Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Đồ Án Thiết Kế Tổ Chức Thi Công Xây Dựng Mặt Đường Ô Tô, Chiều Rộng Mặt Đường 7,5 M

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 114 trang )

Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô

MỤC LỤC

Trang 1


ỏn thit k t chc thi cụng xõy dng mt ng ụ tụ

N MễN HC
THIT K T CHC THI CễNG XY DNG
MT NG ễ Tễ
CC S LIU BAN U:
- Cỏc lp vt liu:
STT

Mó lp

Tờn lp vt liu

Lp 1
7
BTN cht ht va loi 1- Dmax20
Lp 2
12
BTN rng ht ln - Dmax31,5
Lp 3
38
Cỏt gia c ximng 6%
Lp 4
Lp Subgrade


- Chiu rng mt ng
:7,5 (m)
- Chiu rng l ng
:.2x1,5 (m)
- Chiu rng l t
: ....2x0,5 (m)
- Chiu di on thi cụng
: 4 (km)
- Kiu thi cụng lũng ng : o lũng
- Thi hn thi cụng
:.. 60 ngy
- C ly vn chuyn vt liu : 6 (km)

0.50

1.0

BTN chỷ
t loaỷ
i I Dmax =20 - daỡy 5cm
BTN rọự
ngDmax = 31.5 - daỡy 7cm
Caùt GCX M 6% - daỡy 30 cm

Chiu dy
(cm)
5
7
30
80


Tiờu chun
KTTC&NT
22TCN 249-98
22TCN 249-98
22TCN 246-98

10,50/2
7,50/2

BTN chỷ
t loaỷ
i I Dmax =20- daỡy 5 cm
BTN rọự
ng Dmax = 31.5 - daỡy 7cm
Caùt GCXM 6% - daỡy 30 cm
Lồùp SUBGRADE - daỡy 80 cm

Hỡnh 1.1 Mt ct ngang ng hon thin
NI DUNG CC PHN THUYT MINH - TNH TON:
A. PHN THUYT MINH:
Phn 1: Thit k t chc thi cụng tng th 4 km mt ng
Phn 2: Thit k t chc thi cụng chi tit dõy chuyn mt ng
B. PHN BN V:
01 bn v A1: Thit k t chc thi cụng tng th 4Km mt ng
01 bn v A1: Thit k t chc thi cụng chi tit mt ng theo gi
Trang 2


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô


Phần 1: THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG TỔNG THỂ 4 km
MẶT ĐƯỜNG
1. XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN THI CÔNG
1.1. Vị trí địa lý
Tuyến nằm trong khu vực phường Hoà Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng, cách trung tâm phường khoảng 2000(m) về phía Bắc, nối liền tuyến đường từ
Hoà Hiệp đi Hoà Xuân, Hoà Vang. Đoạn tuyến thiết kế tổ chức thi công dài 4Km từ
KM0+00 đến KM4+00. Trong đoạn tuyến chủ yếu là nền đào hoàn toàn.
Các thông số kỹ thuật cơ bản của tuyến như sau:
Cấp thiết kế
Cấp 4
Tốc độ thiết kế
60 km/h
Địa hình
Đồng bằng - đồi
Loại nền đường
Đào lòng
Số làn xe cơ giới
2
Bề rộng 1 làn xe
3,75 m
Bề rộng dải phân cách giữa & bên
Không có
Bề rộng mặt đường
7,5 m
Bề rộng lề đường
1,5m
Loại lề đường
Gia cố tối thiểu

Bề rộng lề gia cố
1,0 m
Mặt đường được sử dụng trên toàn tuyến là giống nhau, đây là loại mặt đường
cấp cao A1 (mặt đường cấp cao chủ yếu), từ trên xuống bao gồm các lớp như sau:
STT
1
2
3
4

Tên lớp vật liệu
BTN chặt hạt vừa loại 1-Dmax20
BTN rỗng – Dmax31,5
Cát gia cố ximăng 6%
Lớp Subgrade

Chiều dày (cm)
5
7
30
80

1.2. Các điều kiện tự nhiên
1.2.1. Địa hình
Khu vực thiết kế là đồng bằng và đồi, tương đối bằng phẳng, địa chất khá ổn định
không có hiện tượng trượt lở.
Độ dốc ngang sườn 0.7% - 11%.
Tuyến có cấp thiết kế là cấp III nên được thiết kế bám theo đường đồng mức, với
độ dốc dọc nhỏ do đó chênh cao giữa các điểm đầu và cuối đoạn nhỏ tạo điều kiện
thuận lợi khi thi công.

1.2.2. Địa mạo

Trang 3


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
Qua kết quả thị sát tình hình địa mạo thì khu vực tuyến đi qua là rừng loại II. Cây
con dây leo chiếm hơn 2/3 diện tích. Cứ 100m 2 rừng có khoảng 5 đến 25 cây có đường
kính từ 5-10cm, có xen lẫn cây có đường kính lớn hơn 10 cm.
1.2.3. Địa chất
Theo kết quả điều tra khảo sát điều kiện địa chất cho thấy điều kiện địa chất trong
khu vực rất ổn định, không có hiện tượng sụt lở, đá lăn, castơ hay nước ngầm lộ thiên.
Nhìn chung mắt cắt địa chất khu vực tuyến như sau:
- Lớp đất hữu cơ dày từ 10÷20cm
- Lớp đất á sét lẫn sỏi sạn dày từ 6÷8m
- Bên dưới là lớp đá gốc dày ∞
Qua kết quả thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý của đất cho thấy đất ở đây chứa ít muối
hay không chứa các muối hòa tan. Do vậy rất thích hợp để đắp nền đường.
1.2.4. Địa chất thủy văn
Tuy có mạch nước ngầm hoạt động trong khu vực tuyến nhưng mực nước ngầm
ở sâu không ảnh hưởng đến công trình.
Sông ở đây hình thành rõ ràng, suối không rõ ràng chỉ hình thành vào mùa mưa
nên không ảnh hưởng đến quá trình thi công vào mùa khô.
1.2.5 Thủy văn
Nước mặt thoát tương đối dễ dàng, nước chủ yếu tập trung theo các con suối nhỏ
rồi đổ vào các sông xuống đồng bằng.
1.2.6 Khí hậu, thời tiết
Khu vực tuyến đi qua mang đặc trưng của khí hậu miền Trung chịu ảnh hưởng
của hai mùa gió. Mùa đông với gió Đông Bắc, mưa lạnh. Mùa hè với gió Tây Nam
khô hanh. Mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2

năm sau. Theo số liệu thống kê nhiều năm cho thấy:
- Nhiệt độ trung bình hàng năm :
280C.
- Nhiệt độ cao nhất trong năm :
390C.
- Nhiệt độ thấp nhất trong năm :
150C.
- Độ ẩm trung bình : 80%.
Với điều kiện khí hậu khu vực tuyến đi qua thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, độ ẩm
cao. Thời gian thi công thuận lợi nhất là từ tháng 3 đến tháng 8.
1.3. Điều kiện xã hội
1.3.1. Dân cư và sự phân bố dân cư
Đoạn tuyến đi qua vùng đồi nên dân cư phân bố rải rác dọc theo tuyến, nhà cửa
ruộng vườn của dân nằm xa chỉ giới xây dựng, chỉ ở hai đầu tuyến tập trung khá đông.
Dân tộc: Kinh. Người dân chủ yếu làm lâm nghiệp, ngoài ra còn đánh bắt nuôi trồng
thuỷ sản.
1.3.2. Tình hình văn hoá - kinh tế - xã hội trong khu vực
Trang 4


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
Tình hình chính trị ổn định, đời sống văn hoá của người dân ngày một nâng
cao. Thành phố đang có nhiều chính sách ưu đãi cho việc phát triển kinh tế của vùng.
1.3.3. Các định hướng phát triển kinh tế xã hội trong tương lai
- Tiếp tục phát triển rừng, khai thác các nguồn gỗ quí, đánh bắt thuỷ sản đi đôi
với việc nuôi trồng và chế biến.
- Dựa vào địa hình hiện có phát triển du lịch. Đây là ngành đang được phát triển
và có khả năng cho thu nhập cao trong tương lai.
Đơn vị thi công được ủng hộ của đông đảo bà con nhân dân trong phường, họ
sẵn sàng giúp đỡ đơn vị thi công để họ thi công công trình một cách nhanh chóng và

đạt chất lượng tốt.
1.4. Các điều kiện liên quan khác
1.4.1. Vật liệu xây dựng, bán thành phẩm
- Địa chất khu vực xây dựng đường rất tốt nên có thể tận dụng lấy đất khi đào
lòng nền đào để làm đất gia cố.
- Xi măng lấy tại các đại lý vật tư khu công nghiệp Hòa Khánh
- Nhũ tương nhựa đường lấy tại cảng Đà Nẵng
- Đá dăm các loại lấy tại mỏ đá Phước Tường, cách tuyến 4 Km.
- Cát lấy tại các bãi cát gần sông.
1.4.2. Máy móc, nhân lực, phụ tùng thay thế
Khả năng cung cấp máy móc, thiết bị thi công của đơn vị thi công là không hạn
chế.
Về nhân lực : Đội thi công đã từng thi công ở nhiều công trình tương tự đạt chất
lượng và hoàn thành đúng tiến độ. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm, có trình
độ và có khả năng quản lý tốt.
Để tận dụng nguồn nh ân lực địa phương ta phải chọn thời gian thi công hợp lý,
khi nhân dân trong vùng chưa vào mùa sản xuất ta có thể điều động dễ dàng những
công tác không chuyên. Đây là một biện pháp rất lợi về mặt kinh tế nhằm giảm được
giá thành công trình.
Từ điều kiện địa hình khu vực, máy móc được điều động đến hiện trường chủ
yếu là tự hành tập trung về chân công trình.
Các xã ven tuyến đã có điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất do đó rất thuận
lợi cho việc sử dụng năng lượng để thi công.
1.4.3. Cung cấp năng lượng, nhiên liệu, nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt
Các điều kiện sinh hoạt của công nhân như điện, nước sinh hoạt, thông tin liên
lạc được cung cấp đầy đủ. Địa phương có trạm xá, bệnh viện, trường học đầy đủ đảm
bảo công nhân và được chăm sóc sức khoẻ tốt khi cần thiết. Nói chung các phương
tiện sinh hoạt và thông tin liên lạc tương đối đầy đủ.

Trang 5



Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô

80

30 7 5

1.4.4. Vấn đề thông tin liên lạc, y tế, đảm bảo sức khỏe
Hiện nay hệ thống thông tin liên lạc đã xuống đến cấp huyện, xã. Các bưu điện
văn hóa của xã đã được hình thành góp phần đưa thông tin liên lạc về thôn xã đáp ứng
nhu cầu của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác thi công, giám sát thi
công, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa ban chỉ huy công trường và các ban
ngành có liên quan.
Tại các xã dọc tuyến đều có trạm y tế với đầy đủ các loại thuốc men, dụng cụ y
tế để kịp thời cấp cứu cho công nhân nếu xảy ra tai nạn lao động.
2. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG
2.1. Đặc điểm về tính chất công trình mặt đường đơn vị đảm nhiệm thi công:
Kết cấu mặt đường của đơn vị thi công đảm nhiệm là một kết cấu mặt đường mềm
cấp cao AI, chặt kín nước. Tổng bề dày của kết cấu áo đường mềm là 42cm, lớp
Subgrade là 80cm, gồm 4 lớp cụ thể như sau:

Hình 1.2 Kết cấu mặt đường
 Lớp 1: Lớp mặt trên _ BTN chặt hạt vừa loại 1 -Dmax20.
 Lớp 2: Lớp mặt dưới _ BTN rỗng hạt lớn –Dmax31,5.
 Lớp 3:Lớp móng _ cát gia cố xi măng 6%.
 Lớp 4: Lớp Subgrade.
Theo như hình trên kết cấu áo đường phần xe chạy có 4 lớp như đã mô tả, ta chọn
kết cấu lề gia cố gồm các lớp như sau:
 Lớp 1: BTN chặt hạt vừa loại 1 -Dmax20.

 Lớp 2: BTN rỗng hạt lớn -Dmax40.
 Lớp 3: Cát gia cố xi măng 6%.

Đặc điểm của công trình mặt đường:
- Diện thi công hẹp và dài: mặt đường có bề rộng là 10,5m tuy nhiên kéo dài đến
4km. Do vậy công tác tổ chức quản lý, kiểm tra, điều hành sản xuất, bố trí lực lượng
thi công tương đối khó khăn, khối lượng công tác vận chuyển phân bố không đều, nhu
cầu về xe vận chuyển thay đổi theo từng đoạn. Ngoài ra còn gây hạn chế về việc cung
ứng máy móc và nhân vật lực cũng như phát huy năng suất máy móc.
- Khối lượng công trình mặt đường phân bố trên toàn tuyến tương đối đều do kết
cấu mặt đường không thay đổi. Do đó khối lượng vật liệu yêu cầu và khối lượng công
tác thi công (trừ khâu vận chuyển), phân bố tương đối đều và tổ chức của các đơn vị
Trang 6


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
công tác (tổ, đội) tương đối ổn định, tốc độ thi công thường không thay đổi. Điều này
có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác chọn phương pháp tổ chức thi công và các
biện pháp nâng cao năng suất của máy móc.
- Công tác thi công phải tiến hành hầu hết ở ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào
điều kiện thiên nhiên, nhất là điều kiện khí hậu : mưa, nắng, gió, nhiệt độ. Trong quá
trình thi công lớp móng cát gia cố ximăng chịu ảnh hưởng của tác nhân thời tiết rất lớn
do đòi hỏi có có thời gian cho kết cấu bảo dưỡng đạt cường độ cần thiết. Trời mưa
không thể tiến hành thi công mặt đường BTN. Ngoài ra tình hình thời tiết bất lợi còn
gây ra trở ngại chung cho toàn bộ quá trình thi công và tác động đến tiến độ thi công
chung của công trình mặt đường.
- Nơi làm việc của đơn vị thi công thường xuyên thay đổi: sản phẩm làm ra thì cố
định, còn đơn vị thi công phải di chuyển thường xuyên trên tuyến để hoàn thành đúng
các khối lượng công tác của mình, nên phải tổ chức di chuyển, đời sống cán bộ, công
nhân công trường gặp nhiều khó khăn về vấn đề bố trí chổ ăn ở cho công nhân cán bộ

kỹ thuật, cho việc bố trí các kho tàng sữa chửa máy móc.

Đặc điểm của kết cấu mặt đường:
- Kết cấu mặt đường trong đoạn tuyến dài 4 km mà đơn vị đảm nhiệm thi công
thuộc kết cấu mặt đường mềm.
- Đặc điểm các lớp mặt đường:
2.1.1. Lớp mặt trên (lớp BTN chặt vừa loại 1-Dmax20):
2.1.1.1. Khái niệm:
Bê tông nhựa là loại đá nhân tạo mà thành phần cấu trúc bao gồm cốt liệu (cấp
phối đá dăm, cát sông, đá xay, bột khoáng), chất kết dính hữu cơ là nhựa đường ở
dạng rắn, được tạo thành do hỗn hợp bê tông dùng chất kết dính hữu cơ đem rải, lu
lèn và để 1 thời gian cho ổn định.
Bê tông nhựa chặt có độ rỗng còn dư từ 3% đến 6% thể tích. Trong thành phần hỗn
hợp bắt buộc phải có bột khoáng.
2.1.1.2. Nguyên lý sử dụng vật liệu
Bê tông nhựa sử dụng vật liệu theo nguyên lý “cấp phối”. Theo nguyên lý này,
cốt liệu gồm các kích cỡ khác nhau, được phối hợp với nhau theo 1 tỷ lệ nhất định, vì
vậy sau khi rải và lu lèn hạt nhỏ lấp đầy lỗ rỗng giữa các hạt lớn, từ đó tạo nên 1 kết
cấu đặc chắc, kín nước, cường độ cao, chịu được tác dụng của lực thẳng đứng và
nằm ngang đều tốt.
2.1.1.3. Chức năng của các loại vật liệu trong thành phần hỗn hợp BTN
Bê tông nhựa là kết cấu có cấu trúc đông tụ - keo tụ, mang tính toàn khối. Trong
cấu trúc bê tông nhựa, các hạt khoáng tiếp xúc với nhau thông qua 1 màng nhựa
mỏng bao bọc các hạt.
Cốt liệu trong bê tông nhựa gồm cốt liệu lớn và nhỏ:

Trang 7


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô

+ Đá dăm: cấp phối đá dăm là bộ khung sườn chịu lực chính và tạo độ nhám cho
BTN
+ Cát: có chức năng lấp đầy lỗ rỗng của khung sườn đá dăm và làm tăng tính ổn
định của sườn đá dăm.
+ Bột khoáng và nhựa: tương tác với nhau tạo thành chất liên kết asphalt
để liên kết các hạt khoáng và lấp đầy lỗ rỗng còn lại.
+ Chất phụ gia: cải thiện tính liên kết, dính bám giữa nhựa và cốt liệu.
2.1.1.4. Sự hình thành cường độ
Cường độ bê tông nhựa hình thành do thành phần lực dính và góc ma sát trong.
 Thành phần lực dính: đây là thành phần chủ yếu, quan trọng quyết định chất
lượng của bê tông nhựa, được tạo ra bởi 2 yếu tố:
+ Thành phần lực dính phân tử (lực dính dạng keo): tạo ra do sự tác dụng
tương hỗ giữa nhựa với cốt liệu và do lực dính kết bên trong của bản thân nhựa.
Lực dính bám tác dụng tương hỗ giữa nhựa và cốt liệu phụ thuộc vào tỉ diện cốt
liệu, tính chất hấp phụ của cốt liệu với nhựa.
Lực dính kết bên trong của bản thân nhựa phụ thuộc nhiều vào cấu trúc, độ nhớt
của nhựa, nhiệt độ của hỗn hợpvà tốc độ biến dạng.
Thành phần lực này đảm bảo tính dính, nâng cao cường độ bê tông nhựa khi
chịu tác dụng của các lực thẳng đứng và nằm ngang.
+ Lực dính tương hỗ (lực dính móc): do sự móc vướng vào nhau của các hạt
phụ thuộc vào độ lớn và độ sắc cạnh của; ít thay đổi theo nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ
biến dạng, nhưng sẽ giảm đi khi bê tông nhựa chịu tải trọng trùng phục và hỗn hợp
kém chặt..
Lực dính tương hỗ có tác dụng làm tăng cường độ nhưng không chống lực ngang
 Thành phần lực ma sát: sinh ra do sự ma sát giữa các hạt cốt liệu có kích thước
lớn trong bê tông nhựa. Cốt liệu càng sần sùi, sắc cạnh, kích thước lớn và đồng đều
thì lực ma sát trong càng lớn và cốt liệu trơn nhẵn thì ma sát kém.
Lực ma sát ít thay đổi theo nhiệt độ và thời gian tác dụng của tải trọng nhưng thay
đổi nhiều theo hàm lượng nhựa..
2.1.1.5. Ưu nhược điểm

 Ưu điểm:
+ Kết cấu chặt kín, hạn chế ảnh hưởng nước mặt.
+ Có khả năng chịu nén, chịu cắt và chịu uốn tốt.
+ Chịu lực ngang tốt.
+ Chịu tải trọng động tốt, ít hao mòn, ít sinh bụi.
+ Bằng phẳng, có độ cứng không cao, xe chạy êm thuận với tốc độ cao và ít
gây tiếng ồn. Đây là ưu điểm cơ bản của bê tông nhựa.
+ Có thể cơ giới hoá toàn bộ khâu thi công.
+ Công tác duy tu bảo dưỡng, sửa chữa ít.
Trang 8


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
+ Thời gian sử dụng tương đối dài.
+ Công lu lèn nhỏ do vật liệu có tính cấp phối (so với vật liệu sử dụng theo
nguyên lý “đá chèn đá” thì công lu lèn có thể giảm đi một nửa).
 Nhược điểm:
+ Mặt đường có màu xẫm nên khó định hướng xe chạy vào ban đêm đặc biệt
là vào lúc trời mưa.
+ Cường độ giảm khi nhiệt độ cao hoặc khi bị nước tác dụng lâu dài.
+ Hệ số bám giảm khi mặt đường bị ẩm ướt.
+ Mặt đường bị hoá già dưới tác dụng của thời gian, tải trọng và các yếu tố
khí quyển.
+ Yêu cầu thiết bị thi công chuyên dụng, công tác tư vấn giám sát tương đối
phức tạp.
+ Nhiệt độ khi thi công cao. Đối với loại rải nóng, nhiệt dộ lu lèn hiệu quả
o
o
nhất từ 130 ÷ 140 C, nhiệt độ thi công không được nhỏ hơn 120 C lúc bắt đầu lu lèn
o

và kết thúc lu lèn khi nhiệt độ không nhỏ hơn 70 C.
+ Thời gian vận chuyển, thời gian thi công bị khống chế. Do đó việc tổ
chức thi công khó khăn, phức tạp.
+ Gây nguy hiểm cho công nhân khi làm việc chung với máy trong dây
chuyền.
+ Yêu cầu sản xuất, thi công theo 1 quy trình khá khắt khe.
+ Có thể gây hiện tượng trượt, lượn sóng, dồn đống nếu cấp phối không hợp
lý.
+ Giá thành đắt vì vậy chủ yếu dùng cho lớp trên của mặt đường .
2.1.1.6. Nhận xét về vật liệu
Bê tông nhựa thỏa mãn được các yêu cầu của vật liệu tầng mặt: có cường độ cao
và ổn định cường độ, có khả năng chịu cắt tốt, có khả năng chịu bào mòn do độ cứng
lớn, kích cỡ nhỏ nên dễ tạo bằng phẳng, hạn chế bong bật và tạo độ nhám cao cho mặt
đường. Ngoài ra hỗn hợp BTNC có cấp phối cốt liệu liên tục, chặt, các yêu cầu về chất
lượng đá dăm, cát, bột khoáng và nhựa đường dùng để chế tạo hỗn hợp được quy định
chặt chẽ.
2.1.1.7. Các chú ý khi thi công
Bê tông nhựa là loại vật liệu đắt tiền, có yêu cầu rất cao nên khi thi công phải
theo đúng như quy trình thi công và nghiệm thu lớp bê tông nhựa, phải đặc biệt chú ý
đến các điểm sau đây:
• BTN là loại hỗn hợp có sức cản nhớt lớn nên khi thi công bắt buộc phải
có phương tiện lu bánh lốp thì mới đảm bảo độ chặt yêu cầu. Bê tông nhựa khi san rải
lu lèn yêu cầu nhiệt độ không nhỏ hơn 120 oC, để giảm tính nhớt khi lu lèn thì nhiệt độ

Trang 9


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
tốt nhất là từ 130-140oC. Khi nhiệt độ của bêtông nhựa hạ xuống dưới 70 oC thì lu lèn
không còn hiệu quả nữa.

• Khi nhiệt độ của hỗn hợp giảm xuống bằng nhiệt độ của không khí thì
cường độ của BTN rải nóng coi như đã hình thành, do đó BTN là loại vật liệu khống
chế thời gian vận chuyển, san rải và lu lèn. Vì vậy trong quá trình thi công luôn thường
xuyên kiểm tra nhiệt độ của hỗn hợp bê tông nhựa.
• Để đảm bảo hỗn hợp không dính vào bánh lu (bánh lốp) trong quá trình
lu lèn thì nên dùng dầu chống dính để bôi vào bánh lu, không nên dùng nước để chống
dính bám vào bánh lu. Khi máy lu khởi động, đổi hướng tiến kùi thì thao tác phải nhẹ
nhàng. Máy lu không được đỗ lại trên lớp bêtông nhựa chưa lu lèn chặt và chưa nguội
hẳn.
• Chỉ được thi công mặt đường bê tông nhựa trong những ngày không
mưa, móng đường khô ráo, nhiệt độ không khí không dưới +5 oC. Trong những ngày
đầu thi công hoặc khi dùng một loại bê tông nhựa mới thì phải tiến hành thi công đoạn
thử nghiệm trước khi cho thi công đại trà. Đoạn thi công thử nghiệm phải dùng ít nhất
80 tấn hỗn hợp bê tong nhựa.
• Hệ số độ chặt lu lèn của lớp mặt đường bê tông nhựa rải nóng sau khi thi
công xong không nhỏ hơn 0,98.
• Tránh phân tầng khi thi công bê tông nhựa, cả về phân tầng cấp phối và
phân tầng nhiệt độ.
2.1.1.8. Các chỉ tiêu cơ lý:
BTN chặt có độ rỗng dư từ 3% đến 6% thể tích. Trong thành phần hỗn hợp bắt
buộc phải có bột khoáng.
TT

1

Yêu cầu với
BTN loại I
a) Thí nghiệm theo mẫu nên hình trụ
Độ rỗng cốt liệu khoáng chất, % thể tích
15-19

Các chỉ tiêu

2

Độ rỗng còn dư, % thể tích

3-6

3

Độ ngâm nước, % thể tích

1,5-3,5

4

Độ nở, % thể tích, không lớn hơn

0,5

5

Cường độ chịu nén, daN/cm2, nhiệt độ

6
7
8

+) 20oC không nhỏ hơn


35

+) 50oC không nhỏ hơn

14

Hệ số ổn định nước, không nhỏ hơn
Hệ số ổn định nước, khi cho ngậm nước trong 15
ngày đêm; không nhỏ hơn
Độ nở, % thể tích, khi cho ngậm nước trong 15
ngày đêm, không lớn hơn

0,90

Phương
pháp TN

0,85
1,5
Trang 10


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô

1
2
3

b) Thí nghiệm theo phương pháp Marshall (mẫu đầm 75 cú mỗi mặt)
Độ ổn định (Stability) ở 60oC, kN, không nhỏ hơn

8,00
Chỉ số dẻo quy ước (flow) ứng với S = 8kN, mm,
4,0
nhỏ hơn hay bằng
Thương số Marshall (Marshall Quotient)
Độ ổn định (Stability)
kN
min 2,0
max 5,0
o

5

Độ ổn định còn lại sau khi ngâm mẫu ở 60 C, 24h
so với độ ổn định ban đầu, % lớn hơn
Độ rỗng bê tông nhựa (Air voids)

3-6

6

Độ rỗng cốt liệu (Voids in mineral aggregate)

14-18

4

75

c) Chỉ tiêu khác

1

Độ dính bám vật liệu nhựa đối với đá

Khá

22TCN 6384

2.1.2. Lớp mặt dưới (lớp BTN rỗng hạt lớn –Dmax31,5):
 Bê tông nhựa rỗng có độ rỗng còn dư lớn hơn từ 6% đến 10% thể tích.
 Lớp này cùng lớp mặt trên tham gia vào việc chịu lực chính của kết cấu áo
đường. Nó hỗ trợ thêm cho kết cấu lớp móng (cát gia cố ximăng) đảm bảo hạn chế nứt
của lớp móng dưới tác dụng của tải trọng.
 Lớp này có một số đặc điểm tương tự như lớp mặt trên tuy nhiên về các yêu cầu
về độ bằng phẳng, độ chặt, độ mài mòn... không yêu cầu nghiêm ngoặc như lớp mặt
trên.
 Có các chỉ tiêu cơ lý của lớp bê tông nhựa rỗng:
TT
1
2
3
4
5
6

Các chỉ tiêu
Độ rỗng của cốt liệu khoáng chất, % thể tích
không lớn hơn
Độ rỗng còn dư, % thể tích
Độ ngâm nước, % thể tích

Độ nở, % thể tích, không lớn hơn
Hệ số ổn định nước, không nhỏ hơn
Hệ số ổn định nước, khi cho ngâm nước
trong 15 ngày đêm, không nhỏ hơn

Trị số quy định

Phương pháp TN

24
>6 - 10
3-9
1,5
0,70

Quy trình
thí nghiệm
bê tông nhựa
22TCN 62-84

0,6

2.1.3 . Lớp móng dùng lớp cát gia cố xi măng:
2.1.3.1. Khái niệm
Cát gia cố xi măng là một hỗn hợp bao gồm cát tự nhiên hoặc cát nghiền đem
trộn với ximăng theo một tỷ lệ nhất định rồi lu lèn chặt ở một độ ẩm nhất định trước
Trang 11


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô

khi ximăng ninh kết, trong đó cát là các hạt khoáng rời có kích cỡ chủ yếu từ 2 đến
0.05mm (nhưng cho phép có thể lẫn sỏi sạn có kích cỡ lớn nhất đến 50mm).
Lượng xi măng tối thiểu là 6% tính theo khối lượng hỗn hợp cốt liệu khô, tối đa
12%.
2.1.3.2. Nguyên lý sử dụng vật liệu
Cát gia cố xi măng sử dụng theo nguyên lí "đất gia cố". Theo nguyên lí này cốt
liệu là cát ở dạng hạt được trộn đều với một hàm lượng chất liên kết nhất định ở độ ẩm
tốt nhất được san rải và lu lèn chặt.
2.1.3.3. Cấu trúc vật liệu
Cấu trúc kết tinh, các hạt khoáng được bao bọc bởi một màng chất liên kết biến
cứng.
2.1.3.4. Sự hình thành cường độ
Nguyên lý: nhờ sự biến cứng của các sản phẩm thủy hóa ximăng
Quá trình thuỷ hoá của xi măng khi các hạt khoáng (chủ yếu)trong xi măng:
3CaO.SiO2 + H2O  3CaO.2SiO2.3H2O + Ca(OH)2.
2CaO.SiO2 + H2O  3CaO.2SiO2.3H2O + Ca(OH)2.
• Các sản phẩm của phản ứng thuỷ hoá (C 3S và C2S) là các chất khó tan
3CaO.2SiO2.3H2O và chất tan Ca(OH)2. Các hợp chất khó tan này được tạo ra ngày
càng nhiều (nó tồn tại dưới dạng keo phân tán) thì tính dẻo của hồ xi măng bị mất đi
và dần dần đông cứng lại và hình thành cường độ.
• Muốn kéo dài thời gian bắt đầu ninh kết (thời gian từ khi trộn ẩm đến
khi hỗn hợp bắt đầu mất tính dẻo) ta tìm cách làm chậm quá trình tạo ra các sản phẩm
khó tan C3S2H3 . Một biện pháp đơn giản nhất và giá thành hạ so với các biện pháp
dùng phụ gia ninh kết chậm là ta trước khi trộn ẩm hỗn hợp với xi măng ta tiến hành
trộn thêm vào từ 1÷2% vôi bột để khi tác dụng với nước tạo ra lượng Ca(OH) 2 , hàm
lượng này làm cho các phản ứng thuỷ hoá trên xảy ra chậm lại và làm cho thời gian
bắt đầu ninh kết của hỗn hợp kéo dài.
2.1.3.5. Ưu nhược điểm
 Ưu điểm:
o Đây là một kết cấu toàn khối chặt kín và có cường độ khá cao

E=3000÷5000 daN/cm2.
o Có khả năng chịu kéo khi uốn rất ổn định nhiệt và nước.
o Sử dụng được các loại vật liệu rẻ tiền là cát nên giá thành hạ.
o Có thể cơ giới hoá toàn bộ khâu thi công.
o Mặt đường sau khi thi công xong có độ bằng phẳng cao, độ nhám tương
đối cao và ít thay đổi khi bị ẩm ướt.
 Nhược điểm:
o Là loại mặt đường có tính dòn nên khả năng chịu tải trọng động kém, dễ bị
gãy khi chịu tác động xung kích của bánh xe hoạt tải.
Trang 12


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
o Thời gian thi công bị hạn chế
o Bảo dưỡng lâu nên không thể thông xe ngay sau khi thi công xong được
mà phải có thời gian cho hỗn hợp hình thành cường đô.
2.1.3.6. Nhận xét về vật liệu
Cát gia cố xi măng là hỗn hợp có cường độ cao, cũng như có độ bằng phẳng tốt.
Khi dùng cát gia cố xi măng làm tầng móng nó đảm bảo được chế độ thủy nhiệt của
tầng móng là không thấm nước vì vậy làm cho kết cấu có độ bền vững cao.
2.1.3.7. Các chú ý khi thi công
- Phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của cốt liệu trước khi thi công cũng như
trong quá trình thi công. Sau khi thi công phải kiễm tra lại chất lượng của cát gia cố xi
măng.
- Không nên dùng cát gia cố xi măng có cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày lớn
hơn 400daN/cm2, hoặc nhỏ hơn 300daN/cm2.
- Hỗn hợp cát gia cố xi măng đã rải hoặc đổ ra đường không được vượt quá
30phút rồi mới lu lèn.
- Từ khi cho nước vào hỗn hợp để trộn ướt đến lúc lu lèn và hoàn thiện xong bề
mặt lớp cát gia cố xi măng không được vượt quá thời gian bắt đầu ninh kết của của xi

măng (với xi măng póoc lăng là 120 phút, nếu không thêm phụ gia vào làm chậm ninh
kết), trong đó kể cả thời gian rải chờ lu.
- Bề dày đầm nén lớp cát gia cố xi măng tối thiểu là 10cm, trong trường hợp có
phương tiện đầm nén đặc biệt thì bề dày đầm nén tối đa là 20cm (bề dày sau khi đã
đầm nén đạt yêu cầu)
- Khi trộn hỗn hợp cát gia cố xi măng tại trạm trộn thì thùng xe chở cát gia cố xi
măng phải được phủ kín bằng vải hoặc bạt ẩm. Chiều cao rơi tự do của hỗn hợp đã
trộn kể từ miệng ra của máy trộn đến thùng xe không được lớn hơn 1,5m.
- Trong vòng 4h sau khi lu lèn xong phải tiến hành phủ kín bề mặt lớp cát gi cố xi
măng để bão dưỡng đảm bảo cát gia cố xi măng đạt cường độ.
2.1.3.8. Đặc điểm của hỗn hợp cát gia cố xi măng 6%
Hàm lượng xi măng trong hỗn hợp cát gia cố xi măng khối lượng xi măng tính
theo hỗn hợp cốt liệu khô.
 Yêu cầu về cường độ của lớp cát gia cố xi măng :
Vị trí lớp cát gia
Cường độ giới hạn yêu cầu (daN/cm2)
Chịu nén ở 28 ngày tuổi Chịu ép chẻ ở 28 ngày tuổi
cố xi măng
Lớp móng trên
30
3,5
Lớp móng dưới
20
2,5
 Lớp cát gia cố xi măng làm lớp móng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
o Phải đảm bảo ổn định ngay sau khi lu lèn xong (ổn định tức thời) nghĩa là
lớp cát gia cố xi măng phải được đầm chặt ở độ chặt cao (K>=0,98, xác định bằng cối

Trang 13



Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
Proctor cải tiến) và cho phép các thiết bị thi công và xe vận chuyển vật liệu đi lại trên
đó trước khi đông cứng.
2.1.4. Lớp đáy áo đường (Lớp Subgrade)
Theo quan điểm thiết kế tổng quan nền – mặt đường thì bên dưới các lớp kết cấu
áo đường là lớp đáy áo đường. Theo 22TCN 211-06 thì khu vực này lấy tới 80 cm kể
từ dưới đáy áo đường trở xuống.
Lớp đáy áo đường có các tác dụng sau:
- Tạo được lòng đường có cường độ cao và đồng đều để tiếp nhận và phân phối
tải trọng từ các lớp kết cấu áo đường vào nên, làm tăng cường độ chung và giảm độ
lún đàn hồi của kết cấu áo đường.
- Độ chặt lớn, tính thấm nhỏ nên sẽ cải thiện được tính chất thủy nhiệt của lòng
đường.
- Tạo ra “hiệu ứng đe” để lu lèn các lớp kết cấu áo đường nhanh đạt độ chặt.
- Đảm bảo cho xe máy thi công mặt đường đi lại mà không làm hỏng bề mặt nền
đường đã thi công xong.
Yêu cầu của lớp đáy áo đường:
- Không bị quá ẩm (độ ẩm không lớn hơn 0,6 giới hạn nhão) và không chịu ảnh
hưởng các nguồn ẩm bên ngoài (nước mưa, nước ngầm, nước bên cạnh nền đường).
- 30 cm trên cùng phải đảm bảo sức chịu tải CBR tối thiểu bằng 6 và 50 cm tiếp
theo phải đảm bảo sức chịu tải CBR tối thiểu bằng 4 đối với đường cấp III.
CBR xác định theo điều kiện mẫu đất ở độ chặt đầm nén thiết và được ngâm bão
hòa 4 ngày đêm. Độ chặt của lớp đáy áo đường xác định theo 22TCN 211-06 đối với
loại nền đường đào là:
- 30 cm trên cùng: K ≥ 0,98
- 50 cm tiếp theo: K ≥ 0,93
Trong phạm vi khu vực tác dụng, đất sau khi đầm nén phải có sức chịu tải xác
định theo tỷ số CBR đạt yêu cầu như phân tích trên. Nếu đất khó đầm nén đạt yêu cầu
hoặc đầm nén rồi vẫn không đạt tỷ số sức chịu tải CBR yêu cầu thì phải thiết kế cải

thiện đất, gia cố vôi hay thay đất để đạt được đồng thời các yêu cầu trên.
2.1. Chọn phương pháp tổ chức thi công:
2.2.1. Chọn phương pháp thi công
Phương pháp thi công được lựa chọn dựa trên đặc điểm thi công, năng lực của
đơn vị thi công.
Ta chọn phương pháp thi công bằng máy tại những nơi có khối lượng lớn, thao
tác kỹ thuật đơn giản nhằm nâng cao năng suất, hạ giá thành, rút ngắn thời gian thi
công.
Kết hợp với thi công thủ công tại những nơi máy không phát huy năng suất hoặc
những công việc khó đòi hỏi phải thi công bằng thủ công.
2.2.2. Chọn phương pháp tổ chức thi công
Trang 14


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
 Căn cứ vào:
- Đặc điểm công tác xây dựng mặt đường, như đã phân tích.
- Khả năng của các đơn vị thi công được trang bị các loại máy móc, đội ngũ cán
bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề,có tính tổ chức, tính kỷ luật cao.
- Khâu cung ứng vật tư, vận chuyển thuận tiện, dễ dàng đáp ứng yêu cầu cung
cấp một cách nhanh chóng, kịp thời.
Ta chọn phương pháp tổ chức thi công là phương pháp dây chuyền. Theo phương
pháp này, các công việc được chuyên môn hóa theo trình tự thi công hợp lý, giao cho
các đơn vị chuyên nghiệp đảm nhận. Các công việc, các đơn vị này có quan hệ chặt
chẽ với nhau, hoàn thành công việc trên toàn bộ chiều dài tuyến.
 Phương pháp tổ chức thi công này có các ưu điểm sau:
- Các đoạn đường hoàn thành đều đặn, kề nhau tạo thành dải liên tục, có thể phục
vụ thi công các đoạn kế tiếp, giảm được công tác làm đường tạm.
- Máy móc, phương tiện tập trung ở các đơn vị chuyên nghiệp nên giảm được hư
hỏng, chất lượng khai thác tốt, đơn giản cho khâu quản lý, nâng cao năng suất, hạ giá

thành sản phẩm.
- Tính chuyên môn hóa cao, do đó: tổ chức thi công thuận lợi, nâng cao trình độ
cho công nhân & cán bộ, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng công trình và
rút ngắn được thời gian xây dựng.
3. XÁC ĐỊNH THỜI GIAN THI CÔNG
Giả sử ngày bắt đầu đưa dây chuyền vào hoạt động là 02-06-2008 đến ngày
hoàn thành toàn bộ công việc trên đoạn tuyến là 31-07-2008. Do vậy thời gian hoạt
động tính theo lịch là:Thđ=60 ngày
4. XÁC ĐỊNH TỐC ĐỘ THI CÔNG VÀ HƯỚNG THI CÔNG
4.1. Xác định tốc độ dây chuyền
Ta cần xác định tốc độ thi công tối thiểu của dây chuyền để tổ chức thi công đảm
bảo hoàn thành công việc đúng & vượt tiến độ được giao.

Tốc độ thi công dây chuyền được chọn trên cơ sở tốc độ thi công dây
chuyền tối thiểu VDC ≥Vmin.

Đảm bảo lực lượng thi công thuộc dây chuyền phát huy được năng suất,
hiệu quả một cách tốt nhất.
Tốc độ thi công tối thiểu của mặt đường là chiều dài đoạn đường ngắn nhất phải
hoàn thành sau 1 ca. Tốc độ thi công tối thiểu xác định là:
Vmin =

L
L
=
(m / ca)
Tth Thâ − (Tkt + T1 )

Trong đó :
L : Chiều dài toàn bộ tuyến đường thi công (m) . L=4000m

Thđ : Thời gian tính theo lịch kể từ ngày khởi công đến ngày phải hoàn thành
công trình (không kể các ngày nghỉ) Thđ=60 ngày.
Trang 15


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
Tkt : Thời gian khai triển dây chuyền là thời gian cần thiết để lần lượt đưa toàn
bộ lực lượng sản xuất vào hoạt động theo đúng trình tự công nghệ thi công đã xác
định, đó là tổng thời gian kể từ khi dây chuyền đầu tiên bắt đầu khai triển cho đến khi
DCCN cuối cùng bắt đầu hoạt động. Thông thường Tkt = (3-5) ca, chọn Tkt = 4 ca.
T1: Thời gian phải ngừng hoạt động.
T1= max (Tng, Tx) + thời gian giãn cách
Tng : Thời gian dây chuyền phải ngừng hoạt động do nghỉ lễ. Trong thời gian thi
công đội chuyên nghiệp không có ngày nghĩ lễ.
Tx : Thời gian dây chuyền phải ngừng hoạt động do thời tiết xấu và nghĩ trong
các ngày chủ nhật Tx = 10 ngày.
Thời gian giãn cách chính là thời gian bảo dưỡng của hai lớp cát gia cố xi măng
cần thiết để hình thành cường độ để đảm bảo cho phương tiện thi công đi lại và hoạt
động trên lớp này mà không ảnh hưởng có hại đến lớp này. Theo 22TCN 246-98 thì
thời gian cần thiết của một lớp cát gia cố xi măng là 14 ngày, 2 lớp ta thi công liên tục
nên thời gian bảo dưỡng được rút ngắn lại chỉ còn 14 ngày
Vậy T1= 14+10 =24 ngày.
⇒ Vmin =

4000
= 111,11(m / ca)
60 − 24

-Tốc độ thi công thực tế V DC yêu cầu phải lớn hơn hoặc ít nhất là bằng tốc độ thi
công tối thiểu VDC ≥ Vmin = 111,11 m/ca.

Căn cứ vào:
- Tốc độ tối thiểu của dây chuyền Vmin = 111,11 m/ca.
- Khả năng cung cấp máy móc, thiết bị của đơn vị thi công.
- Khả năng cung ứng vật liệu cho thi công.
- Yêu cầu phát huy năng suất của máy móc thi công.
- Dự trữ để có thể điều chỉnh dây chuyền khi thời tiết bất lợi.
- Theo kinh nghiệm thi công thực tế, Vdc = 100 ÷ 300 m/ca.
Ta chọn tốc độ dây chuyền thi công mặt đường là V = 120 (m/ca).
4.2. Xác định hướng thi công
Chọn hướng thi công từ KM0+0.00 đến KM4+0.00 (từ đầu đến cuối tuyến).
Hướng này đảm bảo cho thi công được thuận lợi vì kho xưởng, lán trại, các mỏ vật
liệu, các xí nghiệp phục vụ, chợ búa đều ở phía này
5. XÁC ĐỊNH QUY TRÌNH THI CÔNG & TRÌNH TỰ THI CÔNG
5.1. Các quy trình thi công - nghiệm thu
Căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành, các lớp kết cấu áo đường như trên
được thi công và nghiệm thu theo các quy trình sau:
- 22TCN 249-06 "Quy trình công nghệ thi công và nghiệm thu mặt đường bê tông
nhựa sử dụng nhựa “.
Trang 16


ỏn thit k t chc thi cụng xõy dng mt ng ụ tụ
- 22TCN 246-98 Quy trỡnh thi cụng v nghim thu lp cỏt gia c xi mng trong
kt cu ng ụ tụ.
Ngoi ra khi thớ nghim kim tra hoc nghim thu thỡ theo cỏc tiờu chun tng
ng.
5.2 Trỡnh t thi cụng :
5.2.1. Trỡnh t thi cụng chớnh:

BTN loaỷ

i I Dmax =20 - daỡy 5 cm
BTN rọự
ng Dmax =31.5 - daỡy 7 cm
Caùt GCXM 6% - daỡy 30 cm
Lồùp SUBGRADE - daỡy 80 cm
2%

6%

1,50

2%

3,75

6%

3,75

1,50

Hỡnh 1.3 Mt ct ngang ng hon thin

10,5/2
0,42

2

7,5/2
0,92


0,5 1,0

3

10,5/2
0,5 1,0

7,5/2
9

0,78

8

10
7
6
5
4

10-BTN loaỷiI Dmax =20 - daỡy5 cm
9-BTN rọựng Dmax =31.5 - daỡy7 cm
8-CaùtGCXM 6% -30 cm- lỏửn 2 daỡy 15cm
7-CaùtGCXM 6% -30 cm- lỏửn 1 daỡy 15cm
6-Lồùp SUBGRADE -80 cm- lỏửn 3 daỡy25cm
5-Lồùp SUBGRADE -80 cm- lỏửn 2 daỡy 25cm
4-Lồùp SUBGRADE -80 cm- lỏửn 1 daỡy 30cm

Hỡnh 1.4 Trỡnh t thi cụng chớnh cỏc lp kt cu mt ng

Trỡnh t thi cụng chớnh bao gm cỏc bc thi cụng ln lt nh sau:
1. Cụng tỏc chun b
2. o khuụn ng ln 1.
3. o khuụn ng ln 2.
4. Lu lốn Thi cụng lp Subgrade ln 1 dy 30 cm.(khụng cú)
5. Thi cụng lp Subgrade ln 2 dy 25 cm.
6. Thi cụng lp Subgrade ln 3 dy 25 cm.
7. Thi cụng lp Cỏt GCXM 6% ln 1 dy 15cm
8. Thi cụng lp Cỏt GCXM 6% ln 2 dy 15cm
9. Thi cụng lp BTN rng Dmax= 31,5 dy 7cm
10. Thi cụng lp BTN loi Dmax= 20 dy 5cm
5.2.2.Trỡnh t thi cụng chi tit:
Trang 17


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô

I

Công Tác Chuẩn Bị

1

Cắm cọc định vị tim, mép, lề đường, kiểm tra cao độ

II

Đào Khuôn Đường Lần 1

2


Xới phần lề gia cố bằng máy san.

3

San phần lề gia cố dồn về lòng đường.

III

Đào Khuôn Đường Lần 2

4

Đào đất đổ lên ô tô bằng máy đào gầu nghịch.

5

Vận chuyển đất đào đến bãi tập kết để tận dụng lấy đắp.

6

Đào rãnh ngang và hố tụ thoát nước tạm thời.

IV

Lu Lèn Lớp Subgrade Lần 1

7

San sữa bề mặt bằng máy san.


8

Lu lèn tăng cường bằng lu bánh lốp.
- Đầm mép
Rảnh ngang, hố thu

V
9

Thi công lớp Subgrade lần 2

10

Vận chuyển đất đào đến từ bãi tập kết.

11

San rải đất bằng máy san.

12

Lu lèn sơ bộ bằng lu nhẹ bánh cứng.

Tưới ẩm tạo dính bám.

- Đầm mép
13
VI


Lu lèn chặt bằng lu nặng bánh lốp.

14

Tưới ẩm tạo dính bám.

15

Vận chuyển đất đào đến từ bải tập kết.

16

San rải đất bằng máy san.

17

Lu lèn sơ bộ bằng lu nhẹ bánh cứng.

18

Lu lèn chặt và lu tăng cường lề gia cố.

Thi công lớp Subgrade lần 3

- Đầm mép
19

Lu hoàn thiện bằng lu nặng bánh cứng

VII


Thi công lớp móng dưới: cát gia cố xi măng 6%

20

Tưới ẩm nền đường tạo dính bám.

21

Vận chuyển hỗn hợp cát GCXM đã trộn tại trạm trộn.

22

Rải hỗn hợp cát GCXM bằng máy rải.
Trang 18


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
23

Lu sơ bộ bằng lu nhẹ bánh cứng và bù phụ.

24

Lu lèn chặt lớp cát gia cố xi măng
- Đầm mép

VIII

Thi công lớp móng trên: cát gia cố xi măng 6%


25

Tưới ẩm nền đường tạo dính bám.

26

Vận chuyển hỗn hợp cát GCXM đã trộn tại trạm trộn.

27

Rải hỗn hợp cát GCXM bằng máy rải.

28

Lu sơ bộ bằng lu nhẹ bánh cứng và bù phụ.

29

Lu lèn chặt lớp cát gia cố xi măng.
- Đầm mép

30

Lu lèn hoàn thiện bằng lu nặng bánh cứng.

31

Tưới nhủ tương để bảo dưỡng trong 14 ngày.


IX

Thi Công Lớp BTN Rỗng Hạt Vừa Loại I Dmax 31,5

32

Làm sạch mặt đường.

33

Tưới lượng nhựa dính bám.

34

Vận chuyển vật liệu BTNR.

35

Rải bằng máy rải.

36

Lu lèn sơ bộ và bù phụ.

37

Lu lèn chặt bằng lu bánh lốp.
- Đầm mép

38


Lu lèn hoàn thiện

XII

Thi Công Lớp BTN Chặt Hạt Trung Loại I Dmax20

39

Làm sạch mặt đường.

40

Tưới lượng nhựa dính bám.

41

Vận chuyển vật liệu BTNR.

42

Rải bằng máy rải.

43

Lu lèn sơ bộ và bù phụ.

44

Lu lèn chặt bằng lu bánh lốp.

- Đầm mép

45

Lu lèn hoàn thiện.

46

Lấp rãnh ngang và hố tụ

47

Kiểm tra và hoàn thiện, bảo dưỡng.

6. CÁC YÊU CẦU VỀ VẬT LIỆU
6.1. Lớp bê tông nhựa chặt hạt vừa loại 1 - Dmax20
Trang 19


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
• Đá dăm: đá được xây ra từ đá tảng, đá núi. Từ cuội sỏi, từ xỉ lò cao không phân
huỷ. Có các chỉ tiêu cơ lý:
- Lượng đá dăm mềm yếu phong hoá không được lớn hơn 10% khối lượng, hàm
lượng thoi dẹt không quá 15 %.
- Trong cuội sỏi xay không được vượt quá 20% khối lượng là loại đá dốc silic.
- Hàm lượng bụi, bùn, sét trong đá dăm không vượt quá 2% khối lượng, trong
đó hàm lượng sét không quá 0,005% khối lượng đá.
- Các tính chất cơ lý của đá thoả mãn bảng sau :
Các chỉ tiêu cơ lý của đá


Loại mặt
Lớp trên
Lớp
Loại I
dưới
2
1. Cường độ nén (daN/cm ) không nhỏ hơn
a. Xây từ đá macma và đá biến chất
1000
800
b. Xây từ đá trầm tích
800
600
2. Đô nén dập trong xilanh của đá dăm
8
12
xay từ cuội sỏi không lớn hơn %
3. Độ nén dập của đá xây từ xỉ lò cao
+ Loại cao
1
2
+ Không nhỏ hơn, %
15
25
4. Độ mài mòn LosAngeles LA không
25
35
lớn hơn, %
5. Hàm lượng cuội sỏi được xay vỡ
trong tổng số cuội sỏi, % khối lượng

100
80
không nhỏ hơn
6. Tỷ số nghiền của cuội sỏi
4
4
Ro=Dmin/Dmax không nhỏ hơn

TCVN 1771,177287 (lấy chứng chỉ
từ nơi sản xuất)
TCVN 1771,177287

AASHTO-T96
Bằng mắt
Bằng mắt kết hợp
xđ bằng sàng

• Cát:
- BTN dùng cát thiên nhiên hoặc cát xay. Đá để xay ra cát phải có cường độ không
nhỏ hơn cường độ nén của đá dùng để sản xuất đá dăm.
- Cát thiên nhiên phải có môđun độ lớn M k>2. Trường hợp Mk<2 phải trộn thêm cát
hạt lớn hoặc cát xay từ đá ra.
- Hệ số đương lượng cát (ES) của phần cỡ hạt 0 ÷ 4,75mm trong cát thiên nhiên
phải lớn hơn 80, trong cát xay phải lớn hơn 50.
- Cát không được lẫn bụi, bùn sét quá 3% khối lượng trong cát thiên nhiên và
không quá 7% trong cát xay, trong đó, lượng sét không quá 0,5%. Cát không được lẫn
tạp chất hữu cơ.
• Bột khoáng: được nghiền từ đá cácbônát có cường độ nén không nhỏ hơn
200daN/cm2 và từ xỉ bazơ của lò luyện kim hoặc xi măng. Các chỉ tiêu cơ lý:
Trang 20



Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
- Đá cácbônát dùng để sản xuất bột khoáng phải sách, hàm lượng bùn bụi sét không
quá 5%.
- Bột khoáng phải khô tơi (không vón cục)
- Các chỉ tiêu kỹ thuật của bột khoáng nghiền từ đá cácbônat được qui định trong
bảng dưới đây:
Các chỉ tiêu
1- Thành phần cỡ hạt, % khối lượng
- Nhỏ hơn 1,25m
- Nhỏ hơn 0,315mm
- Nhỏ hơn 0,071mm

Trị số
100
≥ 90
≥ 70 (1)
≤ 35

Phương pháp thí
nghiệm

22 TCN 63-90

2- Độ rỗng, % thể tích
22 TCN 58-84
3- Độ nở của mẫu chế tạo bằng hỗn hợp bột
22 TCN 63-90
≤ 2,5

khoáng và nhựa, %
4- Độ ẩm, % khối lượng
22 TCN 63 - 90
≤ 1,0
5- Khả năng hút nhựa của bột k hoáng, KHN
(Lượng bột khoáng có thể hút hết 15g bitum mác
NFP 98-256
≥ 40g
60/70)
6- Khả năng làm cứng nhựa của bột khoáng
(Hiệu số nhiệt độ mềm của vữa nhựa với tỷ lệ 4
22 TCN 63-84
10o≤ ∆TNDM
nhựa mác 60/70 và 6 bột khoáng theo trọng
(Thí nghiệm
≤ 20oC (2)
lượng, với nhiệt độ mềm của nhựa cùng mác
vòng và bi)
60/70)
Ghi chú:
(1) Nếu bột khoáng xay từ đá có Rnén ≥ 400daN/cm2 thì cho phép giảm đi 5%.
(2) Thí nghiệm chưa bắt buộc

Trang 21


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô


Nhựa đường: (theo 22 TCN 279 - 01) :

- Nhựa đường dùng để chế tạo hốn hợp BTN rải nóng là loại nhựa đường đặc gốc
dầu mỏ. Nhựa phải sạch, không lẫn nước và tạp chất.
- Các nhóm chất chính :
o Nhóm Asphalt (10-30%): Chất rắn, giòn, không nóng chảy; làm tăng
tính ổn định nhiệt, quánh, giòn & khả năng cấu trúc hoá của bitum
o Nhóm chất nhựa (15-20%): Chất dễ nóng chảy. Làm tăng độ giãn dài,
đàn hồi & tính dính bám của bitum.
o Nhóm chất dầu (45-60%): Chất dẻo, dễ bay hơi. Làm tăng độ linh động,
làm giảm nhiệt độ hoá mềm của bitum.
- Các nhóm chất phụ :
o Nhóm các-ben và các-bô-ít (1- 3%): Giòn, chặt hơn Asphalt. Làm tăng
tính quánh, tính giòn.
o Nhóm Axít Asphalt và các Al-hy-đric của nó (1%): Giống nhóm chất
nhựa. Làm tăng khả năng dính bám của bitum với cốt liệu.
o Nhóm Pa-ra-phin (0,5-3%): Làm giảm nhiệt độ hoá mềm và khả năng
phân tán, tăng tính giòn của bitum
- Dùng nhựa đặc độ kim lún 60/70 hoặc 40/60 (hay các loại nhựa khác) theo yêu
cầu của TK hoặc TVGS.
- Tiêu chuẩn nhựa đường đặc dùng trong đường bộ (22TCN 279-01):
TT

Các chỉ tiêu kỹ thuật

Đơn vị

Trị số tiêu chuẩn theo cấp độ kim lún (mác)
40/60
60/70 70/100 100/150 150/250
40-60
60-70 70-100 100-150 150-250

min .100
49-58
46-55
43-51
39-47
35-43
min. 230
min. 220

Độ kim lún ở 25oC
0.1mm
Độ kéo dài ở 25oC
cm
o
Nhiệt độ hoá mềm
C
o
Nhiệt độ bắt lửa
C
Lượng tổn thất sau khi đun
5
%
max. 0,5
max. 0,8
nóng ở 163oC trong 5 giờ
Tỷ lệ độ kim lún của nhựa
đường sau khi đun nóng ở
6
%
min. 80 min. 75 min. 70 min. 65

163oC trong 5 giờ so với độ
kim lún ở 25oC
7 Lượng hoà tan trong C2CL4
%
min. 99
o
3
8
Khối lượng riêng ở 25 C
g/cm
1,00-1,05
9
Độ dính bám đối với đá
cấp độ
min. cấp 3
10
Hàm lượng Paraphin
%
max. 2,2
1
2
3
4

min. 60

Trang 22


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô


6.2. Lớp bê tông nhựa rỗng hạt lớn – Dmax31,5:
• Đá dăm: Các chỉ yêu cầu về chỉ tiêu cơ lý.
- Độ hao mòn LosAngeles không lớn hơn 35%.
- Cường độ chịu nén (đá dăm xây từ đá mắc ma và đá biến chất) không nhỏ hơn
800daN/cm2
- Lượng đá dăm mềm yếu phong hoá không được lớn hơn 15% khối lượng, hàm
lượng thoi dẹt không quá 15 %, hàm lượng bùn, bụi, sét trong đá dăm không vượt quá
2%
• Cát: yêu cầu vật liệu cát hoàn toàn giống như lớp bê tông nhựa hạt vừa loại 1
Dmax20 như đã trình bày bên trên.
• Bột khoáng: yêu cầu vật liệu bột khoáng hoàn toàn giống như lớp bê tông nhựa
hạt vừa loại 1 Dmax20 như đã trình bày bên trên.
• Nhựa đường: yêu cầu vật liệu nhựa đường hoàn toàn giống như lớp bê tông nhựa
hạt vừa loại 1 Dmax20 như đã trình bày bên trên.
6.3. Lớp cát gia cố ximăng 6%:
• Cát
Các loại cát xay hoặc cát thiên nhiên thỏa mãn yêu cầu sau đều có thể đều có thể
dùng để gia cố với xi măng:
- Cát có thể có nguồn gốc hình thành khác nhau như cát tàn tích, cát sườn tích,
cát bồi tích (cát sông), cát biển cát gió và kể các loại nghiền nhân tạo.
- Cát lẫn sỏi sạn: Các hạt lớn hơn 2mm chiếm trên 25% khối lượng cát. Kích cỡ
lớn hơn 5mm chiếm tỉ lệ dưới 10% khối lượng cát và kích cỡ lớn nhất không quá
50mm.
- Cát to: Cỡ hạt lớn hơn 0,5mm chiếm trên 50%
- Cát vừa: Cỡ hạt lớn hơn 0,25mm chiếm trên 50%
- Cát nhỏ: Cỡ hạt lớn hơn 0,1mm chiếm trên 75%
- Cát bụi: Cỡ hạt lớn hơn 0,1mm chiếm dưới 75 % nhưng không chứa các hạt sẽ
bằng hoặc nhỏ hơn 0.005mm.
- Hàm lượng mùn hữu cơ <2%, độ PH>6, tổng lượng muối trong cát <4% (trong

đó thành phần muối sun phát <2%) và hàm lượng thạch cao <10%.
• Xi măng
- Dùng các loại xi măng pooclăng thông thường có các đặc trưng kỹ thuật phù
hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định ở tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
- Không nên dùng xi măng mác cao có cường độ chịu nén ở tuổi 28 ngày lớn hơn
400daN/cm2 hoặc nhỏ hơn 300dan/cm2. Có thể dùng ximăng địa phương mác thấp để
gia cố làm lớp móng dưới trong kết cấu áo đường.
- Lượng xi măng tối thiểu là 6% và tối đa là 12% tính theo khối lượng cốt liệu
khô.
Trang 23


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
- Xi măng phải có thời gian bắt đầu ninh kết tối thiểu là 120 phút và càng chậm
càng tốt.
• Nước
- Không có váng dầu hoặc mỡ.
- Không có màu.
- Lượng hợp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l.
- Có độ PH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.
- Lượng muối hòa tan không lớn hơn 2000mg/l.
- Lượng ion sun fát không lớn hơn 600mg/l.
- Lượng ion clo không lớn hơn 350mg/l.
- Lượng cặn không tan không lớn hơn 200mg/l.
• Cát gia cố xi măng
- Cường độ cát gia cố xi măng phải đạt các trị số tối thiểu sau:
Vị trí các lớp kết cấu cát gia cố
Cường độ giới hạn yêu cầu (daN/cm2)
Chịu nén ở
Chịu ép chẻ ở

xi măng
28 ngày tuổi
28 ngày tuổi
Lớp móng trên của KCAĐ cấp
30
3,5
cao, và lớp mặt có láng nhựa
Lớp móng dưới của KCAĐ cấp
20
2,5
cao
Trong các trường hợp khác
10
1,2
- Mẫu nén hình trụ có đường kính 152mm, cao 117mm và được tạo mẫu ở độ ẩm
tốt nhất với dung trọng khô lớn nhất theo phương pháp đầm nén bằng công cải tiến
trong cối cỡ lớn theo tiêu chuẩn AASHTO T180-90, sau đó được bảo dưỡng bằng cách
ủ mạt cưa và tưới ẩm thường xuyên cho đến lúc thí nghiệm. Trước khi nén mẫu phải
được ngâm bão hòa nước trong 3 ngày đêm (ngày đầu tiên ngâm 1/3 chiều cao mẫu, 2
ngày sau ngâm ngập mẫu) và sau đó nén với tốc độ nén 3mm/phút.
- Khi kiểm tra nghiệm thu , các mẫu khoan lấy tại hiện trường phải dùng loại có
đường kính d = 101mm trở lên và chiều cao mẫu h≥d. Khi nén kiểm tra cường độ kết
quả nén được nhân với hệ số 1.07; 1.09; 1.12; 1.14 và 1.18 tương ứng với tỉ số h/d của
mẫu là 1.0; 1.2; .4; 1.6 và 1.8.

Trang 24


Đồ án thiết kế tổ chức thi công xây dựng mặt đường ô tô
6.4. Các yếu tố cần nghiệm thu sau khi thi công

Việc thi công các lớp mặt đường phải tuân thủ theo đúng các yêu cầu, tiêu chuẩn
thi công và nghiệm thu mỗi lớp. Trước, trong và sau khi thi công đều phải thường
xuyên theo dõi, kiểm tra các công tác, kiểm tra tình hình vật liệu và chất lượng thi
công.
6.4.1. Đối với lớp móng dưới cát gia cố xi măng
• Kiểm tra vật liệu trước khi trộn:
- Kiểm tra cát: cứ 500 m 3 phải làm kiểm tra thành phần hạt cũng như hàm lượng
mùn hữu cơ, độ pH, hàm lượng muối và hàm lượng thạch cao có trong cát.
- Cần phải kiểm tra cả xi măng và nước theo các yêu cầu sử dụng của chúng trong
lớp cát gia cố xi măng.
• Kiểm tra trong quá trình thi công.
- Thường xuyên kiểm tra độ chặt bằng phương pháp rót cát ngay tại hiện trường
trong quá trình lu lèn đối với mỗi đoạn, mỗi vệt thi công. Đồng thời cũng thường
xuyên kiểm tra bề dày khi rải và bề dày khi lu lèn xong (5lần/ngày thi công ).
- Chỉ kết thúc lu lèn khi kiểm tra đảm bảo độ chặt K≥1,0.
- Cứ mỗi đợt thi công được 500-1000m3 cát gia cố xi măng hoặc khi thành phần hạt
của cát thay đổi thì phải lấy mẫu ngay tại phễu trút của trạm trộn hoặc ngay tại hiện
trường khi máy phay vừa trộn xong để đúc mẫu và thí nghiệm kiể tra các chỉ tiêu
cường độ.
• Kiểm tra để nghiệm thu:
- Cứ 2000 m2 ở hiện trường phải khoan 2 tổ mẩu (một tổ mẫu nén và một tổ mẫu
chẻ) với mẫu ở đây là mẫu nén hình trụ có kích thước như đã trình bày ở trên. Đồng
thời kiểm tra bề dày và dung trọng khô của lớp cát gia cố xi măng. Với các sai số cho
phép khi kiểm tra nghiệm thu:
o Sai số cho phép về cường độ nhiều nhất là 5% nhỏ hơn so với thiết kế.
o Sai số về độ chặt là - 1%.
o Sai số về bề dày là ± 5% so với bề dày thiết kế.
- Đối với các yếu tố hình học khác của lớp cát gia cố xi măng cứ 1 km đường kiểm
tra tối thiểu trên 5 mặt cắt ngang với các sai số cho phép là:
o Sai số cao độ lớp bề mặt kết cấu là -1 đến + 0,5 cm

o Sai số về bề rộng lớp kết cấu cho phép là ± 1,5%
o Sai số độ dốc ngang là ± 0,5%
o Độ bằng phẳng của bề mặt kết cấu được kiểm tra bằng thước 3 m, ở tại
mỗi mặt cắt ngang cần được kiểm tra đối với từng làn xe theo cả hai chiều dọc và
ngang đường. Khe hở lớn nhất cho phép dưới thước 3m là 7mm.

Trang 25


×