TRUNG ƯƠNG ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM
Môn học: Tình hình và
ĐỀ TÀI: Vận dụng các nguyên tắc đánh giá cán bộ để
đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả của hoạt động đánh giá cán bộ của cơ quan
Quận đoàn Ba Đình
Họ và tên: Ngô Thị Kim Anh
Lớp: TCCTTW - K7
HÀ NỘI - 2014
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải
có những con người xã hội chủ nghĩa “Từ ngày miền Nam được giải phóng,đất
nước được thống nhất,cả nước ta cùng đi lên chủ nghĩa xã hội,do vậy việc đánh
giá cán bộ là một việc rất hệ trọng, là một khấu mở đầu có ý nghĩa quyết định
trong công tác cán bộ,là cơ sở để lựa chọn,bố trí sử dụng,đề bạt,bổ nhiệm và
thực hiện chính sách cán bộn.Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng
của từng cán bộ và cả đội ngũ cán bộ.Đánh giá không đúng cán bộ sẽ dẫn đến bố
trí,sử dụng,đề bạt,bổ nhiệm sai,gây ảnh hưởng không tốt cho đơn vị.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vấn đề đánh giá cán bộ.Người
cho rằng để nhận xét được cán bộ tốt thì Đảng phải thường xuyên thực hành
đáng giá cán bộ và có phương pháp đánh giá đúng.Người viết”Kinh nghiệm cho
ta biết:mỗi lần xem xét lại nhân tài một mặt thì tìm thấy những nhân tài mới,một
mặt khác thì những người hủ hóa cũng bài ra”.
Với Quận đoàn Ba Đình cũng như bất kì một đơn vị nào khác ,cũng có những
cán bộ đoàn chuyên trách để thực hiện những công việc chung của đoàn thanh
nhiên cấp quận.Vì vậy việc đánh giá cán bộ là rất cần thiết.Song đánh giá cán bộ
phải cần dựa trên các nguyên tắc,quy trình cụ thể,có vậy mới bố trí,sử dụng,đề
bạt,bổ nhiệm cán bộ có hiệu quả và chất lượng tốt nhất.
1.Nguyên tắc đánh giá cán bộ
1.1. Các cấp ủy đảng mà thường xuyên và trực tiếp là Ban Thường vụ huyện
ủy, Ban Thường vụ đảng ủy cấp cơ sở thống nhất quản lý công tác đánh giá
trong phạm vi trách nhiệm được phân công
- Nguyên tắc này chỉ rõ: trách nhiệm đánh giá cán bộ thuộc về cấp ủy, tổ chức
đảng và lãnh đạo cơ quan đơn vị nơi cán bộ sinh hoạt; cơ quan quản lý cấp trên
trực tiếp của cán bộ và bản thân cán bộ tự đánh giá.
- Dù ở cấp nào, ngành nào và đơn vị nào thì công tác quản lý đánh giá cán bộ
cũng thuộc về các cấp ủy và tổ chức đảng đã được Bộ Chính Trị và cấp trên
phân cấp quản lý. Đối với cán bộ cấp cơ sở, Ban Thường vụ đảng ủy cấp cở sở
là chủ thể quản lý đánh giá cán bộ cấp cơ sở và chịu trách nhiệm về đánh giá cán
bộ thuộc diện cấp mình quản lý.
- Tập thể lãnh đạo cấp trên trực tiếp quản lý cán bộ phân tích, đánh giá ưu điểm,
khuyết điểm của cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để kết luận:
hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành ở mức thấp, không hoàn thành, hoặc có
nhiều thiếu sót, khuyết điểm.
1.2 Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn và hiệu quả công tác làm thước đo,bảo
đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình.
-Tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan của đường
lối,nhiệm vụ chính trị của Đảng thành những tiêu chí đòi hỏi động ngũ cán bộ
của Đảng và nhà nước phải vươn lên đứng vững.Tiêu chuẩn cán bộ vì vậy là yếu
tố khách quan,là thước đo tin cậy để đánh giá đúng phẩm chất,năng lực đội ngũ
cán bộ của Đảng và nhà nước.
-Tuy nhiên người cán bộ phấn đấu đạt tới các tiêu chuẩn quy định mới chỉ là đạt
tới khả năng thực hiện có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao,khả năng đó
chưa được thực tiễn kiểm nghiệm.Vì vậy,đánh giá cán bộ cần phải kết hợp tiêu
chuẩn và hiệu quả hoạt động thực tiễn làm thước đo phẩm chất năng lực cán
bộ.Hiệu quả hoạt động thực tiễn được thể hiện ở hiệu quả kinh tế và hiệu quả
chính trị-xã hội.Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khẳng
định:”Đánh giá cán bộ phải công khai,minh bạch,khác quan,toàn diện và công
tâm,lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng
lực cán bộ”.
-Trong quá trình đánh giá cán bộ phải đảm bảo dân chủ rộng,tập trung cao,thể
hiện trên các yêu cầu sau:bản thân người cán bộ phải tự phê bình,tự đánh giá
ưu,khuyết điểm của mình.Đồng thời tổ chức cho cán bộ đảng viên,quần chúng
trong cơ quan đơn vị tham giá đánh giá cán bộ bằng góp ý trực tiếp hoặc ghi
phiếu nhận xét sau đó…..,tổ chức cùng cấp và cấp ủy,tổ chức đảng cấp trên trực
tiếp quản lý cán bộ nhận xét đánh giá cán bộ.Sau khi có đánh giá,kết luận của
cấp ủy có thẩm quyền cán bộ được thông báo ý kiến nhận xét của cơ quan có
thẩm quyền về bản thân mình,được trình bày ý kiến,có quyền bảo lưu và báo cáo
lên cấp trên,nhưng phải chấp hành ý kiến kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
1.3 Đánh giá cán bộ phải khách quan,toàn diện,lịch sử,cụ thể và phát triển.
-Nguyên tắc trên đòi hỏi việc đánh giá cán bộ không được phiến diện,hời
hợt,chủ quan,cảm tính;không được định kiến,nhìn sự phát triển của cán bộ theo
quan điểm”tình”,bất biến.Trái lại,phải đặt người cán bộ trong những quan hệ
công tác và môi trường hoạt động đa diện,nhiều chiều của họ.
-Kết hợp theo dõi,đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì về cán bộ để phản
ánh liên tục và kịp thời sự phát triển của cán bộ.Chỉ có thể trên cơ sở kết hợp
đánh giá định kì và đánh giá thường xuyên mới có thể phản anh chân thực,khách
quan sự phát triển của người cán bộ.Trong quá trình xem xét đánh giá cán bộ
nhất thiết phải điều tra tìm hiểu rất kỹ các nguồn thông tin và các ý kiến khác
nhau về người cán bộ cần đánh giá,từ đó phân tích,chọn lọc,rút ra kết luận khách
quan..Sự phát triển của người cán bộ dù có khác biệt thế nào thì sự phát triển
của từng người đều phải tuân thủ các bước sau:sự phát triển tiếng nói từ quá khứ
đến hiện tại,từ hiện tại đến tương lai,do đó xem xét đánh giá cán bộn phải đặt họ
trong cả một quá trình công tác,học tập rèn luyện lâu dài
2.Thực trạng áp dụng nguyên tắc đánh giá cán bộ tại cơ quan Quận đoàn Ba
Đình.
Để tiếp tục đổi mới tư duy,tang cường tổng kết thực tiễn với con đường đi lên
chủ nghĩa xá hội ở nước ta,về kinh tế thị trương định hướng xã hội chủ nghĩa;về
đảng cầm quyền và công tác xây dựng Đảng;xây dựng nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của nhân dân,do nhân dân và vì nhân dân.Cơ quan Quận đoàn Ba
Đình nhận thức một cách sâu sắc có đổi mới thì mới nâng cao được chất
lượng,hiệu quả công tác.Để giúp Quận ủy Ba Đình xem xét,đáng giá đội ngũ cán
bộ Quận Đoàn đúng thực chất thì trong nhiều năm qua Quận Đoàn Ba Đình luôn
tuân thủ các nguyên tắc đánh giá cán bộ của mình.
2.1 Ban thường vụ Quận Ủy Ba Đình thống nhất quản lí công tác cán bộ trong
phạm vi trách nhiệm được phân công.
Cơ quan Quận đoàn Ba đình là cơ quan có cán bộ thuộc Quận ủy Ba Đình quản
lý,do vậy cứ sáu tháng một lần,Quận ủy Ba Đình luôn sắp xếp thời gian cùng
Quận Đoàn Ba Đình xem xét,đáng giá ưu điểm,khuyết điểm của từng cán bộ
đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
Tại Quận đoàn Ba Đình hiện có 12 cán bộ,trong đó có 3 cán bộ là biên chế,5
cán bộ hợp đồng theo chế độ của Thành ủy Hà Nội,4 cán bộ là cán bộ hợp đồng
khoán.Mỗi cán bộn đều có những nhiệm vụ và trách nhiệm riêng tùy từng lĩnh
vực.Về nhiệm vụ chính trịn của Quận Đoàn là thực hiện sự chỉ đạo của Quận ủy
Ba Đình và Thành đoàn Hà Nội để hoàn thành các hoạt động chuyên môn và chỉ
đạo các cơ sở Đoàn trực thuộc.
Quận Đoàn Ba Đình hang năm đã xây dựng kế hoạch hoạt động rất cụ thể,đã tổ
chức nhiều hoạt động mang tính bề nổi và chiều sâu đặc biệt vào các dịp 1/6,
công tác đền ơn đáp nghĩa 27/7, công tác vệ sinh môi trường,công tác hiến máu
nhân đạo,công tác hướng về biển đảo quê hương..Sau mỗi một hoạt động,Bí thư
chị bộ của Quận Đoàn Ba Đình đã tổ chức rút kinh nghiệm với cán bộ của
mình,theo tôi đây cũng là một cách đánh giá cán bộ trong từng hoạt động và là
bằng chứng để đưa ra những kết luận chính xác đối với từng cán bộ cụ thể.
Sáu tháng một lần,Quận đoàn Ba Đình đã hướng dẫn cho từng cán bộ để viết tự
kiểm điểm(đặc biệt là kiểm điểm cuối năm).Trong từng bản kiểm điểm của cán
bộ được bí thư ,thường vụ Quận Đoàn yêu cầu làm rõ kết quả hoạt động và tự
nhận xét mức độ hoàn thành công việc,nêu rõ ưu ,khuyết điểm và phương hướng
phát huy thành tích và khắc phục khuyết điểm.Quận Đoàn Ba Đình tổ chức cuộc
họp để từng cán bộ báo cáo ,tự nhận xét về mình và nhận xét nhau.Thông qua đó
phát hiện được nhiều tấm gương điển hình,đồng thời cũng làm rõ thiếu xót để
kịp thời khắc phục.Qua các buổi kiểm điểm như vậy, cấp ủy gần gũi với Đảng
viên hơn,đảng viên được chia sẻ,tạo sự gần gũi,đoàn kết,gắn bó giúp đỡ nhau để
hoàn thành tốt nhiệm mọi nhiệm vụ.
2.2 Đánh giá cán bộ phải lấy tiêu chuẩn về hiệu quả công tác làm thước đo,bảo
đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và đúng quy trình.
Trong những buổi họp đánh giá cán bộ của cơ quan Quận Đoàn Ba Đình cũng
trên cơ sở xây dựng tiêu chuẩn từ đầu năm.Song hiện tại tiêu chuẩn cán bộ được
cơ quan Quận Đoàn xây dựng còn chung chung, chưa được rõ ràng dẫn đến việc
đánh giá chưa đúng, chưa sát tới từng cán bộ, chưa nêu bật phẩm chất, năng lực
của đội ngũ cán bộ. Hiên tại vẫn còn tình trạng đánh giá cán bộ dựa trên mức độ
tình cảm.Do vậy tính tự giác, tính gương mẫu của một số cán bộ chưa cao, chưa
nhận rõ những khuyết điểm, hạn chế của mình trong việc lãnh đạo, quản lý,
trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Hầu hết công chức hàng năm trong cơ quan Quận Đoàn Ba Đình đều đánh
giá hoàn thành tất nhiệm vụ và lãnh đạo cao nhất được đánh giá hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ.Trong thực tế thì nhiều cán bộ vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ và
còn có những hạn chê. Có lẽ đây là một thói quen, một vết đường mòn, dĩ hòa vi
quý, cần phải được đổi mới trong phương pháp lãnh đạo theo tinh thần văn kiện
đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. “Đánh giá cán bộ công khai,minh bạch,
khách quan, toàn diện và công tâm, lấy nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm
chất và năng lực cán bộ “.
2.3 Đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển.
Đây là một nguyên tắc đánh giá cán bộ cực kỳ quan trọng , đánh giá đúng thì
động viên cán bộ, động viên được phong trào, làm rõ được những chuẩn mực
đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Những chuẩn mực đạo đức của cán bộ,
đảng viên trước hết là ở tám chữ “ Cần kiệm liêm chính,chí công vô tư “. Hồ
Chí Minh giải thích:
“ Cần tức là siêng năng, chăm chỉ, cố gắng dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm, không xa
xỉ, không hoang phí. Liêm là trong sạch, không tham lam, không tham tiền của,
tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn ngon.
Chính là không tà, nghĩa là thẳng thắn,đúng đắn ; điều gì không thằng thắn,
đúng đắn tức là tà.
Chí công vô tư là không nghĩ đến mình trước, hưởng thụ sau, là “lòng mình
chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào “
Để xây dựng chuẩn mực này đòi hỏi cán bộ, đảng viên đặc biệt là cán bộ lãnh
đạo, cán bộ quản lí khi xem xét, đánh giá cán bộ, đánh giá cán bộ theo công việc
được phân công đồng thời góp ý, phản ánh ngay khi cán bộ làm thiếu sót chứ
không nên để đến cuộc họp đưa ra đánh giá cán bộ cuối năm. Việc đánh giá cán
bộ cần phải khách quan, toàn diện chứ không phải chỉ nhìn vào suốt vấn đề mà
cán bộ làm sai rồi từ đó quy kết, ý định cho cán bộ là cả năm cán bộ đó không
hoàn thành nhiệm vụ.
Đây là một việc làm khó, song không có nghĩa là không làm được. Muốn làm
tốt thì đòi hỏi cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, đứng đầu cơ quan, đơn
vị phải có cái “tâm” trong sang, phải có cái “tầm” nhìn nhận, kết hợp nhuần
nhuyễn cán nguyên tắc đánh giá cán bộ, phải biêt quy tụ tạo sự đoàn kết theo
hướng bền vững.
3. Giải phóng nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá cán bộ trong cơ quan
Quận Đoàn Ba Đình.
3.1 Coi trọng xây dựng đội ngũ lãnh đạo, cán bộ quản lý có đầy đủ “tầm” và
“tâm” để làm tốt công tác quản lý cán bộ khi đất nước bước vào thời kì đẩy
mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, thực hiện hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tê và đa
phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại.
3.2 Mở rộng dân chủ để xây dựng, đóng góp tiêu chuẩn cán bộ Quận Đoàn
Ba Đình. Tiêu chuẩn đó chính là cụ thể hóa những yêu cầu khách quan đường
lối chính trị của Đảng, nhiệm vụ chính trị của Quận ủy Ba Đình, tình hình thực
tiễn hoạt động công tác đoàn ở Quận Ba Đình. Cán bộ được đóng góp, xây dựng
sẽ tự tin hơn, họ sẽ có kế hoạc vươn lên để phấn đấu.
3.3 Người đứng đầu cấp ủy, người lãnh đạo quản lí đơn vị phải có cái tâm trong
sáng, có thái độ đúng mức, tốt thì khen, hèn thì chê.
Căn cứ tiêu chuẩn, căn cứ vào nhiệm vụ của tập thê giao cho theo chức trách mà
đầu năm đã xác định, căn cứ vào công tác chính trị đột xuất, căn cứ vào mức độ
hoàn thành cán bộ, từ đó nhận xét, đánh giá. Không được định kiến, không được
phiến diện, hời hợt, không đánh giá chủ quan cảm tính. Không nhìn vào một số
vấn đề sự việc, từ đó quy kết cán bộ là không làm được việc.
3.4 Công tác cán bộ là công tác của Đảng, do đó xem xét đánh giá cán bộ phải
đặt cán bộ của mình trong quá trình công tác, học tập, rèn luyện lâu dài của cơ
quan Quận Đoàn Ba Đình, tuân theo quy luật khách quan đó là : sự phát triển
tiếp nối từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai. Đánh giá phiến diện là
một tội ác, làm thui chột hoàn bão của cán bộ.Do vậy người đứng đầu cấp ủy,
đứng đầu đơn vị phải thấm nhuần lời dạy của Bác “ Việc dung nhân tài, ta
không nên căn cứ vào những điều kiện quá khắt khe. Miễn là không phản lại
quyền lợi dân chúng, không phải là Việt gian thân Pháp, thân Nhật , có lòng
trung thành với Tổ Quốc là có thể dung được.Tài to dùng làm việc to, tài nhỏ ta
cất làm việc nhỏ, ai có năng lực về việc gì, ta đặt ngay vào việc đó. Biết dùng
người như vậy,ta sẽ không lo gì thiếu cán bộ.”
3.5 Đánh giá cán bộ phải khách quan thật sáng suốt,phải phân tích tinh tường,
khoa học biện chứng từ đó đánh giá đúng cán bộ tốt và cán bộ kém
Kết luận:
Đánh giá, nhận xét cán bộ là việc làm rất hệ trọng. Đánh giá, nhận xét trung
thực giúp cho tổ chức lựa chọn, bố trí sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện tốt
chính sách cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từng
cán bộ sẽ phát huy được tiềm năng của từng cán bộ và của đội ngũ cán bộ. Đánh
giá không đúng cán bộ sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm sai, gây ảnh
hưởng không tốt tới cơ quan Quận Đoàn Ba Đình nói riêng, cơ quan, đơn vị
khác nói chung. Do vậy mỗi cán bộ, đảng viên của Quận đoàn Ba Đình hãy tự
tin “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là
mùa xuân của xã hội.” Khi đã xác định được như vậy thì tôi xin mượn câu thơ
của Bác Hồ để kết như sau:
“ Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công”.