Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Đánh giá khả năng sinh trưởng của giống gà CP707 nuôi tại xã Phùng Châu Huyện Chương Mỹ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (848.36 KB, 57 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

HOÀNG VĂN CHINH
Tên đề tài :
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA GIỐNG GÀ CP707
NUÔI TẠI XÃ PHÙNG CHÂU HUYỆN CHƢƠNG MỸ HÀ NỘI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:

Chính quy
Chăn nuôi thú y
Chăn nuôi thú y
2011 – 2015

Thái Nguyên , năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN

HOÀNG VĂN CHINH
Tên đề tài :
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG CỦA GIỐNG GÀ CP707
NUÔI TẠI XÃ PHÙNG CHÂU HUYỆN CHƢƠNG MỸ HÀ NỘI


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:
Chuyên ngành:
Khoa:
Khóa học:
Giảng viên hƣớng dẫn:

Chính quy
Chăn nuôi thú y
Chăn nuôi thú y
2011 – 2015
TS. Nguyễn Hữu Hòa

Thái Nguyên , năm 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trƣờng Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên em đã nhận đƣợc sự dạy bảo và giúp đỡ tận tình của các thầy cô
giáo khoa Chăn nuôi – Thú y cũng nhƣ các thầy cô giáo trong trƣờng đã trang
bị cho em nhiều kiến thức cơ bản và nhiều kiến thức thực tế tạo cho em có sự
tự tin để vững bƣớc trong cuộc sống và trong công tác sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trƣờng, Ban chủ nhiệm
khoa và các thầy cô giáo, cán bộ khoa Chăn nuôi Thú y – Trƣờng Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã dậy bảo và giúp đỡ tận tình chúng em trong toàn
khóa học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáoThS. Nguyễn Hữu

Hòa đã trực tiếp hƣớng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong
suốt quá trình thực tập tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, ngƣời
thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành tốt việc học tập, nghiên
cứu của mình trong suốt quá trình học vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn !
Thái Nguyên, ngày 06 tháng 06 năm 2014
Sinh viên

Hoàng Văn Chinh


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 23
Bảng 2.2: Chế độ dinh dƣỡng của gà thí nghiệm............................................ 24
Bảng 4.1. Lịch dùng vắc xin cho đàn gà thịt .................................................. 31
Bảng 4.2: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................ 33
Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ..................... 35
Bảng 4.4: Sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi .............. 36
Bảng 4.5: Sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) ................... 38
Bảng 4.6: sinh trƣởng tƣơng đối của gà thí nghiệm (%) .......................... 39
Bảng 4.7: Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng khối lƣợng của gà (kg) .......................... 41
Bảng 4.8: Tiêu tốn Protein/ kg tăng khối lƣợng của gà khảo nghiệm (g/kg) . 42
Bảng 4.9: Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi / kg tăng khối lƣợng (Kcal/ ME) ..... 43
Bảng 4.10: Chi phí trực tiếp cho kg tăng khối lƣợng của gà
khảo nghiệm (đ/kg) ......................................................................................... 44
Bảng 4.11: Chỉ số sản xuất của gà khảo nghiệm ............................................ 44



iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của gà thí nghiệm ................................ 37
Hình 4.2: Đồ thị sinh trƣởng tuyệt đối của gà thí nghiệm .............................. 38
Hình 4.3: Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối của gà thí ngiệm ............................... 40
Hình 4.4: Chỉ số sản xuất của gà khảo nghiệm ............................................... 45


iv

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Diễn giải

BQ

Bình quân

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KPCS

Khẩu phần cơ sở


SS

Sơ sinh



Thức ăn

TN

Thí nghiệm

TT

Tuần tuổi

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn


v

MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2.Mục đích của đề tài : ................................................................................... 1
1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
1.4.Ý nghĩa khoa học và Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................... 2
Phần 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 3

2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 3
2.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của gia cầm ................................................... 3
2.1.2. Đặc điểm sinh trƣởng và những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh
trƣởng của gia cầm ............................................................................................ 7
2.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền của các tính trạng ở
gia cầm ............................................................................................................ 11
2.1.4. Ƣu thế lai – Bản chất di truyền của ƣu thế lai....................................... 13
2.1.5. Khả năng sử dụng và chuyển hóa thức ăn ............................................ 19
2.1.6.Đặc điểm, nguồn gốc gà thí nghiệm ...................................................... 20
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc ..................................... 20
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ......................................................... 20
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ........................................................ 21
Phần 3. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 23
3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 23
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 23
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 23
Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUậN ............................................................ 27
4.1. Công tác phục vụ sản xuất ....................................................................... 27


vi

4.1.1. Nội dung, phƣơng pháp và kết quả phục vụ sản xuất ........................... 27
4.1.2. Kết luận về công tác phục vụ sản xuất .................................................. 33
4.2. Kết quả nghiên cứu .................................................................................. 34
4.2.1. Kết quả nuôi sống của gà thí nghiệm .................................................... 34
4.2.2. Kết quả về sinh trƣởng của gà thí nghiệm ............................................ 35
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 46
5.1. Kết luận .................................................................................................... 46

5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 46


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nƣớc nông nghiệp, ngoài trồng trọt, ngành chăn nuôi
giữ vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền kinh tế của đất nƣớc.
Xu hƣớng phát triển nông nghiệp theo con đƣờng thâm canh công nghiệp hoá
đang diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là ngành chăn nuôi gia cầm đƣợc quan tâm
hàng đầu vì nó có khả năng đáp ứng nhanh một lƣợng lớn thực phẩm có giá
trị dinh dƣỡng cao cho nhu cầu xã hội trong thời gian ngắn.
Xã hội phát triển, nhu cầu cuộc sống của ngƣời dân ngày một nâng cao,
cho nên thực phẩm có chất lƣợng cao đang đƣợc quan tâm chú ý rất nhiều
của ngƣời tiêu dùng. Trƣớc tình hình đó, đòi hỏi ngành chăn nuôi nói chung
và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng cần phải có những bƣớc phát triển mới
về công tác giống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dƣỡng mới có thể đáp ứng đƣợc
yêu cầu về thực phẩm ngày càng khắt khe của ngƣời tiêu dùng.
Trƣớc thực tế đó, từ những năm 1992 – 1997 nƣớc ta đã nhập một số
giống gà có năng suất cao, chất lƣợng thịt, trứng tốt hợp thị hiếu ngƣời tiêu
dùng và thích hợp với điều kiện nuôi bán công nghiệp nhƣ gà Kabir của
Isarel, gà Tam Hoàng, Lƣơng Phƣợng của Trung Quốc... Bên cạnh đó ta còn
nhập giống gà chuyên thịt: CP707 cho năng suất thịt cao chất lƣợng thịt tốt
nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của ngƣời tiêu dùng.
Vì vậy, để có thêm cơ sở khoa học cho việc đánh giá khả năng sinh
trƣởng phát triển của gà thịt CP707, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh
giá khả năng sinh trưởng của giống gà CP707 nuôi tại xã Phùng Châu
Huyện Chương Mỹ Hà Nội”

1.2. Mục đích của đề tài :
- Xác định khả năng sinh trƣởng và cho thịt của gà thịt cp 707


2

- Từng bƣớc hoàn thiện quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng để phát huy
tiềm năng của con giống.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá đƣợc khả năng sinh trƣởng của gà thịt CP 707.
Rèn luyện tay nghề nâng cao hiểu biết kinh nghiệm thực tế.
Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lƣợng chăn nuôi.
1.4.Ý nghĩa khoa học và Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đóng góp cho ngành chăn nuôi thú y những thông tin về thực trạng khả
năng sinh trƣởng trên đàn gà thịt CP 707.
Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ cho các
nghiên cứu tiếp theo


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của gia cầm
Tiêu hóa là một quá trình phân giải các chất dinh dƣỡng trong thức ăn
từ những hợp chất hóa học phức tạp chuyển biến thành những hợp chất đơn
giản mà cơ thể gia cầm có thể hấp thu và lợi dụng đƣợc.
Theo Lê Hồng Mận và cs (2007) [6] sự trao đổi chất và năng lƣợng ở gia
cầm cao hơn so với động vật có vú và đƣợc bồi bổ nhanh chính bởi quá trình

tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dƣỡng. Khối lƣợng rất lớn các chất tiêu hóa
đi qua ống tiêu hóa thể hiện tốc độ và cƣờng độ của các quá trình tiêu hóa ở
gà, vịt, ở gà còn non tốc độ là 30 – 39 cm/giờ, gà con lớn hơn là 32 – 40
cm/giờ, và ở gà trƣởng thành là 40 – 42 cm/giờ, chất tiêu hóa đƣợc giữ lại
trong ống tiêu hóa không quá 2 – 4 giờ.
Cơ quan tiêu hóa gia cầm bao gồm: khoang miệng, hầu, thực quản trên,
diều, thực quản dƣới, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, ruột non, manh tràng, trực
tràng và lỗ huyệt, đồng thời có sự tham gia của gan và tuyến tụy. Sự hình
thành cơ quan tiêu hóa ở dạng nếp gấp của phôi gà bắt đầu từ ngày ấp thứ 2
(tức sau 24h), ở ngỗng và vịt bắt đầu sau khi ấp 30-60 giờ.
* Tiêu hóa ở miệng
Gia cầm mổ thức ăn bằng mỏ, một phút mổ 180 - 240 lần, lúc đói mổ
nhanh, mỏ mở rộng. Mặt trên lƣỡi có răng rất nhỏ hóa sừng, hƣớng về cổ
họng để đƣa thức ăn về phía thực quản - thị giác và xúc giác kiểm tra tiếp
nhận thức ăn, còn vị giác và khứu giác kém hơn.
Tuyến nƣớc bọt kém phát triển, thành phần chủ yếu là dịch nhầy. Nƣớc
bọt có tác dụng thấm trơn thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. Trong nƣớc bọt có
chứa một số ít men amylaza nên có ít tác dụng đối với tiêu hóa. Gà mái có thể


4

tiết 7 - 25ml nƣớc bọt trong một ngày đêm (bình quân khoảng 12ml) (Nguyễn
Duy Hoan và cs, 1998 [4]). Thức ăn vào diều, khi đói theo ống diều vào thẳng
dạ dày, không giữ lại lâu ở diều.
* Tiêu hóa ở diều
Diều gà hình túi ở thực quản chứa đƣợc 100 - 120mg thức ăn. Giữa các
cơ thắt lại có ống diều để khi gà đói, thức ăn đi thẳng vào phần dƣới của thực
quản và dạ dầy không qua túi diều.
Ở diều thức ăn đƣợc làm mềm, quấy trộn và tiêu hóa từng phần do các

men và vi khuẩn có trong thức ăn thực vật. Thức ăn cứng lƣu lại trong diều
lâu hơn. Khi thức ăn và nƣớc có tỉ lệ 1:1 thì đƣợc giữ lại ở diều 5 - 6 giờ.
Độ pH trong diều gia cầm là 4,5 - 5,8. Sau khi ăn từ 1- 2 giờ diều co
bóp theo dạng dãy với khoảng cách 15 - 20 phút, sau khi ăn từ 5 - 12 giờ là
10 - 12 phút.
Ở diều nhờ men amylaza của nƣớc bọt chuyển xuống, tinh bột đƣợc
phân giải thành đƣờng đa rồi một phần chuyển thành đƣờng glucoza.
* Tiêu hoá ở dạ dày
Dạ dày chia ra: Dạ dày tuyến và dạ dày cơ
- Dạ dày tuyến:
Cấu tạo từ cơ trơn là dạng ống ngắn, có vách dày, khối lƣợng khoảng từ
3,5 - 6 gam.
Vách gồm màng nhầy, cơ và mô liên kết
Dịch có chứa chlohydric, pepsin và musin. Sự tiết dịch diễn ra liên tục,
sau khi ăn càng đƣợc tăng cƣờng.
Thức ăn không giữ lâu ở dạ dày tuyến, khi đƣợc dịch dạ dày làm ƣớt,
thức ăn chuyển xuống dạ dày cơ nhờ nhịp co bóp đều đặn của dạ dày cơ
(không quá một lần/phút).


5

- Dạ dày cơ:
Cấu tạo từ cơ vân, có dạng hình đĩa hơi bóp ở phía cạnh. Dạ dày cơ
không tiết dịch tiêu hóa mà dịch này từ dạ dày tuyến tiết ra chảy vào dạ dày
cơ. Thức ăn đƣợc nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hóa dƣới tác dụng
của men dịch dạ dày, enzyme và các vi khuẩn. Acid Chlohydric tác động làm
cho các pepton và một phần thành các acid amin.
Từ dạ dày cơ, các chất dinh dƣỡng đƣợc truyền vào tá tràng có các men
của dịch ruột và tuyến tụy cùng tham gia, môi trƣờng kiềm hóa tạo điều kiện

thích hợp cho sự hoạt động của các men phân giả protein và glucid. Sỏi và
các dị vật trong dạ dày làm tăng tác động nghiền của vách dạ dày. Tốt nhất
nên cho gà ăn sỏi thạch anh vì không bị phân hủy bởi Acid Chlohydric.
* Tiêu hoá ở ruột
Ruột non của gia cầm có đầu trên giáp với dạ dày cơ, đầu dƣới giáp với
manh tràng. Ruột già của gia cầm không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn
và hai manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành.
Quá trình cơ bản phân tích men từng bƣớc các chất dinh dƣỡng đều
đƣợc tiến hành chủ yếu ở ruột non. Thành ruột cũng có lớp nhung mao nhăn
nheo. Các tuyến tiêu hóa phân bố dọc thành niêm mạc ruột.
Dịch ruột gà lỏng, đục, kiềm tính, pH = 7,42 với độ đặc 1.0076 và chứa
các men proteolyse, amonlitic, lypolitic và enterokinaza.
Dịch tuyến tụy - pancreatic - lỏng, không màu, hơi mặn, có phản ứng
hơi toan hoặc kiềm (pH = 6 ở gà, pH = 7,2 -7,5 ở gia cầm khác). Dịch này có
men tripsin, carboxi peptidaza, mantaza và lipaza. Trong các chất khô của
dịch này có các acid amin, lipid và các chất khoáng CaCl2, NaCl, NaHCO3…
Gà một năm tuổi, lúc bình thƣờng tuyến tụy tiết ra 0,4 - 0,8ml/giờ, sau
khi 5 - 10 phút lƣợng tiết tăng gấp 3-4 lần, giữ cho đến giờ thứ 3, rồi giảm
dần. Thành phần thức ăn có ảnh hƣởng đến quá trình tiết dịch men của tụy:


6

thức ăn giàu protein nâng hoạt tình proteolyse lên 60%, giàu lipid tăng hoạt
tính của lypolitic,…..
Mật của gia cầm đƣợc tiết liên tục từ túi mật vào đƣờng ruột, lỏng màu
sáng hoặc xanh đậm, tính kiềm, pH =7,3 - 8,5.
Mật có vai trò đa dạng trong quá trình tiêu hóa của gia cầm, gây nên
nhũ tƣơng mỡ, hoạt hóa các enzym tiêu hóa của dịch tụy, kích thích làm tăng
nhu động ruột, tạo điều kiện hấp thu các chất dinh dƣỡng đã đƣợc tiêu hóa,

đặc biệt là các acid béo mà chúng tạo thành các hợp chất dễ hòa tan. Mật ngăn
cản việc gây nên vết loét trên màng nhầy của dạ dày cơ và có tính diệt khuẩn.
Ở ruột gluxit đƣợc phân giải thành các monosaccarit do men amylaza
của dịch tụy, một phần của dich ruột.
Phần dƣỡng chất không đƣợc hấp thu ở ruột non chuyển xuống manh
tràng và van hồi manh tràng của ruột già.
Ruột già không có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào chén của màng
nhầy tiết ra dịch nhầy. Quá trình tiêu hóa trong ruột già phụ thuộc vào enzyme
của ruột non đi xuống, các enzyme này chỉ hoạt động ở phần đầu ruột già. Ở
đây cũng diễn ra quá trình tiêu hóa nhƣ ở ruột trong ruột non.
Trong ruột già còn có hệ vi sinh vật cƣ trú, về số lƣợng và chủng loại
giống nhƣ trong dạ cỏ của động vật nhai lại. Các vi sinh vật này hoạt động
chủ yếu ở manh tràng, phân giải cellulose, bột đƣờng, protein.
Quá trình tiêu hóa trong ruột già một phần do tác dụng của emzyme ở
ruột non đi xuống còn chủ yếu nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật. Quá trình tiêu
hóa cellulose và tiêu hóa protein tạo ra các acid béo bay hơi và các amino acid
sẽ đƣợc hấp thu ở đây.
Một số vi khuẩn lại sử dụng một số chất trong ruột già để tổng hợp nên
vitamin K, vitamin B12, và phức hợp vitamin B. Trong ruột già còn có quá
trình viên phân, tạo phân (Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn, 2005 [11]).


7

2.1.2. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
trưởng của gia cầm
* Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của gà:
Tác giả Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng (1992) [7] đã khái quát
“Sinh trƣởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự
tăng trƣởng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lƣợng của các bộ phận và

toàn bộ cơ thể của con vật trên cơ sở tính di truyền của đời trƣớc”.
Về mặt giải phẫu học thì gà là một loại gia cầm (có lông vũ) với nhƣợc
điểm bộ máy tiêu hóa không có răng, hệ thống bài tiết không có đƣờng tiết
niệu riêng, ở dƣới da không có tuyến mồ hôi.
Về hoạt động sinh lý, gà chịu nóng kém (do sự thoát nƣớc để điều chỉnh
nhiệt độ của cơ thể kém), có thân nhiệt cao hơn các loài động vật có vú 0,5-10C.
Tuy không có răng, nhƣng gà có một dạ dày cơ (mề) rất khỏe đủ để
nghiền bóp mọi loại thức ăn thông thƣờng, ngoài ra hệ thống men tiêu hóa lại
rất phát triển nên vận tốc tiêu hóa ở gà rất lớn. Điều này đƣợc thể hiện ở việc
gà ăn rất khỏe.
Từ những đặc điểm trên, gà có một tiềm năng sinh vật rất lớn (đẻ nhiều,
lớn nhanh...). Do vậy, gà có những thế mạnh và điểm yếu nhất định.
Điểm mạnh là hiệu suất chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm ở gà rất lớn:
một gà mái có thể sản sinh ra một lƣợng sản phẩm (trứng) nặng gấp 8 lần cơ thể
của nó trong vòng 12 tháng (trong khi muốn đạt đƣợc điều này lợn nái cần 40
năm, bò cái cần 80 năm), một gà thịt đạt khối lƣợng cơ thể gấp 50 lần khối lƣợng
sơ sinh chỉ sau 8 tuần lễ (con số này ở lợn là 20 lần trong 26 tuần, ở bò là 6-7 lần
trong 52 tuần...). Nhƣ vậy, tiềm năng về sức sản xuất ở gà là rất lớn.
Điểm yếu: một là không có tuyến mồ hôi, lớp mỡ dày, thân nhiệt cao
nên gà chỉ thích hợp với những nơi, những lúc nhiệt độ thấp, gà chịu rét tốt


8

nhƣng chịu nóng rất kém. Hai là có cƣờng độ trao đổi vật chất rất cao nên gà
rất mẫn cảm với các bệnh về dinh dƣỡng và thời tiết, khí hậu.
* Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà thịt
Cũng nhƣ các loài động vật khác, khả năng sinh trƣởng của gà chịu ảnh
hƣởng của những yếu tố sau:
- Nhân tố di truyền, giống:

Trong cùng một loài, các gống gia cầm khác nhau sẽ có khả năng sinh
trƣởng khác nhau. Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [5] cho rằng: sự
sai khác giữa các giống gia cầm là rất lớn. Thông thƣờng các giống gia cầm
kiêm dụng thƣờng nặng hơn gà hƣớng trứng 13 – 18 %.
Các loài gia cầm khác nhau có khả năng sinh trƣởng hoàn toàn khác
nhau. Nguyễn Duy Hoan và Trần Thanh Vân (1998) [3] đã cho biết: “Tốc độ
tăng trọng của một số giống gia cầm ở các giai đoạn tuổi là hoàn toàn khác
nhau: ở tháng thứ nhất của gà là 150%, ở vịt là 180%, của ngỗng là 170%, ở
tháng thứ 5 lần lƣợt là 20%, 4%, 7% ".
- Ảnh hưởng của tính biệt:
Ở gia cầm giữa hai tính biệt có sự khác nhau về quá trình trao đổi chất,
đặc điểm sinh lý, tốc độ tăng trƣởng, khối lƣợng cơ thể.
Nhiều tác giả đã chứng minh, gà trống lớn nhanh hơn gà mái trong
cùng thời gian và chế độ thức ăn giống nhau.
Bùi Đức Dũng, Lê Hồng Mận (1992) [1] cho biết có sự sai khác nhau
về khối lƣợng cơ thể giữa gà trống và gà mái broiler U135 từ một tuần tuổi.
Theo Hoàng Toàn Thắng (1996) [10] cho biết: đối với gia cầm để đạt
hiệu quả trong chăn nuôi, cần tách và nuôi riêng biệt theo tính biệt.
- Tuổi:
Trọng lƣợng của gia cầm khác nhau theo tuổi.


9

- Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông:
Theo H.Brandsch và H.Biichell (1978) [18] cho biết tốc độ mọc lông
cũng là một trong những đặc tính di truyền, đây là tính trạng có liên quan đến
đặc điểm trao đổi chất, sinh trƣởng, phát triển của gia cầm và là một chỉ tiêu
đánh giá sự thuần thục sinh dục. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh là sự
thành thục về thể trọng sớm và chất lƣợng tốt hơn ở gia cầm mọc lông chậm.

- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng:
+ Protein: tham gia cấu tạo nên các tế bào sống, nó tham gia cấu tạo
nên tế bào sống, sinh trƣởng và phát dục, duy trì nòi giống. Protein chiếm 1/5
khối lƣợng cơ thể gà.
+ Axit amin: gồm 2 nhóm: axit amin không thay thế và axit amin có
thay thế. Trong các axit amin không thay thế có 2 axit amin là lyzin và
methionin là quan trọng nhất.
Lyzin: là axit amin quan trọng nhất cho sinh trƣởng, sinh sản và đẻ
trứng. Cần cho tổng hợp protid, hồng cầu, tạo sắc tố melanin ở lông da. Thiếu
lyzin sẽ làm gà chậm lớn, giảm năng suất trứng, giảm hồng cầu, giảm tốc độ
chuyển hóa canxi gây còi xƣơng, thoái hóa cơ, sinh dục rối loạn.
Gà thịt yêu cầu tỷ lệ lyzin trong thức ăn là 1,1 – 1,2%, gà đẻ 0,75 –
0,85%, vịt thịt 1,0 – 1,1%, vịt đẻ 0,8% trong thức ăn hỗn hợp.
Methionin: có chứa lƣu huỳnh ảnh hƣởng tới chức năng gan, tuyến tụy,
nó cùng systin để tạo lông vũ, có tác dụng điều hòa và trao đổi lypid, chống
mỡ hóa gan, tham gia tạo nên serin, cholin, xystin, cần thiết cho sản sinh tế
bào, tham gia tích cực vào quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể.
+ Vitamin: Tham gia vào thành phần cấu tạo nên một số lƣợng lớn
hoocmon và enzyme trong cơ thể. Thừa hay thiếu vitamin đều có ảnh hƣởng
đến sinh trƣởng, sinh sản của gia cầm. Viatmin có hai nhóm:
Hòa tan trong mỡ gồm các loại vitamin: A, D, K, E.


10

Hòa tan trong nƣớc gồm các loại: B, C.
+ Khoáng: là thành phần cấu tạo cơ bản của bộ xƣơng, cấu tạo tế bào ở
dạng muối. Chất khoáng bao gồm nhóm khoáng đa lƣợng và khoáng vi lƣợng.
Nhóm vi lƣợng gồm: Ca, P, Na, Cl, Mg, S.
Nhóm đa lƣợng gồm: Fe, Cu, Mn, Co, Zn, I.

- Ảnh hưởng của môi trường và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng:
+ Nhiệt độ: Theo H.Neumeister (1978) [19] cho biết: các yếu tố môi
trƣờng nhƣ quá nóng, quá lạnh, ẩm độ cao hay quá thấp, mật độ chuồng nuôi
quá đông, độ thoáng khí kém, sẽ gây tác động xấu đến quá trình sinh trƣởng
của gia cầm.
+ Chế độ chiếu sáng: Theo Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998)
[3] thì với gà broiler giết thịt sớm (38-42 ngày tuổi) thời gian chiếu sáng nhƣ
sau: 3 ngày đầu 24/24h, cƣờng độ chiếu sáng 20lux, ngày 4 đến kết thúc thời
gian chiếu sáng giảm còn 23/24h cƣờng độ chiếu sáng 5lux.
+ Mật độ nuôi nhốt cũng ảnh hƣởng tới khả năng sinh trƣởng của gia cầm.
Theo Nguyễn Đình Vinh (2000) [17] tiến hành nuôi gà Mía lai Lƣơng Phƣợng
theo phƣơng thức chăn thả và nuôi trên lƣới sắt thấy rằng gà nuôi trên lƣới sắt
(lúc 63 ngày tuổi) cao hơn hẳn khối lƣợng gà nuôi theo phƣơng thức chăn thả,
tăng 24,6 % - 43,5 % với gà trống và 35,5 % - 44,6 % với nhóm gà mái.
Tóm lại trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt với các giống gà địa phƣơng
thì sinh trƣởng của chúng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trƣờng và kỹ
thuật chăm sóc. Tốc độ sinh trƣởng của gia cầm không đạt mức tối đa nhƣ giá
trị giống của chúng nếu điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật nuôi dƣỡng không
phù hợp.


11

2.1.3. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sự di truyền của các tính trạng ở
gia cầm
Khi nghiên cứu các tính trạng sản xuất của gia cầm, các nhà khoa học
không những nghiên cứu về đặc điểm di truyền mà còn nghiên cứu đến các
yếu tố ngoại cảnh tác động lên tính trạng đó.
Theo quan điểm di truyền học thì hầu hết các tính trạng về năng suất của
gia cầm nhƣ: sinh trƣởng, sinh sản, cho lông, cho trứng, cho thịt…đều là

những tính trạng số lƣợng (Quantitative Character) và do các gen nằm trên
cùng nhiễm sắc thể (NST) quy định. Tính trạng số lƣợng là những tính trạng
mà ở đó sự sai khác nhau về mức độ giữa các cá thể rõ nét hơn là sự sai khác
về chủng loại. Sự sai khác nhau này chính là nguồn vật liệu cho chọn lọc tự
nhiên cũng nhƣ chọn lọc nhân tạo. Các tính trạng số lƣợng đƣợc qui định bởi
nhiều gen, các gen điều khiển tính trạng số lƣợng phải có môi trƣờng phù hợp
mới đƣợc biểu hiện hoàn toàn.
Theo Nguyễn Văn Thiện (1995) [12] thì giá trị đo lƣờng của tính trạng
số lƣợng trên một cá thể đƣợc gọi là giá trị kiểu hình (Phenotypic value) của
cá thể đó. Các giá trị có liên quan đến kiểu gen là giá trị kiểu gen (Genotypic
value) và giá trị có liên quan đến môi trƣờng là sai lệch môi trƣờng
(Environmental deviation). Nhƣ vậy kiểu gen qui định một giá trị nào đó của
kiểu hình và môi trƣờng gây ra một sự sai lệch với giá trị kiểu gen theo hƣớng
này hoặc hƣớng khác. Quan hệ đó đƣợc biểu thị nhƣ sau:
P= G + E
Trong đó:

P là giá trị kiểu hình
G là giá trị kiểu gen
E là sai lệch môi trƣờng

Tuy nhiên khác với tính trạng chất lƣợng, giá trị kiểu gen của tính trạng
số lƣợng do nhiều gen nhỏ (Minorgene) cấu tạo thành. Đó là hiệu ứng riêng


12

biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhƣng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ ảnh hƣởng rõ
rệt đến tính trạng nghiên cứu. Hiện tƣợng này gọi là hiện tƣợng đa gen
(Polygene) gồm các thành phần: Cộng gộp, trội, tƣơng tác gen nên đƣợc biểu

thị theo công thức sau:
G = A+ D + I
Trong đó:

G là giá trị kiểu gen
A là giá trị cộng gộp
D là giá trị sai lệch trội
I là giá trị sai lệch tƣơng tác.

Trong đó giá trị cộng gộp (A) là do giá trị giống qui định, là thành phần
quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định đƣợc và di truyền lại
cho thế hệ sau, có ý nghĩa trong chọn dòng thuần, là cơ sở cho việc chọn giống.
Hai thành phần sai lệch trội (D) và tƣơng tác gen (I) cùng có vai trò
quan trọng, là giá trị giống đặc biệt chỉ có thể xác định đƣợc thông qu a
con đƣờng thực nghiệm. D và I không di truyền đƣợc và phụ thuộc vào vị
trí và sự tƣơng tác giữa các gen. Chúng là cơ sở của việc lai giống. Đồng
thời tính trạng số lƣợng cũng chịu ảnh hƣởng của môi trƣờng chung và
môi trƣờng riêng:
- Sai lệch môi trƣờng chung (General environmental) (Eg) là sai lệch
do các yếu tố tác động lên toàn bộ các cá thể trong nhóm vật nuôi. Loại này
có tính chất thƣờng xuyên không cục bộ nhƣ: thức ăn, khí hậu…do vậy đó là
sai lệch giữa các nhóm, giữa các cá thể và giữa các thành phần khác nhau trên
một cơ thể.
- Sai lệch môi trƣờng riêng (Environmental deviation) (Es) là các sai
lệch do các yếu tố môi trƣờng tác động riêng rẽ lên từng nhóm cá thể vật nuôi
hoặc một giai đoạn nào đó trong đời một con vật hay các phần khác nhau của


13


con vật. Loại này có tính chất không thƣờng xuyên và cục bộ nhƣ: thay đổi về
thức ăn, khí hậu, trạng thái sinh lý gây ra…
Nhƣ vậy, quan hệ của kiểu hình (P), kiểu gen (G), môi trƣờng (E) của
một cá thể biểu hiện nhƣ sau:
P = A+ D+I + Eg + Es.
Do đó để đạt đƣợc năng suất, chất lƣợng cao trong chăn nuôi (giá trị
kiểu hình nhƣ mong muốn) chúng ta cần phải có giống tốt và tạo ra môi
trƣờng thích hợp để phát huy hết tiềm năng của giống.
Trong đề tài này chúng tôi sẽ nghiên cứu ảnh hƣởng của môi trƣờng (E)
đến giá trị kiểu hình, từ đó tìm ra mức độ ảnh hƣởng cũng nhƣ tạo ra môi
trƣờng thích hợp để tiềm năng của giống (G) đƣợc thể hiện ra giá trị kiểu hình
(P) có lợi cho ngƣời chăn nuôi.
2.1.4. Ưu thế lai – Bản chất di truyền của ưu thế lai
 Ƣu thế lai
Thuật ngữ “ Ưu thế lai” đƣợc Shul G.H nhà di truyền học ngƣời Mỹ đề
cập đến từ năm 1914, sau đó vấn đề ƣu thế lai đƣợc sử dụng khá rộng rãi ở động
vật và thực vật. Cơ sở di truyền của ƣu thế lai là thể dị hợp tử ở con lai. Ƣu thế lai
làm tăng mức trung bình giữa con lai so với hai giống gốc, hai dòng thuần nhất là
đối với các tính trạng số lƣợng (Nguyễn Văn Thiện, 1996) [13]. Con lai thƣờng có
sức chống chịu bệnh tốt hơn, sức sản xuất sản phẩm tốt hơn. Mặc dù vậy ƣu thế lai
không thể đoán trƣớc đƣợc. Sự khác biệt giữa hai giống càng lớn thì ƣu thế lai
càng lớn, ƣu thế lai chỉ có thể xảy ra ở một công thức lai nào đó, vì thế phải tiến
hành nhiều công thức lai khác nhau, ƣu thế lai không di truyền nếu tiếp tục cho
giao phối đời con với nhau thì kết quả sẽ làm mất ƣu thế lai và mất sự đồng đều.
Ƣu thế lai đạt cao nhất ở F1 rồi từ đó giảm dần. Các đời sau, ƣu thế lai giảm bớt vì
có sự thay đổi nhất định trong sự tƣơng hỗ và tƣơng tác giữa các gen thuộc các
locut khác nhau. Hơn nữa biểu hiện của một tính trạng bao giờ cũng chịu ảnh


14


hƣởng không những của kiểu di truyền mà còn ở ngoại cảnh nhất định. Nói cách
khác mức độ ƣu thế lai cao hay thấp còn tùy thuộc vào sự tƣơng quan âm hay
dƣơng (Trần Huê Viên, 2001 [16]).
 Bản chất di truyền học của ưu thế lai
Trong chăn nuôi, để nâng cao năng suất có rất nhiều con đƣờng khác
nhau, trong đó có việc cải tiến bản chất di truyền luôn đƣợc các nhà khoa học
quan tâm.
Tìm hiểu về bản chất của ƣu thế lai có rất nhiều giả thuyết khác nhau.
Theo Trần Đình Miên, Nguyễn Văn Thiện (1995) [12], có 3 thuyết chính để
giải thích hiện tƣợng ƣu thế lai: Thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết gia tăng
tác động của các gen không cùng lô cút.
Thuyết trội:
Theo thuyết này trong điều kiện chọn lọc lâu dài các gen trội phần lớn
là các gen có lợi và lấn át sự hoạt động của các gen lặn, do đó qua tạp giao có
thể đem các gen trội của hai bên bố mẹ tổ hợp lại ở đời lai, làm cho đời lai có
giá trị hơn bố mẹ (AA =Aa > aa). Theo Kushner K.F (1969) [20], nhờ tác
dụng lâu dài của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo gen trội thƣờng là
gen có ích, đƣợc biểu hiện ra kiểu hình của sinh vật. Biểu hiện kiểu hình của
con lai là do các gen quy định, các gen này chính là sự tổ hợp các gen của bố
mẹ. Các gen trội có thể biểu hiện thành kiểu hình, có thể ức chế các gen lặn
tƣơng ứng tạo ra tác dụng lẫn nhau làm tăng các đặc điểm trội lên, các gen lặn
bao giờ cũng bị che lấp, còn gen trội khi lai sẽ có tác động mạnh hơn nên biểu
hiện ra kiểu hình có năng suất cao hơn.
Các tính trạng số lƣợng nhƣ khả năng sinh trƣởng, khả năng sinh sản…
đƣợc nhiều gen điều khiển nên rất hiếm các gen đồng hợp tử. Thế hệ con đƣợc
tạo ra do lai giữa hai cá thể sẽ đƣợc biểu hiện do tất cả các gen trội, trong đó một
nửa thuộc gen trội đồng hợp tử của bố và một nửa gen trội của mẹ.



15

Khi cha mẹ xa nhau trong quan hệ huyết thống (khác dòng, khác giống)
thì sác xuất để mỗi cặp cha mẹ truyền cho con những gen trội khác nhau càng
tăng lên, từ đó dẫn đến ƣu thế lai càng tăng.
Những giải thích của thuyết trội vẫn chƣa thỏa đáng đối với một số hiện
tƣợng khác nhƣ bên cạnh các gen trội có lợi vẫn có những gen trội có hại, hay
một hiện tƣợng thực tế là khi tạp giao giữa các cá thể dị hợp tử với nhau để có
con lai 4 dòng thì chúng lại có ƣu thế lai cao hơn khi lai giữa 2 dòng.
Thuyết siêu trội:
Thuyết này cho rằng sự tác động của các alen dị hợp tử Aa lớn hơn tác
động của các alen đồng hợp tử AA và aa (AA > Aa > aa).
Theo Kushner K.F (1969) [20], từ năm 1904 đã có quan niệm cho rằng:
cơ sở của ƣu thế lai chính ngay ở tính dị hợp tử theo nhiều yếu tố di truyền.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, sở dĩ có hiện tƣợng siêu trội là do hiệu
ứng sinh lý của các gen khác nhau, những tác động lẫn nhau và các sản phẩm
phản ứng của chúng tốt hơn so với tác động độc lập do các tổ hợp gen thuần
gây ra. Trong quá trình sinh hóa, trình tự khác nhau của các phản ứng vật chất
khác nhau đã tạo ra các vật chất khác nhau. Do đó, phản ứng sinh hóa ở con
lai sẽ mạnh hơn ở con thuần, tất cả sẽ có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi
chất của cơ thể lai, tăng cƣờng sức sống cho cơ thể lai.
Tuy vậy, theo thuyết này ƣu thế lai đƣợc tạo nên do tác động của alen
dị hợp tử cho nên không thể cố định đƣợc, nếu thuần hóa ƣu thế lai sẽ giảm vì
ƣu thế lai không có khả năng di truyền.
Kết hợp cả hai giả thuyết trên có quan điểm cho rằng sự thay đổi về
trạng thái hoạt động sinh hóa của hệ thống enzyme trong cơ thể sống đã tạo ra
ƣu thế lai, đó là tính dị hợp tử của cơ thể mới.
Thuyết gia tăng tác động tƣơng hỗ của các gen không cùng lô cút:



16

Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Khanh Quắc (1988) [14] nêu thuyết gia
tăng tác động tƣơng hỗ. Thuyết này cho rằng sự tác động tƣơng hỗ của các
gen không cùng lô cút (tác động át gen) cũng tăng lên.
Ví dụ: đồng hợp tử AA và BB chỉ có một tác động tƣơng hỗ giữa A và
B. Nhƣng trong dị hợp tử AA’ và BB’ có 6 loại tác động tƣơng hỗ: A-B, A’B’, A-B’, A’-B, A-A’, B-B’ (trong đó A-A’, B-B’ là tác động tƣơng hỗ giữa
các gen cùng alen; còn 4 loại tác động A-B, A’-B’, A-B’, A’-B là tác động
tƣơng hỗ giữa các gen không cùng alen). Ngoài ra còn có tác động tƣơng hỗ
cấp 2 nhƣ: A-A’-B, A-A’-B’… và tác động tƣơng hỗ cấp 3 nhƣ: A-A’-B’-B,
A-B-B’-A’…
Ƣu thế lai biểu hiện ở các mức độ khác nhau của các tính trạng khác
nhau: các tính trạng số lƣợng thƣờng đƣợc thể hiện, các tính trạng chất lƣợng
ít đƣợc thể hiện. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thì hiệu quả chọn lọc
thuần chủng thấp, còn hiệu quả lai tạo lại cao, các tính trạng có hệ số di
truyền cao thƣờng có ƣu thế lai thấp.
Ƣu thế lai còn phụ thuộc vào khả năng phối hợp của các cặp bố mẹ.
Khi nghiên cứu về khả năng phối hợp Lebedev M.N (1972) [21] cho rằng
muốn đạt ƣu thế lai siêu trội thì phải cho giao phối giữa các dòng gà xuất phát
khác nhau về kiểu gen nhƣng lại có khả năng phối hợp với nhau tốt.
Trần Đình Miên, Nguyễn Kim Đƣờng (1992) [7] cho biết mức độ biểu
hiện của ƣu thế lai cao hay thấp còn phụ thuộc vào sự tƣơng quan âm hay
dƣơng giữa môi trƣờng và kiểu di truyền.
Khi nghiên cứu về ƣu thế lai, nhiều nhà khoa học cho rằng ngoài quan
niệm khả năng kết hợp chung còn có khả năng kết hợp đặc biệt, khả năng này
có đƣợc là do đặc tính của dòng bố mẹ đƣợc chọn đã có từ trƣớc.


17


 Một số yếu tố ảnh hưởng đến ưu thế lai
Có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến ƣu thế lai, trong đó có các yếu tố chủ
yếu sau:
- Nguồn gốc di truyền của bố mẹ:
Bố mẹ có nguồn gốc di truyền càng xa thì ƣu thế lai lại càng cao. Điều
này giải thích tại sao khi lai giữa các dòng của các giống khác nhau lại có ƣu
thế lai cao hơn khi lai giữa các dòng trong cùng một giống.
- Tính trạng xem xét:
Các tính trạng có hệ số di truyền càng thấp thì ƣu thế lai càng cao,
ngƣợc lại các tính trạng có hệ số di truyền càng cao thì ƣu thế lai càng thấp.
Các tính trạng số lƣợng thƣờng đƣợc biểu hiện còn các tính trạng chất lƣợng
ít đƣợc biểu hiện hơn.
- Công thức giao phối:
Ƣu thế lai còn phụ thuộc vào việc chọn con vật nào làm bố, con vật nào
làm mẹ. Trong chăn nuôi gia cầm, để nâng cao năng suất thì ngoài việc dựa
trên cơ sở về khả năng sản xuất của giống ngƣời ta còn đặc biệt quan tâm đến
việc lựa chọn dòng mái có sức đẻ cao, tỷ lệ nuôi sống và tỷ lệ ấp nở cao,
thành thục sớm, khả năng vỗ béo cao; chọn dòng trống có khối lƣợng cơ thể
lớn, sinh trƣởng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp.
- Điều kiện nuôi dƣỡng:
Nếu nuôi dƣỡng kém thì ƣu thế lai có đƣợc sẽ thấp và ngƣợc lại
- Môi trƣờng:
Mức độ biểu hiện của ƣu thế lai chịu ảnh hƣởng rõ rệt của môi trƣờng
sống. Theo Kushner (1969) [23], ở những thay đổi mức độ ƣu thế lai thƣờng
xảy ra ở những trƣờng hợp có liên quan đến địa điểm nuôi, mức độ dinh
dƣỡng, vị trí địa lý…


×