Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.75 KB, 23 trang )

SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

LỜI NÓI ĐẦU
Sau 4 năm học tập và rèn luyện tại trường đại học, mỗi sinh viên đều cần có một
thời gian thực tập. Đây là một quá trình quan trọng để sinh viên có thể vận dụng
những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tế, rút ra cho bản thân
những kinh nghiệm quý báu cho công việc sau này. Đây là đợt tổng kết cuối cùng
của mỗi sinh viên trước khi ra trường. Với mục đích đó em đã được khoa Marketing
– trường đại học Thương Mại giới thiệu đến thực tập tại Công ty cổ phần may Đông
Mỹ Hanosimex.
Báo cáo thực tập tổng hơp là những nhìn nhận chung nhất, những đánh giá khái
quát về hoạt động của công ty trong đợt thực tập đầu tiên của em tại đây. Báo cáo
cũng là tiền đề để em có thể làm nền tảng viết báo cáo chuyên đề sau này.
Nội dung báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm 3 phần:
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KINH DOANH
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ
PHẦN 3: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA
LUẬN TỐT NGHIỆP
Do còn nhiều hạn chế về tài liệu và kinh nghiệm nên bài viết không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong được sự hướng dẫn và góp ý của các thầy cô để em có
thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Báo cáo thực tập tổng hợp
1


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

MỤC LỤC


PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KINH DOANH
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty………………………………………..3
1.2. Cơ cấu quản lý và tổ chức của công ty………………………………………….4
1.3. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh……………………………………………….5
1.4. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ 2012 đến
2014…………..5
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ
2.1. Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công
ty…...6
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới hoạt động
marketing của công ty………………………………………………………………………….…8
2.3. Thực trạng hoạt động marketing mix của công ty
2.3.1. Thực trạng về biến số sản phẩm của công ty……………………………….12
2.3.2. Thực trạng về biến số giá của công ty……………………………………….14
2.3.3. Thực trạng về biến số phân phối của công ty……………………………….15
2.3.4. Thực trạng về biến số xúc tiến thương mại ………..………………………16
PHẦN 3: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.1. Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh và marketing của công
ty…..17
3.2. Một số vấn đề phát sinh………………………………………………...………19
3.3. Định hướng khóa luận tốt nghiệp……………………………………...………19

Báo cáo thực tập tổng hợp
2


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4


Báo cáo thực tập tổng hợp
3


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY KINH DOANH
1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần may Đông Mỹ là một trong những công ty thành viên của công
ty Dệt may Hà Nội thuộc tập đoàn Dệt may Hà Nội. Công ty chuyên sản xuất các sản
phẩm dệt kim phục vụ trong và ngoài nước.
a.Giới thiệu chung về Công ty dệt may Hà Nội:
Ngày thành lập: 21-11-1984
Tên giao dịch của công ty viết tắt là: HANOSIMEX.
Địa chỉ: Số 1 Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội.
Điện thoại: 8.624.916 - 8.621.032. Fax: (844): 8.622.334.
Email: hanosimex@ hn.vnn.vn
Website:
Cho đến nay, Công ty Dệt May Hà Nội bao gồm các thành viên:
Công ty cổ phần thương mại Hải phòng- Hanosimex, Công ty cổ phần dệt may
Hoàng Thị Loan (TP Vinh), Nhà máy sợi Đồng Văn- Hanosimex, Nhà máy may Nam
Đàn- Hanosimex, Công ty cổ phần thời trang – Hanosimex, Nhà máy sợi Bắc NinhHanosimex, Nhà máy may Đồng Văn- Hanosimex, Công ty cổ phần dệt kimHanosimex, Công ty cổ phần dệt Hà Đông, Công ty cổ phần may Đông MỹHanosimex
b.Giới thiệu về Công ty cổ phần may Đông Mỹ
Ngày thành lập: 10-10-1995.
Tên giao dịch: HANOSIMEX-DMG.
Trụ sở chính:Thôn 2, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội
Vốn điều lệ 4.000.000.000VND
Hình thức sở hữu vốn: Từ ngày 1/1/2007, Nhà nước chiếm 28,58%, Cổ đông chiếm
71,42%
c. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần may Đông Mỹ

Báo cáo thực tập tổng hợp
4


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

Công ty cổ phần may Đông Mỹ là đơn vị thành viên thuộc Công ty dệt may Hà Nội.
Công ty thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1995 tại xã Đông Mỹ huyện Thanh Trì
thành phố Hà Nội với tên gọi cũ là nhà máy may thêu Đông Mỹ. Khi đi vào hoạt
động nhà máy là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, mặt hàng sản xuất chính
trong giai đoạn đầu này là hàng may mặc, mục đích là để đáp ứng nhu cầu của thị
trường và giảm bớt thiếu hụt mặt hàng may mặc của Công ty dệt may Hà Nội. Do
yêu cầu của từng thời kì khác nhau nên đến năm 2003 công ty đã cho xây dựng
thêm nhà xưởng để lắp đặt thêm một số máy thêu tại nhà máy. Đến ngày
31/12/2005 nhà máy vẫn chưa hạch toán độc lập, chưa có con dấu riêng , mọi công
văn giấy tờ vẫn phải chuyển lên Công ty dệt may Hà Nội để đợi lí duyệt. Các hoạt
động trong nhà máy phải báo cáo hoàn toàn với Công ty dệt may Hà Nội và chịu sự
điều hành của Công ty dệt may Hà Nội thông qua hệ thống văn bản, chỉ thị, quyết
định. Từ ngày 1/1/2006 đến nay thực hiện chế độ đổi mới doanh nghiệp của Chính
Phủ nhà máy đổi thành Công ty cổ phần may Đông Mỹ - Hanosimex, chính thức đi
vào hoạt động theo luật doanh nghiệp. Qua 15 năm phát triển công ty đã có một đội
ngũ công nhân đông đảo có trình độ tay nghề. Ngày 1 tháng 1 năm 2006, công ty
thực hiện cổ phần hóa, tuy có một số thay đổi về mặt hành chính nhưng nhờ đó các
hoạt động sản xuất ngày càng được chuyên môn hóa hơn đảm bảo về cả số lượng
và chất lượng cho những sản phẩm của công ty.
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lí của công ty
a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí của Công ty cổ phần may Đông Mỹ

Báo cáo thực tập tổng hợp
5



SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức và quản lý của Công ty cổ phần may Đông Mỹ

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát

Giám đốc

Kế toán trưởng

Phòng tổ chức
hành chính

Phòng tài chính kế
toán

Pháp chế, LĐ , hồ sơ
chế độ

Kế toán 1

Phó giám đốc

Phòng điều hành sản

xuất

Kỹ thuật

Tổ bảo
toàn
Tổ cắt

Tiền lương, đào tạo,
ISO, SA

Kế hoạch
Kế toán 2
Tổ máy

Bảo vệ

Các kho và lái
xe
Tổ chất
lượng

Đời sống y tế
Báo cáo thực tập tổng hợp
6

Tổ hoàn
thành



SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

( Nguồn: Phòng nghiệp vụ tổng hợp của Công ty cổ phần may Đông Mỹ)
b. Nhận xét về hiệu quả quản lí của bộ máy tổ chức và quản lý của Công ty cổ phần
may Đông Mỹ
Trong mỗi công ty, cơ cấu tổ chức hợp lý là một trong những yếu tố tạo nên thành
thành công kinh doanh cho chính công ty đó. Vì vậy, các công ty luôn phải chú trọng
trong cơ cấu tổ chức của công ty mình. Công ty cổ phần may Đông Mỹ cũng không
nằm ngoài số đó. Do lĩnh vực kinh doanh công ty hướng tới chủ yếu là gia công
hàng may mặc xuất khẩu, nên các phòng ban trong cơ cấu thiên chủ yếu về đẩy
mạnh khâu sản xuất. Bộ máy quản lý có sự chuyện môn hóa góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động. Mỗi bộ phận đảm nhận chuyên môn một nhiệm vụ như phòng
kế toán đảm nhận công tác kế toán, phong nghiệp vụ tổ hợp đảm nhận về nhân sự,
tiền lương, bảo hiểm xã hội, phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng đảm nhận việc
lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch kỹ thuật, đảm bảo chất lượng sản phẩm…..Nhiệm
vụ sẽ được phân bổ đều theo chuyên môn từng phòng, từng bộ phận. Điều này góp
phần phân cấp trong trách nhiệm, chức năng của các bộ phận, tạo nên sự xuyên
suốt trong lãnh đạo,nhịp nhàng trong hoạt động sản xuất và làm việc. Cơ cấu tổ
chức và quản lý của công ty giúp công ty hoàn thành tốt các đơn hàng, tạo ra
doanh thu tăng trưởng hàng năm ,và giúp công ty đứng vững trên thị trường đầy
cạnh tranh hiện nay.
1.3. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh
+ Thiết kế sản xuất các mặt hàng may mặc: bộ quần áo mùa hè, áo phông, quàn áo
thể thao….
+ Kinh doanh hàng may mặc.
+Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là gia công hàng xuất khẩu.
1.4. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ 2012 đến 2014
Trong thời gian vừa qua, công ty đã tận dụng mọi khả năng về tài chính, sự năng
động của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty. Với nỗ lực đó công ty đã đạt được một số kết quả nhất định. Tình hình kết

quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây như sau:
Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần may Đông Mỹ từ năm 2012
đến năm 2014
Báo cáo thực tập tổng hợp
7

Tổ phục
vụ


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

Đơn vị: triệu đồng
Các chỉ
tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014
38135,16

So sánh
2013/2012
(%)
105,3

So sánh
2014/2013

(%)
124,7

Tổng
doanh
thu
Tổng chi
phí
Lợi
nhuận
trước
thuế

29047,06

30591,59

28594,51

29935,76

37239,33

104,5

124,4

552,55

655,83


895,83

118,7

136

(Nguồn:Phòng kế toán cùa Công ty cổ phần may Đông Mỹ)
Bảng trên thể hiện kết quả kinh doanh của Công ty cổ phần may Đông Mỹ từ năm
2012 dến năm 2014.Nhìn chung, qua các năm doanh thu công ty có tăng . Cụ thể,
tăng không đáng kể từ năm 2012 đến 2013 ( tăng 2544,53 triệu) ,từ năm 2013 đến
2014 tăng mạnh từ 30591,59 triệu lên đến hơn 38135,16 triệu đồng, tức là tăng
7543,57 triệu. Lý giải điều này là do từ năm 2012 đến 2013 công ty chủ yếu vẫn
thực hiện gia công cho khách hàng cũ và không có thêm các hợp đồng mới. Nhưng
đến năm 2014, công ty đầu tư thêm máy mọc thiết bị mới, đào tạo nâng cao tay
nghề công nhân, vì vậy đã thu hút được các hợp đồng mới.
Về hiệu quả sử dụng vốn, theo bảng số liệu so sánh năm 2013/2012 thì doanh thu là
105,3% tức là năm 2013 tăng 5,3% so với năm 2012, trong khi đó chi phí là 104,5%
tức là tăng 4,5% so với năm 2012. Các con số này không chênh lệch nhau là mấy. So
sánh năm 2014/ 2013 thì doanh thu cũng tăng 24,7% và chi phí cũng tăng mức
24,4%. Như vậy, việc sử dụng nguồn vốn của công ty chưa đem lại hiệu quả đáng
kể. Nhưng nhìn chung nguồn vốn sử dụng có đạt hiệu quả và giữ mức ổn định, ít
biến động.
PHẦN 2: TÌNH HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ HOẠT ĐỘNG
MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐÔNG MỸ
2.1. Đặc điểm ngành hàng, thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty.
a. Đặc điểm ngành hàng dệt may.
Ngành dệt may có vai trò đặc biệt to lớn đối với kinh tế của nhiều quốc gia trong
điều kiện buôn bán hàng hoá quốc tế. Hiện nay những nước xuất khẩu hàng dệt
Báo cáo thực tập tổng hợp

8


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

may lớn trên thế giới là Hồng Kông, Nam Triều Tiên, Trung Quốc, Đài Loan,
Inđônêsia, Pháp, Đức. Những nước nhập khẩu hàng dệt may lớn trên thế giới là
Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Canađa, Hàn Quốc, Trung quốc
Ở Việt Nam, thị trường dệt may không ngừng phát triển và hiện nay đã đạt được
con số kim ngạch xuất khẩu 17.95 tỷ USD vào năm 2013 . Dệt may là mặt hàng sớm
đạt được kim ngạch 1 tỷ USD trở lên ngay từ năm 1996 - cách đây 18 năm, chỉ sau
mặt hàng dầu thô (đạt kim ngạch 1 tỷ USD trở lên từ năm 1995). Mặt hàng này
cũng sớm đạt trên 14 tỷ USD vào năm 2011, trên 15 tỷ USD vào năm 2012, đạt trên
17 tỷ USD vào năm 2013. Về thị trường xuất khẩu, mặt hàng dệt may của Việt Nam
đã có mặt ở hàng trăm nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có khoảng 50
thị trường đạt kim ngạch trên 10 triệu USD, với 16 thị trường đạt trên 100 triệu
USD.Trong các thị trường trên, có 10 thị trường đạt kim ngạch lớn như Hoa kỳ,
Nhật bản, Hàn quốc, Đức, Tây ban nha, Anh, Canada, Trung Quốc,Hà Lan, Đài Loan.
Chỉ với 10 thị trường trên, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt gần 15,5 tỷ USD,
chiếm 86,3% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Các thị trường trên
cũng chiếm tỷ trọng lớn đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam, như Hoa Kỳ
chiếm 48%, Nhật Bản chiếm 13,3%, Hàn Quốc chiếm 9,1%.
b. Khu vực thị trường và khách hàng trọng điểm của công ty
Công ty cổ phần may Đông Mỹ là công ty có lịch sử hoạt động hơn 20 năm, có uy tín
trên thị trường ngành may mặc cả trong và ngoài nước. Khách hàng của công ty là
khách hàng tổ chức, chủ yếu là các doanh nghiệp thương mại và các doanh nghiệp
sản xuất hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Khách hàng của công ty được phận
đoạn theo tiêu thức địa lí gồm khách hàng nội địa và khách hàng quốc tế có trụ sở
tại Việt nam
- Khách hàng quốc tế:

Gồm các công ty xuất nhập khẩu sang các thị trường nước ngoài. . Công ty chủ yếu
gia công cho khách hàng từ Mỹ như Dicks, Perry Ellis, Global. Các khách hàng khác
như Sumikin, Sanmar, Itochu của Nhật. Gap.Sears, Express, Lands End, Swing (Thụy
điển) của Châu Âu. Công ty còn gia công cho công ty Lifung của Trung Quốc. Những
công ty này là những công ty có trụ tại Việt Nam và phân bổ rộng khắp các tỉnh
miền Bắc như Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương , Ninh Bình
-Khách hàng nội địa: Khách hàng nội địa của công ty là những công ty may trong
nước như Sơn Chinh, may Thăng Long, công ty cổ phần Thương mại và dịch vụ
Hoàng Dương……Đây là những công ty hoạt động và kinh doanh trong ngành may
mặc. Như công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hoàng Dương nổi tiếng với
Báo cáo thực tập tổng hợp
9


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

thương hiệu thời trang Canifa, may Thăng Long với các cửa hàng trên thị trường
miền Bắc. Ngoài ra, công ty còn nhận các đơn hàng gia công từ Tổng công ty dệt
may Hà Nội
Về khu vực thị trường: Các sản phâm của công ty có mặt ở khắp các thi trường
trong nước và quốc tế:
-Thị trường quốc tế: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Mỹ, EU, Nhật. Mỹ
là thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty hiện nay. Với mức độ tăng hàng năm
về số lượng, thị trường này đang là khách hàng chính, là mối quan tâm hàng đầu
của ngành dệt may nói chung và của Công ty cổ phần may Đông Mỹ nói riêng. Công
ty chủ yếu gia công cho khách hàng từ Mỹ như Dicks, Perry Ellis, Global.
Thị trường EU cũng là một trong những thị trường lớn mà công ty hướng tới.Đây
là khu vực thị trường khá khó tính và khắt khe về sản phẩm. Nhìn chung, kim ngạch
xuất khẩu sang EU tăng đều, nhưng do nguyên phụ liệu sản xuất trong nước của ta
còn hạn chế, mẫu mã chưa phù hợp thị hiếu và chưa có bạn hàng mua bán trực tiếp

mà hầu hết vẫn phải thông qua gia công cho Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,
Singapore… Gia công đơn thuần khiến không tận dụng được ưu đãi qua chế độ
quota.Năm 2014 kim ngạch xuất khâu của Công ty cổ phần may Đông Mỹ vào thị
trường EU tăng mạnh.Đối với thị trương EU một trong những thị trường chủ lực
của Công ty cổ phần may Đông Mỹ, mặc dù thời gian gần đây đang trở nên ngày
càng khó khăn. Các khách hàng của thị trường Châu Âu như Gap.Sears, Express,
Lands End, Swing (Thụy điển)
Thị trường Nhật Bản: Giống EU, thị trường Nhật Bản cũng đòi hỏi quy định rất
khắt khe, nghiêm ngặt về chất lượng, cũng như thời hạn giao hàng. Hàng may mặc
VN xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản không chỉ tăng nhanh về kim ngạch mà
còn đa dạng về chủng loại và tăng mạnh về khối lượng. Các khách hàng đến từ
Nhật như Sumikin, Sanmar, Itochu
Bảng 2: Kinh ngạch xuất khẩu của Công ty cổ phần may Đông Mỹ từ năm
2012 đến 2014 tại 3 thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản
Đơn vị: nghìn USD
Thị trường
Mỹ
EU
Nhật Bản

Năm 2012
1590
310
220

Năm 2013
1680
460
270


Báo cáo thực tập tổng hợp
10

Năm 2014
1700
530
393


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

- Thị trường nội địa: Công ty nhận gia công cho Tổng công ty dệt may Hà nội là một
trong những công ty đang phát triển thương hiệu thời trang trong nước. Công ty
có chuỗi của hàng mang thương hiệu Hanosimex rộng khắp khu vực phìa Bắc và
tập trung chủ yếu ở thị trường Hà Nội
2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường marketing tới hoạt động
marketing của công ty
a, Ảnh hưởng của yếu tố môi trường vĩ mô
- Yếu tố kinh tế :Các yếu tố kinh tế có tác động rất lớn tới tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh trong công ty. Các yếu tố kinh tế bao gồm các tác nhân trong và
ngoài nước.
+Tình hình kinh tế Việt Nam: Hiện nay Việt Nam đã gia nhâp WTO đó vừa là cơ hội
cũng đem đến nhiều thách thức mới cho ngành dệt may nước ta bởi lẽ chúng ta
được tiếp cận với một thị trường rộng lớn lượng khách hàng đông đảo và đa dạng.
Nhưng cùng với những thuận lợi thì chúng ta cũng phải đối mặt với những đối thủ
cạnh tranh mới không những lớn về quy mô mà còn mang nhiều ưu thế về chất
lượng. Chính điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong ngành dệt may nói chung và
công ty cổ phần may Đông Mỹ nói riêng phải có nhưng chiến lược marketing đúng
đắn và kịp thời để đối phó những thách thức trên, đồng thời nắm bắt được cơ hội
một cách kịp thời

+Tình hình kinh tế quốc tế: Thị trường của công ty hướng tới chủ yếu khu vực Mỹ,
EU, Nhật Bản.Do đó, tình hình kinh tế các khu vực này có ảnh hường đến hoạt động
Marketing. Hiện nay, Khối mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA) là thị trường tự do lớn
nhất thế giới,NAFTA có 3 nước thành viên: Mỹ, Canada, Mêhicô. Đây là những nước
có thế mạnh về hầu hết các ngành kinh tế quan trọng. Mỹ là là nơi tiêu thụ hàng dệt
may lớn nhất thế giới và là nước có nền kinh tế đứng đầu thế giới. Thị trường EU,
có thế mạnh về hầu hết các ngành kinh tế. Về thương mại, EU chiếm 1/5 kim ngạch
mậu dịch toàn thế giới, trong đó xuất khẩu chiếm 21%.EU có lịch sử phát triển
công nghiệp dệt may lâu đời.Nền kinh tế của châu Âu cũng phát triển và có tốc độc
tăng trưởng cao….
- Yếu tố văn hóa: May mặc mang bản sắc riêng của mỗi dân tộc. Điều này tạo nên sự
đa dạng trong nhu cầu ăn mặc ở mỗi thị trường. Hiểu được mong muốn của mỗi thị
trường là cách để chinh phục những khách hàng ở đó, đáp ứng một cách tốt nhất
mong muốn của họ. Điều này đòi hỏi phải có chính sách marketing riêng đối với
mỗi quốc gia, mỗi thị trường riêng.
Báo cáo thực tập tổng hợp
11


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

+Văn hóa ở Việt Nam: Do sống ở xứ nóng nên văn hóa Việt có truyền thống ưa kín
đáo,không phô trương, ưa màu tối. Chất liệu may mặc, để đối phó hữu hiệu với môi
trường tự nhiên, người Việt Nam ta sở trường ở việc tận dụng các chất liệu có
nguồn gốc thực vật là sản phẩm của nghề trồng trọt, cũng là những chất liệu may
mặc mỏng, nhẹ, thoáng, rất phù hợp với xứ nóng. Một số chất liệu truyền thống như
lụa tơ tằm +Văn hóa ở thị trường nước ngoài như Mỹ, EU, Nhật Bản: EU có lịch sử
phát triển công nghiệp dệt may lâu đời, là trung tâm mốt thời trang với nhiều công
ty tạo mốt thời trang nổi tiếng thế giới như Fendi, Piere Cardin, Christian Dior, Yves
Saint - Laurent… Đây là nơi có nhiều thông tin nhất về thời trang. EU có kỹ thuật

sản xuất những sản phẩm may mặc cao cấp truyền thống với các loại sợi thiên
nhiên như len, tơ tằm, sợi tổng hợp… Con người ở Châu Âu có cách ăn mặc rất tinh
tế, tỉ mỉ, đòi hỏi tính thẩm mỹ cao.Người Nhật nổi tiếng với kỷ luật cao, tỉ mỉ. Trong
cách ăn mặc cũng mang đậm nét văn hóa đó. Họ rât khắt khe trong chất lượng sản
phẩm và chỉ mua những gì thích hợp với mình. Cách ăn mặc của họ cũng được
chăm chút đặc biệt và rất tinh tế
- Yếu tố chính trị pháp luật:
Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu đều phải tuân thủ các quy định
của các Chính phủ có liên quan, tập quán và luật pháp quốc gia, quốc tế:
+Các quy định của luật pháp quốc gia xuất khẩu ( Việt Nam) đối với hoạt động xuất
khẩu như thuế, thủ tục quy định về mặt hàng xuất khẩu, quy định quản lý về ngoại
tệ, các hiệp ước, hiệp định thương mại mà quốc gia xuất khẩu tham gia,các quy
định nhập khẩu của các quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn,các vấn đề
pháp lý và tập quán quốc tế có liên quan tới việc xuất khẩu (ví dụ Công ước Viên
1980; Incoterm 1990, 2000...).Chính sách ngoại thương của Chính phủ trong mỗi
thời kỳ có sự thay đổi. Sự thay đổi đó có thể là những bất lợi lớn đối với các nhà
kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy, họ phải nắm được chiến lược phát triển kinh tế của
đất nước để biết được xu hướng vận động của nền kinh tế và sự can thiệp của Nhà
nước.Các quy định, chính sách của chính phủ để phát triển ngành dệt may Việt nam.
Chính phủ có nhưng chính sách ưu tiên cho ngành dệt may từ 2010.
+Chính trị và luật pháp quốc tế và của những nước nhập khẩu: Tại thị trường Mỹ
quy định hàng rào phi thuế đối với mặt hàng dệt may như Tiêu chuẩn chất lượng
như chứng chỉ ISO - 9000 chứng tỏ DN có hệ thống quản lý chất lượng đầy đủ theo
tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường đòi hỏi hàng dệt may xuất khẩu
vào Mỹ phải là các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái theo quy định,
an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong
sản xuất.Bên cạnh Hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật trên thì Hệ thống tiêu chuẩn
Báo cáo thực tập tổng hợp
12



SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

trách nhiệm xã hội (SA - 8000) Tiêu chuẩn WRAP - trách nhiệm sản xuất hàng dệt
may toàn cầu. Tại EU, có các hàng rào phi thuế quan chủ yếu và phổ biến nhất cho
các hàng hóa nhập khẩu từ các nước khác. Hệ thống này được cụ thể hóa qua 5
tiêu chuẩn của sản phẩm bao gồm: tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh thực
phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và tiêu
chuẩn về lao động.
- Yếu tố thiết bị công nghệ: Công nghệ là yếu tố cơ bản đảm bảo cho quá trình sản
xuất đạt hiệu quả cao. Máy móc thiết bị công nghệ làm tăng năng suất, chất lượng
sản phẩm; giảm chi phí sản xuất từ đó làm giảm giá thành sản phẩm…Máy móc
thiết bị của ngành Dệt May là máy dệt thoi, dệt kim tròn, dệt kim đan dọc, máy in
nhuộm sản phẩm, máy may từ đơn giản đến phức tạp.Ngoài ra, công nghệ may mặc
cũng phát triển không ngừng. Ngày nay, ngoài nguyện liệu truyền thống là các loại
sợi từ thiên nhiên thì còn có rất nhiều các loại sợi ra đời do tiến bộ khoa học kỹ
thuật như sợi tổng hợp, sơi hóa học, bông hóa học….Điều này ảnh hưởng trực tiếp
đến quá trình sản xuất và nguồn nguyên liệu của công ty
- Yếu tố tự nhiên:
+ Điều kiện tự nhên trong nước như khí hậu và đất đai thuận lợi sẽ tạo điều kiện
phát triển các cây công nghiệp như Bông, Đay, trồng dâu nuôi tằm...Nước ta nằm ở
vùng nhiệt đới gió mùa rất phù hợp với phát triển cây công nghiệp là một yếu tố
đầu vào của ngành Dệt May. Khi sợi, bông có năng suất, chất lượng cao thì sản
phẩm Dệt May sản xuất ra cũng có chất lượng cao hơn cạnh tranh dễ dàng trên thị
trường, nó là yếu tố nâng cao chất lượng sản phẩm.
+Điều kiện tự nhiên ở thị trường quốc tế :Với những nước Châu Âu có điều kiện khí
hậu lạnh vì vậy việc gia công cho khách hàng đến từ châu Âu cần có nguồn nguyên
liệu riêng cho phù hợp chủ yếu các sản phầm dệt kim, để giữ ấm.Tuy nhiên, khí hậu
của các nước EU thuận lợi tạo ra nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành dệt may
b. Nhân tố môi trường vi mô

- Nhà cung ứng:
Là các đối tác liên doanh trong cùng Công ty dệt may Hà Nội như Công ty dệt Hà
Nội, công ty may 1, công ty may 2. Ngoài ra, công ty còn có một vài những đối tác
cung cấp như Dệt 8-3, Dệt Vinh và một số đối tác từ Trung Quốc. Đây đều là những
đối tác lớn góp phần đáp ứng được những đơn hàng lớn của công ty
- Các đối thủ cạnh tranh:
Báo cáo thực tập tổng hợp
13


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

Đối thủ cạnh tranh của công ty là những doanh nghiệp cùng thực hiện gia công
hàng may mặc, cùng thiết kế kinh doanh hàng may mặc, cùng xuất khầu hàng may
mặc.
Các đối thủ cạnh tranh có quy mô lớn như : May Thăng Long, May 10, May Việt
Tiến…Đây là những công ty có tiềm lực tài chính tốt, quy mô lớn, uy tín , phạm vi thị
trường rộng, nhiều các đối tác kinh doanh
Các đối thủ cạnh tranh có quy mô trung bình như các công ty may nước ngoài với
giá thành thấp và chiếm một thị phần lớn trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ,
Bangladet Những công ty nội địa như may Đức Giang, May7, …Những công ty này,
có tiềm lực phát triển rất lớn, quy mô trung bình, có phạm vi ở mức trung bình
Các đối thủ cạnh trang quy mô nhỏ như công ty may 2 Hưng Yên, Nhà may Đăng
Khôi,Công ty cổ phần dịch vụ thương mại Thảo Liên, công ty may Đông Đô…..Đây là
những doanh nghiêp quy mô hẹp, tài chính nhỏ. Ngoài ra còn có các công ty ngay
trong Công ty Dệt may Hà Nội cùng cạnh tranh.
Theo như tìm hiểu và nghiên cứu thì đối thủ cạnh tranh trực tiếp của công ty là
những công ty có quy mô nhỏ, cùng hoạt động trong lĩnh vực gia công là chủ yếu
như may Đông Đô, May 2 Hưng Yên, công ty Thảo Liên. Những công ty này xét về
quy mô, phạm vi thị trường, khả năng tài chính thì ngang bằng với Công ty cổ phần

may Đông Mỹ. Tuy nhiên, xét về lịch sử hình thành và phát triển so với đối thủ cạnh
tranh thì công ty có nhiều ưu thế hơn như: Công ty là công ty thành viên của Tổng
công ty dệt may Hà Nội nên sẽ có những hỗ trợ tài chính, hỗ trợ đơn hàng. Ngoài
ra, Công ty còn có uy tín nhờ uy tín công ty mẹ. Có khả năng trong sản xuất và kỹ
thuật,
- Nguồn lực của công ty:
Công ty cổ phần may Đông Mỹ hoạt động trên tổng diện tích 9.950m2 trong đó diện
tích nhà xưởng, văn phòng, kho là 3.283m2, đường đi bộ là 2.449m2, diện tích sân
vườn là 4.218m2. Công ty có 2 xưởng gồm xưởng may, xưởng cắt, phôi nhuộm và
nhà kho. Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty là 11.329.190.676 đồng trong đó :
+ Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn là 7.193.703.442 đồng
+ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn là 4.135.487.234 đồng
2.3. Thực trạng hoạt động marketing mix của công ty
2.3.1. Thực trạng về biến số sản phẩm của công ty
Báo cáo thực tập tổng hợp
14


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

-Danh mục sản phẩm của công ty
Công ty kinh doanh mặt hàng chính là quần áo dệt kim bao gồm: Áo T-shirt nam nữ,
Áo poloshirt nam nữ,bộ quần áo thể thao nam nữ, Bộ quần áo ngủ mùa hè, Áo
jacket
Ngoài ra còn có một số các phụ kiện và nguyên liệu trong ngành may mặc. Nhưng
sản lượng nhỏ và không đáng kể . Vì vậy, sản phẩm của công ty sẽ tập trung chủ
yếu là những sản phẩm trên.
- Đặc điểm sản phẩm:
Các sản phẩm làm từ vải dệt kim có cấu trúc vòng sợi. Các vòng sợi sắp sếp định
hướng trong vải thành hàng ngang (hàng vòng) và cột dọc (cột vòng). Trên mỗi cột

vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên tạo thành một đường zigzag
đối xứng. Trên mỗi hàng vòng, các vòng sợi có thể nằm thẳng đứng hoặc xiên sang
trái hoặc phải.Tính chất của vải dệt kim: Bề mặt thoáng, mềm, xốp, Tính co dãn,
đàn hồi lớn. Khi chịu lực tác dụng, độ dãn của vải lớn hơn nhiều so với đồ thị kéo
dãn của sợi gia công. Giữ nhiệt tốt mà vẫn không cản trở quá trình trao đổi chất
giữa cơ thể người và môi trường xung quanh, Tính thẩm thấu tốt, Ít nhầu, dễ bảo
quản và giặt sạch,Tính vệ sinh trong may mặc tốt, Tạo cảm giác mặc dễ chịu.
Nhược điểm: quăn mép và dễ tuột vòng.
- Cơ cấu sản phẩm:
Bảng 2: Cơ cấu sản phẩm của công ty cổ phần may Đông Mỹ từ 2012 đến
2014
STT

Cơ cấu
sản
phẩm

1

Áo Tshirt
Áo
poloshir
t
Bộ quần
áo thể
thao
Bộ quần
áo ngủ

2

3
4

Năm 2012
Doan
Tỷ
h thu trong
(tỷ
(%)
đồng)
9,56
37,06

Năm 2013
Doan
Tỷ
h thu( trọng
tỷ
(%)
đồng)
9,34
34,54

Năm 2014
Doan
Tỷ
h thu( trọng
tỷ
(%)
đồng)

13,62 37,27

10,54

40,86

10,1

37,35

14,86

40,67

1,1

4,26

2,9

10,72

3,58

9,8

2,03

7,86


3,2

11,83

2,5

6,84

Báo cáo thực tập tổng hợp
15


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

5

mùa hè
Áo
jacket

2,57

9,96

1,5

5,56

`1,98


5,42

(Nguồn: Phòng kế toán của công ty cổ phần may Đông Mỹ- Hanosimex)
Theo như bảng số liệu, sản phẩm áo poloshirt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong
cơ cấu sản phẩm của công ty. Tuy nhiên vào năm 2013 có phần giảm nhẹ nhưng lại
tăng vào năm sau đó. Một sản phẩm chủ lực thứ 2 của công ty cũng chiếm tỷ trọng
cao là áo T- shirt. Nhìn chung, cơ cấu sản phẩm chủ yếu của công ty thế mạnh vào 2
dòng sản phẩm là áo poloshirt và áo T-shirt. Các dòng sản phẩm còn lại gồm bộ
quần áo thể thao, bộ quần áo ngủ hè, áo jacket chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng vẫn có
sự tăng trưởng nhẹ.
Các dòng sản phẩm của công ty là những dòng sản phẩm truyền thống mà công ty
có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực gia công. Công ty cổ phần may Đông Mỹ có
đủ nguồn lực, máy mọc công nghệ cũng như kinh nghiệm trong việc sản xuất các
sản phẩm đó.Về phẩm chất và quy chuẩn của sản phẩm được khách hàng đặt hàng,
giao hàng mẫu và có tài liệu kỹ thuật hướng dẫn riêng cho từng sản phẩm. Các sản
phẩm mà công ty sản xuất sẽ làm theo mẫu do khách hàng giao.Trong qua trình
sản xuất , khách hàng của công ty sẽ cử người đến kiểm tra theo dõi việc thực hiện
quy trình công nghệ, chất lượng sản phẩm và quyết định vấn đề phát sinh về kỹ
thuật. Trong đóng gói và bao bì sản phẩm: Khách hàng của công ty sẽ cung cấp tài
liệu và vật tư đóng gói, đóng thùng phù hợp theo đơn đặt hàng. Công ty có trách
nhiệm làm đúng theo yêu cầu của tài liệu kỹ thuật. Các sản phẩm công ty cung cấp
cho khách hàng là những thành phẩm phục vụ cho quá trình kinh doanh của các
khách hàng tổ chức đó
Bộ phân kỹ thuật và quản lý chất lượng tiến hành tham mưu cho Giám đốc về công
tác kỹ thuật công nghệ, sản xuất, an toàn lao động, định mức kinh tế kỹ thuật, kho
tàng phục vụ kịp thời cho sản xuất.Bộ phận này tiến hành xây dựng kế hoạch sản
xuất tháng, quý, năm cho các bộ phận,quản lý và triển khai công tác thiết kế, chế
thử sản phẩm mẫu, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật, công tác gia công, quản lý
chất lượng sản phẩm trong Công ty, quản trị mạng máy tính, mã hóa vật tư, thiết bị
phụ tùng….

- Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm:
Theo như bảng sô liệu, cơ cấu sản phẩm trọng tâm của công ty là 2 dòng sản phẩm
áo T-shirt và áo Poloshirt. Các dòng sản phẩm này vẫn chiếm tỷ trọng cao và là mặt
hàng chủ đạo của công ty. Những mặt hàng còn lại tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng
Báo cáo thực tập tổng hợp
16


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

công ty không tiến hàng loại bỏ. Về tương lại, công ty hướng tới đầu tư máy móc,
công nghệ để tăng trưởng một số mặt hàng đó. Sản phẩm công ty trú trọng tăng
trưởng là áo jacket.
2.3.2. Thực trạng về biến số giá của công ty
Giá công ty thực hiện chủ yếu giá cho quá trình gia công của các hợp đồng gia
công gọi là giá gia công. Giá gia công cũng được tính trên một đơn vị sản phẩm.
Công ty cổ phần may Đông Mỹ thực hiện việc định giá dựa trên những chi phí cho
quá trình gia công. Với mỗi hợp đồng gia công quy định những giá gia công khác
nhau. Giá gia công hàng may mặc bao gồm:chi phí công cắt, may, thu hóa, là, bao
gói, đóng thùng, đạn gài, giặt, thùa khuyết, vận chuyển hai chiều hoặc một chiều….
và những công đoạn kèm theo tùy theo hợp đồng. Do các hợp đồng gia công này
nhận nguyên vật liệu và công nghệ hoặc trong một số trường hợp là máy móc từ
khách hàng. Vì vậy , giá không được tính như các sản phẩm thông thường. Giá
được tính là tổng chi phí cho quá trình công đoạn làm nên sản phẩm theo hợp
đồng. Công ty cổ phần may Đông Mỹ đã có nền tảng máy móc,công nghệ tốt cho
việc gia công, đội ngũ lao động chuyên nghiệp lành nghề, đồng thời kinh nghiệm và
trình độ kỹ thuật cao trong lĩnh vực này. Vì vậy, ngoài việc định gia theo chi phí,
công ty còn có lợi thế định giá cao hơn và có lợi thế trọng lựa chọn các hợp đồng
gia công có giá trị cao. Trong một số trường hợp, công ty cũng lựa chọn định giá
đấu thầu trong những phiên đấu thầu. Hoặc đối với những khách hàng cũ, khách

hàng lâu năm thì công ty lựa chọn định giá trên cơ sở đàm phán giữa hai bên
Bảng 3: Bảng báo giá trong hợp đồng gia công giữa Bên A: công ty vinatex
quốc tế và bên B: Công ty cổ phần may Đông Mỹ năm 2014
Stt

Tên hàng

Mã hàng

Số lượng
(chiếc)

1

Áo dệt
kim
Áo dệt
kim
Áo dệt
kim
Áo dệt
kim

31-0080

1.900

Đơn giá /
1 SP
(VND)

27.620

31-0081

1.380

31.869

31-0082

6.172

31.869

31-0083

8.007

25.495

2
3
4

(Nguồn: Phòng kỹ thuật và kiểm tra chất lượng)
Ghi chú: Tỷ giá ngoại tệ 1USD = 21,246VND
Báo cáo thực tập tổng hợp
17



SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

Giá gia công hàng may mặc trên bao gồm: công cắt, may, thu hóa, là, bao gói,đóng
thùng và giao thành phẩm một chiều
- Chính sách điều chỉnh giá của Công ty cổ phần may Đông Mỹ
Công ty cổ phần may Đông Mỹ thực hiện các chính sách giá tùy theo từng đối tượng
khách hàng. Đối với những khách hàng có hoạt động xuất khẩu vào thị trường
Châu Âu, đây là thị trường khó tính đòi hỏi tính kỹ thuật cao, chất lượng cao. Mặt
khác, ở khu vực thị trường này thuế suất khá cao . Như vậy, công ty đưa ra chính
sách giá cao hơn. Những khách hàng có hoạt động xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ được
hưởng chính sách giá thấp hơn và được chiết giá theo đơn hàng. Lí giải điều này là
do hiện thời hàng rào thuế quan đối với mặt hàng may mặc đã bớt khắt khe hơn.
Thêm vào đó, công ty định hướng đẩy mạnh phát triển ở thị trường Nhật. Những
khách hàng có quy mô hoạt động lớn, đơn hàng khá lớn sẽ được hưởng chính sách
chiết giá trên một đơn hàng.
2.3.3. Thực trạng về biến số phân phối của công ty
Kênh phân phối của công ty cổ phần may Đông Mỹ gồm 2 kênh là kênh trực tiếp và
kênh gián tiếp thông qua Tổng công ty Dệt may Hà Nội.
Công ty cổ phần may Đông Mỹ có hệ thống phân phối rộng khắp miền Bắc. Khách
hàng của công ty là những doanh nghiệp có trụ sở rộng khắp các tỉnh như Hà Nội,
Ninh Bình, Hà Nam, Hải Dương…..
Với kênh trực tiếp: Lãnh đạo của công ty sẽ tìm kiếm và kí kết các hợp đồng trực
tiếp với của công ty đặt gia công. Công ty đặt gia công gồm có các công ty nội địa
và các công ty quốc tế.
Với kênh gián tiếp: Công ty nhận các hợp đồng gia công từ Tổng công ty đưa xuống
Trong đó, khách hàng nội địa chiếm khoảng 40%, khách hàng quốc tế chiếm 60%
trên tổng doanh thu. Kênh trực tiếp chiếm khoảng 70% và kênh gián tiếp chiếm
khoảng 30% trên toàn hệ thống phân phối.
Sơ đồ 2: Sơ đồ kênh phân phối của công ty cổ phần may Đông Mỹ
Công ty đặt gia công

hàng may mặc nội
địa

Công ty cổ
phần may
Đông Mỹ

Báo cáo thực tập tổng hợp

Tổng công ty dệt
may Hà Nội
18


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

Công ty quốc tế

Công ty cổ phần may Đông Mỹ trú trọng nhiều đến các hoạt động phân phối vật lý,
logistic phục vụ và phân phối giao hàng.
+Công ty cổ phần may Đông Mỹ chịu trách nhiệm bảo quản về số lượng, chất lượng
nguyên liệu, phụ liệu nhận từ khách hàng
+ Công ty có trách nhiệm vận chuyển và giao hàng cho khách hàng đúng thời gian,
địa điểm theo hợp đồng ký kết
2.3.4. Thực trạng về biến số xúc tiến thương mại của công ty
Các doanh nghiệp trong ngành dệt may ngày càng nhận thức được tầm quan trọng
của công tác xúc tiến thương mại đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng
gay gắt. Tuy nhiên, do điều kiện kinh doanh công ty ít trú trọng đến công tác xúc
tiến. Các hoạt động xúc tiến của công ty cổ phần may Đông Mỹ chủ yếu vẫn còn
phụ thuộc vào Tổng công ty dệt may Hà Nội. Uy tín và danh tiếng của công ty được

biết đến một phần nhờ uy tín và danh tiếng của Tổng công ty. Công ty chủ yếu tiến
hành
quảng
cáo
trên
mạng
internet
thông
qua
website
. Tổng công ty cổ phần dệt may Hà nội chủ yếu thực
hiện quảng cáo qua hội chợ triển lãm tại thị trường Mỹ. Việc tham gia hội chợ triển
lãm là cơ hội để tổng công ty giới thiệu về mình, gửi catalogue, đưa ra mẫu hàng
mới… cho các đối tác.
Công ty cổ phần may Đông Mỹ không dành nhiều ngân sách cho công tác xúc tiến.
Đa phần khách hàng biết đến công ty qua website, qua hiệp hội dệt may, tập đoàn
dệt may Việt Nam.Hiện nay, công ty tiến hành đăng tin trên các tạp chí ngành dệt
may, qua uy tín trong ngành dệt may, và những mối quan hệ với tập đoàn dệt may
Việt Nam. Công ty tiến hành bài phỏng vấn về giám đốc công ty đăng trên website
của tập đoàn dệt may Việt Nam. Danh tiếng công ty được biết đến về kinh nghiệm
lâu năm trong ngành may mặc, uy tín , cơ sở vật chất, nguồn lao động của công ty
đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Các chính sách xúc tiến của công ty được thực hiện rất ít vì chủ yếu khách hàng
công ty đều là những khách hàng cũ. Đơn đặt hàng của công ty mỗi lần đều rất lớn.
Vì vậy , công ty trú trọng nhiều hơn đến khâu kỹ thuật và cơ sở vật chất để sản xuất
Báo cáo thực tập tổng hợp
19


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4


Bên cạnh đó, công ty cũng trú trọng đến hoạt động quản trị quan hệ khách hàng và
ứng dụng công nghệ trong đảm bảo thời gian giao hàng, số lương và chất lượng
hàng hóa. Công ty tiến hành phân loại khách hàng. Quản trị và thường xuyên liên
hệ trao đổi với khách hàng về đơn hàng. Luôn có những trao đổi thông tin về lộ
trình, tiến độ hoạt động thông qua hệ thống máy tính
PHẦN 3: MỘT SỐ VẦN ĐỀ CẤP THIẾT CỦA CÔNG TY VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
3.1. Đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh và marketing của công ty
a. Đánh giá về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
- Những thuận lợi trong sản xuất kinh doanh của công ty
Công ty có vị trí khá thuận lợi cho việc luân chuyển hàng hóa. Công ty nằm ngay
trên trục đường giao thông. Công ty là thành viên của Công ty dệt may Hà Nội nên
có mối quan hệ hợp tác lâu năm với các công ty thành viên từ đó tạo ra nhiều
thuận lợi trong giao dịch. Công ty đươc Hanosimex đỡ đầu, quản lý, hướng dẫn, tạo
điều kiện trong kinh doanh với nhiều hợp đồng đặt hàng sự giúp đỡ từ tổng công
ty. Công ty đã đầu tư cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản
phẩm tăng uy tín và thu hút khách hàng.Mặt khác Công ty có đội ngũ cán bộ công
nhân viên gắn bó lâu năm, có kinh nghiệm trong sản xuất và quản lý. Đội ngũ công
nhân có tay nghề cao được đào tạo cơ bản đối với những công nhân mới tuyển
dụng, công nhân có tinh thần trách nhiệm cao là những lợi thế rất lớn. Bên cạnh
đó, cơ cấu tổ chức của công ty được tổ chức hợp lý tạo thuận lợi cho các hoạt động
giúp giảm chi phí trong công tác điều hành sản xuất.
- Những khó khăn trong sản xuất kinh doanh của công ty
Thiết bị và công nghệ sản xuất của ngành dệt may còn lạc hậu nhiều, riêng có dệt
kim đã được đổi mới tương đối đồng bộ. So với ngành dệt thì nhành may được
trang bị nhiều máy móc hiện đại hơn, hầu hết các đơn vị sản xuất hàng may XK lớn
đều đuợc trang bị máy móc hoàn toàn hiện đại.
Công ty vẫn chưa có phòng Marketing do đó còn phụ thuộc rất nhiều vào Công ty
dệt may Hà Nội. Trong khi mọi hoạt động kinh doanh được phòng nghiệp vụ tổng

hợp phụ trách. Điều này chưa tạo ra được khả năng tiếp cận những khách hàng
tiềm năng. Nhà cung cấp cho Công ty còn hạn chế dẫn đến tình trạng thiếu nguyên
liệu đầu vào làm giảm khả năng sản xuất cũng như doanh thu của Công ty.Đồng
thời địa điểm của Công ty nằm khá xa nhà cung ứng dẫn đến việc gia tăng chi phí
vận chuyển. Mặt khác các công ty may mặc Việt Nam hiện nay đang phải đối mặt
Báo cáo thực tập tổng hợp
20


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

với sức cạnh tranh rất lớn từ may mặc thế giới Công ty cổ phần may Đông Mỹ cũng
không thể tránh khỏi khó khăn này.
b. Đánh giá về hoạt động marketing của công ty
Nhìn chung, công ty chưa trú trọng nhiều đến hoạt đông marketing. Các công việc
liên quan đến hoạt động marketing được phân bổ mỗi bộ phận đảm nhận một
phần. Vấn đề về sản phẩm được đảm nhiệm bởi bộ phận kỹ thuật và quản lí chất
lượng. Vấn đề chính sách giá do phòng kế toán và ban giám đốc thống nhất. Vấn đề
phân phối và xúc tiến , tìm kiếm khách hàng do ban giám đốc phụ trách quyết định
phần lớn. Các hoạt động marketing không được thực hiện một cách bài bản ,
chuyên nghiệp và ngân sách dành cho hoạt động này là rất nhỏ.
c. Đề xuất một số định hướng giải quyết vấn đề đặt ra với công ty
- Do lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty thiên về gia công các mặt hàng may
mặc phục vụ cho quá trình kình doanh và xuất khẩu. Vì vậy, hoàn toàn các biến số
sản phẩm phụ thuộc vào khách hàng và làm theo tài liệu kỹ thuật của khách hàng.
Điều này dẫn đến sự phụ thuộc lớn của công ty vào khách hàng. Công ty cần nhìn
nhận được tầm quan trọng của vấn đề này, đẩy mạnh công tác thiết kế, nghiên cứu
hoàn thiện sản phẩm góp phần tạo thế mạnh của mình. Đẩy mạnh hoạt động
nghiên cứu phù hợp thị hiếu của khách hàng ở các thị trường nước ngoài, chuyển
dịch dần hoạt động gia công sang xuất khẩu trực tiếp cho thị trường quốc tế

-Thực hiện tìm kiếm khách hàng mới qua đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, mở
rộng mạng lưới kênh phân phối , trú trọng phát triển thị trường bán lẻ và bán buôn
nội địa
- Tăng cường công tác xúc tiến bằng cách quảng cáo mạnh mẽ trên các tạp chí
chuyên ngành dệt may, tham gia các diễn đàn hoặc hội thảo về ngành dệt may. Tự
tiến hành các cuộc trình diễn thương mại giới thiệu sản phẩm ra thị trường quốc tế
- Tăng cường hoạt động quản trị quan hệ khách hàng vả chăm sóc khách hàng.
Thực hiện phân chia nhóm khách hàng. Có những chính sách riêng cho từng khách
hàng. Đẩy mạnh chăm sóc khách hàng, trao đổi thông tin.Ứng dụng công nghệ
trong giao hàng đúng hạn, quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn.
3.2. Một số vấn đề phát sinh
Trong thời gian tới Công ty sẽ cố gắng gia tăng thị phần và giá trị trong gia công
sản phẩm. Để đạt được điều này, Công ty đã vạch ra cho mình chiến lược kinh
doanh cụ thể:
Báo cáo thực tập tổng hợp
21


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

-Nâng cao và bổ sung trang thiết bị
-Đề ra các mục tiêu chất lượng
-Nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp
-Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho nhân viên
-Huy động thêm nguồn vốn, thu hút và tìm kiếm thêm các đối tác mới
3.3. Định hướng đề tài khóa luận tốt nghiệp
Định hướng 1: Phát triển chính sách chăm sóc khách hàng tổ chức của Công ty cổ
phần may Đông Mỹ trên thị trường Hà Nội
Định hướng 2: Hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối các sản phẩm dệt may của
Công ty cổ phần may Đông Mỹ trên thị trường khu vực phía Bắc


Kết luận
Trong 4 tuần đầu tiên thực tập tại Công ty cổ phần may Đông Mỹ Hanosimex, được
sự giúp đỡ nhiệt tình của ban giám đốc cùng các cán bộ nhân viên trong phòng
Nghiệp vụ tổng hợp, được tìm hiểu công việc quản lý sản xuất kinh doanh em đã
tiếp thu được nhiều kiến thức mới mẻ, nhiều kinh nghiệm quý báu trong công việc
chuyên môn, em đã tìm hiểu được quá trình thành lập và phát triển của Công ty.
Trong quá trình thực tập em đã được các cô chú giúp đỡ rất nhiều, luôn tạo điều
kiện tốt nhất và dành thời gian quý báu của mình để giải thích những thắc mắc để
em hiểu được công tác điều hành sản xuất kinh doanh của công ty, qua đó có thể áp
dụng những kiến thức em đã học vào thực tế hoạt động kinh doanh của công ty.
Báo cáo thực tập tổng hợp
22


SV: Hoàng Thị Vinh-K47C4

Trong báo cáo tổng hợp của mình, em đã tổng kết lại những kết quả ban đầu em
tìm hiểu được. Vận dụng những kiến thức chung nhất về lý luận khi được học tại
nhà trường kết hợp với thực tế sau khi tìm hiểu tại công ty, em đã hoàn thành cho
mình bào cáo tổng hợp nêu lên những thu hoạch so sánh nhận xét của mình. Qua
đây em đã có thể hiểu thêm một cách sâu sắc hơn những kiến thức đã được học
trong nhà trường đặc biệt là nhừng kiến thức trong chuyên ngành của mình.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu,tìm tòi và học hỏi vận dụng tổng hợp kiến thức các
môn học đã được trang bị để nghiên cứu khảo sát nắm bắt và phân tích hoạt động
kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.Nhưng vì thời gian thực tập còn hạn chế và
lĩnh vực hoạt động công ty rộng, có nhiều vấn đề phức tạp nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em mong rằng thầy cô và các bạn sẽ đóng góp ý kiến, nhận xét để
bài báo cáo tổng hợp của em được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: ThS. Trần Thị Hông Vân

và các cô chú CBCNV Công ty cổ phần may Đông Mỹ đã giúp đỡ em trong suốt thời
gian thực tập tổng hợp để em hoàn thành bài báo cáo tổng hợp này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Báo cáo thực tập tổng hợp
23



×