Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

So sánh một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho giống dưa ưu tú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 141 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ TRUNG HIẾU

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG DƯA VÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG TRỌT CHO GIỐNG DƯA ƯU TÚ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - NĂM 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ TRUNG HIẾU

SO SÁNH MỘT SỐ GIỐNG DƯA VÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
TRỒNG TRỌT CHO GIỐNG DƯA ƯU TÚ
Chuyên ngành : Khoa học cây trồng
Mã số ngành: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

TS. Lê Sỹ Lợi


THÁI NGUYÊN - NĂM 2015


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu trình
bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều
được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Đỗ Trung Hiếu


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và sự quan tâm của Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “So sánh
một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho
giống dưa ưu tú ”.

Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài của mình. Để có được kết quả như
vậy, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo hướng
dẫn, Ban Giám hiệu Nhà trường, khoa Nông học và phòng Đào tạo, các tổ
chức cá nhân liên quan đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn:

1. Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2. TS. Lê Sỹ Lợi – Viện Khoa học sự sống - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
3. Phòng Đào tạo, Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
4. Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên không
tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ sung của các
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Đỗ Trung Hiếu


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .....................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...............................................................................ix
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu ...................................................................................................................... 3
3. Yêu cầu của đề tài ..................................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................4

1.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................................... 4
1.2. Nguồn gốc và phân loại ........................................................................................ 7
1.3. Giá trị dinh dưỡng của dưa và ý nghĩa kinh tế của dưa .................................. 10
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của dưa ........................................................................ 10
1.3.2. Ý nghĩa kinh tế của dưa ................................................................................... 12
1.4. Điều kiện ngoại cảnh ........................................................................................... 14
1.5. Tình hình nghiên cứu dưa trên thế giới và trong nước .................................... 15
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 15
1.5.2. Tình hình nghiên cứu cây dưa ở Việt Nam ................................................... 16
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa trên thế giới và trong nước .................... 19
1.6.1. Tình hình sản xuất dưa trên thế giới ............................................................... 19
1.6.2. Tình hình sản xuất dưa ở Việt Nam ............................................................... 20
1.7. Dinh dưỡng đối với cây dưa vàng ..................................................................... 22
1.8. Mật độ trồng đối với cây dưa vàng .................................................................... 25
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 27
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 27


iv
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 27
2.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 28
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................................... 28
2.4.2. Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt ................................................................... 30
2.4.3. Các chi tiêu và phương pháp theo dõi ............................................................ 32
2.4.4. Xử lý số liệu ...................................................................................................... 34
Chương 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 35
3.1. Khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa vàng thí nghiệm tại
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ................................................................ 35
3.1.1. Khả năng sinh trưởng của một số giống dưa vàng thí nghiệm ở giai đoạn

vườn ươm ..................................................................................................................... 35
3.1.2. Các thời kỳ sinh trưởng và phát triển của một số giống dưa thí nghiệm giai
đoạn sản xuất ........................................................................................................ 38
3.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của các giống dưa vàng thí
nghiệm .......................................................................................................................... 41
3.1.5 Tỷ lệ đậu quả của một số giống dưa vàng thí nghiệm ................................ 46
3.1.6 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa thí nghiệm . 48
3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến khả năng sinh
trưởng, phát triển của giống dưa vàng Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè năm 2014 tại
trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên ......................................................................... 50
3.2.1. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển
của giống dưa vàng Kim Cô Nương ......................................................................... 50
3.2.2 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến động thái tăng trưởng chiều
cao cây của giống dưa vàng Kim Cô Nương ........................................................... 52
3.2.2. Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến tỷ lệ đậu quả của cây dưa vàng
Kim Cô Nương ............................................................................................................ 56
3.2.3 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống dưa Kim Cô Nương ....................................................... 58
3.2.4 Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến hình thái, chất lượng quả của
dưa Kim Cô Nương ..................................................................................................... 59


v
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển
của giống dưa vàng Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè 2015 61
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát triển của
giống dưa vàng Kim Cô Nương ................................................................................ 61
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của
giống dưa vàng Kim Cô Nương ........................................................................... 63
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá trên thân chính của giống

dưa vàng Kim Cô Nương ........................................................................................... 65
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ đậu quả của giống dưa Kim Cô Nương 66
3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
của cây dưa Kim Cô Nương ....................................................................................... 68
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ đến hình thái, chất lượng của dưa Kim Cô Nương ..... 70
3.4. Tình hình sâu bệnh hại của các thí nghiệm ................................................... 71
3.5. Sơ bộ hạch toán kinh tế ....................................................................................... 72
3.5.1. Sơ bộ hạch của giống dưa vàng Kim Cô Nương ở mức phân bón khác nhau 72
3.5.2. Sơ bộ hạch của giống dưa vàng Kim Cô Nương ở các mật độ trồng khác nhau .. 73
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................74
1. Kết luận .................................................................................................................... 74
2. Đề nghị ............................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 75


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Những số liệu trình
bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Các thông tin, tài liệu trích dẫn trình bày trong luận văn này đều
được ghi rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Đỗ Trung Hiếu


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa vàng .................................... 11
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất rau và dưa ở Việt Nam ..........................................20
Bảng 3.1: Các thời kỳ sinh trưởng của các giống dưa thí nghiệm trong
giai đoạn vườn ươm ................................................................................35
Bảng 3.2: Chiều cao cây qua các thời kỳ sinh trưởng của các giống dưa thí
nghiệm trong giai đoạn vườn ươm ..........................................................37
Bảng 3.3: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của một số giống dưa vàng
thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên .....................................................................................................39
Bảng 3.4: Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính của một số giống dưa
vàng thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2013 tại trường Đại học Nông Lâm
Thái Nguyên .............................................................................................42
Bảng 3.5: Động thái ra lá trên thân chính của một số giống dưa vàng thí
nghiệm vụ Xuân - Hè 2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên .................................................................................................... 45
Bảng 3.6: Khả năng đậu quả của một số giống dưa vàng thí nghiệm vụ
Xuân - Hè 2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ................47
Bảng 3.7: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống dưa
thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2013 tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên .................................................................................................... 48
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh
trưởng, phát triển của dưa vàng Kim Cô Nương .....................................50
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến động thái tăng
trưởng chiều cao cây của giống dưa vàng Kim Cô Nương .....................52
Bảng 3.10 : Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến động thái ra lá trên
thân chính của giống dưa vàng Kim Cô Nương ......................................55
Bảng 3.11: Tỷ lệ đậu quả của dưa Kim Cô Nương ..............................................57


viii

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống dưa Kim Cô Nương ...........................58
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến hình thái, chất
lượng quả của dưa Kim Cô Nương ......................................................... 60
Bảng 3.14: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng
phát triển của giống dưa vàng Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè 2015 .......61
Bảng 3.15: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống dưa vàng Kim
Cô Nương ................................................................................................ 63
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến động thái ra lá trên thân
chính của giống dưa vàng Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè 2015 ..............65
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến tỷ lệ đậu quả của giống dưa
Kim Cô Nương vụ Xuân Hè 2015 .......................................................... 67
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các yếu tố cấu thành
năng suất của cây dưa Kim Cô Nương vụ Xuân - Hè 2015 .................... 68
Bảng 3.19: Ảnh hưởng của mật độ đến hình thái và chất lượng quả của
giống dưa Kim Cô Nương .......................................................................70
Bảng 3.20: Hiệu quả kinh tế của giống dưa vàng Kim Cô Nương ở mức
phân bón khác nhau .................................................................................73
Bảng 3.21: Hiệu quả kinh tế của giống dưa vàng Kim Cô Nương ở các mật
độ trồng khác nhau ..................................................................................73


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn động thái tăng trưởng chiều cao của mốt số
giống dưa vàng thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2013 tại trường ĐH
Nông Lâm Thái Nguyên.......................................................................... 42
Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn động thái ra lá trên thân chính của một số
giống dưa vàng thí nghiệm vụ Xuân - Hè 2013 tại trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên ..........................................................................45

Hình 3.3: Biểu đồ biểu diễn động thái tăng trưởng chiều cao cây của cây
dưa vàng Kim Cô Nương ........................................................................53
Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón đến
động thái ra lá trên thân chính của giống dưa vàng Kim Cô
Nương ......................................................................................................55
Hình 3.5: Biểu đồ thể hiện năng suất của dưa Kim Cô Nương vụ Xuân Hè năm 2014 tại Thái Nguyên ................................................................58
Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn động thái tăng trưởng chiều cao cây 64 của dưa Kim
Cô Nương .................................................................................................64
Hình 3.7: Biểu đồ biểu diễn động thái tăng trưởng số lá cây của dưa Kim
Cô Nương vụ Xuân Hè 2015 tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên ....................................................................................................66
Hình 3.8: Biểu đồ biểu diễn ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và các
yếu tố cấu thành năng suất của cây dưa Kim Cô Nương vụ Xuân
- Hè 2015 .................................................................................................68


1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Dưa vàng (Cucumis melo L) là một loại dưa thuộc họ bầu bí
(Cucurbitaceae) là loài cây có thân mọc bò, ra quả, có thời gian sinh trưởng ngắn
và trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Dưa vàng là loại cây
cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể, có nhiều tác dụng trong việc bồi bổ
sức khỏe kéo dài tuổi thọ, trị hiệu quả một số chứng bệnh theo quan điểm của Y
học dân gian. Giá trị dinh dưỡng của dưa phụ thuộc nhiều vào giống. Dưa vàng
chứa nhiều vitamin C và Potassium, những giống có vỏ màu vàng như
Cantaloupe chứa nhiều beta carotene, tiền tố của vitamin A.
Quả dưa vàng dễ ăn, có thể dùng để ăn tươi, chế biến nước giải khát…,
giá thành hợp lý, chất lượng quả, màu sắc, hình thái đa dạng và chịu được vận
chuyển, bảo quản được lâu hơn so với những loại khác. Hiện nay dưa vàng được

trồng tương đối phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Ngoài ra, dưa vàng còn là cây có giá trị xuất khẩu đã đem lại kinh tế cao
cho người trồng trọt. Đồng thời đây cũng là loại cây trồng quan trọng trong kế
hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nhiều địa phương bởi kỹ thuật trồng dưa
đơn giản, cho năng suất cao, có thị trường tiêu thụ khá lớn và ổn định, góp thần
thúc đẩy xã hội phát triển.
Tuy nhiên việc sản xuất dưa vàng hiện nay vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc
biệt là ở nước ta dưa được trồng theo quy mô hộ gia đình là chủ yếu, mang tính
tự cung tự cấp, một số nơi đã hình thành vùng trồng dưa theo hướng sản xuất
hàng hóa nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là các loại
dưa an toàn chất lượng cao. Trồng dưa vàng ngoài đồng ruộng chịu ảnh hưởng
trực tiếp của các yếu tố môi trường như sâu bệnh hại, điều kiện thời tiết bất
thuận,… khiến cho cây dưa sinh trưởng, phát triển kém, năng suất, chất lượng
giảm. Hơn nữa, dưa vàng là cây trồng rất khó tính, nếu như canh tác ngoài đồng
gặp mưa giai đoạn gần thu hoạch nên năng suất và phẩm chất đều kém.


2
Việc trồng cây trong nhà lưới, nhà kính đã được thế giới áp dụng từ lâu,
nhất là các nước ôn đới với việc trồng rau, quả trong nhà kính để tạo ra điều kiện
nhiệt độ thích hợp với sinh trưởng của cây. Đối với nước ta kỹ thuật trồng dưa
vàng trong nhà lưới mới được thực hiện mấy năm gần đây. Việc trồng dưa vàng
trong nhà lưới có một số đặc điểm sau:
Nhờ hệ thống lưới bao quanh nên cản trở được côn trùng xâm nhập nên
hạn chế được việc phá hoại của chúng, dẫn đến việc giảm tối đa sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật. Do đó trồng dưa vàng dễ dàng đạt tiêu chuẩn an toàn và giá
thành hạ, công chăm sóc giảm. Việc trồng dưa vàng rất thích hợp với điều kiện
nhà lưới do thời gian sinh trưởng ngắn, hệ số quay vòng nhanh, chăm sóc, bón
phân đầy đủ năng suất rất cao dẫn đến hiệu quả cao. Về mùa mưa do có lưới che
nên khi mưa xuống lưới sẽ cản trở tốc độ rơi của mưa, lá cây ít bị rách lá, nổ lá,

màu sắc quả đẹp, ít bị thối, chất lượng đảm bảo hơn . Mặt khác trong nhà lưới
nếu được đầu tư hệ thống tưới phun tự động sẽ giảm đáng kể công lao động.
Chính vì có nhiều có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với canh tác ngoài đồng
ruộng thông thường nên các mô hình sản xuất dưa vàng trong nhà lưới có mái
che cần thiết được áp dụng, đặc biệt với những giống dưa vàng mới.
Thị trường có rất nhiều giống, hầu hết là giống lai nhập nội, nhu cầu của
người tiêu dùng ngày càng cao thì càng nhiều giống mới được du nhập, người
nông dân sẽ khó khăn trong việc chọn lựa giống thích nghi. Việc nghiên cứu,
tuyển chọn và phát triển các giống mới sẽ góp phần chủ động nguồn giống chất
lượng, phục vụ cho sản xuất.
Hiện nay có nhiều giống dưa vàng mới được nhập và trồng ở Việt Nam
trong một vài năm gần đây và đã cho kết quả khả quan về năng suất, chất lượng
quả, giá thành bán cao do đó được người trồng trọt rất quan tâm. Tuy nhiên, vấn
đề của sản xuất hiện nay là chúng ta chưa có được bộ giống tốt, chưa có quy trình
kỹ thuật phù hợp cho cây dưa nên năng suất, chất lượng của dưa vàng không cao
trong đó nguyên nhân chính có thể là do dinh dưỡng cung cấp cho cây và mật độ
trồng chưa phù hợp với sự sinh trưởng của cây dưa vàng. Nên việc lựa chọn phân


3
bón, mật độ trồng và đề xuất mức phân bón, mật độ trồng thích hợp để tăng năng
suất và chất lượng dưa vàng là rất cần thiết.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên tôi tiến thành thực hiện đề tài: “So
sánh một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt
cho giống dưa ưu tú”.
2. Mục tiêu
Xác định được giống dưa vàng cho năng suất, chất lượng cao, thích hợp với
vụ Xuân - Hè trồng trong điều kiện nhà lưới mái che ở Thái Nguyên.
Xác định được mật độ trồng và tổ hợp phân bón hợp lý đối với giống dưa
vàng ưu tú.

3. Yêu cầu của đề tài
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, khả năng sinh trưởng, phát triển, tiềm năng
cho năng suất của các giống dưa vàng.
Đánh giá được một số chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển, khả năng chống
chịu sâu, bệnh hại, và khả năng cho năng suất, chất lượng của giống dưa vàng
triển vọng ở các mật độ trồng và tổ hợp phân bón khác nhau.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
* Ý nghĩa khoa học của đề tài:
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp những dẫn liệu khoa học về khả năng
sinh trưởng, phát triển của một số giống dưa vàng làm cơ sở cho việc lựa chọn giống
tốt và bố trí cơ cấu giống hợp lý. Kết quả cũng cho biết được mật độ và mức phân
bón hợp lý để tăng năng suất, phẩm chất cho giống dưa vàng triển vọng.
* Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu đề tài thành công giúp tìm ra được loại giống dưa vàng tốt và
mật độ trồng, tổ hợp phân bón thích hợp nhất cho dưa nhằm tăng năng suất, chất
lượng dưa.
Những kết quả thu được từ đề tài có thể được áp dụng khuyến cáo ngoài sản
xuất giúp nông dân đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn và cung cấp sản phẩm dưa
vàng cho thị trường đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học
Trồng cây ngoài đồng ruộng và trồng trong điều kiện nhà có mái che có sự
khác nhau về chế độ chăm sóc bón phân, sâu bệnh hại,... ngoài đồng ruộng cây
trồng phụ thuộc vào thời tiết rất nhiều, sâu bệnh hại phức tạp. Trong khi đó trồng
cây trong nhà có mái che chúng ta có thể kiểm tra các thông số về khí hậu, nguồn
nước, phân bón, sâu bệnh,… để có biện pháp xử lý kịp thời. Cây dưa vàng có thể

sản xuất trong điều kiện nhà lưới có mái che sẽ thuận lợi sinh trưởng, phát triển
tốt. Nhà có lưới có mái che có những ưu điểm sau:
- Tăng hiệu quả kinh tế trong điều kiện sản xuất thâm canh, nhất là trong vụ
mưa (Hè thu).
- Ít sâu bệnh, hạn chế sử dụng thuốc hóa học, giảm lây lan nguồn sâu bệnh
từ môi trường xung quanh, dễ chủ động trong khâu bảo vệ thực vật.
- Tăng hiệu quả sử dụng phân bón.
- Chủ động điều khiển được độ ẩm đất (rất có ý nghĩa đối với sinh trưởng
cây trồng) không phụ thuộc vào thời tiết nhất là vụ mưa.
- Trong nhà có mái che có thể kết hợp trang bị một số dây chuyền thiết bị tự
động trong canh tác: Hệ thống tưới phun mưa, phun sương tự động, cung cấp
phân bón hỗn hợp dạng lỏng qua hệ thống ống dẫn, sử dụng đèn chiếu sáng điều
khiển sinh trưởng cây trồng, nhựa phủ luống trồng phân trộn (compost)…
- Rút ngắn thời gian sinh trưởng cây trồng, làm tăng hệ số sử dụng đất.
Quá trình canh tác dưa vàng trong nhà lưới có mái che có thể làm tăng năng
suất và chất lượng dưa vàng một cách rõ rệt nhất là vụ mưa, Những yếu tố như
khí hậu, nước tưới, sâu bệnh hoặc thụ phấn thì con người có thể kiểm soát và
điều chỉnh sao cho năng suất cao nhất.
Giống đóng một vai trò quan trọng trong trồng trọt. Giống tốt đã nâng cao
được hiệu quả kinh tế, giảm chi phí sản xuất góp phần nâng cao được sản lượng
và chất lượng cây trồng.


5
Ngày nay do nhu cầu về rau quả nói chung và dưa vàng nói riêng của con
người ngày càng cao, các giống cũ chưa đáp ứng đủ thì việc tìm ra các giống mới
một cách kịp thời và nghiên cứu để xác định tính khác biệt, độ đồng đều, độ ổn
định, khả năng thích nghi, khả năng chống chịu, khả năng cho năng suất và chất
lượng là việc làm rất cần thiết.
Những năm gần đây bằng tiến bộ của khoa học kỹ thuật hàng loạt các

giống cây trồng mới đã được ra đời bằng nhiều biện pháp khác nhau như: lai tạo,
chọn lọc, gây đột biến, chuyển nạp gen,… và các biện pháp kỹ thuật khác nhau.
Các giống mới sau khi được tìm ra để biết được các giống đó có thực sự tốt hơn
các giống hiện đang sử dụng rộng rãi ở ngoài sản xuất thì công tác so sánh giống
để có kết luận chính xác về tiềm năng năng suất, chất lượng và khả năng thích
nghi của các giống để từ đó tìm ra được những giống tốt nhất thích hợp với từng
vùng sản xuất và hình thức luân canh là công việc hết sức cần thiết. Nếu các
giống chưa được kiểm tra kỹ lưỡng bằng công tác so sánh, khảo nghiệm và chưa
được công nhận là giống đạt tiêu chuẩn mà đã đưa vào sản xuất trên diện rộng thì
sẽ gây ra tình trạng loạn giống, gây khó khăn cho việc sản xuất thâm canh tăng
năng suất cây trồng.
Phân bón có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của thực vật nói
chung và cây dưa nói riêng. Nó không những có tác dụng làm cho cây sinh
trưởng nhanh mà còn là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và
phát triển cơ thể thực vật.
Sự sinh trưởng phát triển và năng suất của cây trồng phụ thuộc rất lớn vào
giống, kỹ thuật chăm sóc, trong đó bón phân cân đối hợp lý là nhân tố quyết định
ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của cây trồng. Bón đủ phân và bón
hợp lý sẽ phát huy hết tiềm năng của cây.
Thực tế cho thấy bón phân có tác động rất lớn đến sinh trưởng và chất lượng
cây. Một nguyên tắc quan trọng trong việc bón phân cho cây trồng là phải cân đối
NPK. Đây là các nguyên tố đa lượng cây cần nhiều nhất, nếu thiếu một chất nào
cũng đều ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng và năng suất của cây. Ngược lại


6
nếu bị thừa cũng không có lợi cho cây, lại tốn thêm chi phí. Nhu cầu các chất
NPK khác nhau tùy theo loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây.
Việc kết hợp cân đối các nguồn phân, khả năng cung cấp của đất, hệ
thống canh tác, giống cây trồng, điều kiện thời tiết thích hợp sẽ nâng cao hiệu

quả sử dụng phân bón, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi
trường sinh thái bền vững.
Cây trồng cần cung cấp các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát
triển. Các chất dinh dưỡng này bao gồm các nguyên tố đa lượng, trung
lượng, vi lượng và các nguyên tố khoáng cần thiết cho cây, chúng đều có
trong đất và được cây trồng hấp thụ qua hệ thống rễ. Tuy nhiên số lượng các
nguyên tố này đất không có khả năng cung cấp đủ cho cây trồng trong quá
trình sinh trưởng, do đó phải bón phân bổ sung. Hiện tượng cây thiếu các
nguyên tố vi lượng vẫn xảy ra do trong đất quá nghèo hoặc bón không đủ
phân hữu cơ, nhu cầu dinh dưỡng của cây cao mà đất không cung cấp đủ.
Viêc bón phân cho cây trồng phải tiến hành thường xuyên và được chú trọng để
tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt và nâng cao sức sống cho cây trồng [12].
Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau,
thường không chỉ gây ra một tác động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó
mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ sinh thái và có thể
dẫn đến những kết quả khác nhau. Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây
chuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài vào các hệ sinh thái
mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng
kể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong
phản ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả rất lớn [12].
Phân bón là một trong các biện pháp kỹ thuật được sử dụng phổ biến
thường xuyên đem lại hiệu quả lớn. Tuy nhiên bón phân cần phải cân đối để
cung cấp cho cây trồng các chất dinh dưỡng thiết yếu, đủ liều lượng, tỷ lệ
thích hợp, thời gian bón hợp lý theo từng đối tượng cây trồng, từng loại đất
và mùa vụ cụ thể sẽ đảm bảo năng suất cao, chất lượng tốt, do đó việc tìm ra


ii
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái

Nguyên và sự quan tâm của Phòng Đào tạo, các thầy cô giáo Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “So sánh
một số giống dưa vàng và xác định một số biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho
giống dưa ưu tú ”.

Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài của mình. Để có được kết quả như
vậy, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo hướng
dẫn, Ban Giám hiệu Nhà trường, khoa Nông học và phòng Đào tạo, các tổ
chức cá nhân liên quan đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
1. Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
2. TS. Lê Sỹ Lợi – Viện Khoa học sự sống - Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
3. Phòng Đào tạo, Khoa Nông học - Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên.
4. Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Do còn hạn chế về trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên không
tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong được sự giúp đỡ, góp ý kiến bổ sung của các
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 10 năm 2015
Tác giả

Đỗ Trung Hiếu


8
Tên dưa đã được xuất hiện trong ngôn ngữ văn chương của nhiều dân tộc
trên thế giới như: Ả Rập, tiếng Phạm, tiếng Tây Ban Nha,....

Dưa được đưa đến Trung Quốc và miền Đông Liên Xô cũ vào thế kỷ thứ
10 và đến Anh năm 1600. Những đoàn khách lữ hành đã mang dưa đến các vùng
ấm áp của Châu Phi. Các thương gia Châu Phi đã mang hạt dưa đến bán ở nhiều
vùng của Châu Mỹ, nhưng năm 1640 dưa được trồng rộng rãi ở Mỹ, giống tốt đã
được sản xuất tại Mỹ đó là Alabama sweet(1850), Peerless(1960) và 22 giống
Phinney early và Gerogia Rattlenake(1870), sau đó là giống Charleston
Gray(1954) và Crim sweet, Jubibe(1964),...[1, tr 22].
Cây dưa vàng có nguồn gốc từ ấn Độ, ở nước ta dưa vàng mới xuất hiện
khoảng mười năm trở lại đây, dưa vàng là cây mới nhập nội và trong một số năm
gần đây nó đã thích nghi với khí hậu của nước ta, cho kết quả tốt, nhân dân ta tự
để giống được. Tuy vậy trong một vài năm nay phẩm chất của dưa vàng đã kém đi,
quả to ra, mùi thơm và vị ngọt giảm, màu sắc quả không thuần. Đó là do người trồng
chưa chú ý chọn và giữ giống .
Dưa vàng Kim Cô Nương có nguồn gốc từ Đài Loan là giống mới được
nhập nội và trồng tại Việt Nam trong một vài năm gần đây và đã cho kết quả khá
khả quan về năng suất, chất lượng quả, giá thành bán cao do đó được người trồng
rất quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề của sản xuất hiện nay là chúng ta chưa có bộ
giống tốt, chưa có quy trình canh tác như mật độ, phân bón cụ thể cho cây dưa
nên năng suất, chất lượng của dưa Kim Cô Nương không cao, trong đó nguyên
nhân chính có thể là do dinh dưỡng cung cấp cho cây chưa phù hợp với sự sinh
trưởng của cây dưa Kim Cô Nương [23].
* Phân loại dưa:
Năm 1963, Thieret đã đặt tên chính xác là Citrullus lanatus (thumb)
Manf. Coginiaux và Harms (1923) đã trích dẫn tài liệu của Shimotsuma cho rằng
có 4 loài Citrullus, Viz.C. vulgaris Schrrad. Bây giờ gọi là:
Citrllus lanatus(thumb.) Mansf
Citrllus colocynthis(L.) Schrad


9

Citrllus ecirrhousus Cogn và Citrllus naudininus(sond.) Hook.
- C.Lanatus (thumb.) Manf là cây hàng năm, nguồn gốc ở Miền Nam
Châu Phi. Loại này được cung cấp rộng rãi ở Ai Cập và Miền Nam, miền Tây và
TRung Á. Lá lớn và xanh, chia thùy sâu từ 3-5 cánh, đôi khi thùy đơn giản. Hoa
trung bình đơn tính cùng gốc. Qủa từ trung bình đến lớn, vỏ quả dày, thịt quả
chắc có nhiều nước. Màu sắc thịt quả có thể đỏ, vàng, trắng.
- C. Colocynthis là cây lưu niên, có nguồn gốc ở Bắc Phi, loài này khác
với C. Vulgaris chủ yếu hình thái các bộ phận trên cây. Lá nhỏ, thùy là hẹp, lông
phủ trên thân có màu xám. Hoa đơn tính cùng gốc. Hạt nhỏ màu hạt nâu.
- C. Naudianus và C. Ecirrhosus cogn. Cả 2 đều có nguồn gốc ở vùng sa
mạc Nam Phi và Tây Phi. Đặc điểm sinh trưởng dinh dưỡng của C. Naudinianus
khác với các loài trên ở lá hình chân vịt, xẻ thùy sâu, phủ đầy lông. Tua cuốn đơn
giản, kéo dài hoặc mảnh mai. Hoa đơn tính cùng gốc, ra hoa ở năm thứ 2.
Tất cả 4 loài có thể thụ phấn chéo lẫn với nhau, hạt nảy mầm tốt, F1 sinh
trưởng tốt [1, tr 24].
* Đặc điểm sinh học cây dưa vàng:
Dưa vàng hay còn gọi là dưa bở, dưa nứt, dưa hồng, (danh pháp hai phần:
Cucumis melo) là một loại dưa thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae), là loài cây có
thân mọc bò, ra quả. Dưa vàng cũng là loại cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho
cơ thể, có nhiều tác dụng trong việc giải khát, trị hiệu quả một số chứng bệnh theo
quan điểm của Y học dân gian. Dưa lê được trồng tương đối phổ biến ở Việt Nam
và được dùng làm nguyên liệu cho một số bài thuốc hoặc thức uống giải khát.
Dưa vàng là cây có thân mọc bò, phủ lông ngắn, tua cuốn đơn. Lá dưa lớn,
hình tim ở gốc, gần hình tròn hoặc hình thận, có 3 góc hay 3 - 7 thuỳ thường nhỏ,
tròn, tù, có răng cưa, hai mặt lá có lông mềm, trên mặt dưới cũng có lông, cuống
lá có lông ngắn cứng [14].
Hoa của dưa có màu vàng, hoa đực xếp thành bó, hoa cái mọc riêng lẻ.
Quả đa dạng, hình dáng và màu sắc khác nhau tuỳ theo từng thứ, phần nhiều có
vỏ vàng sọc xanh, nhẵn bóng hoặc có lông tơ mềm, thịt dưa màu vàng ngà, gồm



10
chất bột mịn, bở, mềm, mùi thơm, ruột quả có nước dịch màu vàng, vị ngọt mát,
màng hạt màu trắng [14].
Thịt quả dưa vàng có vị ngọt, có tính hàn, có công năng thanh nhiệt, giải
khát, lợi tiểu. Đây là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức.
Cuống dưa vàng có tính hàn, có vị đắng, có độc, có công năng gây nôn, tống các
thứ tồn tích trong dạ dày ra. Dây cây dưa vàng đem phơi khô có tác dụng thông
kinh, hoạt lạc, dùng để chữa chứng bế kinh ở phụ nữ. Nói chung, tất cả các bộ
phận của cây dưa vàng như dây, lá, cuống, thịt quả và hạt đều có thể dùng làm
thuốc chữa bệnh. Bộ phận hay được sử dụng nhất là cuống và hạt dưa [ 14].
1.3. Giá trị dinh dưỡng của dưa và ý nghĩa kinh tế của dưa
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của dưa
Các loại dưa nói chung và dưa vàng nói riêng là loại thực phẩm cần thiết
trong đời sống hằng ngày. Dưa được coi là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe
và đóng vai trò chống chịu với bệnh tật. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều
nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thì khẩu phần ăn của người Việt Nam
cần khoảng 2300 -2500 Calo năng lượng hằng ngày để sống và hoạt động [4 tr
2].
Ngoài nguồn năng lượng cung cấp từ lương thực, dưa góp phần đáp ứng
nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể con người. Dưa không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ
số Calo trong khẩu phần ăn mà còn cung cấp cho cơ thể con người các loại vitamin
và các loại đa, vi lượng không thể thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể. Hàm
lượng vitamin trong dưa khá cao lại dễ kiếm. Cây dưa có giá trị dinh dưỡng cao.
Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của dưa lê phụ thuộc nhiều vào giống dưa.
Dưa vàng là nguồn chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, là chất có lợi
cho sức khỏe trong việc phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch.
Các chất này điều tiết sự tạo thành nitric oxit, một chất quan trọng đối với nội
mạc và hạn chế các nguy cơ tim mạch.
Dưa vàng cung cấp nguồn vitamin C dồi dào. Trong dưa hàm lượng nước

chiếm tới 90%. Trong dưa hàm lượng nước chiếm tới 90%. Trong dưa còn có


11
một số chất như: chất xơ (0,9g), chất béo (0,19g), axit pantothenic (0,105g),
VTM E (0,05mg), VTM K (2,5mg)…
Bảng 1.1: Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa vàng
Chất dinh dưỡng
Năng lượng
34 kcal

Khoáng (mg)
Phospho
15

Vitamin (mg)
A
169

Đường

7,86 g

Magie

12

C

36.7


Carbohydrat

8,16 g

Canxi

9

B9

21

Protein

1,84 g

Sắt

0.21

K

2.5

Chất béo

0,19 g

Kẽm


0.18

B3

0.734

- Không chỉ là một loại trái cây giải khát mùa hè, dưa vàng còn cung cấp
cho con người nhiều chất dinh dưỡng gồm nhiều năng lượng và đường, các chất
khoáng (P, Mg,Ca, Fe…) cùng nhiều loại Vitamin bổ dưỡng (A, C, B9, K…).
- Dưa vàng có hàm lượng vitamin A, B, C và chất khoáng như magiê,
natri khá cao, không có cholesterol
- Về mặt y học:
Các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng chiết xuất SOD( superoxide
dismutase) trong dưa giúp thúc đẩy mạnh hoạt động chống oxy hóa và làm giảm
căng thẳng.
Vì có chứa nhiều kali, dưa vàng giúp điều hòa huyết áp tốt và có thể giúp
ngăn ngừa được triệu chứng đột quỵ. Chất kali có trong loại trái cây này có thể
giúp ngăn ngừa bệnh sỏi thận. Dưa vàng có một hàm lượng chất xơ khá cao và vì
vậy nó giúp giảm nhẹ được chứng táo bón. Các nhà nghiên cứu tin rằng loại trái
cây này có thể ngăn ngừa sự lão hóa của xương trong cơ thể con người. Dưa
vàng giàu vitamin C, đó cũng là một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các
bệnh về tim mạch và thậm chí cả ung thư. Bên cạnh đó dưa vàng có chứa chất
beta-carotene. Sự kết hợp giữa beta-carotene và vitamin C có thể giúp ngăn ngừa
được nhiều căn bệnh mãn tính. Nước ép dưa vàng cũng có thể giúp ngăn ngừa
được tình trạng khó thở, giảm được sự mệt mỏi, chữa được chứng mất ngủ.
Bên cạnh đó, với một hàm lượng axit folic cao, dưa vàng rất có lợi cho phụ nữ


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .....................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ...............................................................................ix
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1
2. Mục tiêu ...................................................................................................................... 3
3. Yêu cầu của đề tài ..................................................................................................... 3
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu ........................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học ....................................................................................................... 4
1.2. Nguồn gốc và phân loại ........................................................................................ 7
1.3. Giá trị dinh dưỡng của dưa và ý nghĩa kinh tế của dưa .................................. 10
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng của dưa ........................................................................ 10
1.3.2. Ý nghĩa kinh tế của dưa ................................................................................... 12
1.4. Điều kiện ngoại cảnh ........................................................................................... 14
1.5. Tình hình nghiên cứu dưa trên thế giới và trong nước .................................... 15
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................. 15
1.5.2. Tình hình nghiên cứu cây dưa ở Việt Nam ................................................... 16
1.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ dưa trên thế giới và trong nước .................... 19
1.6.1. Tình hình sản xuất dưa trên thế giới ............................................................... 19
1.6.2. Tình hình sản xuất dưa ở Việt Nam ............................................................... 20
1.7. Dinh dưỡng đối với cây dưa vàng ..................................................................... 22
1.8. Mật độ trồng đối với cây dưa vàng .................................................................... 25
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 27
2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ....................................................................... 27
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 27



13
phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Mỗi ha trồng khoảng 2,5 vạn – 3 vạn cây
dưa. Như vậy, chúng ta có thể thu hoạch xấp xỉ 60tấn dưa (ít nhất 40 tấn). Với
giá bán 15-25.000đ/kg như hiện nay, 1ha dưa thu nhập tới vài trăm triệu. Trừ
chi phí đầu tư đi thì chỉ khoảng 1.5- 2 năm là người trồng có thể hoàn vốn. Hiện
nay, mô hình trồng dưa chất lượng cao như dưa lưới khá phổ biến ở nhiều địa
phương. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất dưa lưới tạo ra sản phẩm
chất lượng, sạch bệnh và an toàn thực phẩm đang là hướng phát triển mới, bền
vững. Mô hình này giúp đẩy mạnh sản xuất tiến tới nền nông nghiệp công nghệ
cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
Hải Dương: Vụ xuân hè năm nay, huyện Gia Lộc trồng gần 300 ha dưa lê.
Đến nay, nhiều diện tích dưa lê ở Gia Lộc (Hải Dương) đã cho thu hoạch lứa quả
đầu với giá bán tại ruộng từ 15-20 nghìn đồng/kg, cao hơn so với vụ xuân hè năm
trước 4.000 - 5.000 đồng/kg. Đặc biệt, các giống dưa như: Nông hữu, F1 Kinh
Đô Mật Bảo có năng suất cao, quả ngọt, cùi dày, ít bị sâu bệnh, được trồng nhiều
tại các xã Gia Xuyên, Hồng Hưng, Lê Lợi, Phạm Trấn và đang được bán với giá
20 nghìn đồng/kg, cao hơn so với các giống dưa khác 2.000 - 3.000 đồng/kg. Với
giá bán trên, người trồng dưa lê ở Gia Lộc thu lãi từ 4 - 5 triệu đồng/sào [17].
Trồng Dưa vàng Kim Cô Nương bằng phương pháp tưới nhỏ giọt thủy
canh trong nhà lưới là phương pháp được ứng dụng khoa học và công nghệ tiến
tiến có nhiều ưu việt, tính cơ động cao, dễ chăm sóc, quản lý sâu bệnh hại,.…
Nhờ vậy, người trồng có thể giảm được chi phí đầu tư, đảm bảo được năng suất,
chất lượng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo tính toán của các nhà chuyên
môn, trong điều kiện sinh thái của tỉnh Lạng Sơn có thể trồng mỗi năm 2 vụ
dưa, kết hợp với 1 vụ trồng cây khác. Với phương pháp canh tác như vậy, trên
1 sào đất mỗi năm bà con trồng từ 700 – 800 cây dưa/vụ kết hợp 1 vụ trồng ớt
ngọt, hoặc cà chua hay hoa tươi có thể cho thu nhập trên 70 triệu đồng. Giống
Dưa vàng Kim Cô Nương đã được trồng thành công ở Lạng Sơn, hứa hẹn đây

là một giống dưa mới đem lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân trên địa
bàn tỉnh [18].


14
Ở đầu năm 2015với mỗi ha trồng dưa vàng Kim Cô Nương, trừ chi phí
nông dân thu khoảng 250 triệu đồng. Kim Cô Nương là dưa đặc sản, vì thế nhu
cầu thị trường đối với loại dưa này rất lớn. Nhờ vậy mà nhiều nông dân ở các
tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long có nguồn thu nhập đáng kể. Hiện tại, dưa Kim
Cô Nương được thu mua với giá 20.000 đ/kg Thời gian qua, các loại dưa tròn và
dưa trái dài đa phần đều rơi vào cảnh được mùa, rớt giá. Trong khi đó, dưa Kim
Cô Nương luôn bán được giá cao lại ổn định, không gặp khó về đầu ra. Nhờ loại
dưa này mà rất nhiều hộ dân có được cuộc sống sung túc. Được biết, dưa Kim Cô
Nương từ khi trồng đến thu hoạch khoảng từ 60 – 70 ngày. Bình quân năng suất
đạt từ 1,8 – 2 tấn/công, có hộ đạt đến 2,5 tấn/công. Một hộ dân cùng ở ấp 7, xã
Long Trị - Long Mỹ - Hậu Giang cũng đang thu hoạch dưa bán với giá tăng hơn
6.000 đ/kg so với năm trước cho biết, tuy dưa Kim Cô Nương năm nay năng suất
có giảm chút ít, nhưng bù lại giá tăng hơn vài ngàn đồng/kg. Trồng loại dưa này
bán với giá 10.000đ/kg là đã có lãi, còn với giá như hiện tại thì nông dân coi như
trúng đậm [19].
1.4. Điều kiện ngoại cảnh
Trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển, cây dưa chịu tác động của
nhiều yếu tố ngoại cảnh như: nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất đai.
* Về nhiệt độ và nước
Nhiệt độ thích hợp 17 – 330C, phạm vi tối thích tương đối rộng cho nên có
thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những ngày giá rét (<150C). Do
đó thời vụ gieo trồng cây này có thể kéo dài từ giữa mùa xuân tới giữa mùa thu
hằng năm. Nhưng thời vụ gieo trồng chính của nhiều nơi lại là khoảng tháng 2-3
dương lịch và được thu quả từ quãng tháng 5 - 6.
Độ ẩm đất thích hợp 75 – 80%. Dưa vàng ưa thời tiết mát mẻ, không trồng

được ở vụ có nền nhiệt độ cao, thời kỳ quả đậu được 15-20 ngày không được
tưới quá ẩm và không để đọng nước.
* Về ánh sáng
Cũng như các loại dưa khác, khi trời âm u, ít ánh sáng, lại có mưa phùn thì
cây con ( 2- 3 lá thật) dễ bị mắc bênh thối nhũn, lở cổ rễ. Cây dưa vàng cũng


×