ xe chạy 20 km/h và điều chỉnh cho xe chạy đều trên
mặt đường trong 15 ngày. Chú ý quét đá bắn văng qua 2 bên vào lại mặt
đường.

2.1.4.Các lưu ý trong quá trình thi công:
- Việc lựa chọn kiểu láng nhựa ( một lớp, hai lớp…) phải căn cứ vào chất lượng của
lớp móng và lượng giao thông.
- Các lớp láng nhựa phải được rải trên lớp móng cứng để sỏi sạn không lún vào lớp
móng đó. Khi láng nhựa trên đường có lượng giao thông lớn thì phải dùng các loại bitum
cải tiến có độ dính bám cao.
- Có thể áp dụng phương pháp láng nhựa bọt nhằm giảm bớt sự văn đá do sỏi sạn được
cố định nhanh chóng.
2.2.Đặc điểm lớp cấp phối đá dăm loại 2:
2.2.1.Nguyên lý sử dụng vật liệu : Theo nguyên lý “cấp phối”.
Cốt liệu bao gồm nhiều cỡ hạt liên tục to nhỏ khác nhau được phối hợp với nhau

theo tỷ lệ nhất định. Vì vậy sau khi san rãi và lu lèn chặt thì các hạt nhỏ lấp đầy lỗ rỗng
còn lại giữa các hạt lớn tạo thành kết cấu đặc chắc có khả năng chịu lực đứng và lực
ngang đều tốt nhờ lựcdính và góc ma sát trong của vật liệu.
2.2.2. Nguyên lý hình thành cường độ:
- Để đảm bảo cấp phối có cường độ cao, ổn định cường độ thì phải tạo ra được
một cấp phối có thành phần lực dính và góc ma sát trong đều lớn. Trong đó thành phần
lực dính có tính chất quyết định đến cường độ của cấp phối.
+Thành phần lực dính trong cấp phối có 2 loại:
Lực dính tương hổ: sinh ra do sự móc vướng vào nhau giữa các hạt có kích
thước lớn. Nó có thể được nâng cao nhờ biện pháp đầm nén chặt lớp vật liệu cấp phối
hoặc dùng các hạt có hình khối sắc cạnh. Thành phần lực dính tương hổ nâng cao cường
độ của cấp phối nhưng không tăng cường được khả năng chống lực ngang. Hệ quả: 2 cấp
phối có thành phần hạt như nhau cấp phối nào có độ chặt lớn hơn sẽ có cường độ cao
hơn. Hai cấp phối có độ chặt như nhau, cấp phối nào có thành phần hạt lớn hơn có cường
độ cao hơn.
+ Lực dính phân tử: phát sinh do sự tương tác giữa các hạt có kích cỡ hạt keo.
Thành phần lực dính này nâng cao cường độ cấp phối khi chịu lực thẳng đứng và nằm
ngang.
+ Thành phần lực ma sát phát sinh do sự ma sát tiếp xúc giữa các hạt cốt liệu.
Các hạt cốt liệu bề mặt sần sùi, nhám thì lực ma sát trong cấp phối càng lớn. Ngoài ra
thành phần lực ma sát được tăng cường khi độ chặt cấp phối tăng tức các hạt được ép sít
với nhau, tăng tiết diện tiếp xúc.
2.2.3. Ưu nhược điểm:
2.2.3.1.Ưu điểm:
+ Cường độ mặt đường tương đối cao E=2000-3000 daN/cm2
Trang 7


Thuyết minh đồ án môn học




Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

+ Kết cấu chặt kín.
+ Khả năng chịu lực thẳng đứng và lực ngang tốt.
+ Công lu lèn nhỏ.
+ Giá thành tương đối thấp.
+ Sử dụng được các vật liệu địa phương
+ Thi công đơn giản, công đầm nén nhỏ, Có thể cơ giới hoá hầu hết các khâu thi công
nên tốc độ thi công cao.
+ Tương đối ổn định nước.
2.2.3.2.Nhược điểm:
+ Công tác kiểm tra chất lượng vật liệu trong quá trình thi công yêu cầu phải có thiết
bị dụng cụ chuyên dùng.
+ Chịu lực ngang kém, khi khô hanh cường độ giảm nhiều
+ Hao mòn sinh bụi nhiều khi khô hanh
+ Hệ số bám giữa bánh xe và mặt đường nhỏ
+ Cường độ giảm nhiều khi bị ẩm ướt
2.3. Đặc điểm lớp đất gia cố vôi 8 %:
2.3.1.Nguyên lý sử dụng vật liệu: theo nguyên lý gia cố đất
Cốt liệu chính là đất tại chỗ hoặc đất chọn lựa ở nơi khác. Sau khi đã được làm nhỏ
đến độ nhỏ nhất định được trộn thêm một tỷ lệ chất liên kết nào đó hoặc một vài chất phụ
gia làm thay đổi cơ bản cấu trúc và tính chất cơ lý của đất theo chiều hướng có lợi. Vì
vậy sau quá trính thi công nhất định thì đất gia cố trở thành lớp vật liệu mặt đường có
cường độ cao và ổn định cường độ ngay cả khi chịu tác dụng bất lợi của nước.
2.3.2. Nguyên lý hình thành cường độ:
+ Do hiện tượng bão hòa nước xảy ra nhanh và mạnh trong khi trộn nước với vôi
sống mà các hidroxit canxi sẽ tạo thành các hạt gồm kích thước như các hạt keo. Hạt keo
hidroxit canxi sẽ nhanh chóng đông tụ thành gen hidro. Gen hidro này sẽ làm dính kết

các hạt lại với nhau.
+ Đồng thời với quá trình đông tụ và trao đổi lý hóa thì phản ứng hóa học giữa vôi và
các hạt mịn phân tán của đất có 1 ý nghĩa quan trọng, do kết quả của phản ứng hóa học sẽ
sinh ra các hidrosilicat và hidroaluminat canxi có khả năng kết dính rất tốt. Phản ứng hóa
học còn chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hóa rắn và cấu trúc hóa của đất gia cố
vôi.
2.3.3.Ưu nhược điểm:
2.3.3.1.Ưu điểm:
+ Cường độ rất cao, gấp vài lần đến vài chục lần so với kết cấu mặt đường mềm
thông thường.
+ Cường độ hầu như không thay đổi khi mặt đường bị ẩm ướt, rất ổn định nước.
+ Cường độ hầu như không giảm khi nhiệt độ thay đổi.
+ Giá thành tương đối thấp.
+ Khả năng chịu tải trọng động tốt hơn so mặt đường đá dăm gia cố xi măng.
2.3.3.2.Nhược điểm:
+ Mặt đường thường có độ cứng lớn, tính giòn cao. Vì vậy chịu tải trọng động của xe
cộ kém, xe chạy kém êm thuận.
+ Sau khi thi công xong thường yêu cầu thời gian bảo dưỡng nhất định cường độ mới
hình thành. Thời gian hình thành cường độ chậm.
+ Do sử dụng các loại chất liên kết rắn trong nước nên thường khống chế thời gian
thi công.
+ Thi công dễ gây ô nhiễm môi trường do sử dụng vôi bột.
Trang 8


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô


+ Tốn công trộn đất với vôi so với cát gia cố xi măng.
II.3.Chọn phương pháp tổ chức thi công
+ Khối lượng công tác thi công trên đoạn tuyến đồng đều. Hầu như không có sự
thay đổi về tính chất cũng như khối lượng công tác trên đoạn thi công.
+ Thiết bị máy móc xe máy phục vụ thi công được đáp ứng đầy đủ theo nhu cầu.
+ Cán bộ kỹ thuật và đội ngũ công nhân lành nghề, có nhiều kinh nghiệm thi công,
chuyên nghiệp hoá trong từng công đoạn thi công.
Từ các điều kiện trên ta chọn phương pháp thi công mặt đường cho đoạn tuyến là
phương pháp thi công dây chuyền.
3.1.Khái niệm: Tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền là việc toàn bộ công
tác xây dựng được phân chia thành các công việc riêng lẻ khác hẳn nhau, xác định theo
một trình tự công nghệ hợp lý, được giao cho các đơn vị chuyên môn chuyên nghiệp đảm
nhiệm nhưng có liên quan chặt chẽ với nhau, hoàn thành trên toàn bộ chiều dài tuyến.
3.2.Ưu điểm của việc tổ chức thi công theo phương pháp dây chuyền:
- Các đoạn đường hoàn thành đều đặn, kề nhau tạo thành dải liên tục, có thể phục vụ
thi công các đoạn kế tiếp, với các tuyến dài có thể đưa đoạn tuyến đã hoàn thành vào khai
thác, đẩy nhanh quá trình hoàn vôn của đường.
- Máy móc tập trung ở các đơn vị chuyên nghiệp nên giảm được hư hỏng, chất lượng
khai thác tốt, đơn giản cho khâu quản lý, nâng cao năng suất, giảm giá thành xây dựng.
-

Do chuyên môn hoá cao nên:

+ Tổ chức rất thuận lợi
+ Nâng cao được trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ cho công nhân và cán bộ kỹ thuật
+ Tăng được năng suất lao động
+ Rút ngắn được thời gian xây dựng
+ Nâng cao chất lượng công trình
-


Việc áp dụng phương pháp này có thể giảm giá thành từ 7-10%

-

Thực hiện tốt phương châm “ nhanh, nhiều, tốt, rẻ “.

III.XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ CỦA DÂY CHUYỀN VÀ HƯỚNG THI CÔNG
III.1.Xác định tốc độ của dây chuyền
- Tốc độ dây chuyền là chiều dài đoạn đường hoàn thành trong một đơn vị thời gian.
Tốc độ dây chuyền là thông số cơ bản của dây chuyền, nó biều thị mức độ trang bị, trình
độ sử dụng mọi lực lượng thi công thuộc dây chuyền, thể hiện năng suất công tác của đơn
vị chuyên nghiệp. Tốc độ dây chuyền xác định trên 2 cơ sở:
a)VDC ≥ Vmin ( tốc độ dây chuyền tối thiểu )
Tốc độ dây chuyền tối thiểu là chiều dài đoạn thi công ngắn nhất trong một ca để hoàn
thành công trình trong thời gian quy định, được xác định bằng công thức:
Vmin =

L
L
=
Tth Thd - (T1 + Tkt )

( m/ca )

Trong đó:
Trang 9


Thuyết minh đồ án môn học




Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

L=4000m: chiều dài đoạn thi công
Tth: thời gian hoạt động thực của dây chuyền, là thời gian thi công tính theo lịch.
Thd: thời gian hoạt động của dây chuyền, là tổng thời gian làm việc trên tuyến,
Thd=65 ngày
T1:thời gian dây chuyền phải ngừng hoạt động
T1=Max (Tng = 8 ngày- thời gian dây chuyền phải ngừng hoạt động do nghỉ lễ; Tx=4
ngày-thời gian dây chuyền phải ngừng hoạt động do thời tiết xấu). Vậy T1=8 ngày.
Tkt:thời gian khai triển của dây chuyền (là thời gian cần thiết để đưa toàn bộ lực
lượng sản xuất vào hoạt động theo đúng trình tự công nghệ thi công đã xác định) và thời
gian bảo dưỡng các lớp mặt đường, Tkt=5+14=19 ca.
Vậy: Vmin=

4000
=105.3 ( m/ca )
65 − (8 + 19)

Chọn V=120 m/ca.
b) Đảm bảo lực lượng thi công thuộc dây chuyền phát huy được năng suất, hiệu quả.
III.2.Xác định hướng thi công
Do kho tàng láng trại được tập trung ở đầu tuyến nên ta chọn hướng thi công từ đầu tuyến
đến cuối tuyến.
IV.XÁC ĐỊNH QUY TRÌNH THI CÔNG-NGHIỆM THU CÁC LỚP MẶT
ĐƯỜNG:
IV.1.Quy trình 22TCN 250-98 :quy trình thi công và nghiệm thu láng nhựa lớp nhũ
tương nhựa đường:

1.1.Những yêu cầu đối với vật liệu:
1.1.1. Đá dùng cho mặt đường láng nhựa:
Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm dùng cho mặt đường láng nhựa
Kích cỡ hạt: Kích cỡ hạt dùng cho mặt đường láng nhựa
Bảng 1
Chỉ tiêu
Độ hao mòn trong thùng quay
Không lớn hơn
Với đá mắc ma
Với đá trầm tích, biến chất

Trị số

35
40
Bảng 2

Cỡ hạt (d/D)
10/14
6/10
4/6
2/4

Kích cỡ đá (mm)
d
D
10
14
6
10

4
6
2
4
Trang 10


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

+ Hòn đá phải có dạng hình khối đồng đều và phải đạt các yêu cầu sau:
- Lượng hạt có kích cỡ lớn hơn D cũng như lượng hạt có cỡ nhỏ hơn d không được
quá 10% theo khối lượng
- Lượng hạt to quá cỡ D+30 mm không được quá 3% theo khối lượng
- Lượng hạt nhỏ hơn 0.63d không được quá 3% theo khối lượng
- Lượng hạt thoi dẹt (các hạt có chiều dài + chiều rộng ≥ 6 chiều dày hay kích thước
cạnh lớn nhất ≥ 4 cạnh nhỏ nhất) không được quá 5% theo khối lượng
+ Đá phải sạch không được lẫn cỏ rác, lá cây. Lượng bụi sét (Xác định bằng phương
pháp rửa) không được quá 1% theo khối lượng. Lượng hạt sét dưới dạng vón hòn không
được quá 0.25% khối lượng.
1.1.2.Yêu cầu đối với nhũ tương nhựa
Nhũ tương dùng cho mặt đường láng nhựa là nhũ tương axit phân tích nhanh có hàm
lượng 69%, được sản xuất theo công nghệ tiên tiến và phải thỏa mãn các chỉ tiêu sau:
• Hàm lượng nước : (30÷32)%
• Độ nhớt quy ước Engler 25º : • Độ nhớt quy ước chuẩn ở 25º: 9 S
• Độ đòng nhất: Hạt lớn hơn 0,63 mm : <0,1 %
Hạt giữa 0,63 mm và 0,16 mm : < 0,25 %

• Độ ổn định (Bằng cách để lắng): <5%
-

Nhũ tương tồn trữ ngắn hạn (15 ngày)
Thí nghiệm bước 1 : ≥ 90 %
Thí nghiệm bước 2 : ≥ 75 %

- Nhũ tương tồn trữ lâu (Tới 3 tháng) : ≥ 75 %
• Độ dính bám : ≥ 75%
• Chỉ số phân tách: < 100
• Diện tích hạt: Dương
- Đối với các lớp láng nhựa nếu dùng nhựa quá sệt thì không có lợi cho việc hình thành
lớp mặt. Nếu dùng nhựa quá lỏng thì lực dính bám của nhựa kém lại dễ tập trung nhựa ở
lớp đáy, vì vậy tốt nhất là dùng nhựa có độ sệt trung bình.
- Trong điều kiện nhiệt độ ở nước ta nên dùng nhựa bitum đặc có độ kim lún 60/70
hoặc 70/100.

Trang 11


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

Định mức vật liệu cho mặt đường láng nhựa 3 lớp: bao gồm đá và nhũ tương
Cỡ đá (mm)

Lượng đá yêu cầu

(l/m2)
60

Lớp 1: trên cùng
-4/6
1.5
Lớp 2: ở giữa
-6/10
1.5
Lớp 3 : dưới cùng
- 10/14
1.83
1.2.Công tác nghiệm thu, kiểm tra:

65

69

1.38

1.3

10

1.38

1.3

8


1.69

1.59

14

1.2.1. Kiểm tra chất lượng đá:
+ Các chỉ tiêu cơ lý của đá dăm cứ 2000 tấn ta phải kiểm tra mẩu 1 lần
+ Về kích cỡ đá: trong quá trình thi công mỗi ngày phải kiểm tra 1 lần để kịp thời
chấn chỉnh cho phù hợp với yêu cầu.
1.2.2. Kiểm tra chất lượng nhũ tương:
+ Hàm lượng nhũ tương phải được kiểm tra tai hiện trường sau mỗi lần nhập. Sai số
cho phép 1% so với nước quy định.
+ Phải kiểm tra độ ổn định, chỉ số phân tách của nhũ tương tại cơ sở chế tạo trước khi
nhập nhũ tương. Mỗi khi thay đổi loại đá sử dụng phải kiểm tra lại độ dính bám.
+ Các yêu cầu khác của nhũ tương phải được kiểm tra tại cơ sở chế tạo và phải đảm
bảo quy định ở bảng 3 và phải có giấy xác nhận chất lượng của cơ sở chế tạo.
1.2.3. Kiểm tra máy móc, thiết bị thi công:
Trước khi thi công phải kiêm tra vận hành của máy móc, thiết bị thi công, đặc biệt là
khả năng phun tưới nhũ tương và rải đá có đều đúng quy định hay không.
+ Đối với thiết bị phun tưới nhũ tương phải kiểm tra lại các bộ phận có ảnh hưởng tới
việc khống chế lượng nhũ tương như: dàn phun, vòi phun (có đồng nhất và bố trí thẳng
hàng không), đồng hồ chỉ tốc độ, đồng hồ đếm vòng của máy bơm, đồng hồ đo dung
lượng và nhiệt kế đo nhiệt độ của nhũ tương chứa trong xi téc.
Sau khi kiểm tra bằng mắt các thiết bị cần thao tác thử: đóng mở vòi phun, điều
chỉnh nâng hạ dàn phun và tiến hành phun tưới thử.
Kiểm tra độ đồng đều là liều lượng nhũ tương đã phun tưới xuống mặt đường theo
phương pháp sau: đặt các hộp có đáy 25x40 cm trên mặt đường để hứng nhũ tương khi
dàn phun đi qua, cân hộp để xác định lượng nhũ tương hứng được, đó chính là lượng nhũ
tương trên 0.1 m 2 . Chênh lệch giữa lượng nhũ tương phun rải thực tế và lượng nhũ

tương quy định nhỏ hơn 100g/m 2 là được.
+ Đối với xe và thiết bị rải đá phải kiểm tra đổ bằng phẳng và độ nhẵn của đáy thùng
ben, sự hoạt động của cửa xả và khe xả đáy thùng ben, sự hoạt động của thùng quay phân
phối ngang và yếm chắn của thiết bị rải đá.
Trang 12


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

Kiểm tra liều lượng và độ đồng đều của việc rải đá bằng cách đặt các khay có đáy
rộng 25x40 cm trên mặt đường để hứng đá khi máy rải đã đi qua.
Số lượng đá rải thực tế được phép chênh lệch so với số lượng đá quy định không quá
1lít/m 2 .
+ Đối với lu phải kiểm tra tình trạng của lớp áp lực hơi trong lốp, tải trọng của mỗi
bánh xe.
1.2.4. Kiểm tra quá trình thi công:
+ Phải kiểm tra thường xuyên các khâu công tác từ gian đoạn chuẩn bị, giai đoạn thi
công đến giai đoạn hình thành cường độ lớp láng nhựa.
Phải chú trọng kiểm tra việc tuân thủ các quy định kỹ thuật cũng như việc đảm bảo an
toàn lao động.
Cần thường xuyên kiểm tra bằng mắt các khâu: quét sạch và chuẩn bị bề mặt dưới lớp
láng nhựa, số lần lu lèn, quan sát việc phun tưới nhựa, rải đá ớ các chổ nối tiếp, kiểm tra
việc bố trí biển báo, điều chỉnh giao thông.
+ Các trường hợp sau phải ngừng thi công:
Xe máy, thiết bị thi công bị trục trặc như tắc vòi phun, áp lực phun không đủ, chết
máy.

Trời mưa.
1.2.5. Nghiệm thu:
+ Chỉ sau khi lớp láng nhựa đã hình thành ( sau khi thi công xong khoảng 15 ngày)
mới tiến hành nghiệm thu các tiêu chuẩn sau:
- Chiều rộng mặt đường: Kiểm tra 10 mặt cắt ngang trên 1 km, sai số cho phép ± 10
cm - Độ dốc ngang mặt đường và lề đường: Kiểm tra 10 mặt cắt ngang trên 1 km, sai số
cho phép ± 5%
- Độ bằng phẳng: Kiểm tra 5 vị trí trên 1 km bằng thước dài 30 m, mỗi vị trí đặt
thước ở giữa và 2 bên phần mép lề không có khe hở quá 5 mm, với đường cấp IV trở
xuống cho phép hở đến 7 mm.
IV.2.Quy trình 22TCN 334-06 :quy trình thi công và nghiệm thu lớp cấp phối đá
dăm
2.1.Những yêu cầu đối với vật liệu:
Cấp phối đá dăm loại 2 là cấp phối cốt liệu khoáng được nghiền từ đá nguyên khai hoặc
cuội sỏi, trong đó cỡ hạt nhỏ hơn 2,36 mm có thể là khoáng vật tự nhiên không nghiền
nhưng khối lượng không vượt quá 50 % khối lượng cấp phối đá dăm. Khi cấp phối đá
dăm được nghiền từ sỏi cuội thì các hạt trên sàng 9,5 mm ít nhất 75 % số hạt có từ 2 mặt
vỡ trở lên.

Trang 13


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

Việc lựa chọn loại cấp phối đá dăm (theo cỡ hạt danh định lớn nhất Dmax) phải
căn cứ vào chiều dày thiết kế của lớp móng và phải được ghi rõ trong hồ sơ thiết kế kết

cấu áo đừng và chỉ dẫn kỹ thuật của công trình.
+ Cấp phối đá dăm loại Dmax = 37,5 thích hợp dùng cho lớp móng dưới
+ Cấp phối đá dăm loại Dmax = 25 thích hợp dùng cho lớp móng trên
+ Cấp phối đá dăm loại Dmax = 19 thích hợp dùng cho việc bù vênh và tăng cường
trên các kết cấu mặt đường cũ trong nâng cấp, cải tạo.

Trang 14


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

2.2.Công tác nghiệm thu, kiểm tra:
+ Quy định về lấy mẫu vật liệu cấp phối đá dăm phục vụ công tác kiểm tra nghiệm
thu chất lượng vật liệu và lớp móng cấp phối đá dăm.
- Mật độ lấy mẫu và thí nghiệm được quy định trong quy trình này là tối thiểu
- Để phục vụ công tác kiểm tra nghiệm thu, khối lượng tối thiểu lấy mẫu thí nghiệm
tại hiện trường để thí nghiệm được quy định ở bảng sau:

- Mẫu thí nghiệm được lấy phải đại diện cho lô sản phẩm hoặc đoạn được thí nghiệm,
kiểm tra. Tùy thuộc vào mục đích kiểm tra và điều kiện cụ thể, việc lấy mẫu có thể được
thực hiện theo các phương thức khác nhau và tuân thủ các yêu cầu cơ bản sau:
Khi lấy mẫu tại cửa xả, phải đảm bảo lấy toàn bộ vật liệu xả ra, không được để rơi
vãi.
Khi lấy mẫu trên băng tải, phải lấy hết vật liệu trên toàn bộ mặt cắt ngang của băng
tải, đặc biệt chú ý lấy hết các hạt mịn.
Không lấy mẫu vật liệu tại cửa xả hoặc trên băng tải của dây chuyền sản xuất khi dây

chuyền mới bắt đầu ca sản xuất, chưa ổn định.
Khi lấy vật liệu trên lớp móng đã rải, phải đào thành hố móng thẳng đứng và lấy hết
toàn bộ vật liệu theo chiều dày kết cấu.
+ Kiểm tra nghiệm thu chất lượng vật liệu:
Công tác kiểm tra nghiệm thu chất lượng cấp phối đá dăm phải được tiến hành theo
các giai đoạn sau:
- Giai đoạn kiểm tra phục vụ cho công tác chấp thuận nguồn cung cấp vật liệu cấp
phối đá dăm cho công trình.
Mẫu kiểm tra được lấy tại nguồn cung cấp, cứ 3000 m 3 vật liệu cung cấp cho công
trình hoặc khi liên quan đến một trong các trường hợp sau, tiến hành lấy một mẩu:
• Nguồn vật liệu lần đầu cung cấp cho công trình.
• Có sự thay đổi nguồn cung cấp
• Có sự thay đổi địa tầng khai thác của đá nguyên khai
• Có sự thay đổi dây chuyền nghiền sàng hoặc hàm nghiền hoặc cỡ sàng
• Có sự bất thường về chất lượng vật liệu
Vật liệu phải thỏa mãn tất cả các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu được quy định tại bảng 1 và 2.
- Giai đoạn kiểm tra phục vụ công tác nghiệm thu chất lượng chất lượng cấp phối đá
dăm đã được tập kết tại chân công trình để đưa vào sử dụng.
Mẫu kiểm tra được lấy tại chân công trình, cứ 1000 m 3 vật liệu lấy một mẫu cho mỗi
nguồn cung cấp hoặc khi có sự bất thường về chất lượng vật liệu.
Vật liệu phải thỏa mãn tất cả các chỉ tiêu cơ lý yêu cầu được quy định tại bảng 1 và 2
đồng thời thí nghiệm đầm nén trong phòng.
- Kiểm tra trong quá trình thi công:
Trong suốt quá trình thi công đơn vị thi công phải thường xuyên tiến hành thí
nghiệm, kiểm tra các nội dung sau:
Trang 15


Thuyết minh đồ án môn học




Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

• Độ ẩm, sự phân tầng của cấp phối đá dăm (quan sát bằng mắt, kiểm tra thành phần
hạt). Cứ 200 m3 vật liệu cấp phối đá dăm hoặc một ca thi công phải tiến hành lấy
một mẫu thí nghiệm thành phần hạt, độ ẩm.
• Độ chặt lu lèn:
 Việc thực hiện thí nghiệm theo “Quy trình kỹ thuật xác định dung trọng của
đất bằng phương pháp rót cát” 22 TCN 13-79 hoặc tiêu chuẩn AASHTO
T191 và được tiến hành tại mỗi lớp móng cấp phối đá dăm đã thi công
xong.
 Đến giai đoạn cuối cùng của quá trình lu lèn, phải thường xuyên thí nghiệm
kiểm tra độ chặt lu lèn để làm cơ sỡ kết thúc quá trình lu lèn. Cứ 800 m 2
phải tiến hành thí nghiệm độ chặt lu lèn tại một vị trí ngẫu nhiên.
• Các yếu tố hình học, độ bằng phẳng:
 Cao độ, độ dốc ngang của bề mặt lớp móng được xác định dựa vào số liệu
đo cao độ tại tim và tại mép của mặt móng.
 Chiều dày của lớp móng được xác định dựa trên số liệu đo đạc trước và sau
khi thi công lớp móng tại các điểm tương ứng trên cùng một mặt cắt (Khi
cần thiết tiến hành đào hố để kiểm tra)
 Bề rộng lớp móng được xác định bằng thước thép
 Độ bằng phẳng được đo bằng thước 3 m theo “Quy trình kỹ thuật đo độ
bằng phẳng mặt đường bằng thước dài 3m” 22 TCN 16-79. Khe hở lớn nhất
dưới thước được quy định tại bảng 4
 Mật độ kiểm tra và các yêu cầu cụ thể được quy định tại bảng 4
 Các số liệu thí nghiệm trên là cơ sỡ tiến hành nghiệm thu công trình
+

Kiểm tra nghiệm thu chất lượng thi công

- Đối với độ chặt lu lèn: cứ 7000 m 2 hoặc 1 km (Với đường 2 làn xe) thí
nghiệm kiểm tra tại 2 vị trí ngẫu nhiên (Trường hợp rải bằng máy san, kiểm
tra tại 3 vị trí ngẫu nhiên).
- Đối với các yếu tố hình học, độ bằng phẳng: mật độ kiểm tra bằng 20 % khối
lượng quy định.
IV.3.Quy trình 22TCN 229-95 :quy trình thi công và nghiệm thu lớp đất gia cố vôi
3.1.Yêu cầu kỹ thuật về vật liệu:
3.3.1.Đất:

Trang 16


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

Đất dùng để gia cố vôi sử dụng trong xây dựng áo đường ô tô gồm các loại đất sét, á
sét và á cát. Các loại đất này được lẫn sỏi sạn, nhưng thành phần sỏi sạn phải thỏa mãn
các yêu cầu sau:
- Cỡ lớn hơn 70 mm: 0 % (theo khối lượng)
- Cỡ 50 ÷ 70 mm ≤ 10 % (theo khối lượng)
- Cỡ 2 ÷ 50 mm ≤ 50 % (theo khối lượng)
3.3.2. Ngoài ra các loại đất còn phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Hàm lượng hữu cơ: Không quá 6% (TCVN 4054-85)
- Độ PH không nhỏ hơn 4 (TCVN 4402-87)
- Hàm lượng muối các loại: Không quá 4 % (TCVN 4352-86)
3.3.3. Vôi:
Các loại vôi bột nghiền (CaO) hoặc vôi đã thủy hóa [Ca(OH)2] đều có thể dùng để gia

cố đất. Xét về kỹ thuật gia cố đất, vôi được phân loại chất lượng theo 2 chỉ tiêu cơ bản là
hàm lượng (CaO+MgO) và độ mịn. Sử dụng loại nào là tùy theo điều kiện kinh tế kỹ
thuật cụ thể và do thết kế quy định.
Loại vôi

Hàm lượng
CaO+MgO tự do

Độ mịn

Ghi chú

A.Vôi bột nghiền
Loại 1

>=90%

Qua sàng 2mm:100%
Qua sàng 0.1mm:>=80%

Loại 2

>=50%

Qua sàng 2mm:100%
Qua sàng 0.1mm:>=80%

Thí nghiệm hàm lượng
CaO tự do theoTCVN
2231-89


B.Vôi đã thủy hóa
Loại 1

>=90%

Qua sàng 2mm: 90%
Qua sàng 0.1mm:>=80%

Loại 2

>=50%

Qua sàng 2mm: 80%
Qua sàng 0.1mm:>=80%

Trong trường hợp tận dụng vôi có hàm lượng CaO+MgO tự do dưới 50 % thì phải
nghiên cứu thiết kế kỹ ở trong phòng thí nghiệm trước và phải được sự chấp thuận của bộ
giao thông vận tải.
3.3.4.Nước:
Yêu cầu chất lượng nước thể hiện ở bảng sau:
- Độ PH: không nhỏ hơn 4 (TCVN 2655-78)
- Hàm lượng muối các loại: Không quá 30 mg/l (TCVN 2659-78 và TCVN
2656-78)
- Hàm lượng hữu cơ: 0% (TCVN 2671-78)
- Không có váng dầu mỡ
- Các loại nước uống được thì không cần kiểm tra chất lượng.
3.2.Công tác kiểm tra và nghiệm thu:
3.2.1.Kiểm tra trước khi thi công gồm có các nội dung sau:


Trang 17


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

-

Kiểm tra mọi công tác chuẩn bị, trong đó chú trọng kiểm tra tình trạng xe
máy, kiểm tra việc định vị tim đường, phạm vi lòng đường và biện pháp thoát
nước mặt bằng thi công.
- Kiểm tra độ bằng phẳng: cao độ, độ dốc ngang của nền oặc lớp mòng dưới lớp
đất gia cố ẽ được thi công theo các yêu cầu ở mục dước đây.
3.2.2. Kiểm tra trong quá trình thi công:
- Kiểm tra đất dùng để gia cố vôi: phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra các chỉ
tiêu cơ lý của đất theo các quy định như sau:
• Cứ mỗi lần thay đổi loại đất phải tiến hành thí nghiệm kiểm tra tất cả các
chỉ tiêu nói trên.
• Nếu quan sát thấy nghi ngờ đất thuộc loại khác thí cần kiểm tra một số chỉ
tiêu đơn giản như chỉ số dẻo, tỷ lệ cỡ hạt lớn …
• Đất cùng loại, cùng lấy ở 1 mỏ thì cứ 1000 m 3 phải tiến hành kiểm tra lại
tất cả các chỉ tiêu nói trên.
• Nếu kết quả kiểm tra đất không đạt các yêu cầu thì không được phép sử
dụng. Còn nếu đạt các yêu cầu trên nhưng khác với chỉ tiêu của loại đất
trong đồ án thiết kế thì phải trao đổi với phía thiết kế hoặc phía tư vấn giám
sát để họ điều chỉnh tỷ lệ vôi, điều chỉnh chỉ tiêu kểm tra nếu thấy cần thiết
- Vôi phải được kiểm tra thông qua các chỉ tiêu hàm lượng vôi và độ mịn để

đảm bảo các yêu cầu và đảm bảo vôi sử dụng có chất lượng bằng hoặc tốt hơn
loại vôi thiết kế được dùng để thí nghiệm xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất
gia cố vôi và chọn tỷ lệ vôi:
• Cứ mỗi lần thay đổi nguồn cung cấp vôi đều phải tiến hành thí nghiệm
kiểm tra.
• Cùng một cơ sỡ sản xuất cung cấp vôi thì cứ 300 tấn vôi lại phải tiến hành
thí nghiệm kiểm tra.
- Việc kiểm tra lượng vôi trộn vào đất tạm thời cho phép được thực hiện bằng
cách đếm số lượng bao gói và cự ly bao gói xếp trên phạm vi đất sắp được
trôn với vôi. Nếu dùng vôi tôi, vôi ta thì đếm số lượng xô vôi được đổ trên
phạm vi sắp trộn. Đồng thời phải kiểm tra số lượng mỗi bao gói với xác suất 3
bao trên 100 bao. Khối lượng này không được ít hơn khối lượng quy định 1%
với điều kiện số lượng bao không được ít hơn so với dự tính.
- Việc kiểm tra lượng vôi trộn vào đất tạm thời cho phép được thực hiện dùng
cách quan sát bằng mắt nhưng phải quan sát cả trên mặt và cả bề dày lớp trộn.
Việc kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên trong quá trình trộn.
- Trước khi ra vôi, khi trộn và nước khi lu lèn phải kiểm tra độ ẩm của đất và
hỗn hợp vôi đất bằng phương pháp đốt cồn hoặc phao thử độ chặt, đồng thời
phải kiểm tra bề dày rải đất đã làm nhỏ và bề dày đã được trôn vôi trước khi lu
lèn. Cứ mỗi đoạn thi công phải kiểm tra ngay tại hiện trường ở 3 vị trí đối với
các nội dung đã nói trên tương ứng với từng trình tự thi công.
- Kết thúc lu phải tiến hành kiểm tra độ chặt (Trên cơ sỡ xác định dung trọng
khô của lớp đất gia cố). Cứ 1000 m 2 thí nghiệm 3 vị trí. Chú ý chỗ tiếp giáp
giữa các đợt các ca hoặc các đoạn thi công gia cố. Thử nghiệm theo phương
pháp rót cát hoặc phương pháp dao vòng. Độ chặt không được thấp hơn độ
chặt quy định.
- Phải kiểm tra chiều dày lớp đất gia cố, sau khi đầm nén chặt. Mỗi đoạn thi
công kiểm tra ít nhất 3 điểm. Xác định chiều dày bằng cách đào hoặc khoan
xăm kiểu xách quai. Sai số cho phép là ± 10 mm.
Trang 18





Thuyết minh đồ án môn học

Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

Sau khi lu kết thúc tiến hành đo độ bằng phẳng bằng thước 3 m đảm bảo đạt
loại tốt với khe hở không lớn 10 mm đo theo 2 phương ngang và dọc. Cứ 100
m 2 kiểm tra 1 điểm cụ thể do giám sát viên hoặc kỹ sư tư vấn quyết định,
đồng thời phải dùng máy cao đạc để đo cao độ xác định độ bằng phẳng chung
của cả đoạn làm lớp đất gia cố sai số cho phép về cao độ là ± 10 mm, về độ
dốc ngang là
± 0,5 %.
- Nếu có yêu cầu của tổ chức tư vần hoặc kỹ sư tư vấn đo cường độ móng đất
sau khi biến cứng (sau 28 ngày) thì cần đúc mẫu bằng hỗn hợp khi trộn xong
trong khuôn cối 1000cc và bảo dưỡng theo quy định của đồ án thiết kế, sau đó
thí nghiệm cường độ trong phòng.
3.2.3. Công tác kiểm định nghiệm thu:
- Ban quản lý dự án và tổ chức tư vấn ngoài việc kiểm tra và xác nhận chỉ tiêu
chất lượng từng ca thi công của đơn vi thi công còm phải kiểm tra cường độ
chịu nén sau 28 ngày (lấy mẫu nguyên dạng tại lớp kết cấu mang về phòng thí
nghiệm kiểm tra Rn). Số lượng điểm kiểm tra do kỹ sư tư vấn quyết định.
- Ban quản lý dự án cùng tổ chức tư vấn cần xem xét chứng chỉ chất lượng và
các văn kiện hồ sơ hoàn công để nghiệm thu lớp đất gia cố đã thi công đảm
bảo các yêu cầu quy định nói trên trước khi tiến hành tiếp tục thi công lớp kết
cấu bên trên.
V. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG CHÍNH, TRÌNH TỰ THI CÔNG CHI
TIẾT:

V.1. Trình tự thi công chính:
Theo TCVN 4054-2005 ta có độ dốc ngang mặt đường bằng độ dốc ngang lề gia cố ta
chọn i n = 3 %
1.1. Trình tự thi công đào khuôn đường:

1
1:

150

350/2

2%

2%

350/2

150

2%

2%

1:
1

-

1


2

1 : Låïp cáú
i 2 Dmax 19
i âaïdàmloaû
p phäú
t gia cäúväi 8 %
2 : Låïp âáú

1:1

cấu
đường:

thi công kết
150

350/2

2%

2%

350/2

150

2%


2%

1:
1

1.2. Trình tự

áo

3
2
1

t gia cäúväi 8 %, låïp 1
1 : Låïp âáú
t gia cäúväi 8 %, låïp 2
2 : Låïp âáú
i 2 Dmax 19
i âaïdàmloaû
p phäú
3 : Låïp cáú

Trang 19




Thuyết minh đồ án môn học

Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô


Hoàn thiện bề mặt nền đường.
- Định vị tim đường và mép phần gia cố:
- Đào khuôn đường lần 1.
- Đào khuôn đường lần 2.
- Lu lèn tăng cường.
- Thi công lớp đất gia cố vôi 8% lớp 1 dày 16 cm
- Thi công lớp đất gia cố vôi 8% lớp 2 dày 16 cm.
- Thi công lớp cấp phối đá dăm loại 2 Dmax19 dày 17cm.
- Thi công rãnh ngang thoát nước
- Thi công lớp láng nhựa 3 lớp dùng nhũ tương dày 3cm.
-

V.2.Xác định trình tự thi công chi tiết:
STT

TÊN CÔNG VIỆC
Công tác chuẩn bị

1

Cắm cọc định vị tim, mép, lề đường, kiểm tra cao độ

2

Nhân công đào đất lề gia cố đổ vào lòng đường.

3

Đào đất lòng đường đổ lên ô tô.


4

Vận chuyển đất đổ đi.

5

San sửa tạo mui luyện lòng đường

6

Đào rãnh ngang thoát nước.

7

Lu lèn chặt bằng lu bánh lốp.

8

Đầm mép lòng đường.

9

Lu lèn hoàn thiện bằng lu bánh cứng.
Thi công lớp đất gia cố vôi 8 % dày 32 cm
A/ lớp thứ 1 dày 16 cm:

10

Tưới ẩm tạo dính bám bề mặt nền đường


11

Vận chuyển đất gia cố
Trang 20




Thuyết minh đồ án môn học
12

Vận chuyển vôi đến công trường

13

San rải đất lần 1

14

Làm nhỏ đất gia cố lần1

15

Rải vôi lần 1

16

Trộn khô đất với vôi lần1


17

Tưới ẩm

18

Trộn ẩm đất với vôi

19

San sửa bề mặt, tạo mui luyện

20

Lu sơ bộ + bù phụ

21

Lu lèn chặt

22

Đầm mép lòng đường

23

Lấp rãnh ngang lần 1

Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô


B/ lớp thứ 2 dày 16 cm:
24

Tưới ẩm tạo dính bám giữa 2 lớp đất gia cố

25

Vận chuyển đất gia cố lần 2

26

Vận chuyển vôi lần 2 đến công trường

27

San rải đất lần 2

28

Làm nhỏ đất gia cố

29

Rải vôi lần 2

30

Trộn khô đất với vôi

31


Tưới ẩm

32

Trộn ẩm đất với vôi

33

San sửa bề mặt, tạo mui luyện

34

Lu sơ bộ + bù phụ

35

Lu lèn chặt

36

Lu hoàn thiện

37

Đầm mép lòng đường

38

Lấp rãnh ngang lần 2


39

Hoàn thiện và bảo dưỡng
Thi công lớp cấp phối đá dăm (CPĐD) dày 17 cm

40

Tưới ẩm tạo dính bám

41

Vận chuyển CPĐD đến công trường

42

San rải CPĐD và tạo mui luyện {tưới ẩm nếu có}

43

Lu sơ bộ + bù phụ

44

Lu lèn chặt
Trang 21


Thuyết minh đồ án môn học
45


Đầm mép lòng đường

46

Lấp rãnh ngang lần 3

47

Lu lèn hoàn thiện



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

Thi công lớp nhũ tương 3 lớp dày 3 cm
48

Làm sạch mặt đường

49

Tưới 1 lớp nhũ tương phân tích chậm

50

Vận chuyển đá 10/14

51


Tưới lớp nhũ tương thứ nhất

52

Rải lớp đá thứ nhất 10/14

53

Vận chuyển đá 6/10

54

Tưới lớp nhũ tương thứ hai

55

Rải lớp đá thứ hai 6/10

56

Vận chuyển đá 4/6

57

Tưới lớp nhũ tương thứ ba

58

Rải lớp đá thứ ba 4/6


59

Lu lèn sơ bộ

60

Lu lèn chặt

61

Lu lèn hoàn thiện

62
Bảo dưỡng và hoàn thiện
VI. XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT THI CÔNG, THIẾT KẾ SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC LOẠI MÁY THI CÔNG:
VI.1.Công tác chuẩn bị:
(1) Cắm lại cọc tim, mép lòng lề đường, định phạm vi thi công :
- Kiểm ra lại các mốc cao độ, các kích thước hình học theo hồ sơ hoàn công của thi công
nền đường. Nếu các mốc cao độ bị mất thì phải khôi phục lại, các kích thước hình học bị
sai lệch thì phải hiệu chỉnh kịp thời.
- Định phạm vi thi công và tiến hành đồng thời dời các cọc ra khỏi phạm vi thi công.
Phạm vi thi công của lòng đường là 3,5m; của lề đường là (2x1,5) m, phần gia cố hết cả
1,5 m. Cần chú ý dến việc mở rộng phần xe chạy ở các đường cong .
- Để thực hiện công tác này biên chế một tổ gồm 3 công nhân kỹ thuật, 1 trung cấp
chuyên nghành trắc đạc và 1 kỹ sư cùng với các thiết bị cần thiết như :máy kinh vĩ, máy
thuỷ bình, mia và thước dây.
(2; 3; 4) Đào khuôn áo đường:
Chiều sâu lòng đường sau khi lu lèn cần đạt h = 49 cm. Giả thiết đất nền là loại đất tốt
không cần phải thay thế (có Kn= 0.8). Để đảm bảo cao độ thì cần tính toán chiều cao

phòng lún trước. Giả thiết lớp đáy áo đường có độ chặt Kyc=0,98 với chiều dày H=30 cm.
độ sâu lún có thể tính toán theo công thức gần đúng như sau:
∆H =

Kyc − Kn
0.98 − 0.8
*H =
* 30 = 6 cm với chiều sâu phòng lún như vậy ta cần phải
Kn
0.8

đào khuôn đường sâu 49-6 = 43 cm. Với chiều sâu như vậy ta phần lề gia cố ta dùng
nhân công đào đất đổ vào lòng đường, phần lòng đường bằng máy đào gầu nghịch - máy
Trang 22




Thuyết minh đồ án môn học

Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

đào gàu nghịch EO-3322D có dung tích gàu 0,63m3 xúc đất lên xe Huyndai vận chuyển
đi đổ nơi khác cách công trường 3 km. Máy đào gàu nghịch EO-3322D có bán kính đào
lớn nhất 7,5m do đó với chiều rộng nền đường 3,5m máy chỉ cần đào thành một luống.
Với máy đào để tăng năng suất phương thức đào đổ ngang được ưu tiên lựa chọn, tuy
nhiên do ở đây bề rộng nền đường quá hẹp nên ta phải chấp nhận phương thức đào đổ
chính diện lúc này đường vận chuyển đất của ô tô là nền đường khi máy chưa đào đất.
Máy đào sẽ đứng ở phần nền đường chưa đào để đào đất, máy di chuyển lùi về phía sau.
(5) San sửa, tạo độ dốc mui luyện:

- Với phần lề gia cố công tác san sửa tạo độ dốc mui luyện được tiến hành bằng nhân
công vì ở đây có bề rộng nhỏ máy san không thể thi công được.
- Với phần lòng đường dùng máy san tự hành San GD22AC-1A san sửa và tạo độ dốc
mui luyện lòng đường rộng 3,5m với 8 hành trình san. Br=2,2m, góc đẩy α =50º, góc cắt
β=45º, góc nghiêng φ =1,72º; trong khoảng từ 200÷300 m máy phá lề để đẩy đất ra. Khi
san tiến hành san từ tim ra lề.
(6) Đào các rãnh ngang để thoát nước khi thi công :
Sử dụng nhân công để đào các rãnh ngang trên lề để thoát nước trong quá trình thi công,
cứ khoảng 20 m thì đào một rãnh đào so le cả hai bên lề.
(7,8,9) Lu lèn tăng cường nền đường: Do nền đường tự nhiên có độ chặt chưa đạt độ chặt
yêu cầu.để nền đường đạt độ chặt K98 cần tiến hành lu tăng cường nền đường.
- Dùng lu bánh hơi D627 lu lèn nền đường rộng 3,5m để tăng cường độ chặt nền đường,
lu 16 l/điểm, vận tốc 4 Km/h
- Sau đó dùng lu Lu KVR11 (tắt rung) lu 4 l/điểm, V=2Km/h để tăng cường độ chặt bề
mặt và tạo độ bằng phẳng cho nền đường.
Tiến hành lu từ ngoài vào trong, từ thấp đến cao.
- Bên cạnh đó, ta bố trí nhân công dùng đầm Điezen để đầm phần mép nền đường do
không thể dùng lu để lu được.
* Sơ đồ hoạt động của một số máy móc thi công công tác chuẩn bị:
Sơ đồ hoạt động của máy san San GD22AC-1A :
San GD22AC-1A có Br=2,2m, góc đẩy α =50º, góc cắt β=45º, góc nghiêng φ =1,72º
Lượt san
Góc đẩy

1
500

2
500


3
900

4
500

5
500

6
900

1,68
1

2

3
4
2,2

5
6

3,5
Trang 23





Thuyết minh đồ án môn học

Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

Sơ đồ hoạt động của máy san GD22AC-1A
n =2 læåüt/âiãøm
nht =4 haình trçnh
1,8

n =2 læåüt/âiãøm
nht =4 haình trçnh
1,62
1,62

0,06

0,3

3,5

3,5

Lu chặt nền đường -Lu D627

Lu hoàn thiện nền đường -Lu KVR11

VI.2 - Thi công lớp đất gia cố vôi:

2.1.Các số liệu tính toán phục vụ thi công :
- Hệ số bề dày rải đất Kr: Cần tính toán chính xác thông qua đoạn đầm nén thử nghiệm,

tính toán dựa theo công thức sau:
γ đv (100 − p )
Kr =
γ đr x100
Trong đó : + γ đv : khối lượng thể tích khô của hỗn hợp đất và vôi
+ γ đr : dung trọng của đất ở trạng thái rời rạc
+ p :thành phần % của vôi gia cố.
- Ở đây ta giả định Kr =1,55. Từ đó ta tính toán ra được các thông số khác.
2.2.Trình tự thi công :
a.Thi công lớp thứ nhất :
(10) Tưới ẩm lòng đường bằng xe DM-10 với lưu lượng (2÷3) (l/m 2)
(11)Vận chuyển: Dùng xe Huyndai có thể tích thùng Vt = 10 m3 vận chuyển đất để gia cố
vôi đến công trường và đổ thành từng đống với khoảng cách giữa các đống là :
L=

Vt
B.htk .kr

(m)

Trong đó :+ Vt = 10 m3 là thể tích đất từ xe đổ xuống
+ B = 3,5 m là bề rộng mặt đường
+ htk = 0.16 m là chiều dày lớp đất sau lu lèn
+ kr = 1,55 là hệ số bề dày rải đất. Giá trị này chỉ là định hướng cần xác
định chính xác thông qua đoạn đầm nén thử nghiệm.
Ta tính được khoảng cách đó là :
L=

10
= 11,52 (m)

3,5 × 0,16 × 1,55

(13).Tiến hành san rải đất bằng máy San GD22AC-1A và san rải đều trong phạm vi lòng
đường, san vận tốc v= 3 km/h. Trong quá trình san rải nếu thấy trời nắng to thì tưới ẩm
bổ xung để đảm bảo vật liệu sau khi san rải có độ ẩm gần bằng độ ẩm tốt nhất.
Trang 24


Thuyết minh đồ án môn học



Thiết kế tổ chức thi công mặt đường ôtô

Vật liệu rải với chiều dày Hr=HxKr. Để xác định chiều dày rải khi thi công ta có
thể sử dụng các con xúc sắc hoặc bộ sào 3 dây. (dùng bằng xúc sắc bố trí trên mặt cắt
ngang 3 con, 2 ở lề, và 1ở tim đường).
(14).Làm nhỏ đất:
Dùng máy phay chuyên dùng BOMAG để làm tơi đất và đạt các yêu cầu sau:
+ 100% hạt đất nhỏ hơn 25 mm (không kể sỏi sạn lẫn vào như quy định ở trên)
+ 60% hạt đất nhỏ hơn 5 mm
Số lượt yêu cầu từ (2÷4) lượt /điểm với tốc độ di chuyển của máy từ (150÷300) m/h
Độ ẩm tốt nhất khi đầm nén của đất là từ (20÷23) %, độ ẩm thích hợp nhất khi làm
tơi đất thường lấy nhỏ hơn từ (3÷4) %. Do đó cần phải điều chỉnh sao cho độ ẩm khi làm
tơi đất nằm trong khoảng từ (17÷20) % là hợp lý nhất. Nếu đất có độ ẩm lớn hơn thì phải
tăng số lần phay để đất chóng khô.
Đồng thời phải kiểm tra chặt chẽ mức độ đồng đều về độ nhỏ trên toàn bộ bề dày của lớp
đất được làm nhỏ. Kiểm tra nhanh bằng cách dùng sàng dây sàng theo yêu cầu nói trên,
đồng thời phải kiểm tra bề dày lớp đất đã được làm nhỏ với hệ số Kr bằng cách dùng cây
thép φ(10-14) trên có sơn vạch để kiểm tra chiều dày.

(15).Rải vôi:
Việc rải vôi được thực hiện bằng nhân lực với lượng vôi đã tính như trên và được vận
chuyển từ kho chứa đến xếp đống hai bên lề với khoảng cách tính trước. Trộn vôi bằng
máy phay nên không cần rải đều vôi phủ kín lớp đất đã được làm nhỏ. Lượng vôi trên
1m2 đất gia cố:
Với chiều dày lớp 16cm: P vôi = γ đv .p.H = 1,25 x 1,55 x 0,08 x 0,16 = 24,8 kg/m2. Như
vậy cần rải 0,5 bao/m2. Rải trên tuyến ở 2 bên lề với khoảng cách giữa các đống 10 m ở
2 bên lề nên cần rải 9 (bao/đống).
Tỉ lệ vôi dùng thực tế lớn hơn tỉ lệ vôi trong phòng thí nghiệm 1% việc rải vôi ở đây có
nghĩa là khuân vác các bao vôi có khối lượng đã biết, cách nhau một cự ly tính trước và
sau đó rạch miệng túi trút vôi ngay tại chổ.
Để tránh bụi khi trút vôi không được rủ bao, không nhấc miệng bao quá cao. Đối với vôi
tôi có thể dùng xô chậu để đong vôi theo thể tích phân bố đều trên đất đã được làm nhỏ,
với khoảng cách tính toán trước.
Khi gia cố đất quá ẩm với vôi thì phải chia lượng vôi thành hai phần, một phần khoảng từ
(30÷50) % tổng lượng vôi đem rải và trộn trước với đất quá ẩm ngay khi đất được cày
xới cho đến khi độ ẩm giảm, sau đó đem phần vôi còn lại rải trộn thực hiện các trình tự
thi công tiếp theo.
(16).Trộn khô đất với vôi:
Sau khi rải vôi, tiến hành trộn khô đất với vôi bằng máy phay BOMAG với (3÷4)
lần/điểm, vận tốc v = 300 m/h
(17).Tưới ẩm:
Trước khi tưới phải xác định độ ẩm của đất vôi bằng phương pháp đốt cồn để tính lượng
nước cần tưới trên 1m2 và xác định dung trọng đất-vôi ở trạng thái rời γrđv (g/cm3)
Gn=(W0-Wdt).Gk (l/m2).
Gk=

Hr.1 r
.γ dv
r

1 + Wd

+ W0=20%: Độ ẩm tốt nhất của hổn hợp đất-vôi.
+ Wdt=16%: Độ ẩm thực tế tại hiện trường của hổn hợp đất-vôi.
+ Hr=H.Kr: Chiều dày của hổn hợp đất khi chưa lu lèn.
+ γrđv=1.8 (g/cm3):Dung trọng đất-vôi ở trạng thái khô.
Trang 25


×