Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Xác định hiệu quả của các cách thức bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần của gà thịt giống Lượng Phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ HƢƠNG

X C ĐỊNH HI U QUẢ CỦ C C C CH THỨC
SUNG

TL S NV O

H U PH N

CỦ G THỊT GI NG LƢƠNG PHƢ NG

LU N V N THẠC S
C u nn

HO HỌC NÔNG NGHI P
n

c

n nu i

THÁI NGUYÊN-2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ HƢƠNG



X C ĐỊNH HI U QUẢ CỦ C C C CH THỨC
TL S NV O

SUNG

H U PH N CỦ G THỊT GI NG
LƢƠNG PHƢ NG

N

n

C

n nu i

Mã số 60 62 01 05

LU N V N THẠC S

NGƢỜI HƢỚNG DẪN

HO HỌC NÔNG NGHI P

HO HỌC GS.TS. TỪ QU NG HIỂN

THÁI NGUYÊN-2015



i
LỜI C M ĐO N
Đề tài luận văn của tôi là một phần đề tài của nghiên cứu sinh của Từ Quang
Trung, chúng tôi hợp tác cùng nhau thực hiện. Các kết quả công bố trong luận văn
này đã đƣợc sự đồng ý của nghiên cứu sinh và chƣa đƣợc bất kỳ tác giả nào công bố
trƣớc đó.
Thái Nguyên, tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Hƣơng


ii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận đƣợc sự
giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy hƣớng dẫn GS.TS. Từ Quang Hiển
trong suốt qúa trình thực hiện luận án. Nhân dịp hoàn thành luận án này tôi xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo hƣớng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các
thầy cô giáo và các cán bộ Bộ môn Chăn nuôi Động vật, các thầy cô giáo khoa
Chăn nuôi-Thú y và khoa Sau đại học trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các
cán bộ Ban đào tạo Sau đại học-Đại học Thái Nguyên đã động viên giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ viên
chức của các đơn vị: Trung tâm Thực hành Thực nghiệm trƣờng Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Trại giống Gia cầm Thịnh Đán Thái Nguyên, Viện Công nghiệp Thực
phẩm Hà Nội, Viện Khoa học Sự sống-Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận
lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu, Thƣ viện trƣờng Đại học
Nông lâm Thái Nguyên và bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân trong gia đình đã tạo

điều kiện, động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Thái Nguyên, tháng năm 2015
Tác giả

Đỗ Thị Hƣơng


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Giới thiệu về cây sắn......................................................................... 3
1.1.1. Tên gọi và nguồn gốc của cây sắn .................................................. 3
1.1.2. Năng suất chất xanh, bột lá sắn ....................................................... 4
1.1.3. Thành phần hóa học của lá tƣơi, bột lá sắn ..................................... 6
1.1.4. Độc tố trong sắn và phƣơng pháp khử độc tố HCN ..................... 10
1.2. Sắc tố và ảnh hƣởng của sắc tố đối với vật nuôi ............................... 12
1.2.1. Sắc tố trong thực vật ..................................................................... 12
1.2.2. Tác dụng của sắc tố đối với vật nuôi ............................................ 14
1.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sắc tố trong thức ăn và tích tụ sắc tố
trong sản phẩm chăn nuôi ....................................................................... 15
1.3. Ảnh hƣởng của năng lƣợng trao đổi và protein trong thức ăn đối với
gà thịt ................................................................................................... 17
1.3.1. Ảnh hƣởng của năng lƣợng và protein đến sinh trƣởng của gà thịt ..17
1.4. Các kết quả nghiên cứu sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt .... 21
1.4.1. Các kết quả nghiên cứu trong nƣớc .............................................. 23

1.4.2. Các kết quả nghiên cứu ở nƣớc ngoài ........................................... 24
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 27
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ....................................... 27
2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................... 27
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................. 27


iv
2.3.1. Bố trí thí nghiệm ........................................................................... 27
2.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi ..................................................................... 30
2.3.3. Phƣơng pháp theo dõi các chỉ tiêu ................................................ 30
2.3.4. Xử lý số liệu .................................................................................. 33
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 34
3.1. Ảnh hƣởng của khẩu phần BLS đến tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm34
3.2. Ảnh hƣởng của khẩu phần BLS đến khối lƣợng trung bình của gà
thí nghiệm.......................................................................................... 35
3.3. Ảnh hƣởng của cách phối hợp BLS vào khẩu phần đến sinh trƣởng
tuyệt đối của gà thí nghiệm .................................................................... 39
3.4. Ảnh hƣởng của khẩu phần BLS đến tăng khối lƣợng tƣơng đối của gà
thí nghiệm ............................................................................................. 42
3.5. Ảnh hƣởng của khẩu phần BLS đến tiêu thụ thức ăn của gà thí nghiệm44
3.6. Ảnh hƣởng của khẩu phần BLS đến tiêu tốn thức/kg tăng khối lƣợng
của gà thí nghiệm .................................................................................. 46
3.7. Ảnh hƣởng của khẩu phần BLS đến tiêu tốn năng lƣợng trao đôi trung
bình cho 1 kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm .................................... 49
3.8. Ảnh hƣởng của khẩu phần BLS đến tiêu tốn protein trung bình cho 1
kg tăng khối lƣợng của gà thí nghiệm ..................................................... 51
3.9. Ảnh hƣởng của khẩu phần BLS đến một số chỉ tiêu giết mổ của gà
thí nghiệm.......................................................................................... 53
3.10. Ảnh hƣởng của khẩu phần BLS đến thành phần hóa học và độ mất

nƣớc của thịt ngực và thịt đùi của gà thí nghiệm ..................................... 55
3.11. Ảnh hƣởng của khẩu phần BLS đến chỉ số sản xuất PI và EN của gà
thí nghiệm ............................................................................................. 57
3.12. Ảnh hƣởng của khẩu phần BLS đến chi phí thức ăn cho 1 kg tăng
trọng của gà thí nghiệm ......................................................................... 58


v
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGH ............................................................................. 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 62
MỘT S HÌNH ẢNH TRONG ĐỀ TÀI ........................................................ 73


vi
D NH MỤC C C TỪ VIẾT T T
BLS

:

Bột lá sắn

CS

:

Cộng sự

CT

:


Công thức

DCP

:

Đi canxi phôt phat

DM

:

Vật chất khô

DXKN

:

Dẫn xuất không chứa nitơ

ĐC

:

Đối chứng

HCN

:


axit cyanhydric

KL

:

Khối lƣợng

KLTB

:

Khối lƣợng trung bình

P

:

Photpho

Pts

:

Photpho tổng số

SL

:


Sản lƣợng

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

VCK

:

Vật chất khô


vii
D NH MỤC C C ẢNG
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 28
Bảng 2.2: Công thức và giá trị dinh dƣỡng của KPCS và KPTN1 ................. 29
Bảng 2.3: Công thức và giá trị dinh dƣỡng KPTN2 ....................................... 30
Bảng 3.1 Tỷ lệ nuôi sống của gà ở các giai đoạn (%)..................................... 34
Bảng 3.2 Khối lƣợng trung bình của gà TN ở các tuần tuổi (g/con) .............. 36
Bảng 3.3 Tăng khối lƣợng tuyệt đối của gà TN ở các giai đoạn (g/con/ngày) ... 39
Bảng 3.4: Sinh trƣởng tƣơng đối của gà qua các giai đoạn tuổi (%) .............. 42
Bảng 3.5 Tiêu thụ thức ăn trung bình của gà ở các giai đoạn (g/con/ngày) ... 44
Bảng 3.6 Tiêu tốn thức ăn trung bình cho 1kg tăng khối lƣợng của gà (kg/kg) . 47
Bảng 3.7 Tiêu tốn năng lƣợng trao đổi trung bình cho 1 kg tăng khối lƣợng ở
các giai đoạn (kcal/kg) .................................................................................... 49
Bảng 3.8 Tiêu tốn protein trung bình cho 1 kg tăng khối lƣợng ở các giai

đoạn (g/kg) ...................................................................................................... 51
Bảng 3.9 Một số chỉ tiêu giết mổ (Trống + Mái) ............................................ 54
Bảng 3.10 Thành phần hóa học và độ mất nƣớc của thịt ngực ....................... 56
Bảng 3.11 Chỉ số sản xuất PI và EN ............................................................... 57
Bảng 3.12 Chi phí thức ăn cho 1 kg tăng trọng .............................................. 58


viii
D NH MỤC C C HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ sinh trƣởng tích lũy của gà thịt Lƣơng Phƣợng ................ 38
Hình 3.2: Đồ thị sinh trƣởng tuyệt đối của gà Lƣơng Phƣợng ....................... 41
Hình 3.3: Đồ thị tăng trƣởng tƣơng đối của gà Lƣơng Phƣợng ở các tuần tuổi ....43


1

MỞ Đ U
1. Đặt vấn đề

Các kết quả phân tích bột lá thực vật trong các nghiên cứu đều đánh
giá, năng lƣợng trao đổi (ME) của bột lá thấp hơn so với tiêu chuẩn ME
trong thức ăn hỗn hợp của gà thịt. Năng lƣợng trao đổi của bột lá chỉ có
khoảng từ 1600-2200 kcal/kg. Tuy có năng lƣợng trao đổi thấp nhƣng tỷ lệ
protein trong bột lá tƣơng đối cao có thể cao hơn (22-29%), cũng có thể
thấp hơn (16-20%). So với tiêu chuẩn ME/1 kg thức ăn hỗn hợp của gà thịt
lông màu khoảng từ 3000-3100 kcal/kg và Tiêu chuẩn protein thô trong
thức ăn hỗn hợp của gà thịt lông màu khoảng từ 19-21% thì việc bổ sung
bột lá vào khẩu phần theo các cách khác nhau thì khẩu phần sẽ có giá trị
năng lƣợng trao đổi và tỷ lệ protein khác nhau. Thông thƣờng có hai cách
phối hợp bột lá vào khẩu phần nhƣ sau:

Cách thứ nhất: Sử dụng bột lá nhƣ một trong các thành phần nguyên
liệu và xây dựng công thức thức ăn có bảo đảm khẩu phần có chứa năng
lƣợng trao đổi và tỷ lệ protein đúng theo tiêu chuẩn
Cách thứ hai: Sau khi phối trộn khẩu phần cơ sở sẽ thay thế một
phần thức ăn hỗn hợp bằng bột lá với khối lƣợng tƣơng ứng mà không cần
cân đối lại năng lƣợng trao đổi và protein.
Trong hai cách phối trộn bột lá trên thì cách 1 sẽ bảo đảm đƣợc dinh
dƣỡng cho gà nhƣng việc dùng dầu thực vật để bù đắp năng lƣợng cho bột lá
sẽ làm cho giá thành thức ăn tăng lên và mang lại bất cập trong điều kiện sản
xuất nông hộ. Cách phối trộn thứ 2 thƣờng có ME thấp hơn khẩu phần cơ sở,
còn tỷ lệ protein có thể cao hơn ho c thấp hơn nhƣng cách này đơn giản d
làm phù hợp với chăn nuôi nông hộ. Đồng thời sử dụng bột lá trong khẩu
phần sẽ làm tăng độ đậm màu của da và thịt gà, đáp ứng đƣợc thị hiếu
ngƣời tiêu dùng hiện nay.


2

Để làm rõ hiệu quả kinh tế của các cách sử dụng bột lá vào khẩu
phần thức ăn của gà thịt, chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định hiệu quả
của các cách thức bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần của gà thịt giống
Lượng Phượng”.
2. Mục đíc của đề t i

Xác định đƣợc hiệu quả của hai cách phối trộn bột lá sắn vào khẩu phần
đối với gà thịt, từ kết quả thu đƣợc, khuyến cáo cách phối trộn bột lá thích
hợp vào khẩu phần của gà thịt.
3. Ý n

ĩa k oa ọc v t ực tiễn của đề t i


* Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ làm giàu thêm kiến thức về sử dụng bột lá trong chăn nuôi gà.
Kết quả nghiên cứu có thể đƣợc sử dụng cho giảng viên, sinh viên, cán bộ
nghiên cứu tham khảo trong nghiên cứu các đề tài tƣơng tự.
* Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Cách thức phối trộn bột lá sắn thích hợp vào khẩu phần gà thịt sẽ đƣợc
khuyến cáo trong sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
4. Điểm mới của đề t i

Phối hợp bột lá vào khẩu phần có cân đối lại năng lƣợng và protein
theo tiêu chuẩn năng lƣợng và protein trong thức ăn của gà thịt thƣờng đƣợc
áp dụng trong nghiên cứu. Cách thức phối hợp này phù hợp trong nghiên cứu
nhƣng chƣa thật phù hợp trong điều kiện sản xuất nông hộ. Đề tài này nghiên
cứu hiệu quả của việc phối trộn bột lá theo cách khác, đó là thay thế một phần
thức ăn hỗn hợp bằng bột lá, không có sự cân đối lại năng lƣợng, protein. Nếu
cách bổ sung này vẫn đạt đƣợc hiệu quả tốt thì việc áp dụng trong điều kiện
chăn nuôi nông hộ sẽ đơn giản, d dàng hơn.


3

C ƣơn 1.
T NG QU N T I LI U
1.1. Giới t iệu về câ sắn
1.1.1. Tên gọi và nguồn gốc của cây sắn
* Tên gọi
Cây sắn thuộc giới Plantae, bộ Malpighiales, họ Euphorbiaceae, phân
họ Crtonoideae, tông Manihoteae, chi Manihot, loài M. Esculenta. Cây sắn có
tên khoa học là Manihot Esculenta Crantz, sắn còn có một số tên khác là

cassava, manioc, tapioca, maniva cassava,… ở Việt Nam cây sắn còn đƣợc
gọi là cây khoai mì, cây củ mì, sắn tầu,…
Cây sắn đƣợc bắt nguồn từ 4 trung tâm lớn, đó là: (1) Guatemala, (2)
Mexico, (3) Đông Brazil và Bolivia, (4) Tây Bắc Argentina và dọc theo bờ
biển vùng Sarana của miền Bắc Nam M .
Ngày nay sắn đƣợc trồng hầu hết ở các nƣớc có v độ từ 300N đến
300S và tập trung chủ yếu ở 106 nƣớc thuộc Châu M , Châu Phi và Châu Á
Thái Bình Dƣơng. Ở Việt Nam, cây sắn là một cây hoa màu truyền thống và
quan trọng của nhân dân ta, nhất là khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.
* guồn gốc
Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu M La tinh và đƣợc
trồng cách đây khoảng 5.000 năm. Trung tâm phát sinh cây sắn đƣợc giả
thiết tại vùng đông bắc của nƣớc Braxin thuộc lƣu vực sông Amazon, nơi
có nhiều chủng loại sắn trồng và sắn hoang dại. Trung tâm phân hóa phụ có
thể tại Mexico và vùng ven biển phía bắc của Nam M . Ngày nay cây sắn
đƣợc trồng trên 100 nƣớc của vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, tập trung nhiều
ở Châu Phi, Châu Á và Nam M . Sự phân bố của sắn đắng tập trung nhiều
ở phía Đông Nam M , đ c biệt ở vùng Amazon. Sắn ngọt đƣợc phân bố
nhiều ở Nam M , Trung M và Mexico. Cây sắn đựơc du nhập vào Việt


4

Nam khoảng giữa thế kỷ 18, hiện chƣa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và
năm trồng đầu tiên.
1.1.2. ăng suất chất xanh, bột lá sắn
Hiện tại, sắn đƣợc trồng trên 100 nƣớc của vùng nhiệt đới, cận nhiệt
đới và là nguồn thực phẩm của hơn 500 triệu ngƣời. Năm 2006 và 2007, sản
lƣợng sắn thế giới đạt 226,34 triệu tấn củ tƣơi so với 2005/06 là 211,26 triệu tấn
và 1961 là 71,26 triệu tấn. Nƣớc có sản lƣợng sắn nhiều nhất là Nigeria (45,72

triệu tấn), kế đến là Thái Lan (22,58 triệu tấn) và Indonesia (19,92 triệu tấn).
Nƣớc có năng suất sắn cao nhất là Ấn Độ (31,43 tấn/ha), kế đến là Thái Lan
(21,09 tấn/ha), so với năng suất sắn bình quân của thế giới là 12,16 tấn/ha
(FAO, 2008). Việt Nam đứng thứ mƣời về sản lƣợng sắn (7,71 triệu tấn) trên thế
giới. Tại Việt Nam, sắn đƣợc canh tác phổ biến ở hầu hết các tỉnh của tám vùng
sinh thái. Diện tích sắn trồng nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, (Nguồn
từ Wikipedia. Org [94])
Nguy n Hữu Hỷ và cs (1997) [15] cho biết khi nghiên cứu trồng sắn KM
94, KM 60 ở vùng Đông Nam Bộ khi tăng mật độ từ 10.000 cây/ha lên
17.780 cây/ha thì năng suất giảm từ 30,10 tấn/ha xuống còn 27,28 tấn/ha
đối với giống KM 94, còn giống KM 60 năng suất giảm từ 26,28 tấn/ha
xuống còn 22,28 tấn/ha. Wargiono (2002) [87] cho biết khi trồng sắn với mật
độ 8000 cây/ha và thu hoạch lá hàng tuần từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 7 (4
tầng lá/lần thu) sẽ cho năng suất cao nhất còn tiếp tục thu từ tháng thứ 7 trở đi
sẽ làm giảm năng suất của củ. Theo Nguy n Đức Hùng (2004) [12], khi
nghiên cứu ảnh hƣởng của tỷ lệ N khác nhau trong 9 năm với các mức N là
0, 40, 80, 160 kg/ha/năm đến sản lƣợng sắn với phân bón nền P. K (lân.
kali) giữ nguyên ở mức 40: 80 kg/ha/năm thì sản lƣợng trung bình của củ sắn
cao nhất ở mức bón 80 N là 17,1 tấn/ha.
Nguy n Viết Hƣng (2006) [14], trồng sắn KM 94 ở Sơn Dƣơng,
Tuyên Quang thì mật độ trồng 15.625 cây/ha cho năng suất sinh vật học cao


5

nhất từ 78,74 đến 91,71 tấn/ha/năm, sau đó đến mức trồng 10.000 cây/ha là
58,40 đến 64,50 và thấp nhất ở mức trồng 8.333 cây/ha là 59,99 và 62,32
tấn/ha/năm. Theo Lại Đình Hòe (2005) [96], mật độ trồng sắn KM 94 thích
hợp nhất tại huyện Vân Canh-Bình Định là 12.500 cây/ha.
Trần Thị Hoan, (2012) [11] đã theo dõi năng suất lá sắn trong hai năm

(2009-2010) ở những khoảng cách trồng khác nhau; (1,0 m x 0,4 m), (0,8 m x
0,4 m) và (0,6 m x 0,4 m). Mỗi năm thu hoạch đƣợc 3 lứa, năng suất lá sắn
tƣơi đạt trung bình 41,11-52,66 tạ/ha/lứa. Còn theo dõi năng suất lá sắn khi
bón các mức phân đạm khác nhau, mỗi năm thu hoạch 3 lứa, năng suất trung
bình/lứa/2 năm (tính chung cho cả 3 lứa cắt trong 2 năm) đạt từ 34,55 đến
54,95 tạ/ha/lứa. Ngoài giống và mật độ trồng thì năng suất lá còn phụ thuộc
vào dinh dƣỡng của đất, lƣợng mƣa, mùa vụ đ c biệt là phân bón. Tác giả
cũng cho biết: năng suất lá sắn khi bón các mức phân đạm khác nhau ở 5 mức
bón đạm (0, 20, 40, 60, 80 kg N/ha/lứa cắt) thì mức bón 60 kg N/ha/lứa với
khoảng cách trồng 0,8 m x 0,4 m có sản lƣợng lá sắn tƣơi, VCK, protein đạt
cao nhất, lần lƣợt là: 32,969 tấn; 8,503 tấn; 1,959 tấn/ha/2 năm.
Với các giống sắn khác nhau thì cũng cho năng suất lá khác nhau.
Wanapat (2002) [85] khi thử nghiệm trồng 16 dòng sắn với mật độ 27.778
cây/ha để thu cắt lấy lá đã thấy: Sản lƣợng VCK qua 3 lứa cắt từ 4,043 đến
7,768 tấn/ha/năm, còn khi trồng 25 dòng sắn khác với mật độ 111.111 cây/ha
thì cho sản lƣợng VCK dao động từ 2,651 đến 8,239 tấn/ha/năm. tác giả cũng
cho biết trồng sắn lấy lá với mật độ dầy và thu hoạch lần đầu sau khi trồng 3
tháng, còn thu các lần tiếp theo là 2 tháng/lần thì sản lƣợng vật chất khô có
thể đạt 12,6 tấn/ha/năm.
Atchara và cs (2002) [40] tổng hợp các kết quả nghiên cứu về trồng sắn
thu lá từ năm 1977 đến năm 1979 về dòng sắn Rayong 1, tác giả cho biết
ngƣời ta có thể trồng sắn với nhiều mật độ khác nhau.


6

Các kết quả nghiên cứu đều cho thấy sản lƣợng đạt từ 6,94 đến 8,85 tấn
lá tƣơi/ha/năm và không có sự sai khác thống kê có ý ngh a giữa sản lƣợng lá
tƣơi đƣợc trồng với mật độ khác nhau. Li Kaimian và cs (2002) [65] cho biết,
sản lƣợng VCK đạt cao nhất ở mật độ trồng 15.625 cây/ha là 3,04 tấn/ha.

Theo Cadavid (2002) [93] thì trồng sắn CMC 92 lấy lá tại Colombia
có mật độ từ 20.000 đến 62.000 cây/ha thì sản lƣợng chất khô thu đƣợc
khoảng trên dƣới 24 tấn/ha/năm. Cũng theo ông, giống CM 4843-1 với mật
độ 11.200 cây/ha ở vùng đất xám pha cát có thể thu 24.45 tấn VCK/ha/năm
(91,4 tấn tƣơi): giống sắn CM 2758 với mật độ 11.200 cây/ha trong 2 năm
có thể thu 83,01 tấn chất tƣơi/ha; Giống CM 523-7 86,81 tấn chất tƣơi/ha;
giống Mcol 2737 102,9 tấn/ha, trồng dòng HMC 1 với mật độ 31.250 đến
112.000 cây/ha với khoảng cách cắt là 3 tháng/lần, sản lƣợng lá thu đƣợc
trên dƣới 80 tấn/ha. Cần lƣu ý là sản lƣợng chất tƣơi nói trên bao gồm cả
thân, cành, lá sắn. Ở các thông báo khác sản lƣợng lá sắn thấp hơn nhiều so
với thông báo nêu trên là vì sản lƣợng này chỉ có riêng lá, không bao gồm
thân, cành, ngọn và cuống lá sắn.
1.1.3. Thành phần hóa học của lá tươi, bột lá sắn
Sắn là loại cây thức ăn gia súc có giá trị; ngoài sản phẩm khai thác
chính là củ sắn thì phụ phẩm ngọn, lá sắn cũng là nguồn thức ăn thô xanh giàu
dinh dƣỡng cho gia súc và có sản lƣợng khá lớn. Thành phần hóa học của lá
sắn tƣơi giống nhƣ một số loại rau xanh giàu dinh dƣỡng khác, đ c biệt là
hàm lƣợng protein và caroten chiếm tỷ lệ khá cao. Trong lá sắn có hàm
lƣợng đạm khá cao, nhiều chất bột, chất khoáng và vitamin. Chất đạm
của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhƣng thiếu
methionin. Ngoài các chất dinh dƣỡng thì lá sắn cũng chứa một lƣợng
độc tố HCN đáng kể.


7

* Vật chất khô
Theo Bùi Văn Chính và Lê Viết Ly (2001) [2] thì trong ngọn lá sắn
tỷ lệ VCK chiếm 25,5 %, năng lƣợng trao đổi là 2549 Kcal/kg VCK
* Protein

Theo Từ Quang Hiển và Phạm S Tiệp (1998) [6], thì củ của các giống
sắn tại bản địa tại Việt Nam có tỷ lệ protein từ 2,44 đến 4,13 %. Các giống
sắn có tỷ lệ protein cao thì hàm lƣợng protein thƣờng từ 3,78 – 4,61 %, còn
các giống có tỷ lệ protein thấp thì hàm lƣợng protein chỉ từ 2,4 – 2,75 %.
Dƣơng Thanh Liêm (1999) [17], Nguy n Thị Hoa Lý (2008) [20] cũng
cho biết, hàm lƣợng protein thô trong VCK của lá sắn tƣơng đối cao, dao
động từ 20-34,7 %.
Theo Alhasan và cs (1982) (trích Nguy n Nghi và cs, 1984 [21]) thì lá
sắn giàu protein hơn củ sắn, hàm lƣợng protein trong lá sắn từ 23-32 % trong
VCK. Từ Quang Hiển và Phạm S Tiệp (1998) [6] cho biết: protein trong lá
của các giống sắn bản địa của Việt Nam dao động từ 24,06-29,80 % trong
VCK. Lá của các giống sắn có hàm lƣợng protein cao trong nƣớc ta là sắn
Xanh V nh Phú, sắn Dù, Sắn Chuối Trắng, KM 60, Chuối đỏ.
Tuy nhiên hàm lƣợng protein còn phụ thuộc vào cách chế biến. Liu và
Zhuang (2000) [66] cho biết bột lá sắn có hàm lƣợng protein là 25,0 %, còn
chế biến sắn cả cuống thì hàm lƣợng protein giảm xuống còn 20,30 % VCK.
Tác giả còn cho biết protein trong lá sắn cao hơn các loại cây thức ăn khác
(protein trong VCK của hòa thảo là 12,60 %: ngô 11,90 %) nhƣng thấp hơn
đỗ tƣơng (45,70 %).
Theo Phạm S Tiệp (1999) [27], Chavez và cs (2000) [46] thì hàm
lƣợng axit amin trong lá sắn cao hơn củ sắn và cân đối so với trứng gà, tuy
nhiên hàm lƣợng methionin và histidin trong lá sắn thấp, tƣơng ứng là 1,99 và
1,14 %. Hàm lƣợng lysin trong protein của lá sắn tƣơng đối cao (5,68 %) đáp
ứng đầy đủ nhu cầu lysin của gia súc, gia cầm. Hoài Vũ (1980) [36] nhận


8

định: về m t chất lƣợng, trong protein của lá sắn có đầy đủ các axit amin thiết
yếu, so với các loại rau tƣơi khác thì chất lƣợng protein của lá sắn hơn hẳn.

Ví dụ: Hàm lƣợng lysin, methionin, triptophan của lá sắn tƣơi là 0,3;
0,4; 0,11 (g/100g). Trong khi đó, rau muống là 0,14; 0,07; 0,04 (g/100g); rau
ngót là 0,16; 0,13; 0,05 (g/100g); rau cải là 0,07; 0,03; 0,02 (g/100g).
Adrian và cs (1970) (trích theo Nguy n Nghi, 1984 [21]), Eruvbetine
và cs (2003) [51] cho biết methionin là yếu tố hạn chế của bột lá sắn, trong
khi đó hàm lƣợng lysin và arginin trong protein của lá sắn lại tƣơng đối cao,
tƣơng ứng 4,45 và 4,35 g/100g, nếu đƣợc bổ sung methionin sẽ làm cân đối
hàm lƣợng axit amin và làm tăng tỷ lệ tiêu hóa của thức ăn.
* Lipit
Hàm lƣợng lipit trong bột lá sắn tƣơng đối thấp, chỉ chiếm khoảng 6%
VCK (Nguy n Khắc Khôi, 1982 [16]; Nguy n Nghi, 1984 [21]; Ravindran,
1993 [77]).
* Tinh bột
Các giống, dòng sắn khác nhau thì có tỷ lệ tinh bột cũng khác nhau.
Theo Hoàng Kim, (1999) [97] thì các giống KM 98-1, KM 98-5, KM 98-6 đạt
năng suất tinh bột là 12,41; 13,02 và 13,69 tấn/ha, tỷ lệ tinh bột trong củ sắn
tƣơi ở các tháng 4, 6, 8, 10, 12 sau khi đ t hom tƣơng ứng là: 3,0; 16,5; 20,0;
21,0 và 28,0 %. Theo các tác giả nhƣ Hoài Vũ, (1980) [36], Bùi thị Buôn và
Nguy n Văn Nghị, (1985) [1], Cục khuyến nông, (2008) [95] thì Thu hoạch
sắn sau khi đ t hom 10-12 tháng là lúc của sắn có tỷ lệ tinh bột cao nhất. Nếu
để qua thời gian 12 tháng, tỷ lệ tinh bột giảm nhƣng tỷ lệ protein thô và xơ
thô tăng lên. Một số giống sắn của Việt Nam có tỷ lệ tinh bột cao hơn các
giống có tỷ lệ cao nhất thế giới. Ví dụ: Giống sắn vỏ vàng của nƣớc ta có tỷ lệ
tinh bột là 34,20 % và cao hơn 2,09 % so với giống sắn Solida Balanca của
Colombia (một trong những giống sắn có tinh bột cao nhất thế giới) (Hoài Vũ,
1980) [36]. Hàm lƣợng tinh bột trong lá sắn cũng tƣơng đối thấp, khoảng từ


9


1,8-3,2 % VCK, hàm lƣợng dẫn xuất không đạm của lá sắn có từ 3,7 – 6,4 %
VCK. Năng lƣợng trao đổi trong lá sắn tính theo 1kg vật chất khô, khoảng
2400 Kcal (Nguyên Nghi, 1984 [21]; Nguyên Văn Thƣởng, 1992 [24]; Từ
Quang Hiển, 1982 [4])
* Khoáng và vitamin
Tuy hàm lƣợng lipit và tinh bột trong bột lá sắn thấp nhƣng thành phần
khoáng đa lƣợng và vi lƣợng trong bột lá sắn lại khá cao, đ c biệt hàm lƣợng
sắt và mangan (Nguy n Khắc Khôi, 1982 [16]; Nguy n Nghi, 1984 [21];
Ravindran, 1993 [77]). Hàm lƣợng khoáng đa lƣợng và vi lƣợng của lá sắn
nói chung cao hơn so với củ sắn. Hàm lƣợng canxi dao động từ 0,74-1,13 %;
Hàm lƣợng phốt pho dao động từ 1,52-1,71 %. Đ c biệt hàm lƣợng sắt và
mangan rất cao, tƣơng ứng là 344,0-655,2 mg trong 1 kg chất khô (Nguy n
Khắc Khôi, 1982 [16]). Theo Phạm S

Tiệp (1999) [27] thì hàm lƣợng

khoáng tổng số của các loại sắn Xanh V nh Phú, Dù, Chuối Trắng, KM 60,
Chuối đỏ, 205 dao động từ 6,60-7,80 %. Còn các giống H34, 202 hàm lƣợng
khoáng lần lƣợt là 5,62 % và 5,80 %. Trong đó hàm lƣợng canxi dao động từ
0,74-1,13 %; photpho từ 0,25-0,38 %; kali từ 1,52-1,71 %.
Theo Hoài Vũ (1980) [36] thì hàm lƣợng vitamin B1 là 0,25 mg/100g,
B2 là 0,66 mg/100g. Đ c biệt, vitamin C trong lá sắn có tới 2,95 mg/100g.
* Sắc tố thực vật
Bột lá sắn giàu carotenoids, xanthophyll, vitamin, đây là nguồn bổ sung
sắc chất và vitamin cho gia súc, gia cầm. Tỷ lệ caroten trong lá sắn tƣơi là
3,00 mg%, vitamin B1 là 0,25 mg%, B2 là 0,66 mg%; PP là 0,66 mg%;
vitamin C là 295 mg% (Hoài Vũ và cs, 1980 [36]). Tỷ lệ caroten trong VCK
của lá sắn là 66,7 mg% (Từ Quang Hiển, 1983 [5]). Các phƣơng pháp chế
biến khác nhau ảnh hƣởng tới tỷ lệ caroten trong lá sắn.
Phơi nắng ngoài trời tỷ lệ caroten là 167 mg/kg, phơi trong nhà tỷ lệ là

251 mg/kg, còn sấy ở các nhiệt độ 60, 80, 1000C thì sấy ở nhiệt độ càng cao


10

thì tỷ lệ caroten còn lại trong bột lá sắn càng cao, tỷ lệ này lần lƣợt là 210,
331 và 351 mg/kg (Duong Thanh Liem và cs, 1998 [49]).
1.1.4. Độc tố trong sắn và phương pháp khử độc tố HC
* Độc tố trong lá sắn
Ngoài các giá trị dinh dƣỡng, thì yếu tố hạn chế sử dụng các sản phẩm
từ sắn nhƣ củ, lá làm lƣơng thực cho con ngƣời và thức ăn cho gia súc là
trong sắn có chứa một lƣợng độc tố HCN đáng kể. Giống sắn khác nhau thì
lƣợng độc tố trong nó không giống nhau. Lƣợng HCN ở lá non nhiều hơn lá
già; phần củ thì cao nhất ở phần vỏ thịt, sau đó là 2 phần đầu củ và lõi sắn: ở
thân thì thân già nhiều hơn thân non.
Trong cây sắn, lƣợng độc tố phân bố không đều, chủ yếu tập chung ở
bộ phận dƣới m t đất. Theo Phạm S Tiệp (1999) [27] thì sự phân bố HCN
trong các bộ phận của cây sắn đƣợc chia ra nhƣ sau: Các bộ phận trên m t đất
gồm thân lá có 29,3 %, trong đó độc tố chủ yếu nắm ở thân là 27,2 % còn lại
ở lá chỉ có 2,1 %. Lƣợng HCN ở các bộ phận dƣới m t đất chiếm tới 70,7 %
tổng lƣợng độc tố trong cây. Trong đó gốc già dƣới đất có 8,9 % và r củ
chiếm 61,8 %, tập chung chủ yếu ở vỏ và hai đầu củ sắn.
Lƣợng độc tố trong sắn rất khác nhau tùy thuộc vào giống sắn.
Trong cùng một giống sắn thì ở phần củ sắn, lƣợng HCN cao nhất ở phần
vỏ thịt, sau đó là 2 đầu củ và lõi sắn; ở lá thì HCN ở lá non nhiều hơn lá
già; ở thân thì thân già nhiều hơn thân non. Ở mỗi phần của cây sắn hàm
lƣợng HCN có tỷ lệ rất khác nhau, HCN đƣợc tập trung chủ yếu ở phần củ
sắn. Căn cứ vào hàm lƣợng độc tố HCN trong củ sắn mà phân chia làm 2
loại: Sắn ngọt (ngọt và không đắng) và sắn đắng (đắng và rất đắng). Theo
Trần Ngọc Ngoạn (2007) [22] thì giống sắn ngọt có từ 30-80 ppm HCN trong

chất tƣơi, giống sắn đắng có từ 80-400 ppm HCN trong chất tƣơi.
* Phương pháp khử độc tố trong lá sắn
Để sử dụng sắn cho gia súc, gia cầm với tỷ lệ cao trong khẩu phần thì


11

cần phải nghiên cứu để tìm ra các biện pháp làm giảm đƣợc tối đa lƣợng độc
tố trong sắn, nhƣng lại bảo tồn đƣợc các thành phần dinh dƣỡng, tăng khẩu vị,
d tiêu hóa, hấp thu, giá thành rẻ, d làm và d bảo quản.
Các biện pháp làm giảm độc tố HCN nhƣ: Thái lát phơi khô (củ sắn),
băm nhỏ (lá sắn) phơi khô và nghiền thành bột. Thái lát (củ sắn) xử lý bề m t
lát cắt bằng ngâm nƣớc (nƣớc lã, nƣớc vôi, nƣớc muối, axít HCl, axít
axetic...), sắn sợi (nạo, duôi), làm sắn hạt, làm bột sắn thô, chế biến tinh bột
sắn, ủ chua (lá sắn), ủ tƣơi (củ sắn) và lên men vi sinh vật bột sắn...
Từ Quang Hiển (1983) [5], Bùi Văn Chính, Lê Viết Ly (1995) [2], đã
thí nghiệm muối dƣa lá sắn kết quả cho thấy trong lá sắn đã muối dƣa chỉ còn
1-2 mg % HCN. Tuy nhiên theo các tác giả trên thì biện pháp phơi khô lá sắn
và nghiền thành bột là tốt nhất. Trong lá sắn phơi khô, chỉ còn chứa 1-2 mg %
HCN. Sau khi nghiền thành bột thì hàm lƣợng HCN lại giảm đi rất nhiều và
nếu cất giữ cẩn thận sau 4-5 tháng vẫn còn chất lƣợng tốt. Lƣợng bột lá sắn
gia súc, gia cầm ăn đƣợc gấp 3-4 lần so với số lƣợng chúng ăn đƣợc ở dạng lá
tƣơi, luộc ho c muối dƣa.
Ngoài các phƣơng pháp chế biến trên còn có một số phƣơng pháp tích
cực để khử độc tố HCN nhƣ sấy khô bằng lò sấy điện 70-80oC, ho c sấy bằng
lò sấy thủ công, trong quá trình sấy glucosid bị thủy phân thành dạng HCN tự
do, sau đó bị bốc hơi cùng với nƣớc trong sản phẩm.
Theo Bùi Văn Chính, 1995 [2]; Gomez, 1985 [52] thì cũng có thể làm
giảm HCN trong sắn bằng cách muối dƣa (lá sắn) và ủ xilo (củ sắn). Nhờ tác
động của men sẵn có có trong sắn mà glucosid đƣợc phân hủy giải phóng

HCN tự do. Khi cho gia súc ăn lá sắn ủ chua hay ủ xilô các sản phẩm nên rửa
qua bằng nƣớc lã rồi vắt bỏ nƣớc.
Trong phƣơng pháp chế biến bột lá sắn thì phƣơng pháp pháp phơi khô
lá sắn và nghiền thành bột là tốt nhất. Trong lá sắn phơi khô, chỉ còn chứa 1 –
2 mg % HCN. Sau khi nghiền thành bột thì hàm lƣợng HCN lại giảm đi rất


12

nhiều do đó, có thể cho gia súc gia cầm ăn với khối lƣợng gấp 3-4 lần so với
lá sắn ở dạng tƣơi, luộc ho c muối dƣa (Từ Quang Hiển, 1983 [5]). Phƣơng
pháp này không tiêu tốn nhiên liệu nhƣ phƣơng pháp sấy, bảo toàn tốt các
chất dinh dƣỡng trong lá sắn và đã giảm đƣợc từ 65,67-76,72 % độc tố HCN
so với lá sắn tƣơi tính theo vật chất khô (Trần Thị Hoan, 2012 [11]).
1.2. Sắc tố v ản

ƣởn của sắc tố đối với vật nu i

1.2.1. Sắc tố trong thực vật
Thực vật tƣơi là nguồn rất tốt để cung cấp chất chống oxy hóa nhƣ
vitamin, carotenoid, flavonoid và các phenolic phức tạp khác (Minussi và cs,
2005 [72]; Zhang và Hamauzu, 2004 [91]; Murcia và cs, 2010 [74]). Rất khó
đánh giá vai trò sinh học của sắc tố ở trong thực vật, nhƣng ngƣời ta đã biết
chlorophyll là sắc tố quan trọng nhất đối với thực vật. Chlorophyll và
carotenoid là những chất quan trọng cho chức năng quang hợp. Một vài sắc tố
quan trọng khác là flavonoid có vai trò chủ yếu trong tƣơng tác giữa thực vật
và động vật nhƣ tín hiệu để thụ phấn và phát tán hạt.
Sắc tố trong thực vật đƣợc chia thành các nhóm sau: Chlorophyll,
carotenoid (carotene và xanthophyll), flavonoid (chalcone, anthocyanin,
flavone, flavonol) và betalain (betaxanthin, betacyanin). Ngƣời ta đã phát

hiện đƣợc khoảng 750 loại caroteinoid, 7.000 flavonoid và hơn 500
anthocyanin (Davies, 2004 [48]). Sắc tố tồn tại ở các bộ phận khác nhau của
thực vật, flavonoid và carotenoid tồn tại ở hầu hết các mô thực vật nhƣ lá, củ,
hoa, quả và hạt nhƣng anthocyanin hay chlorophyll chỉ tồn tại ở một số bộ
phận nhất định.
Chlorophyll ở thực vật có hai loại đó là chlorophyl a màu xanh nhạt và
chlorophyl b màu vàng xanh. Số lƣợng loại này phụ thuộc vào loài thực vật, điều
kiện ánh sáng và điều kiện dinh dƣỡng khoáng magie. Hàm lƣợng chlorophyl a
thƣờng gấp từ 2-4 lần so với chlorophyll b (Dzugan, 2006 [50]).


13

Carotenoid tồn tại ở sắc lạp và lục lạp ở màng tế bào thực vật. Chỉ có một
vài loại carotenoid là tiền vitamin A, còn những chất khác không có hoạt tính
nhƣ vitamin A. Tuy nhiên, ngƣời ta đã chứng minh rằng chúng có khả năng
chống oxy hóa rất mạnh (Granado và cs, 2003 [53], Mares-Perlman và cs, 2002
[70], Britton và cs, 2004 [44]). Ngoài ra trong thực vật còn có các tiền chất của
axit abscisic (ABA), phytohormon; các chất này có khả năng điều chỉnh sinh
trƣởng và quá trình stress của con vật (Koornneef, 1986 [59]).
Sắc tố trong carotenoid đƣợc chia thành 2 nhóm: caroten màu đỏ da
cam và xanthophyll vàng da cam.
Caroten (C40H56) là một loại cacbua hydro chƣa bão hòa, chỉ tan trong dung
môi hữu cơ. Trong thực vật thƣờng có 4 loại tiền vitamin A là: β, α, δ và γ
caroten. Nếu cắt đôi phân tử β caroten ta có 2 phân tử vitamin A, nên β caroten
đƣợc xem là tiền vitamin A (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976 [37]). Trong
đó β caroten chiếm trên 90 % trong tổng số các carotenoid ở thực vật. Các
carotenoid không chỉ cung cấp tiền vitamin A mà còn có tiềm năng chống oxy
hóa, chống ung thƣ. Hàm lƣợng β caroten trong cỏ tƣơi tự nhiên: 150-250 mg/kg
VCK, cây ngô già: 15-60 mg/kg VCK, của cà rốt: 150-200 mg/kg VCK, rơm rạ: 4

mg/kg VCK (Từ Quang Hiển và cs, 2001 [7]). Tác giả Scott và cs (1969) [84] cho
biết  caroten trong bột lá keo giậu từ 227-248 mg/kg VCK.
Xanthophyll là nhóm sắc tố vàng sẫm. Công thức hóa học của chúng là
C40H56On (n từ 1-6). Vì số lƣợng nguyên tử oxy có thể từ 1 đến 6 nên có nhiều
loại xanthophyll: Kriptoxantin (C40H56O1), lutein (C40H56O2), violacxantin
(C40H56O4),... (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976 [37]). Trong đó
violaxanthin và lutein chủ yếu tạo ra màu sắc vàng của lá cây, cỏ trong mùa thu
(Davies, 2004 [48]).
Flavonoid bao gồm anthocyanin, chalcon, auron, flavon và flavonol.
Chúng đều tan trong nƣớc, tồn tại ở trong không bào. Flavonoid là chất hóa
học hoạt động với nhiều chức năng: nhƣ tạo màu cho cánh hoa, quả, chống tia


14

UV, chống oxy hóa, kháng khuẩn và sự hoạt động của virus. Trong các sắc tố
thuộc nhóm flavonoid thì anthocyanin là phổ biến nhất và tạo ra các màu đỏ
tƣơi, đỏ, xanh và màu tím cho hoa, quả và thân cây. Màu của anthocyanin bị
ảnh hƣởng bởi rất nhiều các nhân tố. Một trong các nhân tố đó là số lƣợng
nhóm hydroxyl và methoxyl. Nếu có nhiều gốc OH thì màu sắc có màu xanh.
Nếu xuất hiện nhiều gốc OCH3 thì màu sắc chủ yếu là đỏ (Winkel-shirley,
2002 [89]; Grotewold, 2006 [54]). Các loại sắc tố này có màu đỏ khi ở pH
axit và có màu xanh khi ở môi trƣờng kiềm. Ngoài ra, màu sắc còn phụ thuộc
vào các nguyên tố khoáng nhƣ Al, Fe, Mg ở một số loài thực vật.
Betalain là các chất thay thế anthocyanin ở các loài caryophyllal. Chúng
cũng có thể tìm thấy ở một số loại nấm. Betalain có nguồn gốc từ tyrosin.
Chúng đƣợc chia thành 2 nhóm là betaxanthin có màu vàng và betacyanin có
màu đỏ, màu tím.
1.2.2. Tác dụng của sắc tố đối với vật nuôi
Ngƣời tiêu dùng thƣờng có thói quen lựa chọn màu sắc của thực phẩm,

do đó, màu sắc quyết định sự lựa chọn hay loại bỏ một loại thực phẩm nào đó.
Ở một số nƣớc và một số dân tộc, ngƣời tiêu dùng quan tâm đ c biệt tới màu
sắc của da, thịt và lòng đỏ trứng (Hencken, 1992 [56]; Williams, 1992 [88]).
Chính sở thích này đã khiến cho các nhà nghiên cứu và ngƣời chăn nuôi bổ
sung sắc tố vào khẩu phần của gà thịt cũng nhƣ gà trứng để làm tăng độ đậm
của da, lòng đỏ trứng gia cầm và làm tăng tính hấp dẫn của sản phẩm
(Hencken, 1992 [56], Liufa và cs, 1997 [67]). Sắc tố dùng để làm thức ăn bổ
sung hầu hết thuộc nhóm carotenoid.
Động vật hoàn toàn không có khả năng tự tổng hợp carotenoid nên bắt
buộc phải đƣợc cung cấp từ thức ăn (Marusich và Bauernfeind, 1981 [71], Liufa
và cs, 1997 [67]). Đối với khẩu phần ăn thông thƣờng thì nguồn carotenoid sử
dụng để tạo màu da và lòng đỏ trứng gia cầm là xanthophyll hay oxycarotenoid
của ngô, gluten ngô và bột lá thực vật (Latscha, 1990 [64]).


15

Đối với gà thịt, sắc tố apocarotenoic axit ethyl ester là một carophyll có
màu vàng khi bổ sung có tác dụng tăng màu sắc của da gà (Latscha, 1990 [64]).
Khi các carotenoid tích lũy đầy đủ thì hƣơng vị của thịt tăng, do đó làm tăng
chất lƣợng của thịt gà, cải thiện độ vàng da ngực và thành phần axit béo của thịt.
Nhƣng trong chăn nuôi gà công nghiệp, gà bị nuôi nhốt và đƣợc ăn thức ăn hỗn
hợp không đủ lƣợng sắc tố nên đã làm giảm màu sắc da và thịt gà, làm mất đi
hƣơng vị thơm ngon của thịt gà (Latscha, 1990 [64]; Williams, 1992 [88]).
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt sắc tố trong thức ăn và cải thiện độ vàng
của lòng đỏ trứng, da, thịt, đồng thời làm tăng hƣơng vị thịt của gia cầm,
ngƣời ta đã bổ sung sắc tố tổng hợp ho c bột thực vật giàu sắc tố vào thức ăn.
Sắc tố tổng hợp tuy cải thiện đƣợc màu của lòng đỏ trứng và da gà nhƣng
không cải thiện đƣợc hƣơng vị thịt, bên cạnh đó một số sắc tố tổng hợp còn
ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe con ngƣời. Vì vậy, ngƣời ta hƣớng tới việc sản

xuất bột lá thực vật giàu sắc tố ho c chiết xuất sắc tố từ thực vật bổ sung vào
thức ăn của gia cầm. Các loại bột lá cây thức ăn xanh thƣờng đƣợc sản xuất là
bột hoa cúc, bột lá keo giậu, bột cỏ alfalfa, bột cỏ Stylo, bột cỏ medicago, bột
cỏ mục túc, bột lá sắn…
1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sắc tố trong thức ăn và tích tụ sắc tố trong
sản phẩm chăn nuôi
* Ảnh hưởng của quá trình bảo quản tới hàm lượng sắc tố trong
thức ăn
Trong quá trình bảo quản, hàm lƣợng protein và chất xơ thay đổi ít (Rotz
và Muck, 1994 [79]) còn caroten bị oxy hóa khá nhanh. Tốc độ oxy hóa caroten
phụ thuộc vào ẩm độ, ẩm độ càng thấp thì tốc độ oxy hóa càng nhanh. Nếu bột lá
cây thức ăn xanh có độ ẩm từ 4-5 %, sau 6 tháng bảo quản caroten mất khoảng
67,00 %, còn ở độ ẩm 8-12,9 % thì caroten chỉ mất từ 37,00-48,00 %.
* Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sắc tố trong thức ăn


×