Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Tài liêu nghiên cứu khoa học về chênh lệch giới tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.7 KB, 61 trang )

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước đang phát triển, dân số đông đứng thứ 13 trên thế giới và thứ 3
trong khu vực Đông Nam Á, giai đoạn “dân số vàng” và “già hóa dân số” chạy song
song với nhau. Trong tương lai không xa, nước ta sẽ đứng vào hàng ngũ các quốc gia có
100 triệu dân. Chính vì thế, vấn đề dân số luôn được quan tâm trong mối quan hệ với sự
phát triển kinh tế - xã hội nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Giống như nhiều quốc gia
khác ở Phương Đông, nhu cầu sinh con trai là rất lớn, thực tế cho thấy bài học đắt giá về
chênh lệch trong cơ cấu dân số theo giới tính của nước láng giềng Trung Quốc cũng như
nhiều quốc gia Đông Á khác, liệu Việt Nam có đi theo vết xe đó hay không vẫn là câu
hỏi nhiều người quan tâm và đang đi tìm lời giải đáp. Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà
ở ngày 01/04/2009 đã “đánh động” về chênh lệch giới tính của các nhóm tuổi trong
tương lai.
Có thể nói tình trạng mất cân bằng giới tính đã và đang là một trong những vấn đề
đáng lo ngại, đang được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam nói chung cũng như các tỉnh
thành nói riêng.
Đức Thọ là một trong những huyện có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao
nhất trên địa bàn Hà Tĩnh với tỷ lệ 122 nam/100 nữ (2009) và 115 nam/100 nữ (số liệu
khảo sát của Chi cục Thống kê huyện Đức Thọ năm 2010). Từ tháng 9/2009, đề án giảm
thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh được triển khai trên địa bàn với mục tiêu từng bước
khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới ổn định, cân bằng giới tính khi sinh, góp phần nâng
cao chất lượng dân số.
Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề chênh lệch giới tính tại huyện Đức Thọ vẫn chưa
được quan tâm đúng mức và tỷ lệ này vẫn còn cao, tác động sâu sắc tới các vấn đề kinh
tế, xã hội của huyện.

1


Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề
tài “Điều tra thực trạng và phương hướng giải quyết vấn đề chênh lệch giới tính tại


huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh” để tiến hành nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài trong và ngoài
nước
Vấn đề này đã được đề cập đến trong một số tài liệu liên quan như:
- Dân số học, Tống Văn Đường (chủ biên), NXB Giáo Dục, 1997.
- Giáo trình Giáo dục dân số - Sức khỏe sinh sản, TS. Nguyễn Văn Cư (chủ biên),
Hà Nội, 2008.
- Một số vấn đề cơ bản về Giáo dục dân số, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc UNFPA,
Dự án VIE/94/P01, Hà Nội, 1995.
- Nghiên cứu thực trạng chênh lệch giới tính ở huyện Bố Trạch – Quảng Bình, Hà
Thị Hòa, Khóa luận tốt nghiệp, 2009 - 2010.
-Trên trang web />%7Cvi&u= công bố trên Nature
454 , 664 (30/07/2008) | 10.1038/nj7204-664b có bài báo của Paul Smaglik đề cập đến
vấn đề chênh lệch giới tính. Bài báo trình bày về cách nghiên cứu mức chênh lệch giới
tính và bình đẳng giới trong việc nâng cao vai trò của người phụ nữ và tăng cường sự
tham gia của phụ nữ trong khoa học và kỹ thuật.
- Trên trang web: />%7Cvi&u= ra Thứ bảy, 30 Tháng Mười 2010 của Dr Ranju Singh đề
cập đến nguyên nhân của sự chênh lệch về giới. Bài báo cho răng nguyên nhân của sự
chênh lệch giới bắt nguồn từ vấn đề giáo dục, cụ thể là sự bất bình đẳng trong việc đầu
tư giáo dục cho trẻ em trai và trẻ em gái ở Ấn Độ. Trong tổng số người mù chữ trên thế
giới và ở Ấn Độ thì nữ giới chiếm tỷ lệ lớn hơn nam giới rất nhiều lần. Bài báo cũng đưa
ra những biện pháp nhằm hạn chế bất bình đẳng về giới trong giáo dục.
2


Đánh giá chung:
+ Các tài liệu này có đề cập tới vấn đề chênh lệch giới tính nhưng ở phạm vi lớn là
thế giới, châu lục và quốc gia. Chúng chỉ cung cấp những cơ sở lí luận cho việc nghiên
cứu đề tài.
+ Do xuất bản từ những năm 1995, 1997 nên số liệu và một số kiến thức không phù

hợp với những thay đổi hiện nay (vì số liệu không được cập nhật).
+ Riêng khóa luận tốt nghiệp năm 2009 – 2010 của Hà Thị Hòa với đề tài “Nghiên
cứu thực trạng chênh lệch giới tính ở huyện Bố Trạch – Quảng Bình” mặc dù đã đi sâu
nghiên cứu vấn đề chênh lệch giới tính trên phạm vi của một huyện cụ thể, nhưng đề tài
chỉ đề cập đến thực trạng chênh lệch giới tính khi sinh và chưa đi sâu vào phân tích
chênh lệch giới tính theo từng độ tuổi (vì “Tỷ số giới tính có thể được tính cho từng độ
tuổi, nhóm tuổi cụ thể, ví dụ cho trẻ em dưới 1 tuổi hoặc cho nhóm trên 65 tuổi. Tỷ số
giới tính chứa đựng những thông tin quan trọng phản ánh về mức sinh, mức chết và di
dân trong dân số”) [4].
Đề tài “Nghiên cứu thực trạng và phương hướng giải quyết vấn đề chênh lệch
giới tính tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” đã mở rộng nghiên cứu chênh lệch giới tính
theo các độ tuổi: dưới độ tuổi lao động, trong độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động.
Nhưng nhấn mạnh ở hai độ tuổi dưới và trong độ tuổi lao động, đồng thời đi sâu nghiên
cứu tác động của chênh lệch giới tính đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tìm ra nguyên
nhân và phương hướng giải quyết vấn đề trên một cách có hiệu quả.
3. Mục tiêu
- Phân tích được thực trạng mất cân bằng giới tính tại huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh.
- Đề xuất được phương hướng hạn chế sự mất cân bằng giới tính.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp điều tra thực tế

3


Đến từng cơ quan, ban ngành có liên quan, những người phụ trách, trực tiếp điều
tra các hộ gia đình và thu thập những thông tin cần thiết. Ngoài ra, sử dụng phiếu điều
tra xã hội học trực tiếp điều tra từng gia đình trong một số thôn, xã tiêu biểu, tìm hiểu
quan điểm suy nghĩ của họ về vấn đề giới tính.
4.2. Phương pháp thống kê, thu thập, xử lý tài liệu.

Trong quá trình nghiên cứu sẽ thu thập, thống kê những tài liệu, số liệu liên quan
đến đề tài. Các nguồn thu thập số liệu chủ yếu là các tư liệu, sách về kinh tế - xã hội,
phòng thống kê, Ủy ban dân số và kế hoạch hóa gia đình của huyện, bệnh viện huyện
Đức Thọ, Ủy ban xã của một số xã tiêu biểu, thư viện,…
Ngoài ra nhóm nghiên cứu còn tìm hiểu, thu thập một số tài liệu liên quan đến phần
cơ sở lí luận và phần khái quát chung về huyện của đề tài.
4.3. Phương pháp biểu đồ
Tiến hành thu thập các số liệu có liên quan đến đề tài như: các số liệu về dân số, các
số liệu về kinh tế,… tại các tài liệu tham khảo, các trang web thông dụng, các phòng ban
và cơ sở trực thuộc của huyện.
Trên cơ sở các số liệu thống kê đã thu thập được, tiến hành xử lý số liệu và từ đó
thành lập các các biểu đồ có liên quan, thành lập tháp dân số thể hiện cơ cấu theo giới và
theo độ tuổi.
4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Xử lí các số liệu cần thiết theo mục tiêu nghiên cứu. Xem xét, sắp xếp tài liệu một
cách hợp lí theo cấu trúc đề tài. Xây dựng các bảng số liệu, biểu đồ cần thiết và bổ sung
những gì còn thiếu.
So sánh, đối chiếu những tài liệu thu thập được với thực tế để rút ra những kết luận
chính xác. So sánh tỷ số chênh lệch giới tính của huyện Đức Thọ với các huyện khác,
với tỉnh và với cả nước.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4


5.1. Đối tượng nghiên cứu
Chênh lệch giới tính ở huyện Đức Thọ.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: một số xã tiêu biểu trong huyện Đức Thọ.
- Về thời gian: nghiên cứu chênh lệch giới tính trong giai đoạn 2010 – 2011, dự báo

đến năm 2020.
- Về nội dung: sự chênh lệch giới tính theo các nhóm tuổi.

5


B. NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SỰ CHÊNH LỆCH GIỚI TÍNH
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm dân số
Theo nghĩa rộng, dân số là tập hợp những người cư trú thường xuyên và sống trên
một lãnh thổ nhất định (một nước, một vùng kinh tế, một đơn vị hành chính – lãnh thổ,
…).
Theo nghĩa hẹp và dùng trong nhân khẩu học (dân số học), dân số là tập hợp người
hạn định trong phạm vi nào đó (về lãnh thổ, về xã hội,…) và có một số tính chất gắn liền
với sự tái sản xuất liên tục của nó. [11]
1.1.2. Kết cấu dân số
Kết cấu dân số là sự phân chia toàn bộ dân số thành các bộ phận khác nhau theo
một số chiêu thức tạo nên cơ cấu dân số. Đây là những đặc trưng biểu thị chất lượng dân
số, có liên quan chặt chẽ đến quy mô và tốc độ gia tăng dân số. Các loại cơ cấu dân số
chủ yếu được sử dụng nhiều trong khoa học về Dân số là cơ cấu sinh học, cơ cấu xã hội
và cơ cấu dân tộc. [13]
1.1.2.1. Kết cấu sinh học
Phản ánh thành phần, thể trạng về mặt sinh học của dân cư ở một lãnh thổ nào đó.
Kết cấu sinh học bao gồm kết cấu theo độ tuổi và giới tính.
- Kết cấu theo tuổi
Kết cấu theo tuổi là sự phân chia tổng số dân thành các nhóm dân số theo từng độ
tuổi hoặc nhóm tuổi. Trong Dân số học kết cấu dân số theo độ tuổi có ý nghĩa quan trọng
vì nó phản ánh tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động
của mỗi khu vực, mỗi quốc gia. Tùy theo mục đích nghiên cứu, người ta có thể phân chia

dân số theo độ tuổi theo những cách khác nhau. Tuy nhiên, có hai cách phân chia chủ
yếu là:
6


* Độ tuổi có khoảng cách đều nhau:
Sự chênh lệch về tuổi giữa hai lớp tuổi kế tiếp nhau có thể là 1 năm, 5 năm hoặc 10
năm. Nhưng thường được sử dụng nhất vẫn là khoảng 5 năm.
* Độ tuổi có khoảng cách không đều nhau:
Thông thường người ta chia thành 3 nhóm tuổi:
+ Nhóm dưới độ tuổi lao động (0 – 14 tuổi).
+ Nhóm trong độ tuổi lao động (15 – 59 tuổi đối với nữ, 15 – 64 tuổi đối với nam).
+ Nhóm trên độ tuổi lao động (từ 60 tuổi (đối với nữ) hoặc 65 tuổi (đối với nam)
trở lên).
- Kết cấu theo giới
Kết cấu dân số theo giới tính là sự phân chia tổng số dân của một lãnh thổ thành hai
bộ phận: dân số nam và dân số nữ.
Cơ cấu dân số theo giới tính khác nhau theo từng độ tuổi, nhìn chung cơ cấu dân số
theo giới tính không giống nhau giữa các nước. Các nước kinh tế phát triển thường có số
nữ nhiều hơn nam, nguyên nhân chủ yếu là do tuổi thọ của nữ cao hơn nam. Ngược lại, ở
các nước kinh tế chậm phát triển thì số nữ và nam gần như tương đương, thậm chí ở một
số nước số nữ ít hơn số nam, nguyên nhân là do có sự lựa chọn giới tính hoặc do đời
sống thấp, việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em gái chưa được quan tâm đúng mức dẫn
đến tỷ lệ tử vong cao. Ở một số nước Châu Á trong đó có Việt Nam, do ưa thích có con
trai nên một bộ phận dân số tìm mọi cách để sinh con trai.
1.1.2.2. Kết cấu dân tộc
Kết cấu dân tộc là tập hợp những bộ phận hợp thành dân số của một quốc gia được
phân chia theo thành phần dân tộc.
Trong một nước dân cư bao gồm nhiều tộc người và chủng tộc với những đặc điểm
khác nhau về sinh hoạt, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… Những người cùng sống trên


7


một lãnh thổ có ngôn ngữ chung và quan hệ chặt chẽ với nhau trong đời sống chính trị,
kinh tế, tinh thần hợp lại thành một dân tộc.
1.1.2.3. Kết cấu xã hội
Kết cấu xã hội của dân số phản ánh những khía cạnh xã hội của dân cư ở một lãnh
thổ nhất đinh. Đây là việc phân chia dân số theo các tiêu chuẩn khác nhau như lao động,
trình độ văn hóa. [13]
1.1.3. Quá trình dân số
1.1.3.1. Quá trình sinh sản
Quá trình sinh sản là quá trình tạo nên thế hệ mới, nói cách khác là quá trình tái
sinh sản tạo nên thế hệ mới góp phần tái sản xuất dân cư. Trong Dân số học, quá trình
sinh sản được thể hiện qua mức sinh (mức sinh sản). [15]
Mức sinh là biểu hiện thực tế của khả năng sinh sản. Khả năng sinh sản là khả năng
sinh lí, khả năng có thể có con của một cặp vợ chồng. Khả năng sinh sản của người phụ
nữ có hạn. Ưa thích có con trai góp phần quan trọng làm tăng mức sinh ở các nước đang
phát triển. Người dân của khá nhiều nước trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan,
… mong muốn có con trai hơn con gái, vì họ cho rằng con trai đem lại lợi ích lâu dài, nối
dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên, đảm bảo cuộc sống cho bố mẹ lúc về già.
1.1.3.2. Quá trình tử vong
Quá trình tử vong là quá trình chết đi của những người ở độ tuổi khác nhau của một
số dân trong một khoảng thời gian nhất định. Quá trình tử vong được thể hiện thông qua
mức chết của dân số.
Chết là chấm dứt tất cả các biểu hiện của sự sống ở cơ thể sống tại một thời điểm
nào đó. Khoảng thời gian kể từ khi sinh ra cho đến khi chết gọi là độ dài cuộc sống (tuổi
thọ).

8



1.1.3.3. Quá trình chuyển cư
Quá trình chuyển cư là quá trình di chuyển dân cư từ quốc gia này đến cư trú ở
quốc gia khác, từ đơn vị hành chính này đến cư trú ở đơn vị hành chính khác nhằm thiết
lập nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định.
1.2. Sự chênh lệch giới tính
1.2.1. Khái niệm giới tính
Dân số được chia thành nam và nữ, bởi nam và nữ chẳng những có sự khác biệt trên
phương diện sinh học mà còn cả trên phương diện xã hội.
Giới tính (sex) chỉ những khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Chẳng hạn,
phụ nữ có thể mang thai, sinh con và cho con bú, còn nam giới thì không. Nam giới
thường bị hói đầu và có râu, phụ nữ thì ngược lại,…[12]
1.2.2. Khái niệm chênh lệch giới tính
Tỷ số giới tính luôn nằm trong một giới hạn nhất định mà trong khoảng giới hạn
nào đó đảm bảo cho xã hội phát triển bình thường. Nếu tỷ số giới tính vượt quá giới hạn
đó thì được coi là chênh lệch giới tính. [trích theo 6]
Ví dụ: Tỷ lệ nam nữ ở trẻ sơ sinh nằm trong khoảng 103 – 107 trẻ em nam/100 trẻ
em nữ, nếu như tỷ lệ nam nữ ở trẻ sơ sinh mà thấp hơn hoặc cao hơn mức trên thì được
gọi là chênh lệch giới tính. [trích theo 6]
Có hai loại chênh lệch giới tính:
- Số nam nhiều hơn số nữ
- Số nữ nhiều hơn số nam
Để tính toán sự chênh lệch giới tính ta dùng các thước đo tỷ số hoặc tỷ lệ giới tính:
+ Tỷ số giới tính cho biết trong tổng dân số, trung bình 100 nữ thì có bao nhiêu
nam.

9



Công thức tính:

SR: Tỷ số giới tính
Trong đó

SR = Pm/ Pf x 100 (%).

T

Pm: Dân số nam
Pf: Dân số nữ

+ Tỷ số giới tính cho biết dân số nam hoặc dân số nữ chiếm bao nhiêu phần trăm
trong tổng số dân.
Công thức tính
SR = Pm /Pp x100 (%)

Trong đó

Hoặc SR = Pf /Pp x100 (%)

SR: Tỷ số giới tính
T
Pp: Tổng số dân
Pm: Dân số nam
Pf: Dân số nữ

1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch giới tính
Gồm hai nhóm: nhóm yếu tố tự nhiên và nhóm yếu tố kinh tế - xã hội.
1.2.3.1. Nhóm yếu tố tự nhiên

Nhóm nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến chênh lệch giới tính thể hiện trước hết ở chỗ
nó tác động đến tỷ số giới tính khi sinh. Trong điều kiện tự nhiên nhất thì số trẻ sơ sinh
nam sẽ cao hơn nữ, tuy nhiên tỷ suất tử vong nam lại cao hơn nữ. Tỷ số giới tính bình
thường khi sinh của trẻ em thuộc khoảng 103 – 107 trẻ em nam/ 100 trẻ em nữ và có sự
khác nhau giữa các nhóm người.
Mặt khác, nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến mức tử vong từ đó biến đổi tỷ số giới
tính giữa các nhóm tuổi. Nhóm tuổi càng cao thì tỷ số giới tính càng thấp. Điều này do
đặc điểm sinh học đặc trưng của mỗi giới quy định, nó chi phối đến các hoạt động sống
và môi trường làm việc. Bản thân nam giới có cấu trúc gen khác với nữ giới, các nghiên
cứu khoa học đã chứng minh rằng khả năng chịu đựng, bền bỉ trong công việc của nữ
cao hơn nam, khả năng bị kích thích của nam giới lại cao hơn,... Những đặc điểm này
ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, khả năng mắc bệnh và tử vong trong quá trình sống.

10


1.2.3.2. Nhóm yếu tố kinh tế - xã hội
+ Về mặt kinh tế
Chênh lệch giới tính có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế và trong một chừng
mực nhất định, các yếu tố kinh tế lại có ảnh hưởng ngược lại đối với sự chênh lệch giới
tính. Trong các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến chênh lệch giới tính, đáng chú ý nhất là
nhu cầu tiêu thụ, nhu cầu về lao động và cơ cấu ngành nghề.
- Cơ cấu ngành nghề và nhu cầu về lao động
Cơ cấu ngành nghề của một vùng hay một quốc gia sẽ quyết định về nhu cầu lao
động và từ đó ảnh hưởng đến sự chênh lệch giới tính. Ở những vùng, quốc gia nào trong
cơ cấu nền kinh tế, những ngành công nghiệp nặng, các ngành nông nghiệp đòi hỏi ở
người lao động sức khỏe và cơ bắp thì ở đó lao động nam có ưu thế, do đó trong kết cấu
dân số theo giới tính, nam giới chiếm ưu thế,… Còn nếu trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng
những ngành nghề đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận và chăm chỉ thì nữ giới được ưu tiên
hơn.

- Điều kiện về kinh tế và vật giá:
Khi kinh tế phát triển, mức sống cao, giá cả leo thang kèm theo chính sách hạn chế
về số con sẽ ảnh hưởng đến tâm lí sinh đẻ (số con mong muốn, đánh giá giá trị của con
trai trong gia đình,…). Dường như của cải càng nhiều, nhu cầu vật chất và tinh thần càng
cao thì con người cảm nhận gánh nặng đông con càng lớn, chi phí để nuôi một đứa con
không còn ít như trước đây. Do đó đòi hỏi phải tính toán số con sinh ra, lựa chọn xem
nên sinh con trai hay con gái,…
+ Về mặt xã hội
- Chất lượng cuộc sống là nhân tố xã hội đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến sự chênh
lệch giới tính. Điều này thể hiện rõ nhất ở sự phân hóa tỷ lệ nam nữ theo nhóm nước, ở
các nước kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống cao thường có tỷ lệ tử ở nữ giới thấp
hơn các nước đang phát triển. Như vậy, chất lượng có ảnh hưởng một cách trực tiếp qua
việc chăm sóc sức khỏe người dân hay là qua tỷ lệ tử.
11


- Ý thức người dân ảnh hưởng rất nhiều đến sự chênh lệch giới tính theo hai hướng
tích cực và tiêu cực. Nếu trong điều kiện xã hội phát triển, ý thức người dân cao thì việc
cố ý hay không có ý lựa chọn giới tính con cái sẽ có ảnh hưởng ở một mức độ nhất định
đến sự chênh lệch giới tính. Mặt khác, việc chấp hành hay không các chính sách dân số
của Nhà nước sẽ quyết định vào cơ cấu dân số theo giới tính.
Ngoài ra, còn có một số nhân tố khác như chiến tranh, sự khác nhau về điều kiện
sống và làm việc của nam và nữ, chuyển cư cũng ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo giới.
Chiến tranh tác động đến việc tăng tỷ lệ tử vong của nam giới trong một khoảng thời
gian ngắn làm thay đổi kết cấu nam nữ. Trong chiến tranh đa, số người chết đều thuộc
nam giới. Điều kiện sống và làm việc của nam và nữ có thể làm tăng tỷ lệ tử vong của
phụ nữ sau khi sinh nhưng con số ấy không nhiều bằng các tệ nạn xã hội như nghiện
rượu, ma túy, làm chết người ở nam giới. Hơn nữa, nam giới còn làm việc trong điều
kiện nặng nhọc, vất vả hơn nữ giới, điều đó ảnh hưởng đến mức tử vong của nam giới,…
Bên cạnh đó, chuyển cư cũng là nhân tố có tác động nhiều đến sự thay đổi kết cấu dân số

theo giới tính.
1.3. Vấn đề chênh lệch giới tính ở Việt Nam
Tỷ số giới tính được định nghĩa là số lượng nam giới trên 100 nữ giới. Kể từ năm
1960 đến nay, tỷ số giới tính của dân số Việt Nam luôn nhỏ hơn 100. Tình trạng này là
do nam giới có mức tử vong trội hơn và chịu ảnh hưởng nặng nề của các cuộc chiến
tranh chống xâm lược từ những năm 40 đến cuối những năm 70 của thế kỷ trước.
Do số dân được sinh ra sau chiến tranh ngày càng chiếm tỷ trọng lớn nên tỷ số giới
tính tăng dần. Tỷ số giới tính của Việt Nam tăng liên tục từ năm 1979 đến nay (xem
Hình 1.1). Tỷ số giới tính khi sinh tăng khá nhanh trong mấy năm gần đây cũng góp
phần làm gia tăng tỷ số giới tính chung của dân số Việt Nam.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số năm 1999 và Điều tra biến động dân số 1/4 hàng
năm cho thấy tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta có xu hướng tăng trong những năm gần
đây. Từ 107 bé trai/100 bé gái khi sinh năm 1999 lên 110/100 (năm 2006), 111,6/100
(năm 2007) và 112/100 (năm 2008).
12


Đặc biệt, ngày càng có nhiều vùng địa lý và nhiều tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh ở
mức cao. Năm 1999 có 1 vùng địa lý; đến năm 2007, có 4/8 vùng địa lý tỷ số giới tính
khi sinh trên 110 và 33/64 tỉnh, thành phố tỷ số giới tính khi sinh trên 110. Trong đó, có
10 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh cao nhất cả nước: đó là Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải
Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Định, Ninh Thuận, Tiền Giang, Đồng Nai và Bạc
Liêu.

Hình 1.1: Tỷ số giới tính của dân số Việt Nam giai đoạn 1960 – 2009 [xử lý theo 16.1]

13


Hình 1.2: Tỷ số giới tính của các vùng kinh tế - xã hội năm 2009 [xử lý theo 16.1]

Tỷ số giới tính thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ, nơi có Thành phố Hồ Chí Minh là
thành phố lớn nhất nước chiếm tới 51% tổng dân số của cả vùng, luôn có tỷ số giới tính
thấp nhất nước (90,2 nam/100 nữ vào năm 1979; 88,4 nam/100 nữ vào năm 1989; 92,8
nam/100 nữ vào năm 1999 và 92,7 nam/100 nữ vào năm 2009). Ngoài ra, luồng nhập cư
từ các tỉnh khác vào 3 tỉnh thu hút dân lớn nhất nước thuộc vùng Đông Nam Bộ là Thành
phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu luôn có số nữ nhiều hơn số nam.
Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi được thể hiện qua hình 1.3:

Hình 1.3: Tháp dân số Việt Nam năm 2009

14


Bảng 1.1: Phần trăm dân số theo tỷ số giới tính chia theo nhóm tuổi năm 2009
Nhóm tuổi

Tỷ số giới tính

Nhóm tuổi

Tỷ số giới tính

(Tuổi)

(%)

(Tuổi)

(%)


Tổng số

98,1

30 – 34

100,8

0–4

111,5

35 – 39

101,3

5–9

108,7

40 – 44

98,9

10 – 14

108,5

45 – 49


94,9

15 – 19

105,3

50 – 54

89,3

20 – 24

99,0

55 – 59

86,3

25 – 29

98,4

60 – 64

82,4

65 +

66,1
Nguồn: [xử lý theo 16.1]


Qua bảng số liệu ta theo, mặc dù tỷ số giới tính trung bình của cả nước ta đang ở
mức bình thường (98,1%), nhưng xét theo từng nhóm tuổi thì có sự chênh lệch lớn. Nhìn
chung nhóm từ 0 – 19 tuổi tỷ lệ nam nhiều hơn nữ, đặc biệt ở nhóm 0 – 4 tuổi tỷ số giới
tính cao nhất (111,5%), tỷ số giới tính ở các nhóm tuổi 5 - 9 tuổi và 10 - 14 tuổi là 108,7
nam/100 nữ và 108,5 nam trên/nữ, nghĩa là bắt đầu vượt qua giới hạn cho phép của mức
chênh lệch giới tính bình thường (107 nam/100 nữ). Bên cạnh đó, nhóm trên 60 tuổi có
số nữ nhiều hơn nam, với tỷ số giới tính là 66,1%.
Như vậy, chênh lệch giới tính ở Việt Nam (đặc biệt là ở trẻ sơ sinh) đang ở trong
tình trạng báo động, cần thiết phải thực hiện các giải pháp để giảm bớt sự chênh lệch
giới tính.

15


Chương 2: THỰC TRẠNG CHÊNH LỆCH GIỚI TÍNH TẠI HUYỆN
ĐỨC THỌ - HÀ TĨNH
2.1. Khái quát chung về huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
2.1.1. Về tự nhiên
- Vị trí địa lý: Đức Thọ là một vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử
và văn hóa. Được thiên nhiên ban tặng cho thế núi hình sông khoáng đãng, hữu tình,
đồng ruộng phì nhiêu và có nhiều danh lam thắng cảnh gắn với các di tích lịch sử văn
hóa. Huyện Đức Thọ nằm ở phía bắc tỉnh Hà Tĩnh, cách trung tâm tỉnh lỵ gần 50 km, có
vị trí toạ độ từ 18,180 - 18,350 vĩ độ Bắc và 105,380 - 105,450 độ kinh Đông, phía Bắc
giáp huyện Nam Đàn, huyện Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An); phía Nam giáp huyện Vũ
Quang và huyện Can Lộc; phía Đông giáp Thị xã Hồng Lĩnh; phía Tây giáp huyện
Hương Sơn.
- Về diện tích: Đức Thọ có diện tích tự nhiên là: 20.211,72 ha, trong đó: diện tích
đất nông nghiệp là 13.114,02 ha (diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 9.876,77 ha).
- Về tổ chức hành chính: Đức Thọ có 1 Thị trấn và 27 xã: Đức Vịnh, Đức Quang,

Đức Châu, Đức Tùng, Yên Hồ, Tùng Ảnh, Đức Lạng, Đức Đồng, Tân Hương, Đức
Nhân, Đức Thủy, Thái Yên, Đức Thanh, Trung Lễ, Đức Lâm, Đức Dũng, Đức An, Đức
Lập, Đức Lạc, Đức Long, Đức Hòa, Bùi Xá, Đức Yên, Trường Sơn, Liên Minh, Đức
Thịnh, Đức La (trong đó có 4 xã miền núi: Đức Lạng, Đức Đồng, Tân Hương và Đức
Lập).
Huyện được hình thành 3 vùng kinh tế rõ rệt đó là: vùng kinh tế núi đồi và bán sơn
địa (Thượng Đức) gồm 8 xã, vùng đất phù sa (ngoài đê) gồm 7 xã và vùng lúa (trong đê)
gồm 13 xã.
- Địa hình: Đức Thọ nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài theo đường quốc lộ 8A
là 16 km, chiều rộng tính theo trục đường tỉnh lộ 5 đi qua đường 8B đến Đức Châu dài
25 km, với đầy đủ các dạng địa hình: có đồi núi, gò đồi, ven trà sơn, thung lũng, đồng

16


bằng, sông với không gian hẹp, trong đó đất núi đồi và đất rừng chiếm 10,5% diện tích
đất tự nhiên. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh. Phía Tây Nam
của huyện chủ yếu là đồi núi thoải chạy dọc ven trà sơn, còn vùng núi dốc là ở những
vùng giáp địa hình hành chính huyện Vũ Quang, Can Lộc, xen giữa địa hình đồi núi là
thung lũng nhỏ hẹp tạo ra những đầm lầy sâu và bàu nước chảy ra lưu vực sông Ngàn
Sâu đổ ra Sông La. Chính các thung lũng và dọc 2 bên bờ sông là vùng sinh sống của
dân cư nhằm tận dụng tối đa khả năng đất đai màu mỡ do lượng phù sa bồi đắp hàng
năm.
- Khí hậu: Đức Thọ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chịu ảnh
hưởng của khí hậu chuyển tiếp của miền Bắc và miền Nam. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới
điển hình của miền Nam và có một mùa đông giá lạnh của miền Bắc, do vậy Đức Thọ có
hai miền khí hậu rõ rệt: mùa hè nhiệt độ lên tới 38 - 40 0C, mùa đông nhiệt độ có lúc hạ
xuống dưới 80C, lượng mưa trung bình hàng năm 1836 - 2695mm.
2.1.2. Về kinh tế - xã hội
- Kinh tế: Đức Thọ là huyện nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm

2010 đạt 12,6%, đến 6 tháng đầu năm năm 2011 đạt 12,96%, nông nghiệp đóng vai trò
chủ yếu trong nền kinh tế. Trong nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt chiếm tỷ lệ cao trên
70%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển mạnh, hình thức chủ yếu là các
làng nghề tập trung ở 3 xã: làng mộc ở Thái Yên, làng đóng thuyền Trường Sơn, nghề
làm bún, bánh ở Thị trấn Đức Thọ, ngoài ra còn có một số nghề khác như xây dựng, khai
thác cát sỏi, mây tre đan, gạch ngói,… nhưng chưa phát triển, giá trị thu được từ công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt gần 100 tỷ đồng, ngành thương mại - du lịch có tiềm
năng nhưng chưa được khai thác. Đức Thọ có hệ thống đường bộ, đường sắt chạy qua
thuận tiện cho việc giao lưu thương mại.
- Thu nhập bình quân đầu người gần 13 triệu đồng/người/năm (Thống kê 6 tháng
đầu năm 2011 của Ủy ban nhân dân huyện Đức Thọ).

17


- Tổng giá trị sản xuất (GO) theo giá cố định 1994: 999,492 tỷ đồng đạt 56% kế
hoạch; tốc độ tăng trưởng bình quân: 12,96%; cơ cấu giá trị kinh tế: công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp - xây dựng: 32,3%; thương mại - dịch vụ: 40,2%; nông nghiệp: 27,5%.
- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 275,275 tỷ đồng (giá cố định 1994). Giá trị sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước đạt 148 tỷ đồng (theo giá cố định 1994), đạt
53% so với kế hoạch năm 2011. Giá trị thương mại - dịch vụ ước đạt 114,9 tỷ đồng (theo
giá cố định 1994), đạt 57% kế hoạch năm 2011. [8]
- Về văn hóa - xã hội:
Đức Thọ có dân số 103.993 người, tốc độ gia tăng dân số 0,4% (năm 2011), có
nguồn lao động dồi dào, trẻ khỏe, tổng số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao
động 58.830 người. Đây là nguồn lực quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa đất
nước nói chung và Đức Thọ nói riêng.
Giáo dục Đức Thọ đã có những bước phát triển khá cả đại trà và mũi nhọn, hàng
năm huyện nhà có 400 - 500 em thi đậu vào các trường đại học hệ chính quy, cơ sở vật
chất kỹ thuật từng bước được củng cố và tăng cường, hiện nay đã có 56 trường cả 4 cấp

học đạt chuẩn quốc gia. Đức Thọ là vùng đất có nhiều người đỗ đạt cao theo thống kê
của cục thống kê tỉnh, trong đó có gần 600 người có bằng tiến sỹ. Hàng năm ngành giáo
dục Đức Thọ được xếp nhất nhì trong hệ thống giáo dục của tỉnh.
Là vùng quê chưa giàu, nhưng huyện không còn hộ đói, nhà tranh tre dột nát cơ bản
đã được xóa, chương trình “Xây dựng nông thôn mới” được triển khai mạnh mẽ rộng
khắp trên địa bàn, đời sống nhân dân các vùng miền đã được nâng lên rõ rệt, chênh lệch
mức sống giữa thành thị và nông thôn không nhiều, các đối tượng gia đình chính sách
được chăm lo chu đáo, hàng năm huyện giải quyết cho từ 1500 - 2000 lao động có việc
làm, gần 1000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, tình hình an ninh chính trị trật tự xã
hội được giữ vững tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển.

18


Hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011 - 2015: Kết quả đầu năm 2011 toàn huyện
có 4.197 hộ nghèo với 10.990 nhân khẩu; tỷ lệ 13,23%, tỷ lệ hộ nghèo đến 6 tháng năm
2011 chiếm 13,17% với 5.161 hộ cận nghèo với 18.234 nhân khẩu, tỷ lệ 16,19%. [8]

-

Truyền thống văn hóa

Đức Thọ xưa kia có tên gọi là La Sơn thuộc phủ Đức Quang (gồm cả Hương Sơn,
Thiên Lộc, Nghi Xuân, Thanh Chương, Nghi Lộc...) được xem là vùng đất học của xứ
Nghệ. Trong thời kỳ phong kiến, Đức Thọ có 39 vị đại khoa (Tiến sĩ) với những dòng họ
nổi tiếng khoa bảng như: Lê Văn, Hoàng Xuân, Phan Đình, Hà Học,... và các làng giàu
truyền thống văn hoá như: Yên Hồ, Đông Thái, Trung Lễ, Bùi Xá,...
Nhiều người thành đạt xuất thân từ Đức Thọ, như nhà ngoại giao Nguyễn Biểu (đời
Trần), nhà văn hóa Bùi Dương Lịch; Hoàng giáp Bùi Thức Kiên; Thượng thư, Tiến sĩ
Phan Bá Đạt; lãnh đạo phong trào Cần Vương, Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng,

các chí sĩ Lê Văn Huân, Lê Thước, Lê Ninh, nhà cách mạng Trần Phú, nhà khoa học
Hoàng Xuân Hãn, Luật sư Phan Anh, Luật sư Phan Mỹ, nhà toán học Lê Văn Thiêm,
nhà văn Hoàng Ngọc Phách, Bác sĩ Phạm Văn Huyến, nhà thơ Thái Can, Luật sư Phạm
Khắc Hòe,...
- Lễ hội truyền thống
+ Hội lễ đền Thái Yên ở xã Thái Yên: vào mùa xuân hàng năm ở Thái Yên đều có
lễ hội đền sau đó người dân xã Thái Yên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao đến tận
rằm tháng giêng như: kéo co, thi đấu bóng đá, bóng chuyền, bống bàn, cờ tướng, thi văn
nghệ. Đặc biệt cứ hai năm một lần Thái Yên lại tổ chức rước kiệu vào ngày mồng 7
tháng giêng.
+ Hội xuân và trò chơi vạt cầu ở xã Trung Lễ: Đầu mùa xuân.

19


+ Hội hát ghẹo và tục ăn cá gỏi ở Mỹ Xuyên, xã Đức Lập: vào cuối xuân, đầu
hạ.
+ Lễ rước Hến ở Kẻ Thượng thuộc xã Trường Sơn, Đức Thọ: 07 tháng Giêng
âm lịch.

- Làng nghề
+ Làng mộc Thái Yên: thuộc xã Đức Bình, huyện Đức Thọ. Thợ mộc Thái Yên giỏi
nghề kiến trúc nhà cửa, đình chùa với kỹ thuật cao về chạm, trổ, tiện, xoi,… Đồng thời
rất khéo tay làm đồ gia dụng kiểu mới như: giường, tủ, bàn ghế,... Hàng mộc Thái Yên
nổi tiếng trong nước, kể cả Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn và cũng ăn khách ở Hồng Kông,
Thượng Hải,….
+ Làng đóng thuyền Trường Xuân: thuộc xã Trường Sơn, huyện Đức Thọ có 170
hộ làm nghề đóng thuyền, xẻ gỗ. Thợ đóng thuyền Trường Xuân đã đóng hàng nghìn
thuyền lớn nhỏ phục vụ đánh cá, vận tải trong hai cuộc kháng chiến, đến nay nghề truyền
thống này vẩn được duy trì tốt .

+ Rượu Thanh Lạng thuộc xã Đức Thanh có truyền thống nấu rượu từ hồi xa xưa,
rất nổi tiếng với loại rượu cất từ cây lúa nếp, được nấu với công nghệ thủ công truyền
thống "3 nồi".
2.2. Thực trạng chênh lệch giới tính tại huyện Đức Thọ - tỉnh Hà Tĩnh
2.2.1. Sự phát triển dân số ở huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh
Phát triển dân số là một xu thế tất yếu của xã hội loài người. Phát triển dân số có
thể theo các chiều hướng khác nhau, có thể là nhanh, chậm, diễn biến tích cực hoặc tiêu
cực tùy vào từng thời điểm cụ thể nhất định. Từ năm 2000 đến nay, dân số huyện Đức
Thọ có nhiều biến động, điều đó được thể hiện rõ nét thông qua biểu đồ dưới đây:

20


Hình 2.3: Sự phát triển dân số của huyện Đức Thọ giai đoạn 2000 – 2010
Đức Thọ là một trong những huyện đông dân của tỉnh Hà Tĩnh, với số dân là
104352 người. Hiện nay, dân số của huyện đang có nhiều thay đổi lớn, song nhìn chung
có xu hướng giảm nhanh. Biểu đồ cho thấy, giai đoạn từ năm 2000 – 2006, tình hình dân
số còn biến động ít, đến giai đoạn sau từ năm 2006 – 2010, tốc độ giảm số dân nhanh
hơn so với giai đoạn trước đó.
Cụ thể, năm 2000 huyện có 120.026 người, tới năm 2006, huyện có 116.743 người,
tới năm 2010 dân số của huyện giảm xuống còn 104.352 người. Vậy là sau 10 năm dân
số huyện giảm 15.674 người. Có sự suy giảm như vậy là kết quả của công tác giáo dục
dân số và kế hoạch hóa gia đình trong việc giảm tỷ lệ sinh. Ngoài ra, sự suy giảm số dân
của huyện còn chịu sự ảnh hưởng của việc xuất cư một số lượng lớn lực lượng lao động
vào khu vực phía nam gia tăng vào những năm 2006, 2007,… Hơn nữa, đây lại đang là
giai đoạn dân số dần bước vào sự ổn định.

21



Hình 2.4: Tỷ lệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ gia tăng tự nhiên của huyện Đức Thọ
giai đoạn 2003 – 2010 [xử lý theo 14]
Tỷ lệ gia tăng dân số có giảm qua các năm ở các địa phương cụ thể nhưng vẫn còn
nhiều biến động và có sự không đều nhau. Nhìn chung, tỷ lệ gia tăng tự nhiên của huyện
còn cao so với mức trung bình chung của tỉnh và của cả nước, hiện nay đang có sự giảm
nhanh tỷ lệ từ 4,4‰ (năm 2003) xuống còn 1,69‰ (năm 2010), tuy nhiên vào năm 2005
tỷ lệ gia tăng tự nhiên lại ở mức cao với 5,11‰. Có thể thấy, giai đoạn 2003 – 2005 là
thời điểm tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số còn cao, luôn ở mức trên 4‰, đến giai đoạn
sau, từ 2005 – 2010 tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm nhanh chóng, từ 5,11‰ (năm 2005)
xuống 1,69 ‰ (năm 2010). Do giai đoạn đầu, tỷ lệ sinh có giảm nhưng tỷ lệ tử vẫn còn
cao nên ảnh hưởng tới tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao. Giai đoạn 2005 – 2010, tỷ lệ sinh giảm
xuống, trong khi đó tỷ lệ tử tăng cao khiến tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm xuống nhanh

22


chóng. Đây chính là nguyên nhân trực tiếp làm giảm số dân của huyện trong những thời
gian gần đây.
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên giữa các địa phương trong huyện cũng có sự khác biệt,
chênh lệch đáng kể:
Tỷ lệ gia tăng tự nhiên ở các xã trong những năm từ 2002 – 2010 có nhiều biến
động. Hầu hết các xã đều có tỷ lệ gia tăng tự nhiên giảm dần theo thời gian. Thậm chí, ở
một số xã, tỷ lệ gia tăng tự nhiên còn giảm xuống mức 0% và đến mức con số 0.
Năm 2010, tỷ lệ gia tăng tự nhiên của toàn huyện là 1.69 %, trong khi đó, tại một số
xã như : Đức Châu tỷ lệ gia tăng tự nhiên là -7.98%, Liên Minh (-0.49%), Đức La (1.92), Đức Nhân (-0.49%), Yên Hồ (-3.33%), Trung Lễ (-3.94%), Đức Thủy (-1.90%),
Đức An (-0.38%). [Xem Phần Phụ lục, mục P2]
Về kết cấu dân số, tỷ lệ nam - nữ cũng có sự khác nhau thông qua bảng 2.1:
Bảng 2.1. Kết cấu dân số theo giới tính của huyện Đức Thọ giai đoạn 2000 – 2010
Tổng dân số


Nam

Tỷ lệ

Nữ

Tỷ lệ

(người)

(người)

(%)

(người)

(%)

2000

120.026

59.865

49.9

60.161

50.1


2001

118.839

59.117

49.7

59.722

50.3

2002

118.376

58.892

49.7

59.484

50.3

2003

117.730

58.606


49.8

59.124

50.2

2004

117.383

58.542

49.9

58.841

50.1

2005

117.541

58.462

49.7

59.079

50.3


2006

116.743

58.109

49.8

58.634

50.2

2007

113.906

56.655

49.7

57.251

50.3

2008

109.802

54.512


49.6

55.290

50.4

2009

104.099

51.574

49.5

52.525

50.5

2010

104.352

50.808

48.7

53.544

51.3


Năm

(Nguồn: Niên giám thống kê – Phòng thống kê huyện Đức
Thọ)
23


Trong cơ cấu dân số, tỷ lệ nam nữ chênh lệch nhau khá rõ, cơ cấu dân số nữ luôn
chiếm tỷ trọng cao hơn nam. Ở các độ tuổi khác nhau, địa phương khác nhau thì tỷ trọng
nam nữ cũng khác nhau. Do vậy, muốn đánh giá đúng thực tế cơ cấu giới tính của huyện
cần có sự tổng hợp từ các xã, thị trấn của huyện. Độ tuổi dưới 30, tỷ lệ nam luôn cao hơn
nữ, nhưng đến các độ tuổi càng cao thì tỷ lệ nam lại giảm xuống, tỷ lệ nữ tăng lên trong
tổng dân số. Có sự thay đổi như vậy là do khả năng tử vong ở nam giới thường cao hơn
nữ giới khi tuổi tăng dần.
Bảng 2.2. Tỷ số giới tính của các xã, thị trấn ở huyện Đức Thọ năm 2010
(số nam/100 nữ)
Địa phương

Tỷ số giới tính

Địa phương

Tỷ số giới tính

Toàn huyện

94.3

Xã Đức Thủy


99.5

Thị trấn Đức Thọ

93.4

Xã Đức Thịnh

97.3

Xã Đức Tùng

97.0

Xã Thái Yên

96.4

Xã Đức Quang

94.0

Xã Đức Hòa

87.8

Xã Đức Châu

96.9


Xã Đức Lạc

82.6

Xã Trường Sơn

98.2

Xã Đức Long

88.0

Xã Liên Minh

91.9

Xã Đức Lâm

91.2

Xã Đức la

98.5

Xã Đức Thanh

85.7

Xã Đức Vĩnh


83.7

Xã Đức Lập

93.4

Xã Tùng Ảnh

85.7

Xã Đức Dũng

93.4

Xã Đức Yên

91.9

Xã Đức An

94.5

Xã Đức Nhân

84.0

Xã Đức Đồng

94.6


Xã Bùi Xá

87.0

Xã Đức Lạng

102.4

Xã Yên Hồ

84.0

Xã Tân Hương

94.4

Xã Trung Lễ

92.1
(Nguồn: Phòng thống kê huyện Đức Thọ)

Tỷ số giới tính trung bình của huyện Đức Thọ tương đối cao, ở mức 94,3 nam/100
nữ (năm 2010), ở các xã, thị trấn thì tỷ lệ đó lại có sự khác biệt nhau rõ rệt. Xã Đức Lạc:

24


82,6 nam/100 nữ; xã Đức Vĩnh: 83,7 nam/100 nữ; xã Đức Nhân, Yên Hồ: 84 nam/100
nữ; xã Tùng Ảnh, Đức Thanh: 85,7 nam/100 nữ; xã Bùi Xá: 87 nam/100 nữ;… Đây là
các xã có tỷ số giới tính trung bình chênh lệch ở mức cao. Duy chỉ có xã Đức Lạng có tỷ

số giới tính nam cao hơn nữ, với con số 102,4 nam/100 nữ. Nhìn chung sự chênh lệch
giới tính tại các xã, thị trấn, đa số là nữ nhiều hơn nam, trên thực tế, tỷ lệ chênh lệch này
ở các độ tuổi khác nhau là không giống nhau.

Hình 2.2. Tháp dân số huyện Đức Thọ - Hà Tĩnh [xử lý theo 14]
2.2.2. Dưới độ tuổi lao động
2.2.2.1. Độ tuổi dưới 1 tuổi
Ở các độ tuổi khác nhau, mức độ chênh lệch giới tính cũng khác nhau. Mỗi địa
phương có một tỷ số giới tính nhất định. Và trong các độ tuổi đó thì tỷ số giới tính dưới
độ tuổi lao động thể hiện rõ nhất, đặc biệt là ở độ tuổi dưới 1 tuổi.
25


×