PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TIÊN YÊN
TRƯỜNG TH&THCS ĐẠI THÀNH
-------------0O0---------------
HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
1. Tên chủ đề dạy học:
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
2. Môn học chính của chủ đề:
Môn Giáo dục công dân
3. Các môn được tích hợp:
Tin học, Lịch sử, Sinh học, Địa lý, Toán học, Mĩ thuật, Văn học, Âm nhạc
Người thực hiện: 1. Nguyễn Thu Hiền
2. Lê Tuấn Anh
Đại Thành, tháng 12 năm 2015
1
Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi
(Kèm theo công văn số 794/PGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Phòng GD&ĐT Tiên Yên)
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Quảng Ninh
- Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Tiên Yên
- Trường TH&THCS Đại Thành
- Địa chỉ: Trường TH&THCS Đại Thành – xã Đại Thành – huyện Tiên Yên
– tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 033 6258 857
Email:
- Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 02 giáo viên):
1. Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền
Ngày sinh 02/10/1984 Môn : Giáo dục công dân
Điện thoại:
; Email:
2. Họ và tên: Lê Tuấn Anh
Ngày sinh: 11/9/1982
Môn: Toán
Điện thoại:
; Email:
2
Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
(Kèm theo công văn số 794/PGDĐT ngày 28 tháng 9 năm 2015 của Phòng GD&ĐT Tiên Yên)
1. Tên hồ sơ dạy học
Dạy học theo chủ đề tích hợp môn Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Toán học,
Sinh học, Địa lý, Mỹ thuật vào môn giáo dục công dân lớp 7 trong tiết 22 bài 14:
Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2. Mục tiêu dạy học
2.1. Kiến thức:
a. Kiến thức bộ môn
- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên.
- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
- Nêu được vai trò của môi trường và tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con
người.
b. Kiến thức liên môn:
Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của bài học
Phần 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện
+ Tích hợp với môn Toán
Phần thông tin khi cập nhật số liệu mới về bảng diễn biến tỉ lệ phần trăm đất
có rừng che phủ, giáo viên cần tích hợp với toán thống kê của lớp 8. Phần này giáo
viên giới thiệu và phân tích tỉ lệ % (Chương hai: Hàm số và đồ thị, bài 1: Đại
lượng tỉ lệ thuận)
+ Tích hợp với bộ môn Tin học lớp 6
Giáo viên hướng dẫn học sinh truy cập một số Webside để cập nhật thông
tin, số liệu mới về tỉ lệ % diện tích đất có rừng che phủ. Nhiệm vụ này giáo viên
phải hướng dẫn học sinh cụ thể để các em chuẩn bị tìm hiểu trước ở nhà. Trong
trường hợp nhà trường không được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như phòng học
bộ môn, máy Laptop, mạng Wifi giáo viên có thể chủ động tìm hiểu, soạn giáo án
điện tử tích hợp trực tiếp trên bài giảng của mình để bài giảng sinh động hơn.
Ví dụ truy cập trang Web: và cho ra kết quả thông
tin về tỉ lệ che phủ của rừng năm 2013 như sau:
3
Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng có nhiều chuyển biến
tích cực. Tổng diện tích rừng bị thiệt hại là 1.964 ha, giảm 39,1%.
Công tác trồng rừng được chỉ đạo tích cực và thực hiện tốt các chính sách
hỗ trợ nên diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 205,1 ngàn ha, tăng 9,7%. số
cây lâm nghiệp trồng phân tán là 50 triệu cây, tương đương năm 2012.
Tỷ lệ che phủ từ cây rừng và cây có tán như cây rừng ước đạt 41,1% (trong
đó, diện tích che phủ bằng cây rừng đạt 40,2%; cây công nghiệp, cây đặc sản
trồng trên đất lâm nghiệp, có tán che như cây rừng đạt 0,9%).
+ Tích hợp với môn Lịch sử lớp 9
Khi phân tích nguyên nhân do chiến tranh dẫn đến tỉ lệ % độ che phủ rừng
bị giảm tính từ năm 1950 đến nay ( tích hợp cả với số liệu cũ trong sách giáo khoa
GDCD 7 bài 14) giáo viên nên tích hợp với môn Lịch sử lớp 9: Chương VI - Việt
Nam từ năm 1954 đến năm 1975, bài 28: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
đấu tranh chống đề quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam ( 1954 - 1965),
mục V " Miền Nam chiến đấu chống chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ
(1961-1965)". Phần tích hợp này giáo viên giới thiệu Chiến dịch Ranch Hand là
một chiến dịch của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, thực hiện việc rải chất
độc hóa học xuống các khu rừng nhằm triệt hạ khả năng ngụy trang và ẩn náu
của lực lượng Quân Giải phóng miền Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hoạt
động này có thể gây tác dụng hủy hoại lâu dài đối với sự sống trên mặt đất, trong
lòng đất, nước sông suối, ao hồ... Vì đây là việc làm vô nhân đạo và có thể bị coi
là phạm pháp trên đất Mỹ, và cũng khó có nước đồng minh nào của Mỹ chấp
nhận, nên căn cứ của nó được bí mật xây dựng bên cạnh Đơn vị Không quân 62
của Việt Nam Cộng hòa tại Căn cứ không quân Nha Trang, và mang danh hiệu
trá hình là Không đoàn 14. Kế hoạch này được thi hành lần đầu từ khoảng năm
1962.
+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 7
Khi phân tích việc du canh, du cư, phá rừng lấy đất canh tác dẫn đến việc
gây ra nhiều vụ cháy rừng.
4
Đốt rừng làm nương rẫy
Phần 2: Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên
+ Tích hợp với môn Địa lí lớp 6 và lớp 7:
Môn Địa lí lớp 6 học sinh đã biết Các thành phần tự nhiên của Trái Đất gồm:
địa hình, đất, nước, khoáng sản, sinh vật… (trong chương II- Các thành phần tự
nhiên của Trái Đất) Đây chính là các thành phần chính của môi trường tự nhiên
Môn Địa lí lớp 7: Học sinh được biết thành phần nhân văn của môi trường gồm
con người, các hoạt động kinh tế của con người và việc xây dựng các công trình
đô thị…
Tích hợp hai nội dung trên kết hợp với quan sát ảnh, học sinh dễ dàng tìm hiểu
được khái niệm thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Hoạt động 2: Giới thiệu về thực trạng môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở
Việt Nam và thế giới. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó
- Tích hợp môn Địa lí lớp 7: Chương II- Các môi trường Địa lí và hoạt động kinh
tế của con người. Nội dung các bài trong chương đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi
trường ở đới ôn hòa, đới nóng… kết hợp với quan sát tranh, học sinh tìm hiểu
được thực trạng môi trường ở Việt Nam và trên thế giới
5
Xả thải trực tiếp ra sông, hồ
Khói thải của các nhà máy
Phá rừng lấy gỗ
Khai thác than tại Quảng Ninh
Học sinh rút ra được: bầu khí quyển, môi trường nước sông, nước biển…bị ô
nhiễm nặng nề. Tài nguyên thiên nhiên: khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt…
Nguyên nhân:
- Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông, các chất thải công nghiệp và
sinh hoạt…
Hậu quả là: tạo nên những trận mưa axít, tăng hiệu ứng nhà kính, Trái Đất
nóng lên, khí hậu toàn cầu biến đổi, thủng tầng ô-dôn, chết các sinh vật…
6
Băng tan chảy ở hai điểm cực
Lũ lụt tại Quảng Ninh (8/2015)
Hạn hán
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của môi trường và TNTH
+ Tích hợp với môn Mĩ thuật: giới thiệu một số tranh về vẻ đẹp của thiên nhiên
Việt Nam. Từ đó tìm hiểu vai trò của môi trường tác động tới đời sống tinh thần
của con người như thế nào.
7
Vịnh Hạ Long
Thác Bản Giốc
Động Phong Nha
Ruộng bậc thang – Tây Bắc
+ Tích hợp với môn Sinh học lớp 6 chương IX: Vai trò của thực vật - Tiết 57,58
" Vai trò của thực vật đối với đời sống con người".
Bằng hệ thống câu hỏi cụ thể, giáo viên yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã học
ở môn Sinh học lớp 6 nhắc lại vai trò của thực vật đối với đời sống con người
- Cây mọc ven đường cho bóng râm và làm đẹp cho thành phố, làng quê. Người ta
đã tính rằng cứ một cây xanh trồng trong thành phố bằng 5 máy điều hòa chạy
liên tục 20 giờ 1 ngày. Cây còn tác dụng cản bớt ánh sáng và cản sức gió nên có
vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
8
Trong quá trình quang hợp cây lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí ôxi cung
cấp cho quá trình hô hấp của con người và động vật. Người ta ước tính rằng cứ 1
hécta cây trồng cung cấp đủ ôxi cho 30 người sống khỏe mạnh trong 1 năm.
Những nơi có nhiều cây cối thường có không khí trong lành, cây còn có tác dụng
ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường. Thực vật nhờ có tán cây
cản bớt sức chảy của dòng nước do mưa lớn gây ra, rễ cây giữ đất nên góp phần
quan trọng chống xói mòn, hạn chế lũ lụt, giữ nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
- Thực vật là nguồn lương thực, thực phẩm chủ yếu của loài người: Cây
lương thực, Cây làm thức ăn, Cây làm gia vị, Cây ăn quả cung cấp đường, chất
khoáng, vitamin.
- Thực vật là nguyên liệu để sản xuất giấy, đồ gỗ, nhựa, dầu thực vật, tinh
dầu thực vật, đồ uống, thuốc chữa bệnh và các dụng cụ phục vụ cho đời sống như
thảm, túi xách, chổi …
9
+ Tích hợp với môn Ngữ văn lớp 7 phần văn nghị luận tuần 24, tiết 95,96 viết
bài tập làm văn số 5 với đề bài " Môi trường có vai trò quan trọng với đời sống
con người, mỗi hoạt động của con người đến môi trường đề có ảnh hưởng lớn đến
cuộc sống. Bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chúng ta”. Em hãy chứng
minh ý kiến trên .
Với đề bài trên, vào thời điểm học sinh học bài 14 môn GDCD lớp 7 tuần
22, 23 sẽ có tác dụng rất lớn đối với các em.
+ Tích hợp với bộ môn Âm nhạc: Học sinh hát đúng nhạc và lời bài hát có
nội dung liên quan tới việc bảo vệ môi trường: cụ thể là bài hát: Điều đó tuỳ
thuộc hành động của bạn
2.2. Kĩ năng:
a. Kĩ năng bộ môn:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên; biết báo cho người có trách nhiệm biết để xử lý.
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, nơi công cộng và biết nhắc nhở các bạn
cùng thực hiện.
b. Kĩ năng liên môn:
- Rèn cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức của những bộ môn tích hợp để tìm
hiểu kiến thức của bài học:
VD:
+ Môn Tin học với kĩ năng tra cứu kiến thức trên mạng internet về tỉ lệ che phủ
của rừng.
+ Môn Mĩ thuật với kĩ năng quan sát, nhận xét tranh ảnh, trình bày bài vẽ;
+ Môn Địa lý với kĩ năng quan sát, phân tích, nhận định sự việc, hiện tượng.
+ Môn Sinh học là kĩ năng phân tích, đánh giá vai trò của thực vật với đời sống
con người;
+ Môn Lịch sử với kĩ năng phân tích dẫn chứng về sức tàn phá của chất diệt cỏ
trong chiến dịch quân sự của Mỹ nhằm phá hoại con đường vận chuyển vũ khí,
lương thực của ta.
+ Môn Âm nhạc với kĩ năng trình bày bài hát đúng nhạc, đúng lời và tự tin thể
hiện ca khúc.
2.3. Thái độ:
Mọi nội dung kiến thức, kĩ năng tích hợp của các bộ môn đều nhằm định
hướng cho học sinh hình thành thái độ thân thiện, hoà hợp với môi trường, có ý
thức trong việc làm của bản thân nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên, biết phân biệt việc làm đúng, sai trong việc bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên. Cụ thể:
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; ủng hộ các biện
pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
10
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên.
2.4. Phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sử
dụng công nghệ thông tin và truyền thông; năng lực sáng tạo; năng lực sử dụng
ngôn ngữ; năng lực hợp tác, năng lực tự quản lý; năng lực giao tiếp...
- Năng lực chuyên biệt: Tự nhận thức, điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp
luật và chuẩn mực đạo đức xã hội; Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm
công dân với cộng đồng, đất nước; Giải quyết vấn đề cá nhân và hợp tác giải quyết
vấn đề xã hội.
3. Đối tượng dạy học của bài học
14 học sinh của lớp 7 trường TH&THCS Đại Thành
4. Ý nghĩa của bài học
Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích nguyên nhân ô nhiễm
môi trường xung quanh mình; biết được thế nào là môi trường và tài nguyên thiên
nhiên cũng như vai trò của nó đối với đời sống con người; biết phân biệt việc làm
đúng, sai về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên; biết cách giải quyết các
tình huống nảy sinh trong thực tiễn về vấn đề môi trường và tài nguyên thiên
nhiên.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Sưu tầm bài báo, tranh ảnh theo chủ đề, phim ảnh, trò chơi, các mẩu
truyện, bảng phụ..., tấm gương về việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
nhiên.
- Máy chiếu, máy tính
- Soạn bài bằng PowerPoint
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp:
Lớp 7.........................................
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: GV cho HS chơi tiếp sức theo 02 nhóm lên đánh dấu Đ (đúng), S (sai) vào
bảng phụ theo yêu cầu bài tập trong thời gian 01 phút:
Trường hợp nào sau đây thực hiện đúng (Đ), sai (S) quyền trẻ em:
Tâm là đứa trẻ bị bỏ rơi, em sống lang thang trên hè phố.
Nhà nghèo, Hà phải vừa đi học vừa phụ mẹ bán hàng.
Cha mẹ mải lo làm ăn, Hùng bị kẻ xấu lôi kéo vào con đường nghiện ngập
Cha mẹ li thân để Hải về sống với bà ngoại. Ngoại nghèo lại đau yếu luôn nên
Hải phải nghỉ học đi bán vé số.
11
Câu 2. Trẻ em có bổn phận gì?
3. Giảng bài mới:
Giới thiệu bài: Giáo viên tích hợp với môn Mĩ thuật:
* Cho HS quan sát tranh ảnh về rừng núi, sông ngòi.
Rừng núi
Sông ngòi
Em hãy mô tả lại những hình ảnh vừa quan sát?
Đó là điều kiện tự nhiên bao quanh cuộc sống của con người, đáp ứng nhu
cầu về vật chất và tinh thần của con người.
* Giới thiệu một số tranh ảnh về vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam:
Vịnh Hạ Long
Thác Bản Giốc
Động Phong Nha
Ruộng bậc thang – Tây Bắc
12
→ Những hình ảnh đó thể hiện môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên
xung quanh chúng ta. Vậy môi trường, tài nguyên thiên nhiên là gì? Và vai trò của
môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống con người. Chúng ta cùng
tìm hiểu bài hôm nay.
Họat động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
Họat động 1:
I. Tìm hiểu thông tin, sự kiện
Tìm hiểu thông tin, sự kiện.
Mục tiêu:
- Nắm được tỉ lệ đất có rừng che phủ
hiên nay ở nước ta;
- Hiểu được nguyên nhân khiến diện
tích rừng suy giảm;
- Hiểu được hậu quả của việc không bảo
vệ rừng.
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, sử
dụng đồ dùng trực quan, phân tích,
động não...
Cách tổ chức dạy học:
1. Đọc
HS: Đọc phần thông tin trong SGK
GV: Ngoài thông tin trên, em còn biết 2. Nhận xét
thông tin nào khác về tỉ lệ đất có rừng
che phủ ở nước ta
( Tích hợp với bộ môn tin học) HS a. Tỉ lệ đất có rừng che phủ hiện
chuẩn bị thông tin mới trên mạng
nay ở nước ta
Internet
GV: Bổ sung thêm thông tin mới về tỉ
lệ % đất có rừng che phủ theo thông báo
của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn năm 2013. Tỷ lệ che phủ từ cây
rừng và cây có tán như cây rừng ước
đạt 41,1% (trong đó, diện tích che phủ
bằng cây rừng đạt 40,2%; cây công
nghiệp, cây đặc sản trồng trên đất lâm
nghiệp, có tán che như cây rừng đạt
0,9%).
13
GV: Em có nhận xét gì về tỉ lệ độ che
phủ rừng toàn quốc từ quyết định trên
của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn.
GV kết luận: Tỉ lệ % đất có rừng che
phủ có tăng tuy nhiên vẫn ở mức độ
thấp.
HS đọc thông tin 2,3,4,5 (SGK trang 43)
GV: Những nguyên nhân nào dẫn đến tỉ
lệ độ che phủ rừng tăng chậm trong
những năm gần đây.
HS chỉ ra những nguyên nhân khác nhau
GV tích hợp với Lịch sử lớp 9 bài 28:
mục V " Miền Nam chiến đấu chống
chiến lược chiến tranh đặc biệt của
Mĩ (1961-1965)- Mĩ rải chất độc hóa
học xuống các cánh rừng của Việt
Nam.
- Tỉ lệ % đất có rừng che phủ có tăng
tuy nhiên vẫn ở mức độ thấp.
- Tài nguyên rừng có nguy cơ cạn
kiệt
* Nguyên nhân:
- Do hậu quả chiến tranh
Lính Mỹ sử dụng bom napalm để phát
quang rừng rậm và tiêu hao sinh lực đối
14
phương. (Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ)
Trực thăng Mỹ rải chất độc da
cam/dioxin, hóa chất gây rụng lá ở phía
trên khu rừng tại đồng bằng sông Cửu
Long. ( Ảnh: AP)
Rừng bị tàn phá trong chiến tranh
Tích hợp với môn Địa lí về tình trạng - Do ý thức của con người
du canh du cư của người dân: đốt
nương làm rẫy.
+ Đốt rừng làm nương rẫy
15
Đốt rừng làm nương rẫy
+ Chặt phá rừng
Chặt phá rừng
b. Hậu quả của việc không bảo vệ
rừng
GV: Việc tàn phá rừng do khách quan
và chủ quan của con người đã gây ra
những hậu quả gì
( HS thảo luận theo nhóm nhỏ: 2 bàn 1
nhóm)
- Môi trường bị phá hủy
- Môi trường bị phá hủy
- TNTN ngày càng cạn kiệt
- TNTN ngày càng cạn kiệt
- Đời sống con người bị đe dọa. (bởi - Đời sống con người bị đe dọa.
thiên tai: lũ lụt, hạn hán..)
GV: cung cấp cho HS một số hình ảnh
về hậu quả của việc ô nhiễm môi trường
ảnh hưởng tới cuộc sống của con người.
GV: Việc bảo vệ rừng có quan hệ như
thế nào với việc bảo vệ môi trường và
TNTN?
HS: Rừng vừa là môi trường sống vừa là
nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng
của con người và sinh vật nên việc bảo
vệ rừng là hết sức quan trọng và cần
-> Cần bảo vệ rừng vì bảo vệ rừng là
thiết đối với con người.
GV: Qua phân tích thông tin, sự kiện bảo vệ môi trường và TNTN
trên, em rút ra được bài học gì cho bản
thân mình?
? Em hãy lấy ví dụ về việc làm ô nhiễm
môi trường mà em biết?
? Bản thân em đã có những việc làm gì
để bảo vệ rừng nói riêng và môi trường
16
nói chung?
HS lấy thêm những ví dụ về ô nhiễm
môi trường:
Xả thải trực tiếp ra sông, hồ.
Khói thải của các nhà máy
GV chuyển ý: Những việc làm trên đều
gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường,
làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài
nguyên. Vậy môi trường và tài nguyên
thiên nhiên là gì? Môi trường và TNTN
có vai trò như thế nào đối với con người
-> chuyển phần II.
II. Nội dung bài học:
Hoạt động 2:
Tìm hiểu nội dung bài học
Mục tiêu:
- Nêu được thế nào là môi trường, thế
nào là tài nguyên thiên nhiên.
- Kể được các yếu tố của môi trường và
tài nguyên thiên nhiên
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm
môi trường
17
- Nêu được vai trò của môi trường và tài
nguyên thiên nhiên đối với cuộc sống
con người.
Phương pháp: vấn đáp, thuyết trình, sử
dụng đồ dùng trực quan, thảo luận
nhóm, trò chơi, phân tích- phân loại...
Cách tổ chức dạy học:
GV: Dựa vào kiến thức đã học trong
môn Địa lí lớp 6, 7 và thông tin trong
SGK, em hiểu môi trường là gì?
GV: Nêu các thành phần của môi
trường?
( Tích hợp với Địa lí lớp 6 – Thành
phần tự nhiên của trái đất; lớp 7 –
Thành phần nhân văn của môi
trường)
GV: Em hãy kể một số yếu tố của môi
trường tự nhiên và môi trường nhân tạo
mà em biết?
( GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp
sức theo 02 nhóm, mỗi nhóm lần lượt
lên bản ghi tên những yếu tố của môi
trường tự nhiên và nhân tạo xung quanh
con người trong vòng 02 phút)
VD: Một số yếu tố của môi trường tự
nhiên: đất, nước, rừng, ánh sáng, sông
ngòi, không khí, cây cối, chim
muông, ...
Một số yếu tố của môi trường nhân tạo:
nhà cửa, đường xá, cầu cống, nhà máy,
công viên, bệnh viện...
GV: Minh họa ảnh về môi trường
1. Khái niệm:
a. Môi trường:
Là toàn bộ những điều kiện tự nhiên,
nhân tạo bao quanh con người, có tác
động đến đời sống, sự tồn tại, phát
triển của con người, thiên nhiên.
18
Môi trường tự nhiên
b. Tài nguyên thiên nhiên:
- Là những của cải có sẵn trong tự
nhiên mà con người có thể khai thác,
chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống
của con người.
Môi trường nhân tạo
GV: Nhấn mạnh: đây là môi trường
sống có tác động đến sự tồn tại, phát
triển của con người.
GV: Em hiểu thế nào là tài nguyên thiên
nhiên?
HS: trả lời
* Phân loại:
- Tài nguyên vô tận: đất, nước, không
khí
- Tài nguyên cạn kiệt: Khoáng sản
GV: Phân loại TNTN?
HS:
Tài nguyên vô tận: đất, nước, không khí
Tài nguyên cạn kiệt: khoáng sản
GV: Minh họa ảnh về TNTN
19
Tài nguyên gió
Tài nguyên nước
Tài nguyên khoáng sản: Than đá
GV: Em có suy nghĩ, nhận xét gì về thực
trạng môi trường và TNTN nước ta hiện
nay và trên thế giới
HS: Môi trường và TNTN nước ta hiện
nay và trên thế giới đang bị ô nhiễm
20
nặng nề.
( Tích hợp với địa lí lớp 7: Chương IICác môi trường Địa lí và hoạt động
kinh tế của con người.)
GV nhận xét đánh giá về tình hình môi
trường hiện nay.
Con người khai thác TNTN để phục vụ
cuộc sống. Tuy nhiên, những tài nguyên
như tài nguyên đất, nước đang có nguy
cơ trở thành tài nguyên cạn kiệt do sự
khai thác không khoa học của con
người, và đó cũng là nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh
hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống
của con người.
-> Chuyển ý: Vậy tại sao môi trường ô
nhiễm và TNTN cạn kiệt lại ảnh hưởng
tới chất lượng cuộc sống của con người.
MT và TNTN có vai trò như thế nào với
đời sống con người -> chuyển phần 2
2.Vai trò của môi trường và tài
nguyên thiên nhiên :
- Môi trường và tài nguyên thiên
nhiên có tầm quan trọng đặc biệt đối
với đời sống của con người.
+ Tạo cơ sở vật chất để phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội.
+ Tạo cho con người phương tiện
GV: Môi trường và TNTN có vai trò sống, phát triển trí tuệ, đạo đức.
như thế nào đối với đời sống con người?
Thảo luận theo nhóm nhỏ
+ Tích hợp với môn Sinh học lớp 6
chương IX: Vai trò của thực vật - Tiết
57,58 " Vai trò của thực vật đối với đời
sống con người".
- Cây mọc ven đường cho bóng râm và
làm đẹp cho thành phố, làng quê. Người
ta đã tính rằng cứ một cây xanh trồng
trong thành phố bằng 5 máy điều hòa
chạy liên tục 20 giờ 1 ngày. Cây còn tác
dụng cản bớt ánh sáng và cản sức gió
nên có vai trò quan trọng trong việc
điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của
khu vực.
21
Trong quá trình quang hợp cây lấy vào
khí cacbonic và nhả ra khí ôxi cung cấp
cho quá trình hô hấp của con người và
động vật. Người ta ước tính rằng cứ 1
hécta cây trồng cung cấp đủ ôxi cho 30
người sống khỏe mạnh trong 1 năm.
Những nơi có nhiều cây cối thường có
không khí trong lành, cây còn có tác
dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn,
giảm ô nhiễm môi trường. Thực vật nhờ
có tán cây cản bớt sức chảy của dòng
nước do mưa lớn gây ra, rễ cây giữ đất
nên góp phần quan trọng chống xói
mòn, hạn chế lũ lụt, giữ nguồn nước
ngầm, tránh hạn hán.
- Thực vật là nguồn lương thực, thực
phẩm chủ yếu của loài người: Cây
lương thực, Cây làm thức ăn, Cây làm
gia vị, Cây ăn quả cung cấp đường,
chất khoáng, vitamin.
22
- Thực vật là nguyên liệu để sản xuất
giấy, đồ gỗ, nhựa, dầu thực vật, tinh
dầu thực vật, đồ uống, thuốc chữa bệnh
và các dụng cụ phục vụ cho đời sống
như thảm, túi xách, chổi …
+ Tạo cuộc sống tinh thần: làm cho
con người vui , khoẻ mạnh, làm giàu
đời sống tinh thần.
(Tích hợp với môn Mĩ thuật: Giới
thiệu một số bức tranh về cảnh quan
thiên nhiên)
Lễ hội hoa Tam giác mạch – Hà Giang
23
Lế hội hoa Sở - Quảng Ninh
(Tích hợp với môn Ngữ văn 7 phần
cách làm bài văn lập luận chứng
minh: " Môi trường có vai trò quan
trọng với đời sống con người, mỗi hoạt
động của con người đến môi trường đề
có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Bảo vệ
môi trường là bảo vệ cuộc sống của
chúng ta”. Em có đồng ý với ý kiến đó
không? Vì sao?
HS đưa ra được quan điểm và dẫn
chứng cụ thể)
III. Bài tập
GV nhận xét, chuyển nội dung sang
phần bài tập
Họat động 3:
Liên hệ thực tế kết hợp hướng dẫn
học sinh làm bài tập
Mục tiêu:
- HS liên hệ và kể được một số việc làm
bảo vệ hoặc tàn phá môi trường và tài
nguyên thiên nhiên nơi cư trú.
- Hoàn thành được bài tập theo yêu cầu.
Phương pháp: Vấn đáp, thuyết trình,
thảo luận nhóm...
Cách tổ chức dạy học:
GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận
trong 02 phút với nội dung câu hỏi như
sau:
Nhóm 1: Em hãy nêu một số việc làm
bảo vệ môi trường của bản thân
và mọi người mà em biết?
Nhóm 2: Em hãy nêu một số việc làm
phá hoại môi trường của bản thân
và mọi người mà em biết?
(Các nhóm sẽ viết vào bảng phụ sau đó
lên trình bày kết quả thảo luận của
nhóm trên bảng)
VD một số việc làm về bảo vệ hoặc phá
hoại môi trường mà HS biết:
24
* Bảo vệ môi trường:
- Đổ rác đúng nơi quy định
- Trồng cây xanh
- ...
* Phá hoại môi trường:
- Vất xác động vật chết xuống sông hồ
- Đốt rừng làm nương rẫy
-...
GV: Trước những việc làm đó, em dự
định sẽ làm gì?
HS: Trả lời tự do.
HS: Trả lời và nhận xét phần trả lời của
bạn.
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại ý đúng.
Chuyển sang làm các bài tập.
GV: Cho HS làm bài tập a, b SGK tr46.
HS: Đọc bài tập, thảo luận nhóm đôi và
trả lời câu hỏi.
Bài a:
Trong các biện pháp dưới đây, theo em
biện pháp nào góp phần bảo vệ môi
trường?
(1) Giữ gìn vệ sinh xung quanh lớp học
và nơi ở;
(2) Xây dựng các quy định về bảo vệ
rừng, nguồn nước và động vật quý hiếm;
(3) Khai thác nước ngầm bừa bãi;
(4) Sử dụng phân hoá học và các hoá
chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy
định;
(5) Nghiên cứu, xây dựng các phương
pháp xử lý rác, nước thải công nghiệp,
nước thải sinh thái.
Bài b:
Trong các hành vi sau, hành vi nào gay
ô nhiễm và phá huỷ môi trường?
(1) Khai thác thuỷ sản bằng chất nổ;
(2) Săn bắt động vật quý hiếm trong
rừng;
(3) Đổ các chất thải công nghiệp trực
tiếp vào nguồn nước;
(4) Khai thác gỗ theo chu kì, kết hợp cải
1. Bài tập a SGK Trang 46
- Biện pháp góp phần bảo vệ môi
trường: 1,2,5
+ Hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi
trường: 1,2,3,6..
25