Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

NGHIÊN cứu một số đặc điểm SINH học LOÀI cây RE HƯƠNG (cinnamomum parthenoxylon (JACK ) MEISN ) làm cơ sở để bảo tồn và PHÁT TRIỂN LOÀI tại HUYỆN đại từ THÁI NGUYÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 77 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ HẢI MY
Đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI CÂY RE HƯƠNG
(Cinnamomum

parthenoxylon (JACK.) MEISN.)

LÀM CƠ SỞ ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI
TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015


Thái Nguyên – năm2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ HẢI MY
Đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI CÂY RE HƯƠNG
(Cinnamomum

parthenoxylon (JACK.) MEISN.)

LÀM CƠ SỞ ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI
TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K43- QLTNR – N01

Khoa


: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : Th.S La Thu Phương

Thái Nguyên – năm2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VŨ HẢI MY
Đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC LOÀI CÂY RE HƯƠNG
(Cinnamomum

parthenoxylon (JACK.) MEISN.)

LÀM CƠ SỞ ĐỂ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LOÀI
TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy


Chuyên ngành

: Quản lý tài nguyên rừng

Lớp

: K43- QLTNR – N01

Khoa

: Lâm nghiệp

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hướng dẫn : Th.S La Thu Phương

Thái Nguyên – năm2015


ii
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng
dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức
đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là
một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm
củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy
hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa

học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Th.S La Thu
Phương tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
loài cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) làm cơ sở để
bảo tồn và phát triển loài tại huyện Đại Từ - Thái nguyên”.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo
Th.S La Thu Phương và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của
các ban ngành lãnh đạo hạt Kiểm Lâm huyện đại từ và ban lãnh đạo của 31 xã cùng
người dân các xã trong huyện Đại Từ tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua
đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, cô giáo trong khoa Lâm
Nghiệp, đặc biệt là cô giáo Th.S La Thu Phương, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn đến các ban ngành
lãnh đạo, các cán bộ kiểm lâm viên các xã và bà con trong khu huyện đã tạo điều kiện
giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2014
Sinh viên

Vũ Hải My


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các loại đất chính của huyện Đại Từ ........................................ 13
Bảng 1.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm. ................................................ 14

Bảng 3.1: Các thông số được phân tích mẫu đất....................................................... 26
Bảng 4.1: Bảng phân bố của loài Re hương trong tuyến đi điều tra. ........................ 31
Bảng 4.2: Số lượng loài Re hương phân bố trong vườn rừng của nhà dân. ............. 33
Bảng 4.3: Bảng đo đếm hình thái trung bình của thân, lá, quả. ................................ 37
Bảng 4.4: Công thức tổ thành tầng cây cao .............................................................. 37
Bảng 4.5: Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Re hương phân bố ........................ 39
Bảng 4.6: Công thức tổ thành cây tái sinh ................................................................ 40
Bảng 4.7: Nguồn gốc, chất lượng tái sinh của loài Re hương .................................. 41
Bảng 4.8: Mật độ cây Re hương tái sinh của loài Re hương ở 2OTC ...................... 42
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp độ che phủ TB của cây bụi nơi có loài Re hương phân bố ....... 43
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp độ che phủ TB của lớp dây leo và thảm tươi nơi có loài
Re hương phân bố............................................................................................. 43
Bảng 4.11: Kết quả phẫu diện đất của loài Re hương. .............................................. 44
Bảng 4.12: Kết quả phân tích đất khu vực có cây Re hương phân bố ...................... 45


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Thân cây Re hương ................................................................................... 35
Hình 4.2: Lá cây Re hương ....................................................................................... 36
Hình 4.3: Hoa cây Re hương ..................................................................................... 36
Hình 4.4: Quả cây Re hương ..................................................................................... 36
Hình 4.5: Hình ảnh khai thác Re hương.................................................................... 46


v

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT


D1.3

: Đường kính 1.3m

ĐDSH

: Đa dạng sinh học

Dt

: Đường kính tán

Hdc

:Chiều cao dưới cành

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

IUCN

: Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

KBT

: Khu bảo tồn

LSNG


: Lâm sản ngoài gỗ

ODB

: Ô dạng bản

OTC

: Ô tiêu chuẩn

STT

: Số thứ tự

TB

: Trung bình

TCVN:

: Tiêu chuẩn việt nam

UBND

: Ủy ban nhân dân


vi

MỤC LỤC

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................ 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ............................................ 3
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ................................................................................. 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................ 4
2.1. Cơ sở khoa học ................................................................................................ 4
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................ 6
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới. ................................ 6
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................ 7
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................ 14
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 17
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ................................................................. 17
3.3. Nội dung nghiên cứu...................................................................................... 17
3.3.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài cây..................... 17
3.3.2. Đặc điểm phân bố của loài Re hương. ........................................................ 17
3.3.3. Đặc điểm phân loại loài Re Hương............................................................. 17
3.3.4. Đặc điểm nổi bật về hình thái của loài ....................................................... 17
3.3.5. Một số đặc điểm sinh thái của loài ............................................................. 17
3.3.6. Đánh giá sự tác động của con người tới khu vực nghiên cứu có cây Re
hương mọc tự nhiên ............................................................................................. 18
3.3.7. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài .................................. 18
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 18
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu chung. ................................................................ 18
3.4.2. Cách tiếp cận của đề tài. ............................................................................. 18
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể.................................................................. 19



vii

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................................... 30
4.1. Đặc điểm sử dụng và sự hiểu biết của người dân về loài Re hương ............. 30
4.1.1. Sự hiểu biết của người dân địa phương về các loài Re hương. .................. 30
4.1.2. Đặc điểm khai thác và sử dụng nổi bật của loài Re hương. ....................... 31
4.2. Đặc điểm phân bố của loài ............................................................................. 31
4.2.1. Đặc điểm phân bố trong các trạng thái rừng............................................... 31
4.2.2. Đặc điểm phân bố theo tuyến điều tra ........................................................ 31
4.2.3. Đặc điểm phân bố phân tán trên diện tích rừng của hộ dân ...................... 33
4.3. Đặc điểm phân loại học của loài cây Re hương ............................................ 35
4.4. Đặc điểm hình thái thân, cành, lá, hoa và quả ............................................... 35
4.5. Một số đặc điểm sinh thái học của loài Re hương ......................................... 37
4.5.1. Cấu trúc tổ thành tầng cây cao .................................................................... 37
4.5.2. Tổ thành cây tái sinh nơi có Re hương phân bố. ........................................ 39
4.5.3. Đặc điểm cây bụi, dây leo và thảm tươi nơi có loài phân bố. .................... 42
4.6. Đặc điểm đất nơi loài cây nghiên cứu phân bố.............................................. 44
4.7. Đánh giá sự tác động của con người tới khu vực nghiên cứu có cây Re hương
mọc tự nhiên ......................................................................................................... 46
4.8. Đề xuất một số biện pháp bảo tồn và phát triển loài ..................................... 47
4.8.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong công tác bảo tồn
loài Re hương tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên. .................................................. 47
4.8.2. Đề xuất biện pháp bảo tồn .......................................................................... 48
4.8.3. Đề xuất biện pháp phát triển loài ................................................................ 49
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 50
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TIẾNG VIỆT
II. TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI

III. TÀI LIỆU INTERNET


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung
thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Thái Nguyên, tháng

năm 2014

Người viết cam đoan

XÁC NHẬN CỦA GVHD
Đồng ý cho bảo vệ kết quả
trước Hội đồng khoa học!

Vũ Hải My

Th.S La Thu Phương

XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN
Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên
đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu!
(Ký, họ và tên)


2

Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nên con người ra sức khai thác nguồn lợi
quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ quí,
chúng chẳng ngại phá hại hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy
Hổ, săn Gấu, Bò tót, Hươu, Nai, Lợn rừng, … ngay cả trong mùa sinh sản. Việc đốt
rừng làm rẫy đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại nhất là việc làm đó đã
phá hủy vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm họa sạt núi, lở đất và những cơn lũ
lớn không thể nào ngăn chặn được sẽ gây ra hậu quả ghê gớm.
Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với
sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện
vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc … đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta
hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tồn và ngày càng phát triển.
Thời gian gần đây,dưới sự tác động của con người hệ sinh thái và môi trường
sống bị thu hẹp diện tích và nhiều loài động vật thực vật đang đứng trước nguy cơ
bị tuyệt chủng trong tương lai gần. Để ngăn ngừa sự suy thoái ĐDSH ở Việt Nam
đã tiến hành công tác bảo tồn và hiện nay cả nước có 11 Vườn Quốc gia,61 khu Bảo
tồn thiên nhiên và 34 khu rừng Văn hóa - Lịch sử - Môi trường. Mặc dù được quản
lý rất chặt chẽ của ban quản lý khu bảo tồn, hạt kiểm lâm địa bàn nhưng nơi đây
lâm tặc vẫn hoành hành ngày đêm. Những cây gỗ bị chặt ngả ngổn ngang trong khu
bảo tồn, những tiếng máy xẻ gỗ vẫn ngày đêm kêu , “làm thế nào để ngăn chăn
những hoạt động trên của lâm tặc, làm thế nào để bảo vệ được nguồn gen quý tại
đây?. Đặc biệt là cây Re Hương khi cách đây hơn 20 năm đã có hàng loạt các vụ
càn quét, khai thác Re Hương để để triết xuất tinh dầu và lấy gỗ làm nhà… Đã chặt
hạ không biết bao nhiêu cây Re Hương? Để giải đáp cho câu hỏi trên và tìm hiểu
một số loài thực vật này.
Do đó tôi tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp nhằm: “ Nghiên cứu một số
đặc điểm sinh học loài cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.)
Meisn.) làm cơ sở để bảo tồn và phát triển loài tại huyện Đại Từ - Thái nguyên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Xác định được thực trạng của cây Re hương tại khu vực nghiên cứu.



3
- Xác định được đặc điểm sinh vật học và sinh thái học và phân bố của loài
Re hương tại khu vực nghiên cứu.
- Xác định được tác động của con người tới tài nguyên rừng tại khu vực
nghiên cứu và đề xuất được giải pháp bảo tồn và phát triển loài.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
- Giúp tôi hiểu thêm về sự phân bố và sinh trưởng của cây Re hương.
- Ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tiễn.
- Biết được tầm quan trọng của các loài thực vật quý hiếm nói chung và cây
Re Hương nói riêng.
- Biết được tầm quan trọng của công tác bảo tồn trong sự nghiệp bảo vệ và
phát triển rừng hiện nay.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Việc nghiên cứu và đánh giá đặc điểm sinh thái, tình trạng phân bố của loài
Re Hương nhằm đề xuất một số giải pháp bảo tồn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học
Ai cũng biết trên thế giới cũng như Việt Nam sự suy giảm về đa dang sinh
học và giảm sút về số lượng loài động thực vật. Rất nhiều loài đã được đưa vào
danh sách cần bảo tồn. Trong đó Re Hương cũng là một trong những loài cây được
đưa vào danh sách bảo tồn
Về cơ sở sinh học

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của loài hết sức cần thiết và quan trọng, đây là
cơ sở khoa học cho việc bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên,
ngăn ngừa suy thoái các loài nhất là những loài động, thực vật quý hiếm, ngăn
ngừa ô nhiễm môi trường...là cơ sở khoa học xây dựng mối quan hệ giữa con
người và thế giới tự nhiên.
Về cơ sở bảo tồn
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp,
cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất
nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH cần
phải giải quyết như quan hệ giữa bảo tồn và phát triển bền vững hoặc tác động của
biến đổi khí hậu đối với bảo tồn ĐDSH .v.v.
Dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá tình trạng các loài của IUCN, chính phủ
Việt Nam cũng công bố Sách đỏ Việt Nam để hướng dẫn, thúc đẩy công tác bảo
vệ tài nguyên sinh vật thiên nhiên. Đây cũng là tài liệu khoa học được sử dụng vào
việc soạn thảo và ban hành các quy định, luật pháp của Nhà nước về bảo vệ tài
nguyên sinh vật thiên nhiên, tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Sách
đỏ IUCN công bố văn bản năm 2004 (Sách đỏ 2004) vào ngày 17 tháng 11, 2004.
Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140 phân loài, giống, chi
và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy cơ tuyệt chủng gồm
7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm.


5
+ Tuyệt chủng ( EX): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật được quy định
trong Sách đỏ IUCN. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng khi có những
bằng chứng chắc chắn rằng cá thể cuối cùng đã chết.
+ Tuyệt chủng trong tự nhiên( EW): là một trạng thái bảo tồn của sinh
vật. Một loài hoặc dưới loài bị coi là tuyệt chủng trong tự nhiên khi các cuộc
khảo sát kỹ lưỡng ở sinh cảnh đã biết và hoặc sinh cảnh dự đoán, vào những thời
gian thích hợp (theo ngày, mùa năm) xuyên suốt vùng phân bố lịch sử của loài đều

không ghi nhận được cá thể nào. Các khảo sát nên vượt khung thời gian thích hợp
cho vòng sống và dạng sống của đơn vị phân loại đó. Các cá thể của loài này chỉ
còn được tìm thấy với số lượng rất ít trong sinh cảnh nhân tạo và phụ thuộc hoàn
toàn vào chăm sóc của con người.
+ Cực kì nguy cấp (CR): là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài
hoặc nòi được coi là cực kỳ nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt
chủng trong tự nhiên rất cao trong một tương lai rất gần .
+ Nguy cấp (EN): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài bị coi
là Nguy cấp khi nó phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao
trong một tương lai rất gần nhưng kém hơn mức cực kỳ nguy cấp.
+ Sắp nguy cấp (VU): Là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc
nòi bị đánh giá là Sắp nguy cấp khi nó không nằm trong 2 bậc CR và Nguy cấp
(EN) nhưng phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên cao trong một
tương lai không xa.
+ Sắp bị đe dọa: là một trạng thái bảo tồn của sinh vật. Một loài hoặc nòi bị
đánh giá là Sắp bị đe dọa khi nó sắp phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng trong tự
nhiên cao trong một tương lai không xa.
+ Ít quan tâm ( Least Concern) - Ic: Bao gồm các taxon không được coi là
phụ thuộc bảo tồn hoặc sắp bị đe dọa.
+ Thiếu dữ liệu ( Data Deficient) - DD: Một taxon được coi là thiếu dẫn liệu
khi chưa đủ thông tin để có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp về nguy cơ tuyệt
chủng, căn cứ trên sự phân bố và tình trạng quần thể.


6
+ Không được đánh giá ( Not Evaluated) - NE: Một taxon được coi là không
đánh giá khi chưa được đối chiếu với các tiêu chuẩn phân hạng.
Để bảo vệ và phát triển các loài Động thực vật quý hiếm Chính phủ đã ban
hành (Nghị định số 32 /2006/NĐ-CP). Nghị định quy định các loài động, thực vật
quý, hiếm gồm hai nhóm chính:

+IA,B Thực vật rừng, động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục
đích thương mại (IA đối với thực vật rừng).
+IIA,B Thực vật rừng, động vật rừng hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích
thương mại (IIA đối với thực vật rừng).
Căn cứ vào phân cấp bảo tồn loài và ĐDSH có rất nhiều loài động thực vật
được xếp vào cấp bảo tồn CR, EN và VU cần được bảo tồn, nhằm gìn giữ nguồn
gen quý giá cho thành phần đa dạng sinh học ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói
chung, đây là cơ sở khoa học giúp tôi tiến hành đề tài này.
Đối với bất kỳ công tác bảo tồn một loài động thực vật nào đó thì việc đi tìm hiểu
kỹ tình hình phân bố, hiện trạng nơi phân bố là điều cấp thiết nhất để đề xuất các
phương thức bảo tồn các loài thực vật quý hiếm. Đây là cơ sở tiếp theo để tôi thực
hiện nghiên cứu của mình.
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Tình hình nghiên cứu thực vật quý hiếm trên thế giới.
Để nâng cao nhận thức trong xã hội và toàn cộng đồng về tính cấp thiết của
việc bảo tồn đa dạng sinh học và tạo cứ liệu quan trọng cho công tác bảo tồn,
từ năm 1964, hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế giới, đã cho xuất bản các Bộ sách đỏ
nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ thống danh sách về tình trạng bảo tồn
và đa dạng của các loài động vật và thực vật đang có nguy cơ tuyệt chủng trên thế
giới. Năm 1994, IUCN đã đề xuất những thứ hạng và tiêu chuẩn mới cho việc phân
hạng tình trạng các loài động vật, thực vật bị đe doạ trên thế giới. Các thứ hạng và
tiêu chuẩn của IUCN được cụ thể hoá như sau: loài tuyệt chủng (EX), loài rất nguy
cấp (CR), loài nguy cấp (EN), loài sẽ nguy cấp (VU),…Năm 2004 Sách đỏ IUCN
công bố văn bản đánh giá các loài động thực vật gọi là (Sách đỏ 2004) vào ngày 17


7
tháng 11 năm 2004. Văn bản này đã đánh giá tất cả 38.047 loài, cùng với 2.140
phân loài, giống, chi và quần thể. Trong đó, 15.503 loài nằm trong tình trạng nguy
cơ tuyệt chủng gồm 7.180 loài động vật, 8.321 loài thực vật, và 2 loài nấm.

Danh sách cũng công bố 784 loài tuyệt chủng được ghi nhận từ năm 1500.
Như vậy là đã có thêm 18 loài tuyệt chủng so với bản danh sách năm 2000. Mỗi
năm một số ít các loài tuyệt chủng lại được phát hiện và sắp xếp vào nhóm DD. Ví
dụ, trong năm 2002 danh sách tuyệt chủng đã giảm xuống 759 trước khi tăng lên
như hiện nay.
Công tác bảo tồn trên thế giới đã được chú trọng từ rất lâu, đặc biệt là các
nước phát triển, các vườn quốc gia khu bảo tồn đã được thành lập từ rất sớm.
Trên thế giới các nghiên cứu về cây Re hương chưa có nhiều. Loài nay phân
bố ở Trung Quốc và Ấn Độ, ở Việt nam thì Phân bố chủ yếu ở : Cao Bằng, Tuyên
Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị, Đà Nẵng.
2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam
Thiên nhiên nhiệt đới Việt Nam đã tạo ra hệ thực vật đa dạng, đa lợi ích.
Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được 11.373 loài thuộc 2.524 chi, 378 họ
trong 7 ngành thực vật khác nhau (Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997)[17]. Với hơn 19 triệu
hecta rừng và đất rừng, hệ thực vật này là một tiềm năng to lớn cho sự phát triển của
đất nước, thể hiện rõ lợi thế của ngành lâm nghiệp so với nhiều ngành sản xuất
khác. Trong tập đoàn các loài cây đa mục đích đã được định danh ở Việt Nam, cây
Re hương (Cinnamomum parthenoxylum (Jack) Meissn) là loài cây có triển vọng
đem lại giá trị kinh tế cao trong tương lai, đặc biệt cho những người dân nghèo sống
ở vùng núi.
Các nghiên cứu về bảo tồn
Cụ thể là luật quản lí bảo vệ và phát triển rừng năm 1994, tháng 7/1993 luật
đất đai ra đời quy định cụ thể các điều khoản chính sách về đất đai.
Sách đỏ Việt Nam lần đầu tiên được soạn thảo và chính thức công bố, trong
thời gian từ 1992 đến 1996 và năm 2007, đã thực sự phát huy tác dụng, được sử
dụng có hiệu quả trong các hoạt động nghiên cứu giảng dạy, quản lý, bảo vệ nguồn


ii
LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi đã trang bị cho mình kiến thức cơ bản về chuyên môn dưới sự giảng
dạy và chỉ bảo tận tình của toàn thể thầy cô giáo. Để củng cố lại những khiến thức
đã học cũng như làm quen với công việc ngoài thực tế thì việc thực tập tốt nghiệp là
một giai đoạn rất quan trọng, tạo điều kiện cho sinh viên cọ sát với thực tế nhằm
củng cố lại kiến thức đã tích lũy được trong nhà trường đồng thời nâng cao tư duy
hệ thống lý luận để nghiên cứu ứng dụng một cách có hiệu quả những tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất.
Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp và sự hướng dẫn trực tiếp của cô giáo Th.S La Thu
Phương tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học
loài cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) làm cơ sở để
bảo tồn và phát triển loài tại huyện Đại Từ - Thái nguyên”.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo
Th.S La Thu Phương và các thầy cô giáo trong khoa cùng với sự phối hợp giúp đỡ của
các ban ngành lãnh đạo hạt Kiểm Lâm huyện đại từ và ban lãnh đạo của 31 xã cùng
người dân các xã trong huyện Đại Từ tôi đã hoàn thành khóa luận đúng thời hạn. Qua
đây tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy, cô giáo trong khoa Lâm
Nghiệp, đặc biệt là cô giáo Th.S La Thu Phương, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Bên cạnh đó tôi xin cảm ơn đến các ban ngành
lãnh đạo, các cán bộ kiểm lâm viên các xã và bà con trong khu huyện đã tạo điều kiện
giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Do trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế do vậy khóa luận
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo cùng toàn thể các bạn đồng nghiệp để khóa luận này được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng năm 2014
Sinh viên

Vũ Hải My



9
Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), Khi nghiên cứu một số đặc điểm
sinh thái, sinh vật học của san van Quảng Ninh và các mô hình sử dụng đã phát hiện
được 60 họ thực vật khác nhau với 131 loài.
Nguyễn Văn Thìn (1997), đã thống kê thành phần loài của VQG có
khoảng 2.000 loài thực vật, trong đó có 904 cây có ích thuộc 478 chi, 213 họ
thuộc ngành: Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín, các loài này được xếp thành 8 nhóm
có giá trị khác nhau [17].
Lê Ngọc Công (2004), nghiên cứu hệ thực vật tỉnh Thái Nguyên đã thống
kê các loài thực vật bận cao có mạch của tỉnh Thái Nguyên là 160 họ, 468 chi, 654
loài chủ yếu là cây lá rộng thường xanh, trong đó có nhiều cây quý như: Lim, Dẻ,
Trai, Nghiến …
Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995), nghiên cứu thành phần loài, dạng sống sa
van bụi vùng đồi trung du Bắc Thái (cũ) đã phát hiện loài thuộc 47 họ khác nhau [6].
Đỗ Tất Lợi (1991) [10] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” - tái
bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài thực vật bảm địa hoang dại hữu ích
làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay.
Các nghiên cứu có liên quan đến cây Re Hương
Re Hương Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. Tên đồng nghĩa:
Laurus parthenoxylon Jack, 1820; Laurus porrecte Roxb. 1832; Sassafras
parthenoxylon (Jack) Nees, 1836; Cinnamomum simondii Lecomte, 1913;
Cinnamomum porrectum (Roxb.) Kosterm. 1952. Hay còn gọi là Co chấu, Re dầu,
Vù hương, Xá xị, thuộc họ Long não (Lauraceae), cây gỗ to, thường xanh, cao đến
30 m, đường kính thân 70-90 cm, cành nhẵn, màu hơi đen khi khô. Lá mọc cách,
dai, hình trứng, dài 9-11 cm, rộng 4-5 cm, thót nhọn về 2 đầu; gân bên 4-7 đôi, gân
giữa phẳng ở mặt trên, lồi ở mặt dưới; cuống dài 2-3 cm, nhẵn. Cụm hoa chuỳ ở
nách lá, dài 6-12 cm, phủ lông màu nâu; cuống hoa dài 1-3 mm, phủ lông; bao hoa 6
thùy, có lông dài 1,5-2 mm, thuôn; nhị hữu thụ 9, chia 3 vòng, 2 vòng nhị ngoài

không tuyến, chỉ có lông, nhị vòng thứ 3 có 2 tuyến, tuyến không chân, nhị lép 3,
hình tam giác có chân; bầu hình trứng, nhẵn, vòi ngắn, núm hình đĩa. Quả hình cầu,
đường kính 8-10 mm, đính trên ống bao hoa hình chén. Mùa hoa tháng 1-5, quả


10
tháng 6-9. Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ẩm trên núi đất hay núi đá
vôi, ở độ cao 100-600 m. Phân bố ở: Việt Nam (Cao Bằng, Tuyên Quang, Quảng
Ninh, Bắc Giang, Quảng Trị, Đà Nẵng), Ấn Độ, Trung Quốc. Loài có nguồn gen
hiếm; gỗ tốt không mối mọt, dùng trong xây dựng, làm tà vẹt, đóng tàu; lá, vỏ và rễ
có thể chiết tinh dầu [3].
Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn.) là một trong những
loài cây đang có nguy cơ bị tuyệt chủng nên cần được ưu tiên nghiên cứu bảo tồn và
phát triển nguồn gen quý hiếm này. Qua kết quả nghiên cứu về “Ảnh hưởng của chất
điều hòa sinh trưởng IBA (indol butyric acid) đến khả năng ra rễ trong giâm hom cây
Re hương phục vụ bảo tồn và phát triển nguồn gen ở vườn quốc gia Bạch Mã”, bằng
phương pháp nhân giống vô tính chúng ta có thể chủ động nguồn giống cho kế hoạch
gây trồng loài này trên diện rộng ở các phân khu phục hồi hệ sinh thái bằng giải pháp
lâm sinh như trồng dặm, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh để bảo tồn nguồn gen. [9].
Cây Re hương (Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn) là một loài cây
quý, đa tác dụng. Do có giá trị kinh tế cao nên loài cây này hiện đã bị khai thác một
cách kiệt quệ. Thêm vào đó, số lượng cây tái sinh tự nhiên của Re hương rất ít nên
vấn đề bảo tồn loài là rất cần thiết. Với việc sử dụng phương pháp nghiên cứu tổ
thành tầng cây cao và nghiên cứu tái sinh trong lâm nghiệp, chúng tôi đã xác định
được tại các lâm phần có Re hương phân bố, thành phần các loài cây gỗ tầng cao rất
đa dạng (từ 21 - 39 loài). Tổ thành các loài cây gỗ tái sinh chủ yếu là các loài cây ưa
sáng như Gò đồng, Dẻ, Hoàng đàn, Chân chim… với mật độ dao động từ 6.200 7.920 cây/ha, nguồn gốc cây tái sinh chủ yếu là hạt với đa số cây có phẩm chất tốt.
Với số lượng chỉ có 7 cây trên 40 ô dạng bản có diện tích mỗi ô 25m2, cây tái sinh
Re hương đã không tham gia vào công thức tổ thành loài.[7].
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1. Vị trí địa lý
Đại từ là Huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách
Thành Phố Thái Nguyên 25km, với tổng diện tích 57.415,73ha; năm trong tọa độ từ


11
21030’ đến 21050’ độ vĩ Bắc, 105032’ đến 105042’ độ king Đông. Ranh giới huyện
được xác định như sau :
- Phía Bắc giáp huyện Định Hóa
- Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và Thành Phố Thái Nguyên
- Phía Đông giáp huyện Phú Lương
- Phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.
2.3.1.2. Điều kiện địa hình
Huyện Đại Từ có địa hình tương đối phức tạp, hướng chủ đạo địa hình của
huyện dốc dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình mang Đặc Trưng của trung
du, miền núi.
- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa huyện và tỉnh
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300-600m.
- Phía Bắc có dãy núi Hồng và Núi Chúa.
- Phía đông là dãy núi pháo cao bình quân 150 - 300m.
- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống nam.
2.3.1.3. Khí hậu
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa, song
chủ yếu là 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10,
mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
- Huyện Đại Từ có lượng mưa rất lớn, trung bình lượng mưa hàng năm từ
1800mm - 2000mm, lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian,
có sự chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô.
- Độ ẩm không khí cao, trung bình từ 70 - 80%, nhiệt độ trung bình hàng

năm từ 22,90C; nhiệt độ trung bình cao nhất 27,20C; thấp nhất là 200C.
2.3.1.4. Thủy văn
- Sông ngòi: Hệ thống sông Công chảy từ Định Hóa xuống, hệ thống các
suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v…
- Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất Tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa là
địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các Huyện Phổ Yên, Phú


12

Bình, Sông Công, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh Bắc Giang. Ngoài
ra còn có các hồ: Phượng Hoàng, Đoàn Uỷ, Vai Miếu, Đập Minh Tiến, Phú Xuyên,
Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi
đập và từ 180 - 500 ha mỗi Hồ.
- Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao bọc
Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất Tỉnh, trung bình lượng mưa hàng năm từ
1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của
Huyện ( đặc biệt là cây chè).
2.3.1.5. Về tài nguyên - khoáng sản
a) Tài nguyên rừng:
Diện tích đất lâm nghiệp 28.020 ha, trong đó rừng tự nhiên là 16.022 ha và
rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000 ha. Chủ yếu là rừng phòng hộ, diện tích rừng
kinh doanh không còn hoặc còn rất ít vì những năm trước đây đã bị khai thác bừa
bãi và tàn phá để làm nương rẫy.
b) Tài nguyên khoáng sản:
Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên địa bàn nhiều tài nguyên
khoáng sản nhất Tỉnh, 19/31 xã, thị trấn có mỏ và điểm quặng. Được chia ra làm 4
nhóm quặng chủ yếu sau:
- Nhóm khoáng sản là nguyên liệu cháy: Chủ yếu là than nằm ở 8 xã của
Huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An Khánh, Cát Nê.

Có 3 mỏ lớn thuộc Trung ương quản lý và khai thác: Mỏ Núi Hồng, Khánh Hoà,
Bắc làng Cẩm. Sản lượng khai thác hàng năm từ 10 đến 20 nghìn tấn/ năm.
- Nhóm khoáng sản kim loại:
+ Nhóm kim loại màu: Chủ yếu là thiếc và Vônfram. ở các xã Hà Thượng,
Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, tân Thái, Văn Yên, Phục Linh, Tân
Linh, Cù vân.
+ Nhóm kim loại đen: Chủ yếu là Titan, sắt nằm
- Nhóm khoáng sản phi kim loại: pyrit, barit
- Khoáng sản và vật liệu xây dựng:


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tổng hợp các loại đất chính của huyện Đại Từ ........................................ 13
Bảng 1.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm. ................................................ 14
Bảng 3.1: Các thông số được phân tích mẫu đất....................................................... 26
Bảng 4.1: Bảng phân bố của loài Re hương trong tuyến đi điều tra. ........................ 31
Bảng 4.2: Số lượng loài Re hương phân bố trong vườn rừng của nhà dân. ............. 33
Bảng 4.3: Bảng đo đếm hình thái trung bình của thân, lá, quả. ................................ 37
Bảng 4.4: Công thức tổ thành tầng cây cao .............................................................. 37
Bảng 4.5: Tổng hợp độ tàn che của các OTC có Re hương phân bố ........................ 39
Bảng 4.6: Công thức tổ thành cây tái sinh ................................................................ 40
Bảng 4.7: Nguồn gốc, chất lượng tái sinh của loài Re hương .................................. 41
Bảng 4.8: Mật độ cây Re hương tái sinh của loài Re hương ở 2OTC ...................... 42
Bảng 4.9: Bảng tổng hợp độ che phủ TB của cây bụi nơi có loài Re hương phân bố ....... 43
Bảng 4.10: Bảng tổng hợp độ che phủ TB của lớp dây leo và thảm tươi nơi có loài
Re hương phân bố............................................................................................. 43
Bảng 4.11: Kết quả phẫu diện đất của loài Re hương. .............................................. 44
Bảng 4.12: Kết quả phân tích đất khu vực có cây Re hương phân bố ...................... 45



14
- Có địa hình, khí hậu và đất phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế nông,
lâm, ngư nghiệp, dịch vụ, du lịch. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, có nguồn
tài nguyên khoáng sản lớn.
- Hyện có tiềm năng về tài nghuyên khoáng sản, vật liệu xây dựng với các
điểm cụm công nghiệp đang phát triển tạo địa bàn thu hút đầu tư thuận lợi. Huyện
có tiềm năng lớn về du lịch, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng
cảnh đẹp.
Khó khăn
- Là huyện miền núi, địa hình tương đối phức tạp, nhiều nơi đi lại khó khăn ,
sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao, các nghành nghề chưa phát triển mạnh.
Nguồn vốn ít, chuyển giao cơ cấu sử dụng đất còn chậm, hàng năm còn lũ lụt, sạt lở
còn sảy ra ở một số vùng trũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống sinh hoạt
của người dân.
- Quỹ đất hạn chế, đất đai kém màu mỡ, chưa khai thác triệt để đưa vào sử
dụng. Tình trạng khai thác, bảo vệ tài nguyên chưa tốt, chưa hợp lý, dẫn tới việc
thiếu nước trong mùa khô vẫn sảy ra, làm cho hiệu quả sử dụng đất chưa cao.
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội.
2.3.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế.
Năm 2012 mặc dù nên kinh tế huyện còn gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn đạt
tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 14,3%.
- Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 12,7 triệu đồng/người năm 2010 lên
19,8 triệu đồng/người năm 2012.
- Giá trị sản xuất nông lâm nghiệp (giá cố định): tăng 3,54%;
- Giá trị dịch vụ: tăng 16,5%.
- Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng: 1.229,5 tỷ đồng, tăng 30,5% so
với năm 2011; riêng giá trị công nghiệp trên địa bàn 815,3 tỷ đồng, đạt 123,8%.
Sau đây là bảng chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm.

Bảng 1.2: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm.
STT

Ngành kinh tế

2010

2011

2012


15

Cơ cấu

100,00

100,00

100,00

1

Công nghiệp - Xây dựng

34,97

37,26


39,91

2

Dịch vụ

33,34

33,95

33,99

3

Nông, lâm nghiệp, thủy sản

31,68

28,79

26,09

(Nguồn: Niên giám thống kê 2012)
2.3.2.2. Thực trạng phát triển xã hội.
- Quy mô dân số năm 2012: 160.598 người
- Tỷ lệ hộ nghèo: 19,69%, giảm 3,84% so với năm 2011.
- Tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng 13,9%.
- Tạo việc làm mới cho 2.732 lao động.
- Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 69%, ( kế hoạch giao 72% trở lên); xóm bản văn
hóa đạt 20,1% ( Kế hoạch giao 25% trở lên); cơ quan văn hóa đạt 88%, ( kế hoạch

giao trên 90%).
- Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 73.5%
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 83,8%, ( trong đó có 23 xã được công
nhận và 3 xã đang chờ quyết định công nhận của tỉnh).
2.3.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội.
a) Giao thông.
Đại Từ có mật độ đường giao thông khá cao so với các Huyện trong Tỉnh.
Tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn khoảng gần 600km.
Trong đó:
+ Đường Quốc lộ 37, chạy dài suốt Huyện, dài 32km, đã được dải nhựa.
+ Đường Tỉnh quản lý: Gồm 3 tuyến đường: Đán đi Hồ núi Cốc; Đại Từ đi Phổ
Yên; Khuôn Ngàn đi Minh Tiến -Định Hoá; Phú Lạc đi Đu- ôn Lương Phú Lương.
+ Còn lại là các tuyến đường đá, cấp phối thuộc Huyện và xã quản lý.
+Tuyến đường sắt Quán triều - Núi Hồng dài 33,5 km là một thuận lợn lớn
trong việc phục vụ sản xuất và giao lưu hàng hoá (Chủ yếu là vận chuyển than)
Nhìn chung, hệ thống giao thông của Huyện tương đối thuận lợi, song về
chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu (Chủ yếu là đường đá cấp phối, đất), cần phải có


16
kế hoạch từng bước đầu tư nâng cấp hệ thống cầu, đường liên Huyện, liên xã, xóm
trong những năm tới.
b) Thủy lợi.
Tính đến năm 2012 toàn huyện đã xây dựng được 25 hồ, đập và hàng trăm km
kênh mương. Nhìn chung cơ bản đáp ứng nước tưới cho diện tích gieo trồng lúa. Ngoài
ra còn tưới ẩm cho hàng trăm ha cây công nghiệp, cây ăn quả, kết hợp nuôi trồng thủy
sản và cung cấp nước sinh hoạt cho một bộ phận khá lớn dân cư khu vực nông thôn.
c) Hệ thống điện.
Mạng lưới điện Đại Từ nằm trong hệ thống điện Miền Bắc. bao gồm 06
tuyến lưới điện 35 KV; 4 tuyến lưới điện 6 Kv và hàng trăm km điện lưới 0,4 KV.

Hiện tại các xã, thi trấn trong huyện đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Tỷ lệ số hộ
được dung điện là 95,5%.
d) Giáo dục và đào tạo.
Quy mô, chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được duy trì và từng bước
được nâng lên. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,9%, Tỷ lệ học sinh lên bặc
tiểu học đạt 100%. Kết quả ỷ lệ tốt nghiệt THPT toàn huyện đạt 92,08%, thấp hơn
1,69% so với bình quân chung của toàn tỉnh; Hệ thống bổ túc đạt: 98,59%, cao hơn
15,44% so với bình quân chung của toàn tỉnh.
e) Y tế,
Công tác tuyên truyền giáo dục sức khẻo, ngăn ngừa dịch bệnh, kiểm tra
giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm được triển khai có hiệu quả. Hoạt động phòng
bệnh, khám bệnh, chữa bệnh được duy trì. Công tác giám sát, kiểm tra vệ sinh an
toàn thực phẩm, kiểm tra các cơ sở chế biến cá nhân trên địa bàn toàn huyện được
triển khai có hiệu quả.
f)Văn hóa - thể thao.
Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, văn hóa, văn nghệ, thể dục
thể thao với nội dung, hình thức có nhiều đổi mới, tập chung tuyên truyền các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.


×