Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

NÔNG NGHIỆP TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.4 KB, 34 trang )

NÔNG NGHIỆP
TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)

1


LỜI NÓI ĐẦU
Thông tin chuyên đề "Nông nghiệp trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái bình Dương
(TPP)" là bản lược dịch báo cáo nghiên cứu kinh tế "Agriculture in the Trans - Pacific
Partnership" do các nhà nghiên cứu kinh tế của Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông
nghiệp Mỹ (ERS/USDA) biên soạn và ấn hành cuối năm 2014.
Tài liệu đánh giá những ảnh hưởng có thể có của việc bãi bỏ tất cả các loại thuế quan và
các hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs) đối với các mặt hàng nông nghiệp và phi nông
nghiệp theo hiệp định TPP đến nền nông nghiệp khu vực vào năm 2025 - ngày được giả
thiết là kết thúc việc thực hiện hiệp ước - so với các trị số ranh giới của năm 2025 mà
không có TPP. Loại bỏ thuế quan chỉ là một trong nhiều mục tiêu của đàm phán TPP,
song là mục tiêu quan trọng đối với mậu dịch nông sản. Giá trị của mậu dịch nông sản
giữa các nước trong khu vực vào năm 2025 theo kịch bản bãi bỏ tất cả thuế và hạn ngạch
nhập khẩu chịu thuế (TRQs) được đánh giá là sẽ tăng 6%, tức là tăng 8,5 tỉ USD (theo giá
trị đồng đôla Mỹ năm 2007) so với các trị số ranh giới. Xuất khẩu nông sản của Mỹ đến
khu vực này sẽ tăng 5%, tức là tăng khoảng 3 tỉ USD, và nhập khẩu nông sản vào Mỹ từ
khu vực này vào năm 2025 sẽ tăng 2%, tức là tăng 1 tỉ USD so với các trị số ranh giới.
Do phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận, mô hình tính toán, và quan điểm của các tác
giả nên các kết luận rút ra mang tính chất tham khảo để nghiên cứu. Tài liệu mang tính
chất tham khảo khái quát chung.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Ban biên tập

2



NÔNG NGHIỆP TRONG HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC
XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (TPP)
I. Mở đầu
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được đề xuất là một hiệp định thương
mại và đầu tư toàn diện đang được đàm phán giữa 12 nước ven bờ Thái Bình Dương, bao
gồm cả Mỹ. Với tổng dân số khoảng 800 triệu người và tổng GDP khoảng 28 ngàn tỉ
USD, 12 nước này chiếm 11% tổng dân số thế giới và khoảng 40% tổng GDP thế giới
năm 2012 (xem Bảng 1). Tổng qui mô thị trường của các nước này về nhập khẩu nông sản
đạt bình quân 279 tỉ USD trong thời kỳ 2010-2012, trong đó 51% có nguồn gốc từ các
nước đối tác TPP. Các nước TPP xuất khẩu 43% tổng xuất khẩu nông sản của mình (đạt
bình quân 312 tỉ USD trong thời kỳ 2010-2012) sang các nước đối tác TPP trong năm
2012. Trong phạm vi nhóm 12 nước này, Canađa và Mêhicô là những nước đã phụ thuộc
nhiều nhất vào các nước đối tác TPP của mình bởi phụ thuộc cả vào nguồn nhập khẩu
nông sản cũng như đích đến của xuất khẩu nông sản (chủ yếu là kết quả của mậu dịch của
hai nước này với Mỹ).
Các cuộc đàm phán về TPP - đã bắt đầu ở Melbourne, Ôxtrâylia hồi tháng 3/2010 - đã
được sắp xếp vào chương trình là sẽ kết thúc vào năm 2013, song vẫn đang được tiến hành
cho tới nay. Lãnh đạo các nước thành viên TPP mong muốn đạt được chất lượng cao,
Hiệp định của "Thế kỷ 21", sẽ dùng làm mô hình để giải quyết cả các vấn đề thương mại
truyền thống cũng như mới nổi lên. Các Bộ trưởng Thương mại của các nước thành viên
đã thể hiện mục tiêu này thành năm điểm đặc trưng xác định rõ đặc điểm của hiệp định
này. Thứ nhất, TPP được dự định trở thành một hiệp định sinh động, nó có thể được cập
nhật cho thích hợp để giải quyết những vấn đề đang nổi lên hoặc để kết nạp các thành viên
mới. Thứ hai, những điều khoản của TPP về những cải cách tiếp cận thị trường toàn diện
sẽ loại bỏ hoặc giảm thuế quan và các hàng rào khác cản trở thương mại và đầu tư. Thứ
ba, TPP sẽ ủng hộ phát triển các chuỗi sản xuất và cung ứng hợp nhất ở các nước thành
viên. Thứ tư, TPP sẽ đề cập những vấn đề cắt chéo, bao gồm gắn kết điều chỉnh, cạnh
tranh và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh, hỗ trợ các doanh nghiệp qui mô nhỏ và
vừa, và củng cố các thể chế quan trọng đối với phát triển kinh tế và quản trị. Thứ năm,

TPP nhằm mục đích xúc tiến thương mại và đầu tư vào dịch vụ và các sản phẩm có tính
chất đổi mới.
Năm điểm đặc trưng này đang được triển khai chi tiết trong 29 chương của hiệp định.
Các chương đề cập tới các vấn đề, bao gồm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối
với mậu dịch hàng hóa và dịch vụ, lao động và môi trường, bảo hộ đầu tư, quyền sở hữu
trí tuệ, và dịch vụ tài chính và viễn thông. Nông nghiệp được đề cập trong nhiều chương
của hiệp định này. Chương tiếp cận thị trường qui định giảm hoặc loại bỏ các hàng rào
thuế quan và phi thuế quan giữa các nước thành viên TPP, bao gồm cả các hàng rào đối
với mậu dịch nông sản. Chương này cũng đề cập an ninh lương thực thực phẩm và cạnh
tranh xuất khẩu nông sản. Các chương khác cũng có thể liên quan đáng kể đến thuế quan
nông sản, môi trường, quyền sở hữu trí tuệ, qui tắc xuất xứ, các tiêu chuẩn vệ sinh và
kiểm dịch thực vật (SPS) và các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại.
Bảng 1. Dân số, thu nhập, và mậu dịch nông sản của các nước TPP
Tên
nước

Năm 2012
Dân số
(Triệu
người)

GDP (Tỉ
USD)

GDP
đầu
người
(USD)

Xuất khẩu nông sản

(Trung bình 2010-12)
Ra thế
Sang TPP San
giới
(Triệu
g
(Triệu
USD)
TPP
USD)
(%)

3

Nhập khẩu nông sản
(Trung bình 2010-12)
Tử thế
Từ TPP
Từ
giới
(Triệu
TPP
(Triệu
USD)
(%)
USD)


Ôxtrâylia
22,7 1.532,0 67.537 32.406,3 10.422,2

32 10.716,3
4.882,7
Brunei
0,4
17,0 41.124
1,3
0,9
72
154,9
108,0
Canađa
34,9 1.821,4 52.220 39.635,9 25.380,7
64 30.717,4 21.628,5
Chilê
17,5
269,9 15.454 10.005,6
4.230,6
42
5.131,5
1.004,8
Nhật Bản
127,6 5.960,0 46.723
3.377.0
927.3
27 62.142,6 30.680,1
Malaixia
29,2
305,0 10.431 28.348,1
6.947,7
25 15.347,6

3.809,8
Mêhicô
120,9 1.178,0 9.747 19.889,3 16.846,6
85 24.053,1 20.612,0
Niu
4,4
167,4 37.749 19.691,3
6.935,6
35
3.698,4
2.338,3
Dilân
Pêru
30,0
203,8 6.796
4.009,5
1.409,0
35
3.906,9
1.428,7
Singapor
5,3
274,7 51.709
8.212,9
3.304,5
40 11.348,8
4.732,1
e
Mỹ
313,9 16.240,0 51.734 134.537,4 56.596.8

42 102.906,1 48.681,1
Việt Nam
88,8
155,8 1.755 12.042,5
2.476,4
21
9.285,5
3.276,1
Tổng
795,5 28.124,9 35.354 312.157,2 135.478,3
43 279.408,9 143.236,5
(Ghi chú: Mậu dịch thế giới bao gồm cả mậu dịch với các đối tác TPP)

Tài liệu này sử dụng mô hình cân bằng tính toán tổng quát (CGE), đa quốc gia, trọng
điểm nông nghiệp để phân tích những ảnh hưởng có thể có của việc bãi bỏ thuế quan và
hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs) giữa 11 trong số 12 nước thành viên TPP. Hai
kịch bản đã được mô hình hóa để phản ánh những diễn biến trong thời kỳ từ năm 2014
đến năm 2025 - là thời kỳ được giả thiết để thực hiện TPP. Kịch bản thứ nhất là "kịch bản
ranh giới", mô hình hóa các dự báo trong thời kỳ 2014-2025 về tăng trưởng GDP thực tế,
tăng cung vốn và lao động, những thay đổi về dân số và cơ cấu bữa ăn, và việc thực hiện
hệ thống các hiệp định ưu đãi thương mại (PTAs) và những cải cách thuế quan đơn
phương đã cam kết trong khu vực. Một kịch bản giả định và cách điệu hóa TPP có bổ
sung thêm việc bãi bỏ hoàn toàn các thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs)
đối với các mặt hàng nông sản và phi nông sản trong nội khối TPP vào hệ thống các hiệp
định thương mại. Điều quan trọng là phải tính đến định nghĩa hẹp của kịch bản TPP trong
phân tích này. Phạm vi đàm phán TPP còn đi xa hơn cắt bỏ thuế quan; nó bao trùm tất cả
các khía cạnh của mối quan hệ thương mại giữa các nước thành viên TPP. Trong số các
chủ đề khác đang đàm phán, có thể ảnh hưởng tới mậu dịch nông sản là những qui định về
đầu tư, kinh doanh dịch vụ, và các hàng rào phi thuế quan đối với mậu dịch (xem Hộp 1).
Bản phân tích này đề cập những ảnh hưởng của việc bãi bỏ thuế quan và hạn ngạch chịu

thuế (TRQs) ở các nền kinh tế các nước thành viên vào năm 2025. Do không phải tất cả
các loại thuế quan được kỳ vọng sẽ được bãi bỏ trong hiệp định TPP, có thể đánh giá quá
cao mức gia tăng từ phần này của hiệp định chung cuộc. Tuy nhiên, do bản phân tích này
không giải thích cho phần gia tăng mậu dịch có thể đạt được nhờ kết quả của những lĩnh
vực đàm phán khác, hoặc phần gia tăng khả năng sản xuất, có thể là kết quả của gia tăng
cơ hội mậu dịch, nó có thể đánh giá thấp tổng tăng trưởng mậu dịch của hiệp định TPP
chung cuộc.
Hộp 1:
Các biện pháp phi thuế quan trong khu vực TPP
Những mức gia tăng trong mậu dịch nông sản được đánh giá từ kịch bản Đối tác
xuyên Thái Bình Dương (TPP) trình bày trong công trình nghiên cứu này là nhờ cắt
giảm thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs) - tuy nhiên, việc dỡ bỏ các
biện pháp phi thuế quan (NTMs) cũng có thể tạo ra tăng trưởng đáng kể trong mậu
dịch. Theo Nhóm Hỗ trợ nhiều cơ quan (MAST) của Liên Hợp Quốc về các biện pháp
phi thuế quan (NTMs) thì các biện pháp phi thuế quan (NTMs) là các biện pháp chính
trị khác với thuế quan, có thể có tiềm năng gây ảnh hưởng về mặt kinh tế lên mậu dịch
4

46
70
70
20
49
25
86
63
38
42
47
35

51


quốc tế (UNCTAD, 2010).(1) Các biện pháp phi thuế quan có thể bao gồm các biện
pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS), các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại
(TBTs), kiểm định hàng hóa thông quan, kiểm soát giá và chất lượng, các loại thuế, trợ
cấp trong nước, những hạn chế phân phối, và các qui định xuất xứ. Trong số các biện
pháp này, các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật thuộc diện những biện pháp
quan trọng nhất đối với mậu dịch nông sản và là trọng tâm của thảo luận này.
Theo Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về áp dụng các biện pháp
Vệ sinh và Kiểm dịch Thực vật (1995), các nước có thể thi hành các biện pháp để bảo
vệ sức khỏe của con người, động vật và thực vật chống lại các mối đe dọa nảy sinh từ
các chất phụ gia, các chất độc, sinh vật gây hại, và các mầm bệnh trong lương thực
thực phẩm, đồ uống và thức ăn chăn nuôi, chỉ cần có căn cứ khoa học, được thực hiện
bởi việc đánh giá rủi ro một cách thích hợp, và không phân biệt đối xử các nhà sản xuất
nước ngoài.(2) Trong khi phần lớn các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS)
đề cập tới các mối quan ngại hợp pháp, thì một số nước được các đối tác thương mại
của họ nhận ra rằng đang duy trì các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật không cân
xứng với các mức độ rủi ro trên thực tế. Do chúng có thể cản trở hoặc thậm chí loại trừ
các dòng thương mại quốc tế, một số biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật đã dấy
lên quan ngại rằng chúng đang được áp dụng đơn giản chỉ để bảo hộ các nhà sản xuất
trong nước khỏi bị hàng nhập khẩu cạnh tranh.
Thật không may, rất khó đánh giá tác động toàn diện cuả các biện pháp vệ sinh và
kiểm dịch thực vật (SPS) và các biện pháp phi thuế quan (NTMs) khác đến mậu dịch.
Tài liệu về đánh giá và loại bỏ những ảnh hưởng hạn chế mậu dịch của các biện pháp
phi thuế quan rất phong phú, song trong thực tiễn, các chiến lược đánh giá thích hợp
vẫn khó nắm bắt. Khác với thuế quan (thường minh bạch rõ ràng hơn), các biện pháp
vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) không phải bao giờ cũng có thể định lượng, khác
biệt đáng kể tùy theo biện pháp, và có thể dẫn đến những mức độ và các kiểu chi phí
khác nhau, phụ thuộc vào bản thân của từng biện pháp và quốc gia mà nó gây ảnh

hưởng. Vả lại, việc xóa bỏ các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật có thể dẫn tới
ảnh hưởng quan trọng tới phía cầu khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc
lường trước (ví dụ, sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với thịt bò có dư lượng
hoocmôn hoặc các sản phẩm từ sinh vật biến đổi gen). Cuối cùng, do phần lớn yêu cầu
về vệ sinh và kiểm dịch thực vật đề cập đến việc bảo vệ sức khỏe của con người, động
và thực vật một cách hợp pháp, nên không dễ nhận biết những biện pháp nào nên là
mục tiêu để loại bỏ. Việc đánh giá một cách thích đáng đòi hỏi những dữ liệu rõ ràng,
chính xác, thường khó nắm bắt và cần khảo sát kỹ lưỡng từng trường hợp, nên vượt ra
khỏi phạm vi của công trình nghiên cứu này.
Bảng 2. Những quan ngại về mậu dịch có đặc trưng SPS giữa các nước TPP
Các biện pháp SPS
Bệnh bò điên (BSE)

Mô tả quan ngại
Ôxtrâylia duy trì hạn chế nghiêm ngặt việc nhập khẩu thịt bò
từ các nước trước đó đã bị nhiễm bệnh bất chấp Tổ chức
Thú Y thế giới (OIE, trước đây là Văn phòng Quốc tế về
Dịch bệnh Động vật) khẳng định rủi ro ở mức tối thiểu. Các
nước TPP khác duy trì hạn chế từng phần ngoài những
khuyến cáo của OIE.
Hạn chế thịt lợn và Ôxtrâylia và Niu Dilân đã thi hành những biện pháp hạn chế
sản phẩm thịt lợn
nhập khẩu thịt lợn do nguy cơ nhiễm virut PRRS (lợn sinh
sản và hội chứng hô hấp). Malaixia đã cấm và hạn chế sản
phẩm thịt lợn mà không có khai báo hoặc đánh giá khoa học.
Hạn chế gia cầm
Một số nước TPP tiếp tục duy trì lệnh cấm đối với sản phẩm
5



gia cầm do nguy cơ dịch cúm gia cầm và các loại virut khác
mà không phù hợp với những nguyên tắc chỉ đạo của OIE.
Chỉ áp dụng những hạn chế đối với những nguồn bệnh có
nguy cơ rủi ro cao, và việc khu vực hóa các lệnh cấm được
khuyến cáo.
Cấm nội tạng
Quan ngại dấy lên khi Việt Nam cấm nhập khẩu nội tạng do
lo ngại về an toàn thực phẩm mà không có khai báo với
WTO hoặc cung cấp luận chứng khoa học về lệnh cấm.
Những yêu cầu về an Các nước đã dấy lên mối quan ngại đối với các thanh kiểm
toàn lương thực thực tra, các giấy chứng nhận và các yêu cầu xuất khẩu khác theo
phẩm
Đạo luật Nâng cao An toàn Lương thực Thực phẩm 2009
của Hoa Kỳ.
Trong số những mục tiêu của đàm phán TPP là những điều khoản tìm cách đề cập một
số những bất đồng ý kiến nổi bật về vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) trong khu vực
và củng cố các luật lệ về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật vượt ra ngoài giới
hạn của các luật lệ của WTO. Điểm xuất phát để giải quyêt nhiều trong số những bất
đồng này trong phạm vi WTO là mỗi nước phải nêu lên mối quan ngại thương mại đặc
trưng về các biện pháp của nước khác trong phạm vi Ủy ban Vệ sinh và Kiểm dịch
Thực vật của WTO. Trong Bảng 2 nêu tóm tắt mẫu một số quan ngại chính về mậu
dịch có đặc trưng Vệ sinh và Kiểm dịch thực vật (SPS) gây vướng mắc giữa các nước
TPP.(3) Những biện pháp SPS trong những quan ngại mậu dịch này được các nhà xuất
khẩu xem xét cẩn thận bởi chúng đang quá mức so với những quan ngại rủi ro thực tế,
do đó không cần thiết phải hạn chế mậu dịch. Mặc dù công trình nghiên cứu này tập
trung vào việc dỡ bỏ thuế quan, việc giải quyết những mối quan ngại về các biện pháp
SPS đặc trưng và những biện pháp phi thuế quan khác có thể dẫn tới tiếp tục gia tăng
thêm mậu dịch nông sản nội khối TPP.
(1)
Định nghĩa này bao gồm một tập hợp các biện pháp rộng hơn thuật ngữ thường

được sử dụng là "các hàng rào phi thuế quan" (NTBs). Tương phản với NTBs, các biện
pháp phi thuế quan bao gồm những biện pháp có thể không nhất thiết làm giảm mậu
dịch hoặc thịnh vượng.
(2)
Các biện pháp bảo vệ động và thực vật có thể được sử dụng để chống lại sự xâm
nhập hoặc phát tán của các sinh vật gây hại hoặc mầm bệnh mà động hoặc thực vật
mang theo. Những biện pháp này cũng có thể trở nên khắt khe hơn những nguyên tắc
chỉ đạo quốc tế khi được hỗ trợ bởi sự chứng minh khoa học là đúng đắn hoặc khi
những nguyên tắc chỉ đạo quốc tế không tính đến những đặc thù hoặc nhu cầu của một
quốc gia.
(3)
Không nhầm lẫn những quan ngại mậu dịch đặc trưng của WTO với những bất đồng
ở WTO. Những quan ngại đặc trưng của WTO là nói đến quan ngại được dấy lên, nó
dẫn tới một sự phân xử chính thức một cách không bình thường. Những bất đồng là nói
đến một trường hợp chính thức, vận hành qua hệ thống hòa giải chính thức của WTO.
II. Kịch bản vạch ranh giới ở các nước thành viên TPP, 2014-25
Những xu hướng dự báo về GDP thực tế, dân số và thị hiếu cơ cấu bữa ăn, tăng nguồn
cung vốn và lao động, sự cam kết trong các hiệp định ưu đãi thương mại hiện hành, và
những cải cách thuế quan đơn phương tạo ra một bối cảnh năng động để thực hiện TPP.
2.1. Các xu hướng kinh tế, dân số và cơ cấu bữa ăn
TPP sẽ kết hợp các nước đang ở các giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau và với các
mức thu nhập và thị hiếu nhu cầu tiêu dùng khác nhau. Phần lớn trong số 11 nước thành
viên đề cập trong công trình nghiên cứu này (Brunây Darussalam không đề cập trong công
6


trình nghiên cứu này do các hạn chế về dữ liệu) được phân loại là những nước có mức thu
nhập cao, căn cứ theo mức thu nhập tương đối của các nước đó (World Bank, 2013).
Malaixia, Mêhicô, và Pêru được phân loại là các nước có mức thu nhập trên trung bình, và
Việt Nam, nước có mức thu nhập tính theo đầu người thấp nhất trong nhóm này, được

phân loại là nước có mức thu nhập trung bình thấp.
Hoạt động kinh tế trong khu vực TPP được dự báo sẽ phục hồi từ các ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, với GDP thực tế được kỳ vọng sẽ tăng trưởng với tốc
độ bình quân hàng năm trong khoảng 2,6 - 4,5% ở các nước thành viên có mức thu nhập
cao nhất, và trong khoảng 3,6 - 6,6% ở các nước thành viên có mức thu nhập trung bình
trong thời kỳ 2014-25 (USDA-ERS,2012) (xem Bảng 3). Tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản
được dự báo sẽ tăng trưởng dương, song tương đối chậm - chủ yếu do dự báo suy giảm
qui mô dân số và lực lượng lao động của nước này. Các mức thu nhập thực tế tính theo
đầu người cũng được dự báo sẽ tăng ở tất cả các nước thành viên TPP trong thời kỳ 201425, đặc biệt là ở các nước có mức thu nhập trung bình là Malaixia, Mêhicô, Pêru, và Việt
Nam.
Bảng 3. Dự báo tốc độ tăng trưởng GDP thực tế và dân số ở các nước
thành viên TPP, kịch bản vạch ranh giới

Các nước có mức thu nhập cao
Ôxtrâylia
Canađa
Chilê
Nhật Bản
Niu Dilân
Singapore
Mỹ
Các nước có mức thu nhập trên trung
bình
Malaixia
Mêhicô
Pêru
Các nước có mức thu nhập trung bình
thấp
Việt Nam


Tốc độ tăng trưởng
GDP thực tế trung
bình năm, 2014-25

Tốc độ tăng trưởng
dân số trung bình
năm, 2012-25

2,77
2,69
4,54
0,87
2,84
4,35
2,61

0.98
0,44
0,71
-0,27
0,70
1,74
0,69

4,29
3,60
4,62

1,30
0,94

0,90

6,58

0,84

Phản ánh các mức thu nhập trung bình và trên trung bình và độ thuần thục của cơ cấu
các bữa ăn của các nước thành viên TPP, gia tăng dân số sẽ là động lực chủ yếu của tăng
trưởng thực tế 10,4% của nhu cầu lương thực thực phẩm trong khu vực trong thời kỳ
2014-25 theo kịch bản vạch ranh giới. Tốc độ gia tăng mức tiêu dùng lương thực thực
phẩm tính theo đầu người sẽ vừa phải, do ở hầu hết các nước TPP, mức tiêu dùng hàng
ngày tính theo đầu người đã đạt sát hoặc vượt mốc 3.000 calo (ngoại trừ Pêru (2.563),
Việt Nam (2.690), và Nhật bản (2.723)) (UN-FAO, 2013).
Trong khi tổng lượng lương thực thực phẩm tiêu thụ tính theo đầu người không được kỳ
vọng sẽ tăng đáng kể, tăng trưởng thu nhập và những thay đổi về nhân khẩu học/xã hội sẽ
dẫn tới một số thay thế trong thành phần cấu tạo của rổ tiêu dùng lương thực thực phẩm
trong thời kỳ vạch ranh giới (xem Bảng 4). Mô hình sử dụng trong công trình nghiên cứu
này điều chỉnh các trị tham số, phản ánh phản ứng của nhu cầu tiêu dùng đối với sự gia
7


tăng mức thu nhập sao cho kịch bản vạch ranh giới mô phỏng những thay đổi trong các
mẫu hình tiêu dùng ở khu vực TPP trong thời kỳ 2014-25 như đã được dự báo bởi các
nguồn khác nhau (bao gồm các dự báo vạch ranh giới của Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế
(ERS), các báo cáo của Mạng Thông tin Nông nghiệp Toàn cầu (GAIN) của Cơ quan
Nông nghiệp Nước ngoài (FAS) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), và Tổ chức Nông
nghiệp và Lương thực (FAO) của Liên Hợp Quốc (UN)). Những nguồn này dự báo lượng
tiêu dùng ngũ cốc trực tiếp tính theo đầu người của hộ gia đình sẽ suy giảm ở nhiều nước
TPP trong thời kỳ 2014-25, mặc dù việc gia tăng nhu cầu đối với thịt và thực phẩm chế
biến sẽ dẫn tới gia tăng mức tiêu dùng ngũ cốc gián tiếp trong khu vực, được dùng làm

đầu vào trung gian để sản xuất thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm lương thực thực phẩm
từ ngũ cốc. Tăng trưởng mức tiêu dùng các sản phẩm sữa (ví dụ như sữa bột/sữa nước và
phomat) tính theo đầu người sẽ là tăng trưởng dương ở phần lớn các nước thành viên TPP
và ở các nước có mức thu nhập tương đối cao trong số các nước có mức thu nhập trung
bình, song sẽ suy giảm nhẹ ở Canađa.
Bảng 4. Phần trăm thay đổi lượng tiêu dùng tính theo đầu người theo
kịch bản vạch ranh giới, 2014-25

Ngũ
cốc
Rau/
quả
Dầu&
mỡ
Thịt
SP sữa
T/phẩm
khác
Phi
T/phẩm
Dịch
vụ

Ôxtrây Cana Chi Nhật Malai Mê Niu

Singa- Mỹ Việt
lia
đa

Bản xia

hicô Dilân ru
pore
Nam
-0,4
1,8
0,7 -0,3
-0,8 -0,5
-0,5
7,2
-0,4 -0,4 -0,9
3,8

5,7

4,8

4,4

4,5

2,5

3,3

3,3

1,5

4,9


5,3

3,0

0,3

10,3

0,4

11,9

7,2

3,1

12,5

2,4

-0,2

22,6

4,0
1,9
6,8

-3,3
-1,8

8,6

12,1
10,6
20,5

1,6
0,4
0,2

14,4
10,8
17,7

10,9
11,4
13,3

1,3
2,4
9,0

12,6
9,2
17,3

3,1
4,8
7,0


3,5
2,2
7,4

20,8
19,6
37,6

18,4

22,5

40,5

15,2

37,1

30,2

24,6

42,6

16,8

19,9

55,9


19,5

24,3

49,3

16,5

42,1

35,8

27,5

51,7

18,6

20,6

76,2

Ghi chú: Mức tiêu dùng tính theo đầu người là nói đến nhu cầu trực tiếp của hộ gia đình tư nhân đối
với thành phẩm.

Các xu hướng tiêu dùng miêu tả trong kịch bản vạch ranh giới cũng phản ánh rằng tăng
trưởng thu nhập có liên quan tới tăng lượng tiêu dùng trái cây và rau ở các nước có mức
thu nhập thấp và trung bình (Hall et al., 2009) và ở các nước có mức thu nhập cao
(Pollack, 2001; Cook, 2011; Lalluka et al., 2007) do các yếu tố, bao gồm cả việc cải thiện
chất lượng và đa dạng sản phẩm tươi sống và những tác động của mức thu nhập cao đến

nhu cầu về trái cây và rau tươi. Theo Muhammad et al., (2011), sự mô phỏng vạch ranh
giới miêu tả một mức gia tăng tương đối lớn của mức tiêu dùng "các thực phẩm khác" tính
theo đầu người khi thu nhập tăng; hạng mục này bao gồm những mặt hàng rất khác nhau,
gồm các loại lương thực thực phẩm có giá trị cao, đông lạnh, và chế biến sẵn và các mặt
hàng tiện ích. Phần lớn mức tăng thu nhập tính theo đầu người ở khu vực TPP sẽ được chi
cho các mặt hàng phi thực phẩm và dịch vụ, là những hạng mục có tính nhạy cảm mạnh
hơn đối với tăng trưởng thu nhập so với các mặt hàng lương thực thực phẩm (Muhammad
et al., 2011).
2.2. Các xu hướng chính sách mậu dịch và các Hiệp định Ưu đãi Thương mại
8


Trong hơn ba thập niên, các thành viên TPP đã tích cực dàn xếp để đàm phán các Hiệp
định Ưu đãi Thương mại (PTAs), chúng đã đảm bảo mức độ tiếp cận thị trường lớn hơn
trong mậu dịch giữa các nước với nhau. Mạng lưới các hiệp định mậu dịch ở vùng ven bờ
Thái Bình Dương này là một phần của cái đôi khi được gọi là "Tô mì ăn liền" bởi nó đã
thay thế các thuế suất tối huệ quốc áp dụng cho tất cả các đối tác với một mớ nhằng nhịt
các thuế suất ưu đãi song phương trùng lặp và khác biệt. Hiệp định Ưu đãi Thương mại
sớm nhất trong khu vực được ký giữa Ôxtrâylia và Niu Dilân vào năm 1983. Gần đây
nhất, được thực hiện trong năm 2013, được ký giữa Ôxtrâylia và Malaixia. Từ khi ký hiệp
định thương mại song phương với Canađa năm 1989, Mỹ đã là nước tham gia tích cực vào
các hiệp định ưu đãi thương mại trong khu vực. Năm 1994, Mỹ liên kết cùng với Mêhicô
và Canađa để hình thành Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), những điều
khoản của hiệp định này (ngoại trừ ôtô đã qua sử dụng) đã được thực hiện đầy đủ vào năm
2008. Mỹ cũng đã gia nhập vào các hiệp định thương mại song phương với Ôxtrâylia,
Pêru, Chilê, và Singapore, và những điều khoản của tất cả các hiệp định này chủ yếu được
thực hiện vào năm 2014.
Trong khi phần lớn những cắt giảm thuế quan ưu đãi được đàm phán trước đây trong
các Hiệp định Ưu đãi Thương mại (PTAs) của các nước thành viên TPP được sắp xếp tổ
chức có hiệu lực vào năm 2014, thì một số cắt giảm vẫn còn sẽ được thực thi trong thời kỳ

2014-25. Sự bao trùm của TPP lên các cam kết cải cách thuế quan hiện hành có nghĩa là
những tác động của TPP phải được đo lường theo khái niệm ảnh hưởng nhỏ, sau khi tính
toán tới những ảnh hưởng về mặt kinh tế của các Hiệp định Ưu đãi Thương mại hiện
hành. Ngoài ra, Mêhicô sẽ thực hiện đơn phương giảm thuế quan đối với một số mặt hàng
nông sản - những cải cách này được tính đến trong phần hợp thành của PTA của kịch bản
vạch ranh giới.
Các thuế suất song phương có tính tới ưu đãi thương mại có hiệu lực năm 2007. Tuy
nhiên kể từ đó, các nước thành viên TPP đã đàm phán thêm nhiều Hiệp định Ưu đãi
Thương mại (PTAs) giữa các nước này với nhau. Tính đến ngày 1-3-2014, các nước thành
viên TPP đã thông báo cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) biết về 29 Hiệp định
Ưu đãi Thương mại (PTAs) song phương và khu vực, trong đó áp dụng ưu đãi thuế quan
giữa ít nhất là hai nước thành viên TPP. Trong khi một số trong 29 hiệp định này, ở mức
độ nào đó, bị trùng lặp (ví dụ: Nhật Bản có Hiệp định Ưu đãi Thương mại khu vực với 10
nước thành viên Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN, bao gồm Brunei
Darussalam, Cămpuchia, Inđônêxia, Lào, Malaixia, Myanmar, Philippin, Singapore, Thái
Lan và Việt Nam), song Nhật Bản cũng có các Hiệp định Ưu đãi Thương mại song
phương với bốn nước ASEAN, là một bộ phận của TPP, đó là Brunei, Malaixia,
Singapore, và Việt Nam), chúng hiện áp dụng thuế suất hải quan ưu đãi cho một bộ phận
ít nhất là 80 dòng thương mại song phương giữa các nước thành viên TPP. Trên 50% các
Hiệp định Ưu đãi Thương mại bắt đầu thực hiện sau năm 2007, trong khi 3/4 các hiệp
định này vẫn còn đang trải qua giai đoạn thực hiện cắt giảm một số dòng thuế quan.
TPP được kỳ vọng sẽ xây dựng trên các mạng lưới hiện hành các Hiệp định Ưu đãi
Thương mại song phương và khu vực của các nước thành viên. Để giải thích những cắt
giảm thuế quan đã được đàm phán trước đây, các tác giả đã xây dựng một cơ sở dữ liệu
các hiệp định thương mại nội khối TPP, lấy từ các bản liệt kê thuế quan có trong Cơ sở
Dữ liệu các Hiệp định Thương mại Khu vực của Tổ chức Thương mại Thế giới. Cơ sở dữ
liệu này được bổ sung bởi việc xây dựng các bản liệt kê thuế quan từ các phụ lục của một
số hiệp định thương mại. Cơ sở dữ liệu của các tác giả phản ánh những cắt giảm thuế quan
đã được đàm phán đối với trên 50 trong số 80 dòng thương mại nêu trong Bảng 5 (không
một dòng thương mại nào trong số 14 dòng thương mại giữa Brunei và các đối tác Hiệp

định Thương mại Tự do (FTA) của Brunei được đưa vào bởi Brunei không có trong mô
hình này của các tác giả; các Hiệp định Ưu đãi Thương mại (PTAs) cũng không có trong
9


cơ sở dữ liệu của các tác giả nếu những cắt giảm thuế quan sau cùng của các hiệp định đó
đã được thực hiện vào năm 2007). Các bản liệt kê về những cắt giảm thuế quan đã được
đàm phán này được dùng để thực hiện cắt giảm thuế quan song phương giữa các nước
thành viên TPP trong khi cập nhật cơ sở dữ liệu của mô hình, từ năm 2007 đến năm 2014,
và cho kịch bản vạch ranh giới trong thời kỳ 2014-25. Các tác giả đã sử dụng trung bình
đơn để tập hợp các số liệu thuế quan ưu đãi từ các dòng thuế quan cho các lĩnh vực đã
được định rõ trong mô hình TPP. Để cập nhật cơ sở dữ liệu, các tác giả đã tính toán phần
trăm cắt giảm thuế suất trung bình cho thời kỳ thực hiện giai đoạn tự do hóa 2007-14 và
áp dụng mức cắt giảm này cho thuế suất hải quan tường trình trong cơ sở dữ liệu Dự án
Phân tích Thương mại Thế giới (GTAP). Tương tự như vậy, trong kịch bản vạch ranh
giới, các tác giả tính toán mức cắt giảm thuế quan trung bình trong thời kỳ giữa năm 2014
và năm 2025 và áp dụng các mức cắt giảm này cho thuế quan năm 2014 trong mô hình
TPP.
Phân tích việc xử lý thuế quan nông nghiệp theo các hiệp định ưu đãi thương mại trong
phạm vi khu vực TPP thông qua các bản liệt kê thuế quan nông nghiệp song phương của
30 hiệp định ưu đãi thương mại (PTAs) ở khu vực TPP mà hiện có sẵn dữ liệu cho thấy,
một tỉ lệ phần trăm rất lớn các dòng thuế đã được đưa vào chương trình để được miễn thuế
vào năm 2014 (trước thời kỳ vạch ranh giới). Nhiều bên tham gia Hiệp định Ưu đãi
Thương mại đã áp dụng miễn thuế trong năm cơ sở của các hiệp định của họ, hoặc do thuế
quan Tối huệ quốc (MFN) áp dụng cho họ đã bằng zero (không) hoặc do đã áp dụng tiếp
cận miễn thuế cho các đối tác hiệp định ưu đãi thương mại (PTA) thông qua một chương
trình, ví dụ như Hệ thống Ưu đãi Tổng quát (GSP). Qua 30 hiệp định ưu đãi thương mại
này, chỉ có khoảng 9% các dòng thuế quan được đưa vào chương trình để cắt giảm về zero
(không) trong thời kỳ 2014-2025, với nhiều trong số những cắt giảm này đã ở trong các
giai đoạn cuối của quá trình thực hiện; 1,3% khác được đưa vào chương trình để cắt giảm,

song không cắt giảm về zero (không). Những dòng thuế quan còn lại (13%) không được
đưa vào chương trình để cắt giảm trong thời kỳ 2014-2025, hoặc do chúng đã ở mức cuối
cùng đã được thỏa thuận trong các hiệp định ưu đãi thương mại của các nước đó, hoặc do
chúng đã được đưa ra khỏi diện cắt giảm do những nhạy cảm về chính trị hoặc kinh tế.
Bảng 5. Các dòng mậu dịch song phương được đề cập bởi các hiệp định ưu đãi
thương mại (PTAs); khởi đầu/kết thúc thực hiện
Tên báo
cáo
Ôxtrâylia
Brunei
Canađa
Chilê
Nhật Bản
Malaixia
Mêhicô
Niu Dilân
Pêru
Singapore
Mỹ
Việt nam
Tổng
PTAs

Ôxtrâylia

Brunei

Canađa

--2010/2025

2010/2025 --2009/2015
2010/2025
1983/1995
2010/2025
2005/2023
2010/2025
7

Chilê
2009/2015
2006/2017
1997/2014
--2007/2002
2012/2016
1999/2006
2006/2017
2009/2016
2006/2017
2004/2016

--2006/2017 1997/2014
2008/2026
1992/2010
1994/2008
2010/2025
2009/2025
2006/2017
1994/2008
1992/2010
7

4
10

Nhật Bản

Malaixia

2010/2025
2008/2026 1992/2010
2007/2022 2012/2016
--2008/2026
2008/2026 --2005/2015
2010/2025
2012/2027
2008/2026 1992/2010
2008/2026 1992/2018
7
7

Bảng 5. Các dòng mậu dịch song phương được đề cập bởi các hiệp định ưu đãi
10


thương mại (PTAs); khởi đầu/kết thúc thực hiện (tiếp theo)
Tên báo Mêhicô
Niu Dilân
Pêru
Singapore
Mỹ
Việt Nam

Tổng
cáo
PTAs
Ôxtrâylia
1983/1995
2010/2025 2005/2023 2010/2025 7
Brunei
2010/2025
2006/2017
1992/2010 7
Canađa
1994/2008
2009/2025
1994/2008
4
Chilê
1999/2006 2006/2017 2009/2016 2006/2017 2004/2016
10
Nhật Bản
2005/2015
2012/2027 2008/2026
2008/2026 7
Malaixia
2010/2025
1992/2010
1992/2010 7
Mêhicô
--2012/2023
1994/2008
5

Niu Dilân
--2010/2025
2010/2025 6
Pêru
2012/2023
--2009/2025 2009/2025
6
Singapore
2010/2025 2009/2025 --2004/2014 1992/2010 9
Mỹ
1994/2008
2009/2025 2004/2014 --6
Việt Nam
2010/2025
1992/2010
--6
Tổng
5
6
6
9
6
6
80
PTAs
Ghi chú: Các ô để nền trắng biểu thị các Hiệp định Ưu đãi Thương mại (PTAs) (đề cập hàng hóa) và
các Hiệp định Hội Nhập Kinh tế (đề cập dịch vụ); các ô để nền xám chỉ biểu thị PTAs.

Những cắt giảm thuế quan, mà sẽ vẫn còn được thực thi theo các Hiệp định ưu đãi
thương mại (PTAs) hiện hành trong thời kỳ vạch ranh giới là phần cắt giảm lớn nhất đối

với nhập khẩu vào Pêru từ Singapore, đối với nhập khẩu vào Việt Nam từ Ôxtrâylia và
Niu Dilân, đối với nhập khẩu vào Nhật Bản từ các nước TPP thành viên ASEAN
(Malaixia, Việt Nam, Singapore và Brunei), đối với nhập khẩu vào Mỹ từ Ôxtrâylia, đối
với nhập khẩu vào Nhật Bản từ Chilê, và đối với nhập khẩu vào Chilê từ Nhật Bản. Một
số lớn thuế quan nông sản đánh vào mậu dịch nội khối TPP cũng sẽ giảm ở Mêhicô (mặc
dù chúng là những cắt giảm đơn phương của thuế suất Tối Huệ Quốc (MFN), vì thế chúng
cũng được áp dụng cho các nước ngoài TPP).
Bất chấp cường độ hoạt động của hiệp định ưu đãi thương mại (PTA) trong khu vực
này, những mức thuế quan cao mà vẫn tồn tại trong các nước đối tác TPP đối với một số
mặt hàng nông sản, cũng như các dòng thương mại giữa các nước thành viên TPP mà
chưa đàm phán xong các hiệp định ưu đãi thương mại (PTAs) song phương, để lại phạm
vi bổ sung đáng kể cho tự do hóa thương mại nông sản theo TPP.
Trong khi các hiệp định ưu đãi thương mại (PTAs) hiện hành sẽ cải thiện ít ỏi khả năng
tiếp cận thị trường cho một số nước trong thời kỳ vạch ranh giới 2014-25 đối với những
mặt hàng nông sản này và những mặt hàng nông sản khác, thuế quan tối đa cao 20% chiếu
theo giá hàng vẫn áp dụng đối với nhiều loại sản phẩm. Theo thị trường, thuế quan tối đa
sẽ vẫn áp dụng trong năm 2025 đối với nhập khẩu sản phẩm sữa và gia cầm vào Canađa;
đối với nhập khẩu thịt bò, gạo và một số sản phẩm chế biến chọn lọc khác vào Nhật Bản;
đối với nhập khẩu sản phẩm sữa và gia cầm, đường, và một số rau và quả chọn lọc khác
vào Mêhicô; đối với nhập khẩu sản phẩm sữa vào Pêru; đối với nhập khẩu đường và sản
phẩm sữa chọn lọc vào Mỹ; và đối với nhập khẩu thịt lợn, thịt gia cầm, các sản phẩm sữa
chọn lọc, lương thực thực phẩm chế biến, và trái cây và rau vào Việt Nam.
2.3. Các xu hướng mậu dịch và sản xuất, 2014-25
Những kết quả của kịch bản vạch ranh giới mô tả mức dự báo tăng trưởng mậu dịch và
sản xuất trong thời kỳ 2014-25 mà không có TPP. Những kết quả tăng trưởng trong mậu
dịch nông sản nội khối TPP theo kịch bản vạch ranh giới tính cho từng nước được nêu ở
Bảng 6 và phân tích vai trò của tăng trưởng (theo GDP thực tế, cung ứng lao động và vốn,
dân số, và nhu cầu lương thực thực phẩm) và các cam kết theo hiệp định ưu đãi thương
mại hiện hành và cải cách thuế quan đơn phương.
11



Bảng 6. Tăng trưởng giá trị mậu dịch nông sản nội khối TPP theo từng nước
trong kịch bản vạch ranh giới 2014-25
Ôxtrâylia

Canađa

Nhập khẩu nông sản từ các nước đối tác TPP
Giá trị cơ sở, 2014 (triệu
4.410
17.523
USD)
Phần trăm thay đổi nhờ
13,6
4,3
tăng trưởng
Phần trăm thay đổi nhờ
0,0
0,0
PTAs
Giá trị năm 2025 (triệu
5.013
18,271
USD)
Xuất khẩu nông sản sang các nước đối tác TPP
Giá trị cơ sở, 2014 (triệu
12.385
24.881
USD)

Phần trăm thay đổi nhờ
9,7
8,4
tăng trưởng
Phần trăm thay đổi nhờ
0,3
0,0
PTAs
Giá trị năm 2025 (triệu
13.629
26.982
USD)

Chilê

Nhật
Bản

Malaixia Mêhicô

737

37.796

2.597

12.198

8,9


8,7

12,2

17,4

0,1

0,1

0,1

-0,2

804

41.118

2.915

14.296

5.942

1.055

4.188

13.106


20,7

-5,9

7,9

10,9

0,2

0,0

0,1

0,0

7.190

993

4.522

14.536

Bảng 6. Tăng trưởng giá trị mậu dịch nông sản nội khối TPP theo từng nước
trong kịch bản vạch ranh giới 2014-25 (tiếp theo)
Niu
Pêru
Singapore
Dilân

Nhập khẩu nông sản từ các nước đối tác TPP
Giá trị cơ sở, 2014 (triệu
2.013
904
2.580
USD)
Phần trăm thay đổi nhờ
6,3
17,2
15,0
tăng trưởng
Phần trăm thay đổi nhờ
0,1
1,5
0,1
PTAs
Giá trị năm 2025 (triệu
2.141
1.074
2.968
USD)
Xuất khẩu nông sản sang các nước đối tác TPP
Giá trị cơ sở, 2014 (triệu
7.054
1.446
1.222
USD)
Phần trăm thay đổi nhờ
13,5
10,8

10,0
tăng trưởng
Phần trăm thay đổi nhờ
0,7
0,1
1,1
PTAs
Giá trị năm 2025 (triệu
8.055
1.603
1.357
USD)

Mỹ
41.420

Việt
Nam

Tổng

1.847 124.026

8,3

11,4

9,2

0,0


2,2

0,1

44.846

2.100 135.545

48.983

3.763 124.026

7,1

13,3

9,2

-0,1

0,5

0,1

52.395

4.284 135.545

Ghi chú: TPP là nói đến Đối tác xuyên Thái Bình Dương; PTAs là Các Hiệp định Ưu đãi Thương

mại. Giá trị cơ sở năm 2014 là các kết quả mô phỏng từ cập nhật của mô hình. Tất cả các giá trị đều
tính theo giá trị đồng đôla Mỹ năm 2007. Thành phần tăng trưởng bao gồm những tác động của các
gia tăng GDP, cung ứng lao động và vốn, dân số, và những thay đổi trong cơ cấu bữa ăn.

12


Nói chung, theo kịch bản vạch ranh giới, giá trị của mậu dịch nông sản nội khối được dự
báo sẽ tăng 9,2% trong thời kỳ 2014-25, một mức tăng đáng giá gần 12 tỉ USD theo giá trị
của đồng tiền này năm 2007. Những nước có thu nhập trung bình như Pêru, Mêhicô, Việt
Nam, và Malaixia sẽ trở thành những thị trường phát triển nhanh nhất về nhập khẩu các
sản phẩm nông nghiệp của khu vực, và Chilê, Niu Dilân, Việt Nam, và Singapore sẽ thuộc
nhóm các nước xuất khẩu nông sản phát triển nhanh nhất trong khu vực TPP. Xuất khẩu
nông sản của Mỹ vào khu vực này được dự báo sẽ tăng 7% (+3,4 tỉ USD) trong thời kỳ
vạch ranh giới 2014-25, trong khi nhập khẩu sẽ tăng 8% (+3,4 tỉ USD). Các dòng thương
mại được tường trình đối với Singapore là lớn so với qui mô của khu vực nông nghiệp,
phản ánh vai trò của Singapore như là một nước nhập khẩu và tái xuất khẩu lớn về các sản
phẩm lương thực thực phẩm ở khu vực châu Á.
Những gia tăng được dự báo về GDP, cung ứng vốn và lao động, dân số, và những thay
đổi về cơ cấu bữa ăn sẽ giải thích gần như toàn bộ tăng trưởng mậu dịch nông sản nội khối
TPP trong thời kỳ vạch ranh giới 2014-25. Những cam kết tự do hóa thương mại trong các
hiệp định ưu đãi thương mại (PTAs) của khu vực và cải cách đơn phương của Mêhicô, sẽ
được thực thi trong thời kỳ 2014-25, được đánh giá là có ảnh hưởng tích cực song chỉ có
tác động nhỏ tới mậu dịch nông sản nội khối TPP của hầu hết các nước thành viên; tuy
nhiên chúng lại có ảnh hưởng tiêu cực nhỏ tới xuất khẩu nông sản của Mỹ sang khu vực
này. Phần nào, những ảnh hưởng nhỏ tới mậu dịch này phản ánh rằng một số các hiệp
định ưu đãi thương mại (PTAs) đã được thực thi đáng kể trước năm 2014. Cũng vậy,
nhiều trong số các hiệp định này hoặc đã hoàn toàn giữ nguyên hoặc chỉ cắt giảm một
phần các mức thuế quan cao, vốn được duy trì đối với các mặt hàng nông sản nhạy cảm về
chính trị.

Bảng 7. Thay đổi giá trị mậu dịch nông sản nội khối TPP tính theo mặt hàng
trong kịch bản vạch ranh giới, 2014-25
Mặt hàng

Gạo
Lúa mì
Ngô
Ngũ cốc khác
Rau/Quả
Hạt có dầu
Mía/Cải đường
Sợi
Cây trồng khác

Lợn
Gia cầm
Động vật khác
Thịt bò
Thịt lợn
Thịt gia cầm
Sản phẩm động vật
khác
Đường

Mậu dịch nội khối
TPP năm 2014

Thay đổi giá trị mậu
dịch nội khối TPP,
2014-25

(............Triệu USD...............)
716
64
3.698
317
5.468
298
2.217
91
14.605
2.455
5.651
34
2
0
920
157
3.988
485
2.613
117
900
77
967
207
704
140
9.849
1.928
5.618

933
3.211
87
1.171
-128
1.167
13

18

Phần trăm thay đổi
giá trị mậu dịch nội
khối TPP, 2014-25
Phần trăm (%)
8,9
8,6
5,4
4.1
16,8
0,6
-1,2
17,1
12,2
4,5
8,6
21,4
19,9
19,6
16,6
2,7

-10,9
1,5


Dầu/mỡ
Nước sữa
Sữa bột

Phomat
Sản phẩm sữa khác
Thực phẩm khác
Tổng

5.473
552
1.679
897
1.353
1.469
49.143
124.026

140
38
238
66
183
153
3.419
11.519


2,6
6,8
14,2
7,4
13,5
10,5
7,0
9,3

Ghi chú: TPP là nói đến Đối tác xuyên Thái Bình Dương. Giá trị cơ sở năm 2014 là các kết quả mô
phỏng từ cập nhật của mô hình. Tất cả các giá trị đều tính theo giá trị đồng đôla Mỹ năm 2007.

Tính theo mặt hàng, các tốc độ tăng trưởng trong mậu dịch nông sản nội khối TPP theo
kịch bản vạch ranh giới sẽ cao nhất đối với thịt gia cầm, "động vật khác", thịt bò (bao gồm
cả thịt cừu), sợi, thịt lợn, và trái cây và rau (xem bảng 7). Về mặt giá trị, tăng trưởng lớn
nhất đối với "thực phẩm khác" (là hạng mục tập hợp các lương thực thực phẩm chế biến
và thức ăn chăn nuôi chế biến), trái cây và rau, thịt bò, và thịt lợn.
Sản xuất nông nghiệp ở các nước TPP sẽ phản ứng trước những diễn biến của phía cầu
và phía cung được dự báo sẽ diễn ra trong thời kỳ 2014-25. Những động lực thúc đẩy phía
cầu trong kịch bản vạch ranh giới gồm có gia tăng dân số, tăng trưởng thu nhập và những
thay đổi dẫn đến tăng nhu cầu tiêu dùng lương thực thực phẩm, và những tác động của giá
nhập khẩu do việc thực thi cắt giảm thuế quan trong các hiệp định ưu đãi thương mại hiện
hành. Những động lực thúc đẩy phía cung trong kịch bản vạch ranh giới bao gồm gia tăng
khả năng sản xuất và khả năng lao động và vốn của các nước. Gia tăng cung ứng lao động
và vốn sẽ dẫn tới những thay đổi trong yếu tố giá thành tương đối trong phạm vi một nước
và ở các nước. Một diễn biến quan trọng sẽ là hiệu quả của dự báo suy giảm nguồn cung
lao động không có chuyên môn kỹ thuật so với lao động lành nghề ở tất cả các nước TPP.
Ở Nhật Bản, sự suy giảm tuyệt đối về qui mô lực lượng lao động không có chuyên môn
kỹ thuật sẽ dẫn tới mức lương tương đối cao và bỏ phí mất tính cạnh tranh ở những lĩnh

vực sử dụng mạnh mẽ loại lao động này, đặc biệt đối với nhiều sản phẩm nông nghiệp và
lương thực thực phẩm.
Khối lượng sản phẩm nông nghiệp ở tất cả các nước thành viên TPP, ngoại trừ Nhật Bản
và Singapore, sẽ tăng trong thời kỳ vạch ranh giới 2014-25 (xem Bảng 8). Cho đến nay,
Mỹ là nước sản xuất nông nghiệp lớn nhất trong phạm vi hiệp ước được đề xuất này, và
tăng trưởng sản lượng nông sản thực tế của Mỹ trong thời kỳ giữa năm 2014 và năm 2025
sẽ dao động từ mức 8,5% đối với thịt đến khoảng 17% đối với "nông sản khác" (một khu
vực gồm nhiều loại khác nhau, bao gồm đường, sợi, "cây trồng khác", "động vật khác", và
"thực phẩm khác"). Nhật Bản là nước sản xuất nông nghiệp lớn thứ hai trong khu vực,
song sản lượng thực tế của hầu hết các loại nông sản của Nhật Bản, ngoại trừ trái cây và
rau, được dự báo sẽ giảm trong thời kỳ 2014-25. Tốc độ tăng trưởng sản lượng nông sản
được đánh giá sẽ rất mạnh ở Việt Nam, Chilê và Pêru trong thời kỳ vạch ranh giới. Mặc
dù hầu hết sản lượng nông nghiệp của các nước thành viên TPP sẽ tăng, một tỷ lệ ngày
càng tăng nguồn tài nguyên sản xuất của chúng được kỳ vọng dịch chuyển từ nông nghiệp
sang chế biến và dịch vụ. Sự thay đổi cấu trúc này một phần phản ánh rằng những nhu cầu
về chế độ ăn uống phần lớn đã được đáp ứng ở các nước thành viên TPP (mặc dù chất
lượng đang gia tăng) và rằng phần lớn mức gia tăng thu nhập sẽ được chi cho các mặt
hàng phi lương thực thực phẩm và dịch vụ.
Bảng 8. Những thay đổi về sản lượng nông sản trong kịch bản vạch ranh giới,
2014-25
Ôxtrâylia

Canađa

Chilê
14

Nhật

Malaixia


Mêhicô


Bản
Giá trị sản lượng năm 2014, triệu USD
Ngũ cốc
9.887
9.541
2.474
59.518
1.274
Rau/Quả
7.244
3.559
4.731
39.429
604
Dầu và mỡ
3.888
9.194
611
7.198
32.078
Thịt
38.807
35.768
6.178
57.666
3.501

Sản phẩm sữa
17.678
16.566
3.021
38.528
1.409
Nông sản khác
60.310
60.861
19.238 384.006
11.862
Tổng nông sản
137.813 135.490
36.252 586.344
50.727
Phần trăm thay đổi khối lượng trong kịch bản vạch ranh giới, 2014-25
Ngũ cốc
11,4
12,8
24,7
-3,0
12,1
Rau/Quả
15,4
23,0
21,4
0,6
9,8
Dầu và mỡ
10,8

15,6
39,2
-9,4
7,9
Thịt
13,2
9,0
47,9
-7,2
23,7
Sản phẩm sữa
17,1
7,8
25,9
-3,4
29,7
Nông sản khác
17,1
16,2
34,0
-3,6
22,8

5.551
11.612
3.123
19.289
14.652
76.968
131.197

12,7
11,4
19,7
24,6
21,7
23,9

Bảng 8. Những thay đổi về sản lượng nông sản trong kịch bản vạch ranh giới,
2014-25 (tiếp theo)
Niu Dilân
Pêru
Singapore
Mỹ
Việt Nam
Giá trị sản lượng năm 2014, triệu USD
Ngũ cốc
323
3.433
147
76.422
9.075
Rau/Quả
3.901
3.300
25
67.113
3.370
Dầu và mỡ
1.652
1.881

280
46.558
449
Thịt
12.027
6.803
600
283.768
3.209
Sản phẩm sữa
17.748
3.628
401
132.504
489
Nông sản khác
11.380
21.078
3.094
550.741
15.310
Tổng nông sản
47.032
40.122
4.547 1.157.105
31.902
Phần trăm thay đổi khối lượng trong kịch bản vạch ranh giới, 2014-25
Ngũ cốc
14,5
20,4

10,2
5,4
Rau/Quả
18,4
-0,2
16,3
17,1
Dầu và mỡ
16,1
22,1
10,7
30,6
Thịt
12,5
18,8
8,5
32,9
Sản phẩm sữa
9,9
30,1
14,1
41,5
Nông sản khác
20,3
16,7
16,7
37,7
Ghi chú:Giá trị cơ sở năm 2014 là các kết quả mô phỏng từ cập nhật của mô hình. Tất cả các giá trị
đều tính theo giá trị đồng đôla Mỹ năm 2007.Những thay đổi về khối lượng các mặt hàng được thiết
kế bằng cách cân đo những thay đổi về khối lượng của những mặt hàng riêng biệt trong mô hình theo

tỉ lệ về giá trị sản lượngị của những mặt hàng đó trong năm 2014 ở mỗi loại tập hợp mặt hàng.

III. Những ảnh hưởng của việc loại bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế
(TRQs) trong trong phạm vi TPP vào năm 2025
Kịch bản giả thuyết và cách điệu hóa TPP loại bỏ tất cả các loại thuế quan và hạn ngạch
nhập khẩu chịu thuế (TRQs) nông nghiệp và phi nông nghiệp vẫn còn tồn tại trong nội bộ
TPP.
3.1. Ảnh hưởng tới GDP thực tế
Những khác biệt về GDP thực tế vào năm 2025 với các nước thành viên TPP so với kịch
bản vạch ranh giới được nêu trong Bảng 9. Việc loại bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập
khẩu chịu thuế trong kịch bản TPP dẫn đến những ảnh hưởng tối thiểu ở tầm kinh tế vĩ
15


mô, với những tác động bằng không (zero) hoặc dương tính nhỏ đến GDP thực tế của các
nước thành viên. Mức ảnh hưởng lớn nhất tới kinh tế vĩ mô của TPP, tính bằng phần trăm
(%), sẽ xảy ra ở Việt Nam, nơi GDP thực tế sẽ tăng 0,10% vào năm 2015 với việc thực thi
TPP so với kịch bản vạch ranh giới. Những mức tăng nhỏ về GDP cũng sẽ diễn ra đối với
Nhật Bản (0,02%), và Niu Dilân, Malaixia, và Mêhicô (tất cả đều tăng 0,01%). TPP được
dự báo sẽ không có ảnh hưởng vừa phải nào đến GDP thực tế ở bất kỳ nước thành viên
nào khác của TPP.
Bảng 9. Phần trăm khác biệt về GDP thực tế vào năm 2025 theo kịch bản
giả thuyết TPP (so với kịch bản vạch ranh giới)
Các nước có thu nhập cao
Ôxtrâylia
Canađa
Chilê
Nhật Bản
Niu Dilân
Singapore

Mỹ
Các nước có thu nhập trên trung bình
Malaixia
Mêhicô
Pêru
Các nước có thu nhập trung bình thấp
Việt Nam

0,00
0,00
0,00
0,02
0,01
0,00
0,00
0,01
0,01
0,00
0,10

Ghi chú: TPP là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Kịch bản giả thuyết TPP loại bỏ tất cả
thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs) giữa các nước thành viên TPP.

3.2. Ảnh hưởng tới mậu dịch nông sản trong phạm vi TPP
Trong khi TPP không thể xảy ra những ảnh hưởng đáng kể tới kinh tế vĩ mô, thì kịch
bản TPP lại có những dính líu quan trọng tới mậu dịch nông sản giữa các nước thành viên.
Năm 2025, giá trị mậu dịch nông sản giữa các nước thành viên TPP được dự báo sẽ tăng
6% (khoảng 8,5 tỉ USD theo giá trị đồng đôla Mỹ năm 2007) trong trường hợp có TPP so
với kịch bản vạch ranh giới không có TPP (xem Bảng 10). Mỗi nước thành viên đều sẽ có
tăng trưởng trong cả xuất khẩu và nhập khẩu nông sản. Mức gia tăng mậu dịch bởi hai nền

kinh tế lớn nhất TPP, là Mỹ và Nhật Bản, chiếm phần lớn tổng mức gia tăng mậu dịch của
cả khối. Mỹ sẽ chiếm khoảng 1/3 tổng mức gia tăng xuất khẩu nông sản nội khối - giá trị
xuất khẩu nông sản Mỹ sang các đối tác TPP trong năm 2015 ước tính tăng 5% (+2,8 tỉ
USD) theo kịch bản TPP so với kịch bản vạch ranh giới. Nhật Bản sẽ chiếm xấp xỉ 70%
tổng mức tăng nhập khẩu nông sản nội khối - giá trị nhập khẩu nông sản vào Nhật Bản từ
các đối tác TPP vào năm 2025 được kỳ vọng sẽ tăng 14% (+5,8 tỉ USD) so với kịch bản
vạch ranh giới (xem Bảng 11).
Bảng 10. Ảnh hưởng của kịch bản TPP tới giá trị xuất khẩu nông sản sang
các đối tác TPP vào năm 2025
Ôxtrây Cana
Chi
Nhật
Ma

Niu

Singa
lia
đa

Bản laixia
hicô
Dilân
ru
pore
Xuất khẩu năm 2025 sang đối tác TPP theo kịch bản vạch ranh giới (triệu USD)
Ngũ
399
2.445
217

8
8
58
3
5
1
cốc
Rau/
408
1.430 1.778
18
156
5.851
751
372
3
quả
Hạtcó
204
3.635
17
26 2.160
94
17
24
66

16

Mỹ


Việt
Nam

Tổng

9.582

142

12.869

5.906

387

17.061

5.030

24

11.297


dầu
&SP
Thịt
SP
sữa

N.sản
khác
Tổng
N.sản

6.231
1.387

7.560
182

997
110

22
5

299
97

1.320
74

1.811
2.821

140
4

12

144

9.094
1.800

64
2

27.550
6.627

5.000

11.729

4.070

914

1.803

7.139

2.652

1.059

1.130

20.982


3.664

60.142

13.629

26.928

7.190

993

4.522

14.536

8.055

1.603

1.357

52.395

4.284

135.545

Bảng 10. Ảnh hưởng của kịch bản TPP tới giá trị xuất khẩu nông sản sang

các đối tác TPP vào năm 2025 (tiếp theo)
Ôxtrây Cana Chi Nhật
Ma

Niu

Singa Mỹ
lia
đa

Bản laixia hicô Dilân
ru
pore
Phần trăm thay đổi giá trị năm 2025 do có TPP so với kịch bản vạch ranh giới (%)
Ngũ cốc
40,2
3,0
0,0
5,4
-5,4
6,2
1,6
-6,3 -16,6
6,9
Rau/
4,6
7,2
1,7
9,6
0,3

0,0
3,3
1,4
3,6
3,7
quả
Hạtcó
-0,5
0,5
8,1 14,5
1,8
0,1
3,9
0,3
5,5
0,7
dầu
&SP
Thịt
25,8
6,5
4,8 17,0
0,5
7,7 21,9 10,3
1,6 11,0
SP sữa
25,7 37,3 21,9 15,3 12,0 10,9 18,5
3,8
8,1 32,2
N.sản

9,3
2,2
0,9
7,9
7,0
-0,2
3,6
6,2
16,7
1,6
khác
Tổng
19,2
3,7
2,0
8,4
3,9
0,7 12,9
5,3
15,0
5,4
N.sản

Việt
Nam

Tổng

59,1
0,1


7,7
2,4

1,0

0,9

0,8
8,4
5,1

13,3
23,9
3,0

6,4

6,3

Bảng 10. Ảnh hưởng của kịch bản TPP tới giá trị xuất khẩu nông sản sang
các đối tác TPP vào năm 2025 (tiếp theo)
Ôxtrây Cana
Chi
Nhật
Ma

Niu

Singa

Mỹ
lia
đa

Bản
laixia
hicô
Dilân
ru
pore
Mức thay đổi giá trị năm 2025 do có TPP so với kịch bản vạch ranh giới (triệu USD)
Ngũ
161
73
0
0
0
4
0
0
0
664
cốc
Rau/
19
104
31
2
0
0

24
5
0
221
quả
-1
18
1
4
38
0
1
0
4
36
Hạtcó
dầu
&SP
Thịt
1.610
490
48
4
1
101
396
14
0 1.000
SP
357

68
24
1
12
8
523
0
12
580
sữa
N.sản
466
254
38
73
126
-14
95
65
188
326
khác
Tổng
2.611 1.007
142
83
177
99 1.039
85
204 2.827

N.sản

Việt
Nam

Tổng

84

985

0

406

0

101

1
0

3.665
1.585

187

1.805

273


8.548

Bảng 11. Ảnh hưởng của kịch bản TPP tới giá trị nhập khẩu nông sản từ
các đối tác TPP vào năm 2025
Ôxtrây Cana
Chi
Nhật
Ma

Niu

Singa
lia
đa

Bản
laixia
hicô
Dilân
ru
pore
Nhập khẩu năm 2025 từ đối tác TPP theo kịch bản vạch ranh giới (triệu USD)
Ngũ
33
610 362
5.983
331
3.181
60

490
83
cốc
Rau/
459
3.565
41
2.268
201
831
167
80
337

17

Mỹ

Việt
Nam

Tổng

1.410

326

12.869

9.022


89

17.061


quả
Hạtcó
dầu
&SP
Thịt
SP
sữa
N.sản
khác
Tổng
N.sản

363

1.015

42

4.080

259

2.291


175

23

274

2.469

307

11.297

614
473

2.756
561

85
18

11.836
1.783

192
792

2.879
1.094


221
89

30
55

559
547

8.134
914

256
301

27.550
6.627

3.071

9.765

255

15.170

1.140

4.019


1.430

395

1.169

22.897

822

60.142

5.013

18.271

804

41.118

2.915

14.296

2.141

1.074

2.968


44.846

2.100

135.545

Bảng 11. Ảnh hưởng của kịch bản TPP tới giá trị nhập khẩu nông sản từ
các đối tác TPP vào năm 2025 (tiếp theo)
Ôxtrây
lia

Cana
đa

Chi


Nhậ
Ma

Niu

Sing Mỹ Việt
t
laixia hicô
Dilâ
ru
a
Nam
Bản

n
pore
Phần trăm thay đổi giá trị năm 2025 do có TPP so với kịch bản vạch ranh giới (%)
Ngũ cốc
1,7
0,3
0,5 15,9
4,7
-0,1
1,9
0,3
2,0 0,3
3,0
Rau/
1,1
0,2
3,8 14,0
1,8
0,3
1,3
0,7
0,0 0,1
65,5
quả
Hạt có
0,0
2,0
2.2
0,3
0,3

0,0
0,4 11,5
1,6 0,4
15,2
dầu
&SP
Thịt
2,5
16,4
0,6 23,9
-0,5
1,4
2,7
1,1
0,1 3,0
29,7
SP sữa
0,6
65,3
1,1 45,1
0,1
17,1
2,3 16,7
1,8 20,
4,9
5
N.sản
0,5
0,3
1,0

6,0 15,0
0,2
1,1
2,3
0,8 2,0
22,3
khác
Tổng
0,8
4,8
0,9 14,2
6,6
1,6
1,3
2,2
0,8 2,0
18,5
N.sản

Tổng

7,7
2,4
0,9
13,3
23,9
3,0
6,3

Bảng 11. Ảnh hưởng của kịch bản TPP tới giá trị nhập khẩu nông sản từ

các đối tác TPP vào năm 2025 (tiếp theo)
Ôxtrây Cana Chi Nhật
Ma

Niu

Singa Mỹ
Việt
lia
đa

Bản laixia hicô Dilân
ru
pore
Nam
Mức thay đổi giá trị năm 2025 do có TPP so với kịch bản vạch ranh giới (triệu USD)
Ngũ
1
2
2
951
15
-4
1
1
2
4
10
cốc
Rau/

5
5
2
317
4
2
2
1
0
10
58
quả
Hạtcó
3
20
1
10
1
0
1
3
4
11
47
dầu
&SP
Thịt
16
451
0 2.829

-1
41
8
0
0
247
76
SP
3
367
0
804
1
187
2
9
10
187
15
sữa
N.sản
1
26
3
918
171
8
16
9
9

448
183
khác
Tổng
41
871
8 5.830
191
235
28
23
25
908
388
N.sản

Tổng
985
406
101
3.665
1.585
1.805
8.548

Tính theo mặt hàng, phần trăm gia tăng giá trị mậu dịch nội khối nhờ bãi bỏ thuế quan
và hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs) nội khối sẽ lớn nhất đối với gạo, đường và "thịt
khác" (nó bao gồm mỡ và dầu động vật và nội tạng). Về giá trị tuyệt đối, mức gia tăng lớn
18



nhất là đối với thịt bò (bao gồm cả thịt cừu), "thực phẩm khác" (nó bao gồm lương thực
thực phẩm chế biến và thức ăn chăn nuôi), và thịt gia cầm; mặc dù tốc độ tăng trưởng của
chúng là thấp hơn, những mặt hàng này có giá trị khởi đầu lớn trong mậu dịch nội khối
TPP, vì vậy ngay cả một tỉ lệ phần trăm gia tăng nhỏ cũng chuyển thành mức gia tăng
tuyệt đối tương đối lớn về giá trị mậu dịch của chúng (xem Bảng 12).
Mức gia tăng mậu dịch thịt khoảng 3,7 tỉ USD sẽ chiếm 43% tổng mức gia tăng giá trị
mậu dịch nội khối TPP vào năm 2025, phần lớn là nhờ gia tăng mậu dịch thịt của
Ôxtrâylia, Mỹ, Canađa, và Niu Dilân ("thịt" ở đây bao gồm bò, lợn, gia cầm, thịt bò, cừu,
thịt lợn, thịt gia cầm, và các sản phẩm thịt khác). Khoảng 3/4 mức gia tăng xuất khẩu thịt
được xuất sang Nhật Bản, là nước có mức nhập khẩu thịt (hầu hết là thịt bò) sẽ tăng
khoảng 2,8 tỉ USD so với kịch bản vạch ranh giới. Trong trường hợp nhập khẩu thịt lợn
vào Nhật Bản, ngoài thuế tính theo giá hàng, Hệ thống Giá ở cửa trang trại của Nhật Bản
ấn định một thuế bổ sung đánh vào mỗi lô hàng thịt lợn nhập khẩu có giá đơn vị nhỏ hơn
mức giá ở cửa trang trại (524 yên/kg). Mức thuế này bằng mức chênh lệch giữa giá ở cửa
trang trại và giá đơn vị nhập khẩu. Sự phức tạp và tính hay thay đổi ở hệ thống này khiến
không thể đánh giá thuế quan tương đương của thuế theo giá ở cửa trang trại, và vì thế kết
quả của mô hình chỉ phản ánh việc bãi bỏ thuế tính theo giá trị hàng, song vẫn tiếp tục tồn
tại Hệ thống giá ở cửa trang trại. Việc bãi bỏ Hệ thống giá ở cửa trang trại sẽ dẫn tới tiếp
tục tăng thêm nhập khẩu thịt lợn.
Về các dòng thương mại song phương, mức gia tăng giá trị xuất khẩu thịt của Mỹ chủ
yếu nhờ tăng xuất khẩu thịt gia cầm sang Canađa và tăng xuất khẩu tất cả các loại thịt
sang Nhật Bản và Việt Nam. Mức gia tăng xuất khẩu thịt của Ôxtrâylia chủ yếu nhờ tăng
xuất khẩu thịt bò sang Nhật Bản, Mỹ và Canađa. Phần lớn mức gia tăng xuất khẩu thịt của
Canađa sẽ do tăng xuất khẩu thịt gia cầm sang Nhật Bản, Mêhicô và Việt Nam. Mức tăng
trưởng lớn nhất trong xuất khẩu thịt của Niu Dilân sẽ xảy ra đối với xuất khẩu thịt bò sang
Nhật Bản, Canađa, Mỹ, và Mêhicô.
Sản phẩm sữa sẽ chiếm gần 20% trong tổng mức gia tăng mậu dịch nông sản nội khối
TPP nhờ có kịch bản TPP bởi hiện tại nhiều nước thành viên TPP áp thuế quan cao đối
với sản phẩm sữa nhập khẩu (dù cho sản phẩm sữa chiếm dưới 5% tổng mậu dịch nông

sản nội khối TPP theo kịch bản vạch ranh giới). Mức gia tăng nhập khẩu sản phẩm sữa lớn
nhất vào năm 2025, so với kịch bản vạch ranh giới, cả về tỉ lệ phần trăm cũng như giá trị
nhập khẩu, sẽ là ở Canađa và Nhật Bản. Phần lớn mức gia tăng nhu cầu nhập khẩu sản
phẩm sữa trong khu vực TPP sẽ được Mỹ đáp ứng, chủ yếu do tăng xuất khẩu sang Nhật
Bản và Canađa, và do Niu Dilân đáp ứng do tăng xuất khẩu sang Mêhicô, Canađa, Mỹ, và
Nhật Bản. Tăng trưởng xuất khẩu sản phẩm sữa của Ôxtrâylia sang khu vực TPP phần lớn
nhờ tăng xuất khẩu sữa bột sang Nhật Bản.
Bảng 12. Thay đổi giá trị mậu dịch nông sản nội khối TPP vào năm 2025 với
việc bãi bỏ thuế quan và TRQ, so với kịch bản vạch ranh giới
Mặt hàng

Gạo
Lúa mì
Ngô
Ngũ cốc khác
Rau/Quả
Hạt có dầu

Mậu dịch nội khối
TPP 2025, kịch bản
vạch ranh giới

Mức thay đổi giá trị
mậu dịch nội khối
TPP 2025 nhờ có
TPP
(..........Triệu USD..........)
780
604
4.015

251
5.766
89
2.308
41
17.061
408
5.685
-7
19

Phần trăm thay đổi
giá trị mậu dịch nội
khối TPP 2025 nhờ
có TPP
(Phần trăm, %)
77,5
6,2
1,5
1,8
2.4
-0,1


Mía/Củ cải đường
Sợi
Cây trồng khác

Lợn
Gia cầm

Động vật khác
Thịt bò
Thịt lợn
Thịt gia cầm
Thịt khác
Đường
Dầu và mỡ
Nước sữa
Sữa bột

Phomat
S sản phẩm sữa khác
Thực phẩm khác
Tổng nông sản

2
1.077
4.473
2.729
977
1.174
844
11.777
6.550
3.299
1.043
1.185
5.612
590
1.917

963
1.536
1.622
52.562
135.545

0
3
29
31
2
32
5
2.161
157
796
487
569
108
69
464
265
255
531
1.199
8.548

1,0
0,2
0,7

1,1
0,2
2,7
0,6
18,3
2,4
24,1
46,6
48,0
1.9
11,8
24,2
27,6
16,6
32,9
2,3
6,3

Ghi chú: TPP là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương. Các giá trị năm 2025 là kết quả mô
phỏng của kịch bản vạch ranh giới. Tất cả các giá trị đều tính theo giá trị đồng đôla Mỹ năm 2007.

Một điều báo trước quan trọng cho bản phân tích này là mô hình không tính tới những
phản ứng có thể có về chính sách hoặc thị trường, có thể làm giảm nhẹ ảnh hưởng của
việc bãi bỏ thuế quan tới mậu dịch ở các nước TPP. Trên thực tế, có thể xảy ra việc bảo vệ
giá hoặc các chương trình hỗ trợ thu nhập hoặc tăng thêm hiệu quả với tư cách là kết quả
của những thay đổi cấu trúc trong những khu vực trước đây đã được bảo vệ. Ví dụ, dự báo
tăng trưởng nhập khẩu sản phẩm sữa vào Canađa dựa vào giả thiết rằng Canađa bãi bỏ
thuế quan đánh vào sản phẩm sữa nhập khẩu từ các nước TPP khác. Việc Canađa duy trì
thuế quan vượt hạn ngạch nhập khẩu đối với các sản phẩm sữa, các sản phẩm gia cầm và
trứng là một bộ phận không thể thiếu của hệ thống quản lý cung ứng của nước này trong

những khu vực đó, và điều khoản tiếp cận miễn thuế đối với các sản phẩm sữa từ các nước
sản xuất sản phẩm sữa chủ yếu, như Mỹ và Niu Di lân, trong TPP sẽ là một sự chuyển
hướng chính sách lớn đối với Canađa. Thảo luận chi tiết hơn về chương trình quản lý cung
ứng của Canađa nêu trong Hộp 2.
Mậu dịch ngũ cốc trong nội khối TPP được đánh giá sẽ tăng khoảng 8% về giá trị vào
năm 2025 theo kịch bản TPP, so với năm 2025 theo kịch bản vạch ranh giới. Xấp xỉ toàn
bộ (97%) mức tăng trưởng mậu dịch ngũ cốc nội khối TPP được cho là là nhờ gia tăng
nhập khẩu ngũ cốc vào Nhật Bản, hầu hết là gạo và lúa mì. Nhập khẩu gạo vào Nhật Bản
sẽ gia tăng đáng kể theo kịch bản TPP, chủ yếu tăng nhập từ Mỹ, tiếp theo là tăng nhẹ
nhập từ Ôxtrâylia và Việt Nam. Tuy vậy, dú tổng nhập khẩu gạo vào Nhật Bản tăng gấp
đôi, tỉ trọng gạo nhập khẩu trên thị trường Nhật Bản chỉ tăng 10% và sản lượng trong
nước giảm dưới 3%. Mặc dù việc bãi bỏ thuế quan cực cao đối với vượt hạn ngạch nhập
khẩu gạo sẽ là sự thay đổi cơ bản về chính sách của Nhật Bản, sẽ rất khó khăn đối với các
nhà cung cấp trong nhóm TPP để cung ứng được nhiều gạo hơn sang thị trường Nhật Bản
so với con số được nêu trong kết quả của mô hình. Người tiêu dùng Nhật Bản rất ưa
chuộng giống gạo Japonica được sản xuất ở Nhật Bản, và Hộp 3 mô tả những hạn chế ở
Ôxtrâylia và Mỹ trong việc gia tăng sản xuất gạo Japonica của hai nước này.
20


Việc bãi bỏ thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQ) chỉ dẫn tới gia tăng nhỏ
về giá trị nhập khẩu ngô vào Nhật Bản vào năm 2025, so với kịch bản vạch ranh giới.
Nhật Bản sản xuất rất ít ngô, và sản xuất chăn nuôi của nước này phụ thuộc chủ yếu vào
ngô nhập khẩu. Kịch bản TPP dẫn tới giảm sản xuất chăn nuôi bò, lợn và gia cầm của
Nhật Bản, và kết quả là giảm nhu cầu thức ăn chăn nuôi ở nước này. Trong mô hình này,
hầu hết ngô nhập khẩu vào Nhật Bản được dùng làm nguyên liệu đầu vào trung gian để
sản xuất các mặt hàng thuộc nhóm "thực phẩm khác", một khu vực bao gồm sản xuất cả
thức ăn chăn nuôi và sản xuất cả tinh bột và các chất làm ngọt từ ngô, và khu vực này
giảm 0,1%. Nhu cầu nhập khẩu ngô vào Nhật Bản có tăng trưởng nhỏ trong kết quả mô
hình này, mặc dù nhu cầu thức ăn chăn nuôi giảm và sản lượng "thực phẩm khác" giảm là

do xu hướng thay thế ngô nhập khẩu trong sản xuất "thực phẩm khác".
Việc dỡ bỏ tất cả các loại thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs) song
phương trong kịch bản TPP có thể sẽ phá hủy tác dụng của bất kỳ xử lý ưu đãi nào đã
được thỏa thuận trước đó thông qua "tô mì ăn liền" của các hiệp định ưu đãi thương mại
(PTAs) trong khu vực này. Một ví dụ là sự biến mất của xử lý ưu đãi của Mêhicô đối với
việc bán đường của nước này sang Mỹ. Hậu quả là khối lượng đường Mêhicô xuất khẩu
sang Mỹ sẽ giảm khoảng 15%, trong khi xuất khẩu đường của Canađa và Ôxtrâylia sang
Mỹ sẽ tăng tương ứng lần lượt là khoảng 189% và 185%. Xuất khẩu đường của phần còn
lại trên thế giới sang Mỹ sẽ giảm khoảng 16%.
3.3. Ảnh hưởng đến mậu dịch nông sản giữa các nước thành viên TPP với phần còn
lại của thế giới
Các nước được hưởng lợi từ các hiệp định ưu đãi thương mại như TPP khi việc bãi bỏ
các rào cản nhập khẩu lẫn nhau dẫn tới gia tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất và tiêu
dùng. Việc bãi bỏ thuế quan cho phép người tiêu dùng chuyển sang dùng hàng nhập khẩu
có giá thấp hơn và, bằng cách thiết lập mậu dịch nội khối, dấn tới phân bố lại sản xuất
trong khu vực ưu đãi thương mại hướng tới các nhà sản xuất có chi phí thấp hơn. Hai yếu
tố thuế quan giảm và hiệu quả sản xuất sẽ làm tăng sức mua của người tiêu dùng ở các
nước thành viên. Đồng thời, ưu đãi thuế quan có thể dẫn tới những sự không hiệu quả nếu
chúng (các ưu đãi thuế quan) làm chệch hướng thương mại đối với các đối tác được ưu đãi
và thậm chí rời khỏi các nhà sản xuất có chi phí thấp đang đứng ngoài hiệp định thương
mại đó. Có thể xảy ra những tổn thất bổ sung về hiệu quả do các yếu tố bao gồm chi phí
điều chỉnh và tuân thủ với những qui tắc và qui định thương mại phức tạp mà chắc chắn
kèm theo xử lý ưu đãi.
Nối chung, một hiệp định ưu đãi thương mại được xem là có lợi cho các nước thành
viên nếu, trên hệ thống tạo được nhiều giao dịch thương mại trong phạm vị hiệp định hơn
so với những giao dịch chệch hướng đến từ mậu dịch với các nước không phải là thành
viên của hiệp định. Tuy nhiên, thậm chí khi tạo mậu dịch ròng, nên lưu ý rằng, những sự
không hiệu quả do bởi việc xử lý ưu đãi là một nguy cấp kinh tế chủ yếu của các hiệp định
ưu đãi thương mại so với tự do hóa thương mại toàn cầu, mà (về lý thuyết) nó không sinh
ra những sự không hiệu quả bởi nó đảm bảo xử lý ngang bằng nhau cho tất cả các đối tác

thương mại.
Hộp 2:
Chương trình quản lý cung ứng của Canađa
Hệ thống quản lý cung ứng của Canađa giới hạn lượng cung các sản phẩm sữa, thịt
gia cầm và các sản phẩm trứng sản xuất trong nước và nhập khẩu nhằm đạt được lợi
nhuận cao hơn cho các nhà sản xuất Canađa và làm cho giá tiêu dùng ổn định hơn. Các
hệ thống sản xuất và tiêu thụ tuân theo quản lý cung ứng có ba đặc điểm chính:
1. Các chính sách hỗ trợ giá căn cứ vào chi phí sản xuất và lợi nhuận công bằng và
quản lý,
21


2. Sản lượng bị hạn chế theo nhu cầu ở mức giá được xác định bởi chi phí, và
3. Các biện pháp biên giới nhằm ngăn ngừa sự cạnh tranh của nước ngoài, bao gồm
các hạn ngạch nhập khẩu chịu thuế (TRQs) với các mức thuế quan khá cao có tính
ngăn chặn đối với số lượng nhập khẩu vượt hạn ngạch.
Theo hệ thống quản lý cung ứng của Canađa, khối lượng sữa nước và sữa công
nghiệp có thể được sản xuất bởi mỗi tỉnh bị giới hạn và chỉ phân phối cho các điền chủ
có hạn ngạch. Các hạn ngạch tương tự dùng để quản lý sản xuất gia cầm và trứng ở
trong nước. Trong khi những hạn ngạch này có thể được gia tăng và các hạn ngạch bổ
sung có thể được cấp nhằm điều chỉnh cho khớp với tăng trưởng nhu cầu ở thị trường
trong nước, những người mới vào các khu vực bị quản lý cung ứng, cùng với bất kỳ
nhà sản xuất nào mong muốn tăng sản lượng của mình, phải mua hạn ngạch từ những
người sẵn lòng bán. Khối lượng hạn ngạch nhỏ dẫn tới giá hạn ngạch và giá sản phẩm
bị quản lý cung ứng tăng cao, sẽ kìm hãm nhu cầu ở Canađa đối với những sản phẩm
này.
Trong kịch bản TPP ở báo cáo này, các thành viên TPP giành được quyền tiếp cận
miễn thuế thị trường Canađa đối với các sản phẩm sữa, gia cầm và trứng. Rất khó để
mô phỏng phản ứng về cung ứng của Canađa trong những lĩnh vực này bởi nhiều mức
thuế vượt hạn ngạch đánh vào các mặt hàng bị quản lý cung ứng là những thuế suất hải

quan được đặt ra cao tới mức mà chúng có thể bị giảm đáng kể trước khi có thể dẫn tới
một sự gia tăng nhẹ về nhập khẩu. Ví dụ, trong năm 2014, thuế suất vượt hạn ngạch
nhập khẩu đối với thịt gà mảnh không xương tươi hoặc ướp lạnh và nội tạng
(0207.13.93) là nhỏ hơn 249% hoặc 6,74 CAD (đôla Canađa), khoảng 6,06 USD/kg
(Canada Border Services Agency, 2014). Ngược lại, giá đơn vị xuất khẩu thịt gà mảnh
tươi hoặc ướp lạnh hoặc nội tạng (không xương hoặc có xương) của Mỹ (sang tất cả
các nước) là 1,47 USD/kg trong năm 2013.
Việc mô phỏng tự do hóa thương mại của mô hình trong kịch bản TPP dẫn tới mức
phần trăm suy giảm của sản lượng sữa bột và bơ lớn hơn mức suy giảm phần trăm của
các sản phẩm bị quản lý cung ứng khác (nước sữa, phomat, "các sản phẩm sữa khác",
gia cầm, và thịt gia cầm). Liên quan đến kịch bản vạch ranh giới, sản lượng sữa bột và
bơ của Canađa giảm tương ứng lần lượt là 13,2% và 11,9%, trong khi sản lượng các
mặt hàng bị quản lý cung ứng khác dao động trong khoảng từ +1% đến -3,8%. Những
phát hiện này về đại thể giống với những đánh giá từ hai công trình nghiên cứu gần đây
về những tác động của việc biến cải hoặc loại trừ quản lý cung ứng đối với các lĩnh vực
sữa và gia cầm của Canađa. Trong một công trình nghiên cứu về những tác động có thể
xảy ra của TPP tới khu vực sữa của Canađa, Rude and An (2013) đã phát hiện ra rằng
việc đình chỉ quản lý cung ứng cộng với cắt giảm 70% mức thuế vượt hạn ngạch nhập
khẩu đối với sản phẩm sữa từ các nước thành viên TPP có thể sẽ làm giảm sản lượng
sữa bột tách bơ, bơ và phomat của Canađa trong khoảng 3,02%-6,59%, trong khi đó
làm tăng sản lượng sữa chua và kem của Canađa tương ứng lần lượt là 1,40% và
2,39%. Trong một công trình nghiên cứu về phương thức phác thảo công bố năm 2008
với tư cách là một bộ phận của các cuộc đàm phán theo Chương trình nghị sự Phát triển
Doha tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Rafajlovic and Cardwell (2013) kết
luận rằng, một hiệp định mà trong đó hạn ngạch thuế quan thấp do WTO ấn định cho
Canađa về thịt gà nhập khẩu được nâng từ 7,5% lên 10% sản lượng trong nước của
năm trước đó, thì thuế trong phạm vi hạn ngạch đối với gà nhập khẩu được loại ra, và
thuế vượt hạn ngạch nhập khẩu được giảm từ mức 238% xuống còn 182,5% có thể dẫn
tới suy giảm vừa phải nguồn cung thịt gà trong nước khoảng 1%.
Hộp 3:

Sự đáp ứng về chất lượng trên thị trường gạo TPP
22


Kịch bản Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong báo các này dỡ bỏ
các mức thuế cao đánh vào gạo nhập khẩu vượt hạn ngạch từ các nước TPP vào Nhật
Bản. Do Chính phủ Nhật Bản trực tiếp kiểm soát việc nhập khẩu gạo và quản lý kỹ
lưỡng việc sản xuất gạo ở Nhật Bản, có khả năng định cỡ việc cung ứng gạo ở Nhật
Bản sao cho giá thị trường trong phạm vi Nhật Bản ở mức cao theo chuẩn thế giới. Vì
giá gạo trong nước của Nhật Bản ở mức cao, điều phải được kỳ vọng là nhập khẩu có
thể chiếm tỉ trọng lớn trong mức tiêu dùng gạo ở Nhật Bản sau khi dỡ bỏ thuế quan
trong kịch bản TPP. Tuy nhiên, thị trường gạo này rất khác biệt, và khoảng 98% tổng
cung gạo của Nhật Bản - tất cả gồm toàn bộ sản lượng của Nhật Bản và 2/3 là nhập
khẩu - được phân loại là gạo Japonica. Gạo Japonica có hạt ngắn, tròn và dính hơn hầu
hết gạo Indica. Điều này phản ánh sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản đối với gạo
Japonica; gạo Indica hạt dài không có khả năng thay thế mạnh mẽ gạo Japonica trong
sử dụng hàng ngày. Trong mô hình này, các tác giả nắm bắt được những tác động của
các sở thích mạnh mẽ này của người tiêu dùng trong việc chế ngự nhập khẩu gạo vào
Nhật Bản bởi giả thiết giá trị co dãn nhập khẩu thay thế thấp đối với gạo.
Việc cung ứng gạo Japonica từ các nước TPP khác tập trung ở Mỹ và Ôxtrâylia. Việt
Nam, nước cung cấp gạo hàng đầu thế giới, lại sản xuất gạo Indica. Sản lượng gạo
Japonica hiện tại, (bao gồm gạo Japonica và các giống tương tự với loại gạo Japonica)
trong khu vực TPP được nêu ở bảng dưới đây:
Sản lượng gạo Japonica, trung bình thời kỳ 2011-13
Quốc gia
Nhật Bản
Mỹ
Ôxtrâylia
Tổng TPP


Sản lượng gạo, đơn vị: ngàn tấn
7.745
1.934
718
10.397

Toàn bộ sản lượng gạo ở Nhật Bản và Ôxtrâylia là gạo Japonica. Ở Mỹ, toàn bộ gạo
sản xuất ở California là gạo Japonica, và cũng có một số gạo Japonica được sản xuất ở
vùng đồng bằng Arkansas, Mississippi, và Louisiana ngay cạnh những diện tích to lớn
trồng gạo Indica. Để phát triển xuất khẩu gạo sang Nhật Bản lên các mức cao hơn đáng
kể so với các mức được đánh giá trong mô hình, các nhà xuất khẩu sẽ cần phải:
- Hoặc là phải tăng thêm diện tích lúa Japonica - không chắc có khả năng xả ra do
những hạn chế về nước và các hạn chế khác;
- Hoặc chuyển diện tích trồng lúa Indica sang trồng lúa Japonica ở miền Nam nước
Mỹ - không chắc có khả năng bởi kinh nghiệm đã qua với sự thừa nhận của châu Á về
lúa loại Japonica từ các vùng ấm hơn, ẩm hơn (như ở miền Nam nước Mỹ) là không
ổn;
- Hoặc tăng năng suất trên diện tích Japonica hiện có - không chắc có khả năng như
sẽ được thảo luận dưới đây;
- Hoặc chuyển hướng phần sản lượng gạo Japonica đang dùng cho các mục đích khác
sang cho tiêu dùng ở Nhật Bản.
Ở Mỹ và Ôxtrâylia, việc cung ứng nước là trở ngại chủ yếu đối với việc phát triển
diện tích lúa Japonica. Hạn hán đã làm giảm mạnh sản lượng và khối lượng xuất khẩu
gạo Japonica của Ôxtrâylia trong phần lớn thập niên vừa qua. Xuất khẩu, hàng năm
thường đạt trên 500 ngàn tấn (1995-2001), đã rớt xuống mức thấp 17 ngàn tấn vào năm
2009, và không tái lập lại mức 500 ngàn tấn kể từ năm 2001.
Nếu thị trường Nhật Bản được mở cho các đối tác TPP khác, thì một sự suy giảm
năng suất ở nước xuất khẩu chắc chắn sẽ có nhiều khả năng xảy ra hơn so với tăng
năng suất. Vấn đề là ở chỗ hầu hết gạo Japonica sản xuất ở Mỹ và Ôxtrâylia hiện tại có
23



độ dài hạt trung bình, được gọi là gạo hạt trung bình. Tuy nhiên, người tiêu dùng gạo
Japonica ở châu Á ưa chuộng gạo Japonica hạt ngắn hơn. Việc chuyển sang sản xuất
gạo Japonica hạt ngắn có thể dẫn tới giá bán cao hơn cho những người trồng lúa ở Mỹ
và Ôxtrâylia, song chắc chắn kèm theo sẽ là giảm năng suất, là điển hình của sản xuất
loại gạo này. Khả năng sản xuất tính trên một hecta có thể tăng về giá trị, song sẽ giảm
về mặt khối lượng. Ngoài ra, người tiêu dùng Nhật Bản đang ngày càng quay sang các
loại lương thực thực phẩm được nuôi, trồng theo tiêu chuẩn hữu cơ. Khí hậu khô ở
thung lũng Sacramento, California khiến cho việc sản xuất theo phương pháp hữu cơ
dễ dàng hơn ở Nhật Bản, song việc sản xuất theo phương pháp hữu cơ, trong khi thu
được lợi nhuận cao hơn, thì chắc chắn năng suất sẽ thấp hơn so với sản xuất gạo
Japonica theo tập quán hiện tại.
Cuối cùng, việc chuyển hướng gạo Japonica của Mỹ và Ôxtrâylia từ các thị trường
khác sang Nhật Bản là điều có thể song không chắc sẽ gây được ảnh hưởng đáng kể tới
việc nhập khẩu của Nhật Bản. Nhật Bản đã nhập khẩu khoảng 35% tổng xuất khẩu gạo
hạt trung bình và hạt ngắn của Mỹ. Hàn Quốc và Đài Loan có hạn ngạch cụ thể của
từng thị trường, được phép tiếp cận nhập khẩu hàng năm trên 100 ngàn tấn gạo của
Mỹ, hầu như toàn bộ là gạo hạt ngắn và hạt trung bình. Sẽ khó khăn đối với các nhà
nhập khẩu Nhật Bản khi nỗ lực đưa gạo Mỹ rời khỏi các thị trường Hàn Quốc và Đài
Loan. Việc chuyển hướng gạo Japonica của Mỹ có thể từ các nguồn sử dụng ở Mỹ
hoặc xuất khẩu sang các nước ngoài châu Á. Nếu Nhật Bản mua toàn bộ gạo Japonica
xuất khẩu của Mỹ mà hiện tại không xuất sang Đông Á (khoảng 400 ngàn tấn), thì xuất
khẩu gạo Japonica của Mỹ sang Nhật Bản sẽ tăng 130-150%, hoặc khoảng 5-6% tổng
mức tiêu dùng của Nhật Bản. Cũng có thể tăng gạo Japonica nhập khẩu đến từ
Ôxtrâylia (trong những năm khi nguồn cung nước ở nước này cho phép). Trần xuất
khẩu gạo Japonica của Ôxtrâylia khoảng 350 ngàn tấn - chiếm thêm 4-5% nữa mức tiêu
dùng của Nhật Bản. Tuy nhiên, việc tiếp cận đầy đủ thị trường Nhật Bản chắc chắn sẽ
gây ra tăng giá đáng kể ở các nước xuất khẩu, hạn chế phần nào sự hấp dẫn của gạo
nhập khẩu ở Nhạt Bản. Căn cứ vào tư cách thành viên hiện tại của nhóm TPP, những

trở ngại như vậy về cung ứng sẽ hạn chế nghiêm trọng tới mức độ nhập khẩu mà có thể
thay thế sản xuất gạo ở Nhật Bản.
Việc dỡ bỏ thuế quan và TRQ trong kịch bản TPP dẫn tới sự hình thành chung cuộc mậu
dịch nông sản. Mức tăng trưởng 8,5 tỉ USD của mậu dịch nông sản trong phạm vi khu vực
này vào năm 2025 được đánh giá là sẽ vượt quá mức chênh nhập khẩu nông sản 2,6 tỉ
USD của các nước thành viên từ phần còn lại của thế giới, và mức chênh xuất khẩu của
các nước thành viên sang phần còn lại của thế giới là khoảng 438 triệu USD (Bảng 13).
Về mặt nhập khẩu, mức chênh mậu dịch sẽ lớn nhất trong các lĩnh vực "nông sản khác" và
thịt, và chiếm chủ yếu bởi sự suy giảm trị giá gần 770 triệu USD trong nhập khẩu "nông
sản khác" ở Nhật Bản và gần 900 triệu USD suy giảm trong nhập khẩu thịt vào Nhật Bản
có nguồn gốc từ các nước không phải thành viên TPP. Về mặt xuất khẩu, mức chênh mậu
dịch cũng sẽ tương tự, lớn nhất trong các lĩnh vực thịt và "nông sản khác", chủ yếu do
giảm xuất khẩu các sản phẩm này bởi Ôxtrâylia, Niu Dilân, Việt Nam và Mỹ sang phần
còn lại của thế giới. Xuất khẩu sản phẩm sữa của Niu Dilân sang phần còn lại của thế giới
cũng giảm.
Bảng 13. Giá trị mức chênh mậu dịch nông sản vào năm 2025 theo kịch bản
TPP, đơn vị: triệu USD
Ôxt
Canađa Chi
Nhật
Ma

râylia

Bản
laixia hicô
Mức chênh nhập khẩu nông sản từ phần thế giới còn lại

24


Niu
Dilân


ru

Singa
pore

Mỹ

Việt
Nam

Tổng


Ngũ
cốc
Rau/
quả
Hạtcó
dầu
&SP
Thịt
SP
sữa
N.sản
khác
Tổng

N.sản

1,4

0,9

1,5

-238,3

-4,5

0,0

0,4

0,0

3,9

0,3

-5,9

-240,3

5,3

1,6


-0,4

-126,0

-1,8

-1,7

2,1

0,0

0,9

7,1

-30,2

-143,2

8,5

-5,2

0,0

-17,7

1,4


0,6

1,7

-2,1

0,6

0,1

-34,4

-46,5

2,6
4,4

-57,8
-59,8

0,8
0,3

-868,4
-123,0

2,1
1,2

-5,1

-11,2

0,5
1,0

-0,2
-2,0

7,2
7,4

-20,8
-11,1

-47,5
-3,8

-968,5
-196,7

27,7

14,4

0,6

-768,0

-76,3


-4,5

5,9

-2,4

22,5

-128,4

-61,2

-969,7

49,9

-106,0

2,9

-2.141,5

-25,8

6,4

-0,4

35,5


-154,8

-105,1

-183

-2.582,9

Bảng 13. Giá trị mức chênh mậu dịch nông sản vào năm 2025 theo kịch bản
TPP, đơn vị: triệu USD (tiếp theo)
Ôxtrây Cana Chi lê Nhật
Ma

Niu
lia
đa
Bản laixia hicô
Dilân
Mức chênh xuất khẩu nông sản sang phần thế giới còn lại
Ngũ
-14,3
-4,3
-0,1
0,0
0,0
0,3
-0,3
cốc
Rau/
-7,2

-1,8
-5,3
0,3
-0,1
0,0
-6,5
quả
Hạtcó
-2,4
-1,7
-0,1
0,1 -27,3
0,0
-0,5
dầu
&SP
Thịt
-54,0
12,9
-4,2
0,4
-0,1
0,6
-61,2
SP
-7,4
0,8
-0,2
0,2
0,7

0,0
-48,2
sữa
N.sản
-36,4
-0,8
-4,4 12,8
0,0
0,0
-9,0
khác
Tổng -121,6
5,2 -14,3 13,8 -26,9
0,9 -125,7
N.sản


ru

Singa
pore

Mỹ

Việt
Nam

Tổng

0,0


0,0

-34,2

2,9

-49,9

-0,2

-0,2

-8,6

-5,7

-35,4

0,0

-0,5

-24,5

-2,2

-59,2

0,2

0,0

-0,5
-0,4

-6,9
-0,6

-0,9
-0,1

-113,6
-55,2

-1,7

-3,2

-23,0

-59,4

-125,1

-1,8

-4,8

-97,9


65,3

-438,4

3.4. Ảnh hưởng tới sản lượng nông sản
Các kết quả của kịch bản TPP mô tả sự khác biệt về khối lượng sản lượng vào năm 2025
của TPP so với kịch bản vạch ranh giới. Phần phân tích này giả thiết không có những thay
đổi về cung ứng ruộng đất, về các chương trình trợ cấp nông nghiệp, hoặc những thay đổi
về cấu trúc hoặc những thay đổi về hiệu quả ở các khu vực được bảo hộ trước đây trong
phản ứng với những cải cách chính sách mậu dịch. Kết quả là, các phản ứng về sản lượng
đối với việc dỡ bỏ thuế quan trong kịch bản TPP có thể bị phóng đại. Với những giả thiết
này, khối lượng sản lượng nông sản vào năm 2025 trong kịch bản TPP đối với các loại
hàng hóa gộp chung lại được kỳ vọng sẽ thay đổi trong khoảng +5,5% và -5,7%, so với
năm 2025 trong kịch bản vạch ranh giới (Bảng 14).
Bảng 14. Những thay đổi về sản lượng nông sản năm 2025 với việc dỡ bỏ thuế
quan vả TRQs và tổng mức thay đổi sản lượng thời kỳ 2014-25
Ôxtrây
Cana
Chi lê
Nhật
Ma

Niu
lia
đa
Bản
laixia
hicô
Dilân
Giá trị sản lượng năm 2025 theo kịch bản vạch ranh giới, (triệu USD)

Ngũ cốc
11.295 10.101
2.733
67.854
1.426
6.550
368
Rau/
8.657
4.220
5.643
48.820
721
14.096
4.616
quả
Dầu&
4.321
9.661
672
6.876 33.514
3.407
1.753
mỡ

25

Pê ru

Sin

gapo

Mỹ

Việt
Nam

4.283
4.058

158
29

80.861
75.265

8.580
4.153

2.116

307

49.086

516


×