Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề trắc nghiệm chương dao động và sóng điện từ thầy nguyễn văn hạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.69 KB, 6 trang )

ĐỀ TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG DAO ĐỘNG VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ
Người soạn: Nguyễn Văn Hạnh – Số 3 - Ngõ 4 – Lí Tự Trọng- Ph. Hà Huy Tập –Vinh.
Câu 1: Mạch dao động lí tưởng LC gồm cuộn thuần cảm có hai đầu A, B mắc với tụ điện thành mạch kín.
Mạch đang thực hiện dao động điện từ tự do điện áp uAB với điện áp cực đại hai đầu tụ là U0 và cường
độ dòng điện cực đại là I0. Chọn chiều dương của dòng điện là chiều đi vào bản tụ nối với B. Lúc cường
độ dòng điện có giá trị đại số là -I0/2 và đang giảm thì có giá trị đại số là
A.  U 0 . 3 / 2

B. U 0 . 3 / 2

C.  U 0 / 2

D. U 0 / 2

Câu 2: Một mạch dao động lí tưởng LC đang thực hiện dao động điện từ tự do, khoảng thời gian ngắn
nhất để điện tích của một bản tụ giảm từ giá trị cực đại xuống còn một nửa giá trị cực đại là 10-6s.
Khoảng thời gian để dòng điện trong mạch đổi chiều hai lần liên tiếp là
A. 6.10-6s

B. 3.10-6s.

C. 4.10-6s.

D. 8.10-8s.

Câu 3: Một mạch dao động lí tưởng LC gồm một tụ phẳng không khí mắc với cuộn thuần cảm. Khoảng
cách giữa hai bản tụ là 12mm. Tần số dao động riêng của mạch là 2 MHz. Để tần số dao động riêng của
mạch là 1 MHz thì phải dịch một bản
A. lại gần bản kia một đoạn 9mm.

B. ra xa bản kia một đoạn 9mm.



C. lại gần bản kia một đoạn 3mm.

D. ra xa bản kia một đoạn 3mm.

Câu 4: Mạch dao động lí tưởng LC gồm một cuộn cảm thuần mắc với một tụ có điện dung C0 thì tần số
dao động riêng của mạch là 3 MHz. Để tần số dao động riêng của mạch là 6 MHz thì
A.
B.
C.
D.

phải mắc song song với C0 một tụ C1 có điện dung C1=3C0.
phải mắc song song với C0 một tụ C1 có điện dung C1= C0.
phải mắc nối tiếp với C0 một tụ C1 có điện dung C1 = C0/3.
phải mắc nối tiếp với C0 một tụ C1 có điện dung C1 = C0.

Câu 5: Một mạch dao động lí tưởng LC đang thực hiện dao động điện từ tự do với biểu thức của cường
độ dòng điện trong mạch là i =0,3.sin(ωt-5π/6) (i tính bằng A; t tính bằng s). Khoảng thời gian ngắn nhất
kể từ t=0 để dòng điện đổi chiều là π.10-6/3 (s). Điện tích cực đại của một bản tụ bằng
A. 3.10-7C.

B. 6.10-7C.

C. 2,4.10-7C.

D. 1,2.10-7C.

Câu 6: Mạch dao động lí tưởng gồm một tụ điện mắc với hai đầu A, B của một cuộn thuần cảm. Mạch
đang thực hiện dao động điện từ tự do. Chiều dương của dòng điện là chiều đi ra khỏi bản tụ nối với bản

A thì
A. i cùng pha với uAB.
C. i sớm pha hơn uAB một góc 900.

B. i ngược pha với uAB.
D. i trễ pha hơn uAB một góc 900.

Câu 7: Một mạch dao động lí tưởng đang thực hiện dao động điện từ tự do là dao động điều hòa. Tại
thời điểm t điện tích của một bản tự đạt cực đại, khoảng thời gian ngắn nhất sau đó để điện tích của bản
này giảm còn một nửa giá trị cực đại là 10-6/3 s. Năng lượng điện trường của mạch biến thiên tuần hoàn
theo thời gian với tần số


A. 0,5 MHz.

B. 1 MHz.

C. 0,25 MHz.

D. 2MHz.

Câu 8: Một mạch dao động lí tưởng gồm một cuộn thuần cảm có độ tự cảm 0,5 mH và hai tụ có điện
dung C1 và C2 mắc song song với C1=2C2. Mạch đang thực hiện dao động điện từ tự do là dao động điều
hòa. Lúc dòng điện qua tụ C1 có cường độ 0,12A thì năng lượng của tụ C2 là 4,8 µJ. Cường độ dòng điện
cực đại qua cuộn cảm có giá trị là
A. 0,18A.

B. 0,36A.

C. 0,30A.


D.0,24A.

Câu 9: Mạch dao động lí tưởng LC đang thực hiện dao động điện từ tự do, người ta thấy khoảng thời
gian để năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường hai lần liên tiếp là 10-6 s. Trong khoảng thời
gian 1s dòng điện trong mạch đổi chiều
A. 0,5.106 lần.

B. 2.106 lần.

C. 106 lần.

D. 0.25.106 lần.

Câu 10: Mạch dao động lí tưởng gồm một tụ điện có điện dung C=0,2µF, mạch đang thực hiện dao
động điện từ tự do với biểu thức của cường độ dòng điện là i =0,2.cos(106t+π/3) (i tính bằng A; t tính
bằng s). Suất điện động cảm ứng cực đại trong cuộn cảm là
A. 20V.

B. 10V.

C. 1V.

D. 2V.

Câu 11: Mạch dao động lí tưởng gồm một cuộn thuần cảm và một bộ hai tụ điện giống nhau mắc song
song. Mạch đang thực hiện dao động điện từ tự do với điện áp cực đại bằng 6V. Lúc điện áp hai 2 2V
thì người ta ngắt một tụ ra khỏi mạch. Sau khi ngắt một tụ ra khỏi mạch thì điện áp cực đại hai đầu cuộn
cảm là
A. 6 2V


B. 3 2V

C. 12V.

D. 8V.

Câu 12: Trong mạch dao động lí tưởng LC có dao động điện từ tự do với chu kì riêng T thì
A. khi năng lượng từ trường có giá trị cực đại thì năng lượng điện trường cũng có giá trị cực đại.
B. khoảng thời gian để hai lần liên tiếp năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường là T/2.
C. năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kì bằng 2T.
D. khoảng thời gian để hai lần liên tiếp năng lượng từ trường cực đại là T/2.
Câu 13: Một tụ điện có điện dung C tích điện đến điện áp U0 được nối với một cuộn thuần cảm có độ tự
cảm qua một khóa K.Ban đầu khóa K ngắt. Kể từ lúc đóng khóa K, khoảng thời gian để cường độ dòng
điện có độ lớn cực đại lần thứ 2012 vào thời điểm
A.

4025  . LC
.
2

B.

4023  . LC
.
2

C. 1006  . LC .

D.


8047  . LC
.
2

Câu 14: Trong mạch dao động LC lí tưởng với u và i là điện áp và cường độ dòng điện tại thời điểm t, I0 là
cường độ dòng điện cực đại trong mạch. Hệ thức biểu diễn mối liên hệ giữa u, i và I0 là
A. ( I 02  i 2 )

L
 u2.
C

B. ( I 02  i 2 )

L
 u2.
C

C. ( I 02  i 2 )

C
 u2.
L

D. ( I 02  i 2 )

C
 u2.
L



Câu 15: Trong mạch dao động lí tưởng LC đang có dao động điện từ tự do, lúc t=0 bản A tích điện
dương, bản B tích điện âm và dòng điện qua cuộn cảm từ B sang A. Sau 3/4 chu kì dao động của mạch
thì
A.
B.
C.
D.

dòng điện qua L theo chiều từ A đến B, bản A tích điện âm.
dòng điện qua L theo chiều từ A đến B, bản A tích điện dương.
dòng điện qua L theo chiều từ B đến A, bản A tích điện âm.
dòng điện qua L theo chiều từ B đến A, bản A tích điện dương.

Câu 16: Một tụ điện có điện dung C  10 3 / 2 ( F ) được nạp một lượng điện tích nhất định. Sau đó
nối vào hai đầu cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L  1 / 5 ( H ) . Bỏ qua điện trở dây nối. Khoảng thời
gian ngắn nhất kể từ lúc nối đến lúc năng lượng từ trường của cuộn cảm bằng ba lần năng lượng điện
trường trong tụ điện là
A. 1/300(s).

B. 5/300(s).

C. 4/300(s).

D. 1/100(s).

Câu 17: Mạch dao động lí tưởng LC đang thực hiện dao động điện từ tự do. Điện dung của tụ điện là
2nF. Tại thời điểm t1 cường độ dòng điện trong mạch là 5mA, sau đó T/4 (T là chu kì riêng của mạch)
điện áp giữa hai bản tụ là 10V. Độ tự cảm của cuộn dây là

A. 50 mH.

B. 40 H .

C. 8 mH.

D. 2,5 mH.

Câu 18: Mạch dao động lí tưởng LC có C  20 F và L=200 mH. Chọn t=0 là lúc tụ điện có điện áp cực
đại U0=4V. Năng lượng của điện trường ở thời điểm t=0,125T (T là chu kì dao động riêng của mạch) bằng
A. 40 J .

B. 60 J .

C. 80 J .

D. 100 J .

Câu 19: Dòng điện dịch xuất hiện giữa hai bản tụ khi
A. tụ được đặt trong điện trường.

B. tụ được đặt trong từ trường.

C. hai đầu tụ có một hiệu điện thế.

D. tụ phóng điện.

Câu 20: Dòng điện dịch xuất hiện khi có điện trường biến thiên theo thời gian. Chiều dòng điện dịch
A. luôn cùng chiều với chiều điện trường.


B. luôn ngược chiều với chiều điện trường.

C. cùng chiều điện trường khi E tăng.

D. ngược chiều điện trường khi E tăng.

Câu 21: Mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần và bộ hai tụ điện C1 và C2 với C1>C2. Khi hai tụ mắc
song song với cuộn cảm thì tần số riêng của mạch là 4,8 MHz, khi hai tụ mắc nối tiếp rồi mắc với cuộn
cảm thì tần số riêng của mạch là 10 MHz. Khi chỉ dùng tụ C1 mắc với cuộn cảm thì tần số riêng của mạch
bằng
A. 6 MHz.

B. 8 MHz.

C. 7,2 MHz.

D. 7,6 MHz.

Câu 22: Một mạch dao đông lí tưởng LC gồm một cuộn thuần cảm và một tụ xoay có điện dung tỷ lệ bậc
nhất với góc xoay  của bản di động. Lúc góc   0 thì tần số dao động riêng của mạch là 2 MHz, khi
góc   120 thì tần số dao động riêng của mạch là 4 MHz. Để tần số dao động riêng của mạch bằng 2,5
MHz thì góc  có giá trị là


A. 750.

B. 57,60.

C. 17,50.


D. 450.

Câu 23: Một sóng điện từ truyền theo phương thẳng đứng hướng lên, véc tơ cảm ứng từ cực đại tại một
điểm trên hướng truyền sóng là B0, véc tơ cường độ điện trường tại đó cực đại là E0. Tại thời điểm t, véc
tơ cảm ứng từ tại đó có hướng từ Nam ra Băc và có giá trị B0/2 thì véc tơ cường độ điện trường
A. hướng từ Tây sang Đông và có giá trị E0/2.
B. hướng từ Tây sang Đông và có giá trị E 0 3 / 2.
C. hướng từ Đông sang Tây và có giá trị E0/2.
D. hướng từ Đông sang Tây và có giá trị E 0 3 / 2.
Câu 24: Thiết bị nào sau đây sử dụng sóng vô tuyến?
A. Máy siêu âm.

B. Điều khiển ti vi.

C. Điện thoại di động.

D. B và C.

Câu 25: Tín hiệu vô tuyến được truyền từ vệ tinh VINASAT 1 về Hà Nội là
A. sóng dài.

B. sóng ngắn.

C. sóng trung.

D. sóng cực ngắn.

Câu 26: Chọn phát biểu đúng về sóng điện từ tuần hoàn sau đây:
A. sóng điện từ là sóng ngang nên không truyền được trong chất lỏng.
B. sóng điện từ truyền được trong chân không nên nó không mang năng lượng.

C. tại mỗi điểm trong không gian có sóng truyền qua hai vec tơ E và B biến thiên cùng pha.
D. tại mỗi điểm trong không gian vec tơ E và B biến thiên cùng tần số vuông pha.
Câu 27: Mạch dao động lí tưởng LC gồm cuộn cảm thuần và một tụ phẳng không khí, khi khoảng cách
giữa hai bản tụ là 0,5cm thì bước sóng điện từ mà mạch cộng hưởng được bằng 20m. Khi khoảng cách
giữa hai bản tụ là 2cm thì bước sóng điện từ mạch cộng hưởng được bằng
A. 5m.

B. 40m.

C. 10m.

D. 80m.

Câu 28: Sóng vô tuyến do các đài vô tuyến truyền thanh truyền đi trong không gian là
A. sóng âm tần tuần hoàn.

B. sóng âm tần biến điệu.

C. sóng cao tần biến điệu.

D. sóng cao tần hình sin.

Câu 29: Một mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm một cuộn thuần cảm và một bộ hai tụ điện,
trong đó có một tụ C0 điện dung bằng 60 nF và một tụ C1. Khi chỉ dùng tụ C0 mắc với cuộn cảm thì mạch
thu được sóng có bước sóng 60m. Khi dùng tụ C1 mắc nối tiếp với C0 thì mạch thu được sóng có bước
sóng 20m. Tụ điện mắc như thế nào với C0 và giá trị điện dung của C1 bằng bao nhiêu?
A. C1 mắc nối tiếp với C0 và C1= 7,5 nF.

B. C1 mắc song song với C0 và C1= 480 nF.


C. C1 mắc song song với C0 và C1= 180 nF. D. C1 mắc nối tiếp với C0 và C1= 30 nF.


Câu 30: Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm một cuộn thuần cảm L =1/108π2 (mH) và một tụ
xoay có điện dung phụ thuộc góc xoay α theo phương trình C= α + 30 (pF). Góc xoay của tụ biến đổi từ 0
đến 1800. Mạch chọn sóng thu được sóng có bước sóng 15m khi góc α bằng
A. 82,50.

B. 36,50.

C. 37,50.

D. 35,50.

Câu 31: Khi vặn núm điều khiển của băng tần đài radio thu sóng vô tuyến là ta đã
A. làm thay đổi tần số của dao động cưỡng bức trong mạch chọn sóng.
B. làm thay đổi tần số riêng của mạch chọn sóng.
C. làm thay đổi biên độ của sóng truyền tới.
D. bổ sung năng lượng cho dao động cộng hưởng trong mạch chọn sóng.
Câu 32: Để phát hiện các nền văn minh khác ngoài hành tinh của chúng ta, các nhà khoa học đã phát các
sóng điện từ bằng nhiều thứ tiếng và truyền đi trong vũ trụ nhờ sóng vô tuyến thuộc loại
A. sóng dài.

B. sóng trung.

C. sóng ngắn.

D. sóng cực ngắn.

Câu 33: Trong các loại thiết bị sau thì thiết bị nào không sử dụng sóng vô tuyến?

A. điện thoại di động.

B. máy bộ đàm.

C. điện thoại cố định.

D. laptop đang dùng WIFI .

Câu 34: Trong sơ đồ nguyên tắc phát sóng vô tuyến, không thể thiếu tầng nào sau đây?
A. Trộn sóng.

B. Khuyêch đại âm tần.

C. Tách sóng.

D. Loa.

Câu 35: Tầng nào có thể thiếu trong sơ đồ nguyên tắc thu sóng vô tuyến?
A. Tách sóng.

B. Khuyêch đại cao tần. C. Khuyêch đại âm tần. D. ăng ten.

Câu 36: Theo Mắc Xoen thì
A. Khi từ trường biến thiên theo không gian làm xuất hiện điện trường xoáy.
B. Tốc độ lan truyền điện từ trường là vô cùng lớn.
C. Không có điện trường hay từ trường riêng biệt.
D. Điện trường xoáy là trường lực thế.
Câu 37: Để truyền tải sóng phát thanh là sóng vô tuyến đi xa, người ta phải sử dụng sóng mang. Sóng
mang là sóng điện từ
A. hình sin có tần số bằng tần số âm thanh.


B. hình sin có tần số lớn hơn tần số âm thanh.

C. tuần hoàn không điều hòa có tần số lớn. D. tuần hoàn có tần số của âm thanh.
Câu 38: Dòng điện xoay chiều trong đời sống và kĩ thuật là dòng điện biến đổi điều hòa với tần số f=50
Hz. Theo Mắc Xoen thì dòng điện này sẽ gây ra sóng điện từ. Sóng điện từ do dòng điện này gây ra là
A. sóng âm tần.

B. sóng dài.

C. sóng trung.

D. sóng ngắn.


Câu 39: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của sóng điện từ?
B.vec tơ E và B biến thiên cùng tần số.

A. sóng điện từ là sóng ngang.
C. vec tơ E và B vuông pha nhau.

D. sóng điện từ truyền được trong chân không.

Câu 40: Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn thuần cảm và một tụ xoay có điện dung
biến đổi. Khi điện dung là C1 thì mạch thu được sóng có bước sóng 90m. Khi điện dung là C2 thì mạch thu
được sóng có bước sóng 120m. Khi điện dung của tụ là giá trị tương đương với C1 mắc nối tiếp với C2 thì
mạch thu được sóng có bước sóng là
A. 210m.

B. 105m.


C. 150m.

D. 72m.

Đáp án
1A

2B

3A

4C

5D

6D

7B

8C

9A

10C

11D

12D


13B

14B

15C

16A

17C

18C

19D

20C

21A

22B

23A

24C

25D

26C

27C


28C

29A

30C

31B

32D

33C

34A

35B

36C

37C

38A

39C

40D



×