Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tìm hiểu công đoạn lau bóng, phân loại, kiểm tra chất lượng gạo trong CNSX gạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.2 KB, 25 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM



Tiểu luận: Công nghệ chế biến lương thực

TÌM HIỂU CÔNG ĐOẠN LAU BÓNG,
PHÂN LOẠI, KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
GẠO TRONG CNSX GẠO

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh Long
Lớp:
01ĐHTP1
Nhóm: 03

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2013

MỤC LỤC


2

PHỤ LỤC


Gạo nguyên: là mảnh gạo có chiều dài bằng 6/8 hoặc lớn hơn của hạt gạo xát




nguyên vẹn. Gạo nguyên 6/8
Mảnh to: là một mảnh gạo có chiều dài bằng 3/8 hoặc lớn hơn của chiều dài hạt



gạo nguyên không vỡ nhưng ngắn hơn 6/8, hay là mảnh to 3/8 và 6/8.
Mảnh nhỏ: là một mảnh gạo không lọt qua được sàng lỗ tròn có đường kính 1,4
mm nhưng chiều dài của mảnh ngắn hơn 3/8 hạt gạo xát nguyên không vỡ. Mảnh








gạo nhỏ to hơn tấm nhưng nhỏ hơn mảnh to, hay là 1,4 và < 3/8 = mảnh nhỏ.
Tấm: gồm có những mảnh gạo qua được sàng có lỗ tròn, đường kính 1,4 mm
( theo FAO), hay là < 1,4mm = tấm.
Hạt hư hỏng (Damaged kernel). Hạt gạo hoặc tấm bị giảm chất lượng rõ rệt do
ẩm, sâu bệnh, nấm mốc, côn trùng phá hại hoặc do nguyên nhân khác.
Hạt non (Immature kernel). Hạt gạo từ lúa chưa chín và /hoặc phát triển chưa
đầy đủ.
Hạt vàng (Yellow kernel). Hạt gạo có một phần hoặc toàn bộ nội nhũ biến đổi
sang màu vàng rõ rệt.
Hạt đỏ (Red kernel). Hạt gạo nguyên hoặc tấm mà lớp vỏ ngoài nội nhũ có màu
đỏ.
Hạt khác loại (Other type kernels; Contrasting type). Hạt có kích thước và hình
dạng khác với loại hạt theo yêu cầu (hạt tiêu chuẩn).


Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


3

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Từ ngàn đời nay, cây lúa đã
gắn liền với con người, làng quê Việt Nam.
Cây lúa không những mang lại sự no đủ mà
còn trở thành một nét đẹp trong đời sống văn
hóa tinh thần của người Việt.
Cùng với sự đi lên của các ngành công
nghiệp, lúa gạo cũng đang khẳng định vị trí
của mình trong sự phát triển của đất nước.
Việt Nam từ một nước đói nghèo đã trở thành
một nước đứng thứ 2 trên thế giới, sau Thái
Lan về xuất khẩu gạo.
Để nâng tầm vị thế Việt Nam, duy trì và nâng cao hơn nữa giá trị và uy tín
của hạt gạo Việt Nam đòi hỏi chúng ta cần phải áp dụng nhiều giải pháp mới trong
quá trình sản xuất và bảo quản gạo. Bởi vì quy trình sản xuất gạo bao gồm rất
nhiều công đoạn và chúng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của hạt gạo.
Và những quy trình: xoa bóng, phân loại, kiểm tra chất lượng gạo là những
quy trình không thể thiếu trong quá trình sản xuất gạo.
Vì vậy, trong bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi sẽ làm rõ các quy trình
trên.

Công nghệ chế biến lương thực

Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


4

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GẠO:

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


5

Thóc
Làm sạch

Tạp chất

Bóc cám

Bóc
trấu
Cámvỏxác

Vỏ trấu


Xoa bóng
Thóc

Cám xoa
Phân ly thóc – gạo

Tách tấm

Tấm

Tách hạt

Hạt màu

Kiểm tra chất lượng
Bao gói
Sản phẩm

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


6

1. Quá trình xoa bóng gạo:
1.1. Mục đích
Trong quá trình xát gạo, do
các hạt cắt cào vào bề mặt hạt gạo

và để lại trên dó những vết sâu,
nông khác nhau. Những mảnh
cám nhỏ bám vào các vết đó.
Trong quá trình bảo quản, chế biến,
các mảnh cám nhỏ này bị oxy hóa
làm cho gạo có mùi hôi. Xoa gạo
còn có tác dụng loại bỏ các mảnh cám này làm cho gạo có thể bảo quản được lâu
mà chất lượng ít bị giảm.
Xoa gạo nhằm mục đích làm nhẵn mặt ngoài của hạt gạo, bóc đi những vẩy
cám còn dính ở mặt ngoài của hạt gạo, làm tăng giá trị thương phẩm cho hạt gạo.

1.2. Yêu cầu
Gạo ra khỏi máy xoa thường có nhiệt độ cao
hơn nhiệt độ môi trường từ 10- 150C. Sau phân loại
và vận chuyển nhiệt độ sẽ giảm xuống, tuy nhiên vẫn
còn cao hơn, nên cần có khâu làm nguội bằng quạt
hòm, hòm gió, quạt hút tuần hoàn hoặc ống làm
nguội. Hạt sau khi ra khỏi máy làm nguội cần có tỉ lệ
rạn nứt tăng không quá 3%, nhiệt độ giảm từ 7 0C trở
lên.
Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


7

Tỷ lệ cám trong gạo không còn quá 0.1%.
Tỷ lệ tấm không được tăng quá 0.5% so với tỷ lệ tấm trước khi vào xoa


1.3. Phương pháp xoa bóng:
Dưới một áp lực nhẹ các hạt gạo được chà xát vào thành thiết bị, làm cho
các hạt gạo trở nên bóng hơn hay trong hơn.

1.4. Máy xoa bóng gạo:
1.4.1. Máy xoa bóng gạo trục ngang:
Về nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các máy xoa bóng gạo tương tự như
máy xát gạo. Nhưng điểm khác biệt ở đây là mức độ bóc cám ít nên áp lực trong
buồng xát nhỏ hơn. Trong một số trường hợp rulo máy xoa bóng được thay bằng
các tấm da hay cao su.
1.4.1.1. Cấu tạo:

Phễu cấp liệu
2. Vít xoắn cung cấp
3. Trục đánh bóng
Rulô xát
5. Sàng
6. Đối trọng
Đĩa ép
8. Đĩa tách gió
9. Lỗ thoát gió
Máy có cấu tạo gồm trục xoa bóng 3 đặt nằm ngang, rỗng hai đầu. Một đầu
1.
4.
7.

thổi không khí có áp suất và độ ẩm cao, một đầu hút không khí có độ ẩm bằng độ

Công nghệ chế biến lương thực

Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


8

ẩm môi trường. Trên bề mặt trục có khoan hai hang lỗ 9, đường tâm lỗ vuông góc
với đường tâm trục. Ở giữa trục có đĩa tách gió để không cho không khí mang hơi
ẩm và không khí môi trường hòa trộn vào nhau. Trên trục có bắt chặt rulo 4 bằng
thép đúc, có hai đường gân lồi để tạo ma sát. Ngay sau hai đường gân có xẻ hai
rãnh dọc đối xứng nhau dược lắp trùng với hai hàng lỗ 9 để dưa gió vào trong
buồng đánh bóng. Rulo này được quay trong buồng hình 8 cạnh do hai nửa sàng
có dạng lỗ dài ghép lại.
1.4.1.2. Nguyên lý hoạt động
Hạt được vít xoắn lấy từ phễu cấp liệu liên tục đưa vào trong buồng đánh
bóng. Dòng nước được cung cấp
từ một vòi phun của một máy
bơm hòa trộn với dòng không
khí có áp suất cao được cung
cấp từ một máy nén khí tạo
thành bụi sương đưa vào đầu
bên phải của trục 3. Dòng không
khí ẩm này đi qua hai rãnh của
rulo, xuyên qua lớp hạt, thoát ra
qua lỗ sàng và ra ngoài. Do có
đĩa tách gió mà phần hạt ở bên phải của buồng đánh bóng được phun ẩm, đổ ẩm
hạt tăng lên. Đồng thời toàn bộ lượng cám thoát ra qua lỗ sàng được hút ra nhờ
một quạt và thổi vào xiclon đặt ở ngoài máy. Đầu rỗng bên trái của trục 3 có tác
dụng đưa không khí vào cho quạt làm việc. Như vậy, phần hạt ở bên trái buồng

đánh bóng không được phun ẩm, độ ẩm hạt giảm xuống. Trong quá trình làm việc,
áp lực trong buồng đánh bóng được điều chỉnh nhờ thay đổi vị trí đối trọng, lưu
lượng nước cung cấp vào trong buồng đánh bóng để tạo ẩm được điều chỉnh tự
động với lưu lượng trung bình 10 l/h.
1.4.1.3. Ưu – nhược điểm:
Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


9

Ưu điểm: - độ bóng hạt cao, độ gãy hạt giảm, hạt không bị nóng quá giới hạn
cho phép.
Nhược điểm: - chi phí điện năng riêng cao, khi đánh bóng hạt dài và mảnh
chất lượng sản phẩm giảm.
1.4.2. Máy xoa bóng kiểu côn đứng:
1.4.2.1 Cấu tạo:
Máy gồm một xy lanh bằng gang hình côn có lớp chống mòn. Lớp chống
mòn bằng gỗ, trên đó có đóng các tấm da.
Côn được lắp cố định trên một trục đứng có thể quay thuận hay ngược chiều
kim đồng hồ.
Xung quanh bộ phận côn có bắt cố định một sàng dây thép có các mắt lưới
tùy thuộc vào loại gạo được đánh bóng.

Máy đánh bóng gạo trục đứng

Công nghệ chế biến lương thực
Long


GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


10
1.4.2.2

Nguyên lý hoạt động:

Gạo xát được đưa vào tâm máy qua một phễu nhỏ.
Ống bao hình trụ có thể điều chỉnh thẳng đứng dùng để điều chỉnh lượng
gạo và sự phân phối đồng đều trên toàn bộ bề mặt của bộ phận côn quay.
Do lực ly tâm, gạo được đưa vào giữa bộ phận côn và sàng dây thép.
Khi đó gạo được chà xát bởi các tấm da làm cho các hạt xoay quanh nhau
và xoay quanh da và sàng da.
Dưới một áp lực nhẹ, các phần tử cám còn lại được lấy đi và gạo trở nên
bóng hơn hay trong hơn.
Máy này ít làm vỡ gạo và tiêu thụ công suất thấp.

2. Phân loại
2.1 Tách tấm
2.1.1. Mục đích:
Tách tấm ra khỏi hỗn hợp sau máy xoa để thu được gạo nguyên và thu hồi những
hạt gạo lẫn trong tấm và cám.
Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh



11

Tăng độ đồng đều và chất lượng cho gạo thành phẩm.
2.1.2. Yêu cầu:
Tùy vào yêu cầu của đơn đặt hàng, nhà sản xuất sẽ điều chỉnh tỉ lệ tấm cho
phù hợp.
2.1.3. Phương pháp tách tấm:
Dựa vào sự khác nhau về trọng lượng và kích cỡ của hạt gạo và hạt tấm.
2.1.4. Máy tách tấm:
2.1.4.1. Sàng phân ly
2.1.4.1.1. Cấu tạo:
Sàng phân ly là một sàng phẳng đặt nằm nghiêng, tựa trên các thanh đỡ
bằng gỗ dẻo hoặc bằng thép.
Sàng làm việc là một tấm thép đục lỗ với lỗ tròn chọn trước hay một tấm
sàng đan bằng dây với cỡ mắt lưới chọn trước.
Có nhiều loại sàng: sàng đơn, sàng kép hay hai sàng đơn dùng nối tiếp.
2.1.4.1.2. Nguyên lý hoạt động:
Gạo được đưa vào phễu nhập liệu. Nhờ chuyển động sai tâm thẳng đứng của
trục truyền động, phần hạt gạo có kích thước nhỏ sẽ lọt qua lỗ sàng, Phần hạt
không qua sàng sẽ được hứng ở phía đầu thấp của sàng.
Nếu dùng một sàng đơn có thể phân ly các mảnh vỡ (1/8 - 2/8) ra khỏi gạo
gãy và gạo nguyên. Một sàng kép có hai lỗ khác nhau có thể phân ly các mảnh vỡ
nhỏ (1/8), mảnh nhỏ (2/8), gạo gãy và gạo nguyên. Nếu dùng hai sàng đơn ta cũng
được một hiệu quả phân ly như thế.

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh



12

Sàng phân ly tấm
A – Một sàng đơn; B – Một sàng kép; C – Hai sàng đơn dùng nối tiếp
2.1.4.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng:
Diện tích bề mặt sàng, là thông số quan trọng nhất. Diện tích càng lớn, năng
suất càng lớn. Tổng diện tích lỗ sàng cũng ảng hưởng trực tiếp đến năng suất sàng.
Tốc độ chuyển động của sàng. Tốc độ càng lớn, năng suất càng lớn
Số vật liệu qua lỗ sàng. Lượng vật liệu nhỏ hơn lỗ sàng càng nhiều, năng
suất sàng càng giảm do cần nhiều thời gian hơn để tách phần vật liệu nầy.

2.1.4.2. Ống phân loại:
Sử dụng rất hiệu quả trong công nghiệp xay xát, dùng phân loại hạt dài và
ngắn, thí dụ như phân loại tấm ra khỏi gạo.
2.1.4.2.1. Cấu tạo:

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


13

Ống phân loại là một ống
hình trụ được truyền động quay,
làm từ thép tấm mỏng cuộn tròn
lại. Bề mặt bên trong của ống
được tạo các hốc lõm có kích

thước chính xác và bằng nhau
bằng phương pháp dập. Bên trong
và đồng trục với ống có một vít
tải và máng hứng có thể điều
chỉnh vị trí hứng được bằng các
quay máng. Ống và vít tải có thể
quay cùng số vòng quay hoặc có thể khác nhau.
2.1.4.2.2. Nguyên lý hoạt động:
Nguyên liệu được đưa vào ở một đầu của ống. Khi quay, hạt sẽ chui vào
hốc. Các hạt dài rơi ra ngay khi hốc vừa được quay lên. Trái lại, hạt ngắn nằm sâu
trong hốc nên rơi ra sau khi ống đã quay lên cao. Phần hạt ngắn sẽ rơi vào máng
hứng và được vít tải đẩy dọc theo máng ra ngoài và rơi theo một đường riêng. Sau
một số lần quay, hấu hết hạt ngắn được chuyển lên máng hứng, phần còn lại trong
ống chỉ là hạt dài. Do ống quay đặt hơi dốc nên hạt dài di chuyển dần về đầu thấp
của ống và rơi ra. Tùy theo vị trí của máng hứng, kích thước của các hạt dài và
ngắn được phân riêng sẽ thay đổi.
Năng suất và chất lượng làm việc của ống phân loại tăng khi ống dài hơn.
Ngoài ra kích thước lỗ cần chính xác và đồng nhất, nếu không rất khó phân
loại.Trong trường hợp quay nhanh, lực ly tâm quá lớn sẽ làm hạt bám chặt lên
thành ống làm giảm khả năng phân riêng hoặc đôi khi không phân riêng được.
Ống phân loại thường được chế tạo thành cụm gồm 2 ống làm việc nối tiếp
nhau, ống trên đổ xuống ống dưới. Như vậy cho phép điều chỉnh 2 ống khác nhau
Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


14


nhằm đạt hiệu suất phân riêng cao nhất. Ống phân loại thường được dùng phân
riêng gạo-tấm sau khi xay xát, cho phép tách hầu hết các hạt gãy ra khỏi khối hạt
từ đó có thể đấu trộn trở lại để có được hỗn hợp gạo tấm theo đúng tỉ lệ yêu cầu.

2.2. Phân loại theo màu sắc:
Hạt màu là những hạt bị nấm mốc, hạt có màu xanh xám vì thóc chưa đủ
chín, những hạt bị lên men, những hạt đỏ hoặc có vết đỏ. Trong quá trình bảo
quản, do những yếu tố như: nhiệt độ, ẩm độ… không đạt yêu cầu đã làm cho hạt
gạo bị biến đổi.
2.2.1. Mục đích:
Tăng giá trị cảm quan cho gạo trắng.
Loại bỏ các hạt mang mầm mống gây bệnh như hạt bị nấm mốc…
2.2.2. Phương pháp tách hạt màu:
Do tỷ lệ hạt màu trong khối hạt thường rất ít nên chủ yếu người ta dùng
mắt thường để tách.

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


15

2.2.3. Máy tách hạt màu:

Hạt ngũ cốc có màu khác không đặc trưng thường là các hạt không tốt hoặc
hư hỏng. Để tách các hạt có màu khác thường ra khỏi khối hạt, có thể dùng máy
tách hạt màu. Máy tách hạt màu làm việc dựa theo nguyên tắc phân biệt hạt màu
bằng cảm biến màu của dòng hạt đang trượt trên rãnh. Nếu phát hiện hạt có màu

khác lạ, một ống thổi khí sẽ thổi hạt màu ra khỏi rãnh và rơi xuống máng hứng bên
dưới. Máy có thể tách hầu hết các hạt có màu sẫm ra khỏi khối hạt có màu sáng.
Đối với gạo, năng suất máy có thể đạt tới 200 kg/h/rãnh. Thông thường mỗi
máy có thể có từ 60-80 rãnh làm việc đồng thời.
Nguyên lý tách hạt màu

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


16

3.

Kiểm tra sản phẩm:
Trong hầu hết các trung tâm mua bán và thị trường gạo, hạt gạo được

xem xét và kiểm tra để ước tính chất lượng. Ở những vùng nông thôn, việc xem xét
này đơn giản là người mua lấy một nắm gạo trong tay, xem xét nó, cảm thấy hay
cắn để kiểm tra độ ẩm. Việc đánh giá này không là nền tảng để quyết định và
thường dẫn đến các vấn đề không thống nhất giữa người bán và người mua.
Tại các khía cạnh khác, việc kinh doanh gạo trên thế giới thường dựa trên
các tiêu chuẩn được xác định rõ ràng và phân loại dựa trên thiết bị và phương pháp
khoa học. Vấn đề là sự đa dạng của thiết bị thử nghiệm thích hợp cho việc kiểm tra
gạo ở quy mô nhỏ và cấp độ ở các phòng thí nghiệm
Các tính chất của hạt có thể được kiểm tra về sự đa dạng, hình dáng, kích
cỡ, sự đồng nhất, hạt hư hỏng, mùi vị và sự lẫn các loại hạt khác,… Tất cả các tính


Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


17

chất này xác định chất lượng của mẫu và là cách để mẫu đạt được sự phân loại
hoặc tiêu chuẩn nào đó.
3.1

. Xác định độ ẩm

Lượng ẩm ảnh hưởng đáng kể trên nhiều khía cạnh đến chất lượng gạo.
Ảnh hưởng của nó liên quan nhất khi lưu trữ gạo trong suốt thời gian bảo quản.
Độ ẩm (W)thường được biểu diễn là phần trăm của tổng lượng ẩm trong
gạo:
Phần trăm ẩm = . 100%
Dựa vào độ ẩm, gạo được chia thành các loại sau:

Gạo
Gạo khô
Gạo khô trung bình
Gạo ẩm

Độ ẩm
W < 14%
W = 14 – 15,5%
W = 15,5 – 17%


3.1.1. Phương pháp xác định độ ẩm:
Đã có nhiều phương pháp để xác định độ ẩm của gạo. Các phương pháp
trong phòng thí nghiệm cơ bản là :
- Phương pháp tủ sấy
- Phương pháp chưng cất
- Phương pháp dùng tia hồng ngoại
Các phương pháp này được xem là chính xác nhất. Tuy nhiên, điều bất
lợi là yêu cầu thời gian dài. Do đó, công việc được giới hạn trong phòng thí
nghiệm, nơi mà sự chính xác là quan trọng nhất và thời gian chỉ là một yếu tố. Hầu
hết các nước dùng phương pháp tủ sấy hay chưng cất để đo lường chính thức. Các
phương pháp này cũng được dung để định cỡ các thước đo độ ẩm khác.

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


18

Máy đo độ ẩm

hạt dùng tia hồng

ngoại
3.1.2. Máy đo độ
3.1.2.1.
Dạng


ẩm:
dẫn điện( hay điện

trở ):
Trong dạng này, hạt được giữ chặt ở 2 điện cực và chỉ thị độ ẩm lên
máy đo là sự đo lường tính dẫn điện của mẫu. Máy đo độ ẩm dạng dẫn điện tương
đối dễ dàng và cho kết quả nhanh chóng, Một trong những bất lợi chính là độ chính
xác phụ thuộc vào sự phân bố của độ ẩm trong hạt. Hạt đang được sấy có thể cho
kết quả đọc thấp hơn thực tế bởi vì bề mặt khô hơn toàn hạt. hạt ẩm còn tươi cho
kết quả đọc cao vì độ ẩm bề mặt cao. Máy đo độ dẫn điện này chỉ có thể đo một
khoảng ẩm giữa 7% và 23%. Trên hay dưới khoảng này đều khiến máy đo không
chính xác. Các máy đo độ ẩm được chế tạo bởi Marconi, Protimeter, Kett, KPM,
Agil, Hart,…

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


19

Máy đo độ ẩm hạt theo nguyên tắc điện trở của hãng Kett

Máy đo độ ẩm protimeter
3.1.2.2. Dạng điện dung ( hay điện môi)
Với máy đo độ ẩm điện dung, một mẫu gạo lớn được đặt ở giữa 2 bản cực tụ
điện. Chỉ thị độ ẩm trên máy đo là thước đo đặc tính điện môi của hạt. Các máy đo
này ít tạo ra sai số từ việc phân phối độ ẩm không đều trong hạt hơn máy đo độ dẫn
và có khả năng thử nghiệm hạt qua khoảng ẩm độ rộng hơn. Chúng được sử dụng

đặc biệt trong việc kiểm tra hạt có lượng ẩm rất thấp hay rất cao. Nhược điểm là sự
khó khăn để giữ chúng điều chỉnh chính xác. Các chi nhánh gồm Burrows,
Motomco, Cera, Kappa,…

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


20

Máy đo độ ẩm kiểu điện dung

Máy đo độ ẩm Motomco

của tập đoàn Dickey

3.2. Xác định tỉ lệ tấm
Mẫu được phân cấp để xác định số lượng gạo nguyên và gạo gãy. Quá trình
phân cấp không chỉ tách gạo gãy từ gạo nguyên mà còn tách thóc gãy theo những
khoảng kích thước khác nhau.
Cân từng phần hạt trên và tính tỉ lệ thành phần từng phần hạt theo công thức
sau đây:
Tấm mẳn = . 100%
Tấm lớn = . 100%
Tấm nhỏ = . 100%
Hạt nguyên = . 100%
3.2.1. Máy xác định tỉ lệ tấm:
3.2.1.1 Máy xác định tỉ lệ tấm dùng đĩa:

Máy này gồm 2 đĩa có các lõm gắn trên vị trí nghiêng. Các đĩa này được chuyển
động lắc tới lắc lui bằng một cam lệch tâm. Các đĩa này thay đổi được để cho phép

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


21

tách thóc kích thước khác nhau. Thiết bị phân
cấp này cần một động cơ điện có công suất nhỏ.
Hỗn hợp gạo nguyên và gãy được cho vào
phần cuối cao của đĩa. Khi đĩa rung, hỗn hợp di
chuyển xuống dưới. Gạo gãy được giữ lại trong
hốc lõm trong khi gạo nguyên lớn hơn trượt trên
mặt đĩa và ra khỏi chỗ cuối thấp của đĩa.
3.2.1.2. Máy xác định tỉ lệ tấm kiểu thùng quay trong phòng thí nghiệm
Dạng khác của máy phân cấp gạo sử dụng
thùng quay có các hốc lõm. Khi thùng quay,
gạo gãy rơi vào các hốc lõm và được nâng lên
đến một điểm nào đó trước khi rơi xuống máng
giữ gạo. Các hạt hớn hơn ( gạo nguyên ) không
được giữ trong phần lõm quay và tiếp tục đi qua mặt thùng ra ngoài. Các thùng
quay có sẵn nhiều hốc lõm có kích thước khác nhau và dễ dàng thay đổi để tách
gạo gãy có kích thước khác nhau. Đây là một máy phân loại nhanh và hiệu quả.
3.2.1.3. Máy xác định tỉ lệ tấm theo chiều dày hạt trong phòng thí nghiệm
Máy này tách các hạt có độ dày khác nhau và cũng được sử dụng để tách hạt
gạo mỏng, hạt gạo lửng. Một thùng bề mặt là sàng lưới đan hoặc sàng dạng dập lỗ

xéo quay tròn, gạo được cấp vào bên trong. Thóc mỏng lọt qua các khe hay lỗ lưới
đan trên sàng và được thu gom riêng. Các hạt dày hơn không thể qua được các lỗ
tiếp tục chuyển động đến cuối của thùng quay ra ngoài.

3.3. Xác định chiều dài hạt gạo

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


22

Sau khi phân loại gạo, ta có các sản phẩm như: gạo nguyên, tấm lớn, tấm nhỏ.
Để xác định chiều dài của hạt gạo, ta có thể dùng thước panme, thước tỉ lệ,…
Chiều dài của hạt gạo gồm có các tỉ lệ sau: 6/8, 5/8, 4/8.

Thước panme

Thước kẹp

3.4. Xác định hạt vàng, hạt bạc phấn,hạt đỏ, hạt sọc đỏ, hạt hư hỏng,
hạt xanh non, hạt gạo nếp,…
Hạt màu sau khi được phân loại bằng máy tách hạt màu ( như đã trình bày ở
trên ), sản phẩm được đưa qua máy phân loại hạt màu để tiếp tục phân loại thành:
hạt vàng, hạt bạc phấn, hạt đỏ, hạt sọc đỏ, hạt xay xát dối, hạt hư hỏng, hạt xanh
non, hạt gạo nếp.
Tỉ lệ từng loại hạt (Xi), tính bằng phần trăm khối lượng, theo công thức:
Xi = X 100

trong đó
mi là khối lượng từng loại hạt, tính bằng gam;
m là khối lượng mẫu cân, tính bằng gam.

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


23

3.4.1. Máy phân loại hạt màu:
Nguyên liệu (các hạt đã được bóc vỏ, sàng
tạp chất) được nạp vào hộc liệu và hệ thống gàu
tải lần lượt đưa qua máy tách màu điện tử (bao
gồm một hệ thống camera, máy ảnh kỹ thuật số
và các thiết bị tách khí động học) để phân loại,
tách loại ra các “tạp chất màu” lẫn trong gạo
như: hạt đen, hạt hỏng, hạt đỏ, hạt vàng, bạc
bụng…

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Máy chế biến lúa gạo – TS. Nguyễn Hay – Nhà xuất bản đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh 2004
Kỹ thuật chế biến lương thực tập 1 – Bùi Đức Hợi (chủ biên)- Nhà xuất bản
Khoa học kĩ thuật Hà Nội.
/> /> />%C6%B0%E1%BB%9Bc-c%E1%BA%B7p-va-th%C6%B0%E1%BB%9Bcpanme/

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


25

Công nghệ chế biến lương thực
Long

GVHD: Th.S Đỗ Vĩnh


×