Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

LÝ THUYẾT hữu cơ ôn THI đh 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (446.63 KB, 10 trang )

Lưu hành nội bộ

LÝ THUYẾT HỮU CƠ ÔN THI ĐH 2016 (Lần I)

Hướng dẫn: DS. Trần Văn Hiền(HiềnPharmacist)– Đại Học Y Dược Huế - DĐ: 0965.149.400
Câu 1: Cho phản ứng sau: Anken (CnH2n) + KMnO4 + H2O → CnH2n(OH)2 + KOH + MnO2.
Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Phản ứng này là cách duy nhất để điều chế ancol 2 chức.
B. CnH2n(OH)2 là ancol đa chức, có thể phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức tan.
C. Tổng hệ số ( nguyên) của phương trình đã cân bằng là 16.
D. Đây là phản ứng oxi hoá - khử, trong đó anken thể hiện tính khử.
2H 2
O2
Câu 2: Cho sơ đồ:
X 
Axit 2-metylpropanoic
 Y CuO
 Z 

X có thể là chất nào sau đây?
A. OHC  C(CH3) – CHO
B. CH3 – CH(CH3) – CHO
C. CH2 = C(CH3) – CHO .D. CH3CH(CH3)CH2OH
Câu 3: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là:
A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO
B. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH
C. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.
D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO
Câu 4: Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)2CH-CH2-CH(COOH)CH3 là:
A. Axit 2,4- Đimetylbutanoic B. Axit 2,4- Đimetylpentanoic C. Axit 4-metyhexan-2-oic. D. Axit 4-metylpentan-2-oic
Câu 5: Cho các nhận định sau:


(1) các amin bậc 2 đều có tính bazơ mạnh hơn amin bậc 1.
(2) khi thủy phân không hoàn toàn một phân tử polipeptit nhờ xúc tác enzim thu được các peptit có mạch ngắn hơn.
(3) Dung dịch các chất: alanin, anilin, lysin đều không làm đổi màu quì tím.
(4) các aminoaxit đều có tính lưỡng tính.
(5) các hợp chất peptit, axit oxalic, glixerol, etilenglicol đều có khả năng phản ứng với Cu(OH)2.
(6) Aminoaxit là hợp chất đa chức, phân tử chứa nhóm amino và nhóm cacboxyl.
(7) Các peptit đều phản ứng với dung dịch HNO3 tạo kết tủa vàng.
(8) Dung dịch các protein đều có phản ứng màu biure. Số nhận định không đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(a) Anđehit vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
(b) Phenol tham gia phản ứng thế brom khó hơn benzen.
(c) Anđehit tác dụng với H2 (dư) có xúc tác Ni đun nóng, thu được ancol bậc một.
(d) Dung dịch axit axetic tác dụng được với Cu(OH)2.
(e) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hoá đỏ.
(g) Trong công nghiệp, axit axetic được sản xuất từ metanol.
(h) Dung dịch lysin, anilin đều làm quì tím hóa xanh. Số phát biểu đúng là:
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 1.
Câu 7: Cho các phát biểu sau:
1. Nếu một hiđrocacbon tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thu được kết tủa vàng thì hiđrocacbon đó là ankin.
2. Ankin tác dụng với nước trong điều kiện thích hợp tạo sản phẩm chính là anđehit.
3. Các chất hữu cơ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm metylen (-CH2-) là đồng đẳng của nhau.
4. Có 2 hiđrocacbon mạch hở có công thức phân tử C6H12 tác dụng với HBr tỉ lệ 1:1 tạo một sản phẩm duy nhất.
5. Tất cả các hiđrocacbon đều nhẹ hơn nước.

6. Tách nước từ một ancol no, đơn chức, mạch hở thu được tối đa 4 anken. Số phát biểu đúng là:
A. 0.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch metylamin, anilin đổi màu quỳ tím sang xanh.
(2) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin, etylamin đều là chất khí ở điều kiện thường.
(3) Nhỏ một ít dung dịch brom vào dung dịch benzenamin, có kết tủa trắng xuất hiện.
(4) Trong các phân tử amin đơn chức, số nguyên tử H luôn là số lẻ.
(5) Nhỏ dung dịch HNO3 vào dung dịch peptit, xuất hiện kết tủa vàng. Số phát biểu luôn đúng là:
A. 4 .
B. 5.
C. 2.
D. 3.
Câu 9: Cho các chất sau : toluen, anlen, but – 2 – in, etan, vinylaxetilen, ancol anlylic, phenol. Co bao nhiêu hiđrocacbon làm
mất màu dung dịch brom (dung môi nước) ở điều kiện thường ?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
1


Câu 10: Hỗn hợp A gồm 2 ancol X, Y (MXthì thu được hỗn hợp ete. Trong đó có ete E có công thức C5H12O. X, Y lần lượt là?
A. Metanol và 2-metylpropan-2- ol
B. Metanol và 2-metylpropan-1- ol
C. Etanol và propan-1- ol
D. Etanol và propan-2- ol

Câu 11: Cho các chất sau: propen; isobutilen; propin; buta-1,3-đien; stiren và etilen. Số chất khi tác dụng với HBr theo tỷ lệ
mol 1 : 1 cho tối đa 2 sản phẩm hữu cơ là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 12: Cho các chất sau: anđehit axetic (1), đimetyl ete (2), axit fomic (3),ancol etylic (4). Nhiệt độ sôi của chúng được sắp
xếp theo thứ tự tăng dần là:
A. (1) < (2) < (4) < (3).
B. (1) < (2) < (3) < (4).
C. (2) < (1) < (3) < (4).
D. (2) < (1) < (4) < (3).
Câu 13: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp (bằng một phản ứng) tạo ra axit axetic là:
A. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.
B. CH3CHO, C6H12O6 (glucozơ), CH3OH.
C. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3.
D. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO.
Câu 14: Phương pháp hiện đại điều chế axetanđehit trong công nghiệp đi từ
A, ancol etylic B, Axetilen
C, Vinyl axetat
D, Etilen
Câu 15: Khi đun ancol etylic với H2SO4đ, 1400C thu được chất nào sau đây
A, C2H5OC2H5 B, CH3CHO
C, CH2=CH2
D, CH3COOH
Câu 16: Vinyl axetat có cấu tạo là
A, CH3COOCH3
B, CH2=CHCOOCH3
C, CH3COOCH=CH2
D, HCOOCH=CH2

Câu 17: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh.
A, Axit Glutamic
B, Glixin
C, Anilin
D, Lysin
Câu 18: Phát biểu nào sau đây không đúng
A, Phenol là chất rắn, ít tan trong nước nóng
B, Phenol tác dụng với nước Br2 cho kết tủa trắng
C, Từ Phenol tạo ra chất dẻo poli(phenol-fomanđehit), axit picric,...
D, Dung dịch phenol không làm quỳ tím hóa đỏ
Câu 19: Chất nào sau đây là đipeptit
A, H2NCH2CH2CONHCH2COOH
B, H2NCH2CONHCH(CH3)COOH
C, H2NCH(CH3)CONHCH2NH2
D, H2NCH2CONHCH2CONHCH2COOH
Câu 20: Ancol bị oxi hóa thành anđehit là ancol
A, Bậc 1
B, Bậc 2
C, Bậc 3
D, Bậc 1 và bậc 3
Câu 21: Cho X, Y, Z, T là các chất khác nhau trong số 4 chất: HCOOH; CH3COOH; HCl; C6H5OH.Giá trị pH của các dung dịch
trên cùng nồng độ 0,01M, ở 250C đo được như sau:
Chất
X
Y
Z
T
pH
6,48
3,22

2,00
3,45
Nhận xét nào sau đây đúng?
A Y tạo kết tủa trắng với nước brom
B. X được điều chế trực tiếp từ ancol etylic
C. T có thể cho phản ứng tráng gương
D. Z tạo kết tủa trắng với dung dịch AgNO3
Câu 22: Este X mạch hở có công thức phân tử là C5H8O4. Biết rằng X thỏa mãn sơ đồ sau


X + NaOH 
t0

Y+ T+Z

xt ,t
 V + H2O
T + O2 
0

xt ,t

 V
Z + CO
Công thức cấu tạo của Y có thể là
A, HCOONa
B, CH3COONa
C, (COONa)2
D, CH3CH2OH
Câu 23: Từ CH3CHO không thể điều chế trực tiếp chất nào sau đây bằng một phản ứng ?

A. CH3COONH4.
B. C2H5OH.
C. CH3COOH.
D. HCOOCH3.
Câu 24: Cho các chất sau: propilen, but-1-en, axetilen, benzen, phenol, anilin, toluen, stiren, anlen, ancol etylic.
Số chất vừa tác dụng được với HBr, vừa mất màu nước brom là ?
A. 6.
B. 7.
C. 4.
D. 5.
Câu 25: Phản ứng nào dùng để phân biệt ankin-1 với các ankin khác ?
A. Phản ứng với H2, Ni, t0C.
B. Phản ứng với AgNO3/NH3.
C. Phản ứng với nước brom.
D. Phản ứng với KMnO4/H2SO4.
Câu 26: Anđehit axetic không bị oxi hóa bởi chất nào sau đây ?
A. O2.
B. AgNO3/NH3.
C. Nước brom.
D. H2.
0

2


Câu 27: Cho các so sánh sau:
a) Liên kết hidro giữa các phân tử axit cacboxylic bền hơn so với ancol.
b) Metyl amin có tính bazo mạnh hơn amoniac.
c) HCOOH có tính axit mạnh hơn CH3COOH.
d) Nước cất có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.

e) Phenol có tính axit mạnh hơn etanol.
Số so sánh đúng là ?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 28: Cho các phát biểu về hợp chất polime:
a) Cao su thiên nhiên là polime của isopren.
b) PVC, PS, cao su buna-N đều là chất dẻo.
c) Các polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định, không tan trong các dung môi thông thường.
d) Amilopectin, nhựa bakelit có cấu trúc mạch phân nhánh.
e) Tơ olon, tơ nilon-6 thuộc loại tơ poliamit.
f) Tơ visco, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo.
Số phát biểu đúng là ?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 29: Chất X có công thức phân tử là C8H8O2. X tác dụng với NaOH dư, đun nóng thu được sản phẩm gồm X1 (C7H7ONa);
X2 (CHO2Na) và nước. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 30: Cho các phát biểu về nhóm cacbohidrat:
a) Nhóm này còn được gọi là gluxit hay saccarit có công thức chung là Cn(H2O)m.
b) Khử hoàn toàn glucozo thu được hexan chứng tỏ glucozo có 6 nguyên tử C trong phân tử ở dạng mạch hở.
c) Fructozo chuyển thành glucozo trong môi trường kiềm.
d) Ở dạng mạch hở, fructozo và glucozo là đồng phân vị trí nhóm chức.
e) 1 mol saccarozo phản ứng tối đa với 8 mol (CH3CO)2O trong pyridin.

f) Trong cơ thể người, tinh bột thủy phân thành glucozo nhờ các enzym.
Số phát biểu đúng là ?
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 31: Phát biểu nào sai ?
A. Ở điều kiện thường, aminoaxit là chất rắn, thường có vị ngọt.
B. Dung dịch lysin có pH > 7.
C. Các peptit đều có phản ứng màu biure.
D. Protein là những peptit cao phân tử.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
a) Anđehit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
b) Ở điều kiện thường anilin là chất lỏng, bị hóa đen khi tiếp xúc với oxi không khí.
c) Tách nước ancol metylic không tạo được anken.
d) Ancol bậc III không bị oxi hóa bởi CuO.
e) Nhỏ dung dịch HNO3 đặc vào dung dịch phenol thấy có tủa vàng xuất hiện.
` f) Ancol etylic dùng để sát trùng dụng cụ trong y tế.
Số phát biểu đúng là ?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 33: Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn axetilen (xúc tác Ni) thu được etilen.
(b) Phân tử toluen có chứa vòng benzen.
(c) Etylen glicol và glixerol là đồng đẳng của nhau.
(d) Anđehit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
(e) Axit axetic hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là

A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 34: Cho dãy các chất sau: vinyl fomat, metyl acrylat, glucozơ, saccarozơ, etylamin, alanin. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Có 3 chất làm mất màu nước brom.
B. Có 3 chất bị thủy phân trong môi trường kiềm.
C. Có 3 chất hữu cơ đơn chức, mạch hở.
D. Có 2 chất tham gia phản ứng tráng bạc.

3


Câu 35: X1, X2, X3 là ba chất hữu cơ có phân tử khối tăng dần. Khi cho cùng số mol mỗi chất tác dụng với dung dịch AgNO3
trong NH3 dư thì đều thu được Ag và muối Y, Z. Biết rằng:
(a) Lượng Ag sinh ra từ X1 gấp hai lần lượng Ag sinh ra từ X2 hoặc X3.
(b) Y tác dụng với dung dịch NaOH hoặc HCl đều tạo khí vô cơ.
Các chất X1, X2, X3 lần lượt là
A. HCHO, CH3CHO, C2H5CHO.
B. HCHO, HCOOH, HCOONH4.
C. HCHO, CH3CHO, HCOOCH3.
D. HCHO, HCOOH, HCOOCH3.
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
a) Các ankin-1 có từ 3 nguyên tử C trở lên chỉ tác dụng với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ mol 1 : 1.
b) Các anken đều mất màu nước brom.
c) Buta-1,3-dien là ankadien liên hợp đơn giản nhất.
d) Benzen không tham gia phản ứng cộng với clo.
e) Trùng hợp 2-metylbuta-1,3-dien thu được cao su buna. f) Axetilen tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
Số phát biểu sai là ?
A. 4.

B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 37: Cho các tính chất sau:
a) Chất rắn, vị ngọt, tan tốt trong nước.
b) Bị thủy phân trong môi trường axit.
c) Không chứa gốc glucozo trong phân tử.
d) Tác dụng được với Cu(OH)2.
e) Không mất màu nước brom. f) Hóa đen khi tiếp xúc với H2SO4 đặc.
Số tính chất của saccarozo là ?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 38: Trong công nghiệp, hiện nay người ta điều chế axetilen từ chất nào sau đây ?
A. CaC2.
B. CH4.
C. Al4C3.
D. C2H4.
Câu 39: Phát biểu nào sai ?
A. Các phân tử ancol đều tạo được liên kết hidro với nhau.
B. Oxi hóa etanol bằng CuO thu được anđehit.
C. Ancol làm quỳ tím hóa đỏ do có tính axit.
D. Tách nước CH3OH bằng H2SO4 đặc luôn thu được ete duy nhất.
Câu 40: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng gương ?
A. Glucozo.
B. Axit fomic.
C. Etanal.
D. Axetilen.
Câu 41: Cho các chất sau: stiren, tripanmitin, toluen, vinyl clorua, phenol, anilin, glyxin. Số chất mất màu nước brom ở điều

kiện thường là ?
A. 6.
B. 7.
C. 4.
D. 5.
Câu 42: Phát biểu nào đúng ?
A. Glucozo và fructozo đều cộng được với H2.
B. Mantozo và saccrozo đều bị oxi hóa bởi Ag+.
C. Tinh bột và xenlulozo đều có cấu trúc mạch không phân nhánh. D. Trong dung dịch, glucozo và saccarozo đều ở
dạng mạch hở.
Câu 43: Cho các phát biểu sau:
a) Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được etilen glycol.
b) Chất béo chỉ chứa C, H, O trong phân tử.
c) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
d) Triolein vừa mất màu nước brom, vừa mất màu thuốc tím.
Số phát biểu đúng là ?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 44: X là axit xitric có trong quả chanh có công thức phân tử là C6H8O7. Cho sơ đồ phản ứng sau:
NaHCO3
Na du
 C6H5O7Na3 
 C6H4O7Na4. Biết rằng axit xitric có cấu trúc đối xứng.
X 
Khi cho X tác dụng với CH3OH (H2SO4 đặc, to) thì thu được tối đa bao nhiêu este ?
A. 6.
B. 4.
C. 3.

D. 5.
Câu 45: Cho 3 chất hữu cơ X, Y, Z (mạch thẳng, chỉ chứa C, H, O) đều có khối lượng mol là 82 (trong đó X và Y là đồng phân
của nhau). Biết 1,0 mol X hoặc Z tác dụng vừa đủ với 3,0 mol AgNO3 trong dung dịch NH3; 1,0 mol Y tác dụng vừa đủ với 4,0
mol AgNO3 trong dung dịch NH3. Kết luận không đúng khi nhận xét về X, Y, Z là ?
A. Số liên kết π trong X, Y và Z lần lượt là 4, 4 và 3.
B. Số nhóm chức -CHO trong X, Y và Z lần lượt là 1,2 và 1.
C. Phần trăm khối lượng của hiđro trong X là 7,32% và trong Z là 2,44%.
D. Phần trăm khối lượng oxi trong X là 39,02% và trong Z là 19,51%.
4


Câu 46: Amin nào sau đây là bậc I ?
A. Xiclohexylamin.
B. Điphenylamin.
C. N-metyletanamin.
D. Nicotin.
Câu 47: Dùng nước brom có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây ?
A. Phenol và anilin.
B. CH3-CHO và HCOOH.
C. Glucozo và mantozo.
D. Stiren và etilen.
Câu 48: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Tơ lapsan thuộc loại tơ polieste.
B. Tơ tằm có bản chất là protein.
C. Sợi bông có nguồn gốc từ tự nhiên.
D. Tơ axetat dùng làm thuốc súng không khói.
Câu 49: Polime nào dưới đây là chất dẻo ?
A. Tơ axetat.
B. Nhựa PVC.
C. Tơ lapsan.

D. Tơ nilon-6.
Câu 50: Cho các dung dịch: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, phenol, axit fomic, axetanđehit, ancol anlylic, anilin. Số dung dịch
làm mất màu dung dịch brom là.
A. 5.
B. 8.
C. 7.
D. 6.
Câu 51: Cặp chất nào sau đây không thể phân biệt được bằng dung dịch brom
A. stiren và toluen
B. phenol và anilin
C. glucozơ và fructozơ D. axit acrylic và phenol
Câu 52: Este có tên gọi vinyl propionat có công thức cấu tạo là.
A. CH2=CHCOOC3H7
B. C3H7COCH=CH2
C. C2H5COOCH=CH2
D. CH3COOCH2-CH=CH2
Câu 53: Hydrat hóa 2-metylbut-2-en thu được sản phẩm chính có tên gọi là.
A. 3-metylbut-2-ol
B. 2-metylbut-3-ol
C. 3-meylbut-3-ol
D. 2-metylbut-2-ol
Câu 54: Số đồng phân cấu tạo amin bậc II có công thức C5H13N là.
A. 8
B. 6
C. 3
D. 2
Câu 55: Cho các đặc tính sau:
(1) Là chất rắn màu trắng, vô định hình.
(2) Là đồng phân của xenlulozơ.
(3) Tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.

(4) Thành phần chứa amilozơ và amilopectin.
(5) Thủy phân hoàn toàn cho glucozơ.
(6) Cho được phản ứng tráng gương.
Số đặc tính của tinh bột là.
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 56: Cho các chất: etan, etylen, etyl benzen, vinyl benzen, but-1,3-đien, etylen glycol và caprolactam. Có bao nhiêu chất
có khả năng trùng hợp để tạo polime.
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
Câu 57: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc -aminoaxit có số liên kết peptit bằng (n – 1).
B. Không thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt dung dịch tripeptit và dung dịch CH3COOH.
C. Cho lòng trắng trứng vào Cu(OH)2 cho kết tủa đỏ gạch.
D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc -aminoaxit có số liên kết peptit bằng n.
Câu 58: Có bao nhiêu chất có công thức phân tử C3H9NO2 mà khi tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng có khí thoát ra làm
xanh quỳ tím ẩm?
A. 3.
B. 5.
C. 6.
D. 4.
Câu 59: Đốt cháy một hợp chất hữu cơ X (chứa C,H,O) thu được H2O và CO2 có số mol bằng nhau thì X không thể là.
A. axit cacboxylic no, mạch hở, đơn chức.
B. este no, mạch hở, đơn chức.
C. anđehit no, mạch hở, đơn chức.
D. ete no, mạch hở, đa chức.

Câu 60: Số đồng phân mạch hở, bền có công thức C3H6O khi cộng hợp H2 (Ni, t0) thu được ancol là.
A. 1
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 61: Có bao nhiêu chất là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử C8H10O khi bị oxi hóa bởi CuO đun nóng cho sản
phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc?
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 5.
Câu 62: Các chất trong dãy nào sau đây khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đều thu được kết tủa:
A. Fructozơ, anđehit axetic, amilopectin, xenlulozơ.
B. Đivinyl, glucozơ, metyl fomat, amilozơ.
C. Glucozơ, metyl fomat, saccarozơ, anđehit axetic.
D. Vinylaxetilen, glucozơ, metyl fomiat, axit fomic.
Câu 63: Công thức tổng quát của aminoaxit no, mạch hở chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm –COOH là.
A. CnH2nO2N
B. CnH2n+1O2N
C. CnH2n-1O2N
D. CnH2n+2O2N

5


Câu 64: Đốt cháy 0,1 mol hợp chất hữu cơ X (thành phần chứa C, H, O) thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Từ X bằng một phản
ứng trực tiếp thu được ancol. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 3.
B. 2.
C. 4.

D. 5.
Câu 65: Phát biểu nào sau đây không đúng
A. Các amino axit là những chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Các peptit và protein đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu xanh lam đặc trưng
C. Tính bazơ của amoniac mạnh hơn anilin nhưng lại yếu hơn etylamin
D. Anilin tác dụng với dung dịch HCl, lấy sản phẩm cho tác dụng với NaOH lại thu được anilin.
Câu 66: Cho các nhận xét sau
(1) Glucozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(2) Etanol và phenol đều tác dụng với dung dịch NaOH.
(3) Tính axit của axit fomic mạnh hơn của axit axetic
(4) Liên kết hiđro là nguyên nhân chính khiến etanol có nhiệt độ sôi cao hơn của đimetylete.
(5) Phản ứng của NaOH với etylaxetat là phản ứng thuận nghịch.
(6) Cho anilin vào dung dịch brom thấy có vẩn đục.
Số kết luận đúng là
A.5.
B.2.
C. 3
D. 4
Câu 67: Cho các phát biểu sau về phenol :
(a) Phenol vừa tác dụng với dung dịch NaOH vừa tác dụng được với Na.
(b) Phenol tan được trong dung dịch KOH.
(c) Nhiệt độ nóng chảy của phenol lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của ancol etylic.
(d) Dung dịch natriphenolat tác dụng với CO2 tạo thành Na2CO3.
(e) Phenol là một ancol thơm.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 2.
Câu 68: Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(b) Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ
(c) Mantorazơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc
(d) Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc -glucozơ và -fructozơ
Trong các phát biểu trên , số phát biểu đúng là:
A.3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 69: Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, số
dung dịch làm xanh quỳ tím là
A.4
B.1
C. 2
D.3
Câu 70: Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là:
A. fructozơ, saccarozơ và tinh bột
B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ
C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ
D. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ
Câu 71: Chất nào sau đây khi đun nóng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có anđehit?
A. CH3-COO-C(CH3)=CH2. B. CH3-COO-CH=CH-CH3.
C. CH2=CH-COO-CH2-CH3. D. CH3-COO-CH2-CH=CH2.
Câu 72: Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu?
A. glyxin.
B. metylamin.
C. axit axetic.
D. alanin.
Câu 73: Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng?
A. vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic.

B. glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic.
C. vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen.
D. vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic.
Câu 74: Tên thay thế (theo IUPAC) của (CH3)3C-CH2-CH(CH3)2 là
A. 2,2,4-trimetylpentan B. 2,2,4,4-tetrametylbutan
C. 2,4,4,4-tetrametylbutan
D. 2,4,4-trimetylpentan
Câu 75: Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
A. etylen glicol và hexametylenđiamin
B. axit ađipic và glixerol
C. axit ađipic và etylen glicol.
D. axit ađipic và hexametylenđiamin
Câu 76: Số lượng đồng phân (có chứa vòng benzen) ứng với công thức phân tử C8H10O, đều tác dụng được với dung dịch
NaOH là
A. 7.
B. 8.
C. 9.
D. 10.
6


Câu 77: Chất X có công thức phân tử C4H9O2N . Biết :
X + NaOH  Y + CH4O
Y + HCl (dư)  Z + NaCl
Công thức cấu tạo của X và Z lần lượt là
A. H2NCH2CH2COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH. B. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.
C. H2NCH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.
D. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH2)COOH.
Câu 78: Có các phát biểu sau :
(a) Cho isopren phản ứng cộng với brom (tỉ lệ số mol 1:1) trong dung dịch, thu được tối đa ba dẫn xuất đi brom.

(b) Đun nóng hỗn hợp gồm metanol, propan-1-ol và propan-2-ol ở 1700C, H2SO4 đặc xúc tác thu được hai anken.
(c) Các dung dịch : axit axetic, glixerol, đipeptit đều hoà tan được Cu(OH)2 .
(d) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ và fructozơ đều thu được sản phẩm giống nhau.
(e) Dung dịch lysin, axit glutamic đều làm đổi màu quỳ tím. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 2.
Câu 79: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
B. Tinh bột và xenlulozơ đều là polisascarit và đều dễ kéo thành sợi.
C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
D. Saccarozơ có khả năng hòa tan Cu(OH)2 nhưng không có khả năng phản ứng tráng gương.
Câu 80: Số amin bậc một có chứa vòng benzen với công thức phân tử C7H9N là
A. 4.
B. 2
C. 3
D. 5
Câu 81: Trong các chất sau, chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất?
A. Metanol.
B. Đimetyl ete.
C. Phenol
D. Etanol.
Câu 82: Phát biểu nào sau đây không đúng:
A. Các peptit có từ hai liên kết peptit trở lên đều có phản ứng màu biure.
B. Đốt cháy hoàn toàn một amino axit X thu được a mol CO2, b mol H2O, c mol N2; nếu b=a+c thì X có 1 nhóm -COOH.
C. Gly, Ala, Val đều không có khả năng hòa tan Cu(OH)2.
D. Các amino axit đều là các chất rắn, có nhiệt độ nóng chảy cao, tương đối ít tan trong nước và có vị ngọt.
Câu 83: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng. B. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.

C. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các α-amino axit.
D. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
Câu 84: Cho các nhận xét sau:
1. Khi cho anilin vào dung dịch HCl dư thì tạo thành dung dịch đồng nhất trong suốt.
2. Khi sục CO2 vào dung dịch natriphenolat thì thấy vẩn đục.
3. Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ có chứa NaOH ở nhiệt độ thường thì xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
4. Dung dịch HCl, dung dịch NaOH, đều có thể nhận biết anilin và phenol trong các lọ riêng biệt.
5. Để nhận biết glixerol và saccarozơ có thể dùng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm và đun nóng. Số nhận xét đúng là:
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 85: Phương pháp hiện đại để sản xuất axit axetic là:
A. Lên men giấm.
B. Oxi hóa anđehit axetic .
C. Cho metanol tác dụng với cacbon oxit.
D. Oxi hóa cắt mạch butan.
Câu 86: Cho các chất: buta-1,3- đien, benzen, ancol anlylic, anđehit axetic, axit acrylic, vinylaxetat. Khi cho các chất đó cộng
H2 dư (xúc tác Ni,to) thu được sản phẩm hữu cơ, đốt cháy sản phẩm hữu cơ này cho số mol H2O lớn hơn số mol CO2. Số chất
thỏa mãn là:
A. 6.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 87: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. Trong phân tử triolein có 3 liên kết π.
B. Muối Na hoặc K của axit béo được gọi là xà phòng.
C. Khi hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn.
D. Xà phòng không thích hợp với nước cứng vì tạo kết tủa với nước cứng.
Câu 88: Cho các phát biểu sau:

1. Độ ngọt của saccarozơ cao hơn fructozơ. 2. Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng phản ứng tráng gương.
3. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
4. Tơ visco thuộc loại tơ nhân tạo.
5. Thuốc súng không khói có công thức là: [C6H7O2(ONO2)3]n.
6. Xenlulozơ tan được trong Cu(NH3)4(ỌH)2. Số nhận xét đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
7


Câu 89: Hợp chất hữu cơ X tác dụng với H2 (xt Ni, to) với tỉ lệ mol 1:2 sinh ra hợp chất hữu cơ Y. Y tác dụng với Na với tỉ lệ
mol 1:1. X là hợp chất nào sau đây.
A. Anđehit oxalic.
B. Anđehit acrylic.
C. Anđehit propionic.
D. Anđehit fomic.
Câu 90: Trong các chất sau, những chất nào được tạo thành từ CH3CHO chỉ bằng một phản ứng: C2H2, C2H4, C2H5OH,
CH3COOH, CH3COONa, CH3COONH4, CH3COOCH=CH2.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 91: Số đồng phân ancol đa chức có công thức phân tử C4H10O2 là:
A. 7.
B. 8.
C. 5.
D. 6.
o

Câu 92: Cho isopren tác dụng với Br2 (tỉ lệ 1:1, ở 40 C) thu được sản phẩm chính có tên gọi là:
A. 1,4-đibrom-2-metylbut-2-en.
B. 1,2-đibrom-2metylbut-2-en.
C. 1,4-đibrom-3-metylbut-2-en.
D. 1,2-đibrom-3-metylbut-2-en.
Câu 93: Cho các chất sau: Phenol, Anilin, Toluen, Metyl phenyl ete, m-nitro phenol. Số chất tác dụng với nước brom là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 94: Xà phòng hóa este C5H10O2 thu được một ancol. Đun ancol này với H2SO4 đặc ở 1700C được hỗn hợp các olefin, este
đó là
A. CH3COOCH2CH2CH3 B. HCOOCH(CH2)3CH3 C. CH3COOCH(CH3)2
D. HCOOCH(CH3)C2H5
Câu 95: Cho các chất sau đây trộn với nhau
(1) CH3COONa + CO2 + H2O 
(2) (CH3COO)2Ca + Na2CO3 
(3) CH3COOH + NaHSO4 
(4) CH3COOH + CaCO3 
(5) C17H35COONa + Ca(HCO3)2 
(6) C6H5ONa + NaHCO3 
Số phản ứng xảy ra là
A. 3
B. 4
C. 6
D. 2
Câu 96: Cho các nhận định sau:
(1) Peptit chứa từ hai gốc aminoaxit trở lên cho phản ứng màu biure
(2) Tơ tằm là polime được cấu tạo chủ yếu từ các gốc của glyxin và alanin
(3) Ứng với công thức phân tử C2H8N2O3 có 3 CTCT dạng muối amoni

(4) Khi cho propan-1,2-điamin tác dụng với NaNO2/HCl thu được ancol đa chức
(5) Tính bazơ của C6H5ONa mạnh hơn tính bazơ của C2H5ONa
(6) Các chất HCOOH, HCOONa, HCOOCH3 đều tham gia phản ứng tráng gương. Số nhận định đúng là:
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
Câu 97. Cho các phát biểu sau
1. Etyl isovalerat có mùi dứa chín.
2. Các triglixerit đều có phản ứng cộng hiđro.
3. Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.
4. Anhiđrit tham gia phản ứng este hóa dễ hơn axit tương ứng.
5. Có thể dùng dung dịch HCl nhận biết các chất lỏng và dung dịch: ancol etylic, benzen, anilin, natriphenolat.
6. Các este thường dễ tan trong nước và có mùi thơm dễ chịu. Số phát biểu đúng là:
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Câu 98: LÝ THUYẾT TỔNG HỢP AMINOAXIT - PEPTIT
Cho các phát biểu sau:
1) Tất cả các aminoaxit đều có tính lưỡng tính.
2) Aminoaxit đơn giản nhất là NH2-COOH.
3) Các aminoaxit đều có phản ứng trùng ngưng.
4) Các aminoaxit đều làm đổi màu quỳ.
5) Trong dung dịch, aminoaxit tồn tại dạng phân tử và lưỡng cực.
6) Các aminoaxit tan tốt trong nước, có nhiệt độ nóng chảy cao và thường có vị ngọt.
7) Amino axetic phản ứng được với HCl và metanol(xúc tác axit).
8) Peptit là hợp chất hữu cơ tạp chức, được tạo nên từ 2 tới 10 gốc alpha-aminoaxit.
9) Các peptit đều bị thủy phân và cho phản ứng màu biure.
10) Peptit kém bền trong môi trường axit và kiềm.

12) Peptit có tính lưỡng tính.
Số phát biểu đúng là ?

8


Câu 99: Cho các nhận xét sau:
a) Tinh bột và xenlulozo đều là các polime thiên nhiên, cùng công thức đơn giản nhất.
b) Xenlulozo không tan trong nước, tan được trong [Cu(NH3)4](OH)2.
c) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozo đều cho glucozo.
d) Tinh bột và xenlulozo có cùng cấu trúc mạch polime.
e) Xenlulozo triaxetat được dùng để chế tạo thuốc súng.
f) Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, hồ dán,..
Số nhận xét đúng là ?
Câu 100:
a) LÝ THUYẾT TỔNG HỢP AMIN
Cho các phát biểu sau:
1) Ở điều kiện thường, có 4 amin là thể khí.
2) Các amin đều độc, ví dụ như nicotin trong thuốc lá.
3) Các amin đều tan tốt trong nước và hóa xanh quỳ tím.
4) Amin có tính bazo là do còn đôi electron tự do trên nguyên tử Nito.
5) Bậc amin là số nguyên tử H trong NH3 bị thay thế bởi gốc hidrocacbon, amin chỉ có bậc 1,2,3.
6) Anilin có tên thay thế là phenylamin.
7) Ở điều kiện thường, anilin là chất lỏng, dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí.
8) Anilin phản ứng được với nước brom do ảnh hưởng của nhóm -NH2 tới nhân benzen.
9) Đimetylamin có bính bazo mạnh hơn metylamin và anilin.
10) Amin bậc 1 tác dụng với HNO2 ở điều kiện thường tạo ancol tương ứng và giải phóng khí N2.
11) Amin thường có thể điều chế bằng cách: ankyl hóa và khử hợp chất nitro.
12) Anilin là nguyên liệu quan trọng trong sản xuất polime, dược phẩm.
Các phát biểu đúng là ?

b) TỔNG HỢP LÝ THUYẾT CACBOHYDRAT
Cho các phát biểu sau:
1) Dựa vào phản ứng thủy phân để phân loại cacbohydrat.
2) Hợp chất cacbohydrat khi thủy phân cho 2 loại monosaccarit gọi là đisaccarit.
3) Các cacbohydrat hay còn gọi là gluxit, là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử luôn chứa nhóm OH.
4) Các cacbohydrat đã học đều là chất rắn ở điều kiện thường và tan tốt trong nước.
5) Liên kết glicozit trong phân tử saccarozo bị cắt đứt trong môi trường axit vô cơ như H2SO4.
6) Glucozo và Fructozo đều tham gia tráng gương và mất màu nước brom.
7) Trong môi trường kiềm thì Fructozo chuyển thành glucozo và ngược lại.
8) Fructozo và glucozo khi tác dụng với H2 đều cho cùng 1 sản phẩm là poliancol.
9) Mantozo và saccarozo là đồng phân của nhau.
10) Tinh bột và xenlulozo có cùng công thức đơn giản nhất.
11) Oxi hóa glucozo bằng nước brom thu được axit gluconic.
12) Xenlulozo và tinh bột đều là polime thiên nhiên, có cùng cấu trúc mạch polime.
13) Xenlulozo dùng để sản xuất tơ xenlulozo trinitrat và tơ axetat.
14) Glucozo được dùng làm thuốc tăng lực cho bệnh nhân.
15) Tinh bột được tạo nên từ các mắc xích beta-glucozo.
16) Glucozo, Fructozo hay tinh bột đều chứa nhóm OH hemiaxetal trong phân tử.
17) Sản phẩm thủy phân hoàn toàn của saccarozo và tinh bột đều cho phản ứng tráng gương.
18) Để chứng minh glucozo dạng mạch hở, người ta cho tác dụng cới anhidrit axetic.
19) Để chứng minh glucozo có OH kề nhau, người ta cho tác dụng với Cu(OH)2/NaOH ở điều kiện thường.
20) Trong dung dịch, glucozo tồn tsij chủ yếu dạng mạch vòng 6 cạnh, fructozo tồn tại chủ yếu vòng 5 cạnh.
Saccarozo chỉ tồn tại dạng mạch vòng.
Các phát biểu đúng là ?

9


c) LÝ THUYẾT TỔNG HỢP CHẤT BÉO
Cho các phát biểu sau:

1) Chất béo là este của glyxerol và các axit béo.
2) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ.
3) Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm luôn thu được xà phòng và etylen glycol.
4) Triolein và tristearin có khả năng mất màu nước brom.
5) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bở oxi không khí hơn chất béo rắn.
6) Hidro hóa chất béo rắn thu được chất béo lỏng.
7) 1 mol chất béo luôn tác dụng với 3 mol NaOH trong dung dịch.
8) Thành phần nguyên tố trong chất béo chỉ gồm: C, H và O.
9) Đốt cháy chất béo luôn cho số mol nước nhỏ hơn số mol CO2.
10) Chất béo không tham gia phản ứng tráng gương.
Số phát biểu đúng ?
d) LÝ THUYẾT ESTE
Cho các phát biểu sau:
1) Este hầu như không tan trong nước, thường có mùi đặc trưng.
2) Este có nhiệt độ sôi thấp hơn axit cacboxylic có cùng số nguyên tử cacbon.
3) Thủy phân este no đơn chức mạch hở luôn thu được ancol và muối của axit cacboxylic.
4) Thủy phân este trong môi trường axit là phán ứng thuận nghịch, cần H2SO4 đặc làm xúc tác.
5) Thủy phân este trong môi trường kiềm luôn thu được xà phòng, phản ứng này gọi là phản ứng xà phòng hóa.
6) Este không có phản ứng tại gốc hidrocacbon.
7) Giữa các phân tử este không có liên kết hidro.
8) Vinyl axetat được điều chế từ axit và ancol tương ứng.
9) Phân tử nước được hình thành trong phản ứng este hóa là do sự kết hợp của OH trong phân tử axit và H trong
phân tử ancol.
10) Hidro hóa hoàn toàn CH3COOC2H5 bằng H2/Ni, to thu được ancol etylic.
Số phát biểu đúng ?
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
DS. Trần Văn Hiền – Đại Học Y Dược Huế
Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Môn Hóa: 4/29 – Hàm Nghi – Tp. Huế
Facebook: fb.com/hiend1a hoặc fb.com/Hienpharmacist
Website: MOON.VN


10



×