Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

thiết kế và chế tạo máy tách vỏ dầu bị lỗi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.4 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ - BỘ MÔN THIẾT KẾ MÁY
---------------o0o---------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
MÁY TÁCH VỎ DẦU GỘI BỊ LỖI

SVTH: Đoàn Mạnh Cường
MSSV: 20900292
GVHD: PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc

TP Hồ Chí Minh, 12/2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết rằng Luận văn tốt nghiệp :” THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO
HỆ THỐNG TÁCH VỎ DẦU BỊ LỖI” là công trinh nghiên cứu cá nhân dưới
sự hướng dẫn của PGS.Ts Nguyễn Hữu Lộc. Nếu có bất cứ sự gian lận nào tôi
xin chịu hoàn hoàn toàn trách nhiệm và mọi kỷ luật theo quy định của Khoa và
Nhà trường đề ra.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Đoàn Mạnh Cường

Sinh viên khoa Cơ khí – khoa 2009


Chuyên ngành Kỹ thuật Chế tạo
Trường Đại học Bách Khoa TPHCM- ĐHQG TPHCM

i


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Hữu Lộc
đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành Luận văn tốt
nghiệp. Đó là nguồn động lực lớn nhất giúp Em có thể hoàn thành đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới anh Nguyễn Chí Dũng và toàn thể anh em Công
ty TNHH SX TM KT Thông Hiệp đã dành thời gian và kinh nghiệm để hướng
dẫn em về kỹ thuật và máy móc để thực hiện mô hình trong Luận Văn.
Bên cạnh đó, Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy,cô đã trực
tiếp giảng dạy Em trong suốt khoá học,những người bạn đã quan đã quan
tâm,chia sẻ những kiến thức trong quá trình học cũng như nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm,chia sẻ, hỗ trợ và hết lòng động viên
của gia đình trong suốt thời gian qua. Đây là thanh quả nỗ lực của sinh viên thực
hiện, tuy nhiên còn nhiều sai sót do trinh độ hạn chế
Sau cùng, Em xin gửi lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc đến quý thầy cô, gia
đình và bạn bè.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Đoàn Mạnh Cường

ii



DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Nhãn hiệu Unilever ..................................................................... 2
Hình 1.2: Sản phẩm của Unilever ............................................................... 3
Hình 1.3 : Sản phẩm thông dụng ở thị trường Việt Nam ............................. 3
Hình 1.4: Nhãn hiệu P&G .......................................................................... 4
Hình 1.5: Sản phẩm thông dụng ở Việt Nam của P&G ............................... 4
Hình 1.6 : Hình ảnh bán tại chợ Hà Nội ..................................................... 5
Hình 1.7 : Sản phẩm nhái các nhãn hiệu nổi tiếng ...................................... 5
Hình 1.8 : Các nhãn hiệu được ưu chuộng tại Việt Nam ............................. 7
Hình 1.9: Các nhãn hiệu được ưu chuộng tại Viêt Nam .............................. 7
Hình 1.10: Sản phẩm bao bì ....................................................................... 8
Hình 1.11: Sản phẩm chai .......................................................................... 8
Hình 2.1: Cơ sở ép thủy lực dọc trục .........................................................12
Hình 2.2: Sơ đồ động của cơ cấu ép thủy lực .............................................13
Hình 2.3 : Cơ cấu ép lăn............................................................................14
Hình 2.4 : Cơ sở ép trục vít thẳng đứng .....................................................15
Hình 2.5 : Sơ đồ động của cơ cấu ép vít đùn ..............................................16
Hình 2.6: Sơ đồ động của cơ cấu ép trục vít côn........................................17
Hình 2.7: Trục vít đơn ...............................................................................20
Hình 2.8: Loại trục vít kép .........................................................................20
Hình 2.9: Trục vít ......................................................................................21
Hình 2.10: Một số dạng trục vít .................................................................22
Hình 2.11: Buồng xoắn ..............................................................................22
Hình 2.12: Một số dạng phễu cấp liệu .......................................................23
Hình 2.13 : Các đoạn cần làm lạnh ...........................................................24
Hình 2.14 : Tấm chắn ................................................................................25
Hình 2.15: Bố trí động cơ loại 1 ................................................................26
Hình 2.16: Bố trí động cơ loại 2 ................................................................26
Hình 2.17: Bơm .........................................................................................27

Hình 3.1: Biểu đò quan hệ Pmax và t ...........................................................29
iii


Hình 3.2: Tải trọng tác dụng lên cánh vít ..................................................36
Hình 3.3: Hộp giảm tốc ............................................................................55
Hình 3.4: Catalog của Động cơ – Hộp giảm tốc Siti ..................................61
Hình 3.5: Hộp giảm tốc Siti MBH 140 .......................................................62
Hình 3.6: Thông số kích thước của hộp số .................................................62
Hình 4.1: Ví dụ về Inventor .......................................................................66
Hình 4.2: Trục vít trong giao diện Inventor ...............................................68
Hình 4.3: Thông số của trục vít .................................................................69
Hình 4.4: Thùng cấp liệu trong giao diện Inventor ....................................69
Hình 4.5: Thông số của thùng cấp liệu ......................................................70
Hình 4.6: Hệ thống sau khi lắp ráp ............................................................70
Hình 5.1: Xuất bản vẽ ................................................................................72
Hình 5.2: Chỉnh sửa trên AutoCad ............................................................72
Hình 5.3: Bản vẽ chi tiết ............................................................................73
Hình 5.4: Buồng xoắn ................................................................................74
Hình 5.5: Trục vít ......................................................................................75
Hình 5.6: Buồng tiếp liệu ...........................................................................76

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Bảng báo cáo về ngân sách và thị phần tại một số thương hiệu dầu
gội tai Việt Nam năm 2006. ........................................................................ 1
Bảng 2.1: Biểu đồ thanh thể hiện tiến độ thực hiện các nhiệm vụ ..............11

Bảng 2.2: Bảng ma trận quyết định phương án thiết kế máy ......................19
Bảng 2.3: Bảng so sánh vật liệu làm lưới .....................................................
Bảng 3.1: Bảng thông số hình học của các đoạn vít...................................34
Bảng 3.2: Bảng đặc tinh ............................................................................57
Bảng 3.3: Bảng thông số ...........................................................................57
Bảng 3.4: Bảng thông số đai loại B ...........................................................57
Bảng 3.5: Bảng tổng kết ............................................................................60
Bảng 3.6: Thông số của ổ bi đỡ 113 ..........................................................64
Bảng 3.7: Bảng thông số của ổ đũa côn 7508 ............................................65
Bảng 4.1: Thông số tinh toán trục vít.........................................................68

v


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trong công nghiệp hiện nay, đã có nhiều máy móc đáp ứng được các nhu
cầu của con người ngày càng tốt. Tuy nhiên, trong quá trinh sản xuất vẫn có
nhiều vấn đề phát sinh ra. Người kỹ sư cần phải suy nghi, thiết kế chế tạo những
loại máy giải quyết được những vấn đề đó. Đảm bảo được các yêu cầu đó 1 cách
tốt nhất. Tuy nhiên, cũng phải đảm bảo được các yêu cầu về vấn đề có thể phát
sinh thêm. Hạ giá thành, dễ thay thế, sửa chữa và bảo trì…
Giống như vậy, trong khuôn khổ giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá
trình sản xuất vỏ dầu gội thì có lỗi. Cần có 1 máy giải quyết được vấn đề yêu
cầu đó. Trong khuôn khổ Luận văn: “ Thiết kế và chế tạo máy tách vỏ dầu bị
lỗi” được đưa ra để cố gắng giải quyết vấn đề đó.
Vấn đề đặt ra là làm sao tách được vỏ dầu (đã được cắt nhỏ) ra khỏi hỗn
hợp giữa chúng với dầu gội. Thu về lượng dầu gội cần thiết.
Luận văn này cơ bản giải quyết về vấn đề đó, đảm bảo được năm suất đề
ra. Đảm bảo được các tiêu chí trong sản xuất là:

Một là, máy hoạt động ổn định, nếu có hỏng hóc không ảnh hưởng tới hệ
thống kèm theo, đảm bảo an toàn lao động cơ người công nhân.
Hai là, dễ dàng bảo trì , thay thế, chi tiết có sẵn trên thị trường.
Ba là, đạt được năng suất đề ra.
Từ những vấn đề đó, sinh viên sẽ thực hiện Luận văn này sẽ giải quyết các
vấn đề đó được đề cập trong đây.

vi


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................... ii
DANH SÁCH HÌNH VẼ ......................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ..................................................................... v
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................... vi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM ........................................ 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM ................................ 1
1.2 GIỚI THIỆU VỀ DẦU GỘI. ............................................................. 6
1.2.1 Phân loại theo chức năng dùng cho các loại tóc khác nhau ........ 6
1.2.2 Phân loại theo nhãn hiệu khác nhau .......................................... 6
1.2.3 Phân loại theo hình dáng ........................................................... 8
1.3 VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN. .................... 8
1.4 GIỚI HẠN VẤN ĐỀ ........................................................................... 8

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ .................. 9
2.1 YÊU CẦU CHUNG ............................................................................ 9
2.1.1 Yêu cầu chung khi thiết kế, chế tạo. .......................................... 9

2.1.2 Yêu cầu khi vận hành ................................................................ 9
2.1.3 Yêu cầu về điều kiện vệ sinh an toàn ......................................... 9
2.2 LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VÀ THIẾT KẾ MÁY TÁCH VỎ
DẦU GỘI. ................................................................................................. 9
2.2.1 Mục đích triển khai kế hoạch.................................................... 9
2.2.2 Triển khai nhiệm vụ và thời gian thực hiện .............................. 9
2.2.3 Kết luận...................................................................................12
2.3 CƠ SỞ LÝ THUYẾT – CÁC NGUYÊN LÝ CÓ THỂ SỬ DỤNG .12
2.3.1 Phương án 1: Dùng phương pháp ép thủy lực dọc trục. ...........12
2.3.2 Phương án 2: Dùng phương pháp ép lăn. .................................14
2.3.3 Phương án 3: Phương pháp ép trục vít thẳng đứng ..................15
2.3.4 Phương án 4: Phương pháp dùng vít ép và đùn. .......................16
vii


2.4 LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ .........................................18
2.4.1 Yêu cầu của thiết kế ...............................................................18
2.4.2 Phương pháp ma trận quyết định. ............................................18
2.4.3 Bảng kết quả ...........................................................................19
2.5 TỔNG HỢP .......................................................................................19
2.6 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ÉP ĐÙN ...................................................19
2.6.1 Các loại thiết bị đùn .................................................................19
2.6.2 Các thành phần của máy ép dạng vít đùn ..................................21
2.7 TỔNG KẾT .......................................................................................28

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ ........................................ 29
3.1 SỐ LIỆU BAN ĐẦU ..........................................................................29
3.1.1 Sự thay đổi của tính chất vật liệu trong quá trình ép ................29
3.1.2 Thể tích buồng xoắn. ...............................................................30
3.1.3 Chiều dài vít ép .......................................................................31

3.2 TÍNH TOÁN SƠ BỘ CỦA VÍT ĐẦU ...............................................31
3.3 TÍNH TOÁN THÔNG SỐ CỦA VÍT CÒN LAI ..............................32
3.3.1 Cơ sở tính toán: .......................................................................32
3.3.2 Tính toán các thông số của đoạn vít cuối .................................32
3.3.3 Chọn thông số của các đoạn vít còn lại ....................................33
3.4 XÁC ĐỊNH PHÂN BỐ ÁP SUẤT TRÊN VÍT .................................34
3.5 BẢNG THÔNG SỐ HÌNH HỌC CỦA CÁC ĐOẠN VÍT ...............35
3.6 TÍNH TOÁN TẢI TRỌNG LÊN CÁC ĐOẠN VÍT.........................35
3.6.1 Lý thuyết tính toán ..................................................................35
3.6.2 Tải trọng tác dụng lên từng đoạn vít ........................................39
3.7 TÍNH CÔNG SUẤT CỦA ĐỘNG CƠ..............................................52
3.8 TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐAI VÀ HỘP GIẢM TỐC55
3.8.1 Chọn động cơ ..........................................................................56
3.8.2 Tính toán thiết kế bộ truyền đai thang .....................................57
3.8.3 Chọn hộp số ............................................................................61
3.9 THIẾT KẾ CÁC CHI TIẾT CÒN LẠI ............................................63
3.9.1 Tính toán thiết kế trục công tác của hệ thống đai. ....................63
3.9.2 Thiết kế các cụm ổ lăn.............................................................64
viii


CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH HÓA VÀ MÔ PHỎNG ......................... 66
4.1 GIỚI THIỆU PHẦN MỀM MÔ HÌNH HÓA ..................................66
4.1.1 Autodesk Inventor series. .........................................................66
4.1.2 Solidwords ...............................................................................67
4.1.3 3DMax Studio ..........................................................................67
4.1.4 Các bước mô hình hóa chi tiết ..................................................67
4.2 MÔ HÌNH HÓA ................................................................................68
4.2.1 Chi tiết điển hình ......................................................................68
4.2.2 Mô hình hoàn thiện sau khi đã lắp ráp ......................................70

4.3 MÔ PHỎNG ĐỘNG HỌC, ĐỘNG LỰC HỌC .............................. 71
4.3.1 Mô phỏng nguyên lý hoạt động của máy ..................................71

CHƯƠNG 5. CHẾ TẠO VÀ VẬN HÌNH MÔ HÌNH .................. 72
5.1 LẬP CÁC BẢN VẼ CHẾ TẠO .........................................................72
5.2 CHỌN NGUYÊN CÔNG GIA CÔNG CÁC CHI TIẾT .................73
5.2.1 Nguyên công tiện .....................................................................73
5.2.2 Nguyên công phay ...................................................................73
5.2.3 Nguyên công hàn .....................................................................73
5.3 MỘT SỐ CHI TIẾT ĐÃ CHẾ TẠO. ................................................74
5.4 CÁC CHI TIẾT MUA NGOÀI THỊ TRƯỜNG...............................77
5.5 LẮP RÁP ...........................................................................................77
5.6 VẬN HÀNH .......................................................................................77
5.7 KIỂM TRA .......................................................................................77

KẾT LUẬN ..................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 79

ix


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

1.1

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Nhìn tổng quan thị trường dầu gội Việt Nam hiện nay ta thấy rất rõ sự chi

phối của hai “đại gia” là tập đoàn Unilever và P&G cùng với sự góp mặt khá
đông đủ của các sản phẩm của các nhãn hàng dầu gội trong và ngoài nước như
LG, ICP, Việt Hương Cs, UNZA…
Với nhiều đối tượng khách hàng và nhiều nhu cầu khác nhau, thị trường
dầu gội cũng trở nên tương thích mà sôi động, phong phú theo. Ta có thể dễ
dàng nhận ra trên thị trường có rất nhiều loại dầu gội từ trẻ em đến người lớn,
từ các loại tóc thường đến tóc khô, tóc gãy, đủ mọi lứa tuổi và giới tính… đều
có những sự lựa chọn riêng cho mình.
Thị trường dầu gội cho đến lúc này dường như đã khai thác được tất cả
các nhu cầu của khách hàng. Thị trường dầu gội hiện nay là sân chơi khốc liệt
cho những người trong cuộc vì tuy họ đã chọn được cho mình một mặt của thị
trường để phục vụ nhưng các đối thủ cạnh tranh cũng nhiều không kém. Đồng
thời cũng thật khó cho những người ngoài cuộc nếu muốn gia nhập. Khách hàng
ngày càng khó tính hơn và thị trường dầu gội đang đi dần đến thế bão hòa.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những mảnh đất tiềm ẩn rất hấp dẫn đang chờ
khai phá.
Bảng 1.1: Bảng báo cáo về ngân sách và thị phần tại một số thương hiệu
dầu gội tai Việt Nam năm 2006.

Đánh giá về thị trường Việt Nam:
- Thị trường giàu tiềm năng
- Cung cấp sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người
- Thị trường dầu gội ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ và được chú trọng
hơn một số nước trong khu vực và trên thế giới
1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
- Sự chênh lệch lớn về ngoại tệ (VN thấp hơn nước ngoài) nên các công ty
nước ngoài mạnh tay kinh doanh

 Điểm mạnh tổng quan của các ông ty sản xuất dầu gội:
o
Là những thương hiệu lớn, đã gây dựng được hình ảnh và sự tin
cậy trong tâm trí khách hàng
o
Sản phẩm đa dạng, kết hợp nhiều công dụng, cho người tiêu dùng
nhiều sự lựa chọn
o
Bao bì bắt mắt, tiện lợi
o
Giá cả có nhiều mức khác nhau, phù hợp với thu nhập của người
Việt Nam
o
Đa số đều là những sản phẩm của tập đoàn lớn giầu có, dày dạn
kinh nghiệm, từ những quốc gia phát triển mạnh
 Điểm mạnh đặc trưng của 2 doanh nghiệp lớn tiêu biểu :
 UNILEVER:

Hình 1.1: Nhãn hiệu Unilever
UNILEVER là tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng đang sở hữu những
thương hiệu lớn như Lipton, Hellman’s, Ragu, Rama, Magnum, Bertolli, Knorr,
Bird’Eyes, Slim-Fast, Dove, Pond, Signal, Close-up, Surf và Omo… với hơn
265000 nhân viên làm việc trong hơn 500 công ty tại 90 quốc gia trên thế giới
cùng mức thuận lợi hàng năm trên toàn cầu vào khoảng 40 tỷ euro. Tại Việt
Nam, việc sở hữu các thương hiệu tên tuổi đã giúp Unilever chiếm một thị phần
khá lớn trong ngành dầu gội đầu, trên 43%.
- Chính sách thu hút tài năng hiệu quả: Quan điểm của công ty là :Phát
triển thông qua con người, thông qua các ngày hội việc làm. cho các sinh viên
sắp tốt nghiệp của các trường đại học danh tiếng để từ đó tạo nên các quản trị
viên tập sự sáng giá cho nguồn nhân lực của công ty.

- Tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệ của UNILEVER Việt Nam
luôn được chú trọng và đầu tư thỏa đáng. Đặc biệt, công tác R&D rất hiệu quả
trong việc khai thác tính truyền thống trong sản phẩm như dầu gội đầu bồ kết.
- Công nghệ hiện đại kế thừa từ UNILEVER toàn cầu, được chuyển giao
nhanh chóng và có hiệu quả rõ rệt.
2


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
- Giá cả tương đối chấp nhận được, trong khi chất lượng rất cao, không
thua hàng ngoại nhập. Môi trường văn hóa doanh nghiệp mạnh, đội ngũ nhân
viên trí thức và có tinh thần trách nhiệm vì mục tiêu chung của công ty, đặc biệt
mối quan hệ với quần chúng rất được chú trọng ở công ty
- Thế mạnh về trị gàu và làm mượt tóc.
Sản phẩm :

Hình 1.2: Sản phẩm của Unilever

Hình 1.3 : Sản phẩm thông dụng ở thị trường Việt Nam

3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
 P&G:

Hình 1.4: Nhãn hiệu P&G
P&G với doanh thu 3tỷ USD/ngày, một thương hiệu nổi tiếng trên toàn
thế giới với các dạng sản phẩm như Pampers, Tide, Ariel, Aways, Pantene,
Whisper, Folgers, Charmin, Downy, Iams, Cret, Head & Shoulders, Gillette…

Lực lượng nhân công gần 140000 người làm việc trên hơn 80 quốc gia trên tòan
thế giới.
- Được sự hậu thuẫn từ tập đoàn P&G của Mỹ.
- Là tập đoàn nghiên cứu và phát triển các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho
con người.
- Thương hiệu P&G được tin tưởng và gắn liền với sự an toàn.
- Công nghệ hóa chất phát triển cực mạnh.
- Sự thành công của P&G đi liền với khái niệm Teamwork (là công ty
hàng đầu về sự đoàn kết và hiệu quả trong làm việc tập thể)
- Khỏe, đẹp, sạch sẽ và cao cấp là hình ảnh các sản phẩm dầu gội của P&G
trong tâm trí khách hàng.
Sản phẩm:

Hình 1.5: Sản phẩm thông dụng ở Việt Nam của P&G

4


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
Trong đó vẫn tồn tại một số mặt hàng trôi nổi, không rõ xuất xứ và làm
nhái các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới.

Hình 1.6 : Hình ảnh bán tại chợ Hà Nội

Hình 1.7 : Sản phẩm nhái các nhãn hiệu nổi tiếng

5


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

1.2

GIỚI THIỆU VỀ DẦU GỘI.
1.2.1 Phân loại theo chức năng dùng cho các loại tóc khác nhau.
Mỗi loại dầu gội thì thường có chức năng riêng đối với từng loại tóc khác
nhau:
- Tóc dầu
Đối với tóc dầu, nên chọn loại dầu gội dịu nhẹ, tốt nhất là loại dầu gội có
bổ sung thêm các thành phần dưỡng tóc. Để giảm tình trạng tóc nhờn, cần gội
đầu thường xuyên . Cũng có thể chọn dầu gội khô hay dầu gội dạng bột để hạn
chế dầu cho mái tóc.
- Tóc xoăn hoặc tóc sợi to
Mái tóc xoăn hoặc mái tóc có sợi thô, là mái tóc khô hơn so với bình
thường. Để bộ sung độ ẩm, nên chọn loại dầu gội dưỡng ẩm. Những loại dầu
gội có chứa dầu jojoba, bơ hạt mỡ, dừa và dầu hạt macadamia sẽ giúp bổ sung
độ ẩm cho mái tóc. Tuy nhiên, bất cứ loại dầu gội nào cũng sẽ loại bỏ dầu tự
nhiên của mái tóc, vì vậy không nên gội đầu quá thường xuyên khi không cần
thiết.
- Tóc bị hư tổn hoặc tóc khô
Khi tóc bị hư tổn và khô có nghĩa là bạn không thể dùng những loại dầu
gội bình thường. Bởi, tóc bị hư tổn và khô nghĩa là bề mặt sợi tóc không còn
mịn và chẻ ngọn ở đuôi tóc. Những loại dầu gội giàu vitamin và bổ sung thêm
kem dưỡng ẩm là loại dầu gội tốt nhất cho mái tóc bị hư tổn hoặc bị khô. Loại
dầu này sẽ giúp bổ sung độ ẩm và phục hồi lại bề mặt láng mịn cho sợi tóc.
- Mái tóc nhuộn, tạo kiểu bằng nhiệt
Khi sử dụng hóa chất hay các loại máy sinh nhiệt để tạo kiểu cho mái tóc
thì đã thay đổi kết cấu tự nhiên của tóc. Điều này buộc ta phải quan tâm hơn đến
việc chăm sóc mái tóc để đảm bảo mái tóc khỏe đẹp về lâu dài.
Với mái tóc loại này, nên chọn loại dầu gội giàu protein và chất dưỡng ẩm.
Cũng có thể chọn loại dầu gội có chứa chất chống ôxy hóa như vitamin E hay

loại dầu có thành phần chống lại tia cực tím để bảo vệ mái tóc và bổ sung dưỡng
chất cho mái tóc. Nếu mái tóc nhuộm bị gàu thì nên chọn loại dầu gội có chứa
thành phần kẽm pyrithione để khắc phục gàu.
1.2.2 Phân loại theo nhãn hiệu khác nhau.
- Loại dùng cho đàn ông:

6


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM

Hình 1.8 : Các nhãn hiệu được ưu chuộng tại Việt Nam
- Loại dùng cho phụ nữ:

Hình 1.9: Các nhãn hiệu được ưu chuộng tại Viêt Nam
7


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
1.2.3 Phân loại theo hình dáng
- Trên thị trường xuất hiện chủ yếu là dạng chai và dạng bao bì.
- Dạng bao bì thì tiết kiêm được 1 lượng tiền nhất định so với dạng chai.

Hình 1.10: Sản phẩm bao bì
1.3

Hình 1.11: Sản phẩm chai

VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN.


Trong quá trình sản xuất, do có sự dung sai trong hệ thống cũng như là do
con người nên sản phẩm bị lỗi.
Lỗi ở đây là trong quá trinh phun dầu gội vào bao bì mà xảy ra hiện tượng
thiếu hoặc thừa. Vì vậy khối lượng của bao bì không đảm bảo
Như vậy không đạt được tiêu chuẩn đề ra. Những sản phẩm này không
được bán ở thị trường nữa.
Vì tỉ lệ lỗi là không hề nhỏ nên các doanh nghiệp muốn lấy lại dầu gội,
dầu xả trong các chai và bao bì này.
Đối với dạng chai thì ta lấy được dễ dàng. Nhưng với dạng bao bì thì sao?
Vấn đề đặt ra là: Tách dầu gội ra khỏi vỏ bị lỗi ( các vỏ này được các
vụn ra có kích thước khoảng 2x2 cm)
Đây chính là mục tiêu của Đề tài Luận Văn này.

1.4

GIỚI HẠN VẤN ĐỀ

Đây là vấn đề mới mẻ đối với em. Lần đầu nghiên cứu về đề tài cấp thiết
cho nhà máy sản xuất dầu gội bao bì trong điều kiện:
- Ít nhà máy có hệ thống này hoặc có thì cũng bí mật.
- Chưa có loại máy này trên thị trường nên trong quá trình làm Luận Văn
còn sai sót nhiều.
- Giới hạn nghiên cứu trong 3 tháng.
- Vẫn mang tính thử cơ cấu trước khi làm.
8


CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ

2.1.

YÊU CẦU CHUNG
2.1.1. Yêu cầu chung khi thiết kế, chế tạo.

Máy phải đảm bảo được khả năng làm việc kiên tục, các chi tiết máy được
thiết kế phải đảm bảo độ bền, độ cứng vững, độ ổn định.
Tính công nghệ cao: Các chi tiết được thiết kế phải đảm bảo dễ chế tạo,
tốn ít thời gian và chi phí, tốn ít nguyên vật liệu…
Mức độ tiêu chuẩn hóa cao: sử dụng nhiều chi tiết tiêu chuẩn để hạ giá
thành sản phẩm và dêc dàng thay thế sau này.
Yêu cầu về nguyên vật liệu: Vật liệu các chi tiết máy được chọn sao cho
phù hợp với điều kiện làm việc, đảm bảo khả năng làm việc với lượng vật liệu
tiêu tốn là ít nhất.
Máy có kích thước nhỏ gọn
2.1.2. Yêu cầu khi vận hành
Đảm bảo được năng suất là 0,5 tấn/giờ
Không xảy ra hiện tượng chèn ép, gãy bể
Làm việc êm, các bô truyền, cơ cấu… làm việc trong phạm vi độ ồn và
rung động cho phép
Thường xuyên bôi trơn
Độ tin cậy cao
2.1.3. Yêu cầu về điều kiện vệ sinh an toàn
Được che chắn tốt, đảm bảo an toàn cho người công nhân
Vệ sinh sạch sẽ trong khi sử dụng hoặc nghĩ giữa giờ
2.2. LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI VÀ THIẾT KẾ MÁY TÁCH VỎ
DẦU GỘI.
2.2.1. Mục đích triển khai kế hoạch.

Giải quyết triệt để bài toán thiết kế và chế tạo:

- Thiết kế máy tách vỏ dầu gội bị lỗi.
- Chế tạo máy tách vỏ dàu gội bị lỗi.
2.2.2. Triển khai nhiệm vụ và thời gian thực hiện
Ngày nhận nhiệm vụ luận văn: ngày 18 tháng 9 năm 2013.
Ngày hoàn thành nhiệm vụ : ngày 30 tháng 12 năm 2013.
Do thời gian thực hiện luận văn rất ngắn, đi đôi với việc thiết kế và chế
tạo 1 hệ thống hoàn chỉnh nên em sẽ cố gắng sắp xếp công việc 1 cách cô đọng
nhất. Mỗi nhiệm vụ phải được hoàn thành trước khi cần đến kết quả đó. Đối với
mỗi nhiệm vụ phải xác định tiến độ công việc riêng của nó.

9


CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
Em sẽ chọn phương pháp lập biểu đồ thanh. Biểu đồ này còn gọi là biểu
đồ Gantt. Trên biểu đồ thanh mỗi nhiệm vụ sẽ được vẽ theo tỉ lệ thời gian ( sử
dụng đơn vị là tháng).
Ký hiệu tên nhiệm vụ và công việc thực hiện:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.

13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.

Giới thiệu tổng quan về thị trường Việt Nam.
Giới thiệu về sản phẩm dầu gội bao bì.
Tìm hiểu vấn đề đặt ra.
Lập kế hoạch triển khai thiết kế.
Cơ sở lý thuyết có thể có để thiết kế - chế tạo máy.
Lựa chọn phương pháp thiết kế dựa trên ưu – nhược điểm.
Lập bản vẽ sơ đồ động
Giới thiệu cơ sở cơ cấu sử dụng để thiết kế – chế tạo máy.
Tính toán thiết kế.
Thiết kế các chi tiết, xác định chính xác kích thước cơ cấu.
Lập bản vẽ chi tiết
Giới thiệu các phần mềm mô phỏng, tính toán.
Mô hình hóa chi tiết, mô phỏng lắp ráp.
Mô phỏng động học các cơ cấu.
Tìm hiểu và đưa ra phương án sữa chữa, bảo trì.
Kiểm tra các bản vẽ chi tiết.
Chế tạo máy và vận hành thử nghiệm.
Kiểm tra, chỉnh sữa.
Kiểm tra toàn bộ các bản vẽ, thuyết minh, Powerpoint.
Bảo vệ


10


CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
Bảng 2.1 :Biểu đồ thanh thể hiện tiến độ thực hiện các nhiệm vụ
Tên
nhiệm vụ

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T13 T14 T15 T16

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20


Tên
người
thực hiện
Đoàn
Mạnh
Cường

100
Thời gian dự trù tính theo % thời gian tổng.
Ký hiệu thời điểm thẩm định thiết kế.

11


CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
Như vậy dựa vào bảng phân công nhiệm vụ công việc và thời gian ta thấy:
Tổng số tháng nhân công : 3 tháng.
Thời gian làm việc dự trù của thành viên tính theo tổng thời gian
tổng: 100%
Tuy nhiên bảng trên là bảng thể hiện tổng quát lịch trình thời gian thực
hiện
2.2.3.

Kết luận

Việc lập kế hoạch là việc làm cần thiết trong quá trình thiết kế. Giúp chúng
ta có được kế hoạch và thời gian biểu rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể trong từng giai
đoạn. Đảm bảo công việc được hoàn thành trong kế hoạch và có thể đạt được
hiệu quả cao nhất. Với việc phân công chi tiết công việc như trên giúp chúng

tôi thực hiện Luận văn theo đúng tiến độ đã đề ra..
2.3.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT – CÁC NGUYÊN LÝ CÓ THỂ SỬ DỤNG
2.3.1 Phương án 1: Dùng phương pháp ép thủy lực dọc trục.

Hình 2.1: Cơ sở ép thủy lực dọc trục
Chú thích: 1. Píttông
2. Tầng chứa
3. Lỗ thoát
4. Sản phẩm ép đùn

12


CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
Sơ đồ động:

1
2
3
4

5

6
7

Hình 2.2: Sơ đồ động của cơ cấu ép thủy lực
Chú thích:

1: Xy lanh
2: Pittong
3: Nguyên liệu
4: Buồng ép
5: Khe ép
6: Khe ép
7: Van điều khiển
Nguyên lý hoạt động: Hệ thống dùng xy lanh thủy lực để ép mặt ép xuống
lồng ép. Ở lồng ép có các lỗ dùng để thoát dầu ra. Vỏ dầu gội thì được giữ lại.
Sau khi ép xong, đáy vỏ được mở ra để lấy vỏ dầu.
Nhận xét:
Ưu điểm:
- Dễ chế tạo
- Hoạt động tốt
- Bảo trì và sửa chữa nhanh chóng
Nhược điểm:
- Dùng lực lớn ( ép thủy lực) đòi hỏi hệ thống treo và đỡ phải chắc
chắn
-

Dùng lực ép lớn nên hệ thống thủy lực phải có công suất lớn.
Tồn tại hiện tượng kẹt vỏ
Không tự động hóa được, không liên tục
Năng suất thấp
13


CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.3.2


Phương án 2: Dùng phương pháp ép lăn.

Hình 2.3 : Cơ cấu ép lăn
Chú thích:
1. Trục ép
2. Nguyên liệu
3. Trục ép
4. Rãnh chứa dầu
5. Hướng nạp nguyên liệu
Nguyên lý hoạt động: Hỗn hợp được đưa qua 2 trục lăn nhờ 1 túi giữ. Lăn
qua nhiều trục ép nhiều lần để lấy hết được dầu trong túi. Vỏ được giữ lại để
loại bỏ. Dầu sẽ được thu hồi.
Nhận xét:
Ưu điểm:
- Năng suất cao
- Dầu được lọc sạch
- Tự động hóa được
Nhược điểm:
- Khó lấy ra túi
- Cơ cấu phức tạp.
- Chế tạo khó khăn

14


CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
2.3.3

Phương án 3: Phương pháp ép trục vít thẳng đứng


Hình 2.4 : Cơ sở ép trục vít thẳng đứng
Chú thích:
1. Trục vít
2. Đai ốc
3. Đầu ép
4. Buồng ép
5. Nguyên liệu
Nguyên lý hoạt động: Hỗn hợp được bỏ trong 1 thùng có các lỗ thoát.
Trục vít đi xuống ép ra ngoài. Dầu theo rãnh ra ngoài. Còn bã thì được giữ lại
để lấy ra ngoài.
Nhận xét:
Ưu điểm:
- Áp dụng lực nén để ép hết chất lỏng
- Dễ chế tạo
Nhược điểm:
-

Khi lắp ráp đòi hỏi sự đồng tâm lớn
Dung sai cao
Bã khó lấy ra
Không tự động hóa được

15


×