Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Bài dự thi dạy học tích hợp GDCD 7 Bảo vệ di sản văn hóa (Giải nhì thành phố Uông Bí)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (946.52 KB, 25 trang )

Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI.

- Phòng giáo dục và đào tạo Thành Phố Uông Bí
- Trường THCS Yên Thanh
- Địa chỉ: Phường Yên Thanh – Uông Bí - Quảng Ninh
- Điện thoại: 0333.663.539
- Email:
- Họ và tên giáo viên: Lã Thị Phượng
- Điện thoại: 0988664246
- Email:

Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7

PHIẾU MÔ TẢ GIÁO ÁN DỰ THI
1/ Tên dự án dạy học
DẠY HỌC TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VĂN HỌC, LỊCH SỬ,
ĐỊA LÝ, ÂM NHẠC, ỨNG DỤNG THỰC TIỄN VÀO DẠY MÔN GDCD 7


Tiết 24 - Bài 15

BẢO VỆ DI SẢN VĂN HÓA
2/ Mục tiêu dạy học:
2.1. Kiến thức:
- Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
- Kể được một số di sản văn hoá ở nớc ta .
- Ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá.
- Kể được những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.
2.2. Kĩ năng:
*.Kĩ năng bài học:
- Nhận biết đợc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá
- Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá.
- Tuyên truyền cho mọi ngời tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.
2.3. Thái độ:
- Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương đất nước .
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá. Ngăn ngừa những hành
động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá.
2.4. Năng lực
- Năng lực tự học : Tự giác chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV
- Năng lực giải quyết vấn đề : phân tích so sánh về sự giống nhau và khác nhau
giữa di sản văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể
- Năng lực sáng tạo : sáng tạo trong việc đề xuất biện pháp giữ gìn và phát huy giá
trị di sản văn hoá
- Năng lực hợp tác: đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ di sản văn
hoá

Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh




Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
- Tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc
làm của bản thân, thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước, tự điều
chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
2.5. Kiến thức liên môn:
- Giáo dục công dân tích hợp với môn Ngữ văn: Vận dụng kiến thức của thể loại
văn thuyết minh (Bài 11: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh - lớp 8) để giới thiệu
một số di sản văn hóa như: Vịnh Hạ Long, Hoàng Thành Thăng Long, dân ca quan
họ Bắc Ninh….)
- Giáo dục công dân tích hợp với hoạt động ngoài giờ lên lớp và Giáo dục nếp
sống văn minh thanh lịch: Tích hợp hoạt động ngoài giờ lên lớp, với bài học này,
tôi có tổ chức cho học sinh đến tham quan, tìm hiểu chùaYên Tử. Đây là di tích
lịch sử gần gũi với các em, nằm ngay trên địa bàn Uông Bí. Đến đây, các em được
tìm hiểu, có thêm nhiều kiến thức về lịch sử, về kiến trúc. Không những vậy, các
em còn được tham gia dọn vệ sinh, góp phần làm sạch đẹp chùa Yên Tử. Việc làm
này tuy nhỏ bé nhưng có ý nghĩa lớn trong việc bồi đắp cho các em ý thức giữ gìn
và bảo vệ di sản văn hóa. các em thêm hiểu, thêm yêu và có thái độ ứng xử đúng
mực với các di sản.
- Giáo dục công dân tích hợp với lịch sử: Vận dụng kiến thức môn Lịch sử, để
hiểu thêm về một số di sản văn hóa: Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long , Cố đô
Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, Vịnh Hạ Long, Văn miếu Quốc Tử Giám,
chùa Một Cột,

- Giáo dục công dân tích hợp với địa lý: Nắm được vị trí địa lý của một số di sản
văn hóa ở nước ta và trên thế giới: nằm ở khu vực nào? Có sự thuận lợi như thế
nào trong việc khai thác nguồn lợi từ di sản đó.
- Giáo dục công dân tích hợp với âm nhạc: Cảm nhận được giai điệu ngọt ngào,
thấm đẫm tình cảm của cha ông ta gửi gắm qua các làn điệu dân ca, đờn ca tài tử
Nam Bộ.
- Giáo dục công dân tích hợp với tin học ( ứng dụng công nghệ thông tin): Để tiết
học thành công tôi đã sử dụng có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy. Đó chính là những đoạn phim, tư liệu, máy tính, máy chiếu,… Hơn nữa,
các em còn được tham gia biểu diễn các tiết mục múa hát dân ca, đó là những di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả những điều đó có tác dụng rất lớn đối

Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
với việc tác động đến nhận thức, khơi gợi tình cảm, thái độ của học sinh, từ đó, xây
dựng và phát triển những kĩ năng sống tích cực cho các em.
3/ Đối tượng dạy học của dự án:
Đối tượng dạy học của dự án là học sinh.
- Số lượng học sinh: 36 em
- Số lớp thực hiện: 1 lớp ( 7A)

- Khối lớp: 7.
- Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
+ Dự án mà tôi thực hiện là một tiết trong chương trình Giáo dục công dân
lớp 7 đồng thời giảng dạy thực hiện luôn đối với học sinh lớp 7 nên có nhiều thuận
lợi trong quá trình thực hiện.
+ Các em là học sinh lớp 7 nên việc tiếp cận với kiến thức của chương trình
THCS được hơn 1 năm. Học sinh không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm trước những đổi mới
về phương pháp, đổi mới về cách dạy, cách học cũng như những đổi mới về kiểm
tra, đánh giá mà giáo viên áp dụng trong quá trình giảng dạy.
+ Đây là lứa tuổi đang có sự phát triển mạnh mẽ về tâm, sinh lý, đang hình
thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám
phá, thích được thể hiện bản thân,…
4/ Ý nghĩa của dự án:
- Sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có những con
người lao động có chất lượng cao, năng động, sáng tạo, đủ sức giải quyết những vấn
đề đặt ra trong thực tiễn phát triển của đất nước. Vì vậy, có thể nói đổi mới giáo dục
nói chung, đổi mới phương pháp dạy học nói riêng là một vấn đề cấp bách hiện nay
để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu mới của đất nước.
- Ngày 04/11/2013, Tổng bí thứ Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành nghị
quyết Hội nghị lần thứ VIII, Ban chấp hành Trung ương khóa XI nghị quyết số 29NQ/TW về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
công nghiệp và hội nhập quốc tế.
- Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra,
đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh




Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
trên tinh thần Nghị quyết 29-NQ/ TƯ về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào
tạo, sau khi Quốc hội thông qua Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ
thông, Bộ GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục tăng cường bồi dưỡng, nâng
cao năng lực cho đội ngũ giáo viên sẵn sàng đáp ứng mục tiêu đổi mới, trong đó
tăng cường năng lực dạy học theo hướng “tích hợp, liên môn” là một trong những
vấn đề cần ưu tiên. Cũng theo đề án này thì sau năm 2015, chương trình giáo dục
phổ thông sẽ dạy theo phương án tích hợp và phân hóa. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT
Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Dạy học tích hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích như giúp
học sinh áp dụng được nhiều kĩ năng, nền tảng kiến thức tích hợp khuyến khích
việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái độ học tập tích cực đối với học sinh". Dạy học
tích hợp xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh,
đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những
vấn đề thực tiễn, phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS. Có thể
nói đây là một quan điểm cơ bản nhất của đổi mới PPDH, tạo nên sự khác biệt với
lối dạy học thụ động truyền thống.
- Nắm bắt được những yêu cầu cơ bản của bộ môn Giáo dục công dân nói
chung và đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nói riêng, chúng tôi, những
người giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân đều nhận thức được rằng
người giáo viên dạy Giáo dục công dân không đơn giản chỉ là người truyền thụ
kiến thức mà còn phải là người giữ vài trò điều hành các hoạt động của lớp học, tổ
chức hướng dẫn học sinh học tập, hướng dẫn các em chủ động lĩnh hội tri thức, tìm
kiếm thông tin theo chủ đề một cách khái quát và chuyên sâu. Từ đó, học sinh biết
rèn luyện kĩ năng đạo đức, pháp luật, có thái độ đúng đắn trong mọi hành vi để trên
cơ sở đó hình thành những phẩm chất, nhân cách con người Việt Nam trong giai

đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
- Trong những năm gần đây BGD đã phát động cuộc thi ” Dạy học theo chủ
đề tích hợp dành cho giáo viên trung học”. Cuộc thi này có ý nghĩa đặc biệt nhất là
trong tình hình xã hội hiện nay đang hội nhập phát triển với các nước trong khu
vực và trên thế giới, khi khoa học kĩ thuật và đời sống xã hội đang phát triển và lớn
mạnh nhanh từng phút từng giây. Khi các bộ môn học trong nhà trường ngày càng
có mối liên quan chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau.
- Không thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn
mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của
Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong dạy học tích hợp là kết hợp các nội dung từ các
môn học, lĩnh vực khác nhau, lồng ghép các nội dung cần thiết vào nội dung vốn
có của môn học.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh học tập thông minh và vận dụng
sáng tạo kiến thức kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện và
biết ứng dụng vào thực tế đời sống.
- Để làm được điều đó đòi hỏi người giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc
môn mình dạy mà còn phải không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để
tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn

học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất.
- Tích cực hưởng ứng cuộc thi "Dạy học theo chủ đề tích hợp" dành cho giáo
viên trung học, bản thân tôi là giáo viên đã nhiều năm tham gia giảng dạy môn
Giáo dục công dân, tôi luôn có ý thức đổi mới phương pháp, vận dụng những
phương pháp tích cực trong bài dạy giúp học sinh lĩnh hội tri thức một cách hiệu
quả nhất.
Sau đây, tôi xin giới thiệu một tiết học mà tôi đã vận dụng dạy học tích hợp
đối với môn Giáo dục Công dân 7.
Cụ thể:
- Ý nghĩa:
+ Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học: Thế nào là di sản văn
hóa? Kể tên được một số di sản văn hóa. nắm được một số di sản văn hóa ở nước
ta và trên thế giới, ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá.
+ Học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học; đồng thời có sự hiểu
biết, mở rộng kiến thức của những môn học khác (văn học, địa lý, lịch sử, âm nhạc,
mỹ thuật,…).
+ Học sinh học tập chủ động hơn, sáng tạo hơn thông qua sự hướng dẫn của
các thầy cô, không những thế các em có sự phát hiện, tìm tòi những kiến thức liên
quan đến bài học rất bổ ích. Điều đó chúng tôi nhận thấy rất rõ thông qua các bài
sưu tầm của học sinh, và thông qua việc các em thể hiện, trình bày trước lớp. Từ
đó, các em có ý thức hơn trong việc vận dụng kiến thức đã học và thực tế; tự xây
dựng cho mình những hành vi, thói quen phù hợp với những chuẩn mực đạo đức
và phát luật.

Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh




Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
+ Đặc biệt, thông qua những giờ dạy theo hướng tích hợp, tôi thấy các em
còn rất tự tin, dám thể hiện mình trước đám đông, phát triển những năng lực tích
cực: giao tiếp, cảm thụ thẩm mĩ, tự quản bản thân, hợp tác,…
+ Qua bài học, các em có thái độ tự hào, trân trọng về các di sản văn hóa mà
cha ông để lại. Từ đó, các em cũng có ý thức giữ gìn, bảo vệ và phát huy di sản văn
hóa thông qua những việc làm cụ thể: tìm hiểu về di sản văn hóa, giới thiệu về di
sản văn hóa cho mọi người hoặc bạn bè thế giới cùng biết, tham gia dọn vệ sinh,
làm sạch đẹp di tích lịch sử (Chùa Yên Tử).
- Vai trò: Thực tế thông qua thực hiện tiết dạy tôi thấy bài soạn theo hướng
tích hợp đã giúp giáo viên tiếp cận tốt với chương trình - sách giáo khoa. Bài dạy
linh hoạt, học sinh học được nhiều, chủ động tìm tòi và chiếm lĩnh kiến thức cũng
như vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày tốt hơn.
5/ Thiết bị dạy học, tư liệu:
- SGK, SGV GDCD 7, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Phòng nghe nhìn, máy chiếu prorecter, màn chiếu, máy tính xách tay, loa đài.
- Tài liệu sách báo, tạp chí, ca dao, tục ngữ, những tiểu phẩm, tình huống, tranh
ảnh, bài hát, bài thơ nói về di sản văn hoá.
- Các tư liệu tham khảo khác trên mạng giáo dục
- Giấy A0, bút dạ, băng keo, các phiếu xanh, hồng, trắng (mỗi học sinh có một bộ
giấy ba màu).
- Sơ đồ tư duy về “di sản văn hóa ” học sinh chuẩn bị trước ở nhà
- Trang thiết bị có liên quan đến công nghệ thông tin:
+ Phần cứng: Máy tính xách tay, máy chiếu prorecter, màn hình, đĩa CD in sản
phẩm đã đóng gói.

+ Phần mềm: Phần mềm PowerPoint 2003, phầm mềm Buzan's iMindMap V4,
PhotoStory, HotPotatoes 6.0, Format Factory
6/ Giáo án mô tả dự án ( 1 tiết học )

Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
Ngày soạn: 28/ 1 /2015

Tiết 24

Bài 15 : DI SẢN VĂN HÓA
I/ Mục tiêu dạy học:
1. Kiến thức:
- Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
- Kể đuợc một số di sản văn hoá ở nớc ta .
- Ý nghĩa của việc giữ gìn bảo vệ di sản văn hoá.
- Kể được những quy định của pháp luật về sử dụng và bảo vệ di sản văn hoá.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá
- Có hành động cụ thể bảo vệ di sản văn hoá.

- Tuyên truyền cho mọi ngời tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.
3. Thái độ:
- Tôn trọng và tự hào về các di sản văn hoá của quê hương đất nớc .
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ tôn tạo những di sản văn hoá. Ngăn ngừa những hành
động cố tình hay vô ý xâm phạm đến di sản văn hoá.
4. Năng lực
- Năng lực tự học : Tự giác chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của GV
- Năng lực giải quyết vấn đề : phân tích so sánh về sự giống nhau và khác nhau
giữa di sản văn hoá phi vật thể và văn hoá vật thể
- Năng lực sáng tạo : sáng tạo trong việc đề xuúât biện pháp giữ gìn và phát huy
giá trị di sản văn hoá
- Năng lực hợp tác: đảm nhận trách nhiệm trong việc tham gia bảo vệ di sản văn
hoá
- Tự nhận thức về giá trị của bản thân, tự chịu trách nhiệm về các hành vi và việc
làm của bản thân, thực hiện trách nhiệm công dân với cộng đồng, đất nước, tự điều
chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
II/ Phương tiện dạy học:
1. Giáo viên
- SGK, SGV GDCD 7, chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Phòng nghe nhìn, máy chiếu prorecter, màn chiếu, máy tính xách tay, loa đài.
Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh



Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
- Các tư liệu tham khảo khác trên mạng giáo dục.
- Tranh ảnh trình chiếu, tài liệu, câu chuyện, tình huống liên quan đến nội dung bài
học “ Bảo vệ di sản văn hóa”
- Trang thiết bị có liên quan đến công nghệ thông tin:
+ Phần cứng: Máy tính xách tay, máy chiếu prorecter, màn hình, đĩa CD in sản
phẩm đã đóng gói.
+ Phần mềm: Phần mềm PowerPoint 2003, phầm mềm Buzan's iMindMap V4,
PhotoStory, HotPotatoes 6.0, Format Factory
2. Học sinh
- Sưu tầm tài liệu, những tiểu phẩm, tình huống, đóng vai, văn nghệ. Những câu ca
dao, tranh ảnh, bài hát, bài thơ về “ Bảo vệ di sản văn hóa”
- Tìm đọc, tham khảo thêm những tài liệu có liên quan: Luật Di sản văn hóa; kiến
thức về lịch sử, địa lý, văn học, âm nhạc,… phù hợp với chủ đề, nội dung bài học.
- Sơ đồ tư duy về “Bảo vệ di sản văn hóa ” học sinh chuẩn bị trước ở nhà
- Giấy A0, bút dạ, băng keo, các phiếu xanh, hồng, trắng (mỗi học sinh có một bộ
giấy ba màu).
III/ Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
- Sử dụng đúng phương pháp học tập bộ môn, vận dụng những phương pháp dạy
học tích cực: Đàm thoại, giảng giải, thuyết trình, nghiên cứu trường hợp điển hình,
động não, thảo luận nhóm, sắm vai, nêu và giải quyết vấn đề,… nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh.
- Đặc biệt, với môn học Giáo dục công dân người giáo viên cần chú trọng đến việc
tiếp cận thực thế của học sinh thông qua việc hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu, sưu
tầm tư liệu, tranh ảnh, băng hình có nội dung liên quan đến bài học, vận dụng
những tình huống có vấn đề, gần gũi, thực tiễn cuộc sống để học sinh được trao
đổi, giải quyết, nếu có điều kiện, tổ chức cho học sinh tham quan một số di sản văn
hóa, di tích lịch sử ở địa phương.
IV/ Các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức: (1’)
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số
7A
/ 2 /2015
36/36
2. Kiểm tra bài cũ
- Mục đích/Mục tiêu: Kiểm tra việc ghi nhớ kiến thức, chuẩn bị bài ở nhà của
Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
học sinh.
- Kĩ năng sống: Trình bày suy nghĩ ý tưởng.
- Phương pháp: Lược đồ tư duy, đàm thoại, hỏi đáp
- Phương tiện, tư liệu: máy tính xách tay, đầu máy chiếu, màn chiếu, video
- Thời gian: (4 phút.)
Yêu cầu 1 : 4 nhóm nộp sơ đồ tư duy bài học “Di sản văn hóa”
Yêu cầu 2 : Kiểm tra cá nhân
Câu hỏi: ( PowerPoint sile 2)
- Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vai trò của môi trường đối

với đối với đời sống của con người.
- Xếp các hành vi, biểu hiện chưa bảo vệ môi trường vào các cột tương ứng?
Chặt cây phá rừng; đổ rác bừa bãi, vứt vỏ kẹo vỏ chuối, kẹo cao su xuống đường,
Hệ thống sông ngòi tắc nghẽn; khói, bụi; không khí ngột ngạt; xả hóa chất quá quy
định ra môi trường; lũ lụt, sạt lở đất; đào bới trái phép các tài nguyên thiên nhiên.
Hành vi hủy hoại môi trường

Biểu hiện sự ô nhiễm môi trường.

- Hãy nêu thực trạng môi trường ở địa phương em.Em có biện pháp gì để bảo vệ
môi trường và tài nguyên thiên nhiên ?
* Yêu cầu trả lời
- Nộp bài theo nhóm.
- Trả lời nêu được các nội dung cơ bản:
Y1.
* Môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Môi trường là toàn bộ điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, nó có
tác động đến đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên.
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên, mà con
người có thể khai thác, chế biến biến sử dụng nhằm phục vụ cho cuộc sống của con
người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ
chặt chẽ với môi trường.
* Vai trò của môi trường đối với đối với đời sống của con người
- Cung cấp cho con người phương tiện đẻ sinh sống,phát triển mọi mặt.Nếu không
có môi trường con người sẽ không tồn tại được.

Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh




Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
- Tạo nên cơ sở vật chất để phát triển kinh tế văn hoá xó hội ,nõng cao chất lượng
cuộc sống con người.
Y2.
Hành vi hủy hoại môi trường

Biểu hiện sự ô nhiễm môi trường.

Chặt cây phá rừng; đổ rác bừa bãi, xả hóa Hệ thống sông ngòi tắc nghẽn; khói, bụi;
chất quá quy định ra môi trường, đào bới không khí ngột ngạt, lũ lụt, sạt lở đất
trái phép các tài nguyên thiên nhiên.
Y3. Hs nêu được thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục
3. Bài mới ( Tiết 1)
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.
- Phương tiện, tư liệu: băng hình, hình ảnh
- Phương pháp: Trực quan (Vận dụng kiến thức âm nhạc, giáo viên chiếu một
đoạn clip trên nền nhạc bài hát "Việt Nam quê hương tôi" của Đỗ Nhuận để đưa
các em đến với một số di sản tiêu biểu của đất nước hoặc đưa một số hình ảnh học
sinh trình bày sự hiểu biết của mình về kiến thức văn học, cụ thể văn thuyết minh
(Bài 11: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh - lớp 8 để giới thiệu, thuyết trình.)
Kĩ thuật: Phân tích hình ảnh
- Thời gian: (2 phút.)

* Tích hợp với môn lịch sử và kiến thức thực tế cuộc sống, Văn thuyết minh Địa lý
? Vào dịp hè, em thường cùng gia đình đi nghỉ mát, tham quan ở những địa
điểm nào ?
- HS suy nghĩ trình bày
- Giáo viên chiếu một đoạn clip lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên để đưa các em đến
với một di sản văn hóa của đất nước.( PowerPoint sile 3)
GV và HS nhận xét khái quát một số di sản văn hóa
Nhận xét chung: Các em nói đúng đây là một di sản văn hoá của nước ta. Để giúp
các em hiểu thế nào là di sản văn hoá? Cô và các em sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm
nay.
Bài học được tiến hành trong 2 tiết học (90 phút/2tiết). ( PowerPoint sile 4)
Tiết 1: Tìm hiểu mục I/ Đặt vấn đề
II/ Nội dung bài học
Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
1. Thế nào là di sản văn hóa?
2. Một số di sản văn hóa ở nước ta.
Tiết 2: Tìm hiểu mục II/ Nội dung bài học
3. ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa
4. Những quy định của pháp luật về bảo vệ DSVH.

III/ Bài tập
Hoạt động 2: Lắng nghe, quan sát và đàm thoại tìm hiểu
- Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh một số di sản văn hóa
- Phương tiện, tư liệu: Vận dụng kiến thức văn học, cụ thể văn thuyết minh (Bài
11: Tìm hiểu chung về văn thuyết minh - lớp 8) để giới thiệu các sản phẩm mà
mình sưu tầm được. Qua đó, học sinh phát triển năng lực giao tiếp và khả năng
thuyết trình trước đám đông
- Phương pháp: vấn đáp, đàm thoại, thuyết trình
- Thời gian: 7 phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

Tích hợp kiến thức lịch sử, văn học
GV: Máy chiếu 3 bức ảnh trong SGK
( PowerPoint Slides 5)
HS quan sát tranh
Sau khi giới thiệu 3 bức ảnh, GV đặt câu hỏi:
? Quan sát 3 bức ảnh, cho biết địa danh nào
gắn với sự kiện lịch sử, địa danh nào biểu hiện
vẻ đẹp của thiên nhiên, địa danh nào mang giá
trị văn hóa ?
Thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày.
Các nhóm HS khácnghe và suy nghĩ để nhận xét
bổ sung.
GV nhận xét và chốt lại
Máy chiếu kết quả
( PowerPoint Slides 6,7,8)
- Ảnh 1: Di tích Mỹ Sơn là công trình kiến trúc,
phản ánh tư tưởng xã hội (văn hoá, nghệ thuật,
tôn giáo) của nhân dân ta thời kì phong kiến.
Lã Thị Phượng


– THCS Yên Thanh



NỘI DUNG

I/ Đặt vấn đề

- Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng
Nam): là di sản văn hóa - công
trình kiến trúc của người Chăm

Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7

- Ảnh 2: Bến Nhà Rồng là di tích lịch sử vì nó
đánh dấu sự kiện chủ tịch HCM ra đi tìm đường
cứu nước – đây là sự kiện trọng đại.
- Ảnh 3: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh
– là cảnh đẹp thiên nhiên được xếp hạng là thắng
cảnh TG.

phản ánh tư tưởng xã hội, văn
hóa, nghệ thuật, tôn giáo… của
nhân dân ta.

- Bến cảng Nhà Rồng ( TP
HCM): là di tích lịch sử vì tại
đây ngày 5/6/1911 Bác Hồ đã ra
đi tìm đường cứu nước.
- Hạ Long( Quảng Ninh ): là
danh lam thắng cảnh, là cảnh đẹp
thiên nhiên đất nước được xếp
hạng thế giới.

GV: Em hãy kể tên cho cô một cố di sản văn
hóa mà em biết
- Hs trình bày theo sự chuẩn bị
Cố đô Huế, Phố Cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,
Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ, Nhã
nhạc cung đình Huế, Dân ca quan họ Bắc Giang
và Bắc Ninh……
Sau khi học sinh trình bày sản phẩm sưu tầm của
mình giáo viên hướng dẫn các em nhận biết
được thế nào là di sản văn hóa dựa vào một số
câu hỏi sau:
- Qua phần sưu tầm, vì sao em cho đây là
những di sản văn hóa?
- Những di sản này có từ khi nào?
GV: Vậy để hiểu rõ hơn thế nào là di sản văn II/ Nội dung bài học:
hóa cô và các em sang mục 2: nội dung bài học
Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học
- Mục tiêu: HS biết khái quát thành nội dung bài học
+ Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
+ Kể đuợc một số di sản văn hoá ở nớc ta .
- Phương tiện, tư liệu: Giấy tô ki, bút dạ


Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
- Phương pháp: vấn đáp, trực quan, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm,
chơi trò chơi
Kĩ thuật: động não, trình bày một phút, các mảnh ghép, hỏi và trả lời
- Thời gian: phút.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

II/ Nội dung bài học:
Tích hợp kiến thức văn học và lịch sử , Địa lí âm 1. Thế nào là di sản văn hoá
nhạc
GV: Em hiểu thế nào là di sản và di sản văn hóa?

- Di sản văn hóa: là sản phẩm

HS hoạt động cá nhân


tinh thần, vật chất có giá trị
lịch sử, văn hóa, khoa học

GV: Em hiểu sản phẩm tinh thần là gì? Sản phẩm được lưu truyền từ thế hệ này
vật chất là gì? Như thế nào là có giá trị lịch sử, qua thế hệ khác.
văn hóa, khoa học ?
HS giải thích - GV và HS khác nhận xét
- Sản phẩm vật chất: là toàn bộ những sản phẩm
do công nghệ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật
chất ăn, mặc, ở, đi lại, công cụ sản xuất, phương
tiện sản xuất…
- Sản phẩm tinh thần: bao gồm toàn bộ những sản
phẩm do hoạt động sản xuất tinh thần của con người
tạo ra: tư tưởng, tín ngưỡng - tôn giáo, nghệ thuật, lễ
hội, phong tục, đạo đức, ngôn ngữ, văn chương…
- Có giá trị lịch sử: có nghĩa là những giá trị đó
Phản ánh quá trình phát triển của lịch sử dân tộc và
nhân loại
- Có giá trị văn hóa: có nghĩa là những giá trị đó
thể hiện trình độ và đặc điểm tâm lí, tư tưởng chính
trị, đạo đức lối sống, phong tục tập quán, văn hóa,
nghệ thuật âm nhạc, điêu khắc hội họa...của các thế
hệ cha ông
- Có giá trị khoa học: có nghĩa là những di sản đó
Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh




Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
thể hiện trình độ phát triển khoa học kĩ thuật của xã
hội lúc đương thời. Đồng thời những di sản văn hóa
đó còn là tư liệu để những nhà nghiên cứu các lĩnh
vực tiếp thu, kế thừa phát triển những di sản văn hóa
trong giai đoạn hiện nay
G. Chiếu hình ảnh di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể (PowerPoint Slides 9 đến 19)
GV: Em hãy quan sát các hình ảnh và cho biết
đâu là những sản phẩm tinh thần và đâu là những
sản phẩm vật chất?
Thảo luận nhóm
GV hướng dẫn cho HS thảo luận theo nhóm:
Hình thức: nhóm bàn ( 2 bàn một nhóm).
Giám sát các nhóm hoạt động
Các nhóm trình bày kết quả
Thời gian: 3 phút
- Những sản phẩm tinh thần: Nhã nhạc cung đình
Huế, Ca trù, Cồng chiêng tây nguyên, Múa rối
nước, Truyện Kiều, Hát xoan ……→ DSVH phi vật
thể.
- Những sản phẩm vật chất: vịnh Hạ Long, cố đô
Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn, động Phong
Nha → DSVH vật thể.
GV: Như vậy DSVH được chia làm mấy loại? Đó

là những loại nào?
DSVH phi vật thể
Gồm 2 loại:

- Di sản văn hoá bao gồm 2
loại:

DSVH vật thể
GV: DSVH phi vật thể bao gồm những gì?
HS trình bày – HS GV nhận xét

+ Di sản văn hoá phi vật thể:
bao gồm tiếng nói, chữ viết,

Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
lối sống, lễ hội, bí quyết về
nghề thủ công truyềthống, về
văn hóa ẩm thực, về trang
phục truyền thống dân gian

và những tri thức dân gian
khác…
GV: DSVH vật thể bao gồm những loại nào?
HS trình bày – HS GV nhận xét

+ Di sản văn hoá vật thể bao
gồm di tích lịch sử – văn hoá,
danh lam thắnh cảnh, di vật,
cổ vật, bảo vật quốc gia.

GV: Em hiểu Di tích Lịch sử - văn hóa là gì?
HS trình bày
HS GV nhận xét
Máy chiếu hình ảnh (PowerPoint Slides 20)
Di tích Lịch sử - văn hóa: là công trình xây dựng,
địa điểm, và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hóa, khoa học.
(Bến cảng Nhà Rồng, bảo tàng HCM, hoả lò Côn
Đảo, hang PácBó, gò Đống Đa, địa đạo Củ Chi,
đền Bến Dược, toà thánh Tây Ninh)…
GV: Em hiểu thế nào là Danh lam thắng cảnh?
Danh lam thắng cảnh : là cảnh quan thiên nhiên
hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với công trình kiến trúc có giá trị lịch sử,
thẩm mĩ, khoa học.
(vịnh Hạ Long, ngũ Hành Sơn, Đồ Sơn, Sầm Sơn,
núi Lang Biang, Hồ Lắk, hồ Suối Vàng, thung lũng
tình yêu)…


Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7

THẢO LUẬN NHÓM (3P) (PowerPoint Slides 21)

Kể tên các di sản văn hóa mà em biết:
Nhóm1: ở địa phương (Quảng ninh).
Nhóm 2: ở Việt Nam.
Nhóm 3: Trên thế giới.
Hs cử đại diện trình bày kết quả
- Nhóm1: Chùa Yên Tử, Vịnh Hạ Long, Đền thờ
Hưng đạo Vương trần Quốc Tuấn,
- Nhóm 2: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ
Sơn, Vịnh Hạ Long, Văn miếu Quốc Tử Giám, Áo
dài truyền thống, quan họ Bắc Ninh, chùa Một Cột,
trống đồng Đông Sơn, múa rối nước, ca dao, tục
ngữ, tiếng nói, chữ viết, Ca Trù…
Nhóm 3: Kim tự tháp, Vạn lí trường thành, nhà hát
Opera, núi Phú Sĩ, Đấu trường Cô-li-dê, tượng nữ
Lã Thị Phượng


– THCS Yên Thanh



2. Một số di sản văn hóa ở
nước ta :

Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
thần tự do…
Máy chiếu một số di sản trên thế giới

- Cố đô Huế, phố cổ Hội An,
thánh địa Mỹ Sơn, Vịnh Hạ
Long, Văn miếu Quốc Tử
Giám, Áo dài truyền thống,
quan họ Bắc Ninh, chùa Một
Cột, trống đồng Đông Sơn,
Phân loại DSVH vật thể và phi vật thể ở nước ta Nhã nhạc cung đình Huế,
(PowerPoint Slides 22, 23)
múa rối nước, ca dao, tục
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh ngữ, tiếng nói, chữ viết, Ca
hơn” để phân loại những DSVH vật thể và phi vật Trù…
thể ở nước ta
- Luật chơi: Chuẩn bị băng giấy nhỏ có ghi tên

những DSVH vật thể và DSVH phi vật thể ở nước
ta có gắn băng dính ở mặt sau, chia lớp thành hai
đội. Mỗi đội có một bảng giấy khổ to A0 chia sẵn 2
cột (DSVH vật thể và DSVH phi vật thể)
Các đội tham gia trò chơi theo hình thức tiếp sức
với nhiệm vụ tìm băng giấy dán vào bảng sao cho
đúng trong thời gian 3 phút. Sau 3 phút , đội nào
tìm được nhiều thông tin đúng nhất sẽ là đội thắng
và sẽ nhận được phần thưởng.
DSVH Phi vật thể
DSVH Vật thể
- Áo dài truyền thống.
- Quần thể cố đô Huế
- Quan họ Bắc Ninh.
- Phố cổ Hội An
- Múa rối nước.
- Thánh địa Mỹ Sơn
- Ca trù.
- Vịnh Hạ Long
- Ca dao, tục ngữ.
- Văn miếu Quốc Tử Giám
- Nghệ thuật sân khấu: Cải lương…
- Chùa Một Cột
- Cồng chiêng Tây Nguyên.
- Thành nhà Hồ………………
- Truyện Kiều…
…………………………………
- Nhã nhạc cung đình Huế…..

Lã Thị Phượng


– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
GV: Việt Nam có những di sản nào được UNESCO xếp loại là di sản văn hóa thế
giới?
Các nhóm trình bày kết quả đã được giao chuẩn bị trước làm trên phiếu học tập –
các nhóm đổi phiếu học tập chấm bài chéo của nhau
Máy chiếu kết quả (PowerPoint Slides 24 - 34)
- Quần thể di tích Cố đô Huế, năm 1993, là di sản văn hóa thế giới
- Phố Cổ Hội An, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới .
- Thánh địa Mỹ Sơn, năm 1999, là di sản văn hóa thế giới.
- Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long, năm 2010, là di sản văn hóa thế
giới.
- Thành nhà Hồ, năm 2011, là di sản văn hóa thế giới .
Các danh hiệu được UNESCO công nhận khác cũng được xếp vào di sản thế
giới gồm:
- Nhã nhạc cung đình Huế, Năm 2003, nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO
công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.
- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Năm 2005, không gian văn hóa
cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác di sản
văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.
- Dân ca quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh, Năm 2009, UNESCO chính thức công

nhận Quan họ là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại
- Ca trù, Ngày 1/10/2009, ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh
sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
- Hội Gióng ở Phù Đổng và đền Sóc, năm 2010 được công nhận là Di sản phi vật thể
đại diện của nhân loại.
- Mộc bản triều Nguyễn, năm 2009 được công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
- Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, năm 2010 được công nhận là Di sản tư liệu thế
giới.
- Cao nguyên đá Đồng Văn, năm 2010 được gia nhập mạng lưới Công viên địa chất
toàn cầu do unesco công nhận.
- Hát xoan, Ngày 24/11/2011, hát xoan của Việt Nam được UNESCO ghi danh vào
Danh sách di sản văn hóa kiệt tác truyền khẩu phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Phú Thọ) Đúng 12h10 (giờ Paris, tức 18h10
giờ Việt Nam) ngày 6/12/2012, tại kỳ họp lần thứ 7 Ủy ban liên chính phủ về bảo vệ
Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
di sản văn hóa phi vật thể đang diễn ra ở Paris (Pháp), UNESCO đã chính thức công
nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại
diện của nhân loại.
Giáo viên chốt ý: Những di sản đó được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế

giới bởi:
+ Những di sản đó có nét riêng, độc đáo, nổi bật về kiến trúc.
+ Thể hiện tinh hoa của dân tộc Việt.
+ Mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Điều đó cũng tạo cho Việt Nam những cơ hội, thuận lợi:
+ Tôn lên vị thế của đất nước.
+ Có nhiều cơ hội để hội nhập và phát triển kinh tế, xã hội.
+ Thu hút được nhiều bạn bè quốc tế đến với Việt Nam.
+ Thiết lập quan hệ ngoại giao,…
GV: Dựa vào các kiến thức lịch sử, văn học, địa lý, âm nhạc và bằng sự hiểu biết
của mình em hãy giới thiệu một di sản văn hóa mà em thích
HS hoạt động cá nhân
GV gọi học sinh trình bày kết quả chuẩn bị
Nộp lại phiếu học tập đã sưu tầm chuẩn bị trước ở nhà
Học sinh Vũ Minh Hiếu đưa hình ảnh “Dân ca quan họ Bắc Ninh” và giới thiệu:
(Tích hợp: Văn thuyết minh, Âm nhạc)
Máy
chiếu
hình ảnh

Dân ca quan họ Bắc Ninh được hình thành khá lâu đời, do cộng đồng người Việt
(Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc
Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí


– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra. Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ.
Dân ca quan họ Bắc Ninh họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu khi có lễ hội hay
khi có bạn bè. Một
cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng giai điệu,
khác về ca từ và đối giọng. Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng
giọng hát của hai người phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là
thơ, ca dao có từ ngữ trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc
đệm kèm theo. Có 4 kỹ thuật hát đặc trưng: Vang, rền nền, nảy. Hát quan họ có 3
hình thức chính: Hát canh, hát thi lấy giải, hát hội. Hát quan họ gắn liền với tục kết
chạ, tục kết bạn giữa các bọn quan họ,tục “ngủ bọn”. Mặc dù các phong tục này
không được thực hành nhiều như trước đây, cộng đồng cư dân các làng quan họ vẫn
bảo tồn và truyền dạy nghệ thuật dân ca quan họ này.
Học sinh Đinh hàm Nhật Anh giới thiệu“ Vịnh Hạ Long” (Quảng Ninh)
Máy chiếu hình ảnh

"Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh nằm ở vùng Đông Bắc của tổ quốc, là một di
sản độc đáo vì nó chứa đựng những dấu tích quan trọng trong quá trình hình thành
và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú của người Việt cổ, đồng thời là tác
phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên với sự hiện diện của hàng ngh ìn
đảo đá muôn hình vạn trạng; nhiều hang động kì thú quần tụ thành một thế giới vừa
sinh động, vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ Long còn là nơi tập trung đa dạng
sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ
sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới,… cùng với hạng nghìn loài
Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh




Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
động vật vô cùng phong phú. Năm 1994, UNESCO đã chính thức công nhận Vịnh
Hạ Long là di sản thiên nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng về mặt cảnh quan. Năm
2000, Vịnh Hạ Long tiếp tục được UNESCO công nhận lần thứ hai là di sản địa chất
thế giới vì những giá trị độc đáo về địa chất, địa mạo".
Học sinh Vũ Đức Huy giới thiệu “Chùa Yên Tử”
Giới thiệu về di tích Yên Tử qua việc học sinh đã được trải nghiệm: tham quan Yên
Tử.
Em hãy hát môt làn điệu dân ca
→ Qua phần giới thiệu các em hiểu thêm về các di sản, tự hào với di sản, từ đó có ý
thức tôn vinh, bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị của những di sản đó; ứng xử có văn
hóa với những di sản vô giá đó.
Hoạt động 4: Thực hành hướng dẫn luyện tập những nội dung kiến thức đã
học
- Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức của toàn bài.
HS biết thực hành vận dụng xử lí tình huông rèn luyện cách ứng xử có văn hóa
- Phương tiện, tư liệu: Câu hỏi, tình huống
- Phương pháp: thảo luận nhóm, trình bày sản phẩm
Kĩ thuật: động não, trình bày một phút, kĩ thuật phòng tranh,
- Thời gian: 5 phút.
Cách tiến hành: Máy chiếu bài tập (PowerPoint Slides 35 - 36)
Bài tập 1: Đóng vai - Bài tập tình huống b sgk/50

Trong một lần đi tham quan thắng cảnh Vịnh Hạ Long, thấy trên vách các hang
động có những chữ khắc hoặc viết chằng chịt tên, ngày tháng của những người
đến thăm, bạn Dung bày tỏ thái độ phê phán, không hài lòng về những việc làm
đó. Ngược lại, có một số bạn lại đồng tình, vì theo họ thì việc khắc chữ trên vách
đá là một kỉ niệm của du khách để cho hậu thế biết: nơi đây đã có người đến thăm.
Em đồng tình với quan điểm nào? Vì sao?
GV lần lượt cho HS lên sắm vai thể hiện tình huống ở bài tập (b) đã được phân
công. Sau tình huống đóng vai, HS cả lớp thảo luận nhận xét về cách ứng xử của
các nhân vật trong tình huống và nêu thái độ và trách nhiệm của em đối với các
DSVH.
- Đồng tình với ý kiến bạn Dung vì: làm như vậy sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên,
làm ô nhiêm môi trường, có nguy cơ hủy hoại danh lam thắng cảnh Vịnh HL.
Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
Hãy nêu thái độ và trách nhiệm của em đối với các DSVH trên?
Thái độ: Trân trọng, tự hào về những di sản văn hóa trên.
Trách nhiệm:
- Giữ gìn sạch đẹp các DSVH ở địa phương.
- Tham quan, tìm hiểu các DTLS, DSVH.
- Không vứt rác bừa bãi ở những nơi có DSVH.

- Tham gia các lễ hội truyền thống.
- Tôn trọng, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới…
Bài tập 2: Trò chơi ô chữ (PowerPoint Slides 37)
Câu 1: Một loại hình nghệ thuật được công nhận là DSVH phi vật thể ?
Câu 2: Trang phục truyền thống của dân tộc Việt Nam ?
Câu 3: Tên viết tắt của tổ chức văn hóa, giáo dục, khoa học của Liên Hợp Quốc?
Câu 4: Một trong những thắng cảnh du lịch nổi tiếng của thị xã Ninh Hòa ?
Câu 5: Món ăn nổi tiếng của thị xã Ninh Hòa ?
Câu 6: Danh lam thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh Quảng Ninh ?
Bài tập 3: Báo cáo kết quả sưu tầm tư liệu
GV lần lượt mời từng nhóm lên bảng trình bày giới thiệu sản phẩm
Sau phần trình bày của mỗi nhóm, HS cả lớp nhận xét, bình luận
GV nhận xét chung và khen những nhóm trình bày tốt
4. Củng cố (2phút)
- Mục tiêu: Học sinh hệ thống lại kiến thức đã học.
- Phương tiện, tư liệu: bài thơ, bài hát, bài báo, tranh ảnh, ca dao, tục ngữ, danh
ngôn, các tấm gương người thực, việc thực ở địa phương… về bảo vệ di sản văn
hóa
- Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm
Kĩ thuật: động não, lược đồ tư duy
- Thời gian: 2 phút.
4.1. Bài học cần ghi nhớ những đơn vị kiến thức nào?
4.2. Hệ thống nội dung bài học bằng lược đồ tư duy (PowerPoint Slides 38)
5. Hướng dẫn học ở nhà (5’) (PowerPoint Slides 39,40)
* Nắm được nội dung tiết học
5.1. Học thuộc phần “Nội dung bài học”
- Khái niệm di sản văn hoá bao gồm di sản phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh




Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
- Kể đuợc một số di sản văn hoá ở nước ta .
5.2. Làm bài tập c,d trang 50-51 SGK, làm bài tập trong sách tình huống.
5.3. Chuẩn bị: Tiết 2:
+ Sưu tầm tranh, ảnh về DSVH?
+ Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ DSVH?
+ Những quy định của pháp luật về bảo vệ DSVH?
* Dự án hướng dẫn tìm hiểu các hoạt động bảo vệ di sản văn hóa tại địa
phương, những hoạt động quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa
- GV chia nhóm thực hiện các bước tiếp theo của dự án
- Học sinh thu thập số liệu, viết báo các kết quả
- Tiết sau trình bày báo cáo trước lớp về sản phẩm của dự án
- Trình bày suy nghĩ của mình về việc thực hiện bảo vệ di sản văn hóa tại địa
phương( tốt hay chưa tốt, em sẽ làm gì góp phần bảo vệ giữ gìn, phát huy những di
sản văn hóa cũng như quảng bá giới thiệu những di sản đó )
Hát bài hát “ Cuộc sống ơi ta mến yêu người”
V/ Rút kinh nghiệm
Qua tiết học và kết quả của bài kiểm tra tôi nhận thấy:
- Về kiến thức: Học sinh hiểu được thế nào là di sản văn hóa, ý nghĩa của di sản
văn hóa và ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa. Không những thế, học sinh còn
hiểu sâu sắc vấn đề thông qua việc tích hợp kiến thức của các môn học khác. Từ
đó, học sinh có thêm nhiều kiến thức về các di sản văn hó, thêm hiểu, thêm yêu

những giá trị văn hóa vật chất, tình thần của cha ông; có ý thức bảo tồn và phát huy
giá trị di sản văn hóa.
- Về kỹ năng, năng lực, học sinh được phát triển tư duy ở mức cao hơn như giúp
giải quyết vấn đề, sáng tạo, cảm thụ thẩm mĩ,… thông qua phần chuẩn bị tài liệu
việc sưu tầm tranh ảnh, trình bày sản phẩm trước lớp. Học sinh cũng rất sáng tạo
trong việc thể hiện năng lực của bản thân qua tiết mục múa hát liên khúc dân ca,
tham gia trò chơi,… Các em học tập một cách hứng thú với thái độ tích cực, chủ
động để tiếp thu kiến thức.
- Về phía giáo viên: Việc dạy học theo chủ đề tích hợp trong chương trình giáo dục
sẽ làm cho hoạt động của học sinh đa dạng, phong phú, góp phần đáp ứng mục tiêu
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo những công dân tương lai năng động,
sáng tạo, sống có lý tưởng và ước mơ đẹp.
Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh



Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học – Môn GDCD 7
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập ( 5’)
- Học sinh thể hiện mức độ hiểu biết của mình thông qua các câu trả lời vấn đáp,
kết quả hoạt động nhóm, bài kiểm tra 15 phút.
- Các hình thức đánh giá: Học sinh trả lời các câu hỏi, bài tập vận dụng, quan sát,
bài tập đóng vai xử lí các tình huống.
- Công cụ đánh giá (đánh giá theo thang điểm, đánh giá bằng điền phiếu - sơ đồ

bài dạy, kiểm tra 15 phút)
+ Trong bài giảng : Hệ thống câu hỏi nhận biết, thông hiểu, phân tích, so sánh,
hoạt động nhóm, phiếu học tập….
+ Sau bài giảng: Thể hiện ở các bài tập làm ở nhà, kiểm tra 15’.
 Bằng chứng đánh giá
- Phiếu học tập
Câu 1: Em hãy hệ thống nội dung tiết học bằng lược đồ tư duy?
Câu 2: Em hãy giới thiệu một di sản văn hóa đã chuẩn bị trước?
- Kiểm tra 15 phút ( Đầu tiết học tiếp theo)
Câu 1: Thế nào là di sản văn hóa? Di sản văn hoá bao gồm những loại nào
Câu 2: Em hãy giới thiệu về một di sản ở địa phương em mà em thích (trình bày
thành một đoạn văn từ 5 đến 7 câu).
Câu 3: Em sẽ làm gì trong tình huống di sản văn hóa bị xâm hại.
8. Các sản phẩm của học sinh:
- Sơ đồ tư duy
- Ảnh học sinh tham quan trải nghiệm
- Phiếu học tập
- Bài kiểm tra 15 phút: 5 học sinh đạt 10 điểm, 8 học sinh đạt 9 điểm, 12 học sinh
đạt 8 điểm, 7 học sinh đạt 7 điểm, 4 học sinh đạt 6 điểm.
100% học sinh trình bày được các kiến thức liên môn theo yêu cầu đề ra .
Giáo viên thực hiện

Lã Thị Phượng

Lã Thị Phượng

– THCS Yên Thanh




Thành phố Uông Bí

– Tỉnh Quảng Ninh


×