Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Xác định các thông số di truyền tính trạng tăng trưởng của cá rô phi đỏ (oreochromis spp ) chọn giống tại đồng bằng sông cửu long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

LAO THANH TÙNG

XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG
TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis SPP.) CHỌN
GIỐNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HOÀ - 2015


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
------

LAO THANH TÙNG
XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ DI TRUYỀN TÍNH TRẠNG
TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ RÔ PHI ĐỎ (Oreochromis SPP.) CHỌN
GIỐNG TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:


60620301

Quyết định giao đề tài:

1028/QĐ – ĐHNT, ngày 07/10/2014

Quyết định thành lập HĐ:
Ngày bảo vệ:
Người hướng dẫn khoa học:
Chủ tịch Hội đồng:
Khoa sau đại học:

KHÁNH HOÀ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Xác định các thông số di truyền tính trạng tăng
trưởng của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) chọn giống tại đồng bằng sông Cửu
Long” Đề tài này nằm trong khuôn khổ đề tài Nhà nước ‘Ứng dụng di truyền phân tử,
di truyền số lượng phục vụ chọn giống nâng cao sinh trưởng cá rô phi đỏ
(Oreochromis spp.)’ thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh
vực Nông nghiệp – Thủy sản đến năm 2020 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam
Bộ (trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II), xã An Thái Trung, huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn
trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác tính đến
thời điểm này.

Khánh Hòa, ngày 22 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn


Lao Thanh Tùng

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý
phòng ban trường Đại học Nha Trang, các thầy cô Viện nuôi trồng Thủy sản trường
Đại học Nha Trang đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là
sự hướng dẫn tận tình của TS.Nguyễn Văn Minh và TS.Trịnh Quốc Trọng đã giúp tôi
hoàn thành tốt đề tài. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến sự giúp đỡ này.
Cuối cùng, là lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Ba, Mẹ cùng những người thân trong
gia đình và bạn bè, những người đã giúp đỡ tôi về tinh thần và vật chất, để tôi vượt qua
những khó khăn trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Khánh Hòa, ngày 22 tháng 12 năm 2015
Tác giả luận văn

Lao Thanh Tùng

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii
LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................................. x

MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................3
1.1. Hệ thống phân loại và nguồn gốc cá rô phi đỏ ................................................3
1.1.1. Vị trí phân loại .........................................................................................3
1.1.2.Nguồn gốc..................................................................................................3
1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi đỏ ......................................................5
1.2.1. Đặc điểm về hình thái ...............................................................................5
1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng ...............................................................................6
1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng ...............................................................................6
1.2.4. Đặc điểm sinh sản .....................................................................................7
1.2.5. Phân biệt cá rô phi đực và cá rô phi cái ....................................................7
1.3. Hiện trạng nghề nuôi cá rô phi đỏ trên thế giới và ở Việt Nam ......................9
1.3.1. Nghề nuôi cá rô phi đỏ trên thế giới .......................................................9
1.3.2. Nghề nuôi cá rô phi đỏ tại Việt Nam ...................................................10
1.4. Hiện trạng chọn giống cá rô phi trên thế giới và ở Việt Nam .......................12
1.4.1. Một số chương trình chọn giống cá rô phi trên thế giới .........................12
1.4.2. Một số chương trình chọn giống cá rô phi ở Việt Nam .........................13
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 15
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu ................................................15
2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ....................................................................16
2.3. Phương pháp triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu ..........................17
2.3.1. Nuôi vỗ cá bố mẹ thế hệ G1 ...................................................................17
2.3.2. Ghép cặp cá bố mẹ thế hệ G1để sản xuất các gia đình thế hệ G2 ..........18
2.3.3. Phương pháp thu và ương ấp trứng ......................................................19
2.3.4. Ương nuôi riêng rẽ cá giống các gia đình thế hệ G2 ............................ 23

v


2.3.5. Phương pháp đánh dấu từ (PIT) ........................................................... 24

2.3.6. Nuôi tăng trưởng cá đánh dấu từ thế hệ G2 trong ao ........................... 26
2.4. Phương pháp thu thập số liệu .........................................................................26
2.4.1. Số liệu về tỷ lệ sống .............................................................................26
2.4.2. Số liệu về tăng trưởng chiều dài, khối lượng của cá G2 ......................27
2.4.3. Số liệu về chiều cao thân, bề dầy thân của cá G2 ................................ 27
2.4.4. Số liệu về biến động các yếu tố môi trường nước ................................ 28
2.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................28
2.5.1. Công thức tính toán ..............................................................................28
2.5.2. Phần mềm xử lý số liệu ........................................................................29
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 30
3.1. Đặc điểm chỉ tiêu môi trường ương nuôi cá rô phi đỏ ...................................30
3.2. Kết quả nuôi vỗ cá bố mẹ thế hệ G1 và tạo ra các gia đình thế hệ G2 giai
đoạn giống .............................................................................................................31
3.3. Kết quả đánh dấu các gia đình thế hệ G2 ......................................................32
3.4. Kết quả nuôi tăng trưởng các gia đình thế hệ G2 ..........................................34
3.5. Thông số di truyền tính trạng khối lượng và chiều dài cơ thể trên cá rô phi đỏ
............................................................................................................................... 37
3.6. Thông số di truyền tính trạng chiều cao thân và bề dầy thân rên cá rô phi đỏ
............................................................................................................................... 37
3.7. Kết quả phân tích tương quan di truyền giữa các tính trạng tăng trưởng

38

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................39
4.1.KẾT LUẬN .....................................................................................................39
4.2. ĐỀ XUẤT ......................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 40
PHỤ LỤC

vi



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Diễn giải

AFGC

Trung tâm Di truyền Akvaforsk (Akvaforsk Genetic Centre)

c2

Ảnh hưởng của môi trường (Environmental effect common to full-sibs)

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

EBV

Giá trị chọn giống ước tính (Estimated Breeding Value)

GIFT

Cải thiện di truyền cá rô phi nuôi (Genetic Improvement of Farmed
Tilapia)

h2


Hệ số di truyền (heritability)

PIT

Dấu từ (Passive Integrated Transponder)

rg

Tương quan di truyền (genetic correlation)

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Hình thái ngoài cá rô phi đỏ ..............................................................................6
Hinh 2.1. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................15
Hình 2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ......................................................................16
Hình 2.3. Nuôi vỗ cá bố mẹ trong giai đặt dưới ao .........................................................18
Hình 2.4. Thu trứng cá rô phi đỏ .....................................................................................19
Hình 2.5. Ấp trứng bằng bình ấp .....................................................................................20
Hình 2.6. Ấp cá bột trong khay .......................................................................................20
Hình 2.7. Bình ấp trứng ...................................................................................................21
Hình 2.8. Giai đoạn trứng và cá bột của cá rô phi đỏ ......................................................22
Hình 2.9. Giai ương cá giống ..........................................................................................24
Hình 2.10. Dụng cụ gắn dấu ........................................................................................... 26
Hình 1.11. Đo chiều cao, bề dày thân cá ........................................................................27
Hình 2.12. Minh họa chiều dài, chiều cao thân và bề dày thân của cá ............................ 27
Hình 3.1. Ngày tuổi của các gia đình cá rô phi đỏ G2 tại thời điểm đánh dấu từ (PIT) ........33
Hình 3.2. Tăng trưởng về khối lượng của cá rô phi đỏ G2 trong 98 ngày nuôi ..............34

Hình 3.3. Đồ thị phân phối khối lượng quần đàn cá G2 tại thời điểm thu hoạch............35

viii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Phân biệt cá rô phi đực và cá rô phi cái ................................................ 8
Bảng 2.1. Các cấp độ thành thục của cá rô phi cái và thời gian tương ứng đến
khi cá đẻ .................................................................................................. 17
Bảng 3.1. Các chỉ tiêu môi trường nước ao nuôi qua các tháng ......................... 30
Bảng 3.2. Kết quả nuôi vỗ quần đàn cá bố mẹ G1.............................................. 31
Bảng 3.3. Kết quả sinh sản các gia đình quần đàn cá G2 từ quần đàn G1 ......... 31
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu hình thái của cá giống tại thời điểm đánh dấu................ 33
Bảng 3.5. Khối lượng, chiều dài chuẩn, chiều cao thân và bề dầy thân của thế hệ
G2 sau 98 ngày nuôi ................................................................................ 34
Bảng 3.6. Khối lượng trung bình cá rô phi đỏ đực và cái thế hệ G2 khi thu hoạch
................................................................................................................. 35
Bảng 3.7 Các chỉ tiêu hình thái của quần đàn cá G1 tại thời điểm thu hoạch. ... 36
Bảng 3.8. Hệ số di truyền (h2) và ảnh hưởng của môi trường (c2) của tính trạng
khối lượng, chiều dài chuẩn, khi thu hoạch của quần thể G2 ................. 37
Bảng 3.9. Hệ số di truyền (h2) và ảnh hưởng của môi trường (c2) của tính trạng
chiều cao thân, bề dầy thân ..................................................................... 38
Bảng 3.10. Tương quan di truyền giữa các tính trạng khối lượng, chiều dài
chuẩn, chiều cao thân và bề dầy thân ...................................................... 38

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Hiện nay, nghề nuôi cá rô phi đỏ đang gặp khó khăn về chất lượng con giống
như tăng trưởng kém, sức sống thấp, dễ bệnh, tỉ lệ hao hụt cao làm tăng chi phí sản
xuất, nghề nuôi đạt hiệu quả kém. Để phát triển nghề nuôi cá rô phi đỏ một cách có
hiệu quả và bền vững, ngoài việc giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ thì việc tạo con
giống có chất lượng cao để tăng năng suất nuôi, hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh là
rất cần thiết. Để có được con giống có chất lượng cao thì cần phải tiến hành chọn
giống có các tính trạng đa dạng cao về mặt di truyền mang lại hiệu quả kinh tế cho
người nuôi
Từ cơ sở trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Xác định các thông số di truyền
tính trạng tăng trưởng của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) chọn giống tại đồng
bằng sông Cửu Long”. Nhằm tạo ra con giống có chất lượng cao để cung cấp cho
người nuôi
Mục tiêu của đề tài:
-Ước tính các thông số di truyền của tính trạng khối lượng, chiều dài, chiều cao
và bề dầy thân của cá rô phi đỏ tại thời điểm thu hoạch.
-Ước tính tương quan di truyền giữa các tính trạng tăng trưởng cá rô phi đỏ thế
hệ thứ hai (G2) tại thời điểm thu hoạch.
Phương pháp tiến hành: Nuôi vỗ cá bố mẹ thế hệ G1. Nuôi riêng rẽ cá đực và cá
cái trong các giai kích thước 5×3×1 m đặt trong một ao 2.000 m2, độ sâu nước 1,5 m.
Ghép cặp cá bố mẹ G1 và sản xuất các gia đình quần đàn G2. Ghép 1 cá đực với lần
lượt 2 cá cái để tạo ra 2 gia đình cùng cha khác mẹ theo phương pháp ghép phối thứ
bậc (WorldFish Center, 2004)
Sau 56 ngày (từ ngày 12/5 đến 7/7/2014) đã tiến hành 11 đợt kiểm tra trứng.
Tổng số ổ trứng (tức là, gia đình) thu được là 198, trong đó số 175 thụ tinh và phát
triển thành cá bột (tương ứng với 175 gia đình). Tỉ lệ thụ tinh đạt 88,7 ± 13,6%, tỉ lệ
nở 78,3 ± 29,7% và tỉ lệ sống cá bột 10 ngày tuổi 85,6 ± 18,0% (bảng 3.4). Số lượng
gia đình vượt yêu cầu (100 gia đình).
Sau giai đoạn phát triển từ trứng đến cá bột 9–12 ngày tuổi, cá bột được chuyển
sang ương trong giai 1,5 × 2,0 × 1 m, số lượng 300 con/gia đình. Ương nuôi riêng rẽ


x


cá giống quần đàn G2. Kỹ thuật ương được áp dụng tương tự theo mô tả của chương
trình GIFT (WorldFish Center, 2004).
Giai đoạn cá giống ương thành công 155 gia đình (đạt 88,6%) chuyển sang giai
ương đến kích cỡ đánh dấu. Sau thời gian 88 ngày (từ 20/7 đến 27/07/2014) ương
nuôi, trong quá trình ương giống chỉ còn lại 147 gia đình có cá đạt chỉ tiêu đánh dấu
(đạt 95,5%) trong đó, có 135 gia đình thuộc nhóm chọn lọc và 12 gia đình thuộc nhóm
đối chứng. Tỉ lệ sống trung bình là 61,4 ± 8%.
Đánh dấu được 7.350 cá thể (50 con/gia đình) của 147 gia đình, khối lượng
trung bình của cá giống khi đánh dấu là 7,1 ± 3,6 g
Đánh dấu từ (PIT) khi cá đạt khối lượng 5 – 10 g. Cá được đánh dấu từ (Passive
Integrated Transponder, PIT tag) để phân biệt từng cá thể nhằm duy trì phả hệ.
Thả nuôi 50 cá thể đã đánh dấu PIT/gia đình, của tất cả các gia đình trong cùng
một ao diện tích 2.000 m2, độ sâu nước 1,5 m, mật độ 3 - 5 con/m2 để loại bỏ khả năng
ảnh hưởng không đồng bộ của môi trường. Thời gian nuôi tăng trưởng sau 180 ngày
nuôi
Tại thời điểm đánh dấu, chiều dài tổng trung bình cá giống 7,18 cm, chiều dài
chuẩn trung bình là 5,76 cm và chiều cao thân trung bình đạt 2,29 cm. Kết quả phân
tích tương quan cho thấy, có sự tương quan chặt chẽ giữa trọng lượng thân với chiều
dài tổng (R = 95,8 %) và chiều cao thân (R = 93,2 %) tại thời điểm đánh dấu.
Kết quả đạt được: Hệ số di truyền (h2) của các tính trạng tăng trưởng được ước
tính ở mức khá: 0,27 ± 0,10 cho khối lượng, 0,34 ± 0,10 cho chiều dài chuẩn, 0,29 ±
0,09 cho chiều cao thân và 0,25 ± 0,09 cho bề dầy thân. Điều này cho thấy chọn lọc
theo các tính trạng này sẽ đem lại hiệu quả trên cá rô phi đỏ.
Ảnh hưởng của môi trường (c2) của các tính trạng tăng trưởng nằm trong
khoảng được báo cáo trên cá rô phi: 0,09 ± 0,04 cho khối lượng, 0,06 ± 0,03 cho chiều
dài chuẩn, 0,06 ± 0,03 cho chiều cao thân và 0,07 ± 0,03 cho bề dầy thân.
Tương quan di truyền (rg) giữa các tính trạng khối lượng, chiều dài chuẩn, chiều

cao thân và bề dầy thân là chặt, từ 0,77 đến 0,94.
Từ khóa: Cá rô phi đỏ, di truyền, tăng trưởng.

xi


MỞ ĐẦU
Cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) thường được gọi là cá điêu hồng. Đây là loài
cá đang được các nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam ưa chuộng và đang được
phát triển nuôi rộng rãi với hình thức nuôi đa dạng như nuôi đơn trong ao đất, trong
lồng, bè, nuôi ghép với các loài cá khác. Điểm nổi bật của cá rô phi là có màu vàng
hoặc màu đỏ hồng. Cũng có thể gặp những cá thể có màu vàng, màu hồng xen lẫn màu
đen. Cá rô phi đỏ được ưa chuộng do có giá trị dinh dưỡng cao, dễ sống và phát triển
tốt trong các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn.
Mặt khác, do thị hiếu của người tiêu dùng đòi hỏi sự mới lạ về màu sắc, nên so
với các loại cá rô phi khác thì cá rô phi đỏ có được thị trường ưa chuộng và có giá trị
thương phẩm cao hơn. Tuy nhiên, chất lượng con giống cá rô phi đỏ đang trong tình
trạng thoái hóa. Các cơ sở sản xuất giống chọn cá bố mẹ thiếu kế hoạch trong khi đó
cá rô phi đỏ là loài mắn đẻ dẫn đến hậu quả tăng trưởng chậm và khả năng đề kháng
bệnh kém, chi phí sản xuất tăng. Thêm vào đó, cá có màu sắc không thuần nhất, đôi
khi lẫn nhiều đốm đen, làm giảm giá trị của sản phẩm.
Để phát triển nghề nuôi cá rô đỏ một cách có hiệu quả và bền vững, ngoài việc
giải quyết vấn đề thị trường tiêu thụ thì việc tạo ra con giống tốt có tốc độ tăng trưởng
nhanh, hệ số ăn thấp là rất cần thiết. Để có được con giống tốt thì cần phải tiến hành
nghiên cứu các đặc điểm di truyền trên những tính trạng kinh tế, tiến hành các phương
pháp chọn giống phù hợp.
Khi tiến hành một chương trình chọn giống thì việc đầu tiên là phải thành lập
quần thể ban đầu. Quần thể này phải bao gồm tối đa số dòng có thể của loài được chọn
lọc. Số lượng dòng phong phú đảm bảo quần thể thu thập có mức độ đa dạng cao về
mặt di truyền. Quần thể ban đầu có tính đa dạng di truyền cao sẽ cho hiệu quả chọn lọc

tốt về lâu dài và tạo thuận lợi cho việc bổ sung các tính trạng mới vào chương trình
chọn giống theo nhu cầu thực tiễn.
Trên cơ sở phân tích trên, tôi thực hiện đề tài “Xác định các thông số di
truyền tính trạng tăng trưởng của cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) chọn giống tại
đồng bằng sông Cửu Long” nhằm làm cơ sở khoa học cho việc chọn giống trên đối
tượng này.

1


Mục tiêu của đề tài này là: Ước tính các thông số di truyền của tính trạng khối
lượng cơ thể, chiều dài, chiều cao và bề dầy thân trên cá rô phi đỏ thế hệ thứ hai (G2)
tại thời điểm thu hoạch.
Đánh giá tương quan di truyền và ước lượng giá trị giống (EBV) trên các tính
trạng tăng trưởng (khối lượng cơ thể, chiều dài, chiều cao và bề dầy thân) trên quần
thể cá rô phi đỏ thế hệ thứ hai (G2) tại thời điểm thu hoạch.
Đề tài này nằm trong khuôn khổ đề tài Nhà nước ‘Ứng dụng di truyền phân tử,
di truyền số lượng phục vụ chọn giống nâng cao sinh trưởng cá rô phi đỏ
(Oreochromis spp.)’ thuộc Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh
vực Nông nghiệp – Thủy sản đến năm 2020 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông
thôn. Đề tài được thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam
Bộ (trực thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II), xã An Thái Trung, huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, với các nội dung sau:
Nội dung nghiên cứu
Ước tính các thông số di truyền của tính trạng khối lượng cơ thể, chiều dài,
chiều cao và bề dầy thân trên cá rô phi đỏ thế hệ thứ hai (G2) tại thời điểm thu hoạch,
Đánh giá tương quan di truyền và ước lượng giá trị giống (EBV) trên các tính
trạng tăng trưởng (khối lượng cơ thể, chiều dài, chiều cao và bề dầy thân) trên quần
thể cá rô phi đỏ thế hệ thứ hai (G2) tại thời điểm thu hoạch.
Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp dữ liệu về các thông
số di truyền tương quan di truyền và giá trị giống ở các tính trạng khối lượng cơ thể,
chiều dài, chiều cao, bề dầy thân trên cá rô phi đỏ thế hệ thứ hai (G2) tại thời điểm thu
hoạch.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài góp phần phục vụ công tác chọn giống cá rô phi đỏ
hiệu quả để nâng cao chất lượng con giống, giảm chi phí hạ giá thành sản phẩm trong
nghề nuôi cá rô phi đỏ.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại và nguồn gốc cá rô phi đỏ
1.1.1. Vị trí phân loại
Theo hệ thống phân loại của Trewavas (1982), cá rô phi có 70 loài thuộc 4
giống và ở Việt Nam có 3 loài rô phi nhập về chủ yếu:
Cá rô phi đen (rô phi Mozambique: Oreochromis mossambicus Peter) được
nhập vào Việt Nam năm 1953 qua Thái Lan.
Cá rô phi vằn, rô phi Đài Loan hay rô phi sông Nile: Oreochromis niloticus
Linaeus, nhập vào Việt Nam từ Đài Loan năm 1974.
Cá rô phi đỏ (Oreochromis spp.) nhập vào Việt Nam từ Thái Lan năm 1985.
Tại Việt Nam từ năm 1996 đã chọn giống cá rô phi đơn tính dòng GIFT
(Genetically Improved Farmed Tilapia) là dòng cá rô phi sông Nile O. niloticus trong
chương trình chọn giống thuộc dự án GIFT. Bản chất dòng cá rô phi GIFT này là con
lai từ 8 dòng cá rô phi khác nhau có nguồn gốc từ sông Nile. Cá rô phi dòng GIFT tại
Việt Nam là thế hệ thứ 5 từ Philippines, kết quả nuôi thử nghiệm dòng GIFT có độ
tăng trưởng nhanh hơn 15 – 20 % so với các dòng khác (Nguyễn Công Dân và ctv.,
2000).
1.1.2.Nguồn gốc
Cá rô phi là tên gọi chung của một số loài cá thuộc họ Cichlidae, được chia làm

ba nhóm chính là Tilapia, Sarotherodon và Oreochromis dựa trên tập tính sinh sản và
nuôi giữ con (Beveridge, McAndrew và ctv., 2000). Trong đó 4 loài: rô phi vằn
(Oreochromis niloticus), rô phi xanh (O. aureus), rô phi đen (O. mossambicus) và rô
phi đỏ (Oreochromis. spp) là những loài nuôi phổ biến.
Cá rô phi đỏ (Oreochromis. spp.) được phát hiện lần đầu năm 1969 tại một trại
nuôi cá rô phi ở phía Nam Đài Loan. Từ phát hiện này, một quần thể cá rô phi đỏ đầu
tiên được phát triển tại Viện Nghiên cứu Thủy sản Đài Loan (Kuo và ctv., 1969). Số cá
rô phi đỏ này được ghi nhận là con lai giữa cá rô phi đen (O. mossambicus) bị bạch
tạng hoặc bị đột biến màu (thường là đỏ hoặc cam) với cá rô phi vằn (O. niloticus)
(Liao và Chen, 1983

3


Cá rô phi đỏ thường tạo ra cá bố là dạng đột biến (mutant) lặn màu đỏ của loài
O. mossambicus và cá mẹ cùng loài hoặc khác loài trong giống Oreochromis. Vì vậy,
tên khoa học cá rô phi đỏ Oreochromis spp., với tên tiếng Anh là Red Tilapia (Nguyễn
Tường Anh và ctv., 2002).
Một số dòng cá rô phi đỏ khác, ví dụ như dòng cá rô phi đỏ Florida, được tạo ra
bằng cách lai giữa 4 loài cá rô phi, đó là cá rô phi đen (O. mossambicus) với cá rô phi
vằn (O. niloticus) (nhằm cải thiện tăng trưởng), cá rô phi xanh (O. aureus) (nhằm cải
thiện tính chịu lạnh) và cá rô phi Zanzibar (O. urolepis-hornorum) (McAndrew,
Roubal và ctv., 1988; Lovshin và ctv., 2000). Tuy nhiên, cá rô phi đỏ có nguồn gốc lai
tạo từ cá rô phi đen (O. mossambicus) với cá rô phi vằn (O. niloticus) là phổ biến hơn
cả, đặc biệt tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và Trung Đông (Chang và ctv.,
1988; Reich và ctv., 1990, Mather và ctv., 2001). Do đó, một số tác giả khi đề cập đến
cá rô phi đỏ chỉ trích dẫn là con lai của cá rô phi đen hoặc cá rô phi vằn mà không giải
thích gì thêm (Romana-Eguia và ctv., 2004, Medeiros và ctv., 2004, Wing-Keong,
Rosdiana và ctv., 2007). Một số nhóm cá rô phi đỏ cũng được phát hiện trong một
quần thể cá rô phi đen (O. mossambicus) (Wohlfarth và ctv., 1990) hoặc cá rô phi vằn

(O. niloticus) (McAndrew và ctv., 1988) thuần chủng. Tóm lại, cá rô phi đỏ không
phải là một loài cá rô phi riêng biệt mà là con lai giữa hai (tối đa bốn) loài cá rô phi
khác nhau.
Cá rô phi đỏ có thể dễ dàng phân biệt được với các loài cá rô phi khác thông
qua màu sắc cơ thể. Cá có thể có các màu từ xám, trắng, hồng, đỏ cam, đôi khi có lẫn
các đốm đen. Ngoại hình của cá rô phi đỏ không khác biệt so với cá rô phi vằn ở các
chỉ tiêu hình thái như chiều cao thân, chiều dài đầu, chiều dài chuẩn, đường kính mắt,
số gai cứng vây lưng, số tia vây lưng mềm, số tia vây hậu môn và số cung mang
(Gjedrem và ctv., 1991). Màu sắc của cá rô phi đỏ được cho là do một số ít gen quy
định (McAndrew và ctv., 1988). Các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản của cá rô phi đỏ
cũng tương tự như cá rô phi vằn, tuy nhiên cá rô phi đỏ có sức chịu mặn tốt hơn, do đó
có thể sống và tăng trưởng tốt ở môi trường mặn lợ (Romana-Eguia và ctv., 2004).

4


1.2. Một số đặc điểm sinh học của cá rô phi đỏ
1.2.1. Đặc điểm về hình thái
Cá rô phi đỏ có thân bầu dục, dẹp bên, mõm nhọn và ngắn, hàm dưới nhô ra.
Hai vây lưng liền nhau, tia gai cứng của vây lưng và vây hậu môn rất phát triển.
Đường bên đứt đoạn.
Toàn thân cá rô phi đỏ phủ vẩy, có thể dễ dàng phân biệt cá rô phi đỏ với các
loài cá rô phi khác bằng màu sắc. Cá rô phi đỏ có các màu từ xám, trắng, hồng, đỏ
cam, có thể lẫn các đốm đen. Ngoại hình cá không khác biệt so với cá rô phi vằn ở các
chỉ tiêu hình thái như chiều cao thân, chiều dài đầu, chiều dài chuẩn, đường kính mắt,
số gai cứng vây lưng, số tia vây lưng mềm, số tia vây hậu môn và số cung mang
(Pante và ctv., 1988). Các chỉ tiêu sinh trưởng và sinh sản của cá rô phi đỏ cũng tương
tự như cá rô phi vằn, tuy nhiên cá rô phi đỏ (đặc biệt là dòng rô phi đỏ Florida) có sức
chịu mặn tốt hơn, do đó có thể sống và tăng trưởng tốt ở môi trường mặn lợ (RomanaEugia và ctv., 2004).
Ngành: Chordata

Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Cichlidae
Giống: Oreochromis
Loài: Oreochromis spp.
Tên tiếng Anh: Red Tilapia.
Tên Việt Nam: Cá rô phi đỏ, cá điêu hồng.

5


Hình 1.1. Hình thái ngoài cá rô phi đỏ
1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng
Quá trình phát triển của cá rô phi qua các giai đoạn không hoàn toàn giống như
các loài cá khác, cá bột có hình dạng cơ thể ổn định, sống chủ yếu bằng sinh vật và
mùn bã hữu cơ. Thời kỳ sinh trưởng nhanh của cá rô phi cỏ là 3 – 4 tháng đầu, rô phi
Đài Loan là 5 – 6 tháng đầu. Với cùng một điều kiện nuôi thì cá đực thường lớn nhanh
hơn cá cái. Theo (Popma, Masser và ctv., 1999), trong điều kiện môi trường và thức ăn
tốt, cá rô phi đực có thể đạt trọng lượng 20 - 40 g trong 5 - 6 tuần, 200 g trong 3 - 4
tháng, 400 g trong 5 - 6 tháng và đạt 700 g trong 8 - 9 tháng.
1.2.3. Đặc điểm dinh dưỡng
Tất cả các loài cá rô phi đều có tính ăn tạp. Khi còn nhỏ, cá rô phi ăn sinh vật
phù du là chủ yếu, khi cá được 17 - 18 mm trở đi (sau khi nở 20 ngày) sẽ chuyển sang
ăn nhiều loại thức ăn khác nhau như cá trưởng thành. Thức ăn của cá trưởng thành là
mùn bã hữu cơ lẫn tảo lắng ở đáy, ấu trùng côn trùng, giun và một phần thực vật
thượng đẳng loại mềm, sinh vật phù du có khi ăn cả sinh vật bơi lội. Trong điều kiện
nuôi chúng còn có thể ăn thức ăn bổ sung như cám, gạo, bột ngô, bánh dầu khô và các
phế phẩm khác, đặc biệt chúng có thể ăn cả thức ăn viên, đây là đặc điểm thuận lợi
cho nghề nuôi cá (Popma, Masser và ctv., 1999).


6


1.2.4. Đặc điểm sinh sản
Cá rô phi đỏ thành thục sinh dục chậm hơn các loài cá rô phi khác, tới 6 – 8
tháng. Cá đẻ nhiều lần trong năm từ 10 – 12 lần, hầu như đẻ quanh năm (Trịnh Quốc
Trọng và ctv., 2003)
Có thể phân biệt cá đực và cá cái khi cá lớn cỡ 6 – 7 cm bằng cách quan sát lỗ
niệu sinh dục của cá: Cá đực có 2 lỗ gồm lỗ hậu môn nằm phía trước và lỗ niệu sinh
dục nằm phía sau. Cá cái có 3 lỗ phía trước là lỗ hậu môn, tiếp đến là lỗ niệu nằm ở
giữa và lỗ sinh dục nằm ở phía sau.
Khi thành thục, cá bắt cặp và tự đào tổ ở đáy ao để đẻ trứng. Cá cái đẻ trứng
vào tổ và cá đực tưới tinh dịch để thụ tinh. Sau khi trứng thụ tinh cá cái sẽ ngậm trứng
vào miệng để ấp. Cá cái giữ con trong miệng đến khi cá bột tiêu hết noãn hoàng và tự
kiếm được thức ăn bên ngoài. Sau 4 – 5 ngày cá con tách khỏi mẹ, cá mẹ lại chuẩn bị
cho chu kỳ sinh sản mới. Thời gian giữa hai lứa đẻ tùy thuộc vào tuổi cá, nhiệt độ, loại
thức ăn… Trung bình cá đẻ từ 1000 – 2000 trứng, cá cỡ lớn có thể đẻ số lượng trứng
nhiều hơn (Nguyễn Tường Anh và ctv., 2004).
1.2.5. Phân biệt cá rô phi đực và cá rô phi cái
Có 3 nguyên tắc chính để phân biệt cá đực và cá cái, đó là sự khác nhau của đặc
điểm sinh học (tức đặc điểm sinh dục sơ cấp), đặc điểm sinh dục phụ (đặc điểm sinh
dục thứ cấp) và đặc điểm hình thái do gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định.
Đặc điểm sinh dục sơ cấp chính là tinh sào và buồng trứng cùng hệ thống ống
dẫn và lỗ niệu sinh dục. Đến mùa sinh sản đa số cá đực thành thục có tinh và dễ dàng
phóng thích tinh dịch khi được vuốt nhẹ bụng từ phía đầu hướng về phía đuôi. Cá cái
thành thục tốt thì có bụng to, mềm, lỗ sinh dục cá có màu hồng và hơi cương lên. Tuy
nhiên những cá trưởng thành trong thời gian ngoài mùa sinh sản thì khó phân biệt đực
cái theo cái đặc điểm trên. Người ta có thể phân biệt đực cái theo số lỗ phía bụng của
cá. Ở các loài cá xương, con đực có ống dẫn tinh và ống niệu (ống dẫn nước tiểu) hợp
lại thành một trước khi thoát ra ngoài. Ở cá cái, ống dẫn trứng và ống niệu có lỗ thoát

ra ngoài độc lập. Vì thế nếu quan sát kỹ có thể thấy bụng cá cái có 3 lỗ kể từ phía đầu
là hậu môn, lỗ sinh dục và lỗ niệu. Ở cá đực, phía trước là hậu môn, lỗ niệu và lỗ sinh
dục chung ở phía sau (Nguyễn Tường Anh và ctv., 2004).

7


Đến thời kỳ thành thục, các đặc điểm sinh dục phụ của cá rô phi vằn rất rõ, có
thể dễ dàng phân biệt được cá đực và cá cái. Cá đực có màu hồng hoặc hơi đỏ ở dưới
cằm, viền vây ngực và vây đuôi, khi đó cá cái có màu hơi vàng. Cá cái có xoang
miệng hơi trễ xuống. Ở cá đực có lỗ niệu sinh dục và lỗ hậu môn; đầu thoát lỗ niệu
dạng lồi, hình nón dài và nhọn. Ở cá cái có lỗ niệu, lỗ sinh dục và lỗ hậu môn; lỗ niệu
và lỗ sinh dục gần nhau, dạng tròn hơi lồi và không nhọn (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Phân biệt cá rô phi đực và cá rô phi cái
Đặc điểm
phân biệt

Cá rô phi đực

Cá rô phi cái

Đầu

To và nhô cao.

Nhỏ, hàm dưới trề ra do phải
ngậm trứng và con.

Màu sắc


Vây lưng và vây đuôi sặc sỡ.

Màu nhạt hơn.

Cơ quan sinh dục

Có 2 lỗ: lỗ niệu sinh dục và lỗ Có 3 lỗ: lỗ niệu, lỗ sinh dục
hậu môn.
và lỗ hậu môn.

Hình dạng huyệt

Đầu thoát lỗ niệu sinh dục Dạng tròn, hơi lồi và không
dạng lồi, hình nón dài và nhọn nhọn như cá đực
(Nguồn: Vũ Đình Liệu và ctv., 2004)

1.3. Hiện trạng nghề nuôi cá rô phi đỏ trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1. Nghề nuôi cá rô phi đỏ trên thế giới
Năm 2004, Trung tâm Nghề cá Thế giới (WorldFish Center) tiến hành khảo sát
tăng trưởng của ba dòng cá rô phi đỏ khác nhau từ Malaysia, Thái Lan và Đài Loan
(WorldFish Center, 2004). Kết quả cho thấy dòng cá Malaysia tăng trưởng tốt nhất,
sau đó đến dòng Đài Loan và cuối cùng là dòng Thái Lan.
Cá rô phi đỏ được quan tâm phát triển có lẽ do màu sắc của nó thu hút người
tiêu dùng. Điều này, bắt đầu ở các thị trường Châu Âu, Châu Mỹ, Đài Loan, Singapore
và Malaysia (Behrends và ctv., 1982), sau đó phát triển sang những quốc gia khác. Cá
rô phi đỏ rất được ưa chuộng, đặc biệt tại khu vực Đông Nam Á và Châu Mỹ La Tinh,
do màu sắc và do cá trông giống cá hồng biển. Vì vậy, cá rô phi đỏ thường được bán
cao giá hơn cá rô phi vằn hoặc cá rô phi đen (Koren và ctv., 1994, Mather và ctv.,
2001, Garduno-Lugo và ctv., 2004, Wing – Keong, Rosdiana và ctv., 2007). Trên thế


8


giới, cá rô phi đỏ thường được nuôi trong lồng/bè, trong bể, hệ thống nước chảy và các
mô hình nuôi kết hợp. Cá rô phi đỏ hiện được nuôi phổ biến tại Châu Á, Trung và
Nam Mỹ (El – Sayed và ctv., 2006). Tại Malaysia, cá rô phi đỏ chiếm khoảng 90%
tổng sản lượng cá rô phi nuôi. Trong những năm từ 1998-2005, sản lượng cá rô phi đỏ
ở nước này tăng lên nhanh chóng, từ 8.214 tấn lên đến 20.061 tấn, tứctăng 144%
(Thống kê của Cục Nghề cá Malaysia, 1998 – 2003, trích bởi Hamzah Azhar và ctv.,
2008).
1.3.2. Nghề nuôi cá rô phi đỏ tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nghề nuôi cá rô phi đỏ phát triển mạnh nhất ở khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long. Cá rô phi đỏ được nuôi chủ yếu trong bè hoặc trong đăng quầng.
Các vùng nuôi chính tập trung ở Mỹ Tho, An Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ
và một số nơi tại miền Đông Nam Bộ. Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về sản
lượng, diện tích nuôi, số lượng bè nuôi cá rô phi đỏ cho toàn vùng Đồng bằng sông
Cửu Long, mà chỉ có số liệu báo cáo riêng rẽ từ hai tỉnh Tiêng Giang và Đồng Tháp.
Theo thông tin từ một số người nuôi thì riêng khu vực Mỹ Tho (Tiền Giang),
xung quanh hai cù lao Thới Sơn và Thanh Long, đã có khoảng 1.400 bè nuôi, cho tổng
sản lượng khoảng 7.000 tấn cá thịt/năm. Nhu cầu con giống với quy cách 70 con/kg
(15 g/con) là khoảng 14 triệu/năm. Tỉ lệ sống từ con giống đến khi thu hoạch là rất
thấp, chỉ đạt khoảng 30%. Số liệu từ Trung tâm Khuyến ngư Tiền Giang (năm 2008)
cho biết sản lượng giống (cả rô phi vằn và rô phi đỏ) của tỉnh là 300 tấn/năm, quy cách
giống 200 – 600 con/kg. Sản lượng cá thịt dao động 7.000 – 8.000 tấn/năm, tập trung ở
khu vực Mỹ Tho và huyện Châu Thành. Sản lượng cá rô phi chủ yếu là từ nuôi lồng
bè. Nuôi ao cá rô phi chiếm sản lượng không đáng kể.
Theo Chi cục Thủy sản Tiền Giang năm 2013, toàn tỉnh có 254 hộ nuôi cá bè
với tổng số lượng bè là 1.398 bè, thể tích là 138.269 m3, chủ yếu nuôi cá rô phi đỏ.
Trong đó, thành phố Mỹ Tho tập trung nhiều nhất, với 180 hộ, 1.075 bè; huyện Cai
Lậy có 70 hộ với 292 bè; huyện Cái Bè có 3 hộ với 22 bè. Tổng sản lượng cá rô phi đỏ

của Tiền Giang trong năm 2013 là khoảng 11.000 tấn. Nhu cầu về số lượng con giống
cá rô phi đỏ hàng năm của tỉnh khoảng 64 triệu con. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh
Tiền Giang có khoảng 170 hộ ương cá điêu hồng giống, tổng diện tích ao ương khoảng
50 ha, tập trung ở các huyện Cai Lậy, Cái Bè. Lượng cá giống này không chỉ cung ứng

9


cho làng bè nuôi cá rô phi đỏ trong tỉnh mà còn xuất sang các tỉnh lân cận như: Bến
Tre, Vĩnh Long (Thành Công và ctv., 2013).
Số liệu từ Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Đồng Tháp năm 2001, cho biết
cá rô phi đỏ được nuôi trong bè (cỡ 6 x 6 x 3m) tại Đồng Tháp, với mật độ 100 - 150
con/m3, dùng thức ăn công nghiệp (hệ số thức ăn là 2,0 - 2,2). Sau 8 - 10 tháng, cá đạt
0,5 – 1 kg/con, năng suất 5 - 8 tấn/bè. Năm 2001, Đồng Tháp xuất 100 tấn cá philê rô
phi đỏ sang Israel và Mỹ (Ngô Trọng Lư, Thái Bá Hồ và ctv., 2003). Đến năm 2008,
sản lượng cá giống rô phi nói chung (vằn & đỏ) của tỉnh là 17 – 20 triệu/năm, quy
cách 80 – 150 con/kg. Tổng số bè nuôi là 448, trong đó Sa Đéc có 68 bè, Cao Lãnh
306 bè, Hồng Ngự 74 bè. Tổng sản lượng cá thịt 6 tháng đầu năm 2008 là 12.495 tấn
(Sa Đéc 8.077 tấn, Cao Lãnh 2.918 tấn và Hồng Ngự 2.500 tấn) (Trịnh Quốc Trọng
và ctv., 2011). Năm 2012, số lượng nuôi cá bè của tỉnh lên đến 2.300 bè, trong đó số
bè nuôi cá điêu hồng chiếm hơn 75 %, với 670 hộ nuôi. Số lượng con giống rô phi nói
chung cho cả cá rô phi vằn và rô phi đỏ thả nuôi là 25 - 28 triệu con/năm, quy cách 80
- 150 con/kg. Tổng sản lượng cá rô phi thương phẩm thu được trong năm 2012 là
13.800 tấn (Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Đồng Tháp, 2012). Nhìn chung, cá rô
phi đỏ được nuôi khá phổ biến trong bè, có lẽ chỉ sau cá tra.
Nguồn gốc cá rô phi đỏ tại Việt Nam được du nhập từ Đài Loan (Trịnh Quốc
Trọng và ctv., 2013). Tuy nhiên, công tác quản lý cá bố mẹ và con giống không được
quan tâm đúng mức nên nghề nuôi cá rô phi đỏ hiện đang gặp khó khăn về chất lượng
con giống. Thứ nhất, tăng trưởng kém: Cá rô phi đỏ nuôi bè hoặc nuôi đăng quầng sau
6 tháng có thể đạt trung bình 500 g/con, mức tăng trưởng này chỉ bằng 80 % so với cá

rô phi vằn dòng GIFT, do đó hiệu quả kinh tế chưa cao. Thứ hai, sức sống thấp: Con
giống có sức khỏe kém, dễ bệnh, tỉ lệ hao hụt cao (tới 70 % từ giai đoạn cá giống đến
khi thu hoạch) làm tăng chi phí sản xuất, nghề nuôi đạt hiệu quả kém. Các chỉ tiêu
trong quá trình nuôi đều bị ảnh hưởng từ chất lượng con giống thấp, ví dụ như tỉ lệ
sống thấp, hệ số chuyển hóa thức ăn cao (1,7 - 2,0), chi phí thuốc phòng trị bệnh tốn
kém, v.v... Thứ ba, cá rô phi đỏ hiện nay có màu sắc không thuần nhất, đôi khi lẫn
nhiều đốm đen, làm giảm giá trị của sản phẩm. Thị trường luôn ưa chuộng và trả giá
cao hơn cho những cá thể có màu hồng phấn hoàn toàn, không lẫn đốm đen.

10


Nhìn chung, thị trường nội địa đánh giá chất lượng con giống theo những tiêu
chí sau (xếp theo mức độ quan trọng): Màu sắc thuần nhất hồng phấn, không có đốm
đen Tỉ lệ sống  Tăng trưởng  Hình dạng thân.
Do đó, nhu cầu chọn được con giống rô phi đỏ có chất lượng (tăng trưởng
nhanh, màu sắc đỏ đẹp, tỉ lệ sống cao, sức khỏe tốt, kháng bệnh) là một đòi hỏi cấp
thiết của nghề nuôi cá rô phi đỏ tại Nam Bộ. (Phạm Thanh Liêm và ctv., 2010).
1.4. Hiện trạng chọn giống cá rô phi trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Một số chương trình chọn giống cá rô phi trên thế giới
Trên cá rô phi đỏ có một số chương trình chọn giống theo phương pháp chọn
lọc cá thể, tập trung vào tính trạng tăng trưởng và màu sắc đỏ (Mather và ctv., 2004,
Garduno-Lugo và ctv., 2004). Theo (Mather và ctv., 2004), sau 3 thế hệ chọn lọc có
thể cải thiện đáng kể màu sắc đỏ của cá (giảm thiểu các đốm đen trên thân) mà không
ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng. (Garduno-Lugo và ctv., 2004) báo cáo sau 5 thế
hệ chọn lọc đã tăng được tỉ lệ cá đỏ trong quần thể từ 5,6% (quần thể ban đầu) lên đến
100% (thế hệ thứ 5).
Trên cá rô phi đỏ, Trung tâm Di truyền AKVAFORSK thực hiện một chương
trình chọn giống tại Ecuador từ tháng 12/2004, và hiện đã chọn lọc được hai thế hệ.
Các thông số di truyền và hiệu quả của quần thể chọn giống này hiện chưa được công

bố. Trung tâm Nghề cá Thế giới cũng đã tiến hành khảo sát tăng trưởng của ba dòng
cá rô phi đỏ khác nhau từ Malaysia, Thái Lan và Đài Loan. Kết quả cho thấy có sự
khác biệt về mặt di truyền của tính trạng tăng trưởng của 3 dòng cá này: dòng cá
Malaysia có tăng trưởng tốt nhất, sau đó đến dòng Đài Loan, và cuối cùng là dòng
Thái Lan (Pongthana, Nguyen và ctv., 2010).
Trên cá rô phi vằn hiện đã có một số chương trình chọn giống, tập trung vào
tính trạng tăng trưởng. Phương pháp chọn lọc có thể là chọn lọc cá thể (Hulata và ctv.,
1986) hoặc chọn lọc gia đình (Bentsen và ctv., 2012, Ponzoni và ctv., 2011). Chọn lọc
cá thể trên cá rô phi được báo cáo là không đạt hiệu quả (Hulata và ctv., 1986). Điều
này cho thấy sự cần thiết phải áp dụng phương pháp chọn lọc gia đình trên cá rô phi
(Gjedrem và ctv., 2012).

11


Cho đến nay, trong số các chương trình chọn giống trên cá rô phi thì Dự án
GIFT (Genetic Improvement of Farmed Tilapia) là được biết đến nhiều hơn cả và đạt
được những kết quả đáng chú ý (Bentsen và ctv., 2012). Dự án GIFT được thực hiện
trong 10 năm (1988 – 1997), dưới sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian
Development Bank, ADB) với sự tham gia của Trung tâm Nghề cá Thế giới,
AKVAFORSK (Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản Na Uy) và một số cơ quan nghiên
cứu thủy sản Philippines. Tăng trưởng của cá rô phi GIFT tăng hơn 80 % so với quần
thể gốc sau 5 thế hệ chọn giống (WorldFish Center, 2004), trung bình tăng 12 – 17
%/thế hệ. Vật liệu cải thiện di truyền GIFT (cá rô phi chọn giống nâng cao tăng
trưởng) đã được phát tán để nuôi thử nghiệm ở nhiều nơi trên thế giới (De Silva và
ctv., 2004), cũng như được phát tán để tiếp tục chọn giống ở các điều kiện địa phương
khác nhau, ví dụ như ở Ai Cập (chi nhánh WorldFish Center) và Việt Nam (Viện
Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I và II). Kết quả cho thấy cá rô phi dòng GIFT tăng
trưởng nhanh hơn 40 – 60 % so với cá rô phi sẵn có tại các địa điểm phát tán. Ngoài
ra, chương trình chọn giống GIFT cũng cho thấy việc đầu tư vào chọn giống là có hiệu

quả kinh tế, cũng như những hiệu quả to lớn khác về mặt xã hội mà cá rô phi vằn dòng
GIFT mang lại (Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB, 2005).
1.4.2. Một số chương trình chọn giống cá rô phi ở Việt Nam
Công tác quản lý cá bố mẹ và con giống không được quan tâm đúng mức nên
nghề nuôi cá rô phi đỏ hiện đang gặp khó khăn về chất lượng con giống. Tăng trưởng
của cá kém, cá rô phi đỏ nuôi bè hoặc nuôi đăng quần sau 6 tháng đạt trung bình 500
g/con. Con giống có sức khỏe kém, dễ bệnh, tỉ lệ hao hụt cao (tới 70% từ giai đoạn cá
giống đến khi thu hoạch) làm tăng chi phí sản xuất. Các chỉ tiêu trong quá trình nuôi
đều bị ảnh hưởng từ chất lượng con giống thấp, ví dụ như tỉ lệ sống thấp, hệ số chuyển
hóa thức ăn cao (1,7 – 2,0), chi phí thuốc phòng trị bệnh tốn kém, v.v... Cá rô phi đỏ
hiện nay có màu sắc không thuần nhất, đôi khi lẫn nhiều đốm đen, làm giảm giá trị của
sản phẩm. Thị trường luôn ưa chuộng và trả giá cao hơn cho những cá thể có màu
hồng phấn hoàn toàn, không lẫn đốm đen (Phạm Anh Tuấn và ctv., 2004).
Chương trình chọng giống rô phi ở nước ta bắt đầu từ năm 1993. Viện Nghiên
cứu Nuôi trồng Thủy sản I đã nhập nội một số phẩm giống cá rô phi để làm vật liệu
ban đầu cho chương trình chọn giống. Các dòng cá được nhập vào nước ta như: Cá rô

12


phi vằn dòng Thái Lan từ Thái Lan, cá rô phi GIFT (Genetically Improved Farmed
Tilapia) chọn giống thế hệ thứ 5 của ICLARM, cá rô phi vằn dòng Swansea và cá rô
phi xanh O. aureus từ Philippines, cá rô phi đỏ Oreochromis spp. từ Đài Loan và Thái
Lan. Sau hai thế hệ chọn giống theo phương pháp gia đình, cá rô phi chọn giống có tốc
độ tăng trưởng tăng thêm 29,1% (Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2003). Cá rô phi vằn dòng
GIFT, dòng Thái Lan (thế hệ 12-13) và cá rô phi đỏ hiện đang được sử dụng làm giống
nuôi ở nhiều vùng nuôi trong cả nước.
Năm 2010, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã thành lập quần thể ban
đầu cá rô phi đỏ chọn giống từ 4 dòng cá nhập nội có nguồn gốc từ Ecuador, Malaysia,
Đài Loan và Thái Lan. Việc nghiên cứu đặc điểm di truyền trên cá rô phi đỏ làm cơ sở

khoa học cho chọn giống, tạo con giống có chất lượng tăng trưởng nhanh, màu sắc đỏ
đẹp, tỉ lệ sống cao, sức khỏe tốt, chịu mặn... là một yêu cầu cấp thiết. (Nguyễn Văn
Hảo và ctv., 2000-2003).
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đang có 4 dòng cá rô phi đỏ nhập từ
Ecuador (dòng 1), Malaysia (dòng 2), Đài Loan (dòng 3) và Thái Lan (dòng 4).
- Dòng cá rô phi đỏ Ecuador đượcnhập về theo chương trình chọn giống rô phi
(năm 2008), ký hiệu F0. Đàn F0 được nhập về số lượng 13.000 con theo 101 gia đình
riêng rẽ và có đánh dấu PIT từng cá thể, từ chương trình chọn giống theo tính trạng
tăng trưởng, màu sắc và chịu mặn tại Ecuador qua 02 thế hệ. Đàn cá F1 số lượng được
chọn lọc theo tăng trưởng và màu sắc, có hệ số di truyền tính trạng tăng trưởng là 0,17
± 0,09. Quần đàn F1 được chọn lọc tiếp tục và hệ số di truyền ước tính trên tính trạng
tăng trưởng ở đàn con F2 là 0,25 ± 0,09. (Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2005)
- Dòng cá rô phi đỏ Thái Lan và Đài Loan số lượng 750 con, mỗi dòng được
nhập về tháng 9/2010.
- Dòng cá rô phi đỏ Malaysia được nhập về từ chương trình chọn giống rô phi
vào tháng 8/2010, qua Worldfish Center của Malaysia, số lượng 1.200 con, từ 34 gia
đình thuộc chương trình chọn giống ở Malaysia, đánh dấu PIT phân biệt từng cá thể.
Năm 2011, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II đã tiếp tục tiến hành chọn
lọc các cá thể từ quần đàn ban đầu 2010 đến 2012, để tạo ra quần thể ban đầu của đề
tài (Ký hiệu quần thể: G0) từ 16 tổ hợp và F2 - Ecuador. Trong đó, quần thể F2 Ecuador là quần thể chính và có phả hệ phong phú nhất, chọn ra được 1.006 cá thể có

13


EBV cao thuộc 83/94 gia đình F2 - Ecuador. Các cá thể này (tất cả đều được định danh
bằng dấu từ) được chọn lọc theo giá trị chọn giống (EBV) và giới tính. Đối với đàn cá
16 tổ hợp chọn 494 cá thể trong 13 tổ hợp (không chọn 3 tổ hợp ghép phối nội dòng
Đài Loan, Malaysia và Thái Lan. Cá được chọn lọc từ cả hai nhóm nuôi trong môi
trường nước ngọt (Cái Bè) và lợ mặn (Bạc Liêu). (Nguyễn Văn Hảo và ctv., 2011)


14


×