Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

sáng kiến kinh nghiệm lớp 3 so sánh hay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.38 KB, 15 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tiếng Việt là tiếng nói phổ thông, tiếng nói dùng trong giao tiếp chính thức của
cộng đồng các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam. Bởi thế, dạy Tiếng Việt có vai
trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng. Những thay đổi quan trọng trong
đời sống xã hội, văn hoá giáo dục, thành tựu khoa học đều có liên quan đến việc
dạy Tiếng Việt mà trong đó biện pháp tu từ so sánh góp một phần không nhỏ để
làm nên điều đó.
“So sánh” là “cách nói” rất quen thuộc và phổ biến trong cuộc sống cũng như
trong sáng tạo văn chương. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình
ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe.
So sánh được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất,
có tác dụng lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng
tượng, óc quan sát và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn
làm cho tâm hồn và trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm
nhận văn học và cuộc sống một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.
Có ai sinh ra mà không biết rằng:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Chỉ cần sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao trên, ta hiểu ngay
được công ơn trời biển của cha mẹ thật lớn lao.
Nhờ những hình ảnh bóng bẩy, ước lệ, dùng cái này để đối chiếu cái kia nhằm
diễn tả những ngụ ý nghệ thuật mà tu từ so sánh được sử dụng phổ biến trong thơ
ca, đặc biệt là thơ viết cho thiếu nhi. Tu từ so sánh giúp các em hiểu và cảm nhận
được những cái hay, cái đẹp trong thơ, văn, từ đó góp phần mở mang tri thức làm
phong phú về tâm hồn, tạo hứng thú khi viết văn, rèn luyện ý thức, yêu quý Tiếng
Việt giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. Điều đó cũng khẳng định vai trò trách
nhiệm của mỗi giáo viên trong việc hình thành cho học sinh kĩ năng nhận biết và


sử dụng tu từ so sánh để học sinh phát triển một cách toàn diện đồng thời giúp giáo
viên có được các phương pháp rèn luyện kỹ năng nhận biết tu từ so sánh.
Từ những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài. “Một số biện pháp hướng dẫn học
sinh lớp 3 sử dụng câu văn có hình ảnh so sánh ”
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số phương pháp dạy học vào việc
hình hành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng hình ảnh so sánh
cho HS Lớp 3. Thiết kế quy trình dạy học các dạng bài tập về tu từ so sánh trong
phân môn Luyện từ và câu; quy trình tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ
so sánh trong các giờ học Tập đọc và Tập làm văn, góp phần giải quyết những khó
khăn của GV tiểu học và nâng cao hứng thú học tập về phép tu từ so sánh cho HS.
3. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu một số biện pháp về cách hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu văn
có hình ảnh so sánh ở lớp 3B, khối lớp 3 trường TH Yên Giang.
Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 1


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
II. PHẦN NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN

Thống nhất với mục tiêu của chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học, mục tiêu
của việc dạy biện pháp tu từ so sánh ở lớp 3 là rèn luyện kĩ năng. Thông qua việc
giải bài tập, HS nhận diện phép tu từ so sánh tức là chỉ ra được hình ảnh, nhân vật
đồng thời hiểu được tác dụng của phép tu từ so sánh.

Ngoài việc nắm được dấu hiệu và hiểu được giá trị biểu cảm của phép tu từ
so sánh, HS cần biết vận dụng so sánh tu từ vào việc nói viết, như biết dùng những
hình ảnh so sánh sinh động trong giao tiếp, trong làm văn hay khi kể lại một câu
chuyện mà các em được nghe, được đọc. Mặc dù những kiến thức về so sánh được
dạy cho HS lớp 3 còn ở mức độ sơ giản song thông qua đó bước đầu trang bị cho
HS những cách nói, cách nhìn giản dị mà sâu sắc, tinh tế về đời sống, văn hoá, văn
học của con người Việt Nam. Từ đó, góp phần hình thành và phát triển tư tưởng,
tình cảm và nhân cách HS.
Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào mặt
ngữ nghĩa của nó.
a. Dựa vào cấu trúc, ta chia ra các dạng so sánh như sau:
Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố: Đây là dạng so sánh chuẩn vì có đầy đủ
cả 4 yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh, mức độ so sánh và cái được so sánh.
Ví dụ: Ông hiền như hạt gạo
1 2
3
4
(TV3, tập1 trang 117)
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1):
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2):
Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố (3)
Trong so sánh tu từ, còn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối tượng
so sánh với nhiều đối tượng được so sánh.
Ví dụ: Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi.
(TV3, tập 1 trang 85)
b. Dựa vào mặt ngữ nghĩa, ta chia phép so sánh thành các dạng:
Dạng 1: So sánh ngang bằng
Dạng 2: So sánh bậc hơn - kém
Dạng 3: So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối). Đây là dạng so sánh dùng để
khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn nhận, cách đánh giá riêng của người so

sánh.
* Như vậy, So sánh tu từ là một biện pháp mà trong đó người ta đối chiếu hai đối
tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà
chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới
mẻ về đối tượng.
c. Chức năng của tu từ so sánh
- Chức năng nhận thức
- Chức năng biểu cảm- cảm xúc
Với chức năng biểu cảm, so sánh là “cách nói” dễ đi vào lòng người, dễ
chiếm được lòng người, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu. So sánh tu
Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 2


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
từ chính là một phương thức tạo hình, gợi cảm, là đôi cánh giúp cho chúng ta bay
vào thế giới của cái đẹp, của trí tưởng tượng vô cùng phong phú..
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1. Về phía giáo viên:
Nhìn chung, một số GV đã nắm được mục đích của việc dạy phép tu từ so sánh
cho HS. Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động của HS; biết phối hợp nhiều hình thức dạy học để tổ chức các
hoạt động học tập giúp HS tự tin và bộc lộ được năng lực của mình.
- Tuy nhiên, một số GV còn lúng túng trong việc xác định phương pháp dạy
phép tu từ so sánh. Vì không có những bài học dạy riêng kiến thức về tu từ mà chỉ
có dạng bài học gồm các bài tập nhằm giúp HS nhận diện các phép tu từ thông qua
bài tập thực hành.

- GV cũng chưa chú ý tích hợp kiến thức trong các phân môn.
- Một số GV chưa biết sử dụng phương tiện dạy học một cách hợp lí.
- Một số GV khi dạy về phép tu từ đã không nắm vững mức độ nội dung của cả
chương trình dẫn đến việc dạy quá cao hoặc quá thấp so với chương trình. GV mới
chỉ chú tâm dạy HS nhận biết phép tu từ so sánh còn việc vận dụng thì chưa được
chú ý nhiều. Rất ít GV sáng tạo ra các bài tập mới, các tình huống mới.
- Nhiều GV còn rất lúng túng trong việc kiểm tra đánh giá khả năng nhận diện
và vận dụng hình ảnh so sánh của HS.
2. 2. Về phía học sinh:
Do khả năng tư duy của học sinh còn dừng lại ở mức độ tư duy đơn giản, trực
quan nên việc cảm thụ nghệ thuật tu từ so sánh còn hạn chế. Vốn kiến thức văn học
của học sinh còn nghèo. Một số em chưa có khả năng nhận biết về nghệ thuật, học
sinh chỉ biết các sự vật một cách cụ thể. HS thường mắc một số lỗi
- Tìm sai từ so sánh
- Nhận diện sai các yếu tố so sánh
- Tạo hình ảnh so sánh chưa hợp lí
- Chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh.
* Tóm lại, phép tu từ so sánh là một nội dung quan trọng trong chương trình
Tiếng Việt lớp 3 nói riêng và chương trình Tiểu học nói chung. Để dạy tốt được
nội dung này đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình
độ, và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình dạy học của mình.
* Qua khảo sát chất lượng về kỹ năng nhận biết biện pháp tu từ so sánh của học
sinh lớp 3 trong đầu năm học 2014-2015 tôi đã thu được kết quả như sau:
- Tổng số học sinh lớp 3B là 30 em:
Số học sinh đạt yêu cầu
Số học sinh chưa có kỹ Số học sinh còn nhầm lẫm
về nhận biết tu từ so sánh
năng nhận biết tu từ so
khi nhận biết tu từ so sánh
sánh nhanh

9/ 30 = 30%
11/30 = 36,7%
10/30= 33,3%
3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.1. Quy trình dạy học dạng bài tập nhận biết phép tu từ so sánh.
Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 3


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
Quy trình dạy học dạng bài tập nhận biết phép tu từ so sánh được thực hiện
theo trình tự sau:
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập
GV cho HS đọc thành tiếng toàn bộ bài tập. Các em khác vừa nghe vừa nhìn
vào bài tập trong sách giáo khoa. Ấn tượng thính giác kết hợp với ấn tượng thị giác
giúp các em dễ nhận ra hiện tượng so sánh ẩn chứa trong các câu thơ, câu văn.
Hoặc để giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập, GV có thể sử dụng lệnh và câu hỏi. Ví
dụ, ở bài dạy Luyện từ và câu tuần 3 (TV3, tập 1) có thể thực hiện như sau:
+ Mời 1 HS đọc bài tập 1. Cả lớp đọc thầm theo.
+ Bài tập 1 yêu cầu chúng ta làm gì?
GV cũng có thể giúp HS nắm yêu cầu bài tập bằng lời giải thích.
Chẳng hạn, GV có thể giải thích yêu cầu bài tập 4 (TV3, tập 1 trang 43) như sau:
Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ dưới đây:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Qủa dừa- đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè, hoa nở cùng sao
Tàu dừa- chiếc lược chải vào mây xanh.

(Trần Đăng Khoa)
Sự vật 1
Từ chỉ sự so sánh
Sự vật 2
Quả dừa
dấu gạch nối ( - )
đàn lợn
Tàu dừa
dấu gạch nối ( - )
chiếc lược
Để so sánh sự vật nọ với sự vật kia, chúng ta thường sử dụng các từ so sánh.
Tuy nhiên, có nhà thơ khi so sánh lại thay những từ so sánh bằng những dấu gạch
nối, các câu thơ trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa là một ví dụ. Bây giờ, các em
hãy tìm một hoặc nhiều từ so sánh cùng nghĩa thay cho dấu gạch nối đó.
Có thể thay thế các dấu gạch nối bằng các từ chỉ sự so sánh như: “ như”, “là”,
“tựa”, “như là”, “tựa như”, “như thể”,...
Bước 2: Hướng dẫn HS giải một phần bài tập để làm mẫu
Ở bước này, GV có thể gọi một em đứng tại chỗ hoặc lên bảng để giải một
phần của bài tập sau đó phân tích để các em còn lại hiểu và nắm được cơ chế của
phép so sánh rồi bắt chước mẫu để xác định các hình ảnh so sánh còn lại.
Nếu HS lúng túng, GV có thể gợi ý bằng câu hỏi.
Ví dụ:
Hai bàn tay em như hoa đầu cành
Giáo viên có thể đặt câu hỏi: Hai bàn tay của bé được so sánh với gì?
(Bài 2-TV3, tập 1 trang 8)
Đồng thời GV có thể viết câu trả lời của HS theo sơ đồ cấu tạo của phép so
sánh lên bảng như sau:
Cái so sánh
Từ so sánh
Cái được so sánh

Hai bàn tay em
như
hoa đầu cành
Bước 3: HS làm bài tập vào vở
HS thực hiện các nhiệm vụ của mình theo yêu cầu đề ra. Phương pháp chính
trong bước này là thảo luận nhóm theo bàn, theo tổ... rồi viết câu trả lời ra giấy và
đọc kết quả ,các nhóm khác nhận xét, bổ sung, sữa chữa. GV tổng kết rồi lựa chọn
kết quả chính xác nhất.
Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 4


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
Ví dụ: dạy bài Luyện từ và câu ở tuần 5 (SGK TV3, tập 1 trang 43)
GV cho HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm thảo luận và gạch chân dưới
những hình ảnh so sánh trong câu thơ. Sau đó, GV tổng kết, ghi bảng những hình
ảnh so sánh mà các nhóm tìm được. GV lưu ý một hình ảnh so sánh thông thường
có 4 yếu tố: cái so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh và cái được so sánh. Bởi
vậy, khi yêu cầu HS tìm hình ảnh so sánh, có em nêu đầy đủ cả 4 yếu tố, có em chỉ
nêu được cái so sánh và cái được so sánh song GV cũng nên công nhận đó là đáp
án đúng. Ví dụ, ở khổ thơ b HS gạch dưới từ trăng hoặc cả cụm từ trăng khuya
đều được xem là đúng. Tương tự với khổ thơ c, HS có thể gạch dưới những ngôi
sao hay những ngôi sao thức ngoài kia, hay mẹ đã thức vì chúng con đều được.
Điều quan trọng là có các từ nòng cốt: trăng, những ngôi sao, mẹ
Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm
cần ghi nhớ về phép tu từ so sánh
Chẳng hạn, sau khi dạy tiết 1, tuần 1, GV có thể hỏi:
- Một hình ảnh so sánh thường có mấy phần?

- Đó là những phần nào?
Bước này nhằm giúp HS có kĩ năng nhận diện phép tu từ so sánh được tốt hơn.
Khi thực hiện bước này, GV định hướng cho HS nội dung cần nhận xét: Đã thực
hiện đúng yêu cầu bài tập chưa? Đáp án tìm được có đúng là các hình ảnh so sánh
hay không?... GV hướng dẫn HS điều chỉnh, sửa chữa từng trường hợp để tìm ra
những hình ảnh so sánh đúng và phù hợp nhất. Từ đó, rút ra những kiến thức cần
ghi nhớ về so sánh tu từ, giúp HS có thể vận dụng những hình ảnh so sánh hay vào
trong giao tiếp và trong việc tạo lập văn bản. Cách thực hiện bước này là tuỳ thuộc
vào nội dung bài GV có thể dùng câu hỏi để HS rút ra kết luận hoặc GV có thể
thông báo những nội dung cần ghi nhớ.
3.2. Quy trình dạy học dạng bài tập vận dụng phép tu từ so sánh.
Cũng giống như ở dạng bài tập nhận diện, quy trình dạy học dạng bài tập vận
dụng cũng phải trải qua 4 bước:
Bước 1: Đọc và xác định yêu cầu bài tập.
Các thao tác thực hiện ở bước này gồm:
- Đọc nội dung bài tập
- Xác định dữ liệu đã cho
- Xác định lệnh của bài tập
Để giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập, GV cần gợi ý thông qua các bước như:
- Đọc to nội dung bài tập
- Bài tập cho ta biết những gì?
- Yêu cầu của bài tập là gì?
Bằng các câu hỏi gợi dẫn, HS sẽ xác định đúng yêu cầu bài tập và có định
hướng để làm bài.
Ví dụ: Quan sát từng cặp sự vật dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so
sánh các sự vật đó:
Trăng tròn như quả bóng.
Bé cười tươi như hoa.
Đèn sáng như sao trên trời.
Đất nước ta cong cong như hình chữ S.

Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 5


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
(TV3, tập 1 trang 126)
Ở bài tập này, GV có thể giúp HS tìm hiểu yêu cầu bài tập bằng phương
pháp hỏi đáp như sau:
- 2 HS đọc to yêu cầu BT
+ Bài tập cho em biết những gì?
- Tên các cặp sự vật được so sánh với
nhau
+ Bài tập yêu cầu em làm gì?
- Viết câu có hình ảnh so sánh
+ Muốn viết được em phải làm gì?
- Xác định các sự vật được so sánh với
nhau
Bước 2: GV giúp HS giải một phần bài tập để làm mẫu. Các thao tác thực
hiện ở bước này gồm:
- Một HS làm bài tập trên bảng lớp.
- Cả lớp làm bài tập vào vở hoặc bảng con.
- GV nhận xét bài làm trên bảng của HS cũng như bài làm trên bảng con của
cả lớp.
- GV tổng kết, tìm ra kết quả đúng (có tính chất làm mẫu cho HS).
* Các bước cụ thể:
GV yêu cầu quan sát tranh mặt trăng và quả bóng rồi viết câu có hình ảnh so
sánh. GV có thể hướng dẫn HS giải bằng cách sử dụng câu hỏi, sử dụng lệnh bằng
cách giải thích ngắn gọn như sau:

+ “Trăng tròn như quả bóng” yêu cầu chúng ta - So sánh mặt trăng và quả
so sánh sự vật nào với sự vật nào?
bóng
- Mặt trăng và quả bóng có đặc điểm gì giống - Đều có hình tròn
nhau?
- Em hãy đặt câu có hình ảnh so sánh giữa mặt - Trăng tròn như quả bóng lơ
trăng và quả bóng?
lửng giữa trời.
- Một HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng
con.
- GV nhận xét bài làm trên bảng của HS và của
cả lớp trên bảng con.
Bước 3: HS làm bài tập vào vở
Sau khi nhận xét về phần làm mẫu của HS, GV yêu cầu HS làm bài tập.
Mỗi em tập viết câu văn có hình ảnh so sánh hợp với từng tranh vào vở bài tập
Bước 4: GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những
điểm cần ghi nhớ về tri thức
HS đọc những câu văn đã viết, căn cứ vào đó GV sẽ sửa chữa, uốn nắn cho
những em đặt câu chưa hay và khen ngợi những em viết được những câu văn có
hình ảnh so sánh đẹp.
Thông qua quá trình HS thực hiện yêu cầu bài tập và nhận xét, đánh giá kết
quả của nhau, GV gợi ý để HS rút ra những điều cần ghi nhớ khi rèn luyện kĩ năng
đặt câu có hình ảnh so sánh. Chẳng hạn, muốn viết được câu văn có hình ảnh so
sánh đẹp thì cần phải biết quan sát tốt những sự vật xung quanh để tìm ra những
điểm giống nhau của các sự vật đó.
Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 6



Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
Đối với dạng bài tập đã cho sẵn cấu trúc câu, cho sẵn ba trong 4 yếu tố trong mô
hình cấu trúc so sánh HS chỉ cần tìm 1 trong 4 yếu tố của mô hình để điền vào chỗ
trống ấy.Ví dụ: Tìm những từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống:
a. Công cha nghĩa mẹ được so sánh như... , như...
b. Trời mưa, đường đất sét trơn như...
c. Ở thành phố, có nhiều toà nhà cao như... (TV3-tập 1 trang162)
GV hướng dẫn học sinh như sau:
- 2 HS đọc yêu cầu bài tập?
+ Bài tập cho em biết những sự vật - Đó là những sự vật sau:
nào?
a. Núi Thái Sơn
Nước trong nguồn
b. Đường đất sét
c. Nhiều toà nhà
+ Bài tập yêu cầu em làm gì?
- Tìm những từ ngữ thích hợp để điền
vào chỗ trỗng.
+ Muốn tìm từ thích hợp vào chỗ trống - Tìm sự vật được so sánh tương ứng
em phải làm gì?
với các sự vật trên.
- Mời 1 bạn lên bảng điền câu a.
VD: a, Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy
- GV tổ chức cho HS trao đổi, nhận ra.
xét kết quả bài làm của bạn.
b. Trời mưa, đường đất sét trơn như đổ
- Với 2 câu còn lại, HS làm cá nhân mỡ/ đổ dầu.
vào VBT.

c. ở thành phố có nhiều toà nhà cao
- HS nối tiếp nhau đọc bài làm và nhận như núi / như trái núi.
xét bài làm của bạn.
- GV tổng kết và lựa chọn những kết
quả phù hợp nhất rồi điền vào chỗ
trống trong các câu văn viết trên bảng.
GV nhấn mạnh: Muốn viết được
những câu văn các em phải biết quan
sát, ai có óc quan sát tốt, người ấy sẽ
biết cách so sánh hay.
* Như vậy, đối với dạng bài tập này, SGK đã cung cấp sẵn nội dung so sánh qua
các tranh vẽ từng cặp sự vật có đặc điểm giống nhau hoặc gần giống nhau về hình
thức. HS chỉ cần xác định đúng đối tượng được so sánh và đối tượng được đưa ra
làm chuẩn để so sánh ở từng cặp. Sau đó, xác lập quan hệ so sánh giữa hai đối
tượng rồi đặt câu có chứa hình ảnh so sánh ấy
3. 3. Hướng dẫn trò chơi học tập.
Đây là hình thức hấp dẫn nhất trong đó chơi là phương tiện, học là mục
đích. Thông qua hình thức chơi mà học, học sinh sẽ được hoạt động, tự củng cố
kiến thức. Tuy nhiên, muốn tổ chức trò chơi có hiệu quả, cần xác định mục đích
của trò chơi, hình thức chơi cũng phải đa dạng, cách chơi cần đơn giản, dễ hiểu.
Ví dụ : Trò chơi “ Thử tài so sánh”
Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 7


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
Mục đích: - Rèn kĩ năng sử dụng từ ngữ bằng cách tạo nhanh các cụm từ có hình
ảnh so sánh đúng. Luyện phản ứng nhanh, trau dồi trí tưởng tượng, liên tưởng về

hoạt động hay đặc điểm, tính chất ...của sự vật.
Chuẩn bị: - Làm các bộ phiếu bằng giấy ( Kích thước : 5 x 5 cm), mỗi bộ phiếu
gồm 5 từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm, màu sắc ... của sự vật
( Tuỳ thời gian chơi, nội dung bài học ). Lớp 3 chủ yếu là từ chỉ hoạt động, trạng
thái, đặc điểm, tính chất.
Ví dụ :
+ Bộ phiếu A ( 5 từ chỉ hoạt động, trạng thái): Đọc, viết, cười, nói, khóc
( Dành cho Tiết 7: ôn tập từ chỉ trạng thái, tính chất )
+ Bộ phiếu B ( 5 từ chỉ màu sắc )Trắng, xanh, đỏ, vàng, đen
( Dành cho tiết 15: Luyện đặt câu có hình ảnh so sánh )
+ Bộ phiếu C ( 5 từ chỉ đặc điểm, tính chất ): đẹp, cao, khoẻ, nhanh, chậm
( Dành cho tiết 14, 17: ôn tập từ chỉ đặc điểm )
- Phiếu được gấp tư để “bốc thăm”
- Cử trọng tài, thư kí theo dõi cuộc thi.
Tiến hành:
- Trọng tài để một bộ phiếu lên bàn cho học sinh xung phong lên thử tài so sánh ( 1
bộ phiếu 5 từ thì dành cho 5 người “thử tài”).
- Học sinh 1 lên “bốc thăm”, mở phiếu đọc từ cho các bạn nghe rồi nêu thật nhanh
cụm từ có hình ảnh so sánh để làm rõ nghĩa từ đó.
Ví dụ: HS1: “bốc thăm” được từ “trắng” – Có thể nêu cụm từ so sánh:
“trắng” như tuyết, “trắng” như vôi, ( hoặc : “trắng” như trứng gà bóc ).
- Trọng tài cùng cả lớp chứng kiến và xác nhận kết quả “Đúng- Sai”
+ Đúng được bao nhiêu kết quả được bấy nhiêu điểm.
+ Trọng tài đếm từ 1-5 vẫn không nêu được kết quả thì không có điểm
.- Lần lượt 5 học sinh lên bốc thăm thử tài. Hết 5 phiếu thì về chỗ, thư kí
công bố kết quả.
- Mỗi bộ phiếu sẽ chọn ra 1 người có tài so sánh cao nhất là người thắng cuộc.
- Cách tiến hành này có thể thay đổi tùy sự linh động của giáo viên.
VD : Bộ phiếu B ( 5 phiếu từ chỉ màu sắc ):
- Trắng : trắng như trứng gà bóc, trắng như tuyết, trắng như vôi,…

- Xanh: xanh như tàu lá, xanh như pha mực, xanh như nước biển ...
- Đỏ: đỏ như máu, đỏ như son, đỏ như gấc, đỏ như quả cà chua chín ...
- Đen : đen như than, đen như gỗ mun, đen như cột nhà cháy, đen như bồ
hóng, đen như quạ, đen như cuốc,...
- Vàng: vàng như nghệ, vàng như mật ong, vàng như tơ, vàng như nắng...
3.4. Hướng dẫn học sinh cảm nhận vẻ đẹp của hình ảnh so sánh trong bài tập
đọc
Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ. Nhờ chất liệu ngôn ngữ mà chất văn,
tính hình tượng, tính cảm xúc và tính độc đáo của văn chương có những sắc thái
riêng mà các nghệ thuật khác không có. Ngôn ngữ văn chương phải chau chuốt, cô
đọng, hàm súc, có tính biểu cảm, tính hình ảnh. Vì vậy, phân môn Tập đọc ở Tiểu
học ngoài mục tiêu chủ yếu là rèn kĩ năng đọc còn có nhiệm vụ dạy cho HS khả
Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 8


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
năng tiếp nhận vẻ đẹp ngôn từ, vẻ đẹp của cách nói văn chương, khả năng phát hiện
được tín hiệu nghệ thuật và cao hơn nữa là cho các em đánh giá được giá trị của các
tín hiệu nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung. Đây cũng chính là nội dung dạy
cảm thụ văn học ở trường tiểu học.
Dạy so sánh tu từ trong phân môn Tập đọc cũng là dạy cảm thụ văn học. Dạy
cảm thụ văn học cũng chính là dạy HS cảm nhận vẻ đẹp và biết yêu quê hương, đất
nước, con người và cuộc sống. Từ những so sánh tả vẻ đẹp của cây cọ “lá xoè từng
tia nắng- giống hệt như mặt trời” (TV3, tập 2 trang 126) để ca ngợi làng quê Việt
nam đẹp đẽ, yên bình .Những cách so sánh đặc sắc và mới lạ chính là những hình
ảnh văn chương lung linh màu sắc “trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông
trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố” (Ông ngoại - TV3, tập 1 trang 34)

gợi cho các em những cảm xúc trong sáng đến bất ngờ. Có sự ngợi ca nào hay hơn
sự ngợi ca cảnh đẹp của non sông: “Đường vô xứ nghệ quanh quanh - Non xanh
nước biếc như tranh hoạ đồ” (Cảnh đẹp non sông. TV3, tập 1 trang 97)…Để học
sinh cảm nhận được giá trị của các hình ảnh so sánh trong bài tập đọc tôi thường
tiến hành qua những bước như sau:
Bước 1: Nhận diện hình ảnh so sánh: Nhận diện phép tu từ so sánh là thao
tác cơ bản, vô cùng quan trọng vì đây là cơ sở để HS cảm nhận được giá trị thẩm
mĩ của phép so sánh tu từ. Do đã được làm quen với phép so sánh ở phân môn
Luyện từ và câu nên bước này không khó đối với các em, quan trọng GV phải biết
cách đặt câu hỏi định hướng cho HS tri giác lại kiến thức đã học nhằm mục đích
củng cố lại ở các em nội dung đã học về phép so sánh tu từ.
Ví dụ: Bài Tập đọc: "Hai bàn tay em" SGK Tiếng Việt 3 tập 1-Trang 7)
Gv yêu cầu HS đọc khổ thơ 1:
GV: Ở khổ thơ 1, hai bàn tay của bé được so sánh với gì ?
HS : Hai bàn tay em so sánh với hoa đầu cành.
Gv : Hai bàn tay bé vừa nhỏ vừa xinh, đáng yêu như những bông hoa tươi đầu cành.
(GV kết hợp cho HS quan sát hình bé, tay bé bên cạnh bó hoa hồng)
Bước 2: Xác định sự vật so sánh
Sau khi HS đã nhận diện được phép so sánh, GV yêu cầu HS xác định các sự
vật được so sánh với nhau (vế A và vế B). Từ những yếu tố tìm được, HS có thể
bước đầu hiểu nội dung mà phép so sánh tu từ thông báo. Để xác định các sự vật
được so sánh với nhau, GV đặt câu hỏi để HS trả lời.
Ví dụ: Khi dạy bài Tập đọc “ Cửa Tùng ” SGK Tiếng Việt 3 tập 1 (Trang
109), GV cho học sinh tìm những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh. Học sinh
sẽ rất dễ dàng tìm ra câu:
- Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là “Bà chúa của các bãi tắm”
- Mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển.
- Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài
vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Với những câu văn hay như thế, học sinh cảm
nhận được vẻ đẹp đặc biệt của Cửa Tùng, một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở

nước ta. HS đã tìm được thì sẽ nhớ rất lâu và sẽ áp dụng tốt trong việc viết văn của
mình.
Bước 3: Tìm hiểu cơ sở so sánh
Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 9


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
Thông thường, khi so sánh, chúng ta phải dựa trên một tiêu chí, hay một cơ sở .
Ví dụ, muốn tìm phương diện so sánh của hình ảnh: “Ban đêm, đèn điện lấp
lánh như sao sa” (TV3, tập 1 trang 130) GV chỉ cần đặt câu hỏi: “Vì sao đèn điện lại
được so sánh như sao sa?” HS sẽ trả lời ngay được là vì đèn điện và sao sa ban đêm
đều lấp lánh như nhau.
Ví dụ: - Tiêu chí màu sắc: “Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông
trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố”.
(TV3, tập 1 trang 34)
Bầu trời mùa thu trong xanh rất đẹp tưởng như dòng sông xanh trong đang
trôi. Vì vậy, việc tìm ra phương diện so sánh không phải là khó đối với HS.
Ví dụ:

Bố ở tầng năm chót vót
Gió như đỉnh núi bản ta
(TV3, tập 1 trang 124)
GV cần giúp HS liên tưởng: Gió ở tầng năm mạnh; Gió ở tầng năm mát;
Gió ở tầng năm dễ chịu, khoan khoái….
Bước 4: Cảm nhận giá trị của phép so sánh
Đây là bước giúp HS trả lời câu hỏi: so sánh các sự vật, sự việc với nhau như
vậy để làm gì? Trả lời được câu hỏi này là cơ bản HS đã hiểu được tác dụng của

biện pháp tu từ so sánh.
VD: “Đường vô xứ nghệ quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ
đồ” (Cảnh đẹp non sông. TV3,tập 1 trang 97).
Gv giải thích cho HS hiểu từ “tranh hoạ đồ”cho học sinh quan sát hình ảnh
đường vào nghệ An qua đó học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của núi non trùng
điệp.
Dạy phép tu từ so sánh trong môn Tập đọc chính là giúp HS nhận diện được
phép so sánh trong văn bản, chỉ ra được những sự vật, sự việc được so sánh với
nhau, giải thích vì sao có thể so sánh như vậy và cuối cùng là hiểu được so sánh
các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì? Giúp cho HS củng cố những kiến
thức về phép tu từ so sánh và còn tạo cho HS lĩnh hội tốt các tri thức và kĩ năng
ngôn ngữ, nâng cao năng lực cảm thụ văn chương.
3.5. Hướng dẫn học sinh vận dụng hình ảnh so sánh trong giờ dạy Tập làm
văn lớp 3
Phân môn Tập làm văn là một phân môn có tính tổng hợp, vừa vận dụng các
hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác cung cấp, đồng thời phát
huy những kết quả đó, góp phần hoàn thiện chúng. Vì vậy, mỗi bài học tập làm văn
là một bài rèn kĩ năng cuối cùng trong một tuần sau các phân môn Tập đọc, Kể
chuyện, Chính tả, Tập viết, Luyện từ và câu. Tập làm văn được coi là kĩ năng
“tổng hợp” được hình thành từ các kĩ năng ở các phân môn trước đó. Quy trình
hướng dẫn HS sử dụng hình ảnh so sánh vào bài tập làm văn như sau:
*) Đối với dạng bài Tập làm văn nói:
Bước 1: Tìm hiểu yêu cầu bài tập.
GV cần hướng dẫn HS thực hiện các thao tác sau:
- Phân tích đề ra
- Tìm dữ kiện đã cho
Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 10



Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
- Xác định lệnh của bài tập
- Chọn nội dung thực hiện theo gợi ý
- Chọn nội dung có thể vận dụng phép tu từ so sánh.
Bước 2: Làm mẫu : GV có thể sử dụng các câu hỏi gọi ý, dẫn dắt như: Đó là
cảnh gì? Ở đâu? cảnh đó có gì đẹp? Vẻ đẹp đó được so sánh với cái gì? Tình cảm
của em đối với cảnh đó? Sau đó, GV gọi một HS giỏi hoặc khá lên bảng nói.
GV hướng dẫn cả lớp nhận xét:
Bạn nói đã đủ ý chưa? Cách dùng từ đặt câu của bạn có gì hay? Bạn đã biết sử
dụng phép tu từ so sánh như thế nào?
+ Trong cảnh có những gì nổi bật (về tự nhiên, về con người)? Sử dụng phép
so sánh để tả những đặc điểm nổi bật đó như thế nào?
Bước 3: Thực hành luyện nói theo cặp
GV yêu cầu HS nói theo cặp. GV đến từng bàn, theo dõi, uốn nắn, khuyến khích
HS sử dụng những hình ảnh so sánh trong bài nói của mình.
Bước 4: Tập nói trước lớp
GV mời đại diện các nhóm tập nói trước lớp. Yêu cầu cả lớp lắng nghe và nhận
xét từng bài nói theo yêu cầu: Bài nói đã đủ ý chưa? Cách dùng từ, đặt câu có gì
hay? Sử dụng những hình ảnh so sánh đã hợp lí chưa?
GV chốt nội dung, cách dùng từ đặt câu chú ý vận dụng phép tu từ so sánh.
*) Đối với dạng bài Tập làm văn viết:
Đây là bài tập kế tiếp bài tập nói với yêu cầu viết lại những điều đã kể. Vì vậy,
phương pháp và hình thức tổ chức khi dạy có phần khác hơn.
Bước 1: Giúp HS nắm yêu cầu bài tập
Ở bước này, GV yêu cầu HS đọc bài tập và xác định đúng yêu cầu của bài tập.
Bước 2: HS viết bài
- GV nhắc HS khi viết không nhất thiết phải trả lời theo các câu hỏi gợi ý.
Các em có thể viết tự do miễn là câu văn liền mạch, dùng từ, đặt câu đúng và có sử

dụng một số hình ảnh so sánh hợp lí.
Bước 3: Đánh giá kết quả thực hành ở lớp.
- GV yêu cầu HS lần lượt đọc bài viết của mình cho cả lớp nghe.
- HS trao đổi, nhận xét về kết quả, rút ra những điểm ghi nhớ về kiến thức
-GV nhận xét, khen những em viết hay, có sử dụng những hình ảnh so sánh đẹp.
-Hướng dẫn HS nhận xét kết quả của bạn, tự đánh giá kết quả của bản thân trong
quá trình luyện tập theo các tiêu chí như: Cách dùng từ, đặt câu, cách sử dụng các
hình ảnh so sánh, cách diễn đạt..
- Sử dụng những kĩ năng đã học (như kĩ năng quan sát, tả cảnh, so sánh... ) vào
thực tế cuộc sống.
Sử dụng phép so sánh trong mỗi bài tập làm văn, tức là HS đã phá vỡ được
cái vỏ bọc ngôn từ khô cứng để tìm ra những hình ảnh so sánh vừa chân thực,
“chính xác” lại vừa sinh động “có hồn”. Phép so sánh giúp các em có thể “thổi”
vào các sự vật, hiện tượng linh hồn sinh động của con người cũng như của thế giới
muôn màu, muôn vẻ.
Ví dụ: Tiết Tập làm văn trang 12 (Tiếng Việt 3 tập 1). GV yêu cầu HS viết đoạn
văn về cảnh đẹp đất nước có sử dụng hình ảnh so sánh.
Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 11


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
Ví dụ: “ Xa xa, những cánh buồm tựa như những cánh bướm dập dờn trên biển
xanh mênh mông. Núi ngâm mình dưới biển như những con voi khổng lồ nằm
uống nước. Ở đây có rất nhiều hang động kì thú, khi bước vào Động Thiên cung,
hang Sửng Sốt ta như lạc vào cõi tiên”…
Bài văn có sử dụng hình ảnh so sánh làm cho câu văn hay hơn, sinh động hơn, dễ
đi vào lòng người.

Nói chung, trong tập làm văn nhờ phép so sánh HS thả sức cho trí tưởng
tượng, tìm ra vẻ đẹp rất riêng, rất độc đáo của sự vật mà nhiều người không nhận
ra. Dạy phép so sánh trong phân môn Tập làm văn là giúp HS biết nhận thức chủ
yếu cảm quan, bằng tình cảm, ấn tượng và bằng chính cả tấm lòng
3.6. Tích hợp biện pháp tu từ so sánh trong các môn học khác
Khi dạy tất cả các môn học khác ,GV cần chú ý hướng dẫn học sinh sử dụng
hợp lí ,linh hoạt phép so sánh. VD: Khi dạy bài “ Các thế hệ trong gia đình’’(TNXH Lớp 3) Giáo viên cho học sinh tìm những câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ nói
về tình cảm của những ngưòi thân trong gia đình ( có sử dụng biện pháp so sánh )
- Anh em như thể tay chân
- Con hơn cha là nhà có phúc
- Công cha như núi Thái Sơn
- Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra....
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN

Khi hướng dẫn học sinh tìm biện pháp tu từ so sánh GV sử dụng triệt để các
biện pháp trên. Tập trung trò chơi ở phần củng cố và các tiết bồi dưỡng buổi 2.
Mục đích của dạy Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3 là mở rộng vốn từ và
cung cấp cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về cấu tạo câu, dấu câu, tu từ.
Chính vì thế mà việc dạy học sinh biết sử dụng hình ảnh so sánh trong văn nói và
viết là một việc làm khó đối với học sinh lớp 3. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi
người giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề, thường xuyên trau dồi kiến thức,
tìm tòi cũng như sử dụng các biện pháp dạy học sao linh hoạt cho phù hợp với các
đối tượng để mang lại hiệu quả. Tạo cơ hội để học sinh vận dụng kiến thức đã học
vào thực tế nói và viết văn cũng như giao tiếp hàng ngày.
2. KIẾN NGHỊ

- Nhà trường tổ chức các chuyên đề về dạy Luyện từ và câu để giáo viên học
hỏi kinh nghiệm.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá để học sinh có cơ hội tham gia nhiều

hoạt động tập thể phát triển khả năng giao tiếp.
- Tạo điều kiện trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc giảng dạy và học tập
ứng dụng công nghệ thông tin.
Trên đây là một số sáng kiến nhỏ của tôi trong việc giúp học sinh lớp 3 sử dụng
tốt hình ảnh so sánh. Tôi mạnh dạn đưa ra những sáng kiến kinh nghiệm của bản
thân để cấp trên, đồng nghiệp góp ý kiến bổ sung vào đề tài giúp tôi có biện pháp
dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 12


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
Yên Giang, ngày 25 tháng 12 năm 2014
Người viết

Ngô Thị Tiến Khương

IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO, PHỤ LỤC, MỤC LỤC:
1. Tài liệu tham khảo:
1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh,Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học Tiếng Việt,
NXB Giáo dục
2. Hoàng Hòa Bình, Dạy văn cho học sinh tiểu học, NXB Giáo dục
3. Trần Mạnh Hưởng, 99 phương tiện và biện pháp tu từ trong Tiếng Việt, NXB
Giáo dục
4. Đinh Trọng Lạc, Luyện tập về cảm thụ văn học, NXB Giáo dục
5. Lê Phương Nga, Dạy học Tập đọc ở tiểu học

6. Nguyễn Minh Thuyết- Lê Điệp-Lê Mai-Bùi Toán-Nguyễn Trí, Tiếng Việt 3SGV, NXB Giáo dục
7. Nguyễn Minh Thuyết, Hỏi đáp về Dạy- Học Tiếng Việt 3, NXB Giáo dục
8. Sách giáo khoa, Vở bài tập Tiếng Việt lớp 3.
9. Sách để học tốt môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
10. Tài liệu tự học, tự bồi dưỡng qua các đợt học chuyên môn hè do Phòng giáo
dục và Đào tạo tổ chức.
11. Giáo trình tâm lí học Tiểu học.

Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 13


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
2. Phụ lục:
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Giới hạn nghiên cứu
II. Nội dung
1.Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn.
3. Một số giải pháp
III. Kết luận - kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
IV. Tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục.
1. Tài liệu tham khảo
2. Phụ lục

3. Mục lục

Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 14


Sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 3 sử dụng câu
văn có hình ảnh so sánh”
3. Mục lục:
Nội dung

Trang

I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Giới hạn nghiên cứu
II. Nội dung
1.Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn.
3. Một số giải pháp
III. Kết luận - kiến nghị
1. Kết luận
2. Kiến nghị
IV. Tài liệu tham khảo, phụ lục
1. Tài liệu tham khảo
2. Phụ lục
3. Mục lục


1
1
1
2
3
3
12
12
13
14
15

VI. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Nhận xét của hội đồng thi đua cấp trường.
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Giáo viên thực hiện: Ngô Thị Tiến Khương

Page 15




×