Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Bài giảng hướng dẫn thi công bả ma tít sơn vôi file doc và ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.14 KB, 22 trang )

TRƯỜNG CĐN QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA XÂY DỰNG

MÔ ĐUN: BẠ MA TIT, SƠN VÔI
MÃ MÔ ĐUN: MĐ 17
NGHỀ: KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Trình độ: Trung cấp nghề

TP. Vũng tàu – 2014
Giáo trình lưu hành nội bộ

1


TRƯỜNG CĐN QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA XÂY DỰNG

MÔ ĐUN: BẠ MA TÍT, SƠN VÔI
MÃ MÔ ĐUN: MĐ 17
NGHỀ: KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Trình độ: Trung cấp nghề

Giáo viên biên soạn

Trưởng/ Phó khoa

Nguyễn Quốc Toản

Lê Văn Thường

TP. Vũng tàu – 2014


Giáo trình lưu hành nội bộ

2


MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................................................................................. 4
BÀI 1: CHỌN MÀU SẮC........................................................................................................................................ 5

1. Các loại màu cơ bản.................................................................................................5
2. Tính chất màu sắc...................................................................................................5
3. Ảo giác về màu sắc...................................................................................................6
4. Ảnh hưởng của ánh sáng đến màu sắc........................................................................6
5. Thay đổi khung cảng bằng màu sắc........................................................................6
6. Chọn màu đối với nhà ở............................................................................................7

BÀI 2: PHA CHẾ NƯỚC VÔI MÀU......................................................................................................................... 8

1. Vật liệu..................................................................................................................8
2. Pha chế nước vôi...................................................................................................9
3. Pha chế nước vôi màu.............................................................................................9

BÀI 3: CHUẨN BỊ BỀ MẶT BẠ MA TÍT, QUÉT VÔI................................................................................................. 10

1. Sửa lại những chỗ chưa đạt yêu cầu bề mặt........................................................10
2. Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt..................................................................................10

BÀI 4: QUÉT VÔI................................................................................................................................................ 12

1. Dụng cụ...............................................................................................................12

2. Yêu cầu kỹ thuật...................................................................................................12
3. Quét vôi.................................................................................................................12

BÀI 5: BẢ MA TÍT............................................................................................................................................... 14

1. Khái niệm..............................................................................................................14
2. Tỷ lệ pha trộn......................................................................................................14
3. Cách pha trộn.........................................................................................................15
4. Yêu cầu kỹ thuật...................................................................................................15
5. Dụng cụ...............................................................................................................15
.................................................................................................................................16
6. Chuẩn bị bề mặt..................................................................................................16
7. Trình tự và thao tác.................................................................................................16

BÀI 6: LĂN SƠN................................................................................................................................................. 18

1. Thành phần sơn.....................................................................................................18
2. Yêu cầu kỹ thuật...................................................................................................19
3. Dụng cụ lăn sơn..................................................................................................19
4. Trình tự thao tác.....................................................................................................20
5. Sơn lót và sơn phủ..................................................................................................21

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................ 22

3


GIỚI THIỆU CHUNG
Mã mô – đun: MĐ 17
Tên mô – đun: Bạ ma tít, sơn vôi

Thời gian mô – đun: 55 giờ (Lý thuyết 15 giờ, thực hành 24 giờ, thực hành doanh
nghiệp 16 giờ)
 Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun được bố trí học sau khi người học đã học xong các mô đun
MĐ12, MĐ13, MĐ14, MĐ15, MĐ16.
- Tính chất: Đây là mô đun học bắt buộc thời gian học cả lý thuyết và thực hành.
 Mục tiêu của mô đun:
*Kiến thức:
- Trình bày được trình tự pha màu và quét, lăn, phun sơn vôi.
- Mô tả được tính năng tác dụng của từng loại sơn.
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật của công việc quét, phun, lăn sơn vôi.
*Kỹ năng:
- Chọn được màu đẹp, phù hợp với tính chất sử dụng.
- Pha được màu theo mẫu.
- Quét, phun, lăn sơn đạt yêu cầu.
- Quét được vôi ve, lăn, phun sơn đạt yêu cầu kỹ thuật
*Thái độ:
- Tỷ mỷ, cẩn thận và kiên trì trong khi luyện tập.
- Tuân thủ mọi quy định về an toàn lao động của nghề và vệ sinh công nghiệp.
- Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công
nghiệp.
 Nội dung của mô đun:




STT

Thời gian


Nội dung mô đun

Tổng
số


thuyết

Thực
hành

Kiểm
tra

1

Bài 1: Chọn màu sắc

2

2

2

Bài 2: Pha chế nước vôi màu

6

2


4

3

Bài 3: Chuẩn bị bề mặt bả ma tít, quét vôi

7

3

4

4

Bài 4: Quét vôi

6

2

4

5

Bài 5: Bả ma tít

9

3


4

2

6

Bài 6: Lăn sơn

9

3

4

2

39

15

20

4

Cộng

4


BÀI 1: CHỌN MÀU SẮC

 MỤC TIÊU CỦA BÀI:
* Kiến thức:
- Trình bày được cơ sở để chọn màu.
- Vận dụng được bảng màu để lựa chọn.
* Kỹ năng:
- Chọn được màu phù hợp.
* Thái độ:
- Nghiêm túc, sáng tạo, tuân thủ quy luật hoà sắc.
 NỘI DUNG CỦA BÀI:
 Các loại màu cơ bản
 Tính chất màu sắc
 Ảo giác về màu sắc
 Ảnh hưởng ánh sáng đến màu sắc
 Thay đổi khung cảnh bằng màu sắc
 Chọn màu đối với nhà ở
1. Các loại màu cơ bản
Màu gốc trong tự nhiên có 3 màu đó là: đỏ, vàng, xanh mà không thể dùng cách
pha trộn màu sắc để có được. Đó chính là 3 màu nguyên chất hay màu sơ cấp (màu gốc),
với 3 màu sơ cấp này chúng ta có thể pha được hầu hết các màu trong tự nhiên.
Brewku và Frăng đã biểu thị cách pha tạo màu thành vòng tròn từ 3 màu đầu tiên rồi đến
màu thứ 2, thứ 3…
 Đỏ + xanh = tím
 Xanh + vàng = lục (xanh cây)
 Vàng + đỏ = da cam
2. Tính chất màu sắc
Do tác động của ánh sáng, màu sắc của mọi vật biến hóa vô cùng phong phú, chúng
gây cho ta cảm giác nóng hay lạnh. Do vậy, ta gọi là màu nóng và màu lạnh.
a. Màu nóng
Những màu gây cho ta cảm giác nóng nực hay ấm áp, về mặt tình cảm gợi cho ta sự
vui tươi sôi nổi, nhiệt tình hăng hái và có tác dụng tăng ánh sáng trên vật thể. Màu nóng

gồm: đỏ, da cam, vàng và những màu nào có xu hướng ngả sang 3 màu nói trên đều gọi
là màu nóng.
b. Màu lạnh
Trái ngược với màu nóng, màu lạnh gây cho ta cảm giác lạnh lẽo hay mát mẻ, về
mặt tình cảm gợi cho ta trầm ngâm hay buồng bã và có tác dụng làm giảm ánh sáng trên
vật. Màu lạnh bao gồm: xanh, lục, tím và những màu nào có xu hướng ngã sang 3 màu
nói trên thuộc về màu lạnh.
c. Màu trung tính
Những màu không gây cảm giác nóng, lạnh là màu trung tính. Trắng và đen là 2
màu trung tính nói trên. Màu trung tính là loại màu dễ biến thành màu nóng hay lạnh khi
ta thêm vào 1 ít đỏ hay xanh.

5


3. Ảo giác về màu sắc
Màu nóng gây cảm giác vật rất gần ta, ngược lại màu lạnh làm cho vật như bị lùi xa.
Đó chính là những ảo giác của các sắc nóng lạnh. Những ảo giác nêu trên còn phụ thuộc
vào vị trí để tiếp nhận ánh sáng, nếu ánh sáng ngược chiều và mạnh ta cũng khó phân biệt
được màu nóng hay lạnh.
Ví dụ: bản thân màu là cây vốn xanh (màu lạnh) khi bị ánh nắng chiếu tà chiếu vào
lại trở thành nóng vì nó phải nhận màu vàng của ánh sáng chiếu. Ngược lại, màu đỏ vốn
nóng khi đặt vào bóng tối trở thành màu tím sẫm (màu lạnh).
Đó là những ảo giác về màu, các sắc nóng lạnh mà người sử dụng cần biết để sử
dụng đúng màu, đúng vị trí.
4. Ảnh hưởng của ánh sáng đến màu sắc
Một số màu trông sẽ rất đẹp trong điều kiện ánh sáng ngoài trời nhưng khi sử dụng
các nguồn ánh sáng nhân tạo thì các màu đó cũng sẽ không còn chính xác như màu thật
của nó. Do điều kiện ánh sáng có thể thay đổi rất nhiều nên màu sắc cũng sẽ ảnh hưởng
tương ứng. vì vậy trước khi quyết định sơn 1 màu, hãy đưa mẫu màu đến nhiều vị trí

khác nhau trong phòng, đồng thời thử qua nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau như ban
ngày, buổi tối, trong ánh sáng mặt trời, ánh sáng nhân tạo để có quyết định chính xác
nhất.
Ánh sáng mặt trời cho màu sắc trung thực nhất. Sắc độ trắng được giữ nguyên còn
sắc độ kem cho thấy có thêm 1 chút vàng.
Ánh sáng có đèn Tungsten (ánh dáng đèn trần) khiến màu vàng trở nên nhạt hơn,
màu xanh lá trở nên xỉn hơn và màu hồng có thể sắc đỏ, các màu trắng, kem có thêm sắc
vàng.
Ánh sáng đèn Fluorescent (đèn tupe) làm các màu sắc có thêm ánh sáng dương.
Điều này khiến cho màu sắc chuyển sang tông lạnh hơn và màu xỉn hơn.
5. Thay đổi khung cảng bằng màu sắc
Bằng cách dùng màu sáng tạo có thể làm thay đổi diện mạo của văn phòng, nhấn
mạnh những ưu điểm để tôn thêm vẻ đẹp đồng thời khéo léo che lấp những hạn chế,
khiếm khuyết của văn phòng.
a. Để trần nhà cao hơn
Dùng màu sáng: sơn trần bằng màu trắng và màu sáng là cách phổ biến để tăng
thêm chiều cao cho căn phòng. Nếu tường được sơn bằng những màu sẫm, hiệu ứng tăng
chiều cao cho căn phòng sẽ được tăng lên rõ rệt.
Tạo cảm giác cao hơn: có thể dùng cách sơn tường nhà cùng sắc màu nhưng với độ
đậm nhạt khác nhau, độ đậm nhất phần các gờ chân tường, nhạt dần khi hướng lên các
phần tường bên trên và kết thúc với tông màu nhạt nhất nơi trần nhà.
Che lấp các khiếm khuyết: các kiểu kiến trúc có gờ, lan can…chạy ngang tường có
thể làm cho căn phòng có vẻ thấp đi. Để che lấp các khuyết điểm kiểu này bạn chỉ cần
sơn chúng với cùng tông màu sơn tường.

b. Cách khống chế các kiểu kiến trúc rắc rối

6



Dùng 1 tông màu duy nhất: với trần nhà nghiêng dốc, có mặt cắt chéo…sẽ rất khó
phân định đâu là tường đâu là trần. Có thể loại bỏ khiếm khuyết này bằng cách đơn giản
là chỉ dùng 1 màu duy nhất cho toàn bộ căn phòng.
Thay đổi cảm nhận khi căn phòng có dáng không chuẩn: cuốn hút sự chú ý đến các
bức tường bằng cách sơn chúng với màu sắc lạnh. Ví dụ để khắc phục khiếm khuyết của
căn phòng hình chữ L chỉ cần tạo ra liên kết cho 2 bức tường đối diện bằng cách sơn
chúng cùng 1 màu.
Điểm xuyến cho căn phòng buồn tẻ: để làm cho căn phòng bớt tẻ nhạt hãy chọn vài
chi tiết như khung cửa sổ hay đường viền chân tường và sơn chúng khác màu tường.
Chỉ sơn 1 mặt tường duy nhất: tạo sự phá cách giúp xóa nhào sự buồn tẻ của căn
phòng bằng cách sơn 1 mặt tường với màu sắc khắc biệt so với mặt tường. Thêm ánh
sáng và không gian cho những căn phòng nhỏ.
Dùng màu sáng: trắng không phải là màu duy nhất có tác dụng này. Nhìn chung tất
cả các màu tông sáng, lạnh đều làm cho căn phòng trông rộng và có nhiều ánh sáng hơn.
Nới rộng diện tích sàn: hãy sơn sàn với màu nhạt và thuần khiết, sơn các gờ trang trí
tường với màu khác. Điều này làm cho sàn có vẻ rộng ra, nhờ đó làm cho căn phòng
trông rộng hơn.
Làm rộng các mặt phẳng: các mặt vách nhỏ sẽ có vẻ rộng hơn nếu sơn tất cả bằng 1
màu duy nhất. Dùng sơn trang trí trong nhà có độ láng bóng nhẹ nhàng, thanh thoát để
giúp phát tán ánh sáng tốt hơn, nhờ đó tạo thêm độ rộng ảo cho căn phòng.
6. Chọn màu đối với nhà ở
Tiền phòng: màu khiêm tốn, nhã nhặn, thể hiện phần nào tính cách người ở trong
căn hộ, nên có màu dịu.
Phòng sinh hoạt chung: là phòng chính, cần có mảng, vệt trang trí tươi sáng. Trong
các chi tiết nội thất, có thể chọn 1 màu chủ đạo nhưng phải hài hòa với nhau.
Phòng làm việc: nên dùng màu thẫm sâu lắng để tạo không khí tập trung, bình tĩnh
và hạn chế tầm nhìn.
Phòng ngủ: màu tươi sáng, sử dụng gam nóng hay gam lạnh thì phụ thuộc hướng
phòng.
Phòng trẻ em: màu tươi sáng.

Bếp: màu tươi sáng.
Khu vệ sinh: màu sắc dịu.

7


BÀI 2: PHA CHẾ NƯỚC VÔI MÀU
 MỤC TIÊU CỦA BÀI:
* Kiến thức:
- Xây dựng được tỷ lệ phù hợp để pha màu chuẩn theo màu mẫu.
* Kỹ năng:
- Pha được màu chuẩn theo mẫu.
- Ghi và tính được tỷ lệ phối màu.
* Thái độ:
- Tuân thủ theo tỷ lệ phối màu đã chọn.
 NỘI DUNG CỦA BÀI:
 Vật liệu
 Pha chế nước vôi
 Pha chế nước vôi màu
1. Vật liệu
 Các bộ phận công trình như tường, trân, cột... sau khi trát xong thường được phủ lên
một lớp vôi trắng hoặc vôi màu làm cho công trình sẽ sạch và làm tăng mỹ quan cho
công trình
 Nếu quét lớp vôi trắng thì dùng sữa vôi.
 Nếu quét lớp vôi màu thì dùng nước sữa vôi pha với lượng bột màu.
Nước vôi trắng được chế tạo như sau:
 Cứ 2,5kg vôi nhuyễn cộng với 0,1 kg muối ăn thì chế tạo được 10 lít nước vôi để
quét. Trước hết đánh lượng vôi đó trong 5 lít nước cho thật nhuyễn chuyển thành
sữa vôi, muối ăn, hoặc phèn chua hòa tan riêng đỗ vào và quấy cho điều, cuối cùng
đổ nốt lượng nước còn lại và lọc qua sàng 225 mắt/cm2.

Nước vôi màu được chế tạo như sau:
 Cứ 2,5 – 3,5 kg vôi nhuyễn cộng với 0,1kg muối ăn 10lít vôi sữa, phương pháp chế
tạo giống như trên. Bột màu cho vào từ từ, mỗi lần cho phải cân đo, sau mỗi lần thì
phải quét thử, khi đảm bảo màu sắc theo theo kế thì ghi lại liều lượng pha trộn để
không phải thử khi trộn mẻ khác. Sau đó cũng lọc qua sàng 225 mắt/ cm 2. Nếu pha
với phèn chua thì cứ 1kg vôi cục pha với 0,12kg bột màu và 0,02kg phèn chua.
 Nước vôi phải pha sao không cho đặc quá hoặc loãng quá, bởi vì nếu đặc quá quét
khó điều và thường để lại vết chuổi, nếu loãng quá thì bị chảy, không đẹp.
 Vật liệu để pha chế nước vôi màu gồm vôi nhuyễn, nước, bột màu và phèn chua.
 Vôi nhuyễn phải tốt, trắng. Vôi cũ để tôi phải chín đều, không cháy, không lẫn than
xỉ. Vôi được tôi trước 2 tuần ở bể hoặc thùng sạch và luôn ngập nước ít nhất 20cm.
 Nước tôi vôi và pha chế nước vôi phải sạch không lẫn tạp chất.
 Màu: sử dụng bột hay nước nhưng phải hòa tan trong nước vôi.
 Phèn chua có tác dụng:
 Giữ cho màu lâu phai.
 Hạn chế được mốc rêu.

8


2. Pha chế nước vôi
a. Tỷ lệ pha chế
 Phụ thuộc vào chất lượng vôi nhuyễn.
 Thường pha theo tỷ lệ (thể tích): vôi nhuyễn/nước = 1/5.
 Không nên pha đặc quá hay loãng quá.
b. Trình tự pha chế
 Đong vôi nhuyễn và nước đổ vào thùng, khuấy kĩ thành sữa vôi.
 Đập nhỏ phèn chua cho vào khuấy kĩ. Một lít nước vôi cho khoảng 0.002
phèn chua.
 Lọc sữa vôi qua 2 – 3 lớp vải xô (hoặc lưới có mắt 0.5x0.5 mm)

3. Pha chế nước vôi màu
Muốn pha chế nuốc vôi màu trước hết phải pha chế nước vôi như ở mục 2, sau đó
pha màu với nước vôi.
a. Pha thử màu vôi
Đong lượng nước vôi trắng khoảng vài lít.
Đong màu: dùng chén đổ từ từ vào nước vôi. Khuấy kĩ cho màu tan đều trong nước
vôi. Nếu màu khó tan, pha trước màu với rượu, cồn hay nước sôi.
Thử màu: thường quét lên mảng tường nào đó để khô hiện màu. Nhìn màu vôi trên
mảng tường xem độ đậm nhạt mà điều chỉnh theo yêu cầu thiết kế. Điều chỉnh màu bằng
cách thêm, bớt lượng màu hoặc nước vôi trắng. khi được màu ưng ý, Ghi lại tỷ lệ để pha
chính thức cho các đợt tiếp theo.
b. Pha màu vôi
Trình tự và thao tác: cơ bản như cách pha thử màu, nhưng khác không phải quét thử
để điều chỉnh độ đậm nhạt màu sắc.

9


BÀI 3: CHUẨN BỊ BỀ MẶT BẠ MA TÍT, QUÉT VÔI
 MỤC TIÊU CỦA BÀI:
* Kiến thức:
- Phát hiện những chỗ cần xử lý.
- Giải quyết phù hợp những chỗ cần xử lý.
* Kỹ năng:
- Xử lý được những chỗ trên bề mặt chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
* Thái độ:
- Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình xử lý bề mặ.
 NỘI DUNG CỦA BÀI:
 Sửa lại những chỗ chưa đạt yêu cầu
 Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt

1. Sửa lại những chỗ chưa đạt yêu cầu bề mặt
 Những chỗ sứt mẻ, bong bọp vá lại bằng vữa.
 Nếu bị nứt có thể xử lý bằng cách:
 Dùng bay hoặc dao bả ma tít cạo rộng đường nứt.
 Dùng bay đắp vữa cho phẳng.
 Xoa nhẵn bằng bàn xoa.
2. Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt
a. Với bề mặt tường mới

 Với bề mặt tường mới xây phải dành đủ
thời gian khô hoàn toàn và đủ thời gian
bảo dưỡng. Bề mặt tường phải phẳng,
khô và sạch rồi mới tiến hành sơn: Việc
này sẽ giúp giảm hiện tường phồng rộp
sau khi sơn. Kinh nghiệm: 3-4 tuần sau
khi trát trong điều kiện mùa khô, độ ẩm
tường về đến 16% là tốt nhất.
 Bề mặt tường phẳng và sạch: giúp cho việc
trét bột được tốt. Hơn nữa, nếu bề mặt
phẳng và sạch thì sơn sẽ phủ đều hơn, đồng
thời bạn sẽ dễ dàng lau rửa về sau. Công
đoạn trát tường đảm bảo đạt yêu cầu thì
công đoạn sơn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.
 Dùng bay hay dao bả ma tít tẩy những cục vôi, vữa khô bám vào bề mặt. Dùng
giấy nhám đánh kỹ để làm sạch.
 Dùng đá mài, mài tường để loại bỏ tạp chất làm ảnh hưởng đến độ bám dính của
các lớp bột bả hay sơn phủ, đồng thời mài tường cũng tạo độ phẳng tương đối cho
bề mặt tường.
 Vệ sinh bề mặt bằng máy nén khí hay rẻ sạch thấm nước.
10



 Cần làm ẩm tường trước khi sơn bả matit nếu cảm thấy tường quá khô, công việc
này nên dùng Rulo lăn qua tường với nước sạch (chỉ cần lăn một nước mỏng
không nên lăn quá nhiều nước).
b. Với bề mặt tường cũ
 Cần rửa sạch các loại nấm mốc, rêu, bụi hay lớp sơn cũ bị bong tróc bằng máy
phun nước sạch áp suất cao.
 Sau đó cạo bỏ lớp sơn cũ đã mất đi độ bám dính.
 Cuối cùng bạn cần rửa sạch tường và để khô trước khi sơn bả.

11


BÀI 4: QUÉT VÔI
 MỤC TIÊU CỦA BÀI:
* Kiến thức:
- Nêu được thao tác quét vôi màu.
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi quét vôi, màu.
* Kỹ năng:
- Quét được vôi, màu đảm bảo kỹ, mỹ thuật.
* Thái độ:
- Tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khi quét vôi, màu.
 NỘI DUNG CỦA BÀI:
 Dụng cụ
 Yêu cầu kỹ thuật
 Quét vôi
1. Dụng cụ
a. Chổi quét
 Thường làm bằng đót.

 Gia công chổi quét:
 Chọn đót tốt, không bị gãy mục, nhặt từng sợi nhỏ, ghép bằng đầu.
 Bó chổi: có thể bó tròn hay dẹt.
 Tra cán: cán chổi thường làm bằng tre hay gỗ tròn, cứng, có đường kính 1 – 2
cm được vót nhọn 1 đầu để cắm vào chổi. Cán chổi dài hay ngắn tùy thuộc vào
điều kiện thi công trên cao hay dưới thấp.
 Xén bằng đầu: đảm bảo chổi có chiều dài 20 – 25 cm (cán khoảng 70cm).
 Sử dụng và bảo quản:
 Chối mới trước khi quét thường ngâm vào vôi hoặc nước sôi hoặc giặt sạch để
chổi mềm mại, hết màu đót không làm vàng ố bề mặt quét vôi.
 Rửa sạch chổi sau khi quét và để chổi xuôi tránh nước thấm vào thân chổi.
 Chổi đã quét, trước khi quét phải giặt lại chổi.
b. Thang, giàn giáo, ghế, xô thùng
2. Yêu cầu kỹ thuật
Bề mặt quét, phun vôi phải đạt yêu cầu kỹ thuật sau:
 Màu sắc đều, đúng với thiết kế quy định.
 Bề mặt quét không lộ vết chổi, không có nếp nhăn, giọt vôi đọng, vôi phải bám kín
đều bề mặt.
 Nước vôi quét không làm sai lệch các đường nét, gờ chì và các mảng bề mặt trang
trí khác.
 Các đường chỉ, đường ranh giới giữa các mảng màu vôi phải thẳng đều.
3. Quét vôi
Mặt trát hoàn toàn khô mới tiến hành quét vôi, những ngày nắng ráo quét vôi hiệu
quả nhất. Quét vôi thường quét nhiều lớp (tối thiểu 3 lớp) để đảm bảo đều màu. Quét
xong 1 lớp để khô hoàn toàn mới quét lớp sau.

12


Nước vôi chứa trong xô không đầy mà cách miệng khoảng 10cm để dễ di chuyển

không bị đổ và gạt bớt nước vôi ở miệng xô.
Quét vôi trần: nước 1 thường quét vuông góc chiều ánh sáng đại diện vào phòng, các
nước sau quét dọc chiều ánh sáng (vuông góc với nước 1) nhằm không nhìn rõ vết chổi.
Thao tác quét vôi trần:
 Xô vôi để bên cạnh phía trước người quét.
 Đứng cách mặt trần khoảng 60 – 70cm để quét.
 Thường dùng 2 tay cầm chổi quét: 1 tay cầm đầu cán, 1 tay cầm cán (ở
khoảng giữa).
 Nhúng chổi từ từ vào nước vôi sâu khoảng 7 – 10cm.
 Nhấc chổi lên, gạt bớt nước vào miệng xô, nhằm hạn chế làm rơi vãi nước
vôi.
 Đưa chổi từ điểm A sang điểm B, lật chổi quét từ B sang A theo vệt ban đầu
để nước vôi bám đều bề mặt.
Quét vôi tường; nước 1 bằng nước vôi trắng. các nước sau quét nước vôi màu hay trắng
tùy theo thiết kế.
Thao tác quét vôi tường:
 Đặt chổi nhẹ lên tường (điểm B) ở gần sát cuối của mái chổi từ dưới lên, từ
từ đưa mái chổi lên theo vệt thẳng đứng, hết tầm tay với, rồi đưa chổi từ trên
xuống theo vệt ban đầu quá điểm A khoảng 5 – 10 cm lại đưa chổi lên đến
khi nước vôi bám hết vào mặt trát. Đưa chổi sâu xuống so với điểm xuất
phát, nhằm xóa những giọt vôi chảy trên bề mặt.
Thường quét từ trên cao xuống thấp. trần quét trước, tường quét sau, quét các
đường biên, đường góc làm cơ sở để quét các mảng trần, tường tiếp theo.
Quét đường biên phân mảng màu làm như sau:
 Lấy dấu cữ: dùng thước đo khoảng cách bằng nhau từ trần xuống ở các góc
và vạch dấu lên tường.
 Vạch đường chuẩn: dựa vào vạch dấu ở góc tường, dùng dây nhợ nhuộm
màu nối liền các điểm cữ lại với nhau và bật dây vào tường để lại vết, đây là
đường biên, phân bảng màu.
 Kẻ đường phân mảng: đặt thước tầm trùng với đường vạch chuẩn, dùng chổi

quét sát thước 1 vệt rộng khoảng 5 – 10cm. quét xong 1 tầm thước, tiếp tục
chuyển thước, quét cho đến hết. Mỗi lần di chuyển thước phải lau khô thước,
tránh nước vôi bám thước làm nhòe đường biên.
Quét vôi chân tường:
 Thường để quét sau cùng.
 Màu vôi chân tường thường là nâu hay đỏ sẫm, khác với màu vôi tường.
 Cách lấy cữ, vạch đường chuẩn, kẻ đường biên được tiến hành tương tự như
cách phân mảng màu ở trên.

13


BÀI 5: BẢ MA TÍT
 MỤC TIÊU CỦA BÀI:
* Kiến thức:
- Trình bày được trình tự bạ mát tít.
* Kỹ năng:
- Bạ được mát tít đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
* Thái độ:
- Tuân thủ trình tự và yêu cầu kỹ thuật trong bạ mát tít.
 NỘI DUNG CỦA BÀI:
 Khái niệm
 Tỷ lệ pha trộn
 Cách pha trộn
 Yêu cầu kỹ thuật
 Dụng cụ
 Chuẩn bị bề mặt
 Trình tự và thao tác
1. Khái niệm
 Ma tít là hỗn hợp gồm các vật liệu thành phần (bột ma tít, dầu sơn, nước và keo…)

dùng để làm phẳng bề mặt trát hoàn thiện trang trí hoặc làm nền cho sơn.
 Bột ma tít thường dùng một trong những loại bột tan, cacbonat can xi, thạch cao…
đều ở dạng bột mịn khô.
 Nước để dùng pha ma tít là nước sạch.
 Dầu sơn, xăng, các loại keo động – thực vật, keo nhân tạo. Nhưng thường dùng
keo tổng hợp (polime) vì khả năng bám dính cao.
2. Tỷ lệ pha trộn
a. Công thức 1
 Thành phần gồm: bột tan + xăng + sơn dầu.
 Liều lượng pha trộn: 5kg bột tan + 3.5 kg sơn dầu + (0.1 – 0.25)kg xăng
 Xăng giúp ma tít nhanh khô và thi công dễ dàng.
 Nước sạch pha thêm để ma tít có đủ độ dẻo, dễ thi công.
 Theo công thức này thì ma tít lâu khô, độ rắn kém, không chịu ẩm ướt, dễ thi
công, dùng bả tường khô ráo.
b. Công thức 2
 Thành phần gồm: thạch cao + keo (keo tổng hợp) + bột phấn (bột nhẹ).
 Liều lượng pha trộn: 1 kg thạch cao + (2 – 3) kg bột phấn + 2 lít nước keo 2 – 5%.
 Theo công thức này thì ma tít nhanh khô, độ rắn tốt hơn, nhưng khó thi công,
thường dùng bả tường tầng 1, tường phía ngoài hành lang…
c. Công thức 3
 Thành phần: bột phấn + dầu sơn + keo (động – thực vật).
 Liều lượng pha trộn: 2.5 kg bột phấn + 25g dầu sơn + 1 kg nước keo 10%.
 Nước sạch thêm để ma tít đủ độ dẻo thi công.

14


 Theo công thức này thì ma tít bám dính tốt, dễ thi công, nhưng độ rắn kém, lâu
khô, thường dùng bả tường trong nhà nơi khô ráo.
3. Cách pha trộn

a. Đối với loại ma tít tự pha
 Cân đong vật liệu theo tỷ lệ pha trộn.
 Trộn khô đều (nếu có từ 2 loại bột trở lên).
 Đổ nước pha (dầu hoặc keo) theo tỷ lệ vào bột đã trộn trước.
 Khuấy đều cho nước và bột hòa tan vào nhau chuyển sang dạng nhão dẻo.
b. Đối với loại ma tít pha sẵn
 Đây là loại bột hỗn hợp khô, được pha chế tại công xưởng và đóng thành bao có
trọng lượng 10, 25, 40kg…khi pha trộn chỉ cần đổ nước sạch theo chỉ dẫn, khuấy
cho đều cho bột trở nên dạng nhão dẻo.
4. Yêu cầu kỹ thuật
Bề mặt sau khi bả ma tít cần đảm bảo yêu cầu sau:
 Bề mặt sau khi bả cần đảm bảo yêu cầu sau:
 Phẳng, nhẵn, bóng, không rổ, không bong rộp.
 Bề dày lớp bả không nên quá 1.5 ÷ 2mm cho 1lớp, không quá 3÷ 4mm cho 2lớp.
 Bề mặt ma tít không sơn phủ phải đều màu.
 Định mức: 0,8 – 1,0 m2/kg cho 02 lớp.
5. Dụng cụ
a. Bàn bả
Hình dáng giống bàn xoa sắt. tay cầm bằng gỗ hoặc nhựa. Thân làm bằng miếng
thép mỏng 0.15 – 0.25mm hình chữ nhật: 10x20 cm. Bàn bả dùng bạ ma tít nơi có diện
tích bề mặt lớn, dễ thao tác và năng suất.
b. Dao bả
Tay cầm bằng gổ cứng, lưỡi thẳng, mỏng (thường làm bằng thép mỏng 0.1 –
0.15mm). Cũng có loại làm bằng nhựa dùng để bả bề mặt tấm thạch cao. Có dao bả lớn
và nhỏ, dao bả lớn có thể thay bàn bả. dao bả nhỏ để xúc ma tít và bả những chỗ hẹp.
c. Miếng bả
Làm bằng thép mỏng 0.1 – 0.15mm, cắt hình chữ nhật 10x15cm, dùng để làm nhẵn
bề mặt ma tít.
d. Miếng nhựa: để bả ma tít các góc lõm, cắt hình chữ nhật 5x10cm.


15


6. Chuẩn bị bề mặt
 Có thể bả ma tít lên tường trát vữa hoặc bề mặt bê tông. Phải chuẩn bị tốt bề mặt
trước khi bả ma tít.
 Thực hiện các bước chuẩn bị như ở bài 3.
 Trước khi bả dùng giấy nhám đánh kỹ để bay hết hạt cát bám trên bề mặt, khi bả
những hạt cát này bật lên bám lẫn vào ma tít khó thao tác.
 Cần kiểm tra độ ẩm của bề mặt trước khi bả ma tít. Thông thường độ ẩm đạt
khoảng 25 – 30% là ổn. Nếu tường quá khô bạn cần yêu cầu thợ làm ẩm tường
bằng cách lăn ru lô bằng nước sạch lên tường trước khi bả ma tít. Không bả ma tít
khi tường quá khô hoặc quá ẩm.
7. Trình tự và thao tác
a. Quy trình thi công công tác bả ma tít
Để sử dụng bột trét 1 cách hiệu quả:
 Trộn bột nước theo tỷ lệ phù hợp (3/1). Khi trộn cho bột vào nước để không bị vón
cục.
 Dùng máy khuấy đều đến khi bột đạt trạng thái dẻo đồng nhất.
 Trét 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 2 – 4h.
 Chờ 4 – 6h sau đó tiến hành trà nhám (số 180 – 220).
 Sai khi trà nhám, chờ 1 – 2 ngày cho bề mặt bột cứng rồi mới tiến hành vệ sinh và
sơn lót.
 Sau khi đã trộn, bột có thể sử dụng trong khoảng 1 – 2h. Quá thời gian này bột sẽ bị
khô và cứng lại không thi công được nữa.
Để đảm bảo bề mặt ma tít đạt chất lượng tốt thưởng bả 3 lần.
Lần 1: nhằm phủ kín và tạo phẳng bề mặt.
 Dùng dao xúc ma tít đổ lên mặt bàn bả 1 lượng vừa phải, đưa bàn bả áp nghiêng
vào tường và kéo lên phía trên sao cho ma tít bám hết bề mặt, sau đó dùng cạnh
của bàn bả gạt đi gạt lại dàn cho ma tít bám dính đều.

 Bả theo từng dải, bả từ trên xuống, từ góc ra, chổ lõm bả ma tít cho phẳng.

16


 Dùng dao xúc ma tít lên dao bả lớn 1 lượng vừa phải, đưa dao áp nghiêng vào
tường và thao tác như trên.
Lần 2: nhằm tạo phẳng và làm nhẵn.
 Sau khi ma tít lần trước khô, dùng giấy ráp số 0 lằm phẳng, nhẵn những chỗ lồi,
gợn lên do vết bả để lại, giấy ráp phải luôn đưa sát bề mặt và di chuyển theo vòng
xoáy ốc.
 Bả ma tít giống như lần 1.
 Làm nhẵn bóng bề mặt: khi ma tít còn ướt dùng 2 cạnh dài của bàn bả hay dao bả
gạt phẳng, vừa gạt vừa miết nhẹ lên bề mặt lần cuối, ở những góc lõm dùng miếng
cao su để bả.
Lần 3: hoàn thiện bề mặt ma tít.
 Kiểm tra trực tiếp bằng mắt, phát hiện những vết xước, chỗ lõm để bả dặm cho
đều.
 Đánh giấy ráp làm phẳng, nhẵn những chỗ lồi, giáp nối hoặc gợn lên do vết bả lần
trước để lại.
 Sửa lại các cạnh, giao tuyến cho thẳng.
b. Thao tác bả và chà nhám
Bả bằng bàn bả:
 Dùng dao xúc ma tít đổ lên mặt bàn bả một lượng vừa phải.
 Đưa bàn bả áp nghiêng vào tường và kéo lên phía trên sao cho ma tít bám hết bề
mặt. Sau đó dùng cạnh của bàn bạ gạt đi gạt lại để dàn ma tít bám kín đều.
 Bả theo từng dải từ trên xuống, từ góc ra, chỗ lõm bù ma tít cho phẳng. Khi bả
tường thì lớp 1 bả theo phương ngang lớp 2 bả theo phương đứng.
Bả bằng dao bả lớn:
 Cầm dao bả ma tít: ngón cái 1 bên và 4 ngón còn lại 1 bên đỡ lấy phía dưới của

dao để thao tác.
 Dùng dao xúc ma tít đổ lên dao lớn 1 lượng vừa phải.
 Đưa dao áp nghiêng vào tường và kéo lên phía trên sao cho ma tít bám hết bề mặt.
Sau đó dùng lưỡi dao gạt đi gạt lại nhiều lần để dàn ma tít bám kín đều.
Đánh giấy nhám làm nhẵn bề mặt: đeo khẩu trang để tránh bụi. Tay cầm bàn chà có gắn
sẵn giấy nhám luôn đưa sát bề mặt và di chuyển theo vòng xoáy tròn ốc. Vừa đánh vừa
quan sát để đánh kỹ những chỗ gợn do vết dao bả hay bàn bả.
Những góc lõm (giao tuyến giữa 2 mặt phẳng) phải dùng miếng nhựa bả hoặc dùng
dao bả góc. Tay cầm sao cho ngón cái đè lên miếng nhựa và 4 ngón kia ở dưới để thao
tác.

17


BÀI 6: LĂN SƠN
 MỤC TIÊU CỦA BÀI:
* Kiến thức:
- Trình bày được trình tự thao tác lăn sơn, phun sơn.
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật lăn sơn, phun sơn.
* Kỹ năng:
- Pha được sơn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Lăn được sơn đảm bảo kỹ, mỹ thuật.
* Thái độ:
- Tuân thủ trình tự và yêu cầu kỹ thuật lăn sơn, phun sơn.
 NỘI DUNG CỦA BÀI:
 Thành phần sơn
 Yêu cầu kỹ thuật
 Dụng cụ lăn sơn
 Trình tự thao tác
 Sơn lót và sơn phủ

 Thông tin về an toàn, sức khỏe và môi trường
1. Thành phần sơn
a. Chất kết dính
CKD là thành phần chủ yếu của sơn, nó xác định độ quánh của sơn, cường độ, độ
cứng và tuổi thọ của sơn. Tùy thuộc yêu cầu về độ bám dính với vật sơn, những vật liệu
sau đây có thể chọn làm CKD: polime (trong sơn polime, sơn men), cao su (trong sơn cao
su), xenlulo dẫn xuất (trong sơn nitro), dầu (trong sơn dầu), keo động vật và keo casein
(trong sơn dính), CKD vô cơ (trong sơn vôi, son xi măng, sơn silicat).
Việc sử dụng polime tổng hợp trong sơn và vecni cùng với dung môi hóa học trong
hỗn hợp với dầu hoặc xi măng cho phép giảm đáng kể lượng dầu và có thể sản xuất loại
sơn mới có tuổi thọ và hiệu quả kinh tế cao.
Nguyên liệu chủ yếu của công nghiệp sơn ở 1 số nước hiện nay là nhựa thiên nhiên
và dầu thực vật. dầu là CKD được sản xuất từ dầu thô. Sau khi rắn chắc trong những lớp
mỏng nó có hai dạng: dầu oxyhoa và dầu trùng hợp. Dầu oxyhoa được chế tạo từ dầu gai,
dầu lanh. Để chế tạo dầu loại này phải dùng những thực vật quý nên phạm vi sử dụng nó
trong xây dựng bị hạn chế.
Dầu bán nguyên thể được chế tạo từ dầu trùng hợp, dầu oxyhoa và dầu đặc khác.
Dầu tổng hợp khác với 2 loại dầu trên là nó không chứa dầu thực vật hoặc có nhưng
hàm lượng không quá 35%.
Trong số những loại dầu nhân tạo thì dầu gliptan, dầu đá phiến thạch, dầu xinton,
etinon, dầu cumaron-inden được sử dụng rộng rải hơn cả.
Keo là CKD của loại sơn dính tan trong nước dùng cho sơn nước và có matit gắn,
và cũng có thể dùng làm chất ổn định khi chế tạo sơn và nhũ tương. Có nhiều loại keo:
keo động – thực vật, keo nhân tạo, keo tổng hợp. keo động vật có những loại: keo da, keo
xương, keo casein. Keo thực vật có 2 loại: dextrin và bụi xay xát. Keo nhân tạo là dung
18


dịch keo trong nước, nó thường ở dạng hỗn hợp cacboxyl-metyl-xenlulo va metylxenlulo. Keo polime là loại nhựa tổng hợp có khả năng bám dính cao. Để chế tạo keo
polime người ta dùng nhựa polivinylaxetat.

b. Chất tạo màu và chất độn
Chất tạo màu và chất độn là những chất vô cơ hoặc hữu cơ nghiền mịn, không tan
hoặc ít tan trong nước và tan cả trong dung môi hữu cơ. Nó dùng để cải thiện tính chất và
tăng tuổi thọ của sơn.
Mỗi chất tạo màu có 1 màu sắc riêng và tính chất nhất định. Khả năng che phủ, khả
năng tạo màu, độ mịn, độ bền ánh sáng, tính chịu lửa, độ bền hóa học, độ ổn định thời tiết
là những đặc tính của chất tạo màu.
Bột màu có loại thiên nhiên, nhân tạo, vô cơ và hữu cơ.
Chất độn là những chất vô cơ, không tan trong nước, đa số là màu trắng, pha vào
sơn nhằm tiết kiệm chất tạo màu và để tạo cho sơn những tính chất khác nhau. Để chế tạo
vữa và sơn san phẳng người ta hay dùng cao lanh, bột tan, cát, bụi thạch anh, andehit, bột
và sợi amiang…
Ngoài CKD, chất tạo màu và chất độn, để chấ tạo sơn người ta còn dùng dung môi,
chất làm khô, chất pha loãng.
c. Dung môi
Là 1 chất lỏng dùng để pha vào sơn, tạo cho sơn có nồng độ thi công. Dầu thông,
dung môi than đá, spirit trắng, etang thường được sử dụng làm dung môi cho sơn. Nước
là dung môi cho sơn dính dạng nhũ tương.
d. Chất làm khô
Dùng để tăng nhanh quá trình khô cứng (đóng rắn) cho sơn hoặc vecni. Chất làm
khô thường được sử dụng 5 – 8 % trong sơn và đến 10% trong vecni. Trong sơn xây
dựng hay dùng dung dịch muối chì – mangan của axit naflaten làm chất làm khô.
e. Chất pha loãng
Dùng để pha loãng sơn đặc hoặc sơn vô cơ khô. Khác với dung môi, chất pha loãng
luôn chứa 1 lượng cần thiết chất tạo màng để tạo màng cho màng sơn có chất lượng cao.
Sơn được chia ra các loại: sơn dầu, sơn men, sơn pha nước, sơn pha nhựa bay hơi.
2. Yêu cầu kỹ thuật
Bề mặt sơn phải đạt yêu cầu kỹ thuật sau:
 Màu sắc sơn phải đúng với yêu cầu thiết kế.
 Bề mặt sơn không bị rỗ, không nếp nhăn và giọt sơn đọng lại.

 Các đường chỉ, đường ranh giới các mảng màu sơn phải thẳng, nét và đều.
3. Dụng cụ lăn sơn
Gồm rulo (con lăn), cọ sơn, khay đựng sơn, xô, giàn giáo, ghế…
a. Con lăn (rulo) để lăn sơn, dể thao tác và năng suất cao, sơn trong 8 giờ có thể đạt tới
300m2
 Các bộ phận rulo: tay cầm, trục, ống tròn, ecu, vỏ bao ngoài.
 Tay cầm: làm bằng gỗ hoặc nhựa tròn có đường kính khoảng 2.5cm dài 10 –
15cm.

19


 Lõi trục bằng thép φ6 – φ8 một đầu cắm vào tay cầm, đầu kia có ren và ecu giữ
cho rulo không bị tuột ra khỏi trục.
 Ống tròn có đường kính 3.5 – 5cm, dài 10 – 20cm, thường làm bằng nhựa cứng.
 Vỏ bao ngoài làm bằng lông hoặc sợi xốp thấm được sơn để lăn, vỏ bao mòn luôn
được thay thế.
 Các loại rulo: ngắn 10cm, vừa 20cm, dài 40cm.
b. Khay, xô đựng sơn có lưới
 Thường được làm bằng tôn dày 1mm. Lưới có khung 200x300mm đặt nghiêng
trong khay chứa sơn, có thể lấy miếng tôn đục nhiều lỗ 3 – 5mm, khoảng cách lỗ
10mm, miếng tôn này đặt nghiêng trong khay, bề mặt sắc quay xuống phía dưới
hoặc lưới có khung hình thang cân đặt trong xô.
c. Cọ sơn
 Cọ để quét đường biên, góc tường, nơi bề mặt sơn hẹp.
 Cán cọ bằng gỗ hoặc nhựa, cọ bằng lông cước. chiều dài cọ khoảng 220mm. chiều
ngang có các loại cọ khác nhau.
 Cọ dẹt có chiều rộng 100, 75, 50, 25mm.
 Cọ tròn có đường kính 75, 50, 25mm.
d. Bảo trì dụng cụ sơn

Vệ sinh sau khi sơn: sơn nước rửa dụng cụ bằng nước sạch. Sơn dầu rửa dụng cụ
bằng dầu hỏa hoặc xăng.

4. Trình tự thao tác
a. Trình tự sơn
 Bắt đầu từ trần (1) đến các bức tường (2) đến cá má cửa (3) đến các đường chỉ rồi
kết thúc với sơn chân tường (4).
 Thường phải sơn 1 lớp sơn lót, 2 lớp sơn phủ, lớp trước khô mới tiến hành sơn lớp
kế tiếp.
b. Thao tác lăn sơn
 Đổ sơn vào khay: chừng 2/3 khay.

20


 Nhúng từ từ rulo vào khay sơn, vỏ ngập chừng 1/3, kéo rulo lên sát lưới, tán rulo
nhiều lần để sơn bám đều và không để thừa sơn.
 Đưa rulo áp vào tường và đẩy cho rulo lăn từ dưới lên theo vệt thẳng đứng đến
đường biên, kéo rulo xuống theo vệt cũ quá điểm ban đầu, xuống tới điểm dừng.
Tiếp tục đẩy rulo đến khi sơn bám hết vào bề mặt tường.
 Để không bị sót nên đẩy 2 – 3 lần 1 vệt, các vệt chồng lên nhau 4 – 5cm.
c. Thao tác quét sơn
 Khuấy đều sơn đổ vào 2/3 ca.
 Nhúng cọ từ từ vào sơn, sâu khoảng 3cm, nhấc cọ sơn gạt vào miệng ca.
 Đặt cọ sơn lên bề mặt: lúc đầu ấn nhẹ, sau cảng di chuyển càng nặng tay.
 Nếu ấn quá nhẹ tay thì lớp sơn sẽ thành dải nhỏ và dày, còn nếu quá mạnh thì sơn
mỏng và rõ nét chổi.
5. Sơn lót và sơn phủ
a. Sơn lót
 Sơn lớp sơn lót chống thấm và chống kiềm hóa.

 Tùy theo sơn tường trong nhà hay ngoài nhà mà dùng loại sơn lót thích hợp.
 Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và pha đúng tỷ lệ của từng loại sơn theo nhà cung cấp.
 Sơn lớp lót tối đa 02 lần, cần sơn mỏng, đều và bám chắc các bề mặt, lần sơn sau
cách lần sơn trước từ 1-2 giờ tùy thuộc nhiệt độ.
 Sơn đã pha dùng trong vòng 5 ngày
b. Sơn phủ
 Sau khi sơn lót hoàn thiện, phải để tối thiểu là 3h rồi mới bắt đầu sơn sơn phủ.
 Dùng sơn phủ nội thất và sơn phủ ngoài thất riêng.
 Kiểm tra bề mặt sơn lót. Đảm bảo rằng bề mặt lớp sơn phủ sạch sẽ.
 Có thể tiến hành sơn phủ 1-3 lần tùy theo màu sắc. Đảm bảo các lượt sơn cách
nhau từ 2-3 giờ.
 Độ phủ lý thuyết: 10 - 12 m2/lít/lớp.
 Pha sơn: pha sơn với nước sạch. Khuấy đều trước khi sử dụng. Không nên pha
quá nhiều nước vì sẽ làm giảm độ che lấp.
 Cọ quét và con lăn - Tối đa 10% (1,8 lít nước sạch pha với 18 lít sơn).
 Phun có khí - Từ 10 - 20%
 Phun không khí - Tối đa 10%
 Làm sạch: rửa sạch dụng cụ với nước sạch ngay sau khi sử dụng.
 Bảo quản: cất giữ sơn ở nơi khô, mát. Đặt thùng sơn ở vị trí thẳng đứng an toàn
và đậy chặt nắp. Dùng ngay sau khi mở nắp.
6. Thông tin về an toàn, sức khỏe và môi trường

 Tránh tiếp xúc với da. Có thể gây dị ứng khi tiếp xúc da.
 Gây hại cho sinh vật sống dưới nước. Có thể gây tác động có hại lâu dài cho môi
trường sống dưới nước.
21














Để xa tầm tay trẻ em.
Tránh hít bụi sơn.
Mang găng tay thích hợp.
Chỉ sử dụng ở nơi thông thoáng.
Tránh thải sơn ra môi trường.
Mang găng tay, khẩu trang và kính bảo vệ mắt thích hợp trong lúc thi công. Khi bị
dính sơn vào mắt nên rửa với nhiều nước sạch và đến gặp bác sĩ ngay.
Nếu nuốt phải, nên đến gặp bác sĩ ngay và mang theo thùng sơn hoặc nhãn sơn.
Không đổ sơn vào cống rãnh hay nguồn nước.
Trong trường hợp bị đổ sơn, thu gom bằng đất hoặc cát.
Xem thêm hướng dẫn trong Bảng Thông Tin An Toàn Sản Phẩm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Kỹ thuật nghề Nề theo phương pháp mô đun Tập thể giáo viên Trường Trung
học Xây dựng số 2- Bộ Xây dựng - Nhà xuất bản Xây dựng năm 2000.
- Vật liệu xây dựng, Phùng Văn Lự, NXB Giáo dục 1999.

22




×