Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

“Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thời gian làm việc của CBCNV khối văn phòng nhà máy Đạm Phú Mỹ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.94 KB, 66 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, thế giới đă trải qua thập niên đầu của thế kỷ XXI cùng với sự
bùng nổ của công nghệ thông tin. Cả thế giới là một thị trường mở. Xu thế
toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng, cạnh tranh kinh tế
sẽ diễn ra gay gắt hơn trên quy mô toàn cầu. Nó mang lại hiệu quả quan trọng
trên nhiều lĩnh vực: Kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị, văn hóa, xă hội.
Sự biến đổi trong nền kinh tế thị trường ngày càng mạnh mẽ và đa dạng, đã và
đang tiếp tục tạo nên những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp trong nước.
Đứng trước sự cạnh tranh khốc liệt đó, các công ty đã kết hợp với nhau tạo nên một
loạt các Công ty cổ phần, các tập đoàn kinh tế...với mong muốn tạo nên sức mạnh mới
để phát triển hơn nữa và nâng cao năng lực cạnh tranh, dựa trên những nguồn lực sẵn
có và những cơ hội mà thị trường sôi động đang mang lại.
Tuy nhiên, hơn bao giờ hết các doanh nghiệp cũng hiểu rằng, nội lực lớn nhất tạo
nên sức mạnh cạnh tranh và sự phát triển không ai khác chính là con người, cụ thể hơn
đó chính là những người lao động. Vì vậy việc quản lý và sử dụng hiệu quả năng lực
thời gian làm việc của người lao động là một trong những quyết sách hàng đầu cần
được ưu tiên để bồi dưỡng và phát triển.
Với xu thế hội nhập phát triển, Việt Nam đang đổi mới toàn diện nền
kinh tế, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Chúng ta đă
là thành viên của hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN(1995), gia nhập
APEC(1998), tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN gọi tắt là AFTA
(2006), là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO
(11/2006). Đây là môi trường thương mại thuận lợi, cơ hội kinh doanh để phát

1


triển nhưng cũng là thử thách quyết liệt đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - Công ty Cổ phần - Nhà


máy Đạm Phú Mỹ được thành lập theo quyết định số

02/2003/QĐ-VPCP

ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng Chính phủ, tổng công
ty chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/01/2004, có nhiệm vụ tiếp nhận,
quản lý, vận hành nhà máy Đạm Phú Mỹ; sản xuất, kinh doanh phân đạm,
amonia lỏng, khí công nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác có liên quan.
Ngày 21/09/2004, Tổng Công ty đă tiếp nhận bàn giao nhà máy Đạm Phú Mỹ
từ tổ hợp Nhà thầu Technip - Samsung và Ban Quản Lư Dự Án Nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Đây cũng là thời điểm sản phẩm đạm chính thức đầu tiên được đưa ra thị trường với
thương hiệu “Đạm Phú Mỹ ”.
Qua 07 năm hình thành phát triển, khả năng đáp ứng của nhà máy hiện nay
khoảng trên 740.000 tấn urê/năm, tương ứng khoảng 40% nhu cầu urê của cả nước.
Thương hiệu “Đạm Phú Mỹ” đă khẳng định được vị thế dẫn đầu trong ngành phân bón
Việt Nam về chất lượng và được bà con nông dân cả nước tin dùng, góp phần bình ổn
thị trường phân bón trong nước. Đi cùng với sự phát triển của Tổng công ty phân bón
và hóa chất dầu khí-CTCP đó là sự quan tâm đến người lao động cũng được chú ý
nhiều hơn thông qua các chính sách quản lý hợp lý như chính sách trả lương trả
thưởng, chính sách đào tạo, năng lực của nhân viên ngày càng được cải thiện, thu
nhập của nhân viên ngày một nâng cao…Tuy nhiên bên cạnh những nỗ lực đó việc
quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của người lao động còn bộc lộ nhiều
thiếu sót cần phải khắc phục.
Đề tài nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thời gian làm việc
của CBCNV khối văn phòng nhà máy Đạm Phú Mỹ” là những đánh giá thực trạng
sử dụng thời gian lao động đồng thời nêu bật những ảnh hưởng của nó đến hoạt động
sản xuất kinh doanh cũng như đề xuất các giải pháp hiệu quả trong việc sử dụng thời

2



gian lao động của CBCNV khối văn phòng từ đó nhân rộng và áp dụng hiệu quả
các giải pháp trên cho toàn bộ CBCNV của nhà máy Đạm Phú Mỹ- TCT phân bón và
hóa chất dầu khí.
.
2. Mục đích nghiên cứu
Từ hệ thống cơ sở lý thuyết về đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động trong
doanh nghiệp tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Đánh giá thực trạng việc sử dụng hiệu quả thời gian làm việc CBCNV khối văn
phòng xưởng sản phẩm nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thời gian làm việc của CBCNV khối
văn phòng xưởng sản phẩm nhà máy Đạm Phú Mỹ trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Toàn bộ CBCNV làm việc khối văn phòng (làm giờ hành chính) của 07 phòng
chức năng gồm: phòng công nghệ sản xuất, phòng kỹ thuật, phòng vật tư, phòng an
toàn bảo vệ, phòng hành chính, phòng TCNS, phòng kế toán và 01 xưởng sản phẩm
tại nhà máy Đạm Phú Mỹ được phân tích đánh giá chi tiết từng nội dung, xác định
điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thời gian làm việc toàn
diện (theo sơ đồ tổ chức nhân sự nhà máy Đạm Phú Mỹ đến 3/2011).
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích thống kê, điều tra thống kê, khảo
sát, lấy ý kiến chuyên gia. So sánh nghiên cứu tài liệu và nghiên cứu sự tương tác
của nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của
CBCNV khối văn phòng xưởng sản phẩm.
5. Ýnghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Phân tích thực trạng sử dụng hiệu quả thời gian làm việc cán bộ công nhên viên
khối văn phòng xưởng sản phẩm tại nhà máy Đạm Phú Mỹ và ảnh hưởng của nó tới hiệu

3



quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thời gian làm việc của CBCNV khối văn
phòng xưởng sản phẩm nhà máy Đạm Phú Mỹ.
6. Nội dung kết cấu của đề tài nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lý luận về thời gian lao động và sử dụng hiệu quả thời gian
lao động
Chương 2: Phân tích thực trạng việc sử dụng hiệu quả thời gian lao động của
CBCNV khối văn phòng tại nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả thời gian làm việc của CBCNV khối
văn phòng nhà máy Đạm Phú Mỹ

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỜI GIAN LAO ĐỘNG VÀ SỬ
DỤNG HIỆU QUẢ THỜI GIAN LAO ĐỘNG
1. Các khái niệm và phân loại thời gian lao động:
a. Thời gian lao động: Là khoảng thời gian diễn ra tổng thể các hoạt động của con

người tại nơi làm việc để hoàn thành một nhiệm vụ sản xuất nhất định. Thời gian lao
động được đo bằng giây, phút, giờ, ca, tháng, quý, năm.
b. Thời gian sản xuất: bao gồm
-

Thời gian đưa vào định mức lao động

-


Thời gian chuẩn kết
Là thời gian người công nhân dùng vào việc chuẩn bị phương tiện sản xuất để thực
hiện công việc được giao và tiến hành mọi hoạt động có liên quan đến việc hoàn
thành công việc đó. Thời gian chuẩn kết bao gồm thời gian nhận việc, nhận dụng
cụ, nguyên vật liệu, chứng từ kỹ thuật, nghiên cứu công việc phải làm, sản xuất thử,
điều chỉnh thiết bị theo yêu cầu công nghệ, giao thành phẩm, trả nguyên vật liệu
thừa ... Đặc điểm của thời gian chuẩn kết là chỉ hao phí một lần cho cả loạt sản
phẩm mà không phụ thuộc vào số lượng.

-

Thời gian tác nghiệp: Là thời gian trực tiếp hoàn thành bước công việc. Nó được lặp
đi lặp lại qua từng đơn vị sản phẩm. Thời gian tác nghiệp bao gồm thời gian chính
và thời gian phụ.

-

Thời gian chính : Là thời gian làm cho đối tượng thay đổi về chất lượng (hình dáng,
kích thước, tính chất lý hoá học...). Thời gian chính còn gọi là thời gian máy gồm
thời gian máy chạy có việc và thời gian máy chạy không việc. Thời gian chính có thể
là thời gian làm (bằng tay, vừa tay vừa máy, hoặc hoàn toàn bằng máy).

-

Thời gian phụ : Là thời gian công nhân hao phí vào các hoạt động cần thiết để tạo
khả năng làm thay đổi chất lượng của đối tượng lao động.

-


Thời gian phục vụ nơi làm việc: Là thời gian hao phí để trông coi và bảo đảm cho
5


nơi làm việc hoạt động liên tục trong suốt ca làm việc. Nó bao gồm thời gian phục
vụ tổ chức và thời gian phục vụ kỹ thuật.
-

Thời gian phục vụ tổ chức: Là thời gian hao phí để làm công việc phục vụ có tính
chất tổ chức như giao nhận ca, kiểm tra thiết bị, quét dọn nơi làm việc.

-

Thời gian phục vụ kỹ thuật là thời gian hao phí để làm các công việc có tính chất kỹ
thuật như điều chỉnh máy móc, sửa lại dụng cụ đã mòn...

-

Thời gian nghỉ giải lao và nhu cầu cần thiết: Thời gian nghỉ ngơi là thời gian cần
thiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của người lao động trong suốt ca làm
việc. Thời gian nghỉ ngơi phụ thuộc vào các yếu tố gây mệt mỏi như sự căng thẳng
thần kinh, sự gắng sức, điều kiện làm việc... Độ dài thời gian nghỉ ngơi phụ thuộc
vào số lượng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong từng công việc cụ thể,nó
được phân bố đồng đều trong suốt ca làm việc.Thời gian nghỉ vì các nhu cầu cần
thiết là thời gian công nhân ngừng làm việc để giải quyết nhu cầu sinh lý tự nhiên
như uống nước, đại, tiểu tiện...

-

Thời gian không đưa vào định mức: là thời gian ngoài mức lao động là những thời

gian không cần thiết và không hợp lý để hoàn thành một công việc nhất định. Nó bao
gồm các loại thời gian sau đây:
 Thời gian làm những việc không nằm trong nhiệm vụ sản xuất: được gọi là

những lãng phí không sản xuất. Thí dụ theo quy định công nhân phụ phải mang
vật liệu đến cho công nhân chính, nhưng công nhân chính lại tự đi lấy, hay là
thời gian người lao động tự làm các công việc không được giao...
 Thời gian lãng phí do các nguyên nhân tổ chức- kỹ thuật: còn gọi là thời gian

tổn thất, lãng phí do các thiếu sót về tổ chức và các nguyên nhân kỹ thuật dẫn
tới không đảm bảo điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất trên chỗ làm việc
như chờ việc, chờ cẩu, chờ sửa chữa máy móc.


Thời gian lãng phí do người lao động vi phạm: là thời gian tổn thất, lãng phí do
người lao động vi phạm kỷ luật lao động như đi muộn, về sớm, làm việc riêng,
bỏ chỗ làm việc không rõ lý do...

Việc nghiên cứu các loại thời gian tổn thất này nhằm giúp cho doanh nghiệp khắc phục,
đi đến loại bỏ chúng, nhằm không ngừng nâng cao năng suất lao động trong mỗi đơn vị
6


cũng như toàn doanh nghiệp góp phần năng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động:
a.

Chỉ tiêu sử dụng thời gian lao động: muốn biết được tình hình sử dụng thời gian
lao động trong nhà máy thì phải đi phân tích bảng cân đối thời gian lao động. Bảng

cân đối thời gian lao động bao gồm hệ thống các chỉ tiêu biểu hiện khái quát tình
hình sử dụng thời gian lao động trong nhà máy, có thể được lập cho từng tháng, quý,
06 tháng, năm. Có 2 bảng cân đối về thời gian lao động được dùng để phân tích đó là
bảng cân đối sử dụng thời gian lao động theo đơn vị ngày - người, và giờ- người. Từ
bảng cân đối sử dụng thời gian lao động ta xác định hệ số sử dụng ngày công và hệ
số sử dụng giờ công.

b. Bảng cân đối sử dụng thời gian lao động theo đơn vị ngày- người bao gồm:
-

Phần phân tổ gồm các nhóm lao động và toàn bộ lao động của đơn vị nghiên cứu.

-

Phần chỉ tiêu gồm:
Quỹ thời gian lao động theo tiêu chuẩn về quỹ thời gian theo lịch: là chỉ tiêu phản ánh
tổng số ngày- người theo lịch của toàn bộ số lao động các loại mà đơn vị có.
Quỹ thời gian lao động theo chế độ: là chỉ tiêu phản ánh tổng số ngày-người mà toàn
bộ số lao động các loại của đơn vị phải làm việc theo quy định của chế độ lao động do
nhà nước ban hành.
Quỹ thời gian lao động có thể sử dụng cao nhất: là chỉ tiêu phản ánh tổng số ngàyngười lớn nhất của toàn bộ số lao động các loại mà đơn vị có thể sử dụng phù hợp với
luật lao động.
Số ngày làm việc thực tế trong chế độ: Là tổng số ngày mà người lao động thực tế có
mặt và thực tế có làm việc phù hợp với quy định của luật lao động.
Số ngày vắng mặt: là tổng số ngày mà người lao động không đến nơi làm việc. Việc
vắng mặt có thể do nhiều lý do khác nhau, chính đáng và không chính đáng, được
phép và không được phép: ốm đau, sinh đẻ, hội họp.
Số ngày ngừng việc: là tổng số ngày mà người lao động đến nơi làm việc nhưng thực
7



tế không làm việc.
Số ngày làm thêm giờ: là số ngày mà người lao động đăng ký làm thêm giờ ngoài thời
gian lao động theo chế độ.
c.

Chỉ tiêu tiền lương, thu nhập:
Tiền lương là lượng tiền mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao

-

động sau khi hoàn thành một công việc nhất định hoặc sau khoảng một thời gian
nhất định.
Thu nhập là tổng số tiền mà người lao động nhận được trong một khoảng thời

-

gian nhất định từ các nguồn khác nhau. Các nguồn thu nhập đó có thể là từ cơ sở
sản xuất (tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp), từ kinh tế phụ gia
đình (bằng tiền hoặc hiện vật), từ các nguồn khác (tiền lãi từ các khoản giử tiết
kiệm, quà biếu).
Tiền lương, thu nhập là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng thời gian lao động:

-

Tiền lương, thu nhập của người lao động càng cao thì sự hài lòng về công việc
của người lao động càng được tăng cường, dẫn đến giảm lãng phí giờ công, ngày
công, người lao động gắn bó với tổ chức, giảm thuyên chuyển lao động, tăng năng
suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
d.


Đánh giá sự ảnh hưởng của hiệu quả làm việc CBCNV theo cơ cấu độ tuổi: ta
cần phải đánh giá cơ cấu độ tuổi của CBCNV và khả năng đáp ứng của họ trong việc
xử lý công việc từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hơn nữa trong công tác quản lý
thời gian làm việc hiệu quả thích hợp cho từng đối tượng CBCNV .

e.

Khả năng đáp ứng về mặt chuyên môn ngành nghề CBCNV là những tiêu chuẩn
cơ bản làm việc ảnh hưởng đến kỹ năng và thời gian giải quyết công việc hiệu quả
thông qua các kiến thức chuyên môn được đào tạo chính quy và thường xuyên của
họ.

f.

Đánh giá về chất lượng kết quả làm việc của CBCNV: thông qua chất
lượng thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao, điều hành công việc, lănh
8


đạo nhân viên, ra quyết định, đánh giá kết quả thực hiện công việc, hiệu quả
và tính linh hoạt trong xử lý vấn đề. Để đánh giá khách quan cần phải khảo
sát ý kiến của tập thể liên quan đến công tác của những người liên quan (cấp quản lý,
chuyên viên, nhân viên)
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thời gian lao động:

3.1 . Nhân tố thuộc về cá nhân người lao động:
3.1.1 Trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độ quản lý của CBCNV lao động
Trình độ tay nghề của công nhân cao thì các thao tác, các động tác và các bước công
việc sẽ được thực hiện một cách nhanh gọn, chính xác và hiệu quả lao động cao từ đó

hao phí thời gian lao động tính trên một sản phẩm sẽ ít hơn so với những công nhân có
trình độ tay nghề bình thường. Như vậy trình độ văn hoá và chuyên môn lành nghề của
người lao động càng cao thì nó sẽ nâng cao năng suất lao động từ đó nâng cao hiệu quả
sử dụng thời gian lao động. Để có thể có được năng suất lao động cao và tận dụng tối đa
thời gian làm việc thì đòi hỏi người quản lý phải nắm rõ trình độ chuyên môn lành nghề
của người lao động để bố trí lao động cho hợp lý với khả năng của từng người.
Trình độ quản lý doanh nghiệp được nhận biết, đánh giá trên cơ sở chất lượng thực hiện
các vai trò của mình. Hình 1.3 trình bày mối liên hệ tương quan giữa trình độ quản lý
doanh nghiệp và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

-

Trình độ quản lý của doanh nghiệp

Hình 1.3. Quan hệ giữa trình độ quản lý doanh nghiệp với hiệu quả kinh doanh
nghiệp.

của doanh

Thực tế khẳng định rằng: quản lý yếu kém là nguyên nhân sâu xa, quan trọng
nhất của tình trạng:
 Thiếu việc làm: thiếu vốn, tiền chi cho hoạt động kinh doanh;
 Công nghệ, thiết bị lạc hậu;
 Tŕnh độ và động cơ làm việc của đông đảo người lao động thấp;
 Chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng;
9


 Lăng phí nhiều, chi phí cao, giá thành đơn vị sản phẩm cao, giá chào bán

không có sức cạnh tranh.
3.1.2 Sức khỏe của người lao động
Người công nhân có sức khoẻ tốt sẽ làm việc tích cực và hăng say hơn tạo ra nhiều sản
phẩm hơn. Và những người có sức khoẻ tốt thì họ sẽ có mặt tại nơi làm việc đầy đủ
hơn, làm việc hăng say hơn, sẽ giảm thiểu lãng phí trong ca làm việc. Như vậy sức khoẻ
con người là yếu tố quyết định đến các hoạt động lao động hiệu quả hay không. Sức
khoẻ của con người có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thời gian lao động. Ngược lại
thời gian lao động cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Nếu thời gian lao
động không hợp lý, thời gian lao động vượt quá 8 tiếng một ngày thì nó sẽ ảnh hưởng
tới sức khoẻ làm cho họ tăng mệt mỏi, nó sẽ làm ảnh hưởng đến tái sản xuất sức lao
động làm cho quá trình lao động tiếp theo không hiệu quả
3.1.3 Tâm lý của người lao động
Tâm lý lao động trạng thái tâm lý của người lao động, nó ảnh hưởng đến sức khỏe,
năng suất lao động, an toàn lao động. Nếu người lao động làm việc trong trạng thái tinh
thần tốt thì họ sẽ làm việc hăng hái hơn, muốn làm việc nhiều hơn cho hiệu quả cao.
Ngược lại trạng thái lao động không tốt thì sẽ dẫn đến mệt mỏi, chán nản, cáu kỉnh…
dẫn đến sự chuyển động của những thao tác, động tác ể oải, chậm chạp làm cho năng
suất lao động giảm, dễ gây ra tai nạn lao động trong khi làm việc. Trạng thái lao động
không tốt không chỉ ảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm mà còn ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm
3.2 Nhân tố thuộc về tổ chức
3.2.1.Mức lao động
Những hao phí lao động cần thiết để hoàn thành công việc phù hợp với điều kiện tổ chức
và kỹ thuật nhất định được thể hiện trong các mức : mức thời gian, mức lao động, mức
phục vụ, mức sản lượng... Định mức lao động hướng tới xác định hao phí lao động tối ưu
và tiết kiệm hao phí lao động. Việc xác định các mức lao động bằng phương pháp khoa
học mà việc tính hao phí thời gian theo yếu tố giúp ta đánh giá được mức hợp lý của tổ
chức lao động hiện tại, phát hiện ra những thiếu sót làm lãng phí thời gian cần phải có
biện pháp khắc phục. Những mức lao động tiên tiến sẽ được áp dụng rộng rãi đối với
toàn bộ công nhân trong công ty. Nó sẽ là động lực thúc đẩy sự cố gắng của công nhân

phấn đấu hoàn thành vượt mức, động viên họ tìm tòi các biện pháp tiếp tục hoàn thiện tổ
chức lao động, tận dụng hết nguồn dự trữ về thời gian để tăng năng suất lao động
3.2.2.Phân công và hiệp tác lao động
Phân công và hiệp tác lao động là nội dung cơ bản nhất của tổ chức lao động khoa học.
Nó chi phối toàn bộ những nội dung còn lại của tổ chức lao động khoa học trong xí
nghiệp. Do phân công lao động mà tất cả các cơ cấu về lao động trong xí nghiệp được
hình thành, tạo nên một bộ máy với tất cả các bộ phận chức năng cần thiết với những tỷ
lệ tương ứng theo yêu cầu của sản xuất. Hiệp tác lao động là sự vận hành của cơ cấu lao
động ấy trong không gian và thời gian. Hai nội dung này liên hệ với nhau một cách hữu
cơ và tác động qua lại lẫn nhau.
Phân công lao động là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc của xí nghiệp để giao cho từng
10


người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó chính là quá trình chia gắn từng người
lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Phân công lao động hợp lý
có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng năng xuất lao động. Do
phân công lao động mà có thể chuyên môn hoá được công nhân, chuyên môn hoá được
công cụ lao động, cho phép tạo ra được những công cụ chuyên dùng có năng suất lao
động cao, người công nhân có thể làm một loạt bước công việc, không mất thời gian vào
việc điều chỉnh lại máy móc thiết bị, thay dụng cụ để làm những công việc khác nhau.
Nhờ chuyên môn hoá sẽ giới hạn được phạm vi hoạt động, người công nhân sẽ nhanh
chóng quen được với công việc, có được những kỹ năng, kỹ sảo cần thiết, giảm nhẹ được
thời gian và chi phí đào tạo, đồng thời sẽ sử dụng triệt để những khả năng riêng của từng
người.
Hiệp tác lao động chính là sự phối hợp các dạng lao động đã được chia nhỏ do phân công
nhằm sản xuất sản phẩm. Hiệp tác lao động tăng khả năng làm việc của từng người lao
động do sự xuất hiện tự phát tinh thần thi đua giữa những người sản xuất, tăng “sức
sống” của từng người do tiếp xúc xã hội làm xuất hiện những động cơ, những kích thích
mới trong quan hệ giữa con người và lao động, những mặt mới trong quan hệ qua lại giữa

con người
3.2.3.Chế độ tổ chức và phục vụ nơi làm việc
Tổ chức và phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại phương tiện vật
chất kỹ thuật cần thiết và tạo các điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động. Hay
nói cách khác tổ chức phục vụ nơi làm việc là tổ chức đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho nơi
làm việc để quá trình lao động diễn ra một cách liên tục và có hiệu quả cao. Thực tế đã chỉ
ra rằng gần 2/3 số thời gian lãng phí là do tổ chức phục vụ nơi làm việc không tốt. Vì vậy
tổ chức phục vụ nơi làm việc là điều kiện không thể thiếu được của bất kỳ quá trình sản
xuất nào. Nếu tổ chức và phục vụ nơi làm việc chu đáo sẽ cho phép sử dụng tốt thời gian
lao động của công nhân và công suất máy móc thiết bị, góp phần cải tiến các phương pháp
và thao tác lao động. Như vậy muốn nâng cao năng suất lao động muốn tiến hành sản xuất
đạt hiệu quả cao, muốn xây dựng đào tạo lớp lao động mới cho xã hội thì phải tổ chức và
phục vụ tốt nơi làm việc.
3.2.4.Điều kiện lao động
Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường sản xuất
nhất định. Mỗi một môi trường sản xuất khác nhau có các nhân tố ảnh hưởng khác nhau
tác động đến người lao động. Tổng hợp các nhân tố ấy chính là điều kiện lao động. Điều
kiện lao động là tổng hợp các nhân tố của môi trường sản xuất có ảnh hưởng tới sức khoẻ
và khả năng làm việc của người lao động. Các nhóm nhân tố đó bao gồm: nhóm điều
kiện tâm sinh lý lao động, nhóm điều kiện vệ sinh phòng bệnh của môi trường, nhóm
thẩm mỹ của lao động, nhóm điều kiện tâm lý xã hội, nhóm điều kiện chế độ làm việc và
nghỉ ngơi.. Tất cả những nhân tố đó đều ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động, đến
sức khoẻ và an toàn lao động của công nhân. Khi người lao động làm việc trong điều
kiện chiếu sáng đảm bảo thì góp phần nâng cao năng suất lao động từ 5- 10%, làm việc
trong điều kiện tiếng ồn thì khó tập trung tư tưởng, lâu dẫn sẽ đau đầu, chóng mặt, mất
ngủ, ăn không ngon, có hiện tượng cảm giác không chính xác, có thể dẫ tới bệnh thần
kinh. Sử dụng âm nhạc trong sản xuất có tác dụng kích thích người lao động, giảm mệt
mỏi và tăng khả năng làm việc đặc biệt là trong môi trường có tính đơn điệu
3.2.5.Các khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động
11



Mục đích của nền sản xuất là nhằm thoả mãn ngày càng đầy đủ hơn những nhu cầu vật
chất và tinh thần cho người lao động. Muốn đạt được những mục đích đó thì phải không
ngừng nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Một trong những
nhân tố quan trọng nhất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành
sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất là thường xuyên áp dụng và hoàn thiện các biện
pháp khuyến khích vật chất và tinh thần đối với người lao động, tức là không ngừng thoả
mãn các nhu cầu của họ
3.2.6.Văn hoá doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp có thể được hiểu như nét đặc trưng của giá trị văn hoá, hành
vi ứng xử dựa trên mục tiêu nào đó mà các thành viên của doanh nghiệp cùng chia sẻ và
gìn giữ. Nó có thể được coi như là những tiêu chuẩn và cách ứng xử phổ biến của công ty
đó.Các bộ phận hợp thành của văn hoá công ty bao gồm: Triết lý hoạt động kinh doanh,
đạo đức kinh doanh, hệ thống sản phẩm mà công ty cung cấp cho thị trường, phương
hướng tổ chức hoạt động của công ty (cuộc sống của công ty) , phương cách lãnh đạo của
những người lãnh đạo công ty, định chế (thể chế) tổ chức của công ty, phương thức giao
tuếp của công ty đối với xã hội.
Như vậy văn hoá doanh nghiệp là một hệ thống các giá trị đặc trưng được gây dựng
lên và gìn giữ trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty, trở thành các quan
niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của công ty ấy và tạo thành hệ thống
các chuẩn mực về tinh thần và vật chất chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và các mối quan
hệ, thái độ và hành vi ứng xử của mọi thành viên của công ty trong việc theo đuổi và thực
hiện các mục tiêu đã đề ra. Hệ thống giá trị này trở thành động lực chủ yếu nhất để thúc
đẩy mọi người làm việc, là hạt nhân liên kết mọi người trong công ty với nhau, liên kết
công ty và xã hội.
Văn hoá doanh nghiệp được coi là môi trường làm việc xung quanh người lao động.
Văn hóa công ty tốt nó làm cho người lao động có trạng thái tinh thần phấn khởi, trung
thành với công ty, người lao động chấp hành kỷ luật lao động tốt hơn, làm việc hăng say
hơn, năng suất lao động tăng lên.

Bầu không khí lao động trong công ty ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng hiệu
quả thời gian lao động. Nếu công ty có bầu không khí lao động tốt thì mọi người luôn vui
vẻ, phấn khởi và hăng say làm việc. Tạo cho người lao động có ý thức trách nhiệm trong
công việc và gắn bó hơn với công ty của mình. Ngược lại nếu bầu không khí lao động
không tốt sẽ gây ra căng thẳng, gây ra áp lực về tinh thần cho người lao động dẫn đến trạn
thái mệt mỏi, chán nản dễ gây ra tai nạn trong khi lao động, ngoài ra nó sẽ hạn chế sự
sáng tạo của người lao động, người lao động sẽ không muốn làm việc trong bầu không khí
như vậy dẫn đến việc bỏ bê công việc, nghỉ làm, làm giảm năng suất lao động gây ảnh
hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng thời gian lao động của người công nhân.
Cách quản lý và ứng xử của người lãnh đạo cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
sử dụng thời gian lao động . Nếu như người lãnh đạo luôn đặt lợi ích của người lao động
lên ngang bằng với lợi ích của công ty, luôn tạo sự bình đẳng và công bằng và luôn thân
thiện, quan tâm đến cuộc sống của người công nhân trong công ty thì người lao động sẽ
cảm thấy yên tâm lao động hơn, sẽ làm cho họ hăng say làm việc và gắn bó với công ty
hơn.
4. Các phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng thời gian lao động
12


4.1 Phương pháp khảo sát thời gian làm viêc
4.1.1. Chụp ảnh thời gian làm việc
a.Khái niệm:
Là phương pháp nghiên cứu tất cả các loại hao phí thời gian làm việc của công nhân
trong một thời gian nhất định. Nếu nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân trong
một ca làm việc gọi là chụp ảnh ca làm việc (hay ngày làm việc), còn nghiên cứu thời
gian cần thiết để công nhân hoàn thành một công việc gọi là chụp ảnh quá trình làm việc.
b. Mục đích
Nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện các nguyên nhân gây lãng
phí thời gian và đề ra biện pháp khắc phục.
Nghiên cứu các kinh nghiệm tiên tiến để phổ biến trong CBCNV.

Thu thập các số liệu để phục vụ cho việc xây dựng mức lao động, phân tích kết cấu các
loại hao phí thời gian lao động trong ca cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động.
4.1.2 Bấm giờ thời gian lao động
a. Khái niệm
Bấm giờ là một phương pháp nghiên cứu tiêu hao thời gian bằng quan sát sử dụng đồng hồ
bấm giây để đo và ghi lại sự hao phí thời gian khi thực hiện các nguyên công cũng như các
yếu tố thành phần của nó được lặp đi lặp lại nhiều lần trên chỗ làm việc.
b. Mục đích
Xác định chính xác hao phí thời gian khi thực hiện các yếu tố thành phần của công việc
(bước công việc, thao tác, động tác, cử động).
Nghiên cứu loại bổ các lãng phí không trông thấy, cải tiến phương pháp lao động, nâng cao
hiệu suất làm việc.Cung cấp các tài liệu cơ sở để xây dựng mức kỹ thuật lao động hoặc tiêu
chuẩn để định mức kỹ thuật lao động.

4.2 Phương pháp thống kê đánh giá:
Là phương pháp nghiên cứu dựa trên các số liệu khảo sát và có sẵn liên quan đến vấn đề mà
mình nghiên cứu để phân tích, đánh giá rút ra những mặt đã đạt được cũng như những mặt
còn tồn đọng để từ đó kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian lao
động của CBCNV. Bằng việc sử dụng phương pháp thống kê nhằm đánh giá sự thỏa mãn
của khách hàng nội bộ (Ban Giám Đốc, lãnh đạo phòng ban) đối với lực lượng khối văn
phòng, khảo sát việc sử dụng hiệu quả thời gian làm việc nhân viên khối văn phòng đưa ra
được bảng thống kê thời gian làm việc hiệu quả cho từng người/ngày làm việc, khảo sát
mức độ đáp ứng về chuyên môn ngành nghề, chất lượng kết quả làm việc của CBCNV khối
văn phòng tại một số phòng ban từ đó đưa ra các nhận xét cũng như giải pháp để nâng cao
hiệu quả sử dụng thời gian làm việc CBCNV.
- Đánh giá sự thỏa mãn của khách hàng nội bộ (Ban Giám Đốc, lãnh đạo phòng ban) với

CBCNV làm việc khối văn phòng:
Căn cứ vào hướng dẫn xếp loại thi đua khen thưởng định kỳ hàng tháng, thiết lập KPI cho
13



từng CBCNV và tổ chức đánh giá xếp loại mức độ đáp ứng dựa trên khảo sát mức độ hài
lòng của Ban lãnh đạo đối với CBCNV làm việc khối văn phòng
Mức độ hoàn thành công việcTiêu chuẩn hoàn thành công
việc

Cấp độ Tỷ

lệ

% Xếp loại

hoàn thành hoàn

lương

thành /tổng
các

nhiệm

vụ
- Giải quyết các công việcCấp V

A0/tháng

được giao sớm hơn tiến độ
và chất lượng
-Những sự cố phát sinh

được xử lý sáng tạo và kịp
thời
- Nhận được sự khen ngợi từ
lãnh đạo nhà máy và các
phòng ban
- Có phát huy sáng kiến, cải
Hoàn thành xuất sắc

tiến kỹ thuật

95-100%

- Phát hiện báo cáo, ngăn
ngừa và xử lý kịp thời > 2
môi

nguy



thể

gây

TNLĐ/sự cố.
- Hoàn thành 100% các báo
cáo định kỳ đúng tiến độ/kịp
thời
- Đi làm đúng giờ quy định,
không vi phạm kỹ luật lao

Hoàn thành tốt

động và quy định an toàn
-Giải quyết các công việcCấp IV
được giao đúng hơn tiến độ
và chất lượng
-Những sự cố phát sinh
được xử lý kịp thời
14

90-95%

A1/tháng

Đá

mức


- Không có ý kiến phàn nàn
từ ban lãnh đạo nhà máy và
các phòng ban.
-Phát hiện báo cáo, ngăn
ngừa và xử lý kịp thời > 2
môi

nguy




thể

gây

TNLĐ/sự cố/tuần
- Hoàn thành >95% các báo
cáo văn bản định kỳ đúng
tiến độ/kịp thời
- Đi làm đúng giờ quy định
không vi phạm kỹ luật lao
Hoàn thành

động và quy định an toàn
- Giải quyết các công việcCấp III
được giao hơi chậm tiến độ
(tối đa 01 việc/tuần)
- Những sự cố phát sinh
được xử lý thành công < 3
giờ (đảm bảo < 01 lần/tuần)
-Số ý kiến phàn nàn từ các
phòng ban khác

> 1 ý

kiến/tháng
- Phát hiện báo cáo, ngăn
ngừa và xử lý kịp thời nguy
cơ có thể gâyTNLĐ/sựcố/
Tháng


(>

01

mối

nguy/tháng)
- Đi làm trể hơn giờ quy
định tối đa 30 phút (tần suất
< 1 lần/tuần)
- Số ý kiến phàn nàn cho các
báo cáo bằng văn bản định
15

85-90%

A2/tháng


kỳ < 1 ý kiến/tháng
- Giải quyết các công việcCấp II

B1/tháng

được giao chậm tiến độ (> 2
việc/tuần)
- Những sự cố phát sinh
không biết cách xử lý gây
ảnh hưởng việc hoàn thành
mục tiêu (> 01 lần/tuần)

-Số ý kiến phàn nàn từ các
Không hoàn thành

phòng ban khác

> 1 ý

50-84%

kiến/tuần
-Đi làm trể hơn giờ quy định
tối đa 30 phút (tần suất > 2
lần/tuần), nghĩ không phép 1
ngày /tháng
Số ý kiến phàn nàn cho các
báo cáo bằng văn bản định
kỳ > 2 ý kiến/tuần
-Vi phạm nghiêm trọng các Cấp I
nội quy quy định trong nội
Vi phạm (nghỉ không lương, quy lao động và thỏa ước
sa thải)
lao động tập thể

B2, C
< 50%

Đánh bạc, ẩu đã trong giờ
làm việc
(Trích một số các quy định nội quy lao động-ATVSLĐ nhà máy Đạm Phú Mỹ)



Mức độ đáp ứng kém: < 50% (B2, C)



Mức độ đáp ứng trung bình: 50-84% (B1)



Mức độ đáp ứng khá: 85%-90% (A2)

- Mức độ đáp ứng tốt: 90-100% (A1, A0)
- Phân tích bảng cân đối thời gian lao động bình quân của một CBCNV làm việc trong nhà

máy:
- Nhà máy Đạm Phú Mỹ quy định khối văn phòng làm việc 8 tiếng một ngày với thời gian
16


đi ca được chia thành 2 ca, ca sáng bắt đầu từ 7h30 đến 19h30, ca tối bắt đầu từ 19h30 tối
đến 19h30 sáng hôm sau. Căn cứ vào thỏa ước lao động tập thể ban hành theo quyết định số
1169/QĐ-PBHC ngày 12/1/2009, nội quy lao động TCT phân bón và hóa chất dầu khí theo
quyết định số 318/QĐ-PBHC ngày 14/4/2009 với khối văn phòng làm việc giờ hành chính 5
buổi một tuần nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật trường hợp công việc phát sinh trong tuần hay
chưa giải quyết xong thì vẫn phải đi làm ngày thứ bảy để giải quyết công việc. Những ngày
nghĩ theo quy định gồm 13 ngày nghỉ lễ Tết và 03 ngày đi đường tổng cộng bình quân mỗi
người được nghĩ tối đa 16 ngày phép theo quy định. Tổng số CBCNV thay đổi theo từng
tháng trong năm 2010 và tính bình quân là 859 người (gồm 142 nữ và 717 nam). Tổng số
thời gian làm thêm giờ theo quy định là không quá 4 giờ/ngày/người và không quá 200
giờ /năm.


STT

Chỉ tiêu

Quỹ thời gian trong
I

năm
Nghĩ lễ + thứ 7& chủ
nhật

Đơn vị tính

Kế hoạch
năm 2010

Thực hiện Thực h
2010
kế

ngày

365

365

ngày

112


112

II

Thời gian theo chế độ

ngày

253

253

III

Làm thêm giờ

Giờ

200

16

0

ngày

16

13


0,8

Nghỉ thai sản

ngày

120

131

1

Ốm đau

ngày

0,7

0

Vắng mặt không lý do

ngày

20

5

0


Ngừng việc cả ngày

ngày

0

0

ngày

253

225

giờ

8

8

giờ

0.2

0.1

Vắng mặt trong kỳ
IV


công tác:
Nghỉ phép bình quân
của 1 người

Thời gian có mặt làm
V

việc trong năm
Độ dài bình quân ngày

VI

làm việc

VII

Tổn thất trong ca
17

ngày

0

0


Thời gian làm việc
thực tế bình quân ngày
VIII


giờ

7.8

7.9

0

giờ

1973,4

1775,5

0

(VIII = VI-VII)
Quỹ thời gian làm việc
bình quân của một
CBCNV

IX

trong

năm

(IX= VxVIII)
(Số liệu được tổng hợp thống kê từ phòng TCNS)


- Tính hệ số ngày làm việc theo chế độ:

H = Ttt : Tcđ
Theo bảng số liệu trên, ta có hệ số làm việc theo chế độ như sau:
Kế hoạch năm 2010: H = (225: 253) = 0.89
Thực hiện năm 2010: H = (225: 225) = 1
- Tính hệ số sử dụng giờ công làm việc:

Theo số liệu trong bảng cân đối thời gian lao động của CBCNV, ta tính được hệ số sử dụng
ngày công trong ngày như sau:
K = Tcó ích : Tca
Kế hoạch năm 2010: K = 7.8: 8 = 0.975
Thực hiện năm 2010: K = 7.9 : 8 = 0.9857
Bằng phương pháp khảo sát thời gian làm việc trong ngày của các phòng chức năng và một
số tổ sản xuất xưởng sản phẩm tại nhà máy theo bảng sau:
Các phòng ban

Thời gian Thời gian làm

Thời gian

làm việc việc bình quân không làm
(phút)

(phút)

việc bình quân
(phút)

Phòng hành chính

Phòng kế toán
Phòng ATBV
Phòng công nghệ
Phòng kỹ thuật
Phòng vật tư
Phòng KCS
Phòng giao nhận
Xưởng sản phẩm
18

Hệ số sử dụng
giờ công trong
ca

Mứ


Xếp loại mức độ đáp ứng:


Mức độ đáp ứng kém: 0.1-0.65



Mức độ đáp ứng trung bình: 0.66-0.85



Mức độ đáp ứng khá: 0.86 -0.9




Mức độ đáp ứng tốt: trên 0.91 -1
-

Đánh giá hiệu quả làm việc CBCNV theo cơ cấu độ tuổi:
Đánh giá theo cơ cấu khoảng tuổi của CBCNV, so sánh với cơ cấu (%) yêu cầu để đánh
giá chất lượng. Trong đó, cơ cấu % yêu cầu được đánh giá bằng phương pháp lấy ý
kiến chuyên gia
Số lượng năm Cơ cấu hiện Cơ cấu (%)

Theo khoảng tuổi

2011

có (%)

yêu cầu

Trẻ tuổi (25-35)
Trung tuổi (36-50)
Cao tuổi (51-60)

Mức độ đáp ứng
Trong nội dung đánh giá này, khoảng tuổi của CBCNV được xác định nhờ thống kê từ
danh sách lý lịch trích ngang của các đối tượng, sau đó tính % để xác định cơ cấu hiện có.
Cơ cấu trẻ tuổi (%) = Số lượng cán bộ trẻ tuổi x 100% / Tổng số cán bộ
Cơ cấu trung tuổi (%)=Số lượng cán bộ trung tuổi x100%/Tổng số cán bộ
Cơ cấu cao tuổi (%) = Số lượng cán bộ cao tuổi x 100% / Tổng số cán bộ
Cơ cấu yêu cầu là cơ cấu khoảng tuổi mà doanh nghiệp yêu cầu, phù hợp

với đặc trưng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu này được xác
định bằng phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. Ý kiến chuyên gia được tổng
hợp và so sánh với tình hình thực tế để thấy được hiện trạng mức độ đáp ứng.
-

Đánh giá chất lượng CBCNV trong nhà máy tại các phòng ban về mặt trình độ
chuyên môn, ngành nghề được đào tạo theo cách sau:
19


Được đào tạo

Số lượngCơ cấu hiện Cơ cấu (%) Đán
2010



yêu cầu
(%)

mức

ứng

1.Trung cấp sau đó cao đẳng hoặc đại học tại chức
2 .Đại học chính quy kỹ thuật chuyên ngành
3.Đại

học


chính

quy

kinh

tế

(QTKD)
4.Đại

học

tại

chức

kỹ

đó KS2 hoặc cao học QTKD
5.Đại
học
chính
quy
chuyên

ngành

sau


thuật
kỹ
đó

sau
thuật
KS2

hoặc cao học QTKD
Mức độ đáp ứng
Trong nội dung đánh giá này, trình độ chuyên môn ngành nghề của CBCBV được xác
định nhờ thống kê từ danh sách lư lịch trích ngang của các đối tượng, sau đó tính % để xác
định cơ cấu hiện có;
Cơ cấu % yêu cầu là trrình độ chuyên môn ngành nghề của CBCNV mà doanh
nghiệp yêu cầu. Cơ cấu này được xác định bằng phương pháp lấy ý kiến các chuyên
gia. Ý kiến chuyên gia được tổng hợp và so sánh với tình hình thực tế để thấy được hiện
trạng mức độ đáp ứng.
-

Đánh giá chất lượng kết quả làm việc nhân viên khối văn phòng:
Trong nội dung đánh giá này, biểu hiện chất lượng công tác của CBCNV được xác

định từ tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến CBQL và CBCNV của doanh nghiệp. Tỷ lệ
chấp nhận được theo ý kiến chuyên gia là biểu hiện chất lượng công tác ở mức tối thiểu
mà doanh nghiệp yêu cầu theo đánh giá của chuyên gia. Ý kiến chuyên gia là ý kiến của
cán bộ CNV được tổng hợp và so sánh với tình hình thực tế để thấy được hiện trạng mức
độ đáp ứng.

Tỷ lệ (%) theo kết Tỷ lệ (%) chấp nhận
Đánh g

quả khảo sát năm được theo chuyên
đá
2010
gia

Biểu hiện về chất lượng công tác
20


Tỷ lệ những vấn đề CBCNV không giải
quyết được

Tỷ lệ những vấn đề CBCNV giải quyết sai
lầm
Tỷ lệ những vấn đề CBCNV giải quyết
đúng đắn nhưng chậm trễ
Tỷ lệ những vấn đề CBCNV giải quyết đúng
đắn, kịp thời
Mức độ đáp ứng
Để có các dữ liệu, tính toán, so sánh đánh giá trước hết cần lập phiếu xin ý kiến, chọn
mẫu (đối tượng xin ý kiến và quy mô); tổng hợp, xử lý, tính toán, sử dụng kết quả xin ý
kiến. Việc khảo sát thực tế một cách chi tiết theo các biểu hiện tính chính xác hơn
nhưng tốn kém hơn. Nhóm chỉ khảo sát theo ba tiêu chí (không giải quyết được vấn đề
nảy sinh, giải quyết sai lầm, giải quyết chậm trễ) , tính trung bình so sánh kết quả với mức
độ trung bình thực tế của các doanh nghiệp cùng ngành, mức độ theo ý kiến các chuyên
gia.
-Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp: Do sản phẩm Đạm Phú Mỹ là sản phẩm
Ure với công nghệ tiên tiến, hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp: Lăi(Lỗ), Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản, Tỷ suất lợi
nhuận sau thuế /Doanh thu thuần, Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /Vốn chủ sở hữu năm sau

cao hơn năm trước và cầu phân bón vượt cung trên thị trường nên nhóm chưa nghiên
cứu việc sử dụng hiệu quả thời gian làm việc của CBCNV tác động đến hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp như thế nào vì bản thân sản phẩm đầu ra lúc nào cũng được
tiêu thụ 100% và lợi nhuận lúc nào cũng cao, tuy nhiên các năm về sau trước tình hình
hội nhập quốc tế sâu rộng sự cạnh tranh trên thị trường phân bón ngày càng khốc liệt
khi có nhiều nhà máy Đạm mới ra đời lúc đó ta phải xét đến việc đánh giá hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp bị ảnh hưởng và tác động ra sau liên quan đến công tác quản lý
và sử dụng hiệu quả thời gian lao động CBCNV.

21


Đánh

Nội dung

Đơn vị

Sản lượng Ure

Nghìn tấn

Doanh thu

Tỷ VNĐ

Lợi nhuận trước thuế

Tỷ VNĐ
Tỷ VNĐ


Lợi nhuận sau thuế

Tỷ VNĐ

Nộp ngân sách nhà nước

2006
715,6

2007
746,8

2008
741,2

200
721

3.204

4.454

6.643

6.83

1.161

1.330


1.495

1.51

1.161

1.329

1.379

1.34

107

151

280

253

Số liệu thống kê từ báo các tài chính PVFCCO

- Tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu biểu hiện việc sử dụng hiệu quả thời gian làm việc
CBCNV tại nhà máy
Tổng hợp kết quả đánh giá các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thời gian
làm việc tại nhà máy vào một bảng chung để tiện cho việc đánh giá. Qua bảng tổng
hợp chỉ tiêu này, thấy rõ đâu là điểm yếu cần khắc phục để nâng cao chất lượng cán
bộ quản lý doanh nghiệp.
Hệ thống các chỉ tiêu được đánh số như sau:

1.

Mức độ đáp ứng hệ số sử dụng giờ công làm việc

2.

Mức độ đáp ứng về sự thỏa mãn khách hàng nội bộ với CBCNV văn phòng

3. Mức độ đáp ứng về cơ cấu độ tuổi
4. Mức độ đáp ứng về mặt trình độ chuyên môn, ngành nghề.
giá

mức độ đáp

5. Mức độ đáp ứng về tiền lương
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thời gian làm việc CBCNV
1
2
3
4
5

ứng
Tốt
Khá
Trung bình
kém
Tổng hợp đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả thời gian làm việc
CBCNV
Trên bảng tập hợp, đánh dấu “X” tương ứng vào ô mức độ đáp ứng của từng chỉ tiêu

theo phân tích đánh giá riêng ở phần 2.3 ta dễ dàng nhận ra được hiệu quả thời gian làm
việc CBCNV tại nhà máy đang ở mức độ nào từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao
22

hiệu quả quản lý thời gian làm việc CBCNV.


CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
THỜI GIAN LÀM VIỆC CBCNV TẠI NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ

2.1

Giới thiệu chung về Tổng Công ty Phân Bón và Hoá chất Dầu khí
- Công ty cổ phần - nhà máy Đạm Phú Mỹ
Tên tiếng Việt: Tổng công ty Phân bón và Hoá chất Dầu khí – Công ty cổ
phần - nhà máy Đạm Phú Mỹ.
Tên tiếng Anh: Petrovietnam Fertilizer and Chemicals Corporation – Phu My
Fertilizer plant. Tên viết tắt: PVFCCo.
Địa chỉ: Lầu 3, 2Bis 4-6 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84.8)38256258.

Fax: (84.8)38256269.

E-mail:

Website: www.dpm.vn

Giấy chứng nhận kinh doanh số 4103007696 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 15/05/2008.

Vốn điều lệ:

3.800.000.000.000 đồng.

Cổ đông sáng lập:
0. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Địa chỉ: 18 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội
Giấy đăng lư kinh doanh số: 0106000811
2) Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam.
Địa chỉ: 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Giấy đăng kư kinh doanh số: 0106000439
3) Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu.
Địa chỉ: 442 NguyễnThị Minh Khai, phường 5, quận 3
Giấy phép kinh doanh số: 059067.

23


Ngành nghề kinh doanh :
Sản xuất đạm Urê, amôniắc lỏng, kinh doanh các lọai phân bón, khí công
nghiệp và các sản phẩm hóa chất khác; các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất,
kinh doanh phân bón và các sản phẩm hóa chất dầu khí; sản xuất và kinh
doanh điện.
Kinh doanh các dịch vụ vận tải, kho băi, đào tạo, đầu tư tài chính. Kinh
doanh bất động sản. Đầu tư chế biến, vận chuyển, phân phối các sản phẩm
dầu khí và khoáng sản khác.
Các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phân đạm và các sản
phẩm hóa chất khác có liên quan (trừ hoá chất có tính độc hại mạnh).
Giới thiệu chung về nhà máy Đạm Phú Mỹ

Nhà máy Đạm Phú Mỹ là Thành viên trực thuộc Tổng công ty phân bón và hóa
chất dầu khí-CTCP được đặt tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ I, huyện Tân Thành,
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 370 triệu USD, với
diện tích khuôn viên 63ha, sử dụng công nghệ của hăng Haldor Topsoe của
Đan Mạch để sản xuất khí amoniac và công nghệ của hãng Snamprogetti của
Italy để sản xuất phân urê. Đây là các công nghệ hàng đầu trên thế giới về
sản xuất phân đạm với dây chuyền khép kín, nguyên liệu chính đầu vào là khí
thiên nhiên, không khí và đầu ra là ammoniac và urea. Chu tŕnh công nghệ khép
kín cùng với việc tự tạo điện năng và hơi nước giúp nhà máy hoàn toàn chủ
động trong sản xuất kể cả khi lưới điện quốc gia có sự cố hoặc không đủ điện
cung cấp. Nhà máy gồm có 04 phân xưởng chính là xưởng ammoniac, xưởng
urea, xưởng phụ trợ, xưởng sản phẩm và các pḥng/xưởng chức năng khác. Đội
ngũ quản lý, vận hành và bảo dưỡng nhà máy đă làm chủ công nghệ, thiết bị,
vận hành và bảo dưỡng sửa chữa hết các hạng mục công việc, nhà máy luôn
được vận hành ổn định, đạt 100% công suất danh định và số giờ vận hành tiêu
chuẩn, liên tiếp trong 03 năm 2007, 2008 và 2009, sản lượng sản xuất đều
vượt sản lượng thiết kế/năm.
Ngoài các hạng mục ban đầu, nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa
sản phẩm, sử dụng tối đa các nguồn lực của nhà máy, đáp ứng một cách thuận

24


lợi và hiệu quả cho công tác sản xuất kinh doanh và cải thiện môi trường
làm việc cho người lao động, nhà máy đă và đang triển khai cải tạo, nâng cấp
và đầu tư mới các hạng mục và hệ thống công nghệ trong nhà máy như sau:
• Chương tŕnh quản lư thiết bị tự động “MMS Bently Nevada” sử dụng
hệ thống “System I” – hệ thống tiên tiến nhất của tập đoàn GE Energy: dựa
vào nhiệt độ và độ rung của thiết bị, chương tŕnh này cho phép nhà máy quản
lư chính xác thực trạng của thiết bị, từ đó, tiên lượng những sự cố, hư hỏng có

thể xảy ra để có kế hoạch bảo dưỡng và thay thế kịp thời.
• Hệ thống phun chất chống kết khối giúp cho sản phẩm urê không vón
cục, đóng bánh, hạt bóng, đẹp. Cải tiến hệ thống sàng rung sản phẩm urê để
loại bỏ mạt trong urê thương phẩm.
• Hệ thống CMMS: Computer Maintenance Management System, hệ
thống quản lư việc lập kế hoạch bảo dưỡng trên máy tính. CMMS giúp cho
việc quản lư điều hành, mua sắm vật tư phụ tùng, lập kế hoạch bảo dưỡng một
cách khoa học, chính xác và quản lư được chi phí bảo dưỡng hàng năm.
• Hệ thống thu hồi amoniac trong nước thải trước khi thải ra môi trường.
Hệ thống hút bụi urê nhằm đảm bảo môi trường làm việc cho người lao động.
• Đầu tư đa dạng hóa sản phẩm gồm: thu hồi CO2 từ khói thải nhà máy
để sản xuất thêm urê và sản xuất CO2 tinh khiết 99,9%, Methanol,
Formaldehyde, một số loại khí công nghiệp như Nitơ, Oxy, Argon…
Cơ cấu tổ chức trong nhà máy:
+ Ban Giám đốc: 05 người.
+ Giám đốc nhà máy: quản lý chung và chỉ đạo trực tiếp các phòng:
 Phòng kế toán: là chức năng trong khối văn phòng, có vai trò trong việc
quản lý, tổ chức thực hiện công tác tài chính – kế toán trong Nhà máy.
Phòng Kế toán chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Nhà máy hoặc
thành viên Ban Giám đốc được phân quyền.

25


×