Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đáp án Bài dự thi SƯU TẬP VÀ TÌM HIỂU TEM BƯU CHÍNH NĂM 2016 VỚI CHỦ ĐỀ “TUỔI TRẺ VIỆT NAM QUA CON TEM BƯU CHÍNH”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.09 KB, 7 trang )

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LIÊN ĐỘI TIỂU HỌC THỊ TRẤN TIÊN YÊN
.............o0o.............

BÀI DỰ THI
SƯU TẬP VÀ TÌM HIỂU TEM BƯU CHÍNH NĂM 2016 VỚI CHỦ ĐỀ
“TUỔI TRẺ VIỆT NAM QUA
CON TEM BƯU CHÍNH”
Họ và tên: Nông Trọng Tiến
Ngày tháng năm sinh: 27/10/2006
Trường: Tiểu học Thị trấn Tiên Yên – Quảng Ninh
Lớp: 4C
Số điện thoại:
Tiên Yên, tháng 3 năm 2016



GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu 1: Dưới đây là 3 mẫu tem giới thiệu về 3 gương mặt tiêu biểu của Tuổi trẻ Việt
Nam. Em hãy cho biết vài nét về các nhân vật?

Gợi ý đáp án
3 Gương mặt tiêu biểu của Tuổi trẻ Việt Nam của 3 mẫu tem trên là: anh Lý Tự
Trọng, chị Võ Thị Sáu và anh Kim Đồng.
Anh Lý Tự Trọng: Tên thật là Lê Hữu Trọng, còn được gọi là Huy; là một trong
những nhà cách mạng trẻ tuổi của Việt Nam. Ông sinh ngày 20 tháng 10 năm 1914 [1] tại
làng Bản Mạy, tỉnh NaKhon - Thái Lan. Quê gốc ông ở xã Thạch Minh, huyện Thạch Hà,
tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1923, chỉ mới 10 tuổi, Lý Tự Trọng được sang Trung Quốc học tập, và
hoạt động trong Hội Thanh niên Cách mạng đồng chí. Năm 1926, ông về nước hoạt động
với nhiệm vụ thành lập đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Dương và làm liên lạc cho Xứ ủy
Nam Kỳ với Đảng Cộng sản Việt Nam.


Chị Võ Thị Sáu: Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu, sống ở xã Phước Thọ,
quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương. Mới 14
tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia Việt Minh trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị
tham gia đội Công an xung phong làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 tại Trận chiến chị bị
chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng.
Anh Kim Đồng: tên thật là Nông Văn Dền, một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở
thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là người đội trưởng đầu
tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Anh đã cùng đồng đội làm
nhiệm vụ giao liên đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán
bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ Kim Đồng
đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng
chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay
bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi.


Câu 2: Em hãy cho biết tính tới dịp kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
đã có bao nhiêu bộ tem kỷ niệm ngày thành lập Đoàn đã được phát hành? Đó là những bộ
tem nào?
Gợi ý đáp án
Tính tới dịp kỷ niệm 85 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có 5 bộ tem kỷ
niệm ngày thành lập Đoàn đã được phát hành. Đó là:
1. Tem chào mừng Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3, phát hành năm 1961
2. Tem kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đoàn, phát hành năm 1966
3. Tem kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đoàn, phát hành năm 1971
4. Tem kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Đoàn, phát hành năm 2001
5. Tem kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn, phát hành năm 2011

Câu 3: Em hãy cho biết mẫu tem dưới đây được phát hành nhân dịp kỷ niệm sự kiện gì?
Em hãy sắp xếp các mẫu tem theo trình tự sự kiện và nêu vài nét về các sự kiện đó?


Gợi ý đáp án
Các mẫu tem được phát hành nhân dịp kỉ niệm 20, 25, 50,60 năm ngày thành lập đội.
Sắp xếp theo trình tự sự kiện tính (tính từ mẫu tem bên trái qua bên phải) sẽ là: 2, 3, 4, 1.
Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong, Bác Hồ đã gửi thư
dặn các cháu năm điều:
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
Nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đội, thay mặt Trung ương Đảng và Nhà nước,


bác Tôn Đức Thắng trao cho Đội lá cờ thêu nhiệm vụ của Đội trong thời kỳ chống Mỹ cứu
nước: "Vâng lời Bác dạy Làm nghìn việc tốt Chống Mỹ cứu nước Thiếu niên sẵn sàng".
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Đội, Bưu điện đã phát hành 02 bộ Tem do họa
sỹ Nguyễn Thị Sâm thiết kế, khuôn khổ 31x46(mm), in ốp-xét nhiều màu tại Xí nghiệp In
tem Bưu điện.
Lễ hội kỷ niệm trọng thể 60 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và đón nhận
Huân chương Sao vàng - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước trao tặng Đội
TNTP Hồ Chí Minh vì "Đã có nhiều công lao to lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng
của Đảng và của dân tộc.

Câu 4: Nếu có cơ hội giới thiệu với bạn bè quốc tế về tuổi trẻ Việt Nam thông qua một bộ
sưu tập tem, em sẽ chọn những mẫu tem nào, kèm theo thuyết minh để trình bày về chủ đề
này?
Gợi ý đáp án
Các bộ tem để tham khảo:
1. Chủ đề về thiếu niên nhi đồng.

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức thiếu niên nhi đồng hoạt
động tại Việt Nam, do chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập
ngày 15 tháng 5 năm 1941, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
và được Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách hướng dẫn.
Vào năm 1961, nhân Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền
phong Việt Nam (15 tháng 5 năm 1941- 15 tháng 5 năm 1961), theo đề nghị của Trung
ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho
thiếu niên, nhi đồng. Nội dung trong thư đã trở thành một trong các nội dung của điều lệ
hoạt động của Đội
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
2. Chủ đề về thuyền đặc biệt là hình ảnh thuyền gắn liền với vịnh Hạ Long
Vịnh Hạ Long (vịnh nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh
Bắc Bộ tại khu vực biển Đông BắcViệt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ


Long, thành phố Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 21 tháng 12 năm 1991 Chính phủ cho phép xây dựng hồ sơ về cảnh quan vịnh
Hạ Long để trình Hội đồng Di sản Thế giới xét duyệt di sản thiên nhiên thế giới. Năm
1993, hồ sơ khoa học về vịnh Hạ Long được hoàn tất và chuyển đến UNESCO để xem xét.
Trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ, UNESCO lần lượt cử các đoàn chuyên gia đến Quảng
Ninh khảo sát, hướng dẫn, nghiên cứu, thẩm định hồ sơ tại chỗ. Hồ sơ vịnh Hạ Long được
chấp nhận đưa vào xem xét tại hội nghị lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới.
Ngày 17 tháng 12 năm 1994, trong kỳ họp thứ 18 tại Phuket, Thái Lan, Ủy ban Di
sản Thế giới đã công nhận vịnh Hạ Long vào danh mục di sản thiên nhiên thế giới với giá
trị ngoại hạng toàn cầu về mặt thẩm mĩ (tiêu chí vii), theo tiêu chuẩn của Công ước Quốc
tế về bảo vệ Di sản tự nhiên và văn hóa của thế giới.

Hình ảnh những đoàn thuyền đánh cá, tàu du lịch, du thuyền,…trên vịnh Hạ Long
làm cho hình ảnh vịnh Hạ Long quê hương tôi càng đẹp thêm trong hình ảnh du khách
trong và ngoài nước.
Câu 5: Em hãy viết bài cảm nhận về một gương thanh, thiếu nhi tiêu biểu mà em biết (bài
viết không quá 1.000 từ).




×