1. Phổ huỳnh quang là:
a.Phổ phát xạ phân tử
b. Phổ nguyên tử
c. Phổ dao động – quay
d. Phổ điện tử
2. Vùng phổ có số song…..cm-1 chứa các vân hấp thu của dao động biến dạng ngoài mặt phẳng
của liên kết C-H trong nhân thơm.
a. 4000 – 1500
b. 1720 – 1650
c. 3650 – 3200
d. 910 – 650
3. Mẫu đo phổ hồng ngoại có thể đo được ở dạng nào:
a.Mẫu lỏng dạng nguyên chất hay dung dịch
b. Mẫu khí
c.Tất cả các dạng
d. Mẫu rắn ép viên KBr
4.Trong quang phổ huỳnh quang, cường độ huỳnh quang được phát ra bởi một dung dịch
Quinine sulfat:
a.Không phụ thuộc vào nhiệt độ của dung dịch
b. Không phụ thuộc vào bản chất của dung môi
c. Không phụ thuộc vào pH của dung dịch
d. Phụ thuộc vào nồng độ của dung dịch cần khảo sát
5. Đèn nguồn phát xạ ánh sáng trong vùng phổ hồng ngoại cơ bản là:
a. Đèn Deuterium, đèn hydrogen
b. Đèn halogen, đèn Tungsten
c. Đèn Nernst, đèn Globar, đèn Ni-Cr
d. Đèn thủy ngân, đèn Xenon
6. Về mặt lý thuyết, phân tử acid ascorbic C6H8O6 khi hấp thu ánh sáng trong vùng hồng ngoại sẽ
có bao nhiêu dao động cơ bản :
a. 34
b. 54
c. 44
d. 24
7. Trong phổ IR, vùng nhân thơm có đỉnh hấp thu ở 770-735 cm-1 là đỉnh hấp thu của :
a. Nhân thơm thế ở vị trí ortho
b. Nhân thơm thế hết 5 vị trí của C-H
c. Nhân thơm thế ở vị trí para
d. Nhân thơm thế ở vị trí meta
8. Trong quang phổ huỳnh quang :
a. λPX ≤ λKT
b. λPX > λKT
c. λPX < λKT
d. λPX = λKT
9. Mức năng lượng đủ để kích thích phân tử chuyển sang trạng thái dao động có giá trị
a. 12 Kcal/mol
b. 0,03 Kcal/mol
c. 0,3 - 12 Kcal/mol
d. 0,03 - 0,3 Kcal/mol
10. Trong quang phổ nguyên tử
a. λPX > λKT
b. λPX = λKT
c. λPX < λKT
d. λPX ≤ λKT
11. Máy quang phổ huỳnh quang
a. có detector đặt song song với đường đi của tia sáng nguồn
b. có bộ kính lọc ánh sáng đặt giữa cốc đo và đèn nguồn
c. có đèn nguồn là hydrogen hay halogen
d. có detector đặt vuông góc với đường đi của tia sáng kích thích
12. Trong phổ IR, vùng nhân thơm có đỉnh hấp thu ở 860- 800 cm-1 là đỉnh hấp thu của :
a. nhân thơm thế hết 5 vị trí của C-H
b. nhân thơm thế ở vị trí ortho
c. nhân thơm thế ở vị trí meta
d. nhân thơm thế ở vị trí para
13. Quang kế ngọn lửa là máy hoạt động theo nguyên lý
a. quang phổ phát xạ nguyên tử
b. quang phổ hấp thu nguyên tử
c. quang phổ phát xạ phân tử
d. quang phổ hấp thu phân tử
14.Số sóng được đo bằng đơn vị nào :
a. nm
b. cm
c.s-1
d. cm-1
15. Mức năng lượng đủ để kích thích phân tử chuyển sang trạng thái dao động xuất hiện trong
vùng phổ nào
a. tử ngoại
b. hồng ngoại gần và hồng ngoại cơ bản
c. khả kiến
d. vi sóng và hồng ngoại xa
16. Số sóng của tia sáng IR có bước sóng 10 µm là
a. 2000 cm-1
b. 1000 cm-1
c. 4000 cm-1
d. 3000 cm-1
17. Hai phổ huỳnh quang trên có được từ hai phân tử có cùng nồng độ, có cùng cường độ của
ánh sáng kích thích.Cho biết phổ Y tương ứng với chất nào :
a. hỗn hợp cả 2 chất A và B
b. A
c. không đủ điều kiện kết luận
d. B
18. Thực tế phân tử CO2 khi hấp thu ánh sáng trong vùng hồng ngoại cơ bản sẽ có bao nhiêu dao
động cơ bản
a. 4
b. 2
c. 3
d. 5
19. Để thu được phổ phát xạ khi đo trên máy quang phổ huỳnh quang
a. cố định bước sóng kích thích bằng cách chọn λ trên bộ tạo đơn sắc của nguồn phát xạ
và ghi phổ khi thay đổi bước sóng kích thích.
b.cố định bước sóng kích thích (λKT) bằng cách chọn λKT trên bộ tạo đơn sắc của nguồn
kích thích và ghi phổ khi thay đổi bước sóng phát xạ.
c. cố định bước sóng phát xạ (λPX) bằng cách chọn λPX trên bộ tạo đơn sắc của nguồn phát
xạ và ghi phổ khi thay đổi bước sóng kích thích.
d. cố định bước sóng phát xạ bằng cách chọn λ trên bộ tạo đơn sắc của nguồn kích thích
và ghi phổ khi thay đổi bước sóng kích thích.
20. Đèn cathod lõm (Hollow cathod) có cathod hình trụ lõm,được tráng bên trong bằng một lớp
kim loại :
a. của chính nguyên tố cần định lượng
b. Hg
c. Zn
d. Fe
21. Đầu dò huỳnh quang hoạt động trên nguyên tắc
a.chọn một bước sóng từ đèn nguồn phát ra ánh sáng trên một vùng giải bước sóng rộng.
b. dùng hai bước sóng kích thích và phát xạ
c. các phân tử hợp chất hữu cơ hấp thu ánh sáng UV và độ hấp thu tỷ lệ với nồng độ của
chúng trong dung dịch.
d. dựa trên sự khác nhau giữa chỉ số khúc xạ của pha động và pha động có lẫn chất tan
sau quá trình tách qua cột sắc ký.
22. Sắc ký lỏng hiệu năng cao pha đảo là :
a.được dùng trong sắc ký rây phân tử
b. được dùng trong sắc ký trao đổi ion
c. phân bố mà trong đó pha tĩnh phân cực, pha động là dung môi không phân cực.
c. phân bố mà trong đó pha tĩnh ít phân cực,pha động là dung môi phân cực.
23. Sử dụng lọc tiền cột trong HPLC để
a. tăng thời gian chạy sắc ký
b. tăng độ phân giải
c. tăng khả năng tách của các cấu tử
d. bảo vệ cột sắc ký,loại bỏ tạp chất gây nghẽn cột
24. Khi sử dụng đầu dò khúc xạ kế vi sai, hệ thống HPLC cần phải có
a. hệ thống bơm mẫu tự động
b. hệ thống bơm mẫu bằng valve loop
c. bơm mẫu bằng syringe
d. hệ thống ổn nhiệt cho cột
25. Loại cột HPLC……………….được chế tạo bằng kỹ thuật tiên tiến. Các hạt nhồi được sắp
xếp các lỗ xốp nối với nhau thành một ống theo chiều dài của cột, do đó rất tiện lợi về tốc độ
chảy và tiêu tốn ít dung môi
a. Spherisorb C18, C8.
b. Novapak C18, C8.
c. Nucleosil C18, C8.
d. Chromolith Performance C18, C8.
26. Đầu dò khúc xạ kế vi sai hoạt động trên nguyên tắc
a. dựa trên sự khác nhau giữa chỉ số khúc xạ của pha động và pha động có lẫn chất tan
sau quá trình tách qua cột sắc ký.
b. dùng bước song kích thích để đo góc khúc xạ.
c. chọn một bước sóng từ đèn nguồn pga1t ra ánh sáng trên một vùng giải bước sóng
rộng.
d. các phân tử hợp chất hữu cơ hấp thu ánh sáng UV và độ hấp thu tỉ lệ với nồng độ của
chúng trong dung dịch.
27. Xử lý dung môi trong phương pháp HPLC trường hợp pha động là nước
a. lọc qua màng lọc Teflon.
b. tất cả đều đúng
c. màng lọc RC (regenerated cellulose, cellulose tái sinh), polyamid hay nylon.
d. cellulose nitrat hay cellulose acetat kích thước 0,22 và 0,45 µm
28. Áp suất hoạt động tối đa của máy SKLHNC thông thường từ:
a. 5000-6000 psi
b. 300-400psi
c. 500-600 psi
d.1000-1500 psi
29.Xử lý dung môi trong phương pháp HPLC trường hợp pha động là hỗn hợp dung môi hữu cơ
và nước, người ta thường dùng :
a. màng lọc RC (regenerated cellulose, cellulose tái sinh),polyamid hay nylon
b. lọc qua màng lọc Teflon
c. tất cả đều đúng
d. cellulose nitrat hay cellulose acetat kích thước 0,22 và 0,45 µm
30. Đầu dò PDA hoạt động trên nguyên tắc :
a. các phân tử hợp chất hữu cơ hấp thu ánh sáng UV và độ hấp thu tỉ lệ với nồng độ của
chúng trong dung dịch.
b.dùng hai bước sóng kích thích và phát xạ
c.dựa trên sự khác nhau giữa các chỉ số khúc xạ của pha động và pha động có lẫn chất tan
sau quá trình tách qua cột sắc ký.
d. chọn một bước sóng từ đèn nguồn phát ra ánh sáng trên một vùng dải bước sóng rộng
31. Một dung dịch của một hợp chất có nồng độ 0,15M được đặt trong cốc đo dày 1cm được
đem đo phổ UV-Vis cho thấy một độ hấp thu là 0,62. Tính hệ số hấp thụ mol ε của hợp chất này.
a. 2,16 mol-1.dm3.cm-1
b. 4,15 mol-1.dm3.cm-1
c. 4,13 mol-1.dm3.cm-1
d. 2,13 mol-1.dm3.cm-1
32. Phổ UV-Vis là
a. Phổ phát xạ
b. Phổ nguyên tử
c. Phổ phân tử
d. Phổ hồng ngoại
33. Muốn kích thích điện tử σ thì cần năng lượng……năng lượng kích thích điện tử π
a. bằng với
b. hơi yếu hơn
c. lớn hơn
d. nhỏ hơn
34. Trong quang phổ, năng lượng của bất kỳ bức xạ nào cũng tỷ lệ nghịch với………của nó
a. chu kỳ
b. số tia truyền qua
c. tần số
d. độ dài sóng
35. Một chất có khối lượng phân tử là 245 được tìm thấy có hệ số hấp thụ là 298 g.dm3.cm-1. Hệ
số hấp thụ mol εM của nó là
a. 1,016 mol-1.dm3.cm-1
b. 1,216 mol-1.dm3.cm-1
c. 2,116 mol-1.dm3.cm-1
d. 1,612 mol-1.dm3.cm-1
36. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ hấp thu
a. nhiệt độ, ẩm độ, không khí.
b. không khí
c. ẩm độ
d. cấu trúc phân tử, môi trường
37. Các điện tử của phân tử hấp thu các……..thích hợp để chuyển các điện tử này từ các orbitan
và có năng lượng…..
a. photon, cao xuống thấp
b. proton, cao xuống thấp
c. photon, thấp lên cao
d.tất cả đều đúng
38. Hệ số hấp thụ mol ε của 1 hợp chất là 32,667 mol-1.dm3.cm-1 (ở 740 nm) có độ hấp thụ là
0,81 khi đo phổ UV-Vis trong cốc đo dày 1cm. Tính nồng độ mol C của hợp chất này.
a. 2,38 x 10-3 M
b. 2,18 x 10-3M
c. 2,48 x 10-3M
d. 2,45 x 10-3 M
39. Trong các hệ liên hợp, tính bất định xứng của liên kết π càng tăng thì các…..càng dễ hấp thu
a. nhóm cố định màu
b. nhóm trợ màu
c. nhóm mang màu
d. nhóm chuyển dịch màu
40. Các bước sống ngắn để đo độ hấp thụ của các nucleic acid ……..
a. không bị hấp thụ bởi các cốc đo thủy tinh và cốc đo plastic
b. không bị hấp thụ bởi cốc đo thạch anh
c. bị hấp thụ bởi các cốc đo thủy tinh và cốc đo thạch anh
d. bị hấp thụ bởi cốc đo thạch anh
41.Chênh lệch năng lượng giữa các mức dao động và quay thì …….so với chênh lệch năng
lượng của trạng thái điện tử
a. khá hơn
b. kém nhiều
c. ngang bằng
d. hơn
42. Các phân tử hay ion hấp thu ánh sáng gây ra 3 kiểu thay đổi năng lượng, đó là :
a. điện tử, bức xạ, quay
b. điện tử, phát xạ, quay
c. phát xạ, dao động, quay
d. điện tử, dao động, quay
43. các polien mạch thẳng hoặc mạch vòng càng có nhiều liên hợp π-π thì bước sóng hấp thu cực
đại càng
a. chuyển dịch về vùng bước sóng dài hơn
b. chuyển dịch về vùng bước sóng ngắn hơn
c. hiện ra rõ hơn
d. không chuyển dịch
44.Trong quang phổ hấp thu, theo thuyết hạt, chùm tia bức xạ gồm dòng các hạt gián đoạn gọi là
a. electron
b. photon
c. năng lượng
d. lượng tử
45. Dung dịch nước của một phẩm nhuộm có đỉnh hấp thụ mạnh với λmax = 464 nm. Màu của
dung dịch này là
a. đỏ
b. không màu
c. vàng
d. tím
46. Theo định luật Lambert-Beer, độ hấp thụ không phụ thuộc vào :
a. đường đi của tia sáng qua mẫu đo
b. màu của dung dịch
c. hệ số hấp thu phân tử của chất cần phân tích
d. nồng độ của dung dịch
47……….là nhóm chức chưa no, liên kết đồng hóa trị trong phân tử gây ra sự hấp thu bức xạ
trong vùng UV-Vis (>200 nm)
a. nhóm tăng màu
b. nhóm chuyển dịch màu
c. nhóm trợ màu
d.nhóm mang màu
48. Khi bị kích thích bởi năng lượng điện áp thấp, khí Deuteri tạo một phổ hầu như hoàn
toàn…….Ở bước sóng dài hơn, đèn Deuteri vẫn còn tạo ra độ mạnh, nhưng phổ liên tục đã bị
trộn với các vạch phát xạ hẹp và sẽ gây ra phổ… với các phép đo định lượng.
a. liên tục / trong vùng Vis giữa 375 nm – 800 nm
b. liên tục/ trong vùng UV giữa 160 nm – 375 nm
c. đứt quãng / trong vùng UV giữa 160 nm – 375 nm
d. bị nhiễu / trong vùng UV giữa 375 nm – 800 nm
49. Trong định luật Lambert-Beer, hệ số hấp thu phân tử (εM) của một chất hấp thu
a. không thay đổi theo nhiệt độ
b. không phụ thuộc vào bản chất dung môi
c. phụ thuộc vào độ dày cốc đo
d. không thay đổi theo độ dài sóng
50.Trong công thức A = ε.C.l, thì ε được gọi là
a. hệ số hấp thu mol
b. hệ số hấp thu toàn phần
c. hệ số tắt riêng
d. hệ số tương quan
51. Điện cực chỉ thị trong chuẩn độ acid-base môi trường nước
a. điện cực Pt
b. điện cực Ag/AgCl
c. điện cực thủy tinh
d. điện cực Ag.
52. Điện cực kim loại loại 3 có cấu tạo từ:
a. màng mỏng chọn lọc ion
b. kim loại trơ
c. kim loại quý
d. Ag
53. Điện cực kim loại loại 3 dùng để làm
a. điện cực chỉ thị trong chuẩn độ oxy hóa khử của kim loại đó.
b. điện cực chỉ thị khi dùng xác định chính ion của kim loại đó.
c. điện cực chỉ thị trong chuẩn độ oxy hóa khử nói chung (điện cực trơ).
d. điện cực chỉ thị khi dùng xác định anion tạo tủa với chính kim loại đó trong chuẩn độ
kết tủa hay tạo phức
54. Sai số kiềm của điện cực thủy tinh do …. và….
a. dung dịch đo quá kiềm/không thể khắc phục được
b. cấu tạo màng thủy tinh/có thể khắc phục được
c. cấu tạo màng thủy tinh/ không thể khắc phục được
d.dung dịch đo quá kiềm/có thể khắc phục được
55. Điện cực so sánh trong chuẩn độ acid-base môi trường nước
a. điện cực thủy tinh
b. điện cực Pt
c. điện cực màng chọn lọc ion
d. calomel
56. Phản ứng điện hóa trên điện cực calomel là
a. AgCl + e → Ag + Clb. HgCl2 + 2e → Hg + 2Cl-
c. Hg2Cl2 + 2e → 2Hg+ + 2Cld. HgSO4 + 2e → Hg + SO4257. Điện cực kim loại loại 3 được dùng làm
a. điện cực so sánh khi dùng xác định chính ion của kim loại đó
b. điện cực chỉ thị khi dùng xác định anion tạo phức với chính kim loại đó trong chuẩn độ
tạo phức
c. điện cực chỉ thị khi dùng xác định anion tạo tủa với chính kim loại đó trong chuẩn độ
kết tủa.
d. điện cực chỉ thị khi dùng xác định chính ion của kim loại đó.
58. Việc xác định điểm tương đương trong chuẩn độ acid-base môi trường khan dựa trên
a. bước nhảy của điện thế trong quá trình chuẩn độ
b. bước nhảy của pH trong quá trình chuẩn độ
c. bước nhảy của cường độ dòng khuếch tán trong quá trình chuẩn độ
d. sự thay đổi đột ngột của cường độ dòng khuếch tán trong quá trình chuẩn độ
59. Thế tiếp xúc lỏng là thế
a. bắt nguồn từ tốc độ di chuyển khác nhau của các ion giữa 2 dung dịch định lượng
b. phát triển trên bề mặt tiếp xúc giữa kim loại5 và dung dịch muối của nó mà kim loại đó
nhúng vào
c. phát triển do sự chuyển động nhiệt của các chất tan
d. bắt nguồn từ tốc độ di chuyển khác nhau của các ion giữa 2 dung dịch điện ly
60. Trong chuẩn độ Karl-Fisher nên sử dụng cặp điện cực
a. Pt – Pt
b. Calomel – Pt
c. Calomel – thủy tinh
d. Ag/AgCl – giọt thủy ngân
61. Thành phần của thuốc thử Karl-Fisher cổ điển gồm
a. MeOH,I2 , SO2, methamizol
b. I2 , SO2, pyridine,methamizol
c.MeOH, I2 , SO2, pyridine
d.MeOH, I2 , SO2, pyridine, methamizol
62. Điện cực kim loại được cấu tạo từ
a. kim loại quý
b. kim loại trơ
c. kim loại tinh khiết
d. hợp kim Ag
63. Máy đo pH gồm các phần sau
a. cặp điện cực calomel – thủy tinh, máy chủ, dung dịch đệm chuẩn
b. điện cực thủy tinh, máy chủ, dung dịch đệm chuẩn
c. điện cực thủy tinh, điện cực calomel và máy chủ
d. cặp điện cực calomel – thủy tinh, máy chính, dung dịch đệm chuẩn
64.Cầu muối là nơi vận chuyển của các
a. phần tử tích điện
b. phần tử tích điện dương
c.phần tử tích điện âm
d.ion
65. trong phương trình Nernst, khi có chất khí tham gia vào phản ứng thì dùng
a. thể tích đã tham gia phản ứng (tính bằng đơn vị mol) của khí đó thay cho hoạt độ
b. thể tích đã tham gia phản ứng (tính bằng đơn vị lít) của khí đó thay cho hoạt độ
c. áp suất riêng phần (tính bằng đơn vị atm) của khí đó thay cho hoạt độ
d. áp suất riêng phần (tính bằng đơn vị mmHg) của khí đó thay cho hoạt độ
66. Trong pin Galvanic, dòng điện tử di chuyển ở mạch ngoài từ
a. cathod sang anod thông qua cầu muối
b. anod sang cathod thông qua cầu muối
c. cathod sang anod
d. anod sang cathod
67.Chiết với cặp ion: một số acid hữu cơ có thể tạo cặp ion với…..trong pha nước và cặp ion này
có thể được chiết vào pha hữu cơ
a. các acid mạnh
b. các amoni
c. các hợp chất sulfonic
d. các chất trung tính
68. Dung dịch nước của một amin hữu cơ có K = 3 và pKb = 5. Dung môi chiết chloroform có
pH nào sau đây sẽ cho hiệu suất chiết cao nhất
a. pH 10
b.pH 7
c. pH 5
d.pH 3
69. Độ rộng của dải và năng suất phân giải phụ thuộc chủ yếu vào
a. điều kiện chiết xuất
b. hệ số phân bố biểu kiến của chất tan trong hệ
c. nồng độ của chất tan trong hệ
d.số lần chiết
70. Nguyên tắc lực chọn chất hấp phụ trong chiết pha rắn
a. dựa vào kinh nghiệm
b. độ phân cực của chất hấp phụ tương đương với dung môi rửa giải chất phân tích
c. độ phân cực của chất hấp phụ tương đương với dung môi loại tạp .
d. độ phân cực của chất hấp phụ tương đương với chất phân tích
71. Cơ sở lý thuyết của sắc ký là
a. chiết lỏng – lỏng
b. chiết lặp
c. chiết ngược dòng gián đoạn
d. chiết ngược dòng liên tục
72. Ưu điểm của chiết pha rắn so với chiết lỏng-lỏng
a. lưu giữ tốt chất phân cực mạnh
b. tính chọn lọc tốt
c. kết nối với hệ GC hay HPLC
d. đơn giản, dễ thực hiện
73. Hệ số phân bố là tỷ số giữa
a. nồng độ các dạng khác nhau của chất tan ở pha hữu cơ và pha nước
b. nồng độ chất tan ở pha hữu cơ và pha nước
c. nồng độ chất tan ở pha nước và pha hữu cơ
d. nồng độ các dạng khác nhau của chất tan ở pha nước và pha hữu cơ
74. Chiết bằng Soxhlet thuộc loại
a. chiết ngược dòng
b. chiết lặp
c. chiết đơn
d.chiết lỏng-lỏng
75.Phương pháp biến đổi trạng thái là phương pháp
a. lọc
b. ly tâm
c. muối kết
d. chuyển pha
76. Ion chỉ có thể được định lượng bằng cách tạo….với dithizon
a. phức chelat
b. cặp ion
c.phức có màu
d…..
ĐIỀN KHUYẾT
Không phát huỳnh quang
Phát huỳnh quang
Cặp
1
6
2
4
14. Mục đích của chiết ngược dòng là…………..
15. Phương pháp sắc ký phân bố là……………
5
3
16. Khi…………tăng thì hiệu lực cột giảm.
17. Khi………….lớn thì hiệu lực cột giảm.
18. Dòng điện thẩm có………………nên không làm cho pic giãn rộng như trong trường hợp
dòng thủy tĩnh trong HPLC.
19. Trong kỹ thuật điện di mao quản mixen điện động, một chất hoạt độ bề mặt được thêm vào
dung dịch đệm ở nồng độ lớn hơn…………
20.Cho công thức tính độ phân giải (RS) như sau
Hãy cho biết các cách để tăng RS trong trường hợp Rs dưới 1,5?
BÀI TẬP
21. Phức của Fe(SCN)3 có λmax = 580 nm. Kết quả đo độ hấp thu của Fe(SCN)3 ở 580 nm của
mẫu nước giếng như bảng dưới đây, tính nồng độ ion Fe(III) trong mẫu nước giếng (theo ppm)
Mẫu
1
2
Thể tích (ml)
Mẫu thử
Acid
50
5
50
5
A
Chuẩn Fe (III)
5
0
KSCN
20
20
H2O
20
25
0,549
0,231
Xét mẫu thử 1:
CFe1 = 5/50 x 100 = 10% (tt/tt)
ε = A/C = 5,49
Xét mẫu thử 2:
CFe2 = A/ε = 4,2 % (tt/tt)
Nồng độ Fe trong mẫu nước giếng: 10 x CFe2 = 42% (tt/tt) = 42 x 104 ppm
22. Hòa tan Quinin có trong viên thuốc chống sốt rét với dung dịch HCl 0,1 M vừa đủ 500ml.
Hút chính xác 10 ml dung dịch này pha loãng với HCl 0,1 M trong BĐM 50ml, đo cường độ
phát quang tương đối của dung dịch này ở bước sóng phát xạ 347 nm được giá trị 288. Cường độ
phát quang tương đối của dung dịch quinine chuẩn 100 ppm đo trong cùng điều kiện có giá trị
180.Tính hàm lượng theo mg của quinine có trong viên thuốc.
Xét dd quinine chuẩn:
ε = A/C =180/100 = 1,8
Xét mẫu thử đem đo
C = A/ε = 288/1,8= 160 ppm
Độ pha loãng của quinine: 500 x 5 = 2500 lần
Hàm lượng của quinine trong viên thuốc: 160 x 2500 = 400 000 ppm = 400 mg