FUTURISTIC
STYLE
Sinh viên _ Hà Hồng Loan
Lớp _ MT14TT
Học phần _ Lịch sử thời trang
Giảng viên _ Lương Thị Minh Hoa
PHONG CÁCH
‘’Phong’’ là vẻ bề ngoài
‘‘Cách’’ là cách thức để biểu hiện, trưng bày ra
‘’Phong cách’’ là sự biểu hiện bản chất, tính cách của bên trong của con người
‘’Phong cách’’ là cách bạn thể hiện con người của mình qua trang phục làm sao cho
mọi người có thể thấy bạn qua nhiều phương diện khác nhau: bạn hấp dẫn, lôi cuốn
hay tràm tính, đáng yêu hoặc tự tin, mạnh mẽ, …
Futuristic
Cảm hứng thời trang vị lai có gốc rễ từ
sự biến động của chủ nghĩa tân thời tại
Italia năm 1909 và bản tuyên ngôn đầu
tiên của chủ nghĩa vị lai “Manifesti du
Futurisme” của Filippo Tommaso
Marinetti. Trong bản tuyên ngôn này, lần
đầu tiên chủ nghĩa vị lai được giới thiệu
như một trào lưu mới lạ, độc đáo và tân
tiến nhất, hoàn toàn đoạn tuyệt với tất cả
các phương thức nghệ thuật chính thống
hoặc theo lối truyền thống. Mục tiêu của
nó là hướng tới tính hiện đại triệt để, một
nền nghệ thuật mà ở đó, yếu tố công
nghệ và kỹ thuật được tôn sùng đến mức
tuyệt đối.
Cùng lúc với ý niệm về tương lai được mở ra thì vai trò của thuyết vị lai với thời
trang cũng hình thành. Vào đầu thập niên 60, trong suốt một kỷ nguyên thời trang
mà biên tập viên tạp chí Vogue–Diane Vreeland miêu tả là “Youthquake”(Chấn động
tuổi trẻ), nền văn hóa mà giới trẻ chiếm ưu thế đã sản sinh ra phong cách nhấn
mạnh sự độc đáo và tính bình đẳng. Những nhà thiết kế tiên phong người Pháp như
André Courrèges, Paco Rabanne, Pierre Cardin giới thiệu những bộ sưu tập dành
cho kỷ nguyên du hành vũ trụ với hình dáng được lấy cảm hứng từ tên lửa, hành
tinh và các vệ tinh, phản ánh mối quan tâm và sự nhiệt tình của thời đại với các
cuộc thám hiểm ngoài không gian. Những bộ đồ bóng mượt, tối giản kết cấu từ các
hình khối hình học được may bằng chất liệu cao su tổng hợp, nhựa, vải vinyl, kim
loại và rất nhiều những chất liệu không chính thống khác đi cùng với các màu sắc
ánh kim, phản quang, trắng nhằm tạo ra những hiệu ứng của tương lai.
CHẤT LIỆU
Cao su tổng hợp, nhựa, vải
vinyl, kim loại, đến chất liệu
da (năm 1967), rồi chất
liệu pha trộn giữa nhôm và
vải jersey. “Chain mail”,
chất liệu được làm từ vô
vàn những móc kim loại
nối với nhau cũng là một
sáng chế của Paco Robanne
mà sau này được nhiều nhà
thiết kế từ Versace đến
McQueen ưa thích.
Năm 1966, khi Paco Robanne giới thiệu trang phục
hàng ngày và dạ hội bằng giấy, thời trang “tự hủy”,
“dùng một lần” ra đời. “Làm sao mà giặt được quần
áo khi bạn đi du lịch vũ trụ?” tờ Life Magazine viết.
Giấy rẻ tiền, thực dụng và rất đương đại. Công ty
Scott Paper Company tại Mỹ đã bán đến hàng trăm
nghìn chiếc váy giấy pha nylon (để tăng sức bền của
chất liệu), in phong phú các loại họa tiết và nhiều
màu sắc với giá chỉ 1,29$. Khách hàng còn được
phát thêm coupon khuyến mãi để mua… giấy vệ
sinh và khăn giấy của thương hiệu. Tuy thế, những
bộ trang phục dạ hội bằng giấy thời bấy giờ cũng
được bán với giá hơn 1000$. Váy giấy in môtip
những hộp súp Campells, một trong những motip
nổi tiếng trong tranh của Andy Warhol trở thành
một trong những biểu tượng của thời trang thập
niên 60.
MÀU SẮC
Đặc
nét sắc
trưng của xu hướng này là trang phục ánh kim với đường
sảo, góc cạnh, gam màu metallic, những màu son sáng hoặc
pha màu, kiểu kẻ eyeliner lệch chuẩn lạ mắt.
PHỤ KIỆN, MAKEUP
PHOM DÁNG
New Frontiers – Wang Xiao takes on extraterrestrial style for the March issue of Elle UK.
Animatronic
Fashion by
Hussein
Chayalan
Invisible Shoes and Illuminated Heels
Kin by Cong Tri in 2009
No.8 by Cong Tri in 2014