Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

THIẾT kế máy IN lụa DẠNG PHẲNG KHỐ lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 165 trang )

TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------Ngày … tháng … năm 2010

PHIẾU CHẤM BẢO VỆ LVTN
1. Họ và tên SV:
NGUYỄN ĐỨC HUY
MSSV: 20301082
HÀ ANH VIỆT
MSSV: 20403122
Ngành (chuyên ngành): Kỹ Thuật Chế Tạo
2. Tên đề tài: THIẾT KẾ MÁY IN LỤA DẠNG PHẲNG KHỔ LỚN
3. Họ tên người hướng dẫn: PGS.TS. PHAN ĐÌNH HUẤN
4. Tổng quát về bản thuyết minh:
Số trang
------ Số chương
------Số bảng số liệu
------ Số hình vẽ
------Số tài liệu tham khảo
------ Phần mềm tính toán
------Hiện vật (sản phẩm)
-----5. Tổng quát về các bản vẽ:
 Số bản vẽ:
Bản A0
Bản A1
Khổ khác
 Số bản vẽ tay:


Số bản vẽ trên máy tính
6. Những ưu điểm chính của LVTN:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------7. Những thiếu sót chính của LVTN:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------8. Đề nghò: Được bảo vệ
Bổ sung thêm để bảo vệ
Không được bảo vệ
9. 3 câu hỏi sinh viên phải trả lời trước Hội đồng:
a) ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------b) ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------c) ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------10. Đánh giá chung (bằng chữ: giỏi, khá, TB): Điểm
------/10
Ký tên


TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
----------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------------------------Ngày … tháng … năm 2010

PHIẾU CHẤM BẢO VỆ LVTN
1. Họ và tên SV:
NGUYỄN ĐỨC HUY
MSSV: 20301082
HÀ ANH VIỆT
MSSV: 20403122
Ngành (chuyên ngành): Kỹ Thuật Chế Tạo
2. Tên đề tài: THIẾT KẾ MÁY IN LỤA DẠNG PHẲNG KHỔ LỚN
3. Họ tên người phản biện:
4. Tổng quát về bản thuyết minh:

Số trang
------ Số chương
------Số bảng số liệu
------ Số hình vẽ
------Số tài liệu tham khảo
------ Phần mềm tính toán
------Hiện vật (sản phẩm)
-----5. Tổng quát về các bản vẽ:
 Số bản vẽ:
Bản A0
Bản A1
Khổ khác
 Số bản vẽ tay:
Số bản vẽ trên máy tính
6. Những ưu điểm chính của LVTN:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------7. Những thiếu sót chính của LVTN:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------8. Đề nghò: Được bảo vệ
Bổ sung thêm để bảo vệ
Không được bảo vệ
9. 3 câu hỏi sinh viên phải trả lời trước Hội đồng:
a) ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------b) ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------c) ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------10. Đánh giá chung (bằng chữ: giỏi, khá, TB): Điểm
------/10
Ký tên


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng con xin kinh gửi lời cảm ơn đến Cha Mẹ công ơn sinh thành
và nuôi dưỡng chúng con nên người, cảm ơn các Anh Chò đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho chúng em hoàn thành tốt luận văn này. Gia đình đã luôn sát cánh
bên chúng con trong mọi hoàn cảnh, là chỗ dựa tinh thần và vật chất to lớn cho

chúng con.
Chúng em xin kính gởi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS. Phan Đình
Huấn đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian hoàn thành luận văn tốt
nghiệp. Cảm ơn Thầy đã giúp đỡ em giải đáp những thắc mắc, những khó khăn
và chỉ ra cho em những thiếu sót trong quá trình thực hiện để có thể hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty TNHH Công Nghệ Sài Gòn
đã tạo điều kiện cho chúng em được thực tập và tiếp cận thực tế với công nghệ
sản xuất hiện đại tại Công ty. Cảm ơn các anh chò trong Phòng Kỹ Thuật và
Phân Xưởng Chế Tạo đã tận tình chỉ bảo em trong quá trình thực tập.
Xin cảm ơn tất cả các Thầy Cô Trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM đã
tận tình giảng dạy chúng em trong thời gian học tập tại trường.
Một lần nữa xin cảm ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ chúng em trong suốt
thời gian qua. Chúng em xin kính chúc các Thầy Cô luôn được dồi dào sức khỏe
và đạt được nhiều thành tích trong công tác giảng dạy, nghiên cứu, chúc các bạn
có nhiều sức khỏe và gặt hái nhiều thành công trong học tập và công việc.

Tháng 01/2010, Tp Hồ Chí Minh.
Nhóm sinh viên
Nguyễn Đức Huy
Hà Anh Việt

ii


LÔØI NOÙI ÑAÀU
In lụa là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong ngành in ấn hiện nay.
Đặc biệt trong lĩnh vực may mặc và hàng tiêu dùng.Các sản phẩm in lụa ngày nay có
mặt trong hầu hết trong đời sống của con người và ở một số ngành công nghiệp mỹ
nghệ.

Sản phẩm in lụa ở nước ta hiện nay đang rất phát triển do tính chất của nó dễ phù
hợp với quy mô sản xuất vừa và nhỏ. Công nghệ sản xuất hầu hết vẫn còn thô sơ lạc
hậu. Các cơ sở sản xuất in hiện nay vẫn chủ yếu in lụa bằng tay,tự động từng khâu và
bán tự động. Bên cạnh đó, kích thước in, chất lượng của sản phẩm cũng bị hạn chế,
năng suất chưa cao.
Đề tài: “ Thiết Kế Máy In Lụa Dạng Phẳng khổ Lớn” là một đề tài thiết thực và
phù hợp với xu thế ngày càng phát triển,tính thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu
dùng. Đề tài ra đời nhằm giải quyết vấn đề khổ in, nâng cao chất lượng và năng suất
đối với sản phẩm in lụa.
Nội dung luận văn được chia làm 7 chương :
Chương 1 : TỔNG QUAN
Chương 2: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Chương 3: TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY IN LỤA
Chương 4: PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ
Chương 5: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
Chương 6: THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN VÀ KHÍ NÉN
Chương 7: BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỠNG
Chương 8: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI

iii


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

TRANG BÌA .......................................................................................................................... i
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN .......................................................................................................
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................... ii

LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................................... iv
DANH SÁCH HÌNH VẼ ..................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG BIỂU ....................................................................................................... vii

Chương 1
TỔNG QUAN........................................................................................................ 1
1.1. Khái niệm về ngành in ............................................................................. 1
1.2. Lòch sử ngành in ấn .................................................................................. 1
1.3. Sơ lược lòch sử phát triển kỹ thuật in ....................................................... 2
1.4. Các phương pháp in chính ........................................................................ 5
1.5. Những sai hỏng thường gặp trong quá trình in và cách khắc phục ........ 13
1.6. Một số máy in lụa hiện có trên thò trường ............................................. 15
Chương 2
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ........................................................................................ 20
2.1. Đặt vấn đề.............................................................................................. 20
2.2. Phạm vi đề tài ........................................................................................ 21
Chương 3
TÌM HIỂU NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY IN LỤA ...................... 22
3.1. Cơ sở lý thuyết của máy in lụa .............................................................. 22
3.2. Nguyên lý hoạt động của máy in lụa ..................................................... 22
3.3. Sơ đồ khối của máy in lụa ...................................................................... 23
Chương 4
PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ ................................................................................. 24
4.1. Phương án truyền động cho cụm dao gạt ............................................... 24
iv


4.2. Phương án truyền động ra vào bàn máy ................................................ 29
4.3. Phương án truyền động nâng hạ khung đỡ ............................................ 33

4.4. Phương án truyền động nâng hạ dao gạt................................................ 37
4.5. Phương án kẹp chặt phôi ........................................................................ 40
4.6. Phương án điều khiển............................................................................. 42

Chương 5
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ ............................................. 44
5.1. Cụm chi tiết dao gạt ............................................................................... 44
5.2. Cụm chi tiết khung đỡ ............................................................................ 54
5.3. Cụm chi tiết bàn máy ............................................................................. 69
Chương 6
THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN VÀ KHÍ NÉN ....................... 87
6.1. Hệ thống khí nén.................................................................................... 87
6.1.1. Tổng quan về hệ thống khí nén .................................................... 87
6.1.2. Thiết kế hệ thống khí nén cho cơ cấu nâng hạ dao gạt ................ 98
6.1.3 Thiết kế hệ thống bơm hút chân không ...................................... 102
6.2. Hệ thống điện và PLC ......................................................................... 103
6.2.1. Hệ thống điện .............................................................................. 103
6.2.2. Điều khiển PLC ......................................................................... 114
Chương 7
BẢO TRÌ VÀ BẢO DƯỢNG ........................................................................... 137
7.1. Bảo trì phòng ngừa kế hoạch ............................................................... 137
7.2. Lậâp kế hoạch bảo trì cho chi tiết thường hư hỏng ................................ 144
7.3. Hiệu quả kinh tế mang lại từ công tác bảo trì ..................................... 145
Chương 8
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI .................................... 147
8.1. Kết luận.................................................................................................. 147
8.2. Hướng phát triển của đề tài .................................................................... 148
iv



TAØI LIEÄU THAM KHAÛO ...................................................................................... 150
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 152

iv


DANH SÁCH HÌNH VẼ
Hình 1.1. Quy trình in Typo………………………………………………………………6
Hình1. 2. Sơ đồ in Offset…………………………………………………………………7
Hình1. 3. Quy trình in Offset……………………………………………………………..8
Hình 1.3. Sơ đồ in Helio………………………………………………………………….9
Hình 1.4. In lụa thủ công ………………………………………………………………..10
Hình 1.5.Máy in lụa dạng phẳng ATMA-CE710……………………………………….16
Hình1.6. Máy in lụa dạng phẳng ATMECH 57…………………………………………16
Hình 1.7. Máy in lụa dạng phẳng ATMA-A 25 PA……………………………………..17
Hình 1.9. Máy in lụa dạng tròn HC-2A………………………………………………....18
Hình 1.10.Máy in lụa dạng tròn HC-4A………………………………………………...18
Hình 1.11. Máy in lụa dạng tròn HC-5A………………………………………………..19
Hình 3.1. Sơ đồ khối………………………………………………………………….....23
Hình 4.1. Cơ cấu vít me – đai ốc……………………………………………………......24
Hình 4.2. Cơ cấu tay quay con trượt……………………………………………………25
Hình4.3. Bộ truyền xích………………………………………………………………...26
Hình 4.4. cơ cấu xy lanh – khí nén……………………………………………………...27
Hình 4.5. cơ cấu xy lanh – thủy lực……………………………………………………..27
Hình 4.6. Cơ cấu thanh răng – bánh răng……………………………………………….28
Hình 4.7. Cơ cấu vít me - đai ốc……………………………………………………….29
Hình 4.8. Cơ cấu tay quay – con trượt…………………………………………………..30

vi



Hình 4.9. Bộ truyền xích………………………………………………………………...31
Hình 4.10. Cơ cấu xi lanh – khí nén……………………………………………………..31
Hình 4.11. Cơ cấu xi lanh – thủy lực……………………………………………………32
Hình 4.12. Cơ cấu thanh răng – bánh răng………………………………………………33
Hình 4.13. Vit me – đai ốc………………………………………………………………34
Hình 4.14. Bộ truyền xích……………………………………………………………….35
Hình 4.15. Xy lanh – thủy lực…………………………………………………………...36
Hình 4.16. Cơ cấu xi lanh khí nén…………………………………………………….....37
Hình 4.17. Cơ cấu thanh răng bánh răng………………………………………………...38
Hình 4.18. Cơ cấu xy lanh khí nén………………………………………………………39
Hình 4.19. Cụm hút chân không………………………………………………………....40
Hình 4.20. Cơ cấu kẹp bằng đầu kẹp…………………………………………………….41
Hình 4.21. Lực ép bởi khuôn in………………………………………………………….42
Hình 5.1. Mô hình cụm dao gạt………………………………………………………….44
Hình 5.2. Cơ cấu thanh răng bánh răng………………………………………………….50
Hình 5.3. biểu đồ momen trục động cơ……………………………………………….…51
Hình 5.4. Bản vẽ biểu diễn then…………………………………………………………52
Hình 5.5: Mô hình cụm khung đỡ……………………………………………………….54
Hình5.6.Truyền động xích……………………………………………………………….62
Hình 5.7.Sơ đồ truyền động từ động cơ……………………………………………….....62
Hình 5.8.Biểu đồ momen của trục động cơ……………………………………………...63
Hình 5.9. Bản vẽ biểu diễn then………………………………………………………….65
Hình 5.10.Biểu đồ momen của trục II……………………………………………………66
Hình 5.11. Bản vẽ biểu diễn then………………………………………………………...67

vi


Hình 5.12. Mô hình bàn máy…………………………………………………………….69

Hình 5.13. Cơ cấu tay quay con trượt……………………………………………….…..71
Hình 5.14. Vị trí cuối hành trình của bàn máy………………………………………….71
Hình 5.15.Thành phần lực tại các khâu……………………………………………..…..73
Hình 5.16. Biểu đồ momen của trục động cơ……………………………………..……79
Hình 5.17. Bản vẽ biểu diễn then………………………………………………….……81
Hình 5.18. Biểu đồ momen trục II (1)…………………………………………………..82
Hình 5.19. Biểu đồ momen Trục II (2)……………………………………………….…83
Hình5.20. Bản vẽ biểu diễn then……………………………………………………..…84
Hình 6.1a Cấu trúc hệ thống điều khiển bằng khí nén……………………………….…90
Hình 6.1b Hệ thống điện – khí nén……………………………………………………..91
Hình 6.2a mô tả thiết bị nạp phôi………………………………………………………91
Hình 6.2b mô tả thiết bị khoan chi tiết tự động……………………………………...…92
Hình 6.3 là các sơ đồ biểu diễn một hệ thống điều khiển bằng điện-khí nén và điều khiển
bằng khí nén……………………………………………………………………………..93
Hình 6.4 Mô tả các dạng áp suất…………………………………………………………95
Hình 6.5 Mô tả định luật Boy- mariotte…………………………………………………96
Hình 6.6. Lực tác dụng trong xi lanh……………………………………………………97
Hình 6.7. Cơ cấu xi lanh khí nén………………………………………………………..99
Hình 6.8. Cơ cấu xi lanh khí nén……………………………………………………….100
Hình 6.9. Cụm hút chân không…………………………………………………………103
Hình 6.10. Sơ đồ đấu dây………………………………………………………………104
Hình 6.11. Bảng đánh số đầu dây………………………………………………………105
Hình 6.12. Mạch động lực……………………………………………………………..106

vi


Hình 6.13. Hộp điều khiển……………………………………………………………..107
Hình 6.14. Chương trình PLC cho máy in lụa………………………………………….125
Hình 8.1. Robot 2 bậc tự do…………………………………………………………...149


vi


DANH SÁCH BẢNG BIỂU

Bảng 5.1. Bảng kê các chi tiết chính của cụm dao gạt…………………………………..44
Bảng 5.2. Đặc tính kỹ thuật của bộ truyền cụm dao gạt…………………………………46
Bảng 5.3. Bảng kê các chi tiết chính cụm khung đỡ………………………………….…53
Bảng 5.4. Đặc tính kỹ thuật của bộ truyền cụm nâng……………………………………58
Bảng 5.5. Bảng kê các chi tiết chính cụm bàn in………………………………………...69
Bảng 5.6.Bảng đặc tính kỹ thuật của cụm bàn máy………………………………....…..75
Bảng 6.1. các đại lượng vật lý thường dùng trong kỹ thuật khí nén……………………94
Bảng 8.1. Bảng đánh giá kết quả chế tạo máy in lụa…………………………………..148
Bảng 8.2. Kết quả vận hành máy in lụa………………………………………………..148

vii


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NGÀNH IN.
In là sự thể hiện chính xác các văn bản hay hình ảnh với số lượng lớn có tính thống
nhất, tức là in hàng trăm bản, hàng ngàn bản đều giống nhau.
Các sản phẩm phổ biến của nghành in : sách báo, bao bì sản phẩm, hình ảnh phủ trên
mặt ngoài các sản phẩm chai, lọ, vải, lụa,..,
Do có nhiều loại sản phẩm khác nhau nên hình thành các phương pháp in khác nhau
như: typo, offset, helio, con mộc, in roneo, flexo, tĩnh điện, tampo, laser, truyền khoảng

cách, điện tử.,.,
1. 2. LỊCH SỬ NGÀNH IN ẤN.
Các nhà sử học chưa nhất trí về niên hiệu của nghành in trong lich sử, nhưng đều
thống nhất rằng chính Trung Quốc là nơi ra đời bản in khắc gỗ từ thế kỷ thứ VII trước
công nguyên. Bản in khắc gỗ có nhược điểm là đã hư một từ hay một dòng đều phải làm
lại, năng suất thấp nên người ta nghĩ ra chữ rời.
Lúc đầu chữ rời làm bằng đất sét nung, rồi bằng gỗ, sau bằng hợp kim để sắp lại
với nhau thành dòng để in. Sau nữa cơ giới hóa việc sắp chữ bằng máy Monotype,
linotype, rồi cuối cùng là sắp chữ trên máy vi tính.
Về thiết bị, lúc đầu khuôn in và bàn ép in đều là mặt phẳng, sau đến lực ép in tạo
nên giữa bàn khuôn phẳng với ống tròn, rồi tiến đến ống ép ống. Trình độ truyền động
mỗi ngày một nâng cao từ cơ bắp đến bán tự động. Từ thủ công đến cơ giới hóa rồi điện
tử hóa, đã đẩy ngành in đến trình độ khá cao vượt qua những hạn chế của sức người, của
không gian và thời gian để giúp cho tư tưởng lan rộng, khoa học kỹ thuật phát triển, góp
phần quan trọng vào sự phát triển của nền truyền thông đại chúng.

1


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
1.3. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT IN.
Để có thể hình dung được quá trình phát triển của ngành in, đặc biệt là kỹ thuật
in, chúng ta tạm thời chia lịch sử phát triển kỹ thuật in ra thành 3 thời kỳ: cổ đại, trung
cổ, cận đại và hiện đại. Sở dĩ chúng tôi ghép thời kỳ cận đại và hiện đại chung một thời
kỳ vì thực chất từ thời Gutemberg đến nay bản chất của quá trình in, những nguyên tắc
công nghệ không thay đổi, duy chỉ có thay đổi dữ dội trong trình độ, công năng của thiết
bị, nguyên vật liệu và hàm lượng tri thức được thể hiện trên ấn phẩm.
1.3.1 In ấn thời cổ đại.
Phương pháp in ra đời sớm nhất là in khắc gỗ. Nó ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII ở
Trung Quốc và được áp dụng ở nhiều nước Viễn Đông vào thế kỷ thứ IX. Người ta lấy

một miếng gỗ bào nhẵn, viết lên đó nội dung, chữ viết ngược và đục phần không có chữ
đi.
Mực được bôi lên, do chữ nằm cao nên bắt mực và phần còn lại do nằm thấp hơn nên
không dính mực. Đặt giấy lên và ép. Ta có một sản phẩm in. Cuốn sách cổ nhất in bằng
phương pháp này là cuốn kinh Kim Cương năm 868. Một người Trung Quốc tên là Sài
Luân đã tìm ra cách làm giấy bằng vỏ cây, xơ đay và giẻ rách giã nhỏ và cán mỏng vào
thế kỷ thứ II trước công nguyên.
1.3.2 In ấn thời trung cổ.
Từ đầu thế kỷ thứ IX việc sản xuất sách trong các thư viện phát triển và mang tính
thương mại. Do đó nghề in đã trở thành nghành sản xuất kinh doanh. Công việc in sách
không chỉ dừng lại ở in khắc gỗ, vào khoảng năm 1048 một người Trung Quốc tên là Tất
Thăng đã chế tạo ra chữ rời bằng gốm.
Việc ra đời chữ rời tiến bộ hơn bản in khắc gỗ, nhưng thời gian ngắn bị hư hỏng, do
đó đến năm 1314 Vương Trình cũng người Trung Quốc làm ra chữ rời bằng gỗ. Nghề in
được lan truyền sang Triều Tiên và có những cải tiến quan trọng.
In chữ rời là một bước tiến khá dài trong quá trình phát triển kỹ thuật in. Chữ sau khi sử
dụng xong có thể tháo gỡ để sử dụng lại, có thể sửa chữa hoặc thay đổi. Do đó năng suất
lao động tăng.

2


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
Ở Châu Âu, việc in khắc gỗ bắt đầu từ thế kỷ XV Strasbourg (Đức) và Avignon
(Pháp) và ở Hà Lan. Nhưng chính ông Gutemberg người Đức mới được công nhận là
người phát minh ra nghành in Typo. Chiếc máy in đầu tiên vào thế kỷ XV được làm bằng
gỗ theo nguyên tắc mặt phẳng ép mặt phẳng, công suất 100 tờ/giờ, vận hành bằng sức
người.
Ở Châu Âu, hầu như cùng lúc với in Typo đã xuất hiện phương pháp in Helio (in
lõm). Người ta khắc chữ, dấu ( phần tử in) lên một bảng đồng mài phẳng nhờ một dụng

cụ cắt gọt, sau đó ăn mòn.vì thế phương pháp này còn gọi là in ống đồng. Tờ in bằng
phương pháp này ra đời năm 1446.
Trong thời kỳ đầu phát triển của nghành in, cho đến hết thế kỷ thứ XVII chiếc máy in tay
dần dần được thay một số chi tiết gỗ bằng kim loại, nhưng năng suất cũng chỉ tăng từ
100 lên 500 tờ/giờ.
Sang thế kỷ XVIII, xã hội có những biến đổi to lớn, một hiện tượng văn hóa xuất
hiện, đó là Báo chí. Chính do báo chí đòi hỏi nghành in phải có những cải tiến, một công
nghệ mới ra đời, đúc bản in bằng cách vỗ phông và đổ hợp kim chì để có nhiều khuôn in
giống nhau cùng in một lúc trên nhiều máy.
1.3.3 In ấn thời cận và hiện đại.
Đến thế kỉ XIX quá trình in đã được cơ giới hóa. Năm 1811 F.koeing người Đức đã
được cấp bằng sang chế máy in có ống ép thay cho bàn ép, đưa năng suất lên 800 tờ /giờ,
khổ in lớn hơn loại máy trước. Năm 1831 xuất hiện máy in hai ống (in cuộn) do
Alexandrop chế tạo.
Vào những năm cuối thế kỷ XIX, người ta đã tìm ra nguyên tắc tự động hóa khâu sắp
chữ bằng việc mã hóa các ký hiệu cần sắp ở dạng những lỗ có tọa độ khác nhau trên băng
giấy và đưa vào máy đúc ra chữ theo lệnh đã ghi trên giấy. Người phát minh ra máy sắp
chữ Monotype là những người Nga như liptratca, Chimiriadep, Pilipenco,..,
Năm 1796 một họa sỹ người Tiệp Khắc tên là Aloys Senefelder tình cờ phát minh ra
kỹ thuật in Lito (in phẳng) khi ông vẽ tranh lên tấm đá mài mịn và lợi dụng việc đẩy nhau
giữa nước và dầu nhờn. Việc phát hiện phương pháp in Lito đã mở màn cho việc nghiên
cứu một phương pháp in mới là in offset (1798).

3


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
In lưới được áp dụng từ thế kỷ XIX để in hình trang trí lên vải lụa trong ngành dệt và
thế kỷ XX in lưới được xem là một trong những phương pháp in được áp dụng rộng rãi.
Nhiều ứng dụng công nghệ mới vào nghành in đã mang lại những thành tựu mỹ mãn như

sản phẩm in đẹp lên, chất lượng in tốt hơn, năng suất lao động tăng vượt bậc làm cho
ngành in trở thành nghành kinh tế kỹ thuật, ngành sản xuất kinh doanh quan trọng phục
vụ đời sống xã hội.
Máy in offset tờ rời và giấy cuộn hoạt động theo chế độ tự động cao, theo chương
trình cài đặt sẵn , có thể điều khiển từ xa, in tốc độ cao có năng suất lên tới 45000 tờ/giờ.
Hiện nay đã có máy in offset năng suất lên đến 100000 tờ/giờ. Máy có thể lồng, tách, đảo
trang ấn phẩm.
Hãng Heidelberg đã sản xuất máy in Sunday Press có tốc độ 100000 tờ/giờ. Các hệ
thống tự động cao như CPC của Heidelberg, Pecom của Roland ứng dụng kỹ thuật in
offset khô. Máy in Quickmaster khổ nhỏ in nhanh, xóa bỏ tách biệt giữa công đoạn trước
in và in, nên rút ngắn chu kỳ sản xuất.
1.3.4 Tổng quan về ngành in ấn ở Việt Nam hiện nay.
Theo thống kê chưa đầy đủ của Hiệp hội in VN 2008, hiện nay có 1.200 doanh
nghiệp in ( tăng bình quân từ 10 đến 15% mỗi năm). Trong đó, nhân lực ngành in có
khoảng 40.000 người và chỉ có 80% số đó là công nhân lao động trực tiếp, còn lại làm
công tác quản lý và lao động gián tiếp.
Các loại sản phẩm in của ngành in Việt Nam hiện nay, phải nói là rất đa dạng và
phong phú. Các sản phẩm phổ biến như : sách báo, tranh ảnh, áo quần, những vật dụng
dùng bề mặt để trang trí ,.,.,. do vậy phương pháp in cũng phong phú không kém. Từ
những phương pháp in cổ xưa nhất như in trên bản mộc, in bằng tay dùng sức người là
chính, đến những công nghệ in kỹ thuật cao ứng dụng trong ngành báo chí, truyền
thông,…
Việt Nam đang trong thời kỳ kinh tế hội nhập, ngành in Việt Nam cũng phát triển,
cải tiến không ngừng theo sát công nghệ thế giới. Tuy nhiên vẫn chỉ mang tính chất thử
nghiệm, cục bộ, phát triển nhỏ lẻ, không đồng bộ.

4


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

Nhìn chung chất lượng sản phẩm chưa cao, không ổn định, công nghệ chủ yếu vẫn
lạc hậu.
1.4. CÁC PHƯƠNG PHÁP IN CHÍNH
In là quá trình chuyển hình ảnh, ký tự ,.., từ bề mặt khuôn in có phủ mực sang bề mặt
của vật liệu in (giấy, vải, thiếc, PE,.,.,) nhờ áp lực để nhận được nhiều tờ in giống nhau.
Trong nhiều thập kỷ qua, từ chiếc máy in đầu tiên ra đời đến ngày nay cơ chế in vẫn
không thay đổi. Đó là phải chế tạo bản in mẫu, rồi từ đó sao chép nhiều lần, ta sẽ được
các bản in giống nhau. Phần thể hiện cơ bản là mực in và phần phôi gia công vẫn là giấy.
Tuy nhiên, do cấu tạo bề mặt của khuôn in và do cách nhận mực của khuôn in, người
ta phân biệt thành 3 phương pháp in đặc trưng là Typo(in cao), Offset( in phẳng), Helio(
in lõm).

Ngoài ra người ta còn đề cập đến phương pháp thứ tư nữa là in lưới, nhưng

thực ra về cơ bản không khác với in Offset, vẫn là in phẳng. Ngoài những phương pháp
trên, ta còn thấy thêm các phương pháp in khác như : con mộc, in Roneo, Flexo, tĩnh
điện, Tampo, Laser, truyền khoảng cách, điện tử,…
Căn cứ vào cách chuyển mực lên bề mặt vật liệu in ta phân biệt thành in trực tiếp hay
in gián tiếp. In trực tiếp là hình ảnh từ khuôn in được trực tiếp truyền thẳng sang bề mặt
của vật liệu in. Do đó, khi chế tạo khuôn in phải chế tạo âm bản so với bản mẫu. In
Typo, Helio, in lụa, Flexo đều là in trực tiếp. In gián tiếp là tờ in không nhận mực trực
tiếp từ khuôn in mà nhận gián tiếp qua bản cao su trung gian. Do đó khi chế tạo khuôn in,
khuôn in phải là dương bản so với bản mẫu. In Offset là in gián tiếp.
Sau đây ta xem xét 4 phương pháp in chính:
1.4.1. Phương pháp in Typo:
Do Gutemberg phát minh ra, gọi là Typo vì chữ in được đúc ra từ các ống type, cho
nên mới gọi là Typographie. Cấu tạo của khuôn in gồm hai thành phẩn:
Phần tử in (chữ, hình ảnh,.,.) và phần tử để trắng.
Phần tử để in nằm cao hơn phần tử để trắng và cùng nằm trên một mặt phẳng, do đó trong
quá trình in nhận được mực.


5


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
Ngày nay, phương pháp in Typo không còn thông dụng, một vài nơi còn in số nhảy,
in một vài tài liệu trắng đen với số lượng nhỏ.
Sau đây là sơ đồ quy trình công nghệ in Typo :
Công tác chuẩn bị

- Chuẩn bị khuôn in
- Chuẩn bị giấy in
- Chuẩn bị mực in
- Chuẩn bị máy
- Chuẩn bị khác

Dàn khuôn in
Ðóng khuôn lên máy
Bọc ống
Tán mực
Ðưa giấy vào máy
Lấy tay kê
In thử
Dán ống
In theo số luợng

Hình 1.1. Quy trình in Typo
1.4.2. Phương pháp in Offset
Xuất hiện muộn hơn Typo và Helio khoảng 350 năm, nhưng nó lại trở thành phương
pháp in thông dụng và phổ biến nhất ở hầu hết các nước. Ở Việt Nam cũng thế, sản phẩm

in bằng offset chiếm trên 80%.
Khác với phương pháp Typo, các phần tử để in và các phần tử để trắng cùng nằm
trên một mặt phẳng. Khuôn in được cấu tạo theo nguyên tắc bắt - đẩy, tức là dựa vào tính

6


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
thẩm thấu có lựa chọn do tác động lý – hóa khác nhau, những phần tử để trắng chỉ bắt
nước đẩy mực và ngược lại các phần tử để in bắt mực, đẩy nước.
Trong quá trình in, bản in lần lượt tiếp xúc với lô nước và lô mực. Dung dịch làm
ẩm ở máng nước sẽ được lô nước phủ lên các phần tử không in và ngăn cho mực thấm
vào. Các phần tử in nhận được mực rồi truyền qua ống cao su trung gian và từ đó chuyển
sang bề mặt tờ in.

Trống nước
Trống mực
Thùng chứa
nuớc
Trống xếp chữ
Giấy in

Trống offset

Trống in
Hình1. 2. Sơ đồ in Offset

In Offset cho độ phân giải cao nhất hiện nay, màu sắc và chất lượng hình ảnh cao.
Khâu chế bản in đơn giản và in được nhiều sản phẩm do dễ dàng tự động hóa. Tuy nhiên,
các máy công cụ tham gia vào việc chế bản thì rất tốn kém và phải bảo trì cao, vì ưu tính

của loại in này và nhu cầu bức thiết của nó mà nhà in phải đầu tư lớn.
Quy trình công nghệ và công đoạn của quá trình in Offset được biểu hiện bằng bảng
sơ đồ tóm tắt sau đây:

7


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

Công tác chuẩn bị

- Chuẩn bị khuôn in
- Chuẩn bị giấy in
- Chuẩn bị mực in
- Chuẩn bị máy
- Chuẩn bị khác

Lên khuôn

Lấy tay kê

Ðiều chỉnh áp lực

Canh bài
in thử chọn tờ mẫu
Ðiều chỉnh lượng mực

Ký bông
Chọn tờ mẫu đưa đi
ký duyệt


In sản lượng

Kiểm tra chất lượng

Rửa máy tháo khuôn
Hình1. 3. Quy trình in Offset
1.4.3. Phương pháp in Helio
Phương pháp in này còn gọi là phương pháp in ống đồng, vì ống khuôn in được
phủ lóp đồng. Khuôn in ống đồng có cấu trúc khác hẳn khuôn in Typo và Offset. Các
phần tử để in được khắc sâu và nằm dưới bề mặt bản in, chúng nằm trên nhiều mặt phẳng
vì có độ cao bằng nhau. Trong qua trình in, mực sẽ phủ kín toàn bộ bề mặt khuôn in. Nhờ
một dao gạt mực quét ngang để gạt hết mực ra khỏi các phần tử để trắng, chỉ còn lại trong
8


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
các “ hố” của các phần tử in. Độ nông, sâu của các phần tử in, nên tờ in có những bộ
phận mang lớp mực mỏng, dày khác nhau.

ống ép

Giấy in

ống đồng in

Hình 1.3. Sơ đồ in Helio

Ở Việt Nam, công ty Khoa học và sản xuất in Thành phố Hồ Chí Minh có hệ
thống in ống đồng hiện đại, nhưng do giá làm khuôn và mực chuyên dùng còn cao nên

chưa thể in sách báo, tranh ảnh. Hiện chỉ sử dụng in bao bì mì ăn liền, in nhãn trên màng
nhựa.
1.4.4 Phương pháp in lụa.
In lụa là phương pháp in phẳng, là một trong những phương pháp in đang được áp
dụng rộng rãi. Thiết bị có cấu trúc đơn giản, mực được kéo trực tiếp lên khung lụa và lọt
qua các lỗ trống để truyền mực lên giấy. Khuôn in là một khung gỗ hay thép, dùng để giữ
căng một tấm lụa có phủ màng hóa chất đã được phơi hình ảnh và được ăn mòn tạo thành
một bản in. Các phần tử để trắng được che kín, chỉ có các phần tử in mới cho mực thấm
xuống mặt vật liệu in. Đây là phương pháp in rất thông dụng, có thể in trên các loại vật
liệu như giấy, vải, gỗ, thủy tinh, kim loại, cao su,.,.,
9


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN

Hình 1.4. In lụa thủ công

Mặc dù in lụa cho đường nét sắc sảo, độ phân giải kém hơn so với in Offset nhưng
nói về phương pháp và công nghệ thì in lụa rẻ hơn nhiều so với in Offset. Trong in lụa ,
bản in có thể chế tạo lại nhiều lần mà không cần thay đổi khung lụa, đây là điểm lợi nhất
trong in lụa. Để thực hiện được quá trình in lụa cần có khuôn in, bàn in, dao gạt mực, các
vật liệu, dung môi để pha chế mực và xử lý sản phẩm sau khi in. Hiện nay in lụa có thực
hiện bằng các phương pháp sau đây:
-

In trên bàn in thủ công

-

In trên máy bán tự động


-

In trên máy tự động

Các công cụ của ngành in lụa:
- Khung in lụa : kích thước tùy theo yêu cầu của từng máy, chất liệu thường là
gỗ vì ít phức tạp và giá thành rẻ. Gỗ làm khung phải khô kiệt, nhẹ, không cong vênh khi
sấy khô, không trương nở khi bị ẩm ướt, có thể như gỗ mỡ, gỗ de, gỗ thông, gỗ dỗi.
- Lưới in là thành phần quan trọng nhất, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
khuôn in và chất lượng sản phẩm. Lưới có thể làm từ tơ tằm, sợi polyamit, sợi polyester,
sợi kim loại. Mỗi loại vật liệu in và sản phẩm in có những đòi hỏi thông số kỹ thuật của
lưới in khác nhau. In trên giấy cần lưới mịn hơn khi in trên vải.

10


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
- Bàn in có độ cao phải thích hợp, thường cao khoảng 70-80 cm. Độ dài và rộng
tùy thuộc vào mức độ cần thiết và mặt bằng. Bàn in phải thật phẳng, không được lồi lõm.
Vật liệu làm bàn in tốt nhất là kính.
- Khung bàn in là nơi đặt toàn bộ mặt bàn và các thiết bị phụ trợ, vì vậy phải
được thiết kế vững chắc, bằng phẳng. Khung bàn in thường làm bằng thép.
- Dao gạt mực là công cụ để đẩy, phết mực, làm cho mực thấm qua lưới in,
chuyển hình ảnh, chữ lên mặt vật liệu in. Vật liệu để làm dao gạt có lưỡi dao cao su, thân
gỗ hay kim loại; cốt gỗ hay kim loại phủ cao su, chất dẻo.
- Mực dùng trong in lụa được chia thành hai loại: hòa tan trong nước( có mực in
trực tiếp, mực axit, mực hoạt tính, mực bazơ - cation ) và không hòa tan trong nước ( có
mực hoàn nguyên không tan, hoàn nguyên tan, mực lưu huỳnh, mực phân tán, mực
pichmăng, mực azo không tan).

- Keo sử dụng trong in lụa gồm có các loại như : keo ưa nước, keo từ este
xenluloza, keo rong biển, keo nhựa cây, hồ silicat, hồ tổng hợp, hồ nhũ tương. Tùy theo
từng loại bột màu của mực in mà sử dụng keo hay hồ. Đây là thành phần quan trọng
trong thành phần mực in.
- Các loại hóa chất thích hợp dùng trong in lụa như xăng, dầu, xà bong, dung
môi và các loại dầu có hoạt tính cao “ thường gọi là dầu ông già” là loại dầu rất cần thiết
cho in lụa.
- Thước kéo dùng để thoa keo trên mặt in lụa.
- Đèn chụp bản.
- Phim in là loại bản in mẫu.
- Vật nặng có khối lượng hơn 5kg dùng để ép khung lụa trong quá trình chụp
bản.
- Các loại mica mỏng dùng để làm định giấy trong quá trình in.
- Ngoài ra còn các loại dụng cụ thủ công khác như: dao lam, kéo, băng keo,.,.,
Công nghệ chế bản in.
- Trước hết làm sạch khung lụa.

11


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
- Keo in được tráng trên mặt lụa và được sấy khô. Sau đó khung lụa được đặt
trên phim in và cả hai được đặt trên đèn chụp bản. Cả hệ bây giờ phải được để thật yên
tĩnh và dằng vật nặng để ép lụa thật sát vào kính đèn chụp.
- Tùy theo tính công nghệ mà người chụp bản in sẽ có thời gian chụp thích hợp.
- Sau khi chụp xong khung lụa được mang rửa bằng nước thường.Các chữ in sẽ
tan theo nước để lại là lụa trắng. Những phần không có chữ thì keo không tan và để lại
trên khung lụa bản in.
- Bản in sẽ được sấy khô (có thể phải sửa lại bản)
- Khi đã chuẩn bị xong bản in người in sẽ chuẩn bị các khâu còn lại như mực,

giấy in, định vị giấy.
- Bàn in sẽ được kẹp chặt trên khớp bản lề của bàn in, giấy được để dưới bàn in.
giấy được đặt trong các định vị đã được rà gá.
- Mực in được đổ vào khung in với lượng vừa đủ.
- Quá trình in có các công đoạn liên tục nhất định. Quét mực – mở khung ( nhờ
khớp bản lề) – lấy giấy ra – cấp giấy chưa in vào – hạ khung lụa – quét mực...
So sánh in lụa trong gia công thủ công và gia công bằng máy in:
Trong gia công thủ công để công việc đạt được năng suất thì phải cần hai công nhân.
In thủ công có lợi điểm là người in sẽ kiểm soát liên tục quá trình in nên các sai sót do
mòn cọ quét mực, giấy hỏng và bản in bị hỏng thì dễ dàng phát hiện và sửa chữa kịp thời.
In trên máy thì các công việc sửa chữa những sai sót sẽ khó khăn hơn. Ta phải ngưng
máy – sửa chữa – định vị, kẹp chặt lại. Tuy vậy năng suất máy in cao gấp nhiều lần in thủ
công và cho sản phẩm chất lượng đồng đều hơn, người kỹ thuật không cần trình độ quá
cao.
Trong in thủ công , người chủ phải trả lương cho 2 công nhân in. Ngoài ra các chế độ
của công nhân cũng phải đảm bảo đồng thời với năng suất, hiệu quả làm việc, chất lượng
sản phẩm. Người công nhân làm thủ công đòi hỏi có tay nghề cao, có hiểu biết sâu về kỹ
thuật in. Còn khi in bằng máy, người chủ chỉ cần trả công cho một người đứng máy,
không cần hiểu biết sâu về kỹ thuật in mà chỉ cần biết điều chỉnh máy. Và quan trọng là

12


CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN
không có thời gian chết do ngừng nghỉ trong công đoạn xếp giấy để phơi, năng suất in
cao hơn.
1.5. NHỮNG SAI HỎNG THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH IN LỤA VÀ
CÁCH KHẮC PHỤC
 Bít lưới
Nguyên nhân: mực in bị quánh lại do in chậm hay nghỉ lâu. Dung môi bay hơi

quá lâu, khuôn lưới không sạch.
Khắc phục: thêm dung môi vào mực in, dùng bông thấm dung dịch cồn toluene
(1:1) lau nhiều lần cho thông lưới. Tăng tần số in nếu được.
 Mực in xuống ít, màu nhạt
Nguyên nhân: mực quá đặc
Khắc phục: kiểm tra độ nhớt, pha loãng mực in
 Mực in xuống nhiều, màu đậm
Nguyên nhân: mực in quá loãng, lưới quá thưa.
Khắc phục: điều chỉnh độ nhớt của mực in, thay lưới khác dày mắt hơn.
 Mực in xuống không đều, chỗ đậm, chỗ nhạt
Nguyên nhân: lực gạt không đều, bàn in không phẳng, vật liệu in tiếp xúc với
khuôn in không đều, khung lưới bị cong vênh, lưới in bi chùng.
Khắc phục: điều chỉnh thao tác đẩy dao gạt, kiểm tra và điều chỉnh độ phẳng
của bàn in, điều chỉnh độ căng của lưới in và độ phẳng của đáy khuôn in.
 Mực bị lem, nhòe
Nguyên nhân: mực in quá loãng hoặc khô vữa, không dùng đúng loại mực in
thích hợp, lượng mực dư bám ở dưới lưới làm lem hình.
Khắc phục: kiểm tra chất lượng mực in, điều chỉnh độ nhớt, dùng đúng loại
mực in thích hợp, thỉnh thoảng phải lau lượng dư bám ở mặt dưới của lưới.
 Mực loang bẩn trên vật liệu in
Nguyên nhân: vật liệu ( giấy, nylon,.,.,) hút mực không tốt, bề mặt vật liệu quá
láng bóng, định vị vật liệu trên bàn in không tốt, vật liệu bị nhăn, gấp,.,.,do bất cẩn
trong thao tác lấy sản phẩm in ra khỏi bàn in, mực xuống quá nhiều, in chồng
nhiều màu.
13


×