Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

KIỂM SOÁT NHIỆT ĐỘ HIỂN THỊ TRÊN LCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.42 KB, 57 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

ĐỒ ÁN 1

KIỂM SOÁT NHIỆT ĐỘ
HIỂN THỊ TRÊN LCD
Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Điện Tử Truyền Thông

Sinh viên: ĐẶNG VĂN THUẬN
MSSV: 12141223
GVHD: Th.S ĐẶNG PHƯỚC HẢI TRANG

TP. HỒ CHÍ MINH – 6/2015


LỜI CẢM ƠN
Đồ án môn học 1 được hoàn thành tại khoa Điện – Điện Tử trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh. Có được đề tài này là dựa trên ý
tưởng của tôi dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Thầy Th.s Đặng Phước
Hải Trang.
Do khoảng thời gian và kiến thức còn hạn hẹp, mặc dù tôi đã cố gắng
hoàn thành đồ án môn học 1 này đúng thời hạn. Nhưng không tránh khỏi những
thiếu xót mong Quý thầy cô thông cảm. Tôi mong nhận được những ý kiến đóng
góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Cuối cùng Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Thầy Th.s Đặng
Phước Hải Trang đã hướng dẫn và các Thầy (cô) trong khoa Điện - Điện Tử đã
tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài này.



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……………………………………………………1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI……………………1
1.2 PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI…………………………………………...…1
1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN………………………………………..1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT……………………………………………3
2.1 TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ LM35……………………………..3
2.2 TÌM HIỂU VỀ VI ĐIỀU KHIỂN PIC 16F887……………………….……...4
2.3 TÌM HIỂU VỀ LCD……………………………………………………....….7
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠCH……………………………………………..10
3.1 SƠ ĐỒ KHỐI………………………………………………………………10
3.2 KHỐI THU THẬP DỮ LIỆU ……………………….…………….……....10
3.2.1 Chọn và giới thiệu linh kiện………………………………………10
3.2.2 Sơ đồ nguyên lý…………………………………………………...10
3.2.3 Phân tích hoạt động……………………………………………….11
3.2.4 Độ phân giải của LM35…………………………………………...11
3.3 KHỐI HỆ THỐNG XỬ LÍ……………………………....…………………11
3.3.1 Chọn và giới thiệu linh kiện………………………………………11
3.3.2 Sơ đồ chân…….…………………………………………………..12
3.3.3 Phân tích hoạt động……………………………………………….12
3.4 KHỐI HIỂN THỊ …………………………………………...……...…........13
3.4.1 Chọn và giới thiệu linh kiện………………………………………13


3.4.2 Sơ đồ nguyên lý…………………………………………………...13
3.4.3 Phân tích hoạt động……………………………………………….13
3.5 KHỐI NGUỒN….…………………………………………...……...…...…14
3.6 SƠ ĐỒ MẠCH NGUYÊN LÝ HOÀN CHỈNH……………………………14
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM……………..….………………..15

3.1 PHẦN MỀM ………………………………………………………………..15
3.1.1 Phần mềm protues 7.8………………………………...…………...15
3.1.2 Phần mềm CCS 4.114………………………………...……………16
3.1.3 Phần mềm PICKIT 2 V2.61………………………………..……...17
3.2 THI CÔNG PHẦN CỨNG …………………………………………………18
3.2.1 Mạch in………………………………...............…………………..18
3.2.2 Kết quả thi công………………………………...………………….19
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN…….……..………………………………………...21
PHỤ LỤC A THƯ VIỆN 16F887.H…………………………………………..22
PHỤ LỤC B THƯ VIỆN LCD.C…………………………………………..…37
PHỤ LỤC C MÃ NGUỒN CHƯƠNG TRÌNH………………………………51
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................54


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay ngành kỹ thuật điện tử truyền thông nói chung và điện tử
công nghiệp nói riêng có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người.
Các hệ thống điện tử ngày càng đa dạng và đang thay thế dần các công việc hàng
ngày của con người từ những công việc đơn giản đến phức tạp. Khoa học – Kỹ
thuật ngày càng phát triển mạnh mẽ, cùng với sự phát triển không ngừng của các
ngành kỹ thuật nói chung và kỹ thuật - điện tử nói riêng. Chúng đã đi sâu vào
mọi mặc đời sống hàng ngày của người dân. Đặc biệt sử dụng vi điều khiển để
điều khiển các thiết bị dân dụng và các thiết bị công nghiệp. Nắm được tầm quan
trọng đó, tôi chọn đề tài: “Kiểm soát nhiệt độ hiển thị trên LCD” để làm đồ án
môn học 1 cho mình, vừa để tạo ra 1 sản phẩm có khả năng ứng dụng trong thực
tế.

1.2 PHẠM VI GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Đề tài này được thực hiện với mong muốn kiểm soát nhiệt độ trong

phòng thí nghiệm, trong lò ấp trứng và trong phòng làm việc của cơ quan, xí
nghiệp, nhà máy…Với phạm vi giới hạn:
- Cảm biến nhiệt độ được chọn để thực hiện đề tài này là LM35.
- Kiểm soát nhiệt độ trong khoảng từ 32℃ đến 999℃.
- Loại LCD được chọn để thực hiện để tài là LCD 16  2.

1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Thực hiện đề tài.
 Phân tích đề tài thiết kế, tìm hiểu nguyên lý hoạt động, liệt kê, định hướng
lựa chọn các linh kiện cần thiết.
 Vận dụng các kiến thức đã học về vi xử lí, điện tử cơ bản, và các môn học
có liên quan để thiết kế mạch.

1


 Nội dung chính:
 Chương 1: Tổng quan
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết
 Chương 3: Thiết kế mạch
 Chương 4: Kết quả thực nghiệm
 Chương 5: Kết luận

2


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 TÌM HIỂU VỀ CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ LM35
2.1.1 Sơ đồ chân và chức năng các chân


Hình 2.1: Cảm biến nhiệt độ LM35
Chân 1: Chân nguồn Vcc
Chân 2: Đầu ra Vout
Chân 3: GND
Một số thông số chính của LM35:
- Cảm biến LM35 là bộ cảm biến nhiệt mạch tích hợp chính xác cao mà điện
áp đầu ra của nó tỷ lệ tuyến tính với nhiệt độ theo thang độ C(Celsius).
Đặc điểm chính của cảm biến LM35:
+ Điện áp đầu vào từ 4V đến 30V.
+ Độ phân giải điện áp đầu ra là 10mV/℃.
+ Độ chính xác cao ở 25℃ là 0.5
+ Trở kháng đầu ra thấp 0.1Ω cho dòng 1mA.
- Dải nhiệt độ đo được của LM35 là từ -55℃ đến 150℃ với các mức điện áp
ra khác nhau. Xét một số mức điện áp sau :
+ Nhiệt độ -55℃ điện áp đầu ra -550mV.
+ Nhiệt độ 25℃ điện áp đầu ra 250mV.
+ Nhiệt độ 150℃ điện áp đầu ra 1500mV.

3


2.1.2 Nguyên lí hoạt động
- Việc đo nhiệt độ sử dụng LM35 thông thường chúng ta sử dụng bằng cách:
LM35 → ADC → Vi điều khiển.

2.2 TÌM HIỂU VỀ VI ĐIỀU KHIỂN 16F887
2.2.1 Giới thiệu chung về vi điều khiển
Ngày nay, các bộ vi điều khiển đang có ứng dụng ngày càng rộng rãi trong
các lĩnh vực kỹ thuật và đời sống xã hội, đặc biệt là trong kỹ thuật tự động hoá và
điều khiển từ xa. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật,

nghệ chế tạo vi mạch tích hợp thay đổi từng ngày từng giờ đáp ứng yêu cầu sản
xuất công nghiệp về tính chuyên dụng hoá, tối ưu (thời gian, không gian, giá
thành), bảo mật, tính chủ động trong công việc... ngày càng đòi hỏi khắt khe.
Việc đưa ra công nghệ mới trong lĩnh vực chế tạo mạch điện tử để đáp ứng
những yêu cầu trên là hoàn toàn cấp thiết mang tính thực tế cao. Vậy vi điều
khiển là gì?
Vi điều khiển là một máy tính được tích hợp trên một chíp, nó thường được
sử dụng để điều khiển các thiết bị điện tử. Vi điều khiển, thực chất, là một hệ
thống bao gồm một vi xử lý có hiệu suất đủ dùng và giá thành thấp (khác với các
bộ vi xử lý đa năng dùng trong máy tính) kết hợp với các khối ngoại vi như bộ
nhớ, các mô đun vào/ra, các mô đun biến đổi số sang tương tự và tương tự sang
số,... Ở máy tính thì các mô đun thường được xây dựng bởi các chíp và mạch
ngoài.
Vi điều khiển thường được dùng để xây dựng các hệ thống nhúng. Nó xuất
hiện khá nhiều trong các dụng cụ điện tử, thiết bị điện, máy giặt, lò vi sóng, điện
thoại, đầu đọc DVD, thiết bị đa phương tiện, dây chuyền tự động, v.v.
Hầu hết các vi điều khiển ngày nay được xây dựng dựa trên kiến trúc
Harvard, kiến trúc này định nghĩa bốn thành phần cần thiết của một hệ thống
nhúng. Những thành phần này là lõi CPU, bộ nhớ chương trình (thông thường
4


là ROM hoặc bộ nhớ Flash), bộ nhớ dữ liệu(RAM), một hoặc vài bộ định thời và
các cổng vào/ra để giao tiếp với các thiết bị ngoại vi và các môi trường bên
ngoài. Tất cả các khối này được thiết kế trong một vi mạch tích hợp. Vi điều
khiển khác với các bộ vi xử lý đa năng ở chỗ là nó có thể hoạt động chỉ với vài vi
mạch hỗ trợ bên ngoài.

2.2.2 Vi điều khiển 16F887
- Sơ đồ chân và chức năng các chân:


Hình 2.2: Sơ đồ chân của PIC 16F887
Vi điều khiển PIC 16F887 loại 40 chân, trong đó các chân đều tích hợp nhiều
chức năng, chức năng của từng chân được khảo sát theo port.
 Chức năng các chân RB7 của port B:
 Chân RB7/ICSPDAT (40): có 2 chức năng:
 RB7: xuất nhập số.
 ICSPDAT: ngõ xuất nhập dữ liệu lập trình nối tiếp.
 Chức năng các chân của port D:
 Chân RD0 (19): có chức năng :
5


 RD0: xuất/nhập số - bit thứ 0 của port D.
 Chân RD1 (20): có chức năng:
 RD1: xuất/nhập số - bit thứ 1 của port D.
 Chân RD2 (21): có chức năng:
 RD2: xuất/nhập số - bit thứ 2 của port D.
 Chân RD3 (22): có chức năng:
 RD3: xuất/nhập số - bit thứ 3 của port D.
 Chân RD4 (27): có chức năng:
 RD4: xuất/nhập số - bit thứ 4 của port D.
 Chân RD5/P1B (28): có chức năng:
 RD5: xuất/nhập số - bit thứ 5 của port D.
 P1B: ngõ ra PWM.
 Chân RD6/PIC (29): có 2 chức năng:
 RD6: xuất/nhập số - bit thứ 6 của port D.
 PIC: ngõ ra PWM.
 Chân RD7/PID (30): có chức năng:
 RD7: xuất/nhập số - bit thứ 7 của port D.

 PID: ngõ ra tăng cường của CPP1.
 Chức năng các chân RE0, RE1 của port E:
 Chân RE0/AN5 (8): có 2 chức năng:
 RE0: xuất/nhập số.
 AN5: ngõ vào tương tự kênh số 5.
 Chân RE1/AN6 (9): có 2 chức năng:
 RE1: xuất/nhập số.
 AN6: ngõ vào tương tự kênh số 6.
 Chân VDD (11), (32):
 Nguồn cung cấp dương từ 2V đến 5V.
 Chân VSS (12), (31):
 Nguồn cung cấp 0V.

6


2.3 TÌM HIỂU VỀ LCD
2.3.1 Giới thiệu về LCD
Màn hình tinh thể lỏng(Liquid Crystal Display, LCD) là loại thiết bị hiển
thị cấu tạo bởi các tế bào (các điểm ảnh) chứa tinh thể lỏng có khả năng thay đổi
tính phân cực của ánh sáng và do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi
kết hợp với các kính lọc phân cực. Chúng có ưu điểm là phẳng, cho hình ảnh
sáng, chân thật và tiết kiệm điện.
Ngày nay, thiết bị hiển thị LCD được sử dụng trong rất nhiều các ứng
dụng vi điều khiển. LCD có rất nhiều ưu điểm so với các dạng hiển thị khác: Nó
có khả năng hiển thị kí tự đa dạng, trực quan (chữ, số và kí tự đồ họa), dễ dàng
đưa vào mạch ứng dụng theo nhiều giao thức giao tiếp khác nhau, tốn rất ít tài
nguyên hệ thống và giá thành rẻ...

2.3.2 Tìm hiểu về LCD 16×2

2.3.2.1 Sơ đồ chân và chức năng các chân

Hình 2.3: LCD 16×2
Khi sản xuất LCD, nhà sản xuất đã tích hợp chíp điều khiển (HD44780)
bên trong lớp vỏ và chỉ đưa các chân giao tiếp cần thiết. Các chân này được đánh
số thứ tự và đặt tên như sau:
Bảng 2.1:Thứ tự và tên các chân LCD.
STT

1

2

3

Tên

Vss

Vdd

V0

4

5

6

7


8

9

10

11

12

13

14 15 16

RS RW E D0 D1 D2 D3 D4 D5 D6 D7 A

7

K


 Chức năng các chân:
Bảng 2.2 : Chức năng các chân của LCD
Chân

Mô tả


hiệu


1

Vss

Chân nối đất cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với
GND của mạch điều khiển

2

VDD

Chân cấp nguồn cho LCD, khi thiết kế mạch ta nối chân này với
VCC=5V của mạch điều khiển

3

VEE

Điều chỉnh độ tương phản của LCD.

4

RS

Chân chọn thanh ghi (Register select). Nối chân RS với logic “0”
(GND) hoặc logic “1” (VCC) để chọn thanh ghi.
+ Logic “0”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi lệnh IR của LCD
(ở chế độ “ghi” - write) hoặc nối với bộ đếm địa chỉ của LCD (ở
chế độ “đọc” - read)

+ Logic “1”: Bus DB0-DB7 sẽ nối với thanh ghi dữ liệu DR bên
trong LCD.

5

R/W

Chân chọn chế độ đọc/ghi (Read/Write). Nối chân R/W với logic
“0” để LCD hoạt động ở chế độ ghi, hoặc nối với logic “1” để
LCD ở chế độ đọc.

6

E

Chân cho phép (Enable). Sau khi các tín hiệu được đặt lên bus
DB0-DB7, các lệnh chỉ được chấp nhận khi có 1 xung cho phép
của chân E.
+ Ở chế độ ghi: Dữ liệu ở bus sẽ được LCD chuyển vào (chấp
nhận) thanh ghi bên trong nó khi phát hiện một xung (high-to-low
transition) của tín hiệu chân E.
+ Ở chế độ đọc: Dữ liệu sẽ được LCD xuất ra DB0-DB7 khi phát
hiện cạnh lên (low-to-high transition) ở chân E và được LCD giữ
ở bus đến khi nào chân E xuống mức thấp.

7 - 14 D0

- Tám đường của bus dữ liệu dùng để trao đổi thông tin với MPU
8



D7

(LSB: D0, MSB: D7). Có 2 chế độ sử dụng 8 đường bus này :
+ Chế độ 8 bit : Dữ liệu được truyền trên cả 8 đường, với bit MSB
là bit DB7.
+ Chế độ 4 bit : Dữ liệu được truyền trên 4 đường từ DB4 tới
DB7, bit MSB là DB7

15

A

Nguồn dương cho đèn nền

16

K

GND cho đèn nền

2.3.2.2 Nguyên lí hoạt động
Muốn LCD hoạt động thì phải cấp nguồn cho nó và mắc thứ tự các chân
cho LCD tương ứng với bảng 2.2 và dùng chế độ truyền dữ liệu 4 bit hoặc 8 bit
để giao tiếp với vi điều khiển PIC16F887.

9


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ MẠCH

3.1 SƠ ĐỒ KHỐI
NGUỒN

THU THẬP

HỆ THỐNG

KHỐI

DỮ LIỆU

XỬ LÍ

HIỂN THỊ

Hình 3.1: Sơ đồ khối

3.2 KHỐI THU THẬP DỮ LIỆU
3.2.1 Chọn và giới thiệu linh kiện
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cảm biến dùng để đo nhiệt độ
khác nhau như DS18B20, LM35, LM335, LM45… được ứng dụng rộng rãi trong
đời sống. Trong phạm vi đề tài này tôi chọn cảm biến nhiệt độ LM35 dùng để đo
nhiệt độ từ môi trường vì nó gần gũi và dễ sử dụng và biến trở để điều chỉnh
nhiệt độ giới hạn hay còn gọi là nhiệt độ ngưỡng.

3.2.2 Sơ đồ nguyên lý

Hình 3.2: Sơ đồ nguyên lí khối thu thập dữ liệu
10



3.2.3 Phân tích hoạt động
Khối thu thập dữ liệu dùng để cập nhật nhiệt độ môi trường (T) lấy từ cảm
biến LM35 và nhiệt độ ngưỡng ( Tmax ) được điều chỉnh từ biến trở RV2. LM35
được lấy nối vào chân RE0/AN5 và biến trở RV2 (10K) được nối vào chân
RE1/AN6 của vi điều khiển PIC16F887.

3.2.4 Độ phân giải của LM35
Độ phân giải của cảm biến LM35 bằng 10mV/1 độ C có nghĩa là khi nhiệt độ
thay đổi 1 độ thì điện áp thay đổi 10mV.
 Tính toán độ phân giải
Chọn điện áp tham chiếu là VREF  = 0V, VREF  = VDD = 5V
Nên độ phân giải (step size) là SS=

VREF   VREF  5000mV
=
= 4,887 mV
210  1
1023

Thông số 210 là do ADC 10 bit.
Độ phân giải ADC là 4,887mV không tương thích với độ phân giải LM35 bằng
10mV, tỉ lệ chênh lệch là:
10mV
= 2,046
4,887 mV

Để có kết quả hiển thị đúng thì lấy kết quả chuyển đổi chia cho tỉ lệ chênh lệch.
Như vậy, dùng cảm biến Lm35 để đo nhiệt độ chính xác thì ngõ ra phải
chia cho độ phân giải là 2,046 thì nhiệt độ cập nhật mới đúng.


3.3 KHỐI HỆ THỐNG XỬ LÍ
3.3.1 Chọn và giới thiệu linh kiện
Khối này sử dụng vi điều khiển để xử lí, hiện nay trên thị trường có nhiều
loại vi xử lí khác nhau như: PIC16F877, PIC16F84550, MSP430F169,
PIC16F887… Nhưng được sử dụng phổ biến hơn cả là PIC16F887 vì giá thành
hợp lí, tiện dụng và trong chương trình học tôi đã được học qua nên tôi quyết
định tìm hiểu nó trên thực tế.
11


3.3.2 Sơ đồ chân

Hình 3.3: Sơ đồ chân khối hệ thống xử lí

3.3.3 Phân tích hoạt động
Khối này dùng vi điều khiển 16F887 để chuyển đổi tín hiệu tương tự adc
lấy từ ngõ vào là cảm biến nhiệt độ LM35 (tại chân RE0/AN5) và biến trở RV2
(tại chân RE1/AN5) để xuất ra LCD 16×2 (sử dụng port D) và so sánh nhiệt độ.
Khi nhiệt độ môi trường (T) lớn hơn nhiệt độ ngưỡng ( Tmax ) thì vi điều khiển
xuất cảnh báo ra LCD, đồng thời điểu khiển Buzzer kêu và led sáng (tại chân
RB7) và khi nhiệt độ môi trường (T) nhỏ hơn nhiệt độ ngưỡng ( Tmax ) thì ngược
lại.

12


3.4 KHỐI HIỂN THỊ
3.2.1 Chọn và giới thiệu linh kiện
Hiện nay để kiểm soát nhiệt độ thường thì được hiển thị trên Led 7 đoạn

nhưng trong đề tài này tôi muốn hiển thị trên LCD 16×2. Bởi gì trên led 7 đoạn
thường hiển thị hạn chế các kí tự, mặc khác LCD 16×2 rất tiện dụng và được sử
dụng phổ biến. Khối này dùng LCD 16×2 để hiển thị nhiệt độ cập nhật được
đồng thời kết hợp với led đơn, transistor, điện trở, buzzer để cảnh báo.

3.2.2 Sơ đồ nguyên lý

Hình 3.4: Sơ đồ nguyên lí khối hiển thị

3.2.3 Phân tích hoạt động
Khối này dùng LCD 16×2 để cập nhật nhiệt độ môi trường (T) và nhiệt độ
ngưỡng ( Tmax ) thông qua vi điều khiển Pic 16F887, đồng thời dùng transistor để
đóng ngắt và được cảnh báo bằng buzzer và nhấp nháy led đơn.


Khi nhiệt độ môi trường (T) < nhiệt độ ngưỡng ( Tmax ) thì tắt led, buzzer
không phát ra tiếng kêu, LCD hiển thị và cập nhật nhiệt độ môi trường (T)
hiển thị ở dòng 1 và nhiệt độ ngưỡng ( Tmax ) hiển thị ở dòng 2.

13




Khi nhiệt độ môi trường (T) ≥ nhiệt độ ngưỡng ( Tmax ) thì led nhấp nháy,
buzzer báo động, LCD hiển thị và cập nhật nhiệt độ môi trường (T) hiển
thị ở dòng 1 và nhiệt độ ngưỡng ( Tmax ) hiển thị ở dòng 2 ở bên trái đồng
thời xuất ra màn hình chữ “ALARM” ở bên phải của dòng để cảnh báo.

- LCD được nối với Port D của vi xử lí và sử dụng chế độ truyền 4 bit dữ liệu

từ chân RD4 – RD7.

3.5 KHỐI NGUỒN
Khối này sử dụng nguồn cung cấp 5V. Ở đây, tôi dùng sạc điện thoại với
áp 5V và dòng 1A để cấp trực tiếp cho mạch.

3.6 SƠ ĐỒ MẠCH NGUYÊN LÝ HOÀN CHỈNH

Hình 3.5: Sơ đồ nguyên lý mạch kiểm soát nhiệt độ hiển thị trên LCD.

14


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
4.1 PHẦN MỀM
4.1.1 Phần mềm protues 7.8
- Phần mềm protues 7.8 được sử dụng để mô phỏng mạch.
- Giao diện mô phỏng:

Hình 4.1: Kết quả mô phỏng khi nhiệt độ môi trường(T) < nhiệt độ ngưỡng( Tmax ).

15


Hình 4.2: Kết quả mô phỏng khi nhiệt độ môi trường(T) ≥ nhiệt độ ngưỡng( Tmax ).

4.1.2 PHẦN MỀM CCS 4.114
- Phần mềm CCS 4.114 dùng để biên soạn code cho vi điều khiển PIC16F887.
- Giao diện biên soạn:


Hình 4.3: Giao diện CCS 4.114
16


4.1.3 PHẦN MỀM PICKIT 2 V2.61
- Phần mềm PICKIT 2 V2.61 dùng để nạp file hex cho vi điều khiển PIC16F887.
- Giao diện nạp file hex:

Hình 4.4: Giao diện PICKIT 2 V2.61

17


4.2 THI CÔNG PHẦN CỨNG
4.2.1 MẠCH IN (dùng phần mềm protues 7.8 )

Hình 4.5: Mạch in hoàn chỉnh.

18


4.2.2 KẾT QUẢ THI CÔNG

Hình 4.6: Mạch hoàn chỉnh khi nhiệt độ môi trường (T) < nhiệt độ ngưỡng( Tmax ).

19


Hình 4.7: Mạch hoàn chỉnh khi nhiệt độ môi trường(T) > nhiệt độ ngưỡng( Tmax ).


20


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
Kiểm soát nhiệt độ hiển thị trên LCD là một trong những vấn đề mà xã hội
đã và đang quan tâm trong thời đại ngày nay. Vì vậy cho nên nó được sử dụng
khá nhiều trong thực tế. Có rất nhiều phương pháp kiểm soát nhiệt độ được thiết
kế và thực hiện khác nhau trong đồ án này tôi đã trình bày 1 trong các phương
pháp đó.
Trong quá trình làm đồ án này tôi đã trao dồi được rất nhiều về kiến thức, kỹ
năng lẫn kinh nghiệm trong quá trình thực hiện:
 Học hỏi được nhiều hơn, có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm, các
kiến thức về thực hiện Đồ án, về các kỹ năng văn bản Word, PowerPoint,
sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc thực hiện đồ án như proteus, orcad,…
 Nâng cao khả năng phân tích, thiết kế và thi công một sản phẩm hoàn
chỉnh.
 Nâng cao khả năng khắc phục sự cố và chỉnh sửa mạch khi mạch bị lỗi
của bản thân mình.
 Các hướng phát triển đề tài:

 Kiểm soát nhiệt độ trong phòng làm việc kết hợp với việc mở tắt
máy điều hòa nhiệt độ khi cần thiết.

 Kiểm soát nhiệt độ kết hợp với báo cháy trong cơ quan, xí nghiệp,
công ty.

 Kiểm soát nhiệt độ kết hợp với điều chỉnh nhiệt độ trong lò ấp
trứng.

 Có thể thay thế PIC16F887 bằng PIC18F4550, MSP430F169, hoặc

PIC16F877 để thực hiện đề tài.

 Có thể mở rộng đề tài này bằng cách sử dụng kit ARDUINO hoặc
kit RASPBERRY để kiểm soát nhiệt độ hiển thị trên LCD.

21


×