Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia môn hóa học của trường THPT chuyên khoa học tự nhiên hà nội lần 3 năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.74 KB, 11 trang )

SỞ GD VÀ ĐT HÀ NỘI
CHUYÊN KHTN

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN III
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn: HÓA HỌC
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên thí sinh:………………………………………………………….
Số báo danh:………………………………………………………………..
Câu 1: Quá trình sản xuất amoniac trong công nghiệp dựa trên phản ứng thuận nghịch sau:
N2(k) + 3H2(k) ‡ˆ ˆˆ †ˆ 2NH3(k) ΔH= -92J
Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, những thay đổi nào dưới đây làm cho cân bằng chuyển dịch theo
chiều thuận tạo ra nhiều amoniac : (1) Tăng nhiệt độ, (2) Tăng áp suất, (3) Thêm chất xúc tác, (4) Giảm
nhiệt độ, (5) Lấy NH3 ra khỏi hệ.
A. (2), (3), (4)
B. (1), (2), (3), (5)
C. (2), (4), (5)
D. (2), (3), (4), (5)
Câu 2: Cho 22,05g axit glumatic (H2NC3H5(COOH)2) vào 175ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X.
Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối thu được là:
A. 49,125gam
B. 34,125gam
C. 25,80gam
D. 20,475gam
Câu 3: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí X khi cho dung dịch axit tác dụng với chất rắn (kim loại
hoặc muối). Hình vẽ dưới minh họa phản ứng nào sau đây?

A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2
B. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O
C. 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O


D. Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2H2O
Câu 4: Một ion M3+ có tổng số proton, notron, electron là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt
không mang điện là 19. Số electron và số notron của ion M3+ là:
A. 26, 27
B. 23, 30
C. 26, 30
D. 23, 27
Câu 5: Cho phản ứng :
C6H5-CH=CH2 + KMnO4  C6H5COOK + K2CO3 + MnO2 + KOH + H2O
Tổng hệ số (nguyên , tối giản) tất cả các chất trong phương trình hóa học của phản ứng là :
A. 31
B. 34
C. 24
D. 27
Câu 6: Đun nóng m gam hỗn hợp gồm a mol tetrapeptit mạch hở X và 2a mol tripeptit mạch hở Y với 600
ml dung dịch NaOH 1M (vừa đủ). Sau khi các phản ứng kết thúc, cô cạn dung dịch thu được 72,48g muối
khan của các amino axit đều có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 trong phân tử. Giá trị của m là :
A. 66,00g
B. 44,48g
C. 54,30g
D. 51,72g
Câu 7: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hóa học :
A. Sục khí H2S vào dung dịch CuSO4
B. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng nguội
C. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4
D. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch H3PO4
Câu 8: Số ancol đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12O tác dụng với CuO đun nóng sinh ra andehit
là :
A. 3
B. 2

C. 5
D. 4


Câu 9: Cho các phát biểu sau :
(1) Andehit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
(2) Phenol tham gia phản ứng thế Brom khó hơn benzen
(3) Amin bậc 2 có lực bazo mạnh hơn amin bậc 1
(4) chỉ dùng dung dịch KMnO4 có thể phân biệt được toluen ; benzen ; stiren
(5) Phenol có tính axit nên dung dịch phenol trong nước làm quì tím chuyển màu đỏ
(6) Trong công nghiệp , axeton và phenol được điều chế từ Cumen
(7) Đun nóng C2H5Br với KOH/C2H5OH thu được sản phẩm là ancol C2H5OH
Số phát biểu luôn đúng là :
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
+
Câu 10: Sẽ thu được bao nhiêu loại a-amino axit khi thủy phân (H ) peptit sau :
H2N-CH2CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2COOH
A. 2
B. 4
C. 6
D. 3
Câu 11: Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp gồm NaNO3 ; Al(NO3)3 ; Cu(NO3)2 thu được 10g chất rắn Y và hỗn
hợp khí . Hấp thụ khí Z vào 112,5g H2O được dung dịch axit có nồng độ 12,5% và có 0,56 lit một khí (dktc)
duy nhất thoát ra. % khối lượng của NaNO3 trong hỗn hợp X là :
A. 21,25%
B. 42,5%
C. 17,49%

D. 8,75%
Câu 12: Một loại phân lân superphotphat kép có chứa 69,62% muối canxi dihidrophotphat , còn lại gồm các
chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là :
A. 45,75%
B. 39,76%
C. 48,52%
D. 42,25%
Câu 13: Cần tối thiểu bao nhiêu gam NaOH (m1) và Cl2 (m2) để phản ứng hoàn toàn với 0,01 mol CrCl3 .
Giá trị của m1 và m2 là :
A. 6,4 và 1,065
B. 6,4 và 0,5325
C. 3,2 và 1,065
D. 3,2 và 0,5325
Câu 14: Điện phân 400 ml dung dịch NaCl 1M với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi ở cả hai điện cực
tổng khí thu được là 6,72 lit (dktc) thì ngừng. Thêm 100 ml dung dịch AlCl3 0,85M vào dung dịch sau điện
phân thu được m gam kết tủa . giá trị của m là :
A. 6,63g
B. 3,51g
C. 3,315g
D. 3,12g
Câu 15: hidrat hóa có xúc tác 3,36 lit C2H2(dktc) thu được hỗn hợp A ( hiệu suất phản ứng 60%). Cho hỗn
hợp A tác dụng với AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 48,24
B. 33,84
C. 14,4
D. 19,44
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm CH4 ; C3H4 ; C3H6 ; C4H6 thu được 3,136 lit CO2 và 2,16g H2O.
Thể tích khí oxi (dktc) đã tham gia phản ứng cháy là :
A. 4,48 lit
B. 3,36 lit

C. 5,6 lit
D. 1,12 lit
Câu 17: hỗn hợp X gồm C3H7COOH ; C4H8(NH2)2 ; HO-CH2-CH=CH-CH2OH. Đốt cháy hoàn toàn m gam
hỗn hợp X ,sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thấy tạo 20g kết tủa và dung dịch Y.
Đun nóng dung dịch Y thấy kết tủa xuất hiện. Cô cạn dung dịch Y rồi nung chất rắn đến khối lượng không
đổi thu được 5,6g chất rắn. Giá trị của m là :
A. 7,2
B. 5,4
C. 8,8
D. 8,2
Câu 18: Hidrocacbon Y có chứa 1 vòng benzen , số nguyên tử tạo phân tử không quá 30. Khi cho A tác
dụng với Cl2 (as) thì thu được duy nhất 1 sản phẩm monoclo , còn nếu cho A tác dụng với Br2/Fe , t0thu
được 1 sản phẩm monobrom duy nhất. A không làm mất màu nước Brom. Số chất thỏa mãn điều kiện của A
là :
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
Câu 19: Các chất X,Y,Z là các sản phẩm chính trong sơ đồ
HNO3
C2 H 5OH
KMnO4
Etylbenzen 
→ X 
→ Y 
→Z
H SO ;t o
H SO ;t 0
H SO ;t o
2


4

2

Công thức cấu tạo thu gọn của Z là :
A. p-O2N-C6H4-COOCH2CH3

4

2

4

B. m-O2N-C6H4COOCH2CH3


C. m-O2NC6H4CH2COOCH2CH3
D. p-O2NC6H4CH2COOCH2CH3
Câu 20: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2CO3 ; K2CO3 ; BaCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được
khí X và dung dịch Y.
-Để hấp thụ hoàn toàn khí Y cần lượng tối thiểu 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M
-Cô cạn dung dịch Y thu được 51,15g muối khan.
Giá trị của m là :
A. 47,85
B. 58,50
C. 44,55
D. 33,8
Câu 21: Dung dịch X gồm AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ mol. Lấy 1 lượng hỗn hợp gồm 0,03 mol
Al và 0,05 mol Fe cho vào 100 ml dung dịch X ; phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y chứa 3 kim loại .

Cho Y vào HCl dư thu được 0,07g khí. Nồng độ của 2 muối là :
A. 0,42M
B. 0,45M
C. 0,3M
D. 0,4M
Câu 22: Để trung hòa 25,0g hỗn hợp hai axit cacboxylic đa chức cần dùng vừa đủ 1 lit dung dịch hỗn hợp
NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan là :
A. 60,0g
B. 42,9g
C. 41,0g
D. 33,8g
Câu 23: Cho các dung dịch sau : dd HCl ; dd Ca(NO3)2 ; dd FeCl3 ; dd AgNO3 ; dd HNO3 loãng ; dd H2SO4
đặc nguội ; dd chứa hỗn hợp HCl và KNO3 ; dd chứa hỗn hợp NaHSO4 và NaNO3. Số dung dịch có thể tác
dụng với Cu là :
A. 6
B. 5
C. 7
D. 4
Câu 24: Cho V lit CO2 (dktc) hấp thụ hết trong dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 ; 0,05 mol NaOH và 0,05
mol KOH. Sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch chứa 22,15g muối. Tính V ?
A. 8,4
B. 6,72
C. 8,96
D. 7,84
Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng :
A. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch Na2CrO4 làm dung dịch chuyển từ da cam sang vàng
B. Một số chất vô cơ và hữu cơ như C; P ; S ; C2H5OH bốc cháy khí gặp CrO3
C. Trong môi trường axit , Zn có thể khử được Cr3+ thành Cr
D. Sục khí Cl2 vào dung dịch CrO2- trong môi trường kiềm tạo dung dịch có màu da cam
Câu 26: R là nguyên tố mà phân lớp ngoài cùng là np2n+1 ( n là số thứ tự của lớp electron). Có các nhận xét

sau về R :
(1) Tổng số hạt mang điện của nguyên tử R là 18
(2) Số e lớp ngoài cùng trong nguyên tử R là 7
(3) Nguyên tử R thuộc nhóm VIIA, Công thức oxit cao nhất là R2O7
(4) Dung dịch NaR tác dụng với dung dịch AgNO3 tạo kết tủa
(5) Hợp chất RH tan vô hạn trong nước tạo ra dung dịch axit , axit HR là axit mạnh
Số nhận xét đúng là :
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 27: Chất A có nguồn gốc thực vật và thường gặp trong đời sống chứa C,H,O ; mạch hở. Lấy cùng số
mol của A cho phản ứng hết với NaHCO3 hay với Na thu được số mol CO2 = 3/2 số mol H2. Chất A là :
A. axit Lauric : CH3-(CH2)10-COOH
B. axit tatric : HOOC-CH(OH)-CH(OH)-COOH
C. axit xitric : HOOC-CH2-C(OH)(COOH)-CH2-COOH
D. axit malic : HOOC-CH(OH)-CH2-COOH
Câu 28: Hỗn hợp X gồm CH3OH ; CH=CH-CH2OH ; CH3CH2OH ; C3H5(OH)3 . Cho 25,4g hỗn hợp X tác
dụng với Na dư thu được 5,6lit H2(dktc) . Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 25,4g X thu được a mol CO2 và 27g
H2O. Giá trị của m là :
A. 1,2
B. 1
C. 1,4
D. 1,25
Câu 29: Hòa tan 25,6g bột Cu trong 400 ml dung dịch gồm KNO3 0,6M và H2SO4 1M thu được khí NO
(dktc, sản phẩm khử duy nhất) thoát ra và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá
trị của m là :


A. 69,44g

B. 60,08g
C. 66,96g
D. 75,84g
Câu 30: Cho dãy các chất : metan ; axetilen ; etilen ; etanol ; axit acrylic ; anilin ; phenol ; benzen ; atanal ;
axeton ; cloropren ; cumen ; phenyletilen ; anlyl clorua ; clorofom ; metyl oleat. Số chất trong dãy phản ứng
được với nước Brom là :
A. 9
B. 12
C. 11
D. 10
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm : glucozo ; fructozo ; metanal ; axit etanoic cần 3,36 lit O2
(dktc). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết
tủa. Giá trị của m là :
A. 15,0
B. 12,0
C. 10,0
D. 20,5
Câu 32: Khi xà phòng hóa tripanmitin thu được sản phẩm là :
A. C15H31COOH và glixerol
B. C15H33COOH và glixerol
C. C17H35COOH và glixerol
D. C17H35COOH và etanol
Câu 33: Cho hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có cùng CTPT C2H7O2N tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH
nóng thu được Y và 8,96 lit (dktc) hỗn hợp khí Z gồm 2 khí đều làm xanh quì ẩm) có tỷ khối so với H2 là
13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là :
A. 28,6
B. 20,4
C. 33,0
D. 31,4
Câu 34: Cho các kim loại : Cr ; W ; Fe ; Cu ; Cs. Sắp xếp theo chiều tăng dần độ cứng từ trái sang phải :

A. Cs < Cu < Fe < Cr < W
B. Cu < Cs < Fe < W < Cr
C. Cs < Cu < Fe < W < Cr
D. Cu < Cs < Fe < Cr < W
Câu 35: Trong số các polime : [HN-(CH2)6-CO-(CH2)4-CO-]n (1) ; [-NH-(CH2)5)-CO-]n (2) ; [-NH-(CH2)6CO-]n (3) ; [C6H7O2(OOCCH3)3]n (4) ; (-CH2-CH2-)n (5) ; (-CH2-CH=CH-CH2-)n (6) ; [-CH2-CH(CN)-]n (7).
Polime được dùng để sản xuất tơ là :
A. (1);(2);(3);(4)
B. (2);(3);(4)
C. (1);(2);(3);(4);(7)
D. (1);(2);(3);(7)
Câu 36: Cho các phản ứng sau :
2FeCl3 + 2KI  2FeCl2 + 2KCl + I2
2FeCl2 + Cl2  2FeCl3
Cl2 + 2KI  2KCl + I2
Tính oxi hóa tăng dần của các cặp oxi hóa khử trên dãy điện hóa là thứ tự nào sau đây :
A. I2/2I- < Cl2/2Cl- < Fe3+/Fe2+
B. Fe3+/Fe2+ < Cl2/2Cl- < I2/2IC. I2/2I- < Fe3+/Fe2+ < Cl2 /2ClD. Cl2/2Cl- < Fe3+/Fe2+ < I2/2ICâu 37: Lấy 26,7g hỗn hợp gồm 2 muối MCl ; MNO3 ( có số mol bằng nhau) tác dụng hoàn toàn với 250
ml dung dịch AgNO3 1M thu được dung dịch A và 28,7g kết tủa. Cô cạn A thu được hỗn hợp muối X. Nhiệt
phân hoàn toàn X thu được m gam chất rắn. Xác định m?
A. 9,0
B. 5,8
C. 5,4
D. 10,6
Câu 38: Thêm từ từ từng giọt 100 ml dung dịch Na2CO3 1,2M và NaHCO3 0,6M vào dung dịch 200 ml HCl
1M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X . Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch X thu được m
gam kết tủa Giá trị của m bằng :
A. 11,82
B. 7,88
C. 23,64
D. 9,85

Câu 39: Hỗn hợp X gồm hidro ; propilen, andehit propionic; ancol anlylic. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu
được 40,32 lit CO2 (dktc). Đun X với bột Ni một thời gian thu được hỗn hợp Y có dY/X = 1,25. Cứ 0,2 mol
hỗn hợp Y thì tác dụng với vừa đủ V lit dung dịch nước Brom 0,2M. Tính V ?
A. 0,4 lit
B. 0,8 lit
C. 0,6 lit
D. 0,5 lit
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm andehit fomic ; axit axetic ; fructozo ; glixerol thu được
43,68 lit CO2 (dktc) và 40,5g H2O. % khối lượng của glixerol trong hỗn hợp nói trên là :
A. 23,4%
B. 46,7%
C. 35,1%
D. 43,8%
Câu 41: Với thuốc thử duy nhất là quì tím sẽ nhận biết được dung dịch các chất nào sau đây :
A. C6H5NH2 ; C6H5OH ; H2N-CH2-COOH
B. CH3COOH ; C6H5OH ; CH3CH2NH2
C. CH3COOH ; C6H5OH ; H2N-CH2COOH
D. C6H5NH2;H2NCH2COOH;CH3COOH


Câu 42: Chất X có công thức phân tử là C4H6Cl2O2. X phản ứng được với dung dịch NaOH cho một muối
hữu cơ , natri clorua và nước. Công thức cấu tạo thu gọn là :
A. CH3COOCCl2CH3
B. HCOOCCl2CH3
C. CH3COOCHClCH2Cl
D. ClCH2COOCH2CH2Cl
Câu 43: Dãy các ion nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch:
A. Al3+ ; K+ ; Br- ; NO3- ; CO32B. Mg2+ ; HCO3- ; SO42- ; NH4+
C. Fe2+ ; H+ ; Na+ ; Cl- ; NO3D. Fe3+ ; Cl- ; NH4+ ; SO42- ; S2Câu 44: khử hoàn toàn m gam oxit FexOy bàng CO thu được 8,4g kim loại và khí CO2. Hấp thụ hoàn toàn
khí CO2 bằng 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,35 M thu được kết tủa. Lọc bỏ kết tủa rồi cho dung dịch Na2SO4

dư vào nước lọc sau phản ứng thu được 5,825g kết tủa trắng. Công thức oxit sắt là :
A. Fe3O4
B. Fe2O3
C. FeO
D. A,C đúng
Câu 45: Phát biểu nào sau đây không đúng :
A. Khi thay thế nguyên tử H bằng gốc hidrocacbon thì thu được amin
B. benzylamin tan trong nước và làm xanh quì tím ẩm ; anilin ít tan trong nước và không làm đổi màu quì
tím.
C. bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin
D. Amin có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân
Câu 46: Số tripeptit tối đa khi thủy phân tạo ra 2 amino axit là Gly và Ala :
A. 8
B. 5
C. 6
D. 4
Câu 47: Loại quặng nào sau đây không phù hợp với tên gọi :
A. cao lanh (3Mg.2SiO2.2H2O)
B. xinvinit (NaCl.KCl)
C. apatit (3Ca3(PO4)2.CaF2 )
D. cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O)
Câu 48: Đốt cháy 1,6g một este A thu được 3,52g CO2 và 1,152g H2O. Nếu cho 10g A tác dụng với 150 ml
dung dịch NaOH 1M , cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 16g chất rắn khan B. Vậy công thức của
muối có trong chất rắn B là :
A. NaOOC-CH2-CH(OH)-CH3
B. CH2=C(CH3)COONa
C. NaOOC(CH2)3CH2OH
D. CH2=CHCOONa
Câu 49: Hỗn hợp X gồm Al và Fe2O3 . lấy 42,8g X đun nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm một thời
gian thu được m gam chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trong dung dịch KOH

dư thấy thoát ra 1,68 lit khí (dktc). Phần 2 hòa tan hết trong dung dịch HCl thấy thoát ra 5,04 lit khí (dktc).
Tính % khối lượng của Fe trong Y :
A. 39,25
B. 58,89
C. 19,63
D. 29,44
Câu 50: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm MgO ; Zn(OH)2 ; Al ; FeCO3 ; Cu(OH)2 ; Fe trong dung dịch
H2SO4 loãng dư ; sau phản ứng thu được dung dịch X. Cho vào dung dịch X một lượng Ba(OH)2 dư thu
được kết tủa Y. Nung Y đến khối lượng không đổi trong không khí thu được hỗn hợp rắn Z. Sau đó luồng
khí CO dư ở nhiệt độ cao từ từ đi qua Z đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn G. Thành phần
của G là :
A. MgO ; Al2O3 ; Fe ; Cu ; ZnO
B. BaO ; Fe ; Cu ; Mg ; Al2O3
C. BaSO4 ; MgO ; Zn ; Fe ; Cu
D. MgO ; BaSO4 ; Fe ; Cu
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: Đáp án : C
Để tăng hiệu suất thì phải tác động để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
Câu 2: Đáp án : A
Xét tổng quát : X + NaOH cũng tương đương với ( axit glutamic + HCl) + NaOH
=> sau phản ứng muối gồm 0,15 mol H2NC3H5(COONa)2 và 0,35 mol NaCl
=> mmuối = 49,125g


Câu 3: Đáp án : A
Dựa vào phương pháp thu khí bằng cách úp ngược ống => khí có khối lượng mol nhỏ hơn không khí ( M <
29 )
Câu 4: Đáp án : B
M3+ có p + (e – 3) + n = 79 => M có 2p + n = 79 + 3 = 82
Trong M3+ có : p + (e – 3) = n + 19 => 2p – n = 22

=> n = 30 ; p = 26
=> Trong M3+ có số e = p – 3 = 23
Câu 5: Đáp án : B
3C6H5-CH=CH2 + 10KMnO4 -> 3 C6H5COOK + 3K2CO3 + 10MnO2 + KOH + 4H2O
Câu 6: Đáp án : D
nNaOH = 4ntetra + 3ntri = 10a = 0,6 mol = nmuối => a = 0,06 mol
Lại có nH2O = nX + nY = 3a = 0,18 mol
Bảo toàn khối lượng : mpeptit + mNaOH = mmuối + mH2O
=> mpeptit = 51,72g
Câu 7: Đáp án : D
Vì Ag3PO4 tan trong HNO3
Câu 8: Đáp án : D
Ancol + CuO(t0) tạo andehit => ancol bậc 1
CH3CH2CH2CH2CH2OH ; CH3CH2CH(CH3)CH2OH
(CH3)2CHCH2CH2OH ; (CH3)3CCH2OH
Câu 9: Đáp án : C
Các phát biểu luôn đúng là : (1) ; (4) ; (6)
(2) sai vì phenol phản ứng thế dễ hơn benzen
(3) chỉ amin béo mới đúng còn nếu amin thơm thì bậc càng cao tính bazo càng yếu
(5) pheonol trong nước không làm đổi màu quì tím
(7) đun C2H5Br với KOH/C2H5OH tạo anken C2H4
Câu 10: Đáp án : A
Thu được Glycin ; Alanin
Câu 11: Đáp án : C
Nhiệt phân muối Nitrat thu được hỗn hợp khí Z gồm NO2 và O2
(1) 2NO2 + ½ O2 + H2O -> 2HNO3
(2) 3NO2 + H2O -> 2HNO3 + NO
Nhiệt phân :
NaNO3 -> NaNO2 + ½ O2
Cu(NO3)2 -> CuO + 2NO2 + ½ O2

2Al(NO3)3 -> Al2O3 + 6NO2 + 1,5O2
Ta thấy Dựa vào phản ứng (1) => nNO2 : nO2 =4 : 1 giống với khi nhiệt phân muối nhôm và đồng => khí
thoát ra chỉ có thể là O2 do nhiệt phân NaNO3
=> chỉ có phản ứng (1)
=> nHNO3 = nNO2 = x mol => nO2 pứ = 0,25x mol ;
nO2 dư = 0,025 mol => nNaNO3 = 0,05
=> nO2 = 0,25x + 0,025 mol
=> mdd = mNO2 + mO2 pứ + mH2O = 46x + 32.0,25x + 112,5 = 54x + 112,5g
Có %mHNO3 = 12,5% => x = 0,25 mol


Bảo toàn khối lượng : mX = mY + mZ = 24,3g
=> %mNaNO3 = 17,49%
Câu 12: Đáp án : D
Xét 100g phân bón có 69,62g Ca(H2PO4)2. Xét về lượng Photpho thì :
234g Ca(H2PO4)2 <-> 142g P2O5
69,62g Ca(H2PO4)2 -> 42,25g P2O5
Độ dinh dưỡng = %mP2O5 = 42,25%
Câu 13: Đáp án : C
16NaOH + 3Cl2 + 2CrCl3 -> 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O
0,08 <- 0,015 <- 0,01 mol
=> m1 = 3,2g và m2 = 1,065g
Câu 14: Đáp án : D
nNaCl = 0,4 mol
Catot : 2H2O -> 2OH- + H2 - 2e
Anot : 2Cl- -> Cl2 + 2e
=> ne = 2nCl2 = 2nH2 và nH2 + nCl2 = 0,3 mol
=> nH2 = nCl2 = 0,15 mol
=> nOH =0,3 mol
Lại có nAlCl3 = 0,085 mol => 3nNaOH < nOH < 4nNaOH

=> kết tủa tan 1 phần : nAl(OH)3 = 4nAl3+ - nOH = 0,04 mol
=> mAl(OH)3 = 3,12g
Câu 15: Đáp án : B
nC2H2 = 0,15 mol
C2H2 + H2O -> CH3CHO
=> nCH3CHO = nC2H2.H% = 0,09 mol ; nC2H2 dư = 0,06 mol
C2H2 -> Ag2C2
CH3CHO -> 2Ag
=> mkết tủa = mAg2C2 + mAg = 33,84g
Câu 16: Đáp án : A
Bảo toàn O : 2nO2 = 2nCO2 + nH2O
=> nO2 = 0,2 mol
=> VO2 = 4,48 lit
Câu 17: Đáp án : C
Ta thấy các chất trong đều có 4 C và cùng có M = 88g
Đun Y thấy có kết tủa => có Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 -> CO2 + CaCO3 -> CaO + CO2
=> nCa(HCO3)2 = nCaO = 0,1 mol
=> nCO2 bđ = nCaCO3 bđ + nCa(HCO3)2 .2 = 0,4 mol
=> nX = ¼ nCO2 = 0,1 mol
=> mX = 0,1.88 = 8,8g
Câu 18: Đáp án : C
A + Cl2 (as) => phản ứng thế vào gốc hydrocacbon no thu được 1 sp mono
A + Br2(Fe;t0) => phản ứng thế vào vòng benzen thu được 1 sp mono
=> A có tính chất đối xứng cả về nhánh hydrocacbon no
Các công thức thỏa mãn : 1,3,5-C6H3(CH3)3 ; 1,4-C6H4(CH3)2 ; 1,2,4,5-C6H2(CH3)4
Câu 19: Đáp án : B
Etylbenzen( C6H5CH2CH3) + KMnO4/H+ -> C6H5COOH



C6H5COOH + HNO3/H2SO4 -> m-O2N-C6H4COOH
m-O2N-C6H4COOH + C2H5OH -> m-O2N-C6H4COOC2H5
Câu 20: Đáp án : A
+) Hấp thụ CO2 với lượng tối thiểu Ba(OH)2 khi :
Ba(OH)2 + 2CO2 -> Ba(HCO3)2
=> nCO2 = nCO3 = 0,3 mol
Ta thấy 2 mol Cl thay thế 1 mol CO3 trong muối
=> 0,3 mol CO3 bị thay thế bởi 0,6 mol Cl
=> mMuối CO3 – mCO3 = mMuối Cl - mCl
=> mmuối CO3 = 47,85g
Câu 21: Đáp án : D
Giả sử nồng độ mol mỗi muối là x M
Y chứa 3 kim loại => Y gồm Ag ; Cu ; Fe => dung dịch chỉ có Fe2+ ; Al3+
=> nH2 = nFe dư = 0,035 mol
=> 0,03 mol Al và (0,05 – 0,035) mol Fe phản ứng
=> Bảo toàn e : 0,03.3 + (0,05 – 0,035).2 = 2.0,1x + 0,1x
=> x = 0,4M
Câu 22: Đáp án : B
Tổng quát : COOH + OH- -> COO- + H2O
=> nh2O = nNaOH + 2nBa(OH)2 = 0,4 mol
Bảo toàn khối lượng : maxit + mbazo – mH2O = mmuối = 42,9g
Câu 23: Đáp án : A
Các dụng dịch thỏa mãn : dd FeCl3 ; dd AgNO3 ; dd HNO3 loãng ; dd H2SO4 đặc nguội ;dd hỗn hợp HCl và
KNO3 ; dd hỗn hợp KHSO4 và NaNO3
Câu 24: Đáp án : D
Xét dung dịch chứa : x mol Ba2+ ; 0,05 mol K+ ; 0,05 mol Na+ và HCO3=> Bảo toàn điện tích : nHCO3 = 0,1 + 2x mol
=> mmuối = 22,15g => x = 0,05 mol => nBaCO3 = 0,2 – 0,05 = 0,15 mol
=> Bảo toàn C : nCO2 = nCO3 + nHCO3 = 0,35 mol
=> VCO2 = 7,84 lit
Câu 25: Đáp án : B

Dung dịch Na2CrO4 có màu vàng chứ không phải da cam
Do Cr đứng trước Zn trong dãy điện hóa => Zn không thể khử Cr3+ thành Cr ; chỉ có thể thành Cr2+
Trong môi trường kiềm thì chỉ tồn tại CrO42- có màu vàng
Câu 26: Đáp án : C
Phân lớp ngoài cùng là np2n+1. Mà số e trong p cao nhất là 6
=> 2n +1 ≤ 6 => n ≤ 2,5. Mà lớp 2 mới có phân lớp p => n = 2
=> R có cấu hình e : 1s22s22p5 => nguyên tố F
Nhận xét đúng : 1 ; 2
Câu 27: Đáp án : C
Ta có : nCO2 = nCOOH ; 2nH2 = nH linh động
=> 3nH linh động = 4nCOOH
Nếu trong A có 3 nhóm COOH thì sẽ có 4 H linh động => có 1 nhóm OH
Câu 28: Đáp án : A
Ta có : 2nH2 = nOH = 0,5 mol


Khi đôt cháy X thì bảo toàn nguyên tố : nC = nCO2 = a ; nH = 2nH2O = 3 mol ; nO = 0,5 mol
=> 25,4 = 12a + 3 + 0,5.16 => a = 1,2 mol
Câu 29: Đáp án : A
3Cu + 8H+ + 2NO3- -> 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
0,4 0,8
0,24
=> dung dịch sau có : 0,3 mol Cu2+ ; 0,04 mol NO3- ; 0,24 mol K+ ; 0,4 mol SO42=> mmuối = 69,44g
Câu 30: Đáp án : D
Các chất thỏa mãn : axetilen ; etilen ; axit acrylic ; anilin ; phenol ; etanal ; cloropren ; phenyletilen ;
anlylclorua ; metyloleat
Câu 31: Đáp án : A
X: C6H12O6 ; CH2O ; C2H4O2
Ta thấy các chất trong X đều có dạng (CH2O)n => qui về CH2O
CH2O + O2 -> CO2 + H2O

=> nCO2 = nO2 = 0,15 mol
=> mCaCO3 = 15g
Câu 32: Đáp án : B
Câu 33: Đáp án : A
X + NaOH -> muối + khí làm xanh quì tím => muối của amin
CH3COONH4 và HCOOH3NCH3
0,4 mol Z gồm NH3 và CH3NH2 có M = 27,5
=> nNH3 = 0,1 ; nCH3NH2 = 0,3 mol
=> muối gồm 0,1 mol CH3COONa ; 0,3 mol HCOONa
=> mmuối = 28,6g
Câu 34: Đáp án : C
Câu 35: Đáp án : C
Câu 36: Đáp án : C
Dựa vào phản ứng tổng quát : Khửmạnh + OXHmạnh -> Khửyếu + OXHyếu
Câu 37: Đáp án : C
Hỗn hợp muối + AgNO3 thì chỉ tạo AgCl
=> nAgCl = nMCl = nMNO3 = 0,2 mol
=> 26,7 = 0,2.(M + 35,5) + 0,2.(M + 62) => M = 18g (NH4)
=> Trong A chỉ có muối 0,4 mol NH4NO3 và 0,05 mol AgNO3 dư
Khi nhiệt phân :
NH4NO3 -> N2O + 2H2O
AgNO3 -> Ag + NO2 + ½ O2
=> mrắn = mAg = 5,4g
Câu 38: Đáp án : B
Khi thêm từ từ muối vào axit lúc đầu axit rất dư nên phản ứng với cả 2 muối theo tỷ lệ đúng bằng tỷ lệ mol
ban đầu của 2 muối
Na2CO3 + 2HCl -> 2NaCl + CO2 + H2O
.2x
-> 4x
NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2 + H2O

.x
->
x
=> nHCl = 5x = 0,2 => x = 0,04 mol
Sau phản ứng có 0,04 mol Na2CO3
=> nBaCO3 = nNa2CO3 = 0,04 mol => mkết tủa = 7,88g


Câu 39: Đáp án : D
X gồm : H2 ; C3H6 ; C3H6O
Đốt 1 mol X thu được nCO2 =1,8 mol => nC3H6O + nC3H6 = 0,6 mol
=> nH2 = 1 – 0,6 = 0,4mol
,Bảo toàn khối lượng : mX = mY
=> MX.nX = MY.nY => nY = 0,8 mol
=> nX – nY = nH2 pứ = 0,2 mol
=> npi(Y) = nY(X) – nH2(pứ) = nC3H6 + nC3H6O – nH2 pứ = 0,4 mol
Nếu xét 0,2 mol Y thì có số mol pi là 0,1 mol
=> nBr2 = 0,1 mol => VBr2 = 0,5 lit
Câu 40: Đáp án : B
Ta thấy các chất trong hỗn hợp đều có 1 liên kết pi ( trừ glixerol ) và số C bằng số O
=> nH2O – nCO2 = nGlixerol = 2,25 – 1,95 = 0,3 mol
Bảo toàn nguyên tố : nC = nCO2 = nO(hh) = 1,95 mol ; nH = 2nH2O = 4,5 mol
=> mhh = 1,95.12 + 4,5 + 1,95.16 = 59,1g
=> %mglixerol = 46,7%
Câu 41: Đáp án : B
CH3COOH : quì hóa đỏ
C6H5OH : quì vẫn màu tím
CH3CH2NH2 : quì hóa xanh
Câu 42: Đáp án : A
X + NaOH chỉ tạo muối hữu cơ và NaCl => không co ancol hay andehit ; xeton

=> X có dạng : RCOOCCl2R1 + NaOH -> RCOONa + R1COONa + 2NaCl
Vì chỉ tạo 1 muối nên R = R1 => đáp án A thỏa mãn
Câu 43: Đáp án : B
Câu 44: Đáp án : D
nBa(OH)2 = 0,175 mol
,nBaSO4 = 0,025 mol
+) Nếu OH- dư => nCO2 = nBaCO3 = nBa(OH)2 – nBaSO4 = 0,15 mol
=> nO(oxit) = nCO2 = 0,15 mol. Lại có nFe = 0,15 mol
=> nFe : nO = 0,15 : 0,15 = 1: 1 => FeO
+) Nếu có tạo HCO3- => nBa(HCO3)2 = 0,025 mol => nBaCO3 = 0,15 mol
=> nO(oxit) = nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,2 mol
=> nFe : nO = 0,15 : 0,2 = 3 : 4 => Fe3O4
Câu 45: Đáp án : C
Bậc của amin là số gốc hydrocacbon gắn trực tiếp vào nguyên tử N
Câu 46: Đáp án : C
+) 2G + 1A : G – G – A ; G – A – G ; A – G – G
Tương tự với 2A + 1G
=> có 6 tripeptit thỏa mãn
Câu 47: Đáp án : A
Cao lanh chính là : Al2O3.2SiO2.2H2O
Câu 48: Đáp án : C
,nCO2 = 0,08 mol ; nH2O = 0,064 mol
=> nO(A) = 0,032 mol
=> nC : nH : nO = 5 : 8 : 2 (Do este đơn chức nên số O = 2)


A có n = 0,1 mol
+) Nếu este mạch hở : RCOOR1
=> chất rắn B gồm : 0,1 mol RCOONa và 0,05 mol NaOH
=> R = 73 (loại )

+) Nếu este mạch vòng => RCOO => phản ứng với NaOH
=> chất B gồm 0,1 mol HORCOONa và 0,05 mol NaOH
=> R = 56 (C4H8)
Câu 49: Đáp án : A
P1 : H2 sinh ra do có KOH + Al => nAl = 2/3nH2 = 0,05 mol
P2 : H2 sinh ra do của Fe và Al => 3nAl + 2nFe = 2nH2 => nFe = 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng : mX = mY = 42,8g
=> %mFe(Y) = 39,25%
Câu 50: Đáp án : D
Hỗn hợp đầu + dd H2SO4 loãng => X : Cu2+ ; Fe2+ ; Al3+ ; Zn2+ ; Mg2+
X + Ba(OH)2 dư thì kết tủa Y gồm : Fe(OH)2 ; Cu(OH)2 ; Mg(OH)2 ; BaSO4
Nung Y đến khối lượng không đổi trong không khí
=> Z gồm : Fe2O3 ; CuO ; MgO ; BaSO4
Z + CO -> thu được G : Fe ; Cu ; MgO ; BaSO4



×