Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

200 CÂU HỎI ÔN TẬP THI THỦ TỤC HẢI QUAN 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.37 KB, 24 trang )

200 CÂU HỎI ÔN TẬP THI THỦ TỤC HẢI QUAN 2016
1. Thủ tục hải quan là:
a. Toàn bộ công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện để thông quan hàng hóa
b. Toàn bộ công việc mà người khai hải quan, công chức hải quan và các bên liên quan phải thực hiện để thông
quan hàng hóa
c. Toàn bộ công việc mà công chức hải quan và các cơ quan nhà nước phải thực hiện để thông quan hàng hóa
d. Các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật Hải quan
đối với hàng hóa, phương tiện vận tải
2. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:
a. Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định
b. Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện
vận tải
c. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy
định khác của pháp luật có liên quan
d. Cả 3 công việc trên
3. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:
a. Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan; kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận
tải
b. Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của
pháp luật có liên quan
c. Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ
tục hải quan
d. Tất cả các công việc trên
4. Thủ tục hải quan điện tử là:
a. Thủ tục hải quan được thực hiện qua mạng internet
b. Thủ tục hải quan, trong đó việc khai, gửi hồ sơ của người khai hải quan và việc tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải
quan của công chức hải quan được thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu khai báo từ xa
c. Các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu
điện tử của hải quan
d. Thủ tục hải quan trong đó việc khai, tiếp nhận, xử lý thông tin khai hải quan, trao đổi các thông tin khác theo
quy định của pháp luật về thủ tục hải quan giữa các bên có liên quan thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ


liệu điện tử hải quan.
5. Hệ thống khai hải quan điện tử là:
a. Hệ thống dự phòng do người khai hải quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử
b. Hệ thống được sử dụng để tiếp nhận, xử lý và phản hồi các thông điệp dữ liệu điện tử hải quan để thực hiện
thủ tục hải quan điện tử
c. Hệ thống cho phép người khai hải quan thực hiện việc khai hải quan điện tử, tiếp nhận thông tin, kết quả phản
hồi của cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử
d. Hệ thống sử dụng để tiếp nhận, xử lý các thông tin khai báo hải quan điện tử của doanh nghiệp
6. Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan là:
a. Hệ thống dự phòng do người khai hải quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử
b. Hệ thống sử dụng để tiếp nhận, xử lý các thông tin khai báo hải quan điện tử của doanh nghiệp
c. Hệ thống do Tổng cục Hải quan quản lý, cho phép cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử, kết
nối, trao đổi thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với các Bộ, ngành có liên quan
d. Hệ thống do người khai hải quan quản lý, sử dụng để thực hiện thủ tục hải quan điện tử
7. Cơ chế một cửa quốc gia là:
a. Việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục
của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin
tích hợp.
b. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
c. Cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp
d. Cả 3 ý trên
8. Chuyển cửa khẩu là:
a. Việc chuyển hàng hóa, phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan từ địa điểm làm thủ tục
hải quan này đến địa điểm làm thủ tục hải quan khác
b. Chuyển hàng hóa quá cảnh từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất cuối cùng
c. Chuyển hàng hóa trung chuyển từ cửa khẩu này sang cửa khẩu khác

1



d.

Cả 3 trường hợp trên

9. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành là:
a. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, kiểm dịch
thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
b. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế
c. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải xin phép
d. Cả 3 ý trên
10. Đối tượng phải làm thủ tục hải quan bao gồm:
a. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, văn hóa
phẩm, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu
b. Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong địa bàn
hoạt động của cơ quan hải quan
c. Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
d. Cả 3 câu trên đều đúng
11. Đối tượng chịu sự kiểm tra hải quan bao gồm:
a. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, văn hóa
phẩm, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập
cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan
b. Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
c. Hồ sơ hải quan và các chứng từ liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận tải nêu trên
d. Cả 3 câu trên đều đúng
12. Đối tượng chịu sự giám sát hải quan bao gồm:
a. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, công cụ chuyển nhượng, vàng, kim loại quý, đá quý, văn hóa
phẩm, di vật, cổ vật, bảo vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu; hành lý của người xuất cảnh, nhập
cảnh; các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan
b. Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sông
xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
c. Hàng hóa, phương tiện vận tải trong địa bàn hoạt động hải quan; hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên liệu,
vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu đang lưu giữ tại các cơ sở sản xuất của tổ chức, cá
nhân; hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được đưa về bảo quản chờ thông quan; hàng hóa vận
chuyển chịu sự giám sát hải quan
d. Cả 3 câu trên đều đúng
13. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan:
a. Hàng hóa, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận
chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật
b. Kiểm tra, giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu
lực quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh,
quá cảnh
c. Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải
quan; thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của
pháp luật; việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
d. Cả 3 câu trên đều đúng
14. Người khai hải quan bao gồm:
a. Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện
tại Việt Nam thì phải thực hiện thủ tục hải quan thông qua đại lý làm thủ tục hải quan.
b. Chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hoặc người được chủ
phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh ủy quyền
c. Đại lý hải quan
d. Cả 3 câu trên đều đúng
15. Người khai hải quan bao gồm:


2


a. Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi
trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh
b. Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa
c. Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trừ trường hợp chủ
hàng có yêu cầu khác.
d. Cả 3 câu trên đều đúng
16. Người khai hải quan có quyền:
a. Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện
vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan
b. Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp
đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan
b. Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát của công chức hải quan trước khi khai hải quan để
bảo đảm việc khai hải quan được chính xác
c. Cả 3 trường hợp trên
17. Người khai hải quan có quyền:
a. Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ
quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan
b. Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục có liên quan với
các cơ quan khác theo quy định của pháp luật
c. Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan; Yêu cầu bồi thường thiệt
hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường
của Nhà nước
d. Cả 3 trường hợp trên
18. Người khai hải quan có nghĩa vụ:
a. Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định; cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải
quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa
b. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về

sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan
c. Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan,
kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải
d. Cả 3 trường hợp trên
19. Người khai hải quan có nghĩa vụ:
a. Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ
khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ
khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy
định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu kiểm tra theo quy
định
b. Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa,
phương tiện vận tải
c. Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy
định khác của pháp luật có liên quan
d. Cả 3 trường hợp trên
20. Hồ sơ hải quan gồm có:
a. Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan
b. Chứng từ có liên quan
c. Hồ sơ, sổ sách kế toán
d. Câu a và b
21. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu:
a. Tờ khai hải quan xuất khẩu
b. Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu
c. Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo
quy định
d. Cả 3 trường hợp trên
22. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu:
a. Tờ khai hải quan nhập khẩu, tờ khai trị giá
b. Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán; Vận tải đơn hoặc các chứng
từ vận tải khác có giá trị tương đương


3


c. Giấy phép nhập khẩu (nếu có); giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ
quan kiểm tra chuyên ngành (nếu có); chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có)
d. Cả 3 trường hợp trên
23. Tờ khai hải quan điện tử được sử dụng trong:
a. Thực hiện các thủ tục về thuế, cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, thủ tục thanh toán qua Ngân hàng và
các thủ tục hành chính khác
b. Chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa lưu thông trên thị trường
c. Phục vụ yêu cầu quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan
d. Cả 3 trường hợp trên
24. Tờ khai hải quan điện tử có giá trị làm thủ tục hải quan:
a. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai
b. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày làm thủ tục hải quan
c. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm thủ tục hải quan
d. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ làm thủ tục hải quan
25. Chữ ký số sử dụng trong thủ tục hải quan điện tử của người khai hải quan phải thỏa mãn các điều kiện sau:
a. Là chữ ký số tương ứng với chứng thư số được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài được công nhận cung cấp
b. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số phải thuộc danh sách tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực
chữ ký số đã được cơ quan hải quan xác nhận tương thích với Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan và
đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hải quan
c. Phải có bản quyền và được đăng ký
d. Câu a và b
26. Đối với chứng từ bản chụp, chứng từ điện tử trong hồ sơ hải quan:
a. Trường hợp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, hồ sơ hải quan theo quy định là bản chụp thì người khai
hải quan, người nộp thuế có thể nộp bản chính hoặc bản chụp
b. Trường hợp bản chụp hoặc các chứng từ do người nước ngoài phát hành bằng hình thức điện tử, fax, telex

hoặc các chứng từ, tài liệu do người khai hải quan, người nộp thuế phát hành thì người khai hải quan, người
nộp thuế phải xác nhận, ký tên, đóng dấu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực
và hợp pháp của các chứng từ đó
c. Trường hợp bản chụp có nhiều trang thì người khai hải quan, người nộp thuế xác nhận, ký tên, đóng dấu lên
trang đầu và đóng dấu giáp lai toàn bộ văn bản
d. Tất cả các trường hợp trên đều đúng
27. Người khai hải quan có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hải quan, sổ sách, chứng từ kế toán trong thời hạn:
a. Theo quy định của pháp luật về kế toán.
b. Trong thời hạn 5 năm
c. Trong thời hạn 3 năm
d. Lưu không thời hạn
28. Người khai hải quan phải lưu trữ các chứng từ khác liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, bao gồm
chứng từ vận tải đối với hàng hóa xuất khẩu, phiếu đóng gói, tài liệu kỹ thuật, chứng từ, tài liệu liên quan
đến định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu:
a. Theo quy định của pháp luật về kế toán.
b. Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan
c. Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày thông quan hàng hóa
d. Lưu không thời hạn
29. Người khai hải quan phải lưu trữ:
a. Bản chính các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan (trừ trường hợp đã nộp bản chính cho cơ quan hải quan)
b. Các chứng từ điện tử dưới dạng điện tử hoặc chuyển đổi ra chứng từ giấy theo quy định của pháp luật về
giao dịch điện tử
c. Sổ sách, chứng từ kế toán
d. Cả 3 câu trên
30. Khi thực hiện thủ tục hải quan, theo yêu cầu của doanh nghiệp, cơ quan hải quan cho phép doanh nghiệp
được nợ các chứng từ trong thời hạn quy định sau đây:
a. 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai
b. 30 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa
c. 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai
d. 10 ngày kể từ ngày đăng ký kiểm tra chuyên ngành


4


31. Trường hợp nào sau đây, doanh nghiệp không phải nộp công văn xin nợ chứng từ:
a. Hợp đồng thương mại
b. Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi
c. Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành
d. Cả 3 câu đều đúng
32. Khi khai hải quan (trừ trường hợp khai giấy), người khai thực hiện các công việc sau:
a. Tạo thông tin khai tờ khai hải quan trên Hệ thống khai hải quan điện tử
b. Gửi tờ khai hải quan đến cơ quan hải quan thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan
c. Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan hải quan
d. Cả 3 câu đều đúng
33. Nguyên tắc khai hải quan:
a. Người khai hải quan phải khai đầy đủ các thông tin trên tờ khai hải quan theo hướng dẫn; một tờ khai hải
quan được khai tối đa 50 dòng hàng. Trường hợp một lô hàng có trên 50 dòng hàng, người khai hải quan phải
khai báo trên nhiều tờ khai
b. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng; một tờ khai hải quan chỉ khai báo cho một hóa đơn
c. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, giảm thuế so với quy định thì
phải khai các thông tin liên quan theo quy định
d. Cả 3 câu đều đúng
34. Khai hải quan đối với hàng hóa có nhiều hợp đồng hoặc đơn hàng:
a. Hàng hóa nhập khẩu có nhiều hợp đồng hoặc đơn hàng, có một hoặc nhiều hóa đơn của một người bán hàng,
cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh toán, giao hàng một lần, có một vận đơn thì được khai
trên một hoặc nhiều tờ khai hải quan
b. Hàng hóa xuất khẩu có nhiều hợp đồng hoặc đơn hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh
toán, cùng bán cho một khách hàng và giao hàng một lần thì được khai trên một hoặc nhiều tờ khai hải quan
c. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có nhiều hợp đồng hoặc đơn hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương

thức thanh toán, cùng bán cho một khách hàng và giao hàng một lần thì được khai trên một hoặc nhiều tờ
khai hải quan
d. Câu a và b
35. Quyết định kiểm tra hải quan được cơ quan hải quan thực hiện và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện
tử hải quan cho người khai hải quan theo các hình thức sau:
a. Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan và cho phép thông quan
b. Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng
từ có liên quan trên cổng thông tin một cửa quốc gia để quyết định việc thông quan hàng hóa hoặc kiểm tra
thực tế hàng hóa để quyết định thông quan
c. Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa
d. Câu a và b
36. Các trường hợp được khai trên tờ khai hải quan giấy:
a. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn
thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh; hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo; hàng quà biếu, quà
tặng, tài sản di chuyển của cá nhân; hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm
nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập; hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong
thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh
b. Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử bị sự cố không thực hiện
được các giao dịch điện tử với nhau
c. Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
d. Tất cả các trường hợp trên
37. Trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan hải quan:
a.
b.
c.
d.

Thông báo lý do bằng văn bản giấy hoặc qua phương thức điện tử cho người khai hải quan biết
Thông báo trực tiếp cho người hải quan biết khi kiểm tra hồ sơ
Thông báo bằng điện thoại hoặc email

Cả 3 câu trên đều đúng

38. Các trường hợp khai bổ sung hồ sơ hải quan tờ khai:
a. Sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra trực
tiếp hồ sơ hải quan; hoặc người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì
được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ
quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra

5


b. Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông
quan, thanh tra, người khai hải quan, người nộp thuế mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực
hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
c. Người khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra
thực tế hàng hóa và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
d. Cả 3 trường hợp trên
39. Các chỉ tiêu thông tin người khai hải quan không được sửa bao gồm:
a. Mã loại hình; Mã phân loại hàng hóa; Mã hiệu phương thức vận chuyển
b. Cơ quan Hải quan
c. Mã người nhập khẩu; Mã đại lý hải quan
d. Cả 3 trường hợp trên
40. Trường hợp tờ khai đăng ký trước, người khai hải quan được:
a. Sửa đổi, bổ sung các thông tin đã khai trước trên Hệ thống và không giới hạn số lần sửa chữa
b. Không được phép sửa chữa
c. Được phép sửa chữa nhưng không quá 9 lần
d. Sửa chữa không quá 9 lần và phải có công văn đề nghị
41. Trường hợp tờ khai đăng ký chính thức, người khai hải quan được:
a. Sửa đổi, bổ sung các thông tin đã khai trước trên Hệ thống
b. Không được phép sửa chữa

c. Được phép sửa chữa nhưng không quá 9 lần
d. Sửa chữa không quá 9 lần và phải có công văn đề nghị
42. Thời hạn thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai sửa chữa, bổ sung:
a. Trong thời hạn 02 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp khai
bổ sung sau khi Hệ thống phân luồng tờ khai nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan thực hiện việc kiểm tra
trực tiếp hồ sơ hải quan hoặc người khai hải quan, người nộp thuế xác định có sai sót trong việc khai hải quan
thì được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan nhưng trước thời điểm cơ
quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra
b. Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp người
khai hải quan, người nộp thuế phát hiện sai sót trong việc khai hải quan quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày
thông quan hoặc sau khi cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra
c. Trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ thông tin hoặc hồ sơ (nếu có) đối với trường hợp người
khai hải quan thực hiện khai bổ sung theo yêu cầu của cơ quan hải quan khi kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế
hàng hóa
d. Câu a và b
43. Các trường hợp hủy tờ khai hải quan:
a. Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nhưng không có hàng
nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất
b. Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan không xuất trình hồ sơ hải quan
trong trường hợp phải xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra
c. Quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra và các trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu của
người khai hải quan
d. Cả 3 câu trên đều đúng
44. Các trường hợp hủy tờ khai theo yêu cầu của người khai hải quan:
a. Tờ khai hải quan điện tử đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống có sự cố; Khai nhiều lần
cho cùng một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (khai trùng thông tin tờ khai)
b. Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất
khẩu
c. Tờ khai hải quan nhập khẩu đã được đăng ký, nhưng thực tế hàng hóa không nhập khẩu hoặc hàng hóa chưa

đưa qua khu vực giám sát; khai sai các chỉ tiêu thông tin không được phép sửa theo quy định
d. Tất cả các trường hợp trên
45. Người khai hải quan được thay đổi loại hình trong trường hợp:
a. Hàng hóa đã thông quan và đã đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan
b. Hàng hóa chưa làm thủ tục hải quan và đang chịu sự giám sát hải quan
c. Hàng hóa đang làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải
quan
d. Cả 3 câu trên đều đúng

6


46. Thời hạn khai và nộp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là:
a. Trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu
b. Sau ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu
c. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu
d. Cả 3 câu trên đều đúng
47. Ngày hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu là ngày:
a. Ghi trên tờ khai phương tiện vận tải qua cửa khẩu hoặc sổ theo dõi phương tiện vận tải (đường sông, đường
bộ)
b. Phương tiện vận tải đến cửa khẩu theo thông báo của hãng vận tải trên Hệ thống dữ liệu hải quan điện tử
c. Ngày cơ quan hải quan đóng dấu lên bản khai hàng hóa nhập khẩu tại cảng dỡ hàng trong hồ sơ phương tiện
vận tải nhập cảnh (đường biển, đường hàng không, đường sắt)
d. Tất cả các câu trên
48. Thời hạn khai và nộp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là:
a. Trước khi hàng hóa xuất khẩu 08 giờ
b. Trong thời gian 08 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh
c. Sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi
phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất
là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh

d. Ngay sau khi phương tiện vận tải nhập cảnh
49. Thông tin đăng ký trước có giá trị sử dụng và được lưu giữ trên Hệ thống tối đa là:
a. 07 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước hoặc thời điểm có sửa chữa cuối cùng
b. 10 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước
c. 30 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước
d. 15 ngày kể từ thời điểm đăng ký trước
50. Trường hợp lô hàng đang kiểm tra thực tế hàng hóa mà hết giờ hành chính thì:
a. Dừng việc kiểm tra, niêm phong lại lô hàng. Việc kiểm tra sẽ được tiến hành lại vào hôm sau
b. Tiếp tục kiểm tra, không cần văn bản đề nghị của người khai hải quan
c. Tiếp tục kiểm tra trong trường hợp có văn bản đề nghị của người khai hải quan
d. Dừng việc kiểm tra, giao doanh nghiệp tự bảo quản và tiếp tục kiểm tra vào ngày hôm sau
51. Cơ quan hải quan có thể xem xét, chấp thuận việc kiểm tra thực tế và thông quan hàng hóa ngoài giờ hành
chính trên cơ sở:
a. Người khai hải quan có thể thông báo qua điện thoại để đăng ký
b. Người khai hải quan có văn bản đăng ký trước hoặc thông báo trên hệ thống
c. Người khai hải quan không cần thông báo
d. Người khai hải quan có văn bản đăng ký trước hoặc thông báo trên hệ thống và được Chi cục trưởng Hải
quan đồng ý
52. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa:
a. Công chức hải quan kiểm tra trực tiếp
b. Kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác
c. Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa
d. Tất cả các hình thức trên
53. Hàng hóa nào sau đây được miễn kiểm tra thực tế:
a. Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp
b. Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh
c. Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
d. Tất cả các hàng hóa trên
54. Trường hợp hàng hóa phải kiểm tra thực tế bao gồm:
a. Hàng hóa miễn kiểm tra thực tế mà phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật

b. Hàng hóa không thuộc đối tượng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
c. Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
d. Câu a và b
55. Các trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa vắng mặt người khai hải quan bao gồm:
a. Để bảo vệ an ninh; bảo vệ vệ sinh, môi trường
b. Có dấu hiệu rủi ro
c. Quá thời hạn 90 ngày kể từ ngày hàng hóa nhập khẩu đến cửa khẩu mà người khai hải quan không đến làm
thủ tục hải quan

7


d.

Tất cả các trường hợp trên

56. Đối với hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt, không thể thực hiện kiểm tra thực tế tại các địa điểm kiểm tra
của cơ quan hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan:
a. Cho phép doanh nghiệp đưa hàng hóa về kho riêng bảo quản
b. Chuyển cơ quan kiểm tra chuyên ngành để kiểm tra
c. Quyết định đưa hàng về các địa điểm đáp ứng yêu cầu bảo quản đặc biệt để kiểm tra thực tế hoặc căn cứ kết
quả giám định để quyết định thông quan
d. Tất cả các trường hợp trên
57. Trường hợp không nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan về tên hàng, mã số, xuất xứ, trọng
lượng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan thì người khai hải quan thực hiện:
a. Khiếu nại kết luận của cơ quan hải quan
b. Được lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định để thực hiện việc giám định hàng hóa theo quy định của pháp luật
c. Trường hợp người khai hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định, cơ quan hải quan căn cứ kết luận của
cơ quan, tổ chức giám định để quyết định việc thông quan
d. Tất cả các trường hợp trên

58. Trường hợp cơ quan hải quan không nhất trí với kết quả giám định do người khai hải quan cung cấp, cơ
quan hải quan:
a. Lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định và
b. Căn cứ vào kết quả giám định này để quyết định việc thông quan
c. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại
hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật
d. Tất cả các trường hợp trên
59. Kiểm tra hải quan là việc cơ quan hải quan:
a. Kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ tài liệu liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải
b. Kiểm tra sơ bộ, kiểm tra chi tiết hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa
c. Kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa và kiểm tra sau thông quan
d. Tất cả các trường hợp trên đều đúng
60. Khi kiểm tra hồ sơ hải quan, cơ quan hải quan:
a. Kiểm tra tính chính xác, đầy đủ, sự phù hợp của nội dung khai hải quan với chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
b. Kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
và quy định khác của pháp luật có liên quan
c. Thực hiện thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc trực tiếp bởi công chức hải quan
d. Cả 3 câu trên đều đúng
61. Người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan khi:
a. Hàng hóa được cơ quan hải quan chấp nhận thông quan trên hệ thống
b. Hàng hóa không thuộc diện phải kiểm tra thực tế và hàng hóa không thuộc đối tượng phải nộp, xuất trình hồ

c. Cơ quan hải quan yêu cầu đối với các trường hợp phải nộp, xuất trình hồ sơ theo quy định
d. Cả 3 câu trên đều đúng
62. Quy trình thủ tục hải quan ban hành kèm theo Quyết định 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/7/2015 của Tổng cục Hải
quan gồm có các bước sau đây:
a. Tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký, phân luồng tờ khai
b. Kiểm tra hồ sơ hải quan (đối với luồng 2, 3); Kiểm tra thực tế hàng hóa (luồng 3)
c. Kiểm tra hoàn thành nghĩa vụ thuế; Quản lý, hoàn chỉnh hồ sơ
d. Tất cả các bước trên

63. Trường hợp tờ khai được Hệ thống phân luồng 1, người khai hải quan thực hiện:
a. Cung cấp thông tin số tờ khai, danh sách container (đối với hàng hóa vận chuyển bằng container) hoặc danh
sách hàng hóa cho cho cơ quan kinh doanh kho bãi cảng hoặc cơ quan hải quan (giám sát)
b. In danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ:
) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan và nộp cho cơ quan kinh doanh kho
bãi cảng hoặc cơ quan hải quan (giám sát) để xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát
c. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải
quan, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách
container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống
d. Cả 3 công việc trên
64. Trường hợp tờ khai được phân luồng 2, người khai hải quan thực hiện:

8


a.
b.
c.
d.

Mang tờ khai điện tử in (hoặc cung cấp số tờ khai) và hồ sơ đến Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để nộp,
xuất trình
In danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ:
) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan và nộp cho cơ quan kinh doanh kho
bãi cảng hoặc cơ quan hải quan (giám sát) để xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát
Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải
quan, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách
container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống
Cả 3 công việc trên


65. Trường hợp tờ khai được phân luồng 3, người khai hải quan thực hiện:
a. Mang tờ khai điện tử in (hoặc cung cấp số tờ khai) và hồ sơ đến Chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai để nộp,
xuất trình và xuất trình hàng hóa để kiểm tra
b. In danh sách container, danh sách hàng hóa trên Cổng thông tin điện tử hải quan (địa chỉ:
) hoặc hệ thống khai của người khai hải quan và nộp cho cơ quan kinh doanh kho
bãi cảng hoặc cơ quan hải quan (giám sát) để xác nhận hàng hóa qua khu vực giám sát
c. Trường hợp có sự thay đổi danh sách container, danh sách hàng hóa so với nội dung khai trên tờ khai hải
quan, người khai hải quan in hoặc đề nghị công chức hải quan tại Chi cục Hải quan cửa khẩu in danh sách
container, danh sách hàng hóa từ Hệ thống
d. Cả 3 công việc trên
66. Người khai hải quan dùng nghiệp vụ nào sau đây để khai báo tờ khai chính thức:
a. IDA/EDA
b. IDB/EDB
c. IDC/EDC
d. AMA/AMC
67. Người khai hải quan dùng nghiệp vụ nào sau đây để khai báo trước tờ khai:
a. IDA/EDA
b. IDB/EDB
c. IDC/EDC
d. AMA/AMC
68. Người khai hải quan dùng nghiệp vụ nào sau đây để gửi hồ sơ chứng từ qua hệ thống:
a. OLA
b. IDA/EDA
c. HYS
d. IDA01
69. Hàng hóa được thông quan trong các trường hợp sau:
a. Sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan
b. Chủ hàng đã nộp thuế hoặc có bảo lãnh
c. Thiếu một số chứng từ được cơ quan hải quan cho phép chậm nộp
d. Tất cả các trường hợp trên

70. Giải phóng hàng là:
a. Việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá được XK, NK khi đáp ứng các điều kiện theo quy định
b. Việc cơ quan hải quan cho phép hàng hóa đang trong quá trình làm thủ tục hải quan được đưa ra khỏi khu
vực giám sát hải quan và giao cho doanh nghiệp tự bảo quản
c. Việc cơ quan hải quan cho phép hàng hoá được thông quan hoặc đặt dưới một chế độ quản lý hải quan khác
d. Việc cơ quan hải quan cho phép hàng hóa đang trong quá trình làm thủ tục thông quan được đưa về kho
riêng bảo quản
71. Giải phóng hàng được áp dụng trong trường hợp:
a. Phải thực hiện việc phân tích, phân loại hoặc giám định để xác định mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng,
khối lượng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín
dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan
b. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai và người khai hải quan
nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở giá do người khai hải quan tạm tính
c. Trường hợp cơ quan hải quan nghi vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ, người khai hải quan
đề nghị tham vấn thì cơ quan hải quan thực hiện giải phóng hàng trên cơ sở số thuế người khai hải quan đã
nộp hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan và thực hiện
tham vấn trị giá; người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định trị giá hải quan đối với hàng

9


d.

hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì được giải phóng hàng hóa nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ
sở trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.
Tất cả các trường hợp trên

72. Hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành phải được lưu giữ tại cửa khẩu cho đến khi được thông
quan. Trường hợp quy định của pháp luật cho phép đưa hàng hóa về địa điểm khác để tiến hành việc kiểm tra
chuyên ngành hoặc chủ hàng hóa có yêu cầu đưa hàng hóa về bảo quản thì:

a. Địa điểm lưu giữ phải đáp ứng điều kiện về giám sát hải quan
b. Hàng hóa đưa về bảo quản chịu sự giám sát của cơ quan hải quan cho đến khi được thông quan
c. Chủ hàng hóa chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chuyên ngành hoặc địa
điểm lưu giữ của chủ hàng hóa cho đến khi cơ quan hải quan quyết định thông quan
d. Cả 3 câu trên
73. Các trường hợp hàng hóa được mang về bảo quản:
a. Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định
b. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không
c. Hàng hoá phải thực hiện kiểm dịch động thực vật, kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm tra chất lượng
hàng hóa theo tiêu chuẩn, chất lượng trước khi thông quan
d. Câu b và c đều đúng
74. Trường hợp lô hàng phải kiểm dịch động vật, thực vật, doanh nghiệp được cơ quan hải quan cho phép:
a. Thông quan
b. Đưa hàng hóa về bảo quản
c. Giải phóng hàng
d. Tạm giải phóng hàng
75. Lô hàng thuộc diện kiểm tra an toàn thực phẩm, doanh nghiệp được cơ quan hải quan cho phép:
a. Thông quan
b. Giải phóng hàng
c. Đưa hàng hóa về bảo quản
d. Tạm giải phóng hàng
76. Trường hợp lô hàng phải phân tích, phân loại để xác định tên gọi, thành phần, công dụng, mã số HS, doanh
nghiệp được cơ quan hải quan cho phép:
a. Thông quan
b. Giải phóng hàng
c. Tạm giải phóng hàng
d. Đưa hàng hóa về bảo quản
77. Trường hợp lô hàng phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, doanh nghiệp được cơ quan hải quan cho phép:
a. Thông quan
b. Đưa hàng hóa về bảo quản

c. Giải phóng hàng
d. Tạm giải phóng hàng
78. Trường hợp đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản, doanh nghiệp phải nộp chứng từ nào sau đây:
a. Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi đặc biệt
b. Chỉ nộp văn bản đề nghị đưa hàng hóa về bảo quản
c. Chỉ nộp giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành
d. Giấy đăng ký kiểm tra chuyên ngành (kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm) và văn bản đề nghị
đưa hàng hóa về bảo quản
79. Thời hạn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành được thực hiện
như sau:
a. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra
b. Trong thời hạn tối đa 10 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra hoặc ngày lấy mẫu kiểm tra chuyên
ngành trừ trường hợp pháp luật về kiểm tra chuyên ngành có quy định khác
c. Trong vòng 15 ngày kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra
d. Theo quy định của pháp luật có liên quan
80. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành có trách nhiệm thông báo kết quả kiểm tra cho cơ quan hải quan trong thời
hạn:
a. 30 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra
b. 10 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra
c. 02 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra

10


d. Theo quy định của pháp luật có liên quan
81. Trường hợp lô hàng phải kiểm dịch, hoặc vừa kiểm dịch vừa kiểm tra chất lượng hoặc vừa kiểm dịch vừa
kiểm tra an toàn thực phẩm, căn cứ để cơ quan hải quan cho phép doanh nghiệp đưa hàng hóa về bảo quản
tại địa điểm kiểm dịch là:
a. Xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy đăng ký kiểm dịch
b. Xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật (đối với hàng có nguồn gốc

thực vật)
c. Xác nhận của cơ quan kiểm dịch tại Giấy vận chuyển hàng hóa (đối với thủy sản, sản phẩm thủy sản) hoặc
chứng từ khác của cơ quan kiểm dịch
d. Tất cả các trường hợp trên
82. Việc lấy mẫu hàng hóa nhập khẩu được thực hiện trong các trường hợp sau:
a. Người khai hải quan có yêu cầu lấy mẫu để phục vụ khai hải quan của người khai hải quan
b. Hàng hoá lấy mẫu theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra chuyên ngành
c. Hàng hóa nhập khẩu phải lấy mẫu để phục vụ phân tích, giám định để phân loại hàng hóa theo yêu cầu của
cơ quan hải quan
d. Cả 3 trường hợp trên
83. Trường hợp nào sau đây hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không phải lấy mẫu:
a. Để phục vụ việc khai hải quan
b. Để phục vụ phân tích, phân loại hàng hóa
c. Theo đề nghị của các cơ quan quản lý chuyên ngành
d. Để phục vụ công tác thanh khoản, hoàn thuế đối với hàng gia công, sản xuất xuất khẩu
84. Việc xem hàng hóa trước khi khai hải quan được thực hiện như sau:
a. Không được xem hàng hóa trước khi khai hải quan
b. Việc xem trước hàng hóa phải được sự chấp thuận của cơ quan hải quan
c. Việc xem trước hàng hóa phải được sự chấp thuận của người vận chuyển hàng hóa hoặc người lưu giữ hàng
hóa và chịu sự giám sát của cơ quan hải quan
d. Việc xem trước hàng hóa phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý chuyên ngành
85. Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng:
a. Doanh nghiệp phải khai báo tờ khai hải quan mới
b. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu
c. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới
d. Câu a và b
86. Trường hợp đăng ký tờ khai hải quan một lần:

a. Người khai hải quan thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng nhất định, trong một thời gian
nhất định của cùng một hợp đồng mua bán hàng hóa với cùng một người mua, người bán
b. Hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu qua cùng cửa khẩu
c. Tờ khai hải quan một lần có hiệu lực trong thời hạn không quá 01 năm
d. Cả 3 câu trên
87. Cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường thủy
nội địa, cảng chuyển tải, khu chuyển tải; hàng hóa cung ứng cho tàu biển, tàu bay xuất cảnh; hàng hóa xuất
khẩu được vận chuyển cùng với hành khách xuất cảnh qua cửa khẩu hàng không; hàng hóa xuất khẩu đưa
vào kho ngoại quan; hàng hóa xuất khẩu đưa vào CFS là:
a. Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được thông quan
b. Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ
thống
c. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển xác định hàng hóa đã xếp lên lên phương tiện vận tải xuất cảnh
d. Tất cả các câu trên đều đúng
88. Cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông:
a. Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được thông quan
b. Được chi cục hải quan cửa khẩu xuất xác nhận “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống
c. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển xác định hàng hóa đã xếp lên lên phương tiện vận tải xuất cảnh
d. Câu a và b

11


89. Cơ sở để xác định hàng hóa xuất khẩu tại chỗ, hàng hóa từ nội địa bán vào khu phi thuế quan trong khu kinh
tế cửa khẩu hoặc khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất:
a. Tờ khai hải quan xuất khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu đã được thông quan
b. Tờ khai hải quan xuất khẩu đã được thông quan và được xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát trên Hệ
thống
c. Vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển xác định hàng hóa đã xếp lên lên phương tiện vận tải xuất cảnh
d. Tất cả các câu trên đều đúng

90. Trường hợp áp dụng thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
a. Hàng hóa quá cảnh đi qua lãnh thổ đất liền Việt Nam theo quy định
b. Hàng hóa chuyển cửa khẩu
c. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
d. Câu a và b
91. Đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan, khi khai vận chuyển kết hợp, người khai hải quan:
a. Khai đồng thời với tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
b. Khai tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kết hợp với khai vận chuyển độc lập
c. Khai tờ khai vận chuyển độc lập
d. Không phải khai thêm tờ khai nào
92. Người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ gì để khai báo vận chuyển độc lập:
a. HYS
b. AMA
c. OLA
d. CEA
93. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với trường hợp khai vận chuyển độc lập:
a. Tại Chi cục Hải quan quản lý khu vực lưu giữ hàng hóa cần vận chuyển đi
b. Tại Chi cục Hải quan quản lý khu vực lưu giữ hàng hóa cần vận chuyển đến
c. Người khai hải quan lựa chọn làm thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý khu vực lưu giữ hàng hóa
cần vận chuyển đi hoặc Chi cục Hải quan quản lý khu vực lưu giữ hàng hóa cần vận chuyển đến
d. Cả 3 trường hợp trên
94. Các trường hợp phải niêm phong hải quan:
a. Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam (trừ trường hợp không thay đổi phương tiện vận chuyển đường
biển, đường hàng không, đường sông từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất)
b. Hàng hoá xuất khẩu phải kiểm tra thực tế được vận chuyển từ địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu,
địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa hoặc kho hàng không kéo dài đến cửa khẩu xuất, kho ngoại quan, kho
CFS, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa
c. Hàng hoá nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu,
địa điểm kiểm tra hàng hóa ở nội địa để kiểm tra thực tế hàng hóa
d. Cả 3 trường hợp trên

95. Các trường hợp phải niêm phong hải quan:
a. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập, nhưng được người vận tải tiếp tục vận
chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn hoặc kho hàng không kéo dài, trừ trường hợp chuyển sang phương
tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển để vận chuyển đến cảng đích hoặc không thay đổi phương tiện
vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích
b. Hàng hóa từ nước ngoài được vận chuyển từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan, khu phi thuế quan trong khu
kinh tế cửa khẩu, kho CFS, cửa hàng miễn thuế và ngược lại
c. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất (niêm phong đối với trường hợp hàng kiểm tra thực tế hoặc cửa khẩu
tái xuất khác cửa khẩu tạm nhập)
d. Cả 3 trường hợp trên
96. Các trường hợp không phải niêm phong hải quan:
a. Hàng hóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam nhưng không thay đổi phương tiện vận chuyển đường biển, đường
hàng không, đường sông từ cửa khẩu nhập đầu tiên đến cửa khẩu xuất
b. Hàng hóa từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam đến cửa khẩu nhập tại cảng biển, cảng sông, cảng hàng
không, nhưng được người vận tải tiếp tục vận chuyển đến cảng đích ghi trên vận tải đơn nhưng được chuyển
sang phương tiện vận tải khác cùng loại hình vận chuyển để vận chuyển đến cảng đích hoặc không thay đổi
phương tiện vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến cảng đích
c. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khai vận chuyển kết hợp và được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa khi làm thủ
tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa là hàng rời, hàng hóa siêu trường, siêu trọng, hàng cồng kềnh
không thể niêm phong hải quan

12


d. Cả 3 trường hợp trên
97. Thời hạn nộp thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu là:
a. 275 ngày
b. 1 năm
c. 90 ngày
d. 365 ngày

98. Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là việc cơ quan hải quan xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải
quan của hàng hóa:
a. Trước khi làm thủ tục hải quan
b. Trong quá trình làm thủ tục hải quan
c. Sau khi làm thủ tục hải quan
d. Tất cả các trường hợp trên
99.
a.
b.
c.
d.

Thẩm quyền xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là:
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan
Bộ trưởng Bộ Tài chính
Chi cục trưởng hải quan

100. Định mức thực tế để gia công, sản xuất sản phẩm xuất khẩu bao gồm:
a. Định mức sử dụng nguyên liệu
b. Định mức vật tư tiêu hao
c. Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư
d. Cả 3 câu trên
101. Định mức sử dụng nguyên liệu là
a. Lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm
b. Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư
c. Lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm;
d. Cả 3 câu trên
102. Định mức vật tư tiêu hao là
a. Lượng nguyên liệu cần thiết, thực tế sử dụng để sản xuất một đơn vị sản phẩm

b. Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư
c. Lượng vật tư tiêu hao thực tế để sản xuất một đơn vị sản phẩm
d. Cả 3 câu trên
103. “Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu hoặc vật tư” là:
a. Lượng nguyên liệu hoặc vật tư thực tế hao hụt tính theo tỷ lệ % so với định mức thực tế sản xuất hoặc so với
định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu hao
b. Lượng vật tư hao hụt tính theo tỷ lệ % so với định mức vật tư tiêu hao
c. Lượng nguyên liệu hao hụt tính theo tỷ lệ % so với định mức sử dụng nguyên liệu hoặc định mức vật tư tiêu
hao
d. Tỷ lệ hao hụt nguyên liệu cần thiết, hợp lý để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm gia công
104. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, hàng chế xuất gồm:
a. Các sản phẩm hoàn chỉnh để gắn vào sản phẩm XK
b. Nguyên liệu, vật tư NK để bảo hành, sửa chữa, tái chế sản phẩm XK
c. Vật tư làm bao bì hoặc bao bì để đóng gói sản phẩm XK
d. Tất cả các câu trên đều đúng
105. Thương nhân được quyền gia công chuyển tiếp các sản phẩm sau:
a. Sản phẩm gia công của hợp đồng này được sử dụng làm nguyên liệu gia công cho hợp đồng gia công khác
tại Việt Nam
b. Sản phẩm gia công của thương nhân khác được chuyển giao để xuất khẩu
c. Sản phẩm gia công của hợp đồng gia công đoạn trước được giao cho thương nhân theo chỉ định của bên đặt
gia công cho hợp đồng gia công công đoạn tiếp theo
d. Câu a và c
106. Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình sản xuất, xuất khẩu bao gồm:
a. Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK
b. Sản phẩm được sản xuất từ các nguồn: nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK, nguyên liệu vật
tư nhập khẩu theo loại hình kinh doanh, nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước

13



c.
d.

Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh nội địa (thời gian
nhập khẩu không quá 2 năm)
Tất cả các trường hợp trên

107. Các trường hợp kiểm tra cơ sở gia công, sản xuất; năng lực gia công, sản xuất là:
a. Tổ chức cá nhân thực hiện hợp đồng gia công lần đầu
b. Tổ chức cá nhân lần đầu được áp dụng thời hạn nộp thuế 275 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất
hàng xuất khẩu
c. Khi phát hiện có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân không có cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu,
vật tư tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất
d. Tất cả các trường hợp trên
108. Các trường hợp kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị:
a. Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng có dấu hiệu rủi ro đã nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư mà
quá chu kỳ nhưng không có sản phẩm xuất khẩu
b. Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị hoặc xuất khẩu
sản phẩm tăng, giảm bất thường so với năng lực sản xuất; khi số liệu quyết toán tình hình sử dụng nguyên
liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, hàng hóa xuất khẩu có sự chênh lệch bất thường so với số liệu trên hệ thống
của cơ quan hải quan
c. Khi có dấu hiệu xác định tổ chức, cá nhân bán nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm vào nội địa
nhưng không khai hải quan; khi phát hiện tổ chức, cá nhân kê khai sản phẩm xuất khẩu không đúng quy định
và không đúng thực tế
d. Tất cả các trường hợp trên
109. Nội dung kiểm tra tình hình sử dụng và tồn kho nguyên liệu, vật tư máy móc, thiết bị:
a. Kiểm tra hồ sơ hải quan, báo cáo nhập - xuất - tồn, chứng từ theo dõi nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị
nhập kho, xuất kho
b. Kiểm tra định mức thực tế sản phẩm xuất khẩu; kiểm tra tính phù hợp của nguyên liệu, vật tư với sản phẩm
xuất khẩu

c. Kiểm tra nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị trên dây chuyền sản xuất; kiểm tra số lượng hàng hóa còn tồn
trong kho; kiểm tra số lượng thành phẩm chưa xuất khẩu.
d. Tất cả các trường hợp trên
110. Việc kiểm tra tình hình sử dụng nguyên liệu, vật tư hoặc kiểm tra tồn kho nguyên liệu, vật tư tại trụ sở
người khai hải quan thực hiện theo Quyết định của Cục trưởng Cục Hải quan giao Chi cục Hải quan quản lý
kiểm tra và gửi cho tổ chức, cá nhân biết:
a. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ký và thực hiện kiểm tra chậm nhất trước 05 ngày làm việc kể từ
ngày gửi quyết định
b. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký và thực hiện kiểm tra chậm nhất trước 05 ngày làm việc kể từ
ngày gửi quyết định
c. Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày ký và thực hiện kiểm tra chậm nhất trước 05 ngày làm việc kể từ
ngày gửi quyết định
d. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày ký và thực hiện kiểm tra chậm nhất trước 10 ngày làm việc kể từ
ngày gửi quyết định
111. Các hình thức xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị thuê,
mượn để thực hiện hợp đồng gia công:
a. Bán tại thị trường Việt Nam hoặc xuất khẩu trả ra nước ngoài
b. Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam
c. Biếu, tặng; tiêu hủy tại Việt Nam
d. Tất cả các hình thức trên
112. Trường hợp nguyên liệu, vật tư thừa của hợp đồng gia công được bán tại thị trường Việt Nam, doanh
nghiệp thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình:
a. Nhập kinh doanh
b. Giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
c. Xuất nhập khẩu tại chỗ
d. Sản xuất xuất khẩu
113. Điểm khác nhau cơ bản giữa loại hình SXXK với loại hình hàng hóa gia công cho nước ngoài gồm:
a. Hợp đồng giữa hai bên
b. Sở hữu hàng hóa mỗi bên
c. Chính sách thuế khác nhau

d. Cả ba ý trên

14


114. Hàng hóa là văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa đưa vào DN chế xuất để
phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên làm việc tại doanh
nghiệp, thì:
a. Phải làm thủ tục hải quan
b. Phải làm thủ tục hải quan và nộp thuế xuất khẩu
c. Không phải làm thủ tục hải quan
d. DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan
115. Hàng hoá của các DNCX thuộc một tập đoàn hay Hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc:
a. Không phải làm thủ tục hải quan
b. Phải làm thủ tục hải quan và nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
c. Phải làm thủ tục hải quan
d. DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan
116. Hàng hóa mua bán giữa các DNCX với nhau:
a. Phải làm thủ tục hải quan
b. Phải làm thủ tục hải quan và nộp thuế xuất khẩu
c. Không phải làm thủ tục hải quan
d. DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan
117. Hàng hoá đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động
sản xuất như: phân loại, đóng gói, đóng gói lại:
a. Phải làm thủ tục hải quan
b. Phải làm thủ tục hải quan và nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
c. Không phải làm thủ tục hải quan
d. DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan
118. Hàng hóa DNCX mua từ nội địa hoặc nhập khẩu từ nước ngoài đã nộp đầy đủ các loại thuế và đã thực hiện
đầy đủ chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu theo quy định khi trao đổi, mua bán trong nội địa:

a. Phải làm thủ tục hải quan
b. Phải làm thủ tục hải quan và nộp thuế xuất khẩu
c. Không phải làm thủ tục hải quan
d. DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan
119. Đối với hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa
a. DNCX làm thủ tục hải quan xuất khẩu, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan nhập khẩu
b. DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng
c. DNCX, doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan
d. DNCX làm thủ tục hải quan nhập khẩu, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu
120. Hàng hoá do DNCX thuê doanh nghiệp nội địa gia công:
a. DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng
b. DNCX không phải làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo loại hình gia công
hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
c. DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo loại hình gia công
d. DNCX, doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan
121. Hàng hoá do DNCX nhận gia công cho doanh nghiệp nội địa
a. DNCX không phải làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo loại hình đặt gia
công hàng hóa ở nước ngoài
b. DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng
c. DNCX làm thủ tục hải quan theo loại hình gia công, doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan
d. DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan theo loại hình gia công
122. Đối với hàng hoá do DNCX thuê DNCX khác gia công
a. Hai DNCX làm thủ tục hải quan theo loại hình gia công
b. Hai DNCX không phải làm thủ tục hải quan
c. DNCX thuê gia công làm thủ tục hải quan theo loại hình đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài, DNCX nhận
gia công làm thủ tục hải quan theo loại hình gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
d. Hai DNCX làm thủ tục hải quan theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
123. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa của DNCX thực hiện quyền xuất khẩu:
a. Hàng hóa mua từ nội địa để xuất khẩu không phải làm thủ tục hải quan, khi xuất khẩu làm thủ tục như đối
với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh

b. Hàng hóa mua từ DNCX khác để xuất khẩu thực hiện thủ tục như doanh nghiệp nội địa mua hàng hóa của

15


c.
d.

DNCX, khi xuất khẩu làm thủ tục như đối với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh; thực hiện kê khai, tính thuế
(nếu có)
Hàng hóa mua từ nội địa làm thủ tục hải quan như hàng hóa nhập khẩu kinh doanh, khi xuất khẩu làm thủ tục
như hàng hóa xuất khẩu kinh doanh
Câu a và b

124. Thẩm quyền xem xét, quyết định thuê kho bên ngoài DNCX:
a. Chi cục Hải quan quản lý DNCX có thẩm quyền quyết định việc thuê kho bên ngoài DNCX nếu kho DNCX
thuê thuộc địa bàn quản lý của Chi cục Hải quan quản lý DNCX
b. Cục Hải quan có thẩm quyền quyết định việc thuê kho bên ngoài DNCX nếu kho DNCX thuê thuộc địa bàn
quản lý của Cục Hải quan
c. Tổng cục Hải quan có thẩm quyền quyết định việc thuê kho bên ngoài DNCX nếu kho DNCX thuê thuộc địa
bàn quản lý của hai Cục Hải quan trở lên
d. Cả 3 trường hợp trên
125. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập-tái xuất được làm thủ tục hải quan tại:
a. Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoạt động hoặc cơ sở sản xuất
b. Chi cục Hải quan cửa khẩu
c. Chi cục Hải quan nơi thuận tiện nhất
d. Chi cục Hải quan cửa khẩu, chi cục hải quan ngoài cửa khẩu
126. Địa điểm lưu giữ hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất:
a. Khu vực chịu sự giám sát hải quan tại cửa khẩu
b. Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa hoặc kho ngoại quan tại cửa khẩu nhập

hoặc cửa khẩu xuất
c. Kho, bãi của thương nhân thuộc địa bàn hoạt động hải quan đã được Bộ Công Thương cấp mã số kinh doanh
tạm nhập tái xuất
d. Tất cả các trường hợp trên
127. Thời hạn tạm nhập - tái xuất đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất là:
a. 120 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai tạm nhập và không được phép gia hạn
b. 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập và chỉ được gia hạn 02 lần, mỗi lần gia hạn không
quá 30 ngày
c. Không quá 90 mươi ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập và chỉ được gia hạn 02 lần, mỗi
lần gia hạn không quá 30 ngày
d. 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập và chỉ được gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không
quá 30 ngày
128. Theo quy định đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất
a. Hợp đồng xuất khẩu phải có trước hợp đồng nhập khẩu
b. Hợp đồng xuất khẩu phải có sau hợp đồng nhập khẩu
c. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu
d. Không cần có hợp đồng nhập khẩu, xuất khẩu
129. Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất đối với hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất:
a. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được tạm nhập, tái xuất qua cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính theo quy định
b. Việc tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu, địa điểm khác thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
c. Đối với tạm nhập, tái xuất gỗ với các nước có chung đường biên giới căn cứ quy định của Bộ Công Thương
d. Tất cả các trường hợp trên
130. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu được:
a. Vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục
nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
b. Vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam có làm thủ tục nhập khẩu vào
Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
c. Vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua lãnh thổ Việt Nam nhưng có làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam
d. Cả 03 trường hợp trên

131. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu được:
a. Thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu
b. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu
c. Hợp đồng xuất khẩu phải có sau hợp đồng nhập khẩu
d. Câu a và b

16


132. Hàng hóa kinh doanh theo phương thức chuyển khẩu phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam
a. Tại cửa khẩu nhập
b. Tại cửa khẩu xuất hàng
c. Tại cửa khẩu thuận tiện
d. Cả 3 trường hợp trên
133. Sự khác nhau giữa hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu và hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất là:
a. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu không phải làm thủ tục nhập khẩu và không phải làm thủ tục xuất khẩu
b. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu không chịu sự giám sát của cơ quan hải quan khi nhập khẩu
c. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu không có hợp đồng mua bán
d. Hàng hóa kinh doanh chuyển khẩu không phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ
môi trường
134. Thời hạn tạm nhập- tái xuất đối với hàng hóa là thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu không
thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng
nhập khẩu được phép tạm nhập, tái xuất để sản xuất, thi công, thực hiện dự án đầu tư là:
a. 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập
b. 90 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập
c. 120 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập
d. Thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu
135. Thời hạn tạm xuất - tái nhập đối với các loại máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải để sửa chữa, bảo hành,
sản xuất, thi công, cho thuê theo các hợp đồng sửa chữa, bảo hành, sản xuất, thi công, cho thuê với nước
ngoài là:

a. 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập
b. 90 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập
c. 120 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập
d. Thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng ký với Chi cục Hải quan cửa khẩu
136. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu
trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm đã
đăng ký với cơ quan hải quan?
a. Trong thời hạn 30 ngày
b. Trong thời hạn 60 ngày
c. Trong thời hạn 90 ngày
d. Trong thời hạn một năm
137. Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hóa để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm ở nước
ngoài là bao nhiêu ngày kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu?
a. Trong thời hạn 30 ngày
b. Trong thời hạn 60 ngày
c. Trong thời hạn 90 ngày
d. Trong thời hạn một năm
138. Các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng bao gồm:
a. Container rỗng có hoặc không có móc treo
b. Bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng
c. Các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác
d. Tất cả các phương tiện trên
139. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng là
container rỗng có hoặc không có móc treo, bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng:
a. Chi cục hải quan cửa khẩu
b. Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phục vụ gia công, sản
xuất hàng xuất khẩu
c. Chi cục hải quan thuận tiện
d. Tất cả các địa điểm trên
140. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với các phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng khác

không phải là container rỗng có hoặc không có móc treo, bồn mềm lót trong container để chứa hàng lỏng:
a. Chi cục hải quan cửa khẩu
b. Chi cục Hải quan cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phục vụ gia công, sản
xuất hàng xuất khẩu
c. Chi cục hải quan thuận tiện
d. Tất cả các địa điểm trên

17


141. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, khuôn, mẫu tạm nhập tái
xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm:
a. Chi cục hải quan cửa khẩu
b. Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án
c. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phục vụ gia công, sản xuất hàng xuất khẩu nếu các
hàng hóa trên phục vụ hợp đồng gia công, sản xuất xuất khẩu, hoạt động của doanh nghiệp chế xuất
d. Tất cả các địa điểm trên
142. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với tàu biển, tàu bay nước ngoài tạm nhập - tái xuất để sửa chữa, bảo
dưỡng tại Việt Nam:
a. Chi cục hải quan cửa khẩu
b. Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án
c. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phục vụ gia công, sản xuất hàng xuất khẩu
d. Tất cả các địa điểm trên
143. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với linh kiện, phụ tùng, vật dụng tạm nhập để phục vụ thay thế, sửa chữa
tàu biển, tàu bay nước ngoài
a. Chi cục hải quan cửa khẩu
b. Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án
c. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa phục vụ gia công, sản xuất hàng xuất khẩu
d. Tất cả các địa điểm trên
144. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập dự hội chợ, triển

lãm, giới thiệu sản phẩm:
a. Chi cục hải quan cửa khẩu
b. Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu
c. Chi cục Hải quan nơi có hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm
d. Câu a và c
145. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để phục vụ công
việc trong thời hạn nhất định:
a. Chi cục Hải quan nơi có cơ sở sản xuất, dự án
b. Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu
c. Chi cục hải quan cửa khẩu
d. Tất cả các địa điểm trên
146. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để bảo hành, sửa
chữa:
a. Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu
b. Chi cục hải quan cửa khẩu
c. Chi cục Hải quan nơi có cơ sở bảo hành, sửa chữa
d. Tất cả các địa điểm trên
147. Việc theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập được thực hiện:
a. Trên Hệ thống. Trường hợp việc khai hải quan tạm nhập, tạm xuất thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thì
thủ tục tái xuất, tái nhập và theo dõi lượng hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện trên tờ khai
hải quan giấy
b. Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu, sau khi tái xuất,
tái nhập, người khai hải quan thực hiện thủ tục hoàn thuế, không thu thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu cho tờ
khai tạm nhập, tạm xuất theo quy định
c. Đối với hàng hóa tạm nhập, tạm xuất thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải làm thủ tục
thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định
d. Tất cả các trường hợp trên
148. Các hình thức tái nhập đối với hàng hoá đã xuất khẩu bao gồm:
a. Tái nhập để sửa chữa, tái chế sau đó tái xuất
b. Tái nhập để tiêu thụ nội địa hoặc để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác

c. Tái nhập để tiêu huỷ tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài)
d. Tất cả các trường hợp trên
149. Địa điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trở lại đối với hàng hóa đã xuất khẩu:
a. Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó. Trường hợp hàng trả lại về Việt Nam qua cửa khẩu
khác thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu về nơi đã làm thủ tục xuất khẩu
b. Chi cục hải quan thuận tiện nhất, do doanh nghiệp lựa chọn

18


c.
d.

Trường hợp một lô hàng bị trả lại là hàng hoá của nhiều lô hàng xuất khẩu thì thủ tục tái nhập được thực hiện
tại một trong những Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu hàng hoá đó
Tất cả các câu trên đều đúng

150. Đối với hàng hoá tái nhập để tái chế thì thời hạn tái chế do doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan
nhưng không quá:
a. 60 ngày kể từ ngày tái nhập
b. 90 ngày kể từ ngày tái nhập
c. 275 ngày kể từ ngày tái nhập
d. 365 ngày kể từ ngày tái nhập
151. Các hình thức tái xuất hàng hoá đã nhập khẩu bao gồm:
a. Xuất trả lại cho khách hàng ở nước ngoài
b. Tái xuất sang nước thứ ba
c. Tái xuất vào khu phi thuế quan
d. Tất cả các trường hợp trên
152. Địa điểm làm thủ tục hải quan xuất trả hàng hoá đã nhập khẩu:
a. Chi cục hải quan thuận tiện nhất, do doanh nghiệp lựa chọn

b. Chi cục Hải quan đã làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó. Trường hợp hàng xuất trả cho khách hàng nước ngoài
qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục chuyển cửa khẩu đến cửa khẩu xuất.
c. Chi cục Hải quan đã làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đó. Trường hợp hàng xuất trả cho khách hàng nước ngoài
qua cửa khẩu khác thì được làm thủ tục chuyển cảng đến cửa khẩu xuất
d. Tất cả các câu trên đều đúng
153. Hàng hóa nhập khẩu thực hiện dự án đầu tư miễn thuế bao gồm:
a. Hàng hoá nhập khẩu tạo tài sản cố định
b. Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm phục vụ sản xuất của dự án ưu đãi đầu tư
c. Hàng hóa nhập khẩu kinh doanh
d. Câu a và b
154. Địa điểm làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đầu tư miễn thuế bao gồm:
a. Chi cục Hải quan thuận tiện thuộc Cục Hải quan nơi đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế
b. Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng
vận chuyển
c. Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư thuộc Cục Hải quan nơi hàng hóa nhập khẩu
d. Tất cả các địa điểm trên
155. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đầu tư miễn thuế bao gồm:
a. Các chứng từ quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC
b. Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan
c. Chứng từ chuyển nhượng hàng hoá thuộc đối tượng miễn thuế đối với trường hợp hàng hoá của đối tượng
miễn thuế chuyển nhượng cho đối tượng miễn thuế khác
d. Tất cả chứng từ trên
156. Trường hợp đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế bao gồm:
a. Hàng hoá nêu tại khoản 1, khoản 4 và khoản 5 Điều 12 Quyết định số 72/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ
b. Hàng hóa thuộc khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15,
khoản 16 và khoản 18, khoản 21 Điều 103 Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính
c. Hàng hóa được xét miễn thuế
d. Câu a và b
157. Đối tượng đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế bao gồm:

a. Tổ chức, cá nhân sử dụng hàng hóa
b. Nhà thầu chính hoặc nhà thầu phụ
c. Công ty cho thuê tài chính nhập khẩu hàng hóa
d. Tất cả các đối tượng trên
158. Thời điểm đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế là:
a. Trước khi triển khai dự án, hạng mục, giai đoạn dự án hoặc dự án mở rộng
b. Trong quá trình thực hiện dự án, hạng mục, giai đoạn dự án hoặc dự án mở rộng
c. Trước khi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đầu tiên của dự án, hạng mục, giai đoạn dự án
hoặc dự án mở rộng
d. Cả 3 câu trên đều đúng

19


159. Người khai hải quan sử dụng nghiệp vụ gì để khai báo danh mục hàng hóa miễn thuế:
a. OLA
b. HYS
c. TEA
d. CEA
160. Hàng hoá XK, XK tại chỗ là:
a. Hàng hoá do thương nhân ở nước ngoài XK cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ
định giao, nhận hàng hoá đó tại VN cho thương nhân VN khác
b. Hàng hoá do DN chế xuất XK cho thương nhân nước ngoài ở trong nước nhưng thương nhân nước ngoài chỉ
định giao, nhận hàng hoá đó tại VN cho thương nhân VN khác
c. Hàng hoá do thương nhân VN (bao gồm cả thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài; DN chế xuất) XK cho
thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hoá đó tại VN cho thương
nhân VN khác
d. Tất cả các trường hợp trên
161. Hàng hoá XK, XK tại chỗ bao gồm:
a. Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm

thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP
b. Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi
thuế quan
c. Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt
Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam
d. Tất cả các hàng hóa trên
162. Căn cứ để xác định hàng hoá XK, XK tại chỗ đối với sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn;
nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công là:
a. Phải có hợp đồng mua bán ký giữa thương nhân nước ngoài hoặc người ủy quyền hợp pháp của thương nhân
nước ngoài với thương nhân nhập khẩu
b. Phải tuân thủ quy định về hàng hóa nhập khẩu, về thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật
c. Phải làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
d. Câu a và b
163. Căn cứ để xác định hàng hoá XK, XK tại chỗ đối với hàng hóa khác (ngoài sản phẩm gia công; máy móc,
thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, phụ liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công;
hàng hóa có vốn đầu tư nước ngoài) là:
a. Phải có hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng gia công, hợp đồng thuê mướn có điều
khoản ghi rõ hàng hoá được giao cho người nhận hàng tại Việt Nam; Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng gia
công, hợp đồng thuê mượn có điều khoản ghi rõ hàng hoá được nhận từ người giao hàng tại Việt Nam
b. Không cần phải có hai hợp đồng riêng biệt giữa người mua và người bán
c. Phải có hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu tại chỗ và người nhập khẩu tại chỗ
d. Phải có hợp đồng mua bán giữa thương nhân nước ngoài và thương nhân Việt Nam
164. Thời hạn người người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ:
a. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận
hàng hóa
b. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc
giao nhận hàng hóa
c. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi người xuất khẩu giao
hàng, giao hóa đơn giá trị gia tăng cho người nhập khẩu

d. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông quan, giải phóng hàng hóa xuất khẩu
165. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được thực hiện như sau
a. Thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện trước, thủ tục xuất khẩu tại chỗ thực hiện sau
b. Thủ tục xuất khẩu tại chỗ thực hiện trước, thủ tục nhập khẩu tại chỗ thực hiện sau
c. Người xuất khẩu tại chỗ, người nhập khẩu tại chỗ thực hiện cùng lúc
d. Doanh nghiệp được lựa chọn làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ hoặc nhập khẩu tại chỗ
166. Hàng hóa trung chuyển là:
a. Hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu đưa vào cảng trung chuyển để chờ xuất đi các nước khác
b. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào cảng trung chuyển để chờ đưa ra nước ngoài
c. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào cảng trung chuyển để chờ đưa vào nội địa
d. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào cảng trung chuyển để chờ đưa vào kho ngoại quan, khu phi thuế quan

20


167. Hàng hóa trung chuyển phải:
a. Làm thủ tục hải quan và chịu sự giám sát hải quan trong suốt quá trình lưu giữ tại cảng
b. Kiểm tra thực tế hàng hóa và chịu sự giám sát hải quan trong suốt quá trình lưu giữ tại cảng
c. Được thông báo với cơ quan hải quan và chịu sự giám sát hải quan trong suốt quá trình lưu giữ tại cảng
d. Tất cả các trường hợp trên đều đúng
168. Người kinh doanh dịch vụ trung chuyển hàng hóa được thực hiện các dịch vụ sau đối với hàng hóa trung
chuyển:
a. Gia cố bao bì, chia gói, đóng gói lại để bảo quản hàng hóa phù hợp với yêu cầu vận chuyển
b. Gia công, chế biến theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
c. Đóng ghép với hàng hóa khác để xuất khẩu
d. Tất cả các trường hợp trên
169. Quá cảnh hàng hóa là:
a. Việc chuyển tải hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam
b. Việc nhập khẩu hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam
c. Việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc

trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác
trong thời gian quá cảnh
d. Cả 3 câu trên đều đúng
170. Thời gian quá cảnh hàng hóa là:
a. Tối đa là 15 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ
lưu kho tại Việt Nam bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh
b. Tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ
lưu kho tại Việt Nam bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh
c. Tối đa là 60 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ
lưu kho tại Việt Nam bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh
d. Tối đa là 90 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập, trừ
lưu kho tại Việt Nam bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh

trường hợp hàng hóa được
trường hợp hàng hóa được
trường hợp hàng hóa được
trường hợp hàng hóa được

171. Trường hợp hàng hóa được lưu kho tại Việt Nam bị hư hỏng, tổn thất trong quá trình quá cảnh cần phải có
thêm thời gian để lưu kho, khắc phục hư hỏng, tổn thất thì thời gian quá cảnh được cơ quan hải quan nơi
làm thủ tục quá cảnh hoặc Bộ Công thương (nếu có giấy phép) chấp thuận gia hạn thêm:
a. Tối đa là 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn quá cảnh
b. Tối đa là 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn quá cảnh
c. Tối đa là 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quá cảnh
d. Tương ứng với thời gian cần thiết để thực hiện các công việc đó
172. Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi lưu giữ hàng hóa:
a. Hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu
b. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài
c. Hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ nhập khẩu vào Việt Nam
d. Tất cả các trường hợp trên

173. Kho ngoại quan được thành lập tại các vị trí sau:
a. Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế
b. Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa
c. Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế
d. Tất cả các vị trí trên
174. Theo quy định, kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu:
a. 5.000 m2 (bao gồm nhà kho, bãi và các công trình phụ trợ), trong đó khu vực kho chứa hàng phải có diện tích
từ 1.000 m2 trở lên Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa
b. Đối với kho chuyên dùng để lưu giữ một hoặc một số chủng loại hàng hóa có yêu cầu bảo quản đặc biệt thì
kho ngoại quan phải có diện tích tối thiểu 1.000 m2
c. Đối với bãi ngoại quan chuyên dùng phải đạt diện tích tối thiểu 10.000 m2, không yêu cầu diện tích kho
d. Tất cả các câu trên
175. Thẩm quyền thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho ngoại quan là:
a. Bộ Tài chính
b. Tổng cục Hải quan
c. Cục Hải quan tình, thành phố
d. Tất cả các câu trên đều đúng

21


176. Các dịch vụ được thực hiện trong kho ngoại quan gồm:
a. Gia cố, chia gói, đóng gói bao bì; đóng ghép hàng hóa; phân loại phẩm cấp hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa
b. Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan
c. Chuyển quyền sở hữu hàng hóa
d. Tất cả các dịch vụ trên
177. Hàng hóa gửi kho ngoại quan được lưu giữ trong thời gian:
a. Không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục
Hải quan đang quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng
b. Không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Chi cục trưởng

Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 12 tháng
c. Không quá 90 ngày kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan gia hạn một lần không quá 90 ngày
d. Không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho và không được gia hạn
178. Hàng hóa nào sau đây không được gửi kho ngoại quan:
a. Hàng hóa thuộc diện có thuế tiêu thụ đặc biệt
b. Hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa không khuyến khích nhập khẩu
c. Hàng hóa gây nguy hiểm cho người hoặc ô nhiễm môi trường
d. Tất cả các hàng hóa trên
179. Hàng hóa nào sau đây được nhập khẩu vào nội địa từ kho ngoại quan:
a. Hàng hóa theo quy định phải làm thủ tục nhập khẩu tại cửa khẩu
b. Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được chuyển cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng
Chính phủ
c. Hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị nhập khẩu để phục vụ sản xuất, gia công và hàng hóa
được sản xuất, gia công tại Việt Nam
d. Tất cả các hàng hóa trên
180. Hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất, doanh nghiệp phải làm thủ
tục và khai báo:
a. Vận chuyển kết hợp
b. Vận chuyển độc lập
c. Có thể khai báo kết hợp hoặc độc lập
d. Không phải khai báo
181. Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan, doanh nghiệp phải làm thủ
tục và khai báo:
a. Vận chuyển độc lập
b. Vận chuyển kết hợp
c. Có thể khai báo kết hợp hoặc độc lập
d. Không phải khai báo
182. Chuyển quyền sở hữu hàng hoá gửi kho ngoại quan được thực hiện khi:
a. Có hành vi mua bán hàng hoá theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại

b. Chủ kho ngoại quan có văn bản thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan về việc chuyển
quyền sở hữu hàng hóa đang gửi kho ngoại quan để quản lý theo dõi, không phải làm thủ tục nhập, xuất kho
ngoại quan
c. Thời hạn hàng hoá gửi kho ngoại quan được tính kể từ ngày hàng hoá đưa vào kho ngoại quan theo hợp đồng
thuê kho ký giữa chủ kho ngoại quan và chủ hàng cũ
d. Tất cả các trường hợp trên
183. Kho bảo thuế là kho dùng để:
a. Lưu giữ hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu
b. Lưu giữ hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc chờ nhập khẩu vào Việt
Nam
c. Chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu của chủ kho bảo thuế
d. Tất cả các trường hợp trên
184. Kho bảo thuế là kho được thành lập chỉ để lưu giữ:
a. Nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ sản xuất
b. Nguyên liệu nhập khẩu kinh doanh
c. Nguyên liệu nhập khẩu để phục vụ gia công, sản xuất hàng xuất khẩu
d. Nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu

22


185. Nguyên liệu, vật tư được lưu giữ tại kho bảo thuế để sản xuất hàng hóa xuất khẩu trong thời gian:
a. Không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Cục trưởng Cục
Hải quan đang quản lý kho bảo thuế gia hạn. Thời gian gia hạn phù hợp với chu trình sản xuất
b. Không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan đang quản lý kho bảo thuế gia hạn. Thời gian gia hạn phù hợp với chu trình sản xuất
c. Không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho; trường hợp có lý do chính đáng thì được Chi cục trưởng
Chi cục Hải quan đang quản lý kho bảo thuế gia hạn. Thời gian gia hạn không quá 12 tháng kể từ ngày được
gửi vào kho

d. Không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào kho và không được gia hạn
186. Điều kiện thành lập kho bảo thuế đối với doanh nghiệp ưu tiên:
a. Có hệ thống sổ kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước để
theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho
b. Nằm trong khu vực cơ sở sản xuất của doanh nghiệp, được ngăn cách với khu vực chứa nguyên liệu, vật tư
không được bảo thuế, được lắp đặt hệ thống camera giám sát đáp ứng tiêu chuẩn của cơ quan hải quan để
giám sát hàng hóa ra, vào kho bảo thuế
c. Tuân thủ pháp luật kế toán, thống kê; thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật
d. Câu a và b
187. Điều kiện thành lập kho bảo thuế đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu khác:
a. Có hoạt động xuất khẩu ít nhất 02 năm liên tục trở lên mà không vi phạm pháp luật về hải quan và pháp luật
thuế và có kim ngạch xuất khẩu từ 40 triệu USD trở lên
b. Có hệ thống sổ kế toán và ứng dụng công nghệ thông tin theo tiêu chuẩn của cơ quan quản lý nhà nước để
theo dõi, quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong kho;
c. Tuân thủ pháp luật kế toán, thống kê; thực hiện thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật.
d. Tất cả các trường hợp trên
188. Thẩm quyền thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động kho bảo thuế là:
a. Bộ Tài chính
b. Tổng cục Hải quan
c. Cục Hải quan tình, thành phố
d. Tất cả các câu trên đều đúng
189. Địa điểm thu gom hàng lẻ là:
a. Khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hóa của nhiều chủ hàng vận
chuyển chung công-te-nơ
b. Nơi chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu
c. Nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan được gửi để chờ xuất khẩu
d. Nơi lưu giữ hàng hóa từ nước ngoài đưa vào gửi để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc chờ nhập khẩu vào
Việt Nam
190. Địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại các vị trí sau:

a. Cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa
b. Cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế
c. Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc tế
d. Tất cả các vị trí trên
191. Điều kiện về kho bãi khi thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ:
a. Có diện tích kho tối thiểu 1.000 m2 không bao gồm bãi và các công trình phụ trợ
b. Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như trụ sở làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, nơi lắp đặt
trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm; hàng hóa ra vào kho, bãi phải được quản lý bằng
hệ thống máy tính và được kết nối với hệ thống giám sát của cơ quan hải quan
c. Kho, bãi phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh, được trang bị hệ thống camera giám sát đáp
ứng tiêu chuẩn của cơ quan hải quan
a. Tất cả các câu trên
192. Thẩm quyền thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động địa điểm thu gom
hàng lẻ là:
a. Bộ Tài chính
b. Tổng cục Hải quan
c. Cục Hải quan tình, thành phố
d. Tất cả các câu trên đều đúng
193. Địa điểm thu gom hàng lẻ là nơi thực hiện dịch vụ:

23


a.
b.
c.
d.

Đóng gói, đóng gói lại, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa chờ xuất khẩu
Chia tách các lô hàng nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu hoặc đóng ghép container với các lô hàng

xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba
Chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa trong thời gian lưu giữ
Tất cả các trường hợp trên

194. Dịch vụ nào sau đây không được thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ:
a. Bảo dưỡng, bảo trì sửa chữa hàng hóa chờ nhập khẩu hoặc chờ xuất khẩu
b. Chia tách các lô hàng nhập khẩu của nhiều chủ hàng đóng chung container
c. Đóng gói, sắp xếp các lô hàng đã làm thủ tục xuất khẩu chờ thực xuất khẩu
d. Chia tách, đóng ghép hàng quá cảnh, hàng trung chuyển chung container xuất khẩu hoặc đóng ghép chung
với hàng xuất khẩu của Việt Nam
195. Hàng hóa đưa vào, đưa ra địa điểm thu gom hàng lẻ bao gồm:
a. Hàng hóa nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan
b. Hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế nhập khẩu
c. Hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng việc kiểm tra
thực tế hàng hóa sẽ được thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ
d. Câu a và c
196. Thời hạn lưu giữ hàng hóa trong địa điểm thu gom hàng lẻ là:
a. Không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào địa điểm thu gom hàng lẻ; trường hợp có lý do chính đáng thì
được Cục trưởng Cục Hải quan đang quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ gia hạn một lần không quá 12 tháng
b. Không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào địa điểm thu gom hàng lẻ; trường hợp có lý do chính đáng thì
được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ gia hạn một lần không quá 12 tháng
c. Không quá 90 ngày kể từ ngày được gửi vào địa điểm thu gom hàng lẻ; trường hợp có lý do chính đáng thì
được Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ gia hạn một lần không quá 90 ngày
d. Không quá 12 tháng kể từ ngày được gửi vào địa điểm thu gom hàng lẻ và không được gia hạn
197. Hàng hóa xuất khẩu được vận chuyển từ địa điểm thu gom hàng lẻ đến cửa khẩu xuất, doanh nghiệp phải
làm thủ tục và khai báo:
a. Vận chuyển kết hợp
b. Vận chuyển độc lập
c. Có thể khai báo kết hợp hoặc độc lập
d. Không phải khai báo

198. Hàng hóa nhập khẩu được vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến địa điểm thu gom hàng lẻ, doanh nghiệp phải
làm thủ tục và khai báo:
a. Vận chuyển kết hợp
b. Vận chuyển độc lập
c. Có thể khai báo kết hợp hoặc độc lập
d. Không phải khai báo
199. Doanh nghiệp kinh doanh kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ phải thông báo bằng
văn bản với Cục Hải quan đang quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt
động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ theo định kỳ:
a. 03 tháng một lần
b. 06 tháng một lần
c. Một năm một lần
d. Không phải thông báo
200. Địa điểm kiểm tra tại chân công trình, nhà máy, xí nghiệp sản xuất của doanh nghiệp được cơ quan hải
quan quyết định công nhận là:
a. Địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung
b. Địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu; địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa được thành lập trong nội địa
c. Nơi tập kết máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện, vật tư nhập khẩu để xây dựng nhà máy, công trình,
thực hiện dự án đầu tư, phục vụ sản xuất hàng hóa hoặc hàng hóa xuất khẩu
d. Cả 03 trường hợp trên

24



×