Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

SSổ tay hướng dẫn sử dụng dầu diesel sinh học mỡ cá da trơn cho động cơ diesel lắp đặt trên phương tiện thủy nội địa đồng bằng sông mê kông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 40 trang )

Phan Văn Quân (Chủ biên), Phạm Xuân Kiên,
Hồ Trung Phước

SỔ TAY HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
DẦU ĐIÊZEN SINH HỌC MỠ CÁ DA TRƠN CHO ĐỘNG
CƠ ĐIÊZEN LẶP ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI
ĐỊA ĐỒNG BẰNG SÔNG MÊ KÔNG

NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI 2015


Giới thiệu chung
Biến đổi khí hậu là một vấn đề thực tiễn có tính thời sự rất cao, được sự quan tâm đặc
biệt của các quốc gia trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng
nặng nề do sự nóng lên của trái đất làm nước biển dâng cao
Thực hiện chủ trương của Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với
biến đổi khí hậu giai đoạn 2010 – 2015 và lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học
với nhiên liệu truyền thống, khuyến khích áp dụng dầu dầu diesel sinh học B5 và B10 cho
động cơ diesel. Được sự chỉ đạo của Bộ giao thông vận tải, Nhóm cán bộ giảng viên trường
đại học giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh được giao thực hiện dự án : “Ứng dụng
thí điểm dầu mỡ cá da trơn cho phương tiện thủy nội địa lắp động cơ diesel ở đồng bằng
sông Mê kông” .
Dự án đã được thực hiện trong thời gian 2 năm từ 1/1/2013 đến 31/12/2014 và đã cho
kế quả ứng dụng thành công nhiên liệu sinh học B5 và B10 có nguồn gốc từ mỡ cá da trơn
cho phương tiện thủy nội địa an toàn và hiệu quả tương tự như sử dụng dầu DO và đã được
hội đồng nghiệm thu đánh giá đạt kết quả tốt.
Nội dung của dự án được xây dựng thành “Sổ tay hướng dẫn sử dụng Dầu điêzen sinh
học mỡ cá da trơn cho động cơ điêzen lặp đặt trên phương tiện thủy nội địa đồng bằng sông
Mê kông” và đã được phổ biến đến hầu hết các sở giao thông vận tải thuộc khu vực đồng
bằng sông Mê Kông.
Nhóm nghiên cứu xin trân trọng giới thiệu và phổ biến cách thức sử dụng dầu diesel


sinh học thông qua sổ tay hướng dẫn sử dụng.

11


2


Phan Văn Quân (Chủ biên), Phạm Xuân Kiên,
Hồ Trung Phước

SỔ TAY HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
DẦU ĐIÊZEN SINH HỌC MỠ CÁ DA TRƠN CHO ĐỘNG
CƠ ĐIÊZEN LẶP ĐẶT TRÊN PHƯƠNG TIỆN THỦY NỘI
ĐỊA ĐỒNG BẰNG SÔNG MÊ KÔNG

NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI 2015
3


4


Lời nói đầu
Sổ tay hướng dẫn sử dụng dầu điêzen sinh học (BIO)
có nguồn gốc từ mỡ cá da trơn được biên soạn bởi
nhóm nghiên cứu là Giảng viên khoa Kỹ thuật tàu thủy,
trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh.
Nội dung cuốn sổ tay sẽ mang đến cho bạn đọc, đặc
biệt là các chủ phương tiện thủy nội địa ở khu vực

đồng bằng sông Mê Kông các thông tin cần thiết khi sử
dụng nhiên liệu sinh học dầu BIO mỡ cá làm nhiên liệu
cho phương tiện thủy nội địa.
Nhóm biên soạn xin chân thành cám ơn sự đóng góp ý
kiến của các đồng nghiệp, Phòng đăng kiểm tàu sông
Cục đăng kiểm Việt Nam, Chi cục đăng kiểm 8 - Cần
Thơ, Công ty TNHH Minh Tú để chúng tôi hoàn thành
sổ tay hướng dẫn này.
Do thời gian và điều kiện thực hiện sổ tay còn nhiều
hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót. Ban biên tập
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để
hoàn thiện. Các kiến đóng góp của bạn đọc gởi về:
Khoa kỹ thuật tàu thủy, Trường ĐH Giao thông vận tải
TP. Hồ Chí Minh, Địa chỉ: số 2 đường D3, Phường 25,
Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh,
Điện thoại: (08) 38035655; 0903751396
Email:
Ban Biên Tập

5


Mục lục
Mục Nội dung
Trang
Lời nói đầu
5
Mục lục
6
Các thuật ngữ viết tắt

7
Danh mục bảng và hình vẽ
8
Phần 1 Giới thiệu chung
9
1.1 Sự cần thiết sử dụng dầu điêzen sinh học 9
mỡ cá cho động cơ điêzen của PTTNĐ
1.2 Mục đích của sổ tay hướng dẫn sử dụng 12
1.3 Phạm vi sử dụng
13
1.4 Giải thích một số thuật ngữ liên quan
13
Phần 2 Giới thiệu dầu BIO mỡ cá
15
2.1 BIO mỡ cá là gì ?
15
2.2 Chỉ tiêu chất lượng dầu BIO gốc B100
16
2.3 Ảnh hưởng của các chỉ tiêu chất lượng 16
dầu BIO B100 khi sử dụng cho động cơ.
2.4 Một số địa chỉ cung cấp dầu BIO mỡ cá 18
B100 ở ĐBSMK.
Phần 3 Hướng dẫn sử dụng dầu điêzen sinh học 20
mỡ cá cho động cơ của PTTNĐ.
3.1 Lên kế hoạch, đánh giá tình trạng kỹ 20
thuật của động cơ, ra quyết định sử dụng
dầu BIO B5 hoặc B10
3.2 Lựa chọn dầu BIO mỡ cá B100 sử dụng 22
cho động cơ điêzen của PTTNĐ
3.3 Lựa chọn phương án và lắp đặt thiết bị 23

hòa trộn nhiên liệu
3.4 Thử nghiệm động cơ và hệ thống hòa 27
trộn cấp dầu BIO mỡ cá cho động cơ của
PTTNĐ
3.5 Sử dụng dầu BIO B5 hoặc B10 cho động 29
cơ của PTTNĐ
6


Phần 4 Hướng dẫn sữa chữa và bảo trì động cơ
khi sử dụng BIO
4.1 Theo dõi động cơ trong quá trình vận
hành
4.2 Các hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp
khắc phục động cơ khi sử dụng dầu BIO.
4.3 Kiểm tra sửa chữa động cơ sau các
chuyến hành trình sử dụng dầu BIO
Phần 5 Giới thiệu các phương tiện thử nghiệm
dầu BIO mỡ cá.
4.1 Phương tiện thử nghiệm HGi5059
4.2 Phương tiện thử nghiệm CT06156
4.3 Phương tiện thử nghiệm CT05432
Tài liệu tham khảo

Thuật ngữ viết tắt
1.
2.
3.
4.
5.

6.
7.
8.
9.

Biến đổi khí hậu: BĐKH
Dầu điêzen sinh học: BIO
Dầu điêzen sinh học B10: BIO B10
Dầu điêzen sinh học B5: BIO B5

Đồng bằng sông Mê Kông: ĐBSMK
Hệ thống: HT
Hướng dẫn sử dụng: HDSD
Phương tiện thủy nội địa: PTTNĐ
Sức ngựa : SN

7

32
32
33
34
36
36
36
37
38


Danh mục bảng và hình ảnh

Hình 1.1 Ảnh hưởng của BĐKH ................................ 10
Hình 1.2 Nuôi cá da trơn tại ĐBSBK ......................... 12
Hình 1.3 Sự thay đổi phát thải động cơ khi sử dụng dầu
BIO cho động cơ điêzen ............................................. 13
Hình 2.1 Qui trình sản xuất dầu BIO gốc B100 ......... 16
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu chất lượng của BIO gốc B100
theo qui chuẩn Việt Nam QCVN:1 2009/BKHCN .... 17
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu chất lượng dầu B100 và các ảnh
hưởng khi sử dụng cho động cơ. ................................ 18
Hình 2.2 Nhà máy sản xuất dầu BIO Công ty cổ phần
Thủy Sản Vĩnh Hoàn .................................................. 20
Hình 3.1 Qui trình sử dụng dầu BIO B5 hoặc B10 cho
PTTNĐ ....................................................................... 21
Hình 3.2 Hoạt động của tàu sông ở ĐBSMK. ............ 23
Hình 3.3 Dầu BIO mỡ cá gốc B100 của Minh Tú .... 24
Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu DO và BIO song
song sử dụng 2 van 3 ngã. .......................................... 25
Hình 3.5 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu DO và BIO song
song sử dụng 4 van chặn. ........................................... 26
Hình 3.6 Hòa theo tỉ lệ thang chia trên két dầu BIO .. 28
Hình 3.7 Dùng bình định lượng hòa trộn dầu BIO..... 28
Hình 4.1 Kiểm tra thông số động cơ trong quá trình vận
hành............................................................................. 32
Bảng 4.1 Hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp khắc
phục hư hỏng động cơ khi sử dụng dầu BIO.............. 33
Hình 4.2 Kiểm tra vòi phun nhiên liệu ....................... 35
Hình 5.1 Phương tiện thử nghiệm HGi 5059 ............ 36
Hình 5.2 Phương tiện thử nghiệm CT06156 .............. 36
Hình 5.3 Phương tiện thử nghiệm CT 05432 ............. 37


8


Phần 1
Giới thiệu chung
1.1 Sự cần thiết sử dụng dầu điêzen sinh học (BIO)
mỡ cá cho động cơ điêzen của PTTNĐ
1.1.1 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến khu vực
đồng bằng sông Mê Kông (ĐBSMK).
Việt Nam là một trong 5 quốc gia trên thế giới bị ảnh
hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu (BĐKH). Sự
gia tăng của các hiện tựơng khí hậu cực đoan và thiên
tai, cả về tần số lẫn cường độ do BĐKH gây ra là mối
đe dọa thường xuyên, trước mắt và lâu dài đối với tất
cả các lĩnh vực, các vùng và các cộng đồng.

Hình 1.1 Ảnh hưởng của BĐKH
Sự gia tăng nhiệt độ khí quyển làm cho khí hậu các
vùng ở nước ta nóng lên, kết hợp với sự suy giảm
lượng mưa khiến cho nhiều khu vực khô hạn hơn so
với hiện nay. Dự kiến vào năm 2070, dòng chảy
sông/năm đối với sông Mê Kông biến đổi trong khoảng
từ +4,2 đến -14,5%; dòng chảy kiệt biến đổi trong
khoảng từ -2,0 đến -24, 0%; dòng chảy lũ biến đổi
trong khoảng từ +15,0 đến 7,0%. Xâm nhập mặn nước
sông có thể lấn sâu nội địa tới 50 - 70km, vùng đồng
9


bằng, các hệ sinh thái rừng và đất ven biển sẽ chịu

nhiều thiệt hại.
1.1.2 Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH
Để phòng chống nguy cơ BĐKH, chính phủ đã ban
hành các chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
BĐKH bao gồm:
Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ban hành ngày
02/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH đã
khẳng định quan điểm “Công tác ứng phó với BĐKH là
nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, của toàn xã hội,
của các cấp, các ngành, các tổ chức, mọi người dân và
cần được tiến hành với sự đồng thuận và quyết tâm cao,
từ phạm vi địa phương, vùng, quốc gia đến toàn cầu”.
Quyết định số: 53/2012/QĐ-TTg ban hành ngày
22/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành: “Lộ
trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với
nhiên liệu truyền thống” khuyến khích áp dụng dầu
BIO B5 và B10.
Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH của Bộ Giao
thông Vận tải ban hành theo Quyết định số 199/QĐBGTVT ngày 26/01/2011 trong giai đoạn 2011 – 2015.
Quyết định số 1617/QĐ-BGTVT Ngày 12/06/2013 của
Bộ Giao thông Vận tải về Phê duyệt nội dung dự án
thuộc chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BĐKH
“Ứng dụng dầu mỡ cá da trơn cho phương tiện thủy nội
địa lắp động cơ diesel ở đồng bằng sông Mê Kông”.
1.1.3 Nguồn nhiên liệu BIO ở ĐBSMK
ĐBSMK là khu vực nuôi trồng và xuất khẩu các sản
phẩm từ cá da trơn, hằng năm sản xuất và xuất khẩu
gần 1,2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 1,8 tỷ
USD (năm 2012). Song song với sản lượng thành phẩm

10


xuất khẩu, hàng năm lượng mỡ cá thành phẩm B100
thu được từ quá trình chế biến chiếm khoảng 12%
tương đương với 150.000 tấn. Đây là một nguồn năng
lượng tại chỗ không nhỏ làm nguồn nhiên liệu thay thế
dầu mỏ và ứng phó với BĐKH.

Hình 1.2 Nuôi cá da trơn tại đồng bằng sộng Mê Kông
Dầu BIO mỡ cá gốc B100 ở khu vực ĐBSMK đã được
một số doanh nghiệp như: Minh Tú, Agrifish An
Giang, Thủy sản Vĩnh Hoàn v.v… nghiên cứu sản xuất
thành công đạt Qui chuẩn Việt Nam QCVN:1
2009/BKHCN và đã được xuất khẩu sang các thị
trường Đông Nam Á và Nhật Bản.
1.1.4 Ứng dụng dầu BIO cho động cơ điêzen của
PTTNĐ làm giảm đáng kể lượng phát thải.
Việc sử dụng dầu BIO gốc B100 làm nhiên liệu cho
động cơ điêzen đã và đang được nghiên cứu ứng dụng
thành công ở các nước phát triển như Mỹ, Anh Quốc,
Đan Mạch, Hà Lan, Nhật bản và Hàn Quốc. Tại Mỹ
người ta đã sử dụng dầu BIO B20 cho động cơ điêzen
xe tải và xe khách.

11


Hình 1.3 Sự thay đổi phát thải động cơ khi sử dụng dầu
BIO cho động cơ điêzen


Sử dụng dầu BIO cho động cơ điêzen sẽ làm giảm
thành phần phát thải nguy hại ra môi trường như: HC,
CO, SOxvà NOx ( Hình 1.3) [1].
Mặt khác sử dụng nguồn nhiên liệu sinh học BIO mỡ
cá sẽ tiếp cận được nguồn nhiên liệu tự nhiên tại chỗ,
điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc tìm kiếm nguồn
nhiên liệu thay thế nhằm đảm bảo an ninh năng lượng.
1.2 Mục đích của sổ tay hướng dẫn sử dụng.
Sổ tay sẽ hướng dẫn sử dụng dầu BIO mỡ cá cho
PTTNĐ với các mục tiêu sau:
- Nâng cao sự quan tâm và nhận biết của chủ phương
tiện, cán bộ quản lý, chính quyền các tỉnh thành khu
vực BĐSMK và người dân nói chung về lợi ích của
sử dụng dầu BIO trong công tác ứng phó BĐKH.
- Giới thiệu cho các chủ phương tiện cách thức lên kế
hoạch, xây dựng phương án hòa trộn và sử dụng dầu
BIO mỡ cá da trơn cho động cơ điêzen của PTTNĐ.

12


- Hướng dẫn lựa chọn dầu BIO B5 hoặc B10, các
bước sử dụng dầu BIO theo qui trình để phòng tránh
các sự cố kỹ thuật làm hư hỏng động cơ.
- Cung cấp thông tin cho các cơ sở sản xuất và chế
biến và pha trộn dầu BIO, các qui định chỉ tiêu chất
lượng của dầu BIO trước khi cung cấp ra thị trường.
Sổ tay này được trình bày theo hướng đơn giản, ngắn
gọn, thực tế, dễ sử dụng phù hợp với: tài công, thợ

máy, chủ phương tiện, các cơ sở sản xuất dầu điêzen
mỡ cá và cán bộ quản lý PTTNĐ tại các địa phương ở
khu vực BĐSMK.
1.3 Phạm vi áp dụng
- Sổ tay hướng dẫn sử dụng dầu BIO mỡ cá áp dụng
cho các PTTNĐ ở khu vực BĐSMK.
- Sổ tay sẽ hướng dẫn theo thứ tự từ bước lên phương
án, lập kế hoạch, đánh giá tình trạng kỹ thuật
phương tiện, lựa chọn dầu, lắp đặt thiết bị, vận hành
thử nghiệm và sử dụng dầu BIO cho phương tiện.
- Sổ tay được biên tập gồm 5 phần:
- Phần 1 Giới thiệu chung;
- Phần 2 Giới thiệu dầu BIO mỡ cá;
- Phần 3 Hướng dẫn sử dụng dầu BIO mỡ cá
cho động cơ điêzen của PTTNĐ;
- Phần 4 Hướng dẫn sửa chữa bảo trì động cơ
khi sử dụng dầu BIO;
- Phần 5 Giới thiệu một số phương tiện đã sử
dụng thự nghiệm dầu BIO.
1.4 Giải thích một số thuật ngữ liên quan
- Dầu BIO gốc B100: (Biodesel B100) là dầu nhiên
liệu tự nhiên được sản xuất từ nguồn gốc dầu thực
13


-

-

-


vật hoặc mỡ động vật đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật
dầu BIO gốc B100 theo Qui chuẩn Việt Nam
QCVN:1 2009/BKHCN.
Dầu BIO điêzen mỡ cá: là dầu nhiên liệu tự nhiên
được sản xuất từ nguồn gốc mỡ cá da trơn.
Động cơ điêzen thủy: là động cơ sử dụng dầu
Điêzen DO, được chế tạo theo các yêu cầu của động
cơ thủy và lắp đặt làm thiết bị chính đẩy tàu.
QCVN:1 2009/BKHCN: là quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về xăng, nhiên liệu điêzen được ban hành
theo Thông tư số 20/2009/TT-BKHCN ngày
30/09/2009 của Bộ trưởng Bộ KH-CN.
Dầu B5: là dầu BIO được pha trộn theo tỉ lệ 5% dầu
BIO gốc B100 và 95% dầu mỏ DO.
Dầu B10: là dầu BIO được pha trộn theo tỉ lệ 10%
dầu BIO gốc B100 và 90% dầu mỏ DO.

14


Phần 2
Giới thiệu dầu BIO mỡ cá
2.1 BIO mỡ cá là gì ?
Dầu BIO mỡ cá da trơn là dầu BIO được sản xuất từ
nguồn gốc dầu mỡ cá da trơn và các phụ phẩm thông
qua quá trình este hóa. Dầu BIO mỡ cá gốc B100 có
tính năng, công dụng và các tiêu chuẩn kỹ thuật cơ bản
tương tự dầu BIO có nguồn gốc từ thiên nhiên khác.
Dầu BIO gốc B100 được sản xuất theo qui trình este

hóa, nhà sản xuất sẽ sử dụng một lượng methanol và
chất xúc tác để tách dầu BIO, sau đó chưng cất thành
sản phẩm BIO gốc B100. Lượng Methanol sẽ được thu
hồi sau khi chưng cất và tách Glycerin. Qui trình sản
xuất dầu BIO đơn giản được mô tả như hình 2.1 [1].

Hình 2.1 Qui trình sản xuất dầu BIO gốc B100

Dầu BIO gốc B100 phải đạt các chỉ tiêu kỹ thuật theo
Qui chuẩn Việt Nam QCVN:1 2009/BKHCN hoặc tiêu
chuẩn Hoa kỳ ASTM D6751 hoặc tiêu chuẩn Châu Âu
EN14214. Các chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn này là
thước đo để đánh giá chất lượng của dầu BIO gốc
B100. Các mẫu dầu BIO không đạt các chỉ tiêu của các
tiêu chuẩn này sẽ không được sử dụng cho động cơ.
15


2.2 Chỉ tiêu chất lượng dầu BIO gốc B100
Dầu BIO mỡ cá da trơn được sản xuất ra phải đáp ứng
các chỉ tiêu chất lượng của Qui chuẩn Việt nam
QCVN:1 2009/BKHCN (Bảng 1.1)
Đối với các loại dầu BIO gốc B100 có nguồn gốc từ
các quốc gia khác cần phải đạt được các chỉ tiêu chất
lượng của tiêu chuẩn Hoa kỳ ASTM D6751 hoặc của
Châu Âu EN 14214.
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu chất lượng của BIO gốc B100
theo qui chuẩn Việt Nam QCVN:1 2009/BKHCN

Dầu BIO được sản xuất và lưu hành trên thị trường

phải thỏa mãn các tiêu chuẩn của Qui chuẩn Việt Nam
QCVN:1 2009/BKHCN. Đồng thời phải được đăng ký
thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ và các chứng chỉ
kiểm định chất lượng của các cơ quan chức năng.
2.3 Ảnh hưởng của các chỉ tiêu chất lượng dầu BIO
B100 khi sử dụng cho động cơ.
16


Các chỉ tiêu chất lượng và ảnh hưởng của chúng đến
quá trình làm việc của động cơ điêzen như được tóm tắt
tại bảng 2.2 sau:
Bảng 2.2 Các chỉ tiêu chất lượng dầu B100 và các ảnh
hưởng khi sử dụng cho động cơ.
Chỉ tiêu
1.
Hàm
lượng este
2. Nước và
cặn
3. Độ nhớt
động học
4.Tro
sulphát
5. Trị số
xêtan
6. Trị số
axit
7. Độ ổn
định ôxy

hoá
8.Glycerin
tự do
9.Glycerin
tổng
10.
Phospho

Các biểu hiện
Chỉ tiêu này không đảm bảo sẽ làm nhiệt trị
của nhiên liệu BIO giảm dẫn đến giảm công
suất của động cơ.
Phản ánh sự tạo cặn cacbon của dầu BIO làm
tắc phin lọc và ảnh hướng đến chất lượng phun
nhiên liệu vào động cơ.
Độ nhớt dầu gốc B100 nằm ngoài phạm vi qui
định sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình phun
nhiên liệu vào động cơ dẫn đến các hiện tượng
khói đen và suy giảm công suất động cơ.
Ảnh hưởng đến chất lượng nhiên liệu trong
quá trình bảo quản và sử dụng gây ra ăn mòn
chi tiết, làm tắc bộ lọc và tạo cặn.
Thể hiện khả năng bốc cháy của nhiên liệu,
ảnh hưởng sự cháy và tạo khói trắng.
Dầu BIO có trị số axit cao sẽ làm tăng sự tạo
cặn trong hệ thống nhiên liệu và gây ăn mòn.
Phản ánh việc tạo cặn có thể gây kẹt bộ lọc,
ảnh hưởng vận hành bơm hoặc tắc vòi phun..
Mức glycerin tự do cao sẽ tạo cặn gây tắc hệ
thống nhiên liệu.

Glycerin tổng thấp sẽ gây cặn làm tắc bộ lọc, vòi
phun và tác động xấu khi vận hành động cơ ở khí
hậu lạnh.
Chỉ tiêu này vượt quá giới hạn qui định sẽ gây
ăn mòn các thiết bị trên đường khí xả.

17


Dầu BIO sẽ có chỉ số năng lượng thấp hơn khoảng 8%
so với dầu DO (129,050 Btu/gal và 118,170 Btu/gal),
mức độ sai lệch này chỉ đáng kể khi ta sử dụng với dầu
BIO B100, tuy nhiên việc sử dụng ở mức dưới 20%
lượng dầu BIO B100, thì việc suy giảm chỉ số năng
lượng là không đáng kể, chỉ khoảng từ 1 – 2% tùy
thuộc vào dầu DO.
Ngoài ra cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường làm việc
của phương tiện. Ở nhiệt độ môi trường làm việc dưới
0oC, dầu BIO sẽ đông đặc và khó hòa trộn với nhiên
liệu DO. Tuy nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm của
khu vực ĐBSMK trên 27oC, nên sẽ không trở ngại
trong việc hòa trộn và sử dụng dầu BIO mỡ cá.
Việc lưu trữ dầu BIO mỡ cá B100 trên tàu chỉ đủ sử
dụng cho chuyến đi, không nên lưu trữ quá nhiều trong
khoảng thời gian dài, vì điều kiện bảo quản và nhiệt độ
môi trường sẽ gây nên một số tác hại đến dầu B100.
2.4 Một số địa chỉ cung cấp dầu BIO mỡ cá B100 ở
ĐBSMK.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá như: Qui trình công
nghệ, năng lực sản xuất của cơ sở, chất lượng dầu BIO,

thương hiệu và các chứng chỉ kiểm định các tiêu chuẩn
chất lượng dầu B100 theo Qui chuẩn Việt Nam
QCVN:1 2009/BKHCN. Ở khu vực ĐBSMK có một số
cơ sở đã sản xuất dầu BIO mỡ cá B100 cung cấp ra thị
trường như: Minh Tú, Thái Phương Lâm, Vĩnh Hoàn,
Hiệp Thanh, Agrifish An Giang.
Sản phẩm BIO mỡ cá B100 của các thương hiệu bán ra
thị trường phải đảm bảo chất lượng kèm theo các giấy
chứng nhận, các cam kết bảo hành sản phẩm và mẫu
lưu để đối chứng trách nhiệm.

18


Hình 2.2 Nhà máy sản xuất dầu BIO Công ty cổ phần
Thủy Sản Vĩnh Hoàn
Do một số yếu tố thị trường tác động, hiện tại có một
số cơ sở sản xuất và cung cấp dầu BIO B100 mỡ cá đạt
tiêu chuẩn chất lượng như sau:
- Công ty TNHH Minh Tú – Cần Thơ
- Nhà máy sản xuất dầu BIO Công ty cổ phần Thủy
Sản Vĩnh Hoàn – Đồng Tháp.

- Công ty CP Chế biến Thủy hải sản Hiệp ThanhCần Thơ
Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng, trước khi nhận dầu
chủ phương tiện cần phải kiểm tra các chứng chỉ chất
lượng của dầu BIO.

19



Phần 3
Hướng dẫn sử dụng dầu BIO mỡ cá cho động
cơ điêzen của PTTNĐ.
Qui trình sử dụng dầu BIO mỡ cá cho PTTNĐ ở khu
vực ĐBSMK được chia thành 5 bước sau:
Bước 1:

Lên kế hoạch, đánh giá TTKT động cơ
quyết định sử dụng B5 hay B10

Bước 2:

Lựa chọn nhà cung cấp dầu BIO mỡ cá
cho phương tiện

Bước 3:

Đề xuất phương án, lắp đặt thiết bị và
phương pháp hòa trộn B5, B10

Bước 4:

Thử nghiệm dầu BIO B5 hoặc B10 cho
động cơ của PTTNĐ

Bước 5:

Sử dụng dầu BIO B5 hoặc B10 cho động
cơ của PTTNĐ


Hình 3.1 Qui trình sử dụng dầu BIO cho PTTNĐ
Theo qui trình ở hình 3.1, việc sử dụng dầu BIO cho
PTTNĐ được tiến hành lần lượt như sau:
3.1 Lên kế hoạch, đánh giá tình trạng kỹ thuật của
động cơ, ra quyết định sử dụng dầu BIO B5 hoặc
B10
3.1.1 Tính toán và ra quyết định sử dụng dầu BIO mỡ
cá cho động cơ của phương tiện.
20


- Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
BĐKH và lộ trình áp dụng dầu BIO ban hành năm
2012 khuyển khích sử dụng dầu BIO B5 và B10.
- Tính kinh tế thu được: giá dầu BIO mỡ cá ở thời
điểm hiện tại (tháng 11 năm 2014) bằng khoảng 60 –
70% giá dầu DO, tiết kiệm một phần chi phí nhiên
liệu cho phương tiện.
3.1.2 Đánh giá tình trạng kỹ thuật động cơ quyết định
sử dụng B5 hoặc B10 cho PTTNĐ.
Động cơ điêzen lắp đặt trên tàu sông ở khu vực
BĐSMK, thường là động cơ đã qua sử dụng của một số
hãng như: Cummin, Caterpillar, Mitsubishi, Yanmar,
Hino và một số động cơ do Trung Quốc sản xuất có
công suất nhỏ. Dầu BIO chỉ sử dụng phù hợp với động
cơ thủy và động cơ bộ đã được hoán cải phù hợp.
Chúng ta có thể đánh giá tình trạng kỹ thuật làm việc
của động cơ thông qua các thông số sau:
-


Vòng quay khai thác so với vòng quay ban đầu.
Nhiệt độ khí xả của động cơ.
Màu sắc khí xả, lượng tiêu hao dầu trên mỗi giờ.
Công suất phát liên tục của động cơ.

Dựa vào các đặc trưng trên, chủ tàu đánh giá tình trạng
kỹ thuật của động cơ để lựa chọn loại dầu BIO mỡ cá
sử dụng cho phù hợp:
- Nếu động cơ làm việc tốt, màu khói, âm thanh, nhiệt
độ khí xả bình thường; vòng quay làm việc hiện tải
của động cơ suy giảm không thấp hơn 10% so với
vòng quay ban đầu, ta có thể sử dụng dầu BIO B10
cho động cơ.

21


- Các chỉ tiêu trên và thông số vòng quay khai thác
thực tế của động cơ suy giảm và thấp hơn từ 10%
đến 20% so với vòng quay động cơ ban đầu ta chỉ
nên sử dụng dầu BIO B5 cho động cơ.

Hình 3.2 Hoạt động của tàu sông ở khu vực ĐBSMK
3.2 Lựa chọn dầu BIO mỡ cá B100 sử dụng cho
phương tiện.
Lựa chọn dầu BIO mỡ cá B100 cho phương tiện là một
công đoạn hết sức quan trọng nó quyết định đến tính
kinh tế, mức độ an toàn làm việc của phương tiện và
phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Dầu phải có thương hiệu và đã được đăng ký kiểm
định đạt tiêu chuẩn chất lượng QCVN:1
2009/BKHCN (bảng 2.1), sản lượng dầu phải được
nhà máy cung cấp ổn định với giá thành hợp lý.
- Nhà cung cấp dầu phải có các chứng chỉ chất lượng
dầu đạt tiêu chuẩn và cam kết trong quá trình cung
cấp chất lượng không thay đổi.

22


- Dầu BIO B100 cung cấp phải được đóng thùng
niêm phong phù hợp và thuận tiện trong quá trình
vận chuyển cung cấp xuống tàu.

Hình 3.3 Dầu BIO gốc mỡ cá B100 của Minh Tú
Sau khi lựa chọn được thương hiệu dầu BIO mỡ cá
B100, chủ tàu nên ký hợp đồng cung cấp lâu dài, đảm
bảo chất lượng và sản lượng với cơ sở sản xuất. Dựa
theo mức độ tiêu thụ nhiên liệu của tàu, chủ tàu sẽ xác
định lượng dầu BIO mỡ cá B100 cần sử dụng.
3.3 Lựa chọn phương án và lắp đặt thiết bị hòa trộn
nhiên liệu
3.3.1 Lựa chọn nguồn dầu
Hiện nay ở Việt Nam chưa có đơn vị nào cung cấp
nhiên liệu BIO mỡ cá BIO B5 hoặc B10 đã hòa trộn
sẵn ra thị trường, để sử dụng dầu BIO cần phải chọn
phương án mua dầu BIO B100 và hòa trộn tại tàu.
3.3.2 Lựa chọn phương pháp hòa trộn nhiên liệu
Để hòa trộn dầu BIO B100 thành B5 hoặc B10, hiện

nay người ta sử dụng các các phương án sau: hòa trộn
“ONLINE” (trên đường cấp), “INLINE” (trong đường
ống) và “OFF LINE” (hòa trộn thủ công) [2].
23


Do đặc trưng của PTTNĐ ở ĐBSMK là động cơ chính
đẩy tàu có công suất nhỏ, khởi động bằng điện Ắc qui,
không sử dụng máy phát điện nên không thể hòa trộn
bằng các phương án “ONLINE” (trên đường cấp),
“INLINE” (trong đường ống). Trong trường hợp này,
đề nghị nên sử dụng phương án hòa trộn “OFF LINE”
bằng các phương pháp thủ công.
3.3.3 Lựa chọn hệ thống cấp dầu BIO cho PTTNĐ
Để đảm bảo an toàn làm việc của PTTNĐ ở ĐBSMK,
khi sử dụng dầu BIO, hệ thống cung cấp dầu BIO được
đề xuất với những yêu cầu kỹ thuật cụ thể như sau:
- Đảm bảo phương tiện vẫn hoạt động bình thường khi
chuyển đổi sử dụng DO hoặc BIO.
- Đảm bảo việc hòa trộn bổ sung nhiên liệu bằng
phương pháp thủ công dầu BIO B5 hoặc B10 vào két
chứa dầu BIO vẫn không gián đoạn quá trình cấp
nhiên liệu cho động cơ làm việc.
- Thuận tiện trong quá trình kiểm tra đối chứng thông
số làm việc của động cơ với DO và BIO.
Hệ thống cấp dầu BIO được mắc song song với hệ
thống cấp dầu DO theo một trong 2 mô hình sau:
 Hệ thống cấp dầu BIO song song với DO sử
dụng 2 van ba ngã (hình 3.4)
Các vật tư cần thiết:

- 1 Két dầu BIO có thể tích bằng két dầu DO có sẵn.
- Một van cấp dầu tương tự van cấp dầu DO.
- 2 van ba ngã để chuyển đổi dầu cấp và dầu hồi song
song đến 2 két dầu DO và BIO.
- Đường ống nối từ két chứa đến van cấp dầu và từ
van 3 ngã dầu hồi về két chứa.

24


×