Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Dàn bài gợi ý nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.64 KB, 3 trang )

Dàn bài gợi ý Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ
I. Mở bài:
Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, là mùa xuân của xã hội. Chúng ta – thế hệ trẻ cần phải xác
định cho mình một con đường học tập đúng đắn. Đó là học để biết, học để làm, học để hội
nhập và khẳng định bản thân. Vậy mà, trong một bộ phận học sinh chúng ta hiện nay vẫn tồn
tại tình trạng học tủ, học vẹt.
II. Thân bài:
Khái quát:
Cách “học tủ”, “học vẹt” trong một bộ phận học sinh hiện nay đã và đang là một vấn đề băn
khoăn, khó khắc phục trong ngành giáo dục. Đó là những cách học đối phó rất phổ biến trong
giới học sinh và chúng mang lại những hậu quả không nhỏ. Vậy chúng ta hiểu thế nào là “học
tủ”, “học vẹt”?
Giải thích:
“Học tủ” là cách học chọn lọc những kiến thức quan trọng, cần thiết để làm bài kiểm tra, làm
bài thi. Cách học này mang tính may rủi rất cao và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng,
nhất là khi các bạn học sinh đoán sai đề thi. “Học vẹt” là cách nói ẩn dụ, ví cách học của học
sinh với con vẹt – bắt chước, nói nhại lại, nhưng không hiểu gì. Khi học thuộc bài, đọc rất trôi
chảy nhưng không nắm chắc nội dung, học một cách máy móc và thụ động.
Nguyên nhân:
Tuy khái niệm về hai phương pháp học trên là khác nhau nhưng nó đều có cùng một nguyên
nhân. Trước hết phải kể đến những nguyên nhân khác quan từ xã hội. Do mặt trái trong tiến
trình phát triển của xã hội, định hướng giáo dục của nước ta còn chưa thực sự phù hợp. Ba mẹ
nào cũng muốn con mình học hành giỏi giang, nên gây áp lực, khiến con em mình luôn phải
“oằn” mình gánh lấy ước mơ lớn lao của cha mẹ.Mặt khác, do chương trình học của bộ giáo
dục đề ra nặng về kiến thức, khô khan, cứng nhắc khiến một bộ phận học sinh chán học, học
chống đối bằng cách duy nhất là “học tủ” và “học vẹt”.Tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận
nguyên nhân một phần cũng một phần xuất phát từ chính bản thân mỗi học sinh. Nhiều học
sinh ngay từ đầu đã không có mục đích, động cơ học tập rõ ràng dẫn đến lười học, học chưa
đúng phương pháp. Đồng thời cũng do một phần là chưa có ý thức tự giác trong học tập, học
chống đối, thụ động.
Tác hại:


Hai cách học trên là cách học mang tính chất đối phó, không thực sự coi trọng việc tiếp thu
kiến thức để tích lũy và nâng cao hiểu biết. Vì là học vẹt, học mà không tư duy cho nên không
hiểu, không nắm chắc kiến thức dẫn đến không biết vận dụng vào thực tế, vào thực hành.
Việc học như thế dẫn đến tốn thời gian, vô bổ. Vì là học tủ, cho nên không nắm bắt kiến thức
một cách đầy đủ, toàn diện, phụ thuộc vào sự may mắn, nếu lệch tủ sẽ không đạt được kết quả
như mong muốn, phụ công ơn thầy cô, tốn tiền bạc của bố mẹ. Đồng thời, cũng tạo ra một
thói quen xấu, làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của việc học, và trở thành những con người không
trung thực. Việc “học tủ”, “học vẹt” không chỉ nguy hại cho bản thân mỗi học sinh mà còn
ảnh hưởng đến xã hội. Thử hỏi xem, một đất nước toàn bộ học sinh chỉ biết gian dối, học
chống đối, không có kiến thức thực chất, thì phát triển ra sao? Xã hội sẽ mất niềm tin vào
ngành giáo dục của đất nước, chất lượng giảm sút, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển và hội
nhập của đất nước.
Ý kiến đánh giá, bình luận:
“Học tủ, học vẹt” là cách học rất nguy hại, cần phải bài trừ và loại bỏ. Nếu không thay đổi
phương phát học tập thì dù có đỗ đạt, có bằng cấp thì đầu óc vẫn rỗng tuếch, dẫn đến công
việc không hiệu quả. Học sinh chúng ta cần phải thay đổi cách học tập để lấp đầy tri thức, để
hoàn thiện phẩm chất con người chứ không phải vì tấm bằng. Hãy học một cách tự giác, học
đi đôi với hành, học đến đâu chắc đến đó. Chỉ có như vậy chúng ta mới tránh được cách học
tủ, học vẹt.
III. Kết bài:


Nếu ai cũng có ý thức, có định hướng cho riêng mình, biết suy nghĩ về hành vi, việc làm của
mình thì tin chắc rằng sẽ không còn ai nhắc đến căn bệnh “học vẹt”, “học tủ” nữa. Lúc đó mỗi
học sinh sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị hành trang bước vào đời góp phần xây
dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
Bài văn mẫu Nghị luận xã hội về học vẹt và học tủ
“Học” là con đường tiếp thu tri thức để hoàn thiện phẩm chất của mỗi con người. Con
đường học vấn dài vô tận và muốn đạt đến đỉnh cao của học vấn thì có rất nhiều phương pháp.
Mỗi người đã chọn lựa cho mình một phương pháp để đi trên con đường chông gai đầy thử

thách này, nhưng đáng tiếc rằng đa số học sinh ngày nay lại chọn cho mình một phương pháp
học rất dễ thực hiện nhưng lại dễ làm cho họ vấp ngã mà đã vấp ngã thì họ khó tài nào đứng
dậy nổi.Phương pháp nguy hiểm đó chính là “học vẹt” và “học tủ”.
“Học vẹt” là thuộc làu làu những khái niệm, những định nghĩa, những kiến thức nhưng
không hề hiểu gì về kiến thức, định nghĩa, khái niệm đó. Biểu hiện của nó là lý thuyết thì
thuộc làu nhưng áp dụng kiến thức đó vào thực hành thì “bó tay”. “Học tủ” hơi khác so với
“học vẹt”. “Học tủ” là chọn một phần kiến thức trong vô vànkiến thức để học và nghĩ rằng
kiến thức đó sẽ có trong kỳ thi.Tuy khái niệm về hai phương pháp học trên là khác nhau
nhưng nó đều cùng một nguyên nhân. Nguyên nhân để học sinh ngày nay chọn phương pháp
“học vẹt”, “học tủ” là họ không hiểu được tầm quan trọng của học vấn. Họ học chỉ là để đối
phó, kiếm cái bằng để dễ dàng kiếm việc, lo việc mưu sinh cho bản thân mà họ không biết
rằng họ dễ dàng sa vào vũng bùn khó có thể đứng dậy nổi. Một nguyên nhân nữa đó là họ lười
học, lười suy nghĩ. Bộ não của họ không còn chỗ để tiếp thu cái mới, tiếp thu kiến thức một
cách toàn diện và hiệu quả nữa, thay vào đó là những kiểu ăn mặc thời trang, trò chơi không
lành mạnh… cứ bám trong đầu óc họ như một kí sinh làm tê liệt thần kinh họ.“Học vẹt”, “học
tủ” mang đến tác hại rất nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và xã hội. Tuy lý thuyết thì
thuộc lòng nhưng không hiểu để áp dụng vào đời sống, công việc. “Học trước quên sau”, kiến
thức chưa kịp bám vào bộ não thì đã bị những sở thích tầm thường đẩy ra ngoài mà không thể
chống cự. Không những thế, “học tủ”còn gây thêm hại nữa đó là kiến thức cơ bản, kiến thức
toàn diện không nắm được. Mọi công sức, nỗ lực dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ đều bị đổ xuống
sông xuống bể và lỡ may đến kỳ thi bị “lệch tủ” thì “xôi hỏng bỏng không”.Tác hại của nó
không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà còn gây ra một sự truyền nhiễm nghiêm trọng. Từ một
cá nhân dùng phương pháp này thì ai mà không có “sức đề kháng” cao sẽ dễ dàng bị truyền
nhiễm. Họ dễ học theo, làm theo miễn là những gì mà họ học theo, làm theo đó có lợi trước
mắt cho họ.Nếu không chữa ngay từ lúc nó còn “trứng nước” thì “học vẹt”, “học tủ” sẽ mang
lại hậu quả rất nghiêm trọng. Việc đầu tiên là chúng ta phải xác định được tầm quan trọng của
học vấn. Bởi có thế chúng ta mới chọn lựa, định hướng được cho tương lai của mình, chọn
cho mình con đường đi đúng nhất để hoàn thiện chính mình.Có hiểu và xác định được sự
quan trọng của học vấn thì chúng ta mới có động lực học tập và chọn lựa phương pháp học
đúng đắn. Nhiệm vụ cần thiết thứ hai là gia đình xã hội phải tuyên truyền chỉ bảo, dạy dỗ cho

học sinh ngày nay khi còn nhỏ. Phải cho học sinh hiểu rõ, nắm rõ sự quan trọng của học vấn
để mỗi người biết vượt lên chính mình, bỏ qua thú vui tầm thường để dành thời gian, tâm trí
cho việc học tập.
Nếu ai cũng có ý thức, có định hướng cho riêng mình, biết suy nghĩ về hành vi, việc
làm của mình thì tin chắc rằng sẽ không còn ai nhắc đến căn bệnh “học vẹt”, “học tủ” nữa.
Lúc đó mỗi học sinh sẽ có những kiến thức cần thiết để chuẩn bị hành trang bước vào đời góp
phần xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh.
viết đoạn văn nghị luận về tầm quan trọng của việc học tập
I) Mở bài
Học là con đường ngắn nhất để tiếp thu với tri thức nhân loại , thay đổi suy nghĩ tính cách
nhìn nhận của mình nhiều nhất cho đời . Vì thế bàn về vấn đề việc trở thành tầm quan trọng
của con người
II) Thân bài


* Khái niệm :
-Học là quá trình rèn luyện , tiếp thu tri thức , học hỏi , tiếp cận với thực tế cuộc sống được
thông qua sách vở , bạn bè , thầy cô , cha mẹ , mọi người và ngay cả quá trình đi đường
* Dẫn chứng :
-Nhân dân ta từ xưa tới nay đã có ý thức tầm quan trọng của việc học . Dù lhó khăn đến đâu
họ cũng cho con học lấy dăm ba chữ làm người . Chúng ta ghi nhận và đề cao gương học tập
của Trạng nguyên Nguyễn Hiền , các bậc thầy như Chu Văn An , Lê Quý Đôn , Nguyễn Đình
Chiểu và Hồ Chí Minh
- Học sinh chúng ta ngày nay có rất nhiều học sinh có bao gương vượt khó trong học tập .
Gương của cô bé Trần Bình Gấm thi đậu ba trường đại học luôn thúc đẩy chúng ta cố gắng
hơn trong học tập
- Đặng Thái Sơn cố gắng học tập ở hầm sâu , nơi sơ tán một cách kiên trì nên mới có ngày
tiếng đàn của anh bay xa . Các đội tuyển học sinh giỏi toán lí , hóa của ta mỗi năm đều vẻ
vang cho đất nước là gương sáng tinh thần học tập
* Bàn luận , mở rộng

- Học là thước đo đánh giá phẩm chất của con người
- Các câu nói về việc học :
* Học , học nữa , học mãi ( Lenin )
* Học tập là việc cần phải được tiếp tục suốt đời ( Bác Hồ )
* Đi một ngày đàng học một sàng khôn
* Nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được điều gì có ích
- Người có học luôn tài rộng , học cao sẽ có ích cho xã hội , góp phần phát triểu đất nước cho
tương lai sau này
- Người không có học sẽ trở nên vô dụng , làm gì cũng khó , là gánh nặng cho xã hội và gia
đình
- Học là chìa khóa mở cửa văn minh , hạnh phúc , chúng ta đừng coi thường việc học , đừng
lãng phí thời gian
III) Kết bài :
Học là sự tự nâng mình . Việc học là nấc thang đầu chứ không có nấc cuối do đó chúng ta
phải có y thức không ngừng học . Chúng ta , đặc biệt là lứa tuổi học sinh , phải ra sức học
tập , tu dưỡng đạo đức để trở thành người công dân có ích cho xã hội



×