Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Phân tích chiến lược marketing mix trong phát triển du lịch quốc tế của thái lan và bài học kinh nghiệm cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 36 trang )

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

TIỂU LUẬN MARKETING
Đề tài: Phân tích chiến lược Marketing mix trong du lịch quốc tế của
Thái Lan và bài học kinh nghiệm với Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn:

Ths. Trần Hải Ly

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 9 - Lớp: MKT301.2 - K53 – KT
1. Vũ Thị Xoa (Nhóm trưởng)

1411110708

2. Nguyễn Anh Tuấn

1411110677

3. Đỗ Hải Yến

1411110710

4. Lê Quang Văn

1411110700

5. Đặng Trung

1411110660

6. Trần Anh Tuấn



1411110676

7. Trần Phú Trung

1411110663

8. Lê Thị Hải Vân

1411110698

9. Nguyễn Hữu Tuấn

1411110674

10. Đoàn Tuấn Vũ

1411110706

11. Đỗ Duy Tùng

1411110680

Hà Nội, 03/2016

1


DANH SÁCH PHÂN CÔNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC


STT
1.

HỌ VÀ TÊN

CƠNG VIỆC

Vũ Thị Xoa

-Phân cơng cỗng việc và đơn đốc

(Nhóm trưởng)

nhóm làm theo kế hoạch

ĐÁNH GIÁ
Hồn thành tốt

-Chỉnh sửa, tổng hợp và in tiểu luận
-Thuyết trình
2.

Đỗ Duy Tùng

-Quá trình hình thành, phát triển, các

Hồn thành tốt

đối tượng tác động đến kinh doanh du
lịch

3.

Đồn Tuấn Vũ

-Tình hình kinh doanh hiện tại (Thị

Hoàn thành tốt

trường, đặc điểm khách du lịch, doanh
số, thị phần, … )
4.

Đặng Trung

-SWOT analysis

Hoàn thành tốt

5.

Nguyễn Hữu

-Yếu tố giá cả và phân phối

Hoàn thành tốt

-Chiến lược xúc tiến

Hoàn thành tốt


Tuấn
6.

Đỗ Hải Yến

-Viết mở đầu và kết luận
7.

Lê Quang Văn

-Triết lý trong kinh doanh du lịch

Hoàn thành tốt

8.

Lê Thị Hải Vân

-Yếu tố con người

Hoàn thành tốt

9.

Trần Anh Tuấn

-Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Hồn thành tốt


-Thuyết trình
10.

Nguyễn Anh

-Thiết kế slide

Hoàn thành tốt

-Thiết kế slide

Hoàn thành tốt

Tuấn
11.

Trần Phú Trung

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Kí hiệu
UNWTO
TAT
WTTC
UNESCO

Tiếng Anh
United Nation World

Travel Organization
Thailand Authority of
Tourism
World Travel and
Tourism Council
United Nation
Educational, Scientific
and Cultural Organization

Tiếng Việt
Tổ chức du lịch quốc tế
Tổng cục du lịch Thái Lan
Hội đồng lữ hành quốc tế
Tổ chức giáo dục, khoa
học và văn hóa của Liên
hợp quốc

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 1: Top 5 quốc gia có lượng khách du lịch trung bình theo tháng lớn nhất ...... 9
Bảng 2: Lượng khách du lịch đến các nước ASEAN tính đến 2014 ......................... 9
Bảng 3: Chỉ số năng lực cạnh tranh của du lịch Thái Lan và Việt Nam ................. 32
Biểu đồ 1: Khách du lịch các nước đến Thái Lan ................................................... 10
Biểu đồ 2: Lượng khách du lịch đến Thái Lan tính theo năm, từ 2001-2015 ......... 11

3


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................5
NỘI DUNG .................................................................................................................6

I. Tổng quan về ngành du lịch Thái Lan ........................................................ 7
1. Quá trình hình thành, phát triển .................................................................... 7
2. Tình hình kinh doanh hiện tại (Thị trường, đặc điểm khách du lịch, doanh
số, thị phần, … ) .................................................................................................. 8
3. SWOT analysis ........................................................................................... 12
II. Mô hình và chiến lược Marketing Mix...................................................... 13
Lợi điểm bán hàng độc nhất của Thái Lan ..................................................... 13
1. Sản phẩm ..................................................................................................... 14
2. Giá bán ........................................................................................................ 20
3. Phân phối..................................................................................................... 21
4. Xúc tiến và quảng bá ................................................................................... 22
5. Con người.................................................................................................... 28
6. Triết lý ......................................................................................................... 29
III. Một số gợi ý đối với Việt Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ du
lịch ....................................................................................................................... 30
KẾT LUẬN ..............................................................................................................35
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................36

4


LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, du lịch đã trở thành hoạt động có tác động lớn tới sự phát triển kinh
tế-xã hội và mơi trường trên phạm vi tồn cầu. Hiểu rõ du lịch là ngành phát triển
nhanh và mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các quốc gia, nhiều đất nước đã
tập trung phát triển thị trường du lịch quốc tế; trở thành điểm đến du lịch nổi tiếng
khắp thế giới. Một trong những quốc gia thành công nhất về phát triển du lịch là
Thái Lan.
Sự thành công của Thái Lan trong phát triển ngành du lịch không chỉ nhờ
những lợi thế sẵn có về tự nhiên, văn hóa như bãi biển, các di sản văn hóa, các đền

chùa, nền văn hóa Thái độc đáo; mà cịn nhờ sự tập trung phát triển các mơ hình và
chiến lược Marketing phù hợp và sáng tạo.
Nước bạn Thái Lan có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về tiềm năng du
lịch nhưng đã thành cơng vì hoạch định các chinh sách, đặc biệt là mơ hình và
chiến lược Marketing phù hợp. Chính vì vậy, khi nghiên cứu những thành cơng của
nước bạn, chúng ta có thể đưa ra bài học kinh nghiệm và vận dụng một cách sáng
tạo, có chọn lọc vào ngành du lịch nước nhà.
Nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề phát triển du lịch Việt Nam, nhóm 10 đã lựa
chọn đề tài: “Phân tích chiến lược Marketing mix trong du lịch quốc tế của
Thái Lan và bài học kinh nghiệm với Việt Nam”. Qua việc nghiên cứu mơ hình
và chiến lược Marketing về thị trường du lịch quốc tế của Thái Lan, nhóm đưa ra
các bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam nhằm khai thác lợi thế sẵn có, tăng lợi
thế cạnh tranh, tăng chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng dịch vụ du lịch để từ
đó đưa ngành du lịch trở thành ngành có đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế
nước nhà.
Trong q trình làm, có thể cịn những chỗ khúc mắc do còn thiếu kinh
nghiệm và thời gian nghiên cứu, mong cô và các bạn nhận xét và cho ý kiến.
Chúng em xin cảm ơn!

5


NỘI DUNG
Sơ lược về đất nước Thái Lan (tên chính thức: Vương quốc Thái Lan)

Về địa lý: Thái Lan nằm ở trung tâm của Đơng Nam Á có diện tích là 513.520
km2, lớn thứ hai trong khu vực, sau Indonesia, trải dài từ Bắc xuống Nam là
1.620km, từ Đông sang Tây là 775km. Phía Đơng, đơng bắc giáp Lào; phía Tây
giáp Mianmar, phía Nam giáp Malaisia, đơng nam giáp Campuchia. Hình dạng đất
nước tạo nên hình khối liên tục được ví như cái đầu voi với cái vịi vươn ra, tạo nên

bán đảo ở phía Tây Nam, tai voi hướng về phía Bắc. Thái Lan gồm 75 tỉnh thành,
phân chia thành vùng Bắc, vùng Đông Bắc, miền Đông, miền Trung, miền Nam.
Thủ đô là Băngkok.
Về dân số: Dân số ước lượng năm 2015 của Thái trên 67 triệu dân, trong đó
30% sống ở khu vực Đơng Bắc, 17% sống ở thủ đô Băngkok và khu vực ngoại ô,
50% số dân còn lại cư trú tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam, có mật độ dân
số từ 70-140 người/km2 trong khi Bangkok có mật độ dân số dày đặc với 3600
người/km2. Khoảng 30% dân số làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 48% dân số
6


làm việc trong ngành dịch vụ, sản xuất, quản lý hành chính…17% dân số là các chủ
doanh nghiệp và hầu hết là những doanh nghiệp nhỏ . 75% dân số là người gốc
Thái, 14% dân số là người Hoa, và 11% dân số là các dân tộc ít người như Khmer,
Lao, Việt Nam, Mianmar.
Về ngôn ngữ và tôn giáo: Quốc ngữ của Thái là tiếng Thái. Tuy nhiên, bên
cạnh đó, Thái Lan có tiếng Thái của các vùng miền như tiếng Thái vùng Đơng Bắc,
vùng Bắc, miền Nam và có 14% dân số sử dụng tiếng Hoa. Người Thái theo đạo
Phật chiếm 94,4% dân số, chỉ có 4,6% dân số theo đạo Hồi, 0,8% theo đạo Thiên
chúa, 0,3% dân số theo các đạo khác.
Về chính trị: Thái Lan theo thể chế quân chủ lập hiến. Nguyên thủ quốc gia là
Vua, được coi là thiêng liêng, bất khả xâm phạm và là người đứng đầu Nhà nước.
Quốc hội Thái Lan là Quốc hội lưỡng viện gồm thượng viện và hạ viện. Chính phủ
gồm 36 thành viên: Thủ tướng, 3 Phó Thủ tướng, 21 Bộ trưởng, 11 Thứ trưởng,
ngồi ra cịn có một số Ủy ban của Chính phủ được lập ra để phối hợp thực hiện
các chính sách chung.
Về tiền tệ: Thái Lan sử dụng đồng Bath. THB/USD: 32,94
Về kinh tế: Nền kinh tế của Thái Lan phụ thuộc vào xuất khẩu với kim ngạch
xuất khẩu chiếm 60% - 70% GDP. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm gạo,
hàng dệt may, giầy dép, hải sản, cao su, nữ trang, ô tơ, máy tính và thiết bị điện.

Các ngành cơng nghiệp chủ yếu gồm có điện dân dụng, linh kiện điện tử, linh kiện
máy tính và ơ tơ, trong đó, cũng có đóng góp đáng kể từ du lịch. Những người nước
ngồi ở lại đầu tư lâu dài cũng góp phần đáng kể vào tổng thu nhập quốc dân.
I.

Tổng quan về ngành du lịch Thái Lan

1. Quá trình hình thành, phát triển
Ngành du lịch Thái Lan cất cánh khi những người lính Mỹ bắt đầu đến đầu
thập niên 1960 trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ này cũng trùng với
việc gia tăng mạnh mẽ ngành du lịch quốc tế nhờ việc tăng mức sống, nhiều người
7


có thời gian rảnh rỗi hơn và cũng nhờ tiến bộ cơng nghệ khiến người ta có thể du
hành xa hơn, nhanh hơn và rẻ hơn với máy bay Boeing 747 bay thương mại lần đầu
vào năm 1970. Thái Lan là một trong các quốc gia ở châu Á đã tận dụng được cơ
hội này. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, số lượng du khách đã tăng từ 336.000
lượt khách quốc tế và 54.000 lính R&R năm 1967 lên con số 26.5 triệu khách quốc
tế đến Thái Lan năm 2013. Cũng năm 2013, Thái Lan là quốc gia xếp thứ 7 về
doanh thu từ du lịch trong bảng xếp hạng World Tourism rankings của UNWTO
với doanh thu 41.8 tỷ USD. Du lịch nội địa cũng tăng trưởng nhanh chóng trong
thập kỷ qua. Doanh số từ du lịch nội địa đã tăng từ 187.898 triệu baht năm 1998 lên
380.417 triệu baht năm 2007.
Thái Lan đã chịu cạnh tranh kể từ khi Lào, Campuchia và Việt Nam mở cửa
cho du lịch quốc tế vào thập niên 1980 và 1990. Các điểm đến như Angkor
Wat, Luang Prabang và Vịnh Hạ Long hiện đang cạnh tranh với vị trí độc quyền
trước đây của Thái Lan. Để đối phó với việc cạnh tranh này, Thái Lan tích cực
hướng tới thị trường du khách chơi gôn, du lịch kết hợp chữa bệnh. Khoảng 2 triệu
du khách nước ngồi đã thăm Thái Lan với mục đích chữa bệnh năm 2009, tăng

hơn 3 lần so với con số tương tự năm 2002.
2. Tình hình kinh doanh hiện tại (Thị trường, đặc điểm khách du lịch,
doanh số, thị phần, … )
 Trên phạm vi toàn thế giới:

8


Bảng 1: Top 5 quốc gia có lượng khách du lịch trung bình theo tháng lớn nhất

Nguồn: />Bảng số liệu trên cho ta 5 quốc gia có lượng khách du lịch thường xuyên cao nhất
tính theo tháng. Số liệu lấy từ tháng 1/2016 cho thấy Thái Lan đứng thứ 4 trong
danh sách này, với hơn 3 triệu lượt khách trong tháng.

 Trong khu vực ASEAN:

Bảng 2: Lượng khách du lịch đến các nước ASEAN tính đến 2014
9


Nguồn: ASEAN tourism statistics database
Cùng với Malaysia, Singapore thì Thái Lan là nước đứng đầu khu vực ĐNA về
lượng khách du lịch đến tham quan. Điều đó cho thấy du lịch chính là điểm mạnh
của Thái Lan.

Biểu đồ 1: Khách du lịch các nước đến Thái Lan

Nguồn: />Theo số liệu trên ta thấy, năm nước có du khách đến thăm Thái Lan nhiều nhất là
Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc và Ấn Độ


10


Biểu đồ 2: Lượng khách du lịch đến Thái Lan tính theo năm, từ 2001-2015

Nguồn: />Bảng trên cho cái nhìn tổng quan về số khách du lịch tham quan Thái Lan tính theo
năm. Đà tăng là xu hướng chủ đạo và chỉ bị gián đoạn bởi một số biến động, trong
đó đáng kể nhất là dịch SARS năm 2003 kéo lượng khách từ 10,87tr xuống chỉ còn
10,08 triệu, và bất ổn chính trị năm 2014 khiến lượt du khách giảm từ 26,55tr
xuống còn 24,81tr. Rất may ngành du lịch Thái Lan đã kịp thời phục hồi trở lại và

11


đã có bước thăng tiến mạnh mẽ từ quý IV năm 2014 và trong cả năm 2015 – với
29,88tr lượt khách tính đến tháng 12 năm 2015.
Ngành du lịch đóng góp một khoản đáng kể vào GDP của Thái Lan. Nếu như trong
10 năm trước, ngành này đóng góp khoảng 6,5% thì trong vài năm trở lại đây, con
số đó là trở thành 9-10%. Trong năm 2015 ngành này đưa về khoản doanh thu 2,23
nghìn tỉ Baht. Dự kiến trong năm 2016, doanh thu từ du lịch sẽ tăng lên 2,41 tỉ
Baht.
Chủ tịch Hội đồng Du lịch Thái Lan, ông Ittirit Kinglek phát biểu rằng du lịch đang
là động cơ duy nhất lèo lái được cỗ máy kinh tế Thái Lan trong thời điểm này.
3. SWOT analysis
Strengths:
- Sự đa dạng, phân bố rộng của các sản phẩm du lịch tại điểm đến nhằm đáp
ứng những nhu cầu khác nhau của thị trường. Có nhiều điểm tham quan mang tính
biểu tượng: Bangkok (một trong những thành phố du lịch thân thiện nhất châu Á) ,
Chiang Mai (Bông hồng của Bắc Thái Lan), thành phố Pataya (Hawai của phương
Đông), đảo Phuket (Viên ngọc của Ấn Độ Dương), Koh Samui (Sứ xở của dừa),

Kinh đô cổ Ayutthaya –(pháo đài bất khả xâm phạm), Chiang Rai (truyền thuyết bí
ẩn của Tam giác vàng).
- Nhìn chung giá cả ko cao.
- Thị trường có tên tuổi, brand image của ngành du lịch Thái Lan là rất tốt và
ln được chú trọng cải thiện.
- Chính sách thị thực thuận lợi.
- Con người thân thiện, chuyên nghiệp.
- Được sự quan tâm đầu tư của chính phủ.
- Cơng nghiệp du lịch Thái Lan rất chuyên nghiệp, đồng bộ, năng động và
luôn bắt kịp thị hiếu của du khách.
- Các chính sách quảng bá du lịch hiệu quả và đi sâu vào lòng người, đánh vào
tâm lý du khách.
- Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư.
- Gái đẹp.
Weaknesses:
12


-

Bất ổn chính trị.
Hệ lụy của một số hình thức du lịch:VD du lịch sex.
Không thể quản lý lượng du khách đông và đa dạng một cách triệt để.
Nền kinh tế quá phụ thuộc vào ngành du lịch Thái Lan.

Opportunities
- Mở rộng thị trường khách du lịch trên toàn cầu, đặc biệt là các khách du lịch
đến từ các khu vực lân cận như Trung Quốc, Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc...
- Vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của các thị trường khách du lịch có khả năng chi
tiêu cao và yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ.

- Tỉ lệ du khách quay trở lại Thái Lan cao, từ 40-50%.
- Gia tăng lượng việc làm cho người dân bản địa, góp phần khơng nhỏ vào
phát triển nền kinh tế Thái Lan.
- Cơ hội lớn trong việc phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe hiện đang nhận sự
đầu tư lớn từ các nhà đầu tư quốc tế đến từ nhiều nơi như Trung Á, Châu Âu,
Trung Quốc, Hồng Công, Malaysia, Singapore và Úc.
Threats
- Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái.
- Ảnh hưởng tới phong tục tập quán và văn hóa của người bản địa.
- Nguy cơ gây truyền nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài do lượng du khách lớn và
khó có thể kiểm sốt.
- Sự cạnh tranh rất lớn của các quốc gia và khu vực lân cận trong ngành du
lịch như Bắc Á (Trung Quốc), các nước Đơng Nam Á khác vì họ cũng có rất nhiều
điều kiện có lợi để phát triển ngành du lịch.
- Gia tăng tỷ lệ tội phạm, nguy cơ khủng bố, bất ổn định xã hội.
- Tình hình suy thối kinh tế thế giới trong những năm gần đây sẽ làm ảnh
hưởng tới nhu cầu du lịch.
- Tắc nghẽn ùn tắc giao thơng trong giờ cao điểm.
- Chi phí sinh sống tăng nhanh sẽ là mối đe đọa cho những người dân bản địa.
II.
Mơ hình và chiến lược Marketing Mix
Lợi điểm bán hàng độc nhất của Thái Lan
Những người quen thuộc với điểm đến này đều có chung nhận định:
13


 Thái Lan rất khác Việt Nam (Timeless Charm-Vẻ đẹp bất tận trong
nền văn hóa, ẩm thực, tinh thần quật cường trong công cuộc tái
thiết đất nước)
 Thái Lan rất khác Malaysia (một quốc gia thịnh vượng, với đạo

Hồi chiếm đa số nhưng vẫn là một ‘Truly Asia-Châu Á đích thực’)
 Khác Singapore (vốn được biết với một hình ảnh hiện đại, đô thị
phát triển thịnh vượng)
1. Sản phẩm
Thái Lan xây dựng sản phẩm du lịch theo các chủ đề, với khẩu hiệu “Seven
Amazing Wonders”:

(1)Thainess- The world’s friendliness culture: các sản phẩm liên quan
đến nghệ thuật, truyền thống, phong cách và văn hóa Thái. Gồm: Thai boxing, Thai
cooking, Thai massage, …
(2) Treasure product – Land of heritage and history: di sản và lịch sử,
các di sản thế giới, các di tích lịch sử, đền chùa và bảo tàng
Nằm ở điểm giao nhau giữa đông và tây, và giữa nền văn hoá cổ như Ấn Độ,
Campuchia và Trung Quốc, Thái Lan có sự pha trộn khéo léo, duy nhất của những
sức hút lịch sử cũng như di sản cịn sót lại từ các vương triều Khơme. Hiện tại, 3 vị
trí lịch sử được UNESCO xếp hạng là công viên Sukhotha – Sri Satchnalai –
14


Khamphaeng Phet; công viên Ayuthaya và khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã
PatungYai – HuaiKhaKaeng.
Thái Lan là một đất nước của Phật giáo và tín ngưỡng, vì vậy mà Thái Lan
còn nổi tiếng với đền chùa, miếu mạo…Thái Lan còn được gọi là “nước Phật
hoàng bào” với 95% dân số theo đạo Phật. Bangkok cịn được gọi là “kinh đơ của
chùa Phật”, chỉ riêng thành phố Bangkok đã có hơn 400 ngôi đền chùa, với kiến
trúc đẹp lộng lẫy. Trong đó Ngọc Phật Tự, Kim Phật Tự là những ngơi chùa được
coi là quốc bảo của Thái Lan. Đây là những nơi thu hút du khách ở khắp nơi trên
thế giới đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp hiện đại mà vẫn cổ kính của Thái Lan.
(3) Beaches – Sun, surf and serenity: Các khu du lịch biển nổi tiếng
của Thái Lan

Những bãi biển đã trở thành một điểm để khẳng định thương hiệu du lịch Thái
Lan trên thế giới. Những điểm du lịch hàng đầu của Thái Lan là Chon Buri (Pattaya
– nơi có đảo san hơ Coral nổi tiếng), hay Phuket, Chieng Mai, nơi có những bãi
tắm và hịn đảo tuyệt đẹp. Bên cạnh đó, cịn có Udon Thani – hịn ngọc của vịnh
Thái Lan, biển Andaman–nơi có bãi tắm Cha–am nổi tiếng hay những bãi biển,
những hòn đảo tuyệt đẹp ở Prachuap Khiri Kha, Surat Thani hay Krabi – nơi được
mệnh danh là hịn ngọc bích của biển Andaman.
(4) Nature – The beauty and natural wonders: Các sản phẩm du lịch
sinh thái, mạo hiểm, vườn Quốc gia
Những năm gần đây, xu hướng đi du lịch sinh thái ngày càng phát triển vì du
khách ngày càng muốn gần gũi thiên nhiên. Cơ quan quản lý du lịch Thái Lan và
các bộ phận tư nhân đã nhanh chóng nắm bắt được xu hướng này của khách du lịch
và đã có những hình thức hợp lý để phát triển hình thức du lịch này. Thái Lan được
tạo hóa ban tặng những kỳ quan thiên nhiên tuyệt đẹp, với những cảnh tự nhiên
hoang dã thích hợp để phát triển loại hình du lịch này. Thái Lan đã trở thành một
điểm đến quen thuộc của những du khách u thích khám phá và tìm hiểu tự nhiên.
Trong suốt những thập kỷ phát triển du lịch, những hoạt động như xe đạp leo núi,
15


thả bè trên sơng, cắm trại, ngắm chim chóc, tự nhiên, lặn biển, leo núi đá…đã phát
triển trong những khu du lịch tự nhiên của Thái Lan. Và hiện tại nó lại càng được
chú ý hơn do phần lớn khách du lịch thích đến những miền đất hoang dã, ít người
đặt chân đến. Những hoạt động du lịch sinh thái như vậy có ở hầu hết các vùng
miền của Thái Lan, nổi bật là khu vực núi ở phía Bắc, Đông và Nam của Thái Lan.
Về du lịch mạo hiểm, ngày càng có nhiều du khách muốn khám phá và thử
thách bản thân mình qua những hình thức du lịch mạo hiểm. Nắm bắt được nhu
cầu của khách du lịch, Chính phủ cũng như Tổng cục du lịch Thái Lan đã nghiên
cứu và đầu tư để phát triển các loại hình du lịch mạo hiểm.
Với tài nguyên rừng núi cũng như thác ghềnh sơng ngịi, Thái Lan đã đầutư xây

dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như những biện pháp đảm bảo an toàn cho du
khách tham gia du lịch mạo hiểm. Các loại hình du lịch mạo hiểm như lướt sóng,
chèo thuyền vượt thác ghềnh, leo núi hay đi xe đạp xuyên rừng đã được triển khai ở
hầu hết các tỉnh thành có tiềm năng phát triển loại hình du lịch này. Dự báo trong
tương lai khơng xa, đây sẽ làloại hình du lịch phát triển và thu hút khách nhiều nhất
trong các loại hình du lịch của Thái Lan.
(5) Health and Wellness – The beauty of wellness and wellbeing: du
lịch chữa bệnh, các khu nghỉ dưỡng và làm đẹp, phẫu thuật
Spa phục hồi sức khoẻ
Các trung tâm học và thực hành spa tại Thái Lan thường ở các đền chùa. Bạn
có thể thưởng thức những lợi ích từ massage Thái tại bất kỳ khu nghỉ dưỡng và
trung tâm spa ở Thái Lan cũng như ở Chùa Wat Pho nơi có nhiều khố học chun
sâu dành cho những ai muốn học thêm về kỹ thuật này. Massage kiểu Thái để giảm
stress và thư giãn hệ thần kinh và các cơ, xương.
Spa phục hồi sức khoẻ là xu hướng hiện nay trên toàn thế giới. Vào giữa thập
niên 1990, Thái Lan đã cho các cơ sở spa trong nước hoạt động và nhờ những
thuộc tính tự nhiên, đất nước này đã trở thành điểm đến phục vụ spa chất lượng
nhất.
16


Có bốn loại spa ở Thái theo định nghĩa của Hiệp hội Spa Quốc tế. Day Spa có
trên tồn nước Thái, bao gồm thẩm mỹ viện, trung tâm thể hình và các cơ sở phục
vụ các liệu pháp điều trị ngắn ngày. Spa thư giãn là những phương tiện được xây
dựng cho mục đích riêng, thường ở các khách sạn tại thành phố: spa loại này có rất
nhiều ở Bangkok và thành phố lớn. Spa ở khu nghỉ dưỡng có ở hầu hết các điểm
thu hút du khách hàng đầu của Thái. Tuy nhiên còn một cơ sở spa ở vùng nơng
thơn là Nơi nghỉ dưỡng chăm sóc sức khoẻ Quốc tế Chiva-Som tại Hua Hin.
Chăm sóc sắc đẹp
Lưu trú dài hạn ở Thái có thể giúp bạn mãn nguyện khi sử dụng các dịch vụ

xa hoa làm thay đổi ngoại hình mình. Mọi người đều biết phạm vi các điều trị làm
đẹp có ở đây, và khách hàng quốc tế nhắm đến Thái Lan hàng năm vì biết rằng đã
chọn được cách điều trị mình cần với giá cả thân thiện giống như mơi trường xung
quanh.Nhiều viện chăm sóc sắc đẹp ở Thái Lan được quốc tế công nhận có đủ khả
năng làm tươi tắn, phục hồi và làm trẻ cơ thể và tinh thần cùng giảm đi sự lão hoá
do thời gian. Các cơ sở này sẵn sàng phục vụ quý khách mọi thứ từ làm móng đến
trang điểm toàn diện, từ bấm huyệt bàn chân, bàn tay đến chỉnh hình.
Phẫu thuật thẩm mĩ
Thái Lan có hơn 400 bệnh viện với tiêu chuẩn cao và giá phục vụ cực kỳ thấp.
Vì vậy, khơng có gì đáng ngạc nhiên khi có đa số du khách quyết định phẫu thuật
tại Vương quốc này trong thời gian lưu trú. Hội đồng y tế và các bác sỹ phẫu thuật
thẩm mỹ đã đề nghị chính phủ hỗ trợ để thúc đẩy Thái Lan trở thành một trung tâm
phẫu thuật thẩm mỹ của châu Á, một động thái mà họ tin có thể kiếm được 200 tỷ
Bạt Thái mỗi năm.
(6) Trends – Your service wih unique trends: các khách sạn phong
cách riêng, các trung tâm mua sắm, cuộc sống về đêm
Mọi người đều biết Thái Lan là một trong những thiên đường mua sắm. Khách
du lịch đến Thái đều sắp việc mua sắm thành mục chính trong kế hoạch chuyến đi.
Mọi nơi đều có vơ số mặt hàng đẹp và chất lượng. Áo quần, đồ gia dụng, tranh, đồ
17


gỗ, túi xách, giày, nữ trang kéo dài vô tận danh sách các món mặc cả. Đặt may áo
quần với dịch vụ 24 giờ là điều rất hữu ích, đặc biệt dành cho nam giới. Đi các cửa
hàng tổng hợp và chợ địa phương là điều thú vị và vui nhộn. Do đó, tour du lịch
mua sắm tại Thái Lan luôn luôn là chuyến đi thu hút mọi người Cửa hàng tổng hợp
thích hợp hơn đối với phong cách của du khách khơng thích mặc cả và mua hàng
hạ giá. Các cơ sở này thường bán hàng có giá trị và thường có hàng hạ giá. Ở
Bangkok khơng có “phố mua sắm”, tuy nhiên có một số cửa hàng tổng hợp ở khắp
nơi trong thành phố mà bạn nên đến:

Gaysorn: Là trung tâm mua sắm tiêu chuẩn quốc tế nổi bật với các nhãn
hiệu nổi tiếng của Thái và quốc tế cùng các nhà hàng thanh lịch, một điểm phải đến
đối với những ai thích các nhãn hiệu thời trang.
MBK (MahBoonKrong): Dành cho khách thích hàng giá rẻ (ví dụ như
giày giá 7 dollar Úc), đây là nơi tốt nhất cho khách thích mua sắm trong khơng khí
phố chợ nhưng được trang bị máy điều hồ. Cửa hàng có vơ số quầy bán mọi mặt
hàng từ áo quần, hàng da, đồ trang sức , thời trang đến đồ điện, đồ gỗ, mỹ phẩm
vàcác mặt hàng quà lưu niệm
Central World : Trung tâm mua sắm lớn nhất ở khu thương mại Bangkok
là một mê cung các cửa hàng, nhà hàng và điểm giải trí gồm có rạp chiếu phim,
sân trượt patin và Cửa hàng Thái miễn thuế.
Central Department Stores: Một loạt các cửa hàng tổng hợp trung tâm là
đầu mối bán lẻ lớn nhất ở Thái Lan với các cửa hiệu bách hoá, cửa hàng đặc sản,
siêu thị, siêu thị mini, và cửa hàng lớn đa dạng dịch vụ.
Emporium: Cung ứng các nhãn hiệu nổi tiếng với giá đặc biệt. Đây là
trung tâm mua sắm thời trang và đắc tiền có các cửa hàng bán nhiều loại sản phẩm
đặc biệt giúp bạn có thể mua đủ mọi thứ tại một nơi mà thơi. Eporium có các cửa
hiệu hàng thời trang, qn cà phê, siêu thị, các cửa hàng sách và một số nhà hàng
bán thức ăn ngon.
18


Lợi thế khi tham gia tour du lịch mua sắm: Hoàn thuế giá trị gia tăng
VAT Du khách đến Thái Lan nay có thể được hồn thuế VAT tại các sân bay quốc
tế ở Bangkok, Chiang Mai, Hat Yai và Phuket khi mua hàng trị giá tối thiểu 5.000
Baht trong một ngày (tổng số có thể gộp từ nhiều lần mua hàng trong một ngày).
(7) Festivities – The land of year-round festivities: Các lễ hội trong
nước và quốc tế.
Lễ hội: Thái Lan còn nổi tiếng với những lễ hội truyền thống, tháng nào cũng
diễn ra những ngày lễ văn hoá. Mỗi tháng có một chủ đề riêng, các lễ hội thì phong

phú và trải dài từ Bangkok đến Chiang Mai. Đây cũng là cơ hội để Thái Lan thu
hút khách du lịch.
Phù hợp với một chế độ quân chủ, ngày sinh của đức vua và hoàng hậu Thái
Lan là những ngày quốc lễ quan trọng. Khắp nơi trên đất nước được trang hoàng
lộng lẫy, quanh khu vực hoàng cung ở Bangkok thắp đèn rực rỡ, kèm theo là bắn
pháo bông. Người Thái cũng tôn vinh ngày Chakri, tức là ngày thành lập của triều
đại hiện nay, và ngày đăng quang, tức là ngày nhà vua Bhumihal lên ngai vàng.
Vào những dịp như thế này, Thái Lan đã thiết kế những chương trình để thu hút
khách du lịch và đã thu được những thành công lớn.
Là một nước theo đạo Phật, Thái Lan cử hành những ngày lễ quan trọng với
như

lễ

những nghi lễ trang

trọng

magha Oụa vào tháng

2, lễ Khao Phansa

vào tháng 7. Không

thể không kể đến

của

người Thái, được


biết nhiều hơn với cái

tên Tết té nước

Songkran

tổ

chức từ ngày13 –

15/4 hàng năm. Đó là

dịp khơng chỉ để

làm cơng đức mà cịn

để vui chơi. Trong

thời gian diễn ra lễ

hội, nhiều cuộc

tết

năm

mới
được

19



diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra,người ta cịn nấu các món ăn truyền
thống và mặc trang phục nhiều màu sắc. Tết té nước của Thái Lan mang tính cộng
đồng cao nên được du khách rất hưởng ứng. Do đó, lễ hội Songkran là một dịp lý
tưởng để du khách tới chứng kiến và tham gia ngày hội này. Ngồi những lễ hội
truyền thống, Thái Lan cịn rất nhiều lễ hội vùng, lễ hội Trung Hoa, lễ hội bộ lạc
cũng thu hút khơng ít khách du lịch.
2. Giá bán
Giá du lịch Thái Lan có thể nói làmột trong những giá du lịch hấp dẫn nhất thế
giới. Từ vé máy bay đến khách sạn, rồi đến các dịch vụ, mua sắm trên đất nước
Thái Lan đều rất rẻ. Đó là lý do tại sao du khách trong khu vực từ Việt Nam, Trung
Quốc, Hàn Quốc đến các nước ở lục địa khác đều đổ xô đếnThái Lan.
Vậy lý do vì sao giá du lịch Thái Lan lại rẻ như vậy?
Câu trả lời đó là:
 Cùng xuất phát điểm như Việt Nam nhưng chính phủ Thái Lan
đã sớm bắt tay vào làm du lịch từ nhiều năm trước. Ngành du lịch ln nhận được
sự hỗ trợ từ phía chính phủ, từ việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, khách
sạn, các điểm du lịch cho đến việc ban hành các chính sách và thể chế hợp lý
khuyến khích mọi thành phần kinh tế cũng như nhân dân làm du lịch. Hơn nữa, các
công ty du lịch của Thái Lan được chun mơn hố và có mối liên kết rất chặt chẽ
với nhau tạo thành những chuỗi, những tập đồn du lịch.
 Chính phủ Thái Lan cịn có những chính sách hỗ trợ các doanh
nghiệp kinh doanh du lịch. Điều này đã khiến các doanh nghiệp yên tâm kinh
doanh mà không phải lo đương đầu với những biến động trên thị trường thế giới
như giá xăng dầu tăng hay giá thực phẩm, các mặt hàng tiêu dùng tăng. Chính vì
những lý do trên mà các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của Thái Lan luôn giữ
mức giá tour ổn định. Các khách sạn, nhà hàng vàcác cơ sở hạ tầng khác cũng được
đầu tư lâu dài và đang trong quá trình khai thác, chịu mức khấu hao thấp, không
20



như ở Việt Nam các khách sạn phải chịu mức khấu hao rất lớn. Điều này cũng làm
giảm giá thành của các tour du lịch đến Thái Lan.
 Bất cứ chương trình tour nào các cơng ty du lịch Thái Lan cũng
kèm theo các điểm mua sắm bắt buộc. Họ lấy chính tiền hoa hồng mua sắm từ
khách du lịch bù vào việc giá tour rẻ. Du khách được đưa đến các điểm du lịch dù
họ có mua sắm hay khơng thì các cơng ty du lịch vẫn được 1 khoản tiền nhất định.
Các công ty du lịch và các công ty cung cấp dịch vụ đi kèm hợp tác chặt chẽ để
kiếm được thật nhiều tiền từ du khách. Lý do du khách vẫn hài long khi mua sắm là
tại những điểm mua sắm này ln có những màn trình diễn và những dịch vụ đi
kèm hấp dẫn để làm thỏa mãn du khách chứ không phải chỉ bán hàng không thôi.
3. Phân phối
Bên cạnh việc các doanh nghiệp du lịch trong nước hợp tác với các công ty lữ
hành trong và ngồi nước, chính phủ Thái Lan cịn đầu tư mạnh thông qua Tổng
cục du lịch Thái Lan. Các văn phòng đại diện đươc mở ra vừa nhằm quảng bá vừa
hỗ trợ các công ty du lịch trong các tour đến Thái. Hiện nay, Tổng cục Du lịch Thái
Lan đã thành lập 25 văn phòng đại diện ở hầu hết các các thị trường trọng điểm: tại
Anh (London), Đức (Frankfurt), Pháp (Paris), Italia (Rome), Thụy Điển
(Stockholm), Nga

(Moscow), Malaysia(Kualumpur),

Singapore,

Indonesia

(Jarkarta), Hồng Hông, Trung Quốc (Beijing, Thượng Hải, Côn Minh), Đài Loan,
Nhật Bản (Tokyo, Osaka, Fukuoka), Hàn Quốc (Seoul), Ấn Độ (Newdeli,
Mumbai), Tiểu các vương quốc Ả rập (Du bai), Việt Nam (TP.Hồ Chí Minh).

Các hãng hàng khơng quốc gia Thái Lan: Thai Airway, Thai AirAsia. Ngồi
ra thì có rất nhiều hãng hàng không của các quốc gia, tổ chức khác đến Thái Lan
Các phương tiện đi lại phổ biến ở Thái Lan (dễ dàng, tiết kiệm và thuận tiện):
Bangkok Skytrain (BTS), Bangkok Underground (MRT), Tuk-Tuk (Xe ba bánh),
ngồi ra có taxi, tàu thuyền, xe bus, xe ôm, các dịch vụ thuê xe.
21


4. Xúc tiến và quảng bá
Theo thống kê của Cơ quan du lịch Thái Lan TAT, hàng năm Thái Lan đón
một lượng khách quốc tế trên 10 triệu lượt người, tỷ lệ du khách quay trở lại nước
này khoảng 40-50%. Điều này cũng dễ hiểu bởi công nghiệp du lịch Thái Lan năng
động và luôn bắt kịp thị hiếu của du khách. Đóng góp chính vào sự thành cơng đó
là chính sách xúc tiến quảng bá du lịch.
Cơng tác xúc tiến quảng bá phát triển du lịch được thực hiện bởi Cơ quan du
lịch Thái Lan TAT. TAT hoạt động chuyên nghiệp gồm các đại diện vùng và các
văn phòng đại diện ở nước ngoài. Trong tổ chức bộ máy, TATcó quy định rất rõ về
nhân sự bao gồm số lượng và vị trí cơng tác của các đại diện tại trung ương và địa
phương tại mỗi văn phòng đại diện. Do vậy, các chính sách và cơng tác quản lý thể
hiện sự liên kết chặt chẽ giữa chính sách vĩ môvà điều kiện triển khai của từng địa
phương. Công tác xúc tiến quảng bá đặc biệt tại các thị trường quốc tế được ngành
du lịch Thái Lan rất quan tâm và tổ chức đồng bộ từ việc mở văn phòng đại diện tại
các thị trường trọng điểm đến hoạt động thăm dò ý kiến khách du lịch để tạo ra sản
phẩm đặc trưng thu hút khách, thống kê các hiệu ứng thị trường để có những chính
sách phù hợp và đem lại hiệu quả cao cho hoạt động xúc tiến đối với từng thị
trường cụ thể. Thông qua TAT, ngành du lịch Thái Lan dành nguồn kinh phí khá
lớn cho hoạt động xúc tiến thị trường, các văn phòngđại diện hàng năm đượccấp
khoảng 0,5 triệu USD cho hoạt động xúc tiến, vì vậy việc triển khai xúc tiến quảng
bá du lịch tới các thị trường được tiến hành tương đối đồng bộ. Ngoài ra, để thúc
đẩy hoạt động quảng bá hình ảnh quốc gia và thu hút khách du lịch, cịn có sự kết

hợp chặt chẽ của cơ quan du lịch Thái Lan với đại diện cơ quan ngoại giao và hãng
hàng không quốc gia thông qua hoạt động quảng bá truyền thống dân tộc, sự kiện
thể thao, đặc biệt tận dụng vai trò trung tâm trong khu vực ASEAN.

22


“Amazing Thailand” là tag line, cũng chính là thơng điệp nhất quán mà du
lịch Thái Lan gửi gắm đến du khách. Để có thể biến Thái Lan thành trung tâm du
lịch của Đông Nam Á, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) đã tiến hành nhiều cách
thức truyền thông ấn tượng cả trong và ngồi ngành du lịch, góp phần thúc đẩy
ngành du lịch của đất nước vốn rất tiềm năng này.
4.1 . Kênh Internet & Marketing điện tử
Điểm danh một số chiến dịch nổi bật gần đây:
 Chiến dịch “I hate Thailand” (2014)
 Chiến dịch “Thailand Extreme Makeover” (Lột xác cùng Thái
Lan) (2014)
 Cuộc thi “One and Only” (Chiến dịch Discover Thainess)
(2015)
Chiến dịch I HATE THAILAND - “Tôi ghét Thái Lan” (2014)

23


Tóm tắt nội dung chiến dịch
Chiến dịch bao gồm video “I hate Thailand” được đăng tải trên Youtube dưới
hình thức một tài khoản cá nhân, khiến công chúng nghĩ rằng video là một câu
chuyện thật từ du khách du lịch Thái Lan.
Nội dung video nói về một du khách phương Tây tên James đến Thái Lan du
lịch lần đầu tiên và dự định ở lại đó một tuần. Mọi chuyện bắt đầu trở nên tồi tệ khi

anh bị mất túi, trong đó có tồn bộ giấy tờ, điện thoại, tiền mặt… James bắt đầu trở
nên bực tức, anh đi lang thang, chửi thề, và nói rằng anh ghét Thái Lan, tất cả
những gì Thái Lan để lại cho anh lúc này chỉ là vài đồng xu lẻ. Thời khắc James
như bế tắc ở Thái cũng là lúc anh nhận được sự giúp đỡ của người dân địa phương.
Họ chia sẻ với anh đồ ăn, chỗ ngủ. Họ dẫn dắt anh tham gia vào những hoạt động
văn hóa địa phương một cách rất tự nhiên và hiếu khách. Một ngày, họ tìm thấy túi
của anh. Nó khơng bị đánh cắp bởi bất kì ai, một con khỉ đã đánh cắp nó. Chính
tình cảm và sự tốt bụng của người dân Thái Lan đã khiến James cảm phục và yêu
mến, anh quyết định ở lại Thái Lan thêm 2 năm nữa và nói rằng: “Đây là lần đầu
tiên và cũng là lần duy nhất tôi ở lại Thái Lan”.
Kết quả chiến dịch
Chỉ trong 3 ngày đăng tải, video đã đạt 1 triệu lượt xem. Đây có thể được coi
là một thành cơng bước đầu của chiến dịch. Hiện tại, video đã đạt 3 triệu lượt xem
và trở thành một trong những video thành công nhất về quảng bá du lịch tại
Youtube,
Dưới áp lực cạnh tranh lớn từ các nước lân cận trong khu vực, chiến dịch “I
hate Thailand” đã đưa du lịch Thái Lan trở nên ấn tượng hơn, gần gũi hơn. Những
trải nghiệm xấu khi đi du lịch là không thể tránh khỏi, nhưng Thái Lan đã khéo léo
24


khai thác chúng và kết hợp nhấn mạnh vào lòng hiếu khách, sự tốt bụng của con
người nơi đây, biến đất nước này trở thành điểm đến tuyệt vời.
Chiến dịch “Thailand Extreme Makeover”(Lột xác cùng Thái Lan)
2014
Tóm tắt nội dung chiến dịch
“Thailand Extreme Makeover” là chiến dịch lạ lẫm nhằm quảng bá du lịch kết
hợp phẫu thuật thẩm mỹ tại Thái Lan.
Chiến dịch online với trang web chính thức nhằm đưa du khách khắp thế giới
tham gia chương trình truyền hình thực tế về phẫu thuật thẩm mỹ, thay đổi diện

mạo. Người tham gia trên khắp thế giới gửi hình ảnh của mình, hồ sơ sức khỏe
cùng lý do tham gia chương trình. Ban tổ chức sẽ chọn ra 3 ứng viên may mắn
được sang Thái, tận hưởng chuyến du lịch đồng thời sẽ ghi lại hành trình lột xác
của họ. Những ứng viên này sẽ được phẫu thuật thẩm mỹ bởi những bác sĩ thẩm
mỹ hàng đầu Thái Lan.
Toàn bộ quá trình quá trình thay đổi diện mạo của 3 du khách này đều được
ghi hình và đăng tải lên website đặc biệt của chương trình. Khán giả qua đó sẽ
chứng kiến sự thay đổi của họ, đưa ra những bình luận, chia sẻ hay bình chọn cho
ứng viên mình u thích nhất để giành được những phần q thú vị. Người chiến
thắng là người được bình chọn nhiều nhất và giành được giải thưởng trị giá 5.000
USD cùng một tour du lịch trọn gói sang trọng tại Thái.
Kết quả chiến dịch
“Thailand Extreme Makeover” đã tổ chức thành công 2 năm, 2014 và 2015,
trở thành chương trình khá nổi tiếng.
25


×