Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Thực hành dược khoa 1 NTTU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.87 KB, 12 trang )

BÀI 1: DỤNG CỤ PHÒNG THÍ NGHIỆM VÀ CÁCH SỬ DỤNG
MỤC TIÊU:
1. Nhận biết và phân loại được các loại dụng cụ thường sử dụng trong phòng thí nghiệm.
2. Xác định được các thông số của mỗi loại dụng cụ đó.
3. Biết cách sử dụng đúng các dụng cụ thí nghiệm.
NỘI DUNG:
1. Dụng cụ thủy tinh đọc được thể tích chính xác
a. Buret
- Dùng để chuẩn độ, lấy (đo) các thể tích chính xác.
- Dung tích: 5, 10, 25, 50 ml được chia vạch từ 0,01 - 0,1 ml.
b. Bình định mức
- Dùng pha chế 1 dung dịch có thể tích chính xác, thường dùng để pha chế dung dịch chuẩn, pha loãng
chính xác dung dịch từ nồng độ cao xuống nồng độ thấp.
- Dung tích: 25, 50, 100, 200, 250, 1000, 2000 ml.
c. Pipet chính xác (pipet bầu)
- Dùng để lấy 1 thể tích chính xác nhất định.
- Dung tích: 1, 2, 5, 10, 20, 25, 50, 100 ml.
- Phân loại: pipet 1 vạch, pipet 2 vạch.
2. Dụng cụ thủy tinh thông thường
a. Cốc có mỏ (becher)
- Dùng để chứa dung dịch hoặc thực hiện các phản ứng với lượng lớn hơn trong ống nghiệm.
- Dung tích: 10, 50, 100, 200, 250, 500ml và 1-5l. Các becher có dung tích 500ml – 5l dùng để pha chế
các dung dịch thuốc thử trong phòng thí nghiệm. Dùng làm thí nghiệm: 50 – 500ml.
b. Bình nón (erlen)
- Dùng để chứa, trộn dung dịch khi làm việc và phản ứng định lượng.
- Erlen cổ trơn và cổ nhám.
c. Ống đong
- Dùng để lấy 1 thể tích xác định nhưng không chính xác, hoặc có thể dùng để pha chế thuốc thử.
- Sai số từ 0,2 – 0,4 ml tùy vào thể tích.
d. Pipet khắc vạch (pipet thẳng)
- Dùng để lấy dung dịch có thể tích xác định gần đúng


- Dung tích: 1, 2, 5, 10, 25 ml.
e. Bình cầu
- Dùng dể thực hiện phản ứng, tổng hợp hữu cơ và hóa dược.
- Dung tích: 50, 100, 200, 500, 1000 ml.
f. Ống nhỏ giọt
- Dùng hút, đẩy chất lỏng dễ dàng.
g. Đũa thủy tinh
- Dùng để khuấy dung dịch hay hướng dung dịch vào phễu lọc.
h. Ống nghiệm
- Dùng dể sử dụng cho các phản ứng định tính.
i. Bóp cao su
- Dùng với pipet để hút dung dịch dễ dàng.
j. Bình tia


- Dùng chứa nước cất để tráng dụng cụ.

BÀI 2: CÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÂN
MỤC TIÊU:
1. Xác định được các thông số kĩ thuật cân của cân.
2. Thực hiện đánh giá được độ lặp lại của cân.
3. Thực hiện được cách cân 1 chất.
NỘI DUNG:
1. Giới thiệu cân
- Cân là 1 thiết bị dùng để xác định khối lượng mẫu vật.
- Có 2 loại cân chính:
+ Cân cơ học.
+ Cân điện tử:
• Cân kĩ thuật: đọc kết quả đến 10-3 gam.
• Cân phân tích: cân các vật có khối lượng tối đa 200 gam, có độ chính xác đến 10 -4 – 10-9 gam.

2. Vật dụng cần thiết
- Quả cân chuẩn, kẹp gắp quả cân.
- Dụng cụ chứa nguyên liệu, hóa chất cần cân.
- Dụng cụ lấy hóa chất
3. Tiêu chuẩn của 1 cân tốt
- Đúng: kết quả thu được bằng với khối lượng thực của mẫu.
- Tin: khi cân lại nhiều lần 1 mẫu vật, khối lượng mẫu vật sai khác không tới 0,1mg.
- Nhạy: nhận biết được sự thay đổi tới 0,1mg.
4. Kĩ thuật cân
- Cân chính xác: cân đến số thập phân đã cho.
- Cân chính xác khoảng: cân khối lượng không quá lượng của mẫu vật.
5. Nguyên tắc cân
- Lựa chọn cân thích hợp.
- Bố trí vật liệu thuận tay, dễ quan sát.
- Không để dược chất trực tiếp lên đĩa cân.
- Lựa chọn dụng cụ thích hợp.
6. Quy trình cân
- Bước 1: Vệ sinh cân, kiểm tra cân đã thăng bằng chưa.
- Bước 2: Kiểm tra nguồn điện, cắm phích cắm vào ổ điện, nhấn nút khởi động On/Off, nhấn nút
“TARE”.
- Bước 3: Chọn vật cân và cho vào đĩa cân, nhấn nút “TARE”.
- Bước 4: Cho mẫu vật cân vào đến khối lượng cần lấy (phải nhẹ nhàng và từ từ).
- Bước 5: Ghi lại chính xác số liệu trên cân.
- Bước 6: Lấy vật cân ra nhẹ nhàng, nhấn nút “TARE”.
- Bước 7: Nhấn nút On/Off, rút phích cắm, vệ sinh cân sau khi sử dụng.

BÀI 3: PHA CHẾ DUNG DỊCH


MỤC TIÊU:

1. Biết được các bước chung để pha chế 1 dung dịch.
2. Pha được dung dịch từ nồng độ cao xuống nồng độ thấp.
3. Pha được dung dịch theo các loại nồng độ mol, phần trăm, đương lượng.
NỘI DUNG:
CÁC BƯỚC CHUNG ĐỂ PHA CHẾ 1 DUNG DỊCH:
Bước 1: Cân (đong)
- Tính đúng lượng hóa chất cần dùng.
- Cân trên cân phân tích hoặc hút bằng pipet.
Bước 2: Hòa tan
- Chuyển hóa chất vào cốc thủy tinh.
- Hòa tan bằng dung môi, nhỏ hơn 50% thể tích cần pha.
Bước 3: Định mức
- Chuyển dung dịch từ cốc thủy tinh vào bình định mức.
- Tráng cốc thủy tinh nhiều lần bằng dung môi.
- Lắc kỹ nhẹ nhàng, định mức tới vạch bằng dung môi và lắc đều.
Bước 4: Bảo quản
- Chọn dụng cụ bảo quản thích hợp.
- Tráng bình chứa bằng dung dịch vừa pha.
- Cho dung dịch vào bình chứa, đậy kín, dán nhãn ghi rõ tên hóa chất, ngày, người pha chế.

BÀI 1: NHẬN THỨC ĐỊNH DANH MỘT SỐ NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC
1. Glycerin
* Tính chất:
- Tác dụng với nước: khi cho glycerin vào nước hoặc ethanol 96% và khuấy đều thì ta thấy glycerin tan
hoàn toàn trong nước.
- Tác dụng với dung môi hữu cơ: khi cho glycerin vào cloroform thì ta thấy nó không tan được trong
cloroform.
* Định tính:
- Trộn 1 ml chế phẩm glycerin với 0,5 ml HNO3 (TT) và thêm 0,5 ml dd K2Cr2O7 10%. Hiện tượng: xuất hiện
1 vòng màu xanh lam ở bề mặt phân cách giữa 2 lớp.

- Phương trình phản ứng:
3C3H8O3 + 56HNO3 + 7K2Cr2O7 → 14KNO3 + 14Cr(NO3)3 + 9CO2 + 40H2O
2. Glucose khan
* Tính chất:
- Khi cho glucose khan dạng bột trắng vào nước ta thấy glucose dễ tan trong nước, glucose khan hơi tan
trong ethanol 96%.
* Định tính:
- Khi cho 0,2 g chế phẩm trong 5 ml nước, thêm 2 ml thuốc thử Fehling (TT), rồi đem đun sôi.


Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu đỏ gạch trong ống nghiệm (vì trong cấu tạo của glucoz có chứa nhóm
chức aldehyd).
- Phương trinh phản ứng:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
C6H12O6 + 2Cu(OH)2 → C6H12O7 + Cu2O ↓ + 2H2O
3. Iod
* Tính chất:
- Iốt có thể hòa tan trong cloroform, cacbon têtraclorua, hay carbon đisulfua để tạo thành dung dịch màu
tím.
- Nó hòa tan yếu trong nước tạo ra dung dịch màu vàng.
* Đính tính:
- Lấy 10 ml dd iod bão hòa cho vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml dd hồ tinh bột (TT). Ta thấy xuất hiện màu
xanh lam, đem ống nghiệm đi đun nóng ta thấy dd trong ống nghiệm mất màu, để nguội ta thấy màu xanh
lam xuất hiện trở lại.
CÂU HỎI
Câu 1: Nêu ứng dụng của glycerin, glucose, iod trong đời sống và trong y học.
* Ứng dụng của glycerin:
- Thực phẩm công nghiệp: Trong thực phẩm và đồ uống, glycerol phục vụ như là một chất
giữ ẩm, dung môi và có thể giúp bảo quản thực phẩm. Glixerin còn được dùng nhiều trong công nghiệp
dệt,thuộc dao động do có khả năng giữ nước làm mềm dao động,vải...

- Dược phẩm và chăm sóc cá nhân: Glycerol được sử dụng trong y tế và dược phẩm và chăm sóc cá nhân,
chủ yếu như là một phương tiện cải thiện độ mịn, cung cấp dầu bôi trơn và như là một chất giữ độ ẩm.
Nó được tìm thấy trong miễn dịch gây dị ứng, si rô ho, thần dược và expectorants, kem đánh răng, nước
súc miệng, chăm sóc da sản phẩm, kem cạo râu, sản phẩm chăm sóc tóc, xà phòng…
- Glycerol có thể được sử dụng như một thuốc nhuận tràng.
- Ứng dụng quan trọng nhất của glixerin là để điều chế thuốc nổ glixerin trinitrat.
* Ứng dụng của glucose:
- Trong y học: dùng làm thuốc tăng lực cho người bệnh (dễ hấp thu và cung cấp nhiều năng lượng).
- Trong công nghiệp: dùng để tráng gương, tráng ruột phích (thay andehit và andehit độc).
- Sản xuất rượu etylic, lên men tạo axit lactic.
* Ứng dụng của iod:
- Là một trong các halogen, nó là vi lượng tố không thể thiếu để hình thành hormone tuyến
giáp, thyroxine và triiodothyronine, trong cơ thể sinh vật.
- Thuốc bôi iốt (5% iốt trong nước/êtanol) dùng trong tủ thuốc gia đình, để khử trùng vết thương, khử
trùng bề mặt chứa nước uống.
- Hợp chất iốt thường hữu ích trong hóa hữu cơ và y khoa.


- Muối Iốđua bạc dùng trong nhiếp ảnh.
- Iốtua kali (KI) có thể dùng để điều trị bệnh nhân bị ảnh hưởng của thảm họa hạt nhân để rửa trôi đồng
vị phóng xạ Iốt -131.
- Iốđua vonfram được dùng để làm ổn định dây tóc của bóng đèn dây tóc.
- Nitơ triiôđua là chất gây nổ không bền.
- Iốt -123 dùng trong y khoa để tạo ảnh và xét nghiệm hoạt động của tuyến giáp.
- Iốt -131 dùng trong y khoa để trị ung thư tuyến giáp và bệnh Grave và cũng dùng trong chụp ảnh tuyến
giáp.
- Nguyên tố iốt (không nằm trong hợp chất với các nguyên tố khác) tương đối độc đối với mọi sinh vật.
Câu 3: Viết các phương trình phản ứng hóa học xảy ra trong định tính glycerin và glucose.
- Glycerin:
3C3H8O3 + 56HNO3 + 7K2Cr2O7 → 14KNO3 + 14Cr(NO3)3 + 9CO2 + 40H2O

- Glucose:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4
C6H12O6 + 2Cu(OH)2 → C6H12O7 + Cu2O ↓ + 2H2O
Câu 4: Giải thích các hiện tượng xảy ra trong định tính iod.
- Giải thích:
+ Ở hồ tinh bột có các phân tử amilozo có cấu trúc dạng xoắn theo kiểu lò xo, mỗi vòng xoắn
được giữ vững nhờ có liên kết hidro giữa các nhóm OH.
+ Khi có iot, hồ tinh bột ở nhiệt độ phòng, mạch phân tử của amilozơ không phân nhánh và
xoắn thành dạng hình trụ. Các phân tử iot đã len vào, nằm phía trong ống trụ và tạo thành hợp
chất bọc có màu xanh tím (tất cả các màu đều bị hấp thụ chỉ có ánh sáng xanh tím là không bị
hấp thụ nên ta thấy có màu xanh tím). Ngoài ra, amilopectin còn có khả năng hấp thụ iot trên bề
mặt các mạch nhánh.
+ Liên kết giữa iot và amilozơ trong hợp chất bọc là liên kết yếu. Khi ở nhiệt độ cao, ta lại thấy
có một màu trắng trở lại vì khi ở nhiệt độ cao thì cấu trúc xoắn ốc này dãn ra theo hình zích zắc
và giải phóng lại iot, dung dịch lại mất màu.
+ Khi để nguội, cấu tạo vòng xoắn được tái tạo, iot được hấp phụ lại vào vòng xoắn dung
dịch có màu xanh tím trở lại.
- Nhận xét: Giữa iot và hồ tinh bột là tương tác vật lý, hoàn toàn không có phản ứng hóa học xảy ra.

BÀI 2: NHẬN THỨC ĐỊNH DANH CÁC NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC: KALI PERMANGANAT, ĐỒNG SULFAT,
TETRACYCLIN HYDROCLORID, BERBERIN CLORID, METHYL SALICYLAT
I. Các nguyên liệu làm thuốc
1. Kali permanganat


a. Tính chất
- Tinh thể hình lăng trụ màu tím sẫm, hoặc bột dạng hạt, màu đen nâu, ánh kim, không mùi.
b. Độ tan
- Tan trong nước: Lấy một ít kali permanganat cho vào cốc có mỏ, cho thêm một ít nước vào và dùng đũa thủy
tinh khuấy đều, ta thấy kali permanganat tan trong nước.

- Kali permanganat không tan trong ethanol.
c. Định tính
* Thí nghiệm A: Lấy 0,05 g KMnO4 cho vào ống nghiệm, cho thêm 5 ml nước, sau đó thêm 1 ml ethanol 96%
(TT) và 0,3 ml NaOH loãng (TT), lắc nhẹ, ta thấy dd trong ống nghiệm xuất hiện màu xanh. Đem ống nghiệm
đun sôi trên ngọn lửa đèn cồn, lúc này trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa nâu xám.
- PTHH:
4KMnO4 + C2H5OH + 4NaOH → 2K2MnO4 + CH3COOH + 2Na2MnO4 + 3H2O
* Thí nghiệm B: Lọc hỗn hợp thu được từ thí nghiệm A bằng giấy lọc. Lấy dịch lọc cho vào ống nghiệm. Thêm
1 ml Na2CO3 10% (TT), sau đó đun nóng, => trong ống nghiệm không có kết tủa. Thêm vào lúc đun nóng 0,05
ml Na2SO3 (TT), => trong ống nghiệm không có kết tủa. Làm nguội ống nghiệm, sau đó thêm 1 ml C 4H6O6
20% (TT) và để yên, => trong ống nghiệm có kết tủa màu trắng.
- PTHH:
C4H6O6 + KOH → KC4H5O6 ↓ + H2O
2. Đồng sulfat
a. Tính chất
- Bột kết tinh màu xanh lam, tinh thể trong , màu xanh lam.
b. Độ tan
- Lấy 5 g đồng sulfat cho vào cốc có mỏ, sau đó cho 100 ml nước, khuấy. Ta thấy đồng sulfat tan trong nước
tạo thành dd màu xanh lam.
- Đồng sulfat không tan trong ethanol 96%.
c. Định tính
- Thí nghiệm A: Lấy 1 ml dd S đã pha sẵn cho vào ống nghiệm, cho vài giọt NH4OH 2M (TT) vào ta thấy trong
ống nghiệm có kết tủa màu xanh lam, tiếp tục cho đến dư vài giọt NH4OH 2M (TT), trong ống nghiệm lúc này
kết tủa tan tạo thành dung dịch màu xanh lam đậm.
- PTHH:
CuSO4 + NH4OH → (NH4)2SO4 + Cu(OH)2↓
Cu(OH)2 + 4NH4OH4 → [Cu(NH3)4](OH)2 + 4H2O
* Thí nghiệm B: Lấy 1 ml dd S đã pha sẵn cho vào ống nghiệm, cho thêm 5 ml nước, sau đó thêm 1 ml dd HCl
2M (TT) và vài giọt dd BaCl2 5% (TT), ta thấy trong ống nghiệm có kết tủa trắng xuất hiện.
- PTHH:

CuSO4 + BaCl2 → CuCl2 + BaSO4 ↓


3. Tetracyclin hydroclorid
a. Tính chất
- Bột kết tinh màu vàng.
b. Độ tan
- Lấy 1 ít bột tetracyclin hydroclorid cho vào ống nghiệm, thêm 1 ít nước, ta thấy tetracyclin hydroclorid tan
trong nước tạo thành dd màu vàng.
- Tetracyclin hydroclorid khó tan trong ethanol 96%.
c. Đính tính
* Thí nghiệm A: Lấy 2 mg tetracyclin hydroclorid cho vào ống nghiệm, thêm 1 giọt acid sulfuric đậm đặc, quan
sát ta thấy ống nghiệm có màu đỏ tím. Sau đó thêm 2,5 ml nước, dd trong ống nghiệm chuyển sang màu vàng.
- PTHH:

* Thí nghiệm B: Lấy 2 mg tetracyclin hydroclorid cho vào ống nghiệm, thêm 5 ml nước, sau đó cho 0,5 ml HNO 3
2M (TT) để tạo môi trường, thêm 0,4 ml dd AgNO3 2% (TT). Lắc nhẹ và để yên, quan sát ống nghiệm ta thấy có
kết tủa màu trắng. Thêm 1 ít NH4OH 2M (TT), ta thấy kết tủa trong ống nghiệm tan dần.
- PTHH:
4. Berberin clorid
a. Tính chất
- Tinh thể hay bột màu vàng, không mùi, vị đắng.
b. Độ tan
- Berberin clorid tan trong nước nóng.
- Berberin clorid không tan trong ethanol 96%.
c. Định tính
- Thí nghiệm A: Lấy 10 mg Berberin clorid cho vào ống nghiệm, thêm 20 ml nước, sau đó đem ống nghiệm đun
nóng trên ngọn lửa đèn cồn. Làm lạnh và thêm 1 ml dd KI 16,5% (TT), ta thấy trong ống nghiệm xuất hiện kết
tủa màu vàng.
- Thí nghiệm B: Lấy 0,1 g Berberin clorid cho vào ống nghiệm, thêm 20 ml nước, đun nóng. Thêm 0,5 ml dd

HNO3 đậm đặc (TT), làm lạnh, để yên 10 phút, lọc lấy dịch lọc. Lấy 3ml dịch lọc và thêm 1 ml dd AgNO 3 2% (TT),
lúc này trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng. Thêm từ từ đến dư dd NH 4OH (TT), kết tủa màu trắng tan
dần.
- Thí nghiệm C: Lấy 5 mg berberin clorid cho vào ống nghiệm, thêm 10 ml dd HCl 10% (TT). Lắc đều, thêm 1 ít
bột cloramin B (TT), lúc này trong ống nghiệm có màu đỏ anh đào.
5. Methyl salicylat
a. Tính chất


- Cht lng khụng mu hay mu vng nht.
b. tan
- Khú tan trong nc, trn ln c vi ethanol 96%.
c. nh tớnh
- Ly 1 git Methyl salicylat cho vo ng nghim, thờm 10 ml nc, sau ú thờm 0,05 ml dd FeCl 3 10,5% (TT), ta
thy dd trong ng nghim cú mu tớm.
PTHH:
C8H8O3 + FeCl3 C8H7O2 + FeCl2OH
II. Cõu hi
Cõu 1: Vit cỏc phng trỡnh phn ng húa hc xy ra trong nh tớnh KMnO 4, CuSO4.
- KMnO4:
4KMnO4 + C2H5OH + 4NaOH 2K2MnO4 + CH3COOH + 2Na2MnO4 + 3H2O
C4H6O6 + KOH KC4H5O6 + H2O
- CuSO4:
CuSO4 + NH4OH (NH4)2SO4 + Cu(OH)2
Cu(OH)2 + 4NH4OH4 [Cu(NH3)4](OH)2 + 4H2O
Cõu 2: Nờu tờn cỏc sn phm to thnh trong cỏc phn ng nh tớnh tetracyclin, berberin.
- Tetracyclin hydroclorid: Thớ nghim B: AgCl: Bc (I) clorua, [Ag(NH3)2]Cl: i amin bc I clorua.
Cõu 3: Dung dch bóo hũa ch phm l dung dch nh th no?
- L dung dch khụng th ho tan thờm c cht tan iu kin ó cho.
Cõu 4: Nờu phộp th mt khi lng do lm khụ ca CuSO4

- Dùng dụng cụ sấy thuỷ tinh rộng miệng đáy bằng có nắp mài làm bì đựng mẫu thử; làm khô bì trong thời gian 30
phút, cân để xác định khối lợng bì. Cân vào bì này một lợng chính xác CuSO4 bằng khối lợng quy định trong chuyên
luận với sai số 10%. Lợng CuSO4 đợc dàn mỏng thành lớp có độ dày không quá 5 mm. Nếu CuSO4 có kích thớc lớn
thì phải nghiền nhanh tới kích thớc dới 2 mm trớc khi cân. Tiến hành làm khô trong điều kiện quy định của chuyên
luận. Nếu dùng phơng pháp sấy thì nhiệt độ cho phép chỉ chênh lệch 2 oC so với nhiệt độ quy định. Sau khi sấy
phải làm nguội tới nhiệt độ phòng cân trong bình hút ẩm có silica gel rồi cân ngay. Sự chênh lệch khối lợng sau khi
sấy thêm 1 giờ trong tủ sấy hoặc 6 giờ trong bình hút ẩm so với lần sấy trớc đó không quá 0,5 mg.
Nếu CuSO4 bị chảy ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy quy định thì trớc khi đa lên nhiệt độ đó, cần duy trì từ 1 đến 2
giờ ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của CuSO4 từ 5 oC đến 10 oC.
Nếu CuSO4 ở dạng viên nang hoặc viên bao thì phải bỏ vỏ (lấy không ít hơn 4 viên) và nghiền nhanh tới kích thớc dới
2 mm rồi lấy lợng bột viên nh chỉ dẫn trong chuyên luận riêng.
Nếu CuSO4 là dợc liệu, khi chuyên luận riêng không có chỉ dẫn gì đặc biệt thì tiến hành sấy trong tủ sấy ở áp suất thờng. Dợc liệu phải đợc làm thành mảnh nhỏ đờng kính không quá 3 mm; lợng đem thử từ 2 g đến 5 g; chiều dày lớp
mẫu thử đem sấy là 5 mm và không quá 10 mm đối với dợc liệu có cấu tạo xốp. Nhiệt độ và thời gian sấy theo yêu
cầu của chuyên luận riêng.
Cõu 5: Nờu cỏc bc trong o im chy ca acid benzoic?
- Trang thit b: Mỏy khuy t gia nhit, nhit k, ng mao qun, giỏ kp, cc cú m.
- Nguyờn liu: glycerin, acid benzoic.
- Cỏc bc tin hnh:
+ Bc 1: Ly 1 ớt bt mn acid benzoic cho vo ng mao qun bng cỏch gừ nh ng mao qun xung mt phng
cng cú 1 lp acid benzoic cao t 4 6 mm.


+ Bước 2: Lấy 200 ml dd glycerin cho vào cốc có mỏ loại 250 ml, cho con cá từ vào cốc, bật máy khuấy từ gia
nhiệt, vắn núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí 300oC, núm chỉnh tốc độ quay khoảng số 3, đặt cốc lên máy khuấy.
+ Bước 3: Dùng 1 sợi duy thun cố định ống mao quản với thanh nhiệt kế sao cho 2 đầu dưới của thanh nhiệt kế và
ống mao quản bằng nhau, dùng giá đỡ kẹp thanh nhiệt kế và cho thanh nhiệt kế vào cốc có mỏ đang được dun
nóng trên máy khuấy sao cho thanh nhiệt kế cách đáy cốc từ 2 – 3 cm.
+ Bước 4: Chú ý quan sát thanh nhiệt kế từ 115 – 125oC, quan sát điểm đầu nóng chảy và điểm cuối nóng chảy
của acid benzoic và ghi chép lại số liệu.




Nhiệt độ nóng chảy của acid benzoic khoảng 122,4oC.

Câu 6: Nêu ứng dụng của các chất đã học trong đời sống cũng như trong y học.
- KMnO4: là một chất sát trùng, xử lý nước được ứng dụng rộng rãi trong dược phẩm, sát khuẩn thực phẩm,
thủy sản...
- CuSO4:
+ Được ứng dụng rộng rãi trong in vải và dệt nhuộm, tạo màu xanh lam và xanh lục khi nhuộm.
+ Là thành phần được dùng trong thuốc trừ sâu, thuốc kháng sinh, chất khử trùng.
+ Dùng thuộc da, xi mạ, sản xuất pin, chạm khắc bằng điện.
+ Dùng trong ngành sản xuất thức ăn gia súc, phân bón và dùng làm chất xúc tác.
+ Ngoài ra, Đồng Sulphat cũng được dùng nhiều trong ngành công nghiệp lọc kim loại và sơn tàu thuyền
v.v.
- Tetracyclin hydroclorid:
+ Làm thuốc kháng sinh
+ Làm thuốc mỡ tra mắt
- Berberin clorid: Làm thuốc kháng khuẩn, trị tiêu chảy, lỵ amip, lỵ trực khuẩn.
- Methyl salicylat:
+ Được sử dụng như là hương liệu cho thực phẩm, bánh kẹo, đồ uống, mỹ phẩm và dược phẩm.
+ Trong sản xuất dược phẩm, methyl salicylate được dùng như một chất kháng viêm, giảm đau, sử dụng trong
dầu thoa, thuốc mỡ...

BÀI 3: NHẬN THỨC ĐỊNH DANH NGUYÊN LIỆU LÀM THUỐC: MAGNESI SULFAT, PARACETAMOL, ACID
BENZOIC, ACID SALICYLIC, THAN HOẠT TÍNH
I. Nguyên liệu làm thuốc
1. Magnesi sulfat


a. Tính chất

- Bột kết tinh màu trắng hay tinh thể không màu, bóng.
b. Độ tan
- Dễ tan trong nước.
- Không tan trong ethanol 96%.
c. Định tính
- Lấy 0,5 g magnesi sulfat cho vào ống nghiệm, sau đó thêm 10 ml nước, lắc nhẹ.
* Magnesi: Lấy 2 ml dd magnesi sulfat cho vào ống nghiệm, thêm 1 ml NH 4OH 6M (TT) vào ta thấy trong ống
nghiệm xuất hiện kết tủa trắng, sau đó thêm 1 ml NH4Cl (TT), kết tủa trắng tan dần. Thêm 1 ml dd Na2HPO4 9%
(TT), trong ống nghiệm lại xuất hiện kết tủa trắng.
- PTHH:
MgSO4 + 2NH4OH → (NH4)2SO4 + Mg(OH)2↓
Mg(OH)2 + 2NH4Cl → 2NH3 + MgCl2 + 2H2O
MgCl2 + Na2HPO4 + NH3 → MgNH4PO4↓ + 2NaCl
* Sulfat: Lấy 5 ml dd magnesi sulfat cho vào ống nghiệm, thêm 1 ml HCl 2M (TT) và 1 ml dd BaCl 2 5% (TT), trong
ống nghiệm xuất hiện kết tủa trắng.
- PTHH:
MgSO4 + BaCl2 → MgCl2 + BaSO4↓
2. Paracetamol
a. Tính chất
- Bột kết tinh màu trắng, không mùi.
b. Độ tan
- Hơi tan trong nước.
- Tan trong ethanol 96%.
c. Định tính
* Thí nghiệm B: Lấy 0,1 g paracetamol cho vào ống nghiệm, thêm 1ml HCl (TT), đun nóng 3 phút, thêm 1 ml nước,
làm lạnh => không có kết tủa tạo thành. Thêm 0,05 ml dd K2Cr2O7 0,49%, ống nghiệm xuất hiện màu tím.
3. Acid benzoic
a. Tính chất
- Tinh thể hình kim hay mảnh, không màu hoặc bột kết tinh trắng.
b. Độ tan

- Khó tan trong nước, tan trong nước sôi.
- Tan trong ethanol 96%.
c. Định tính
* Pha dung dịch S: Lấy 5 g acid benzoic cho vào cốc có mỏ, thêm 1 ít ethanol 96% (TT), thêm 100 ml nước cất.


* Thí nghiệm B: Lấy 1 ml dd S cho vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml FeCl 3 10,5% (TT) , ta thấy trong ống nghiệm xuất
hiện kết tủa màu vàng thẫm.
4. Acid salicylic
a. Tính chất
- Tinh thể hình kim màu trắng hoặc không màu hay bột kết tinh trắng.
b. Độ tan
- Khó tan trong nước.
- Dễ tan trong ethanol 96%.
c. Định tính
* Thí nghiệm B: Lấy 30 mg acid salicylic, thêm 5 ml NaOH 0,05M, thêm 15 ml nước.
Lấy 1 ml dd đã pha sẵn cho vào ống nghiệm, thêm 0,5 ml FeCl 3 10,5% (TT), ta thấy trong ống nghiệm xuất hiện màu
tím.
- PTHH:
C7H6O3 + 3NaOH → C6H4O2Na2 + HCOONa + 2H2O
3HCOONa + FeCl3 → Fe(HCOO)3 + 3NaCl
5. Than hoạt tính
a. Tính chất
- Bột nhẹ, màu đen, xốp.
b. Độ tan
- Không tan trong nước và ethanol 96%.
c. Định tính
* Thí nghiệm B:
Chuẩn bị 2 ống nghiệm:
Ống nghiệm 1: cho 10 ml dd xanh methylen 0,15%, thêm vào 0,1 g than hoạt tính.

Ống nghiệm 2: cho 10 ml dd xanh methylen 0,15%.
Sau 5 phút lọc 2 ống nghiệm, quan sát màu của 2 dd sau khi lọc. Ta thấy ống nghiệm 1 sẽ có màu nhạt hơn ống
nghiệm 2, chứng tỏ than hoạt tính có trong ống nghiệm 1 đã hấp phụ màu của xanh methylen.


II. Cõu hi
Cõu 1: Nờu ng dng ca cỏc cht ó hc trong i sng v trong y hc.
* Magnesi sulfat:
- Dựng lm thuc nhun trng, lm thuc th trong phũng thớ nghim.
- Dựng sn xut gm, vt liu ngn chỏy, chu la. Trong cụng nghip giy da, x lớ hng dt, trong thc n gia
sỳc, phõn bún vi lng, sn xut mc in, thuc nhum.
* Paracetamol: Dựng lm thuc gim au, h nhit.
* Acid benzoic:
- Lm cht chng khun, c dựng trong kem ỏnh rng, nc sỳc ming, m phm v cỏc sn phm kh mựi.
- Dựng bo qun thc phm.
- Dựng iu ch dc phm i vi thuc tr nm ngoi da, lang ben, nm chõn, thuc sỏt trựng.
* Acid salicylic: Lm thuc gim au nhc, h st, 1 cht bo qun thc phm, dit khun v kh trựng.
* Than hot tớnh:
- Giỳp ty trựng v loi b c t trong thc n, lc nc.
- Lm u lc thuc lỏ, khu trang hot tớnh, tm kh mựi trong t lnh, trong mỏy iu hũa nhit .
- Dựng kh mựi kh c khụng khớ.
Cõu 2: Phõn bit nhit núng chy v khong núng chy.
- Khoảng nóng chảy (gọi tắt là khoảng chảy) của một chất là khoảng nhiệt độ đã hiệu chỉnh, kể từ khi chất rắn bắt
đầu nóng chảy và xuất hiện những giọt chất lỏng đầu tiên, đến khi chất rắn chuyển hoàn toàn sang trạng thái
lỏng.
- Nhiệt độ nóng chảy (gọi tắt là điểm chảy) của một chất là nhiệt độ đã hiệu chỉnh, tại đó hạt chất rắn cuối cùng
của chất thử nghiệm chuyển thành trạng thái lỏng, bắt đầu biến màu, hoá than hoặc sủi bọt.




×