TRƯỜNG CĐN QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA: XÂY DỰNG
MÔ ĐUN: GIA CÔNG LẮP ĐẶT CỐT THÉP
MÃ MÔ ĐUN: MĐ 20
NGHỀ: XÂY DỰNG
Trình độ: Trung cấp nghề
– 2013 –
Giáo trình lưu hành nội bộ
1
TRƯỜNG CĐN QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA: XÂY DỰNG
MÔ ĐUN: GIA CÔNG LẮP ĐẶT CỐT THÉP
MÃ MÔ ĐUN: MĐ 20
NGHỀ: XÂY DỰNG
Trình độ: Trung cấp nghề
Giáo viên biên soạn
Trưởng/ Phó khoa
Nguyễn Quốc Toản
Lê Văn Thường
– 2013 –
Giáo trình lưu hành nội bộ
2
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG............................................................................................................................................. 7
BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ CỐT THÉP........................................................................................................................... 9
I. TÁC DỤNG CỦA CỐT THÉP TRONG BÊ TÔNG.......................................................9
1. Tác dụng của cốt thép trong bê tông.......................................................................9
2. Tác dụng của cốt thép trong kết cấu.....................................................................9
II. PHÂN LOẠI CỐT THÉP.........................................................................................10
1. Phân loại theo công nghệ sản xuất...................................................................10
2. Phân loại theo mặt ngoài.....................................................................................11
3. Phân loại theo cường độ.....................................................................................11
4. Phân loại theo thành phần hóa học......................................................................12
III. NEO CỐT THÉP..................................................................................................12
BÀI 2: NẮN THẲNG THÉP TRÒN BẰNG THỦ CÔNG.............................................................................................. 14
I. NẮN THẲNG THÉP TRÒN DẠNG CUỘN.............................................................14
1. Chuẩn bị...........................................................................................................14
1.1. Kiểm tra bãi nắn thép...................................................................................14
1.2. Chọn loại thép cần nắn..............................................................................14
1.3. Chọn vam khuy..........................................................................................14
2. Duỗi thép...........................................................................................................15
2.1. Lăn cuộn thép thành sợi...............................................................................15
2.2. Cắt thép.......................................................................................................15
3. Luồn thép vào vam..............................................................................................15
4. Nắn thép.............................................................................................................15
II. NẮN THẲNG THÉP TRÒN DẠNG CÂY.................................................................15
1. Chuẩn bị...........................................................................................................15
1.1. Bãi nắn thép..................................................................................................15
1.2. Vam cần đúng quy cách.................................................................................16
1.3. Đe và búa......................................................................................................16
1.4. Cốt thép.......................................................................................................16
2. Duỗi sơ bộ........................................................................................................16
3. Nắn thép.............................................................................................................16
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG.......................................................................................16
BÀI 3: KÉO THẲNG THÉP TRÒN BẰNG TỜI.......................................................................................................... 17
I. KÉO THẲNG THÉP BẰNG TỜI QUAY TAY.........................................................17
1. Chuẩn bị...........................................................................................................17
1.1. Bãi kéo thép, giá đỡ cuộn thép............................................................................17
1.2. Kiểm tra tời và dụng cụ phụ trợ.................................................................17
2. Kéo thẳng cốt thép..............................................................................................17
II. KÉO THẲNG THÉP BẰNG TỜI ĐIỆN..................................................................18
3
1. Chuẩn bị...........................................................................................................18
1.1. Bãi kéo thép, giá đỡ cuộn thép............................................................................18
1.2. Kiểm tra tời và dụng cụ phụ trợ.................................................................18
2. Kéo thép...............................................................................................................18
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG.......................................................................................18
BÀI 4: CẮT CỐT THÉP BẰNG THỦ CÔNG.............................................................................................................. 19
I. CẮT CỐT THÉP BẰNG CHẠM.............................................................................19
1. Chuẩn bị...........................................................................................................19
1.1. Chuẩn bị mặt bằng....................................................................................19
1.2. Chuẩn bị dụng cụ......................................................................................19
2. Tính chiều dài, số thanh cần cắt........................................................................19
3. Cắt thép:.............................................................................................................19
II. CẮT CỐT THÉP BẰNG KHÁP...............................................................................20
1. Chuẩn bị...........................................................................................................20
1.1. Chuẩn bị mặt bằng....................................................................................20
1.2. Chuẩn bị dụng cụ......................................................................................20
2. Tính chiều dài, số thanh cần cắt........................................................................20
3. Cắt thép:.............................................................................................................20
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG.......................................................................................20
BÀI 5: CẮT CỐT THÉP BẰNG MÁY........................................................................................................................ 21
I. CẮT CỐT THÉP BẰNG MAY CẮT ĐĨA...............................................................21
1. Chuẩn bị...........................................................................................................21
1.1. Chuẩn bị mặt bằng....................................................................................21
1.2. Chuẩn bị dụng cụ......................................................................................21
2. Cắt thép :............................................................................................................21
II. CẮT CỐT THÉP BẰNG MÁY CẮT CHUYÊN DỤNG.............................................22
1. Chuẩn bị...........................................................................................................22
1.1. Chuẩn bị mặt bằng....................................................................................22
1.2. Kiểm tra máy..............................................................................................22
2. Cắt thép..............................................................................................................22
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG KHI SỬ DỤNG MÁY CẮT THÉP.......................22
BÀI 6: ĐÁNH GỈ CỐT THÉP.................................................................................................................................. 24
I. ĐÁNH GỈ CỐT THÉP BẰNG BÀN CHẢI SẮT...........................................................24
1. Khái niệm gỉ thép................................................................................................24
2. Tác hại của gỉ sắt đối với kết cấu bê tông..........................................................24
3. Phương pháp làm sạch gỉ sắt bằng bàn chải........................................................24
3.1. Chuẩn bị....................................................................................................24
3.2. Làm sạch gỉ thép...........................................................................................24
II. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI ĐÁNH GỈ CỐT THÉP.................................................25
BÀI 7: UỐN CỐT THÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỦ CÔNG....................................................................................26
4
I. UỐN CỐT THÉP BẰNG VAM TAY......................................................................26
1. Chuẩn bị...........................................................................................................26
1.1. Chuẩn bị mặt bằng....................................................................................26
1.2. Chuẩn bị dụng cụ và kiểm tra....................................................................26
2. Vạch dấu..........................................................................................................26
3. Uốn cốt thép......................................................................................................26
II. UỐN CỐT THÉP BẰNG VAM CẦM...................................................................27
1. Chuẩn bị...........................................................................................................27
1.1. Chuẩn bị mặt bằng....................................................................................27
1.2. Chuẩn bị dụng cụ và kiểm tra....................................................................27
2. Vạch dấu..........................................................................................................27
3. Uốn cốt thép......................................................................................................27
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG.......................................................................................27
BÀI 8: UỐN CỐT THÉP BẰNG MÁY...................................................................................................................... 29
I. MÁY UỐN CỐT THÉP.............................................................................................29
1. Cấu tạo............................................................................................................29
2. Nguyên lý làm việc...............................................................................................30
II. UỐN CỐT THÉP...................................................................................................30
1. Chuẩn bị...........................................................................................................30
1.1. Chuẩn bị mặt bằng....................................................................................30
1.2. Chuẩn bị dụng cụ......................................................................................30
2. Uốn cốt thép......................................................................................................31
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH UỐN THÉP....................................31
BÀI 9: NỐI CỐT THÉP BẰNG PHƯƠNG PHÁP BUỘC............................................................................................. 32
I. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT...................................................32
1. Điều kiện áp dụng.............................................................................................32
2. Yêu cầu kỹ thuật...............................................................................................32
II. DỤNG CỤ KIỂU NÚT BUỘC...............................................................................33
1. Dụng cụ............................................................................................................33
2. Kiểu nút buộc....................................................................................................34
III. BUỘC CỐT THÉP...............................................................................................34
1. Chuẩn bị...........................................................................................................34
1.1. Chuẩn bị mặt bằng....................................................................................34
1.2. Chuẩn bị dụng cụ......................................................................................35
2. Buộc cốt thép.....................................................................................................35
3. Quy tắc khi nối thép...........................................................................................35
3.1. Đối với thép trơn.........................................................................................35
3.2. Đối với thép gai..........................................................................................35
IV. AN TOÀN LAO ĐỘNG.......................................................................................35
5
BÀI 10: LẮP ĐẶT CỐT THÉP MÓNG ĐƠN............................................................................................................. 36
I. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ..........................................................................................36
1. Đọc bản vẽ móng.............................................................................................36
2. Xác định tim móng...............................................................................................37
2.1. Bằng máy thủy bình....................................................................................37
2.2. Bằng thủ công...........................................................................................37
..............................................................................................................................37
3. Kiểm tra cao độ đáy móng....................................................................................37
II. ĐẶT CỐT THÉP MÓNG........................................................................................38
1. Lắp thép ở đế móng............................................................................................38
1.1. Lắp từng thanh..........................................................................................38
1.2. Lắp thép đã gia công sẵn...............................................................................38
2. Lắp thép ở cổ móng............................................................................................38
2.1. Lắp từng thanh..........................................................................................38
2.2. Lắp thép đã gia công sẵn...............................................................................39
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG.......................................................................................39
BÀI 11: LẮP ĐẶT CỐT THÉP MÓNG BĂNG........................................................................................................... 40
I. CÔNG TÁC CHUẲN BỊ..........................................................................................40
1. Đọc bản vẽ móng băng....................................................................................40
2. Xác định tim móng...............................................................................................40
2.1. Bằng máy thủy bình....................................................................................40
2.2. Bằng thủ công...........................................................................................40
3. Kiểm tra cao độ đáy móng....................................................................................41
II. ĐẶT CỐT THÉP...................................................................................................41
1. Lắp thép ở đế móng theo từng thanh..................................................................41
2. Lắp thép ở đế móng đã gia công sẵn.....................................................................41
III. ĐẶT CỐT THÉP SƯỜN MÓNG..........................................................................42
1. Lắp từng thanh.................................................................................................42
2. Lắp thép đã gia công sẵn......................................................................................42
IV. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH LẮP ĐẶT....................................42
BÀI 12: LẮP ĐẶT CỐT THÉP CỘT.......................................................................................................................... 43
I. LẮP ĐẶT CỐT THÉP CỘT TẠI CHỖ...................................................................43
1. Đọc bản vẽ chi tiết cốt thép cột........................................................................43
2. Lắp thép cột.......................................................................................................43
II. LẮP ĐẶT KHUNG CỐT THÉP CỘT CÓ SẴN......................................................44
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI LẮP DỰNG CỐT THÉP CỘT.................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................................ 46
6
GIỚI THIỆU CHUNG
Mã mô – đun: MĐ 20
Tên mô – đun: Gia công lắp đặt cốt thép.
Thời gian mô – đun: 95 giờ (Lý thuyết 15 giờ, thực hành tại trường 48 giờ, thực
hành tại doanh nghiệp 32 giờ)
Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Mô đun bố trí giảng dậy sau khi học sinh đã học xong các mô đun MĐ 12,
MĐ13, MĐ19.
- Tính chất: Đây là mô đun học bắt buộc thời gian học cả lý thuyết và thực hành.
Mục tiêu của mô đun:
* Kiến thức:
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật và cấu tạo cốt thép trong cấu kiện bê tông.
- Trình bày được phương pháp sử dụng các máy cắt, uốn cốt thép.
- Nêu được trình tự lắp đặt cốt thép vào ván khuôn cho cấu kiện bê tông cốt thép đổ
tại chỗ.
- Phân tích được định mức vật liệu, nhân công trong công tác gia công, lắp đặt cốt
thép.
* Kỹ năng:
- Gia công được các loại cốt thép dùng trong kết cấu bê tông cốt thép.
- Lắp đặt được các loại cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép theo yêu cầu.
* Thái độ:
- Có ý thức đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật tác phong công
nghiệp, có sức khoẻ nhằm giúp người học thực hiện tốt các công việc.
Nội dung của mô đun:
Thời gian
STT
Nội dung mô đun
Tổng
Lý
số
thuyết
Thực
hành
1
Bài 1: Khái niệm về cốt thép
1
1
2
Bài 2: Nắn thẳng thép tròn bằng thủ công.
3
1
2
3
Bài 3: Kéo thẳng thép tròn bằng tời.
3
1
2
4
Bài 4: Cắt cốt thép bằng thủ công.
3
1
2
5
Bài 5: Cắt cốt thép bằng máy.
3
1
2
6
Bài 6: Đánh gỉ cốt thép.
1
1
7
Bài 7: Uốn cốt thép bằng phương pháp thủ công.
7
1
6
8
Bài 8: Uốn cốt thép bằng máy.
3
1
2
7
Kiểm
tra
9
Bài 9: Nối cốt thép bằng phương pháp buộc.
3
1
2
10
Bài 10: Lắp đặt cốt thép móng đơn.
12
2
8
2
11
Bài 11: Lắp đặt cốt thép móng băng.
12
2
8
2
12
Bài 12: Lắp đặt cốt thép cột.
12
2
8
2
63
15
42
6
Cộng
8
BÀI 1: KHÁI NIỆM VỀ CỐT THÉP
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
* Kiến thức :
- Trình bày được tác dụng của cốt thép trong bê tông
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật đối với cốt thép.
- Phân loại được cốt thép
* Kỹ năng:
- Phân loại chi tiết cần bảo quản.
- Sắp xếp các chi tiết khoa học, hợp lý
*Thái độ:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong công nghiệp, có tính cẩn thận chịu khó
và hợp tác theo nhóm để thực hiện công việc.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
Tác dụng của cốt thép trong bê tông
Phân loại cốt thép
Neo cốt thép
I. TÁC DỤNG CỦA CỐT THÉP TRONG BÊ TÔNG
1. Tác dụng của cốt thép trong bê tông
Bê tông chịu nén tốt, chịu kéo kém, cường độ chịu kéo nhỏ hơn cường độ chịu nén
khoảng 10 lần. Trong khi cốt thép là vật liệu chịu nén hoặc chịu kéo rất tốt. Do vậy để
tăng khả năng chịu lực của cấu kiện, người ta đặt cốt thép vào trong bê tông.
Bê tông và cốt thép cùng cộng tác chịu lực do:
Bê tông khi đóng rắn bám chặt vào các thanh cốt thép. Bê tông và cốt thép dính
chặt với nhau nhờ lực dính mà có thể truyền lực từ bê tông sang cốt thép hoặc
ngược lại.
Giữa bê tông và cốt thép không xảy ra phản ứng hóa học, đồng thời bê tông còn
bảo vệ cốtthép chống lại các tác nhân ăn mòn của môi trường.
Cốt thép và bê tông có hệ số giản nở nhiệt gần bằng nhau.
2. Tác dụng của cốt thép trong kết cấu
Cốt thép chủ: chịu các nội lực phát sinh trong kết cấu bê tông cốt thép do các
ngoại lực và do trọng lượng bản thân kết cấu.
Cốt thép phân bố: dàn đều nội lực cho các thanh cốt thép chủ để chúng kết hợp
nhau cùng làm việc, ngăn chặn các thanh thép chuyển dịch khi đổ bê tông kết
cấu. Các chổ giao nhau giữa cốt thép chủ và cốt thép phân bố được buộc chặt
bằng dây kẽm hay bằng hàn điểm.
Cốt đai: là cốt thép chịu lực cắt, lực xoắn và các nội lực khác. Vai trò của cốt
đai trong kết cấu chịu uốn khác vai trò cốt đai trong kết cấu chịu xoắn và
trong kết cấu chịu nén. Cốt đai còn đóng vai trò thép cấu tạo trong các khung
cốt thép.
9
Cốt thép lắp ráp: dùng để đảm bảo sự ổn định, bất biến dạng cho các khung,
các lồng thép gia công sẵn của một kết cấu, khi mà các cốt thép phân bố
không đủ để làm việc này.
Cốt phụ: có công dụng là tạo điều kiện thuận tiện trong quá trình gia công, lắp
đặt, buộc cốt thép.
Cốt thép trong các kết cấu bê tông cốt thép phổ thông
II. PHÂN LOẠI CỐT THÉP
1. Phân loại theo công nghệ sản xuất
Cốt thép thanh, đường kính 12 – 80 mm, chiều dài tối đa 12 m, mỗi bó cốt thép
thanh nặng 10 tấn.
Cốt thép dây ở dạng cuộn, đường kính từ 4 – 10 mm
Thép cuộn trỏn và thép có gân
10
2. Phân loại theo mặt ngoài
Mặt ngoài trơn
Mặt ngoài có gân, nên cốt thép dính bám với bê tông tốt hơn
Thép trơn
3. Phân loại theo cường độ
Cốt thép là thành phần rất quan trọng của vật liệu bê tông cốt thép. Tính chất cơ học của
thép phụ thuộc vào thành phần hóa học và công nghệ chế tạo chúng.
Sử dụng cốt thép trong kết cấu bê tông cốt thép khi biết rõ các chỉ tiêu kỹ thuật sau:
Thành phần hóa học và phương pháp sản xuất.
Các chỉ tiêu về cường độ: giới hạn chảy, giới hạn bền và hệ số biến động của giới
hạn đó; môđun đàn hồi; độ dẻo; khả năng hàn được...
Dựa vào tính chất cơ học, theo tiêu chuẩn Việt Nam phân cốt thép làm 4 nhóm C-I,
C-II, C- III, C-IV có các đặc trưng sau:
Nhóm cốt thép
Đường kính
(mm)
Giới hạn chảy
(Mpa)
Giới hạn bền
(Mpa)
Độ giãn dài tương
đối khi đứt (%)
C- I
6 - 40
220
380
25
C-II
10 – 40
300
500
19
C-III
6 - 40
400
600
14
C-IV
10 - 32
600
900
6
Đường kính cốt thép gồm: 6, 8, 10, 12, 14, 16, 18, 20, 22, 25, 28, 32, 36, 40 mm
11
Loại C-II
Loại C – III, C - IV
Các dạng thép có gờ
4. Phân loại theo thành phần hóa học
Loại ít các bon (< 0.25 %)
Loại vừa các bon (0.25 – 0.6 %)
Loại nhiều các bon (0.6 – 2 %)
Lượng cac bon trong thép càng nhiều thì cường độ và độ cứng càng cao, thép trở nên
giòn hơn và khó hàn hơn so với thép mềm ít cac bon.
Nhằm cải thiện một số tính chất cơ lý của thép người ta sử dụng các phụ gia hợp kim
(crom, niken, man gan, magie…). Thép hợp kim loại này có cường độ nâng cao.
III. NEO CỐT THÉP
Trong kết cấu, cốt thép và bê tông làm việc kết hợp với nhau bằng lực dính
bám. Nhưng để cốt thép làm việc hết cường độ của nó thì hai đầu thanh cốt
thép đó phải được neo chắc vào bê tông, nghĩa là chiều dài thanh cốt thép phải
vượt ra khỏi vùng chịu ứng suất của nó một đoạn gọi là đoạn neo.
Chiều dài đoạn neo cốt thép phụ thuộc vào đường kính thanh, thép trơn hay gân,
cường độ của thép, loại và cường độ bê tông.
Các dạng neo của cốt thép chủ như sau: neo thẳng, neo móc, neo góc vuông, neo
quai, neo bằng các thanh ngang và neo ốc.
12
Các dạng neo cốt thép
a) neo thẳng; b) neo móc; c) neo móc vuông
d) neo quai; e) neo bằng thanh ngang; g) neo ốc
Loại neo thẳng bằng lực dính bám với bê tông chỉ áp dụng cho cốt thép gân và phụ
thuộc cường độ bê tông. Khi cường độ bê tông thấp và đường kính cốt thép lớn thì
phải tăng chiều dài đoạn neo. Lớp bê tông bảo vệ trên suốt chiều dài đoạn neo phải
đủ dầy, nhất là khi đường kinh cốt thép > 16 mm.
Loại neo móc và neo móc vuông nhằm rút ngắn chiều dài neo. Neo móc áp dụng
cho cốt thép trơn. Neo góc vuông áp dụng cho cốt thép gân. Neo quai áp dụng cho
cả thép trơn lẫn gân.
Kích thước neo móc và neo móc vuông tại các đầu thanh cốt thép chủ
Câu hỏi ôn tập:
1. Tác dụng của cốt thép trong kết cấu ?
2. Phân loại thép theo hình dạng bên ngoài ?
3. Các loại neo trong cốt thép ?
13
BÀI 2: NẮN THẲNG THÉP TRÒN BẰNG THỦ CÔNG
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
* Kiến thức :
- Trình bày được phương pháp làm vam khuy để nắn cốt thép.
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật đối với cốt thép.
- Nêu được các yêu cầu về an toàn lao động khi kéo thép.
* Kỹ năng:
- Nắn thẳng được thép tròn dạng cuộn thành sợi thép thẳng.
- Sử dụng được vam và bàn vam khi nắn thép.
- Thao tác đánh búa an toàn.
- Nắn thẳng được thép dạng cây.
- Đảm bảo thời gian và an toàn.
*Thái độ:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong công nghiệp, có tính cẩn thận chịu khó
và hợp tác theo nhóm để thực hiện công việc.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
Nắn thẳng thép tròn dạng cuộn
Nắn thẳng thép tròn dạng cây
An toàn lao động
I. NẮN THẲNG THÉP TRÒN DẠNG CUỘN
1. Chuẩn bị
1.1. Kiểm tra bãi nắn thép.
Mặt bằng sản xuất sắp xếp gọn, hợp lý
Nguồn điện, nước phục vụ cho thi công đầy đủ theo yêu cầu thi công
Các vị trí sản xuất phù hợp, thuận tiện
Vệ sinh môi trường
1.2. Chọn loại thép cần nắn
Chủng loại thép theo yêu cầu công việc.
Thép cuộn tròn bề mặt trơn nhẵn có đường kính thông thường: φ 6 mm, φ 8 mm, φ
10 mm, φ 12 mm, φ 14 mm.
Trọng lượng từ 750 kg/cuộn đến 2000 kg/cuộn.
Phải đảm bảo được tính chất của thép.
1.3. Chọn vam khuy
Chủng loại, số lượng dụng cụ, thiết bị phù hợp với công việc
Dụng cụ, thiết bị chắc chắn, ổn định, an toàn, sử dụng tốt
Thường được làm từ thép đường kính 6 – 8 mm
14
2. Duỗi thép
2.1. Lăn cuộn thép thành sợi.
Phân công hợp lý người tham gia vận chuyển
Độ ổn định chắc chắn khi vận chuyển
Yêu cầu bãi nắn phải rộng, đủ điều kiện làm việc
2.2. Cắt thép.
Tính toán được số lượng thép cần cắt
Chuẩn bị dụng cụ cắt: kìm cộng lực, kéo
Đo, vạch dấu và cắt thép
3. Luồn thép vào vam
Xỏ đầu thép vào lỗ của vam khuy.
4. Nắn thép
Bóp vam cùng với thép đến khi thép thẳng.
Kiểm tra độ thẳng của thép sau khi nắn.
Thép sau khi nắn phải thắng, không biến dạng quá 2%.
II. NẮN THẲNG THÉP TRÒN DẠNG CÂY
1. Chuẩn bị
1.1. Bãi nắn thép.
Nguồn điện, nước phục vụ cho thi công đầy đủ theo yêu cầu thi công.
Các vị trí sản xuất phù hợp, thuận tiện.
An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
15
1.2. Vam cần đúng quy cách.
Chủng loại, số lượng dụng cụ, thiết bị phù hợp với công việc
Dụng cụ, thiết bị chắc chắn, ổn định, an toàn, sử dụng tốt
1.3. Đe và búa.
Dụng cụ, thiết bị chắc chắn, ổn định, an toàn, sử dụng tốt
An toàn lao động
1.4. Cốt thép.
Thép gân đường kính từ 10 mm đến 51 mm, có chiều dài 11.7 m/ thanh (hoặc cắt
theo yêu cầu của khách hàng), khối lượng từ 1500 kg/bó đên 3000 kg/bó. Đường
kính phổ biến: φ 10, φ 12, φ 14, φ 16, φ 18, φ 20,φ 22, φ 25,φ 28, φ 32 mm.
Thép thanh tròn trơn, bề ngoài nhẵn, chiều dài 12 m /cây, khối lượng 2000 kg/bó.
Đường kính phổ biến: φ 14, φ 16, φ 18, φ 20,φ 22, φ 25 mm.
Phải đảm bảo được tính chất của thép.
2. Duỗi sơ bộ
Duỗi bằng tay.
Dùng vam uốn.
3. Nắn thép
Đặt thép lên đe
Đánh búa mạnh vào chỗ gấp.
Kiểm tra độ thẳng của thép sau khi nắn.
Thép sau khi nắn phải thẳng, không biến dạng quá 2%.
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG
Bảo quản thiết bị, dụng cụ thường xuyên và định kỳ
An toàn tuyệt đối cho người và thiết bị trong gia công
Ý thức chấp hành kỷ luật lao động
Sử dụng bảo hộ lao động.
Kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm.
Khi uốn thép phải đứng vững, giữ chặt vam, chú ý khoảng cách giữa vam và cọc
tựa, miệng vam kẹp chặt cốt thép, khi uốn dùng lực từ từ, không nên mạnh quá
làm vam trật ra đập vào người, cần nắm vững vị trí uốn để tránh uốn sai góc yêu
cầu.
Không được uốn những thép to ở trên cao hoặc trên giàn giáo không an toàn.
Câu hỏi ôn tập:
1. Phương pháp nắn thẳng thép tròn dạng cuộn ?
2. Phương pháp nắn thẳng thép tròn dạng cây ?
16
BÀI 3: KÉO THẲNG THÉP TRÒN BẰNG TỜI
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
* Kiến thức:
- Nêu được quy cách bãi kéo thép.
- Nêu được các yêu cầu kỹ thuật đối với cốt thép.
- Trình bày được nguyên lý làm việc của tời quay tay, tời điện và dụng cụ phụ
Trợ.
- Trình bày được những quy định về an toàn khi kéo thép
* Kỹ năng:
- Sử dụng thành thạo tời quay tay, tời điện và dụng cụ phụ trợ.
- Kéo thẳng được thép tròn dạng cuộn thành dạng sợi bằng hai loại tời.
* Thái độ:
- Cẩn thận trong quá trình kéo thẳng thép tròn .
- Nghiêm túc thực hiện theo quy trình kéo thẳng thép tròn bằng tời.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong công nghiệp.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
Kéo thẳng thép bằng tời quay tay
Kéo thẳng thép bằng tời điện
An toàn lao động
I. KÉO THẲNG THÉP BẰNG TỜI QUAY TAY
1. Chuẩn bị
1.1. Bãi kéo thép, giá đỡ cuộn thép.
Nguồn điện, nước phục vụ cho thi công đầy đủ theo yêu cầu thi công.
Các vị trí sản xuất phù hợp, thuận tiện.
An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
1.2. Kiểm tra tời và dụng cụ phụ trợ.
Dụng cụ, thiết bị chắc chắn, ổn định, an toàn, sử dụng tốt
An toàn lao động
2. Kéo thẳng cốt thép
Duỗi sơ bộ.
Cố định đầu thép.
Xỏ đầu thép vào bản kẹp.
Quay tời kéo thép.
Quay tời nhả thép.
Tháo thép ra khỏi bản kẹp.
17
II. KÉO THẲNG THÉP BẰNG TỜI ĐIỆN
1. Chuẩn bị
1.1. Bãi kéo thép, giá đỡ cuộn thép.
Nguồn điện, nước phục vụ cho thi công đầy đủ theo yêu cầu thi công.
Các vị trí sản xuất phù hợp, thuận tiện.
An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
1.2. Kiểm tra tời và dụng cụ phụ trợ.
Dụng cụ, thiết bị chắc chắn, ổn định, an toàn, sử dụng tốt
An toàn lao động
2. Kéo thép
Duỗi sơ bộ. Cố định đầu thép.
Xỏ đầu thép vào kẹp tời. Bấm nút cuộn tời. Tháo thép.
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG
Nắn thẳng cốt thép bằng tời điện hoặc tời quay tay phải có biện pháp đề phòng sợi
thép tuột hoặc đứt văng vào người và thiết bị ở gần khu vực công tác. Đầu cáp của
tời kéo nối với nơi thép cần nắn thẳng phải bằng thiết bị chuyên dùng, không được
nối bằng phương pháp buộc. Dây cáp và sợi thép khi kéo phải nằm trong rãnh che
chắn. Chỉ được tháo hay lắp đầu cốt thép vào dây cáp của tời kéo khi nó đã ngừng
hoạt động.
Người không có nhiệm vụ không được đến gần khu vực này.
Câu hỏi ôn tập:
1. Phương pháp kéo thẳng thép bằng tời quay ?
2. Phương pháp kéo thẳng thép bằng tời điện ?
18
BÀI 4: CẮT CỐT THÉP BẰNG THỦ CÔNG
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
* Kiến thức:
- Biết tính toán cắt cốt thép để khi uốn thép có hình dạng, kích thước theo đúng
yêu cầu kỹ thuật.
- Biết phương pháp tính số thanh để cắt sao cho đoạn thừa là ngắn nhất.
* Kỹ năng:
- Tính toán được chiều dài Lc thực tuỳ thuộc và các góc uốn của cốt thép.
- Tính toán được số thanh để cắt không bị lãng phí vật tư.
- Đo kích thước sao cho không bị sai số kỹ thuật.
- Thao tác sử dụng búa an toàn.
* Thái độ:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật.
- Nghiêm túc, cẩn thận trong công việc.
- Có tác phong công nghiệp.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
Cắt cốt thép bằng chạm
Cắt cốt thép bằng kháp
An toàn lao động
I. CẮT CỐT THÉP BẰNG CHẠM
1. Chuẩn bị.
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Nguồn điện, nước phục vụ cho thi công đầy đủ theo yêu cầu thi công.
Các vị trí sản xuất phù hợp, thuận tiện.
An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
1.2. Chuẩn bị dụng cụ
Kiểm tra chạm
Chuẩn bị thép: chủng loại, số lượng đúng theo yêu cầu
2. Tính chiều dài, số thanh cần cắt.
Đọc bản vẽ
Phụ thuộc vào cấu kiện cần lắp cốt thép, tính toán được lượng thép cần dùng.
3. Cắt thép:
Vạch dấu lên thép.
Đưa thép lên giữa đe.
Đưa lưỡi chạm vào giữa vạch dấu.
Đánh búa vào đầu chạm.
Lăn thép.
Bẻ thép.
19
Kích thước của thép được cắt đúng bản thống kê thép (sai số ±5mm)
Đường kính thép cắt dưới 20 mm
II. CẮT CỐT THÉP BẰNG KHÁP
1. Chuẩn bị.
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Nguồn điện, nước phục vụ cho thi công đầy đủ theo yêu cầu thi công.
Các vị trí sản xuất phù hợp, thuận tiện.
An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
1.2. Chuẩn bị dụng cụ
Kiểm tra chạm
Chuẩn bị thép: chủng loại, số lượng đúng theo yêu cầu
2. Tính chiều dài, số thanh cần cắt.
Đọc bản vẽ
Phụ thuộc vào cấu kiện cần lắp cốt thép, tính toán được lượng thép cần dùng.
3. Cắt thép:
Vạch dấu lên thép.
Đưa thép vào miệng kháp dưới.
Đưa kháp trên vào giữa vạch dấu.
Đánh búa vào đầu kháp.
Kích thước của thép được cắt đúng bản thống kê thép (sai số ±5mm).
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG
Khi dùng chạm, người giữ chạm và người đánh búa phải đứng chạm chân thật
vững, những người khác không nên đứng xung quanh, đề phòng tuột tay búa vung
ra, chặt cốt thép ngắn khi sắp đứt thì đánh búa nhẹ đầu cốt thép phải được giữ
bằng cách giun xuống đất, để tránh đầu cốt thép văng vào người.
Búa tạ phải có cán tốt, đầu búa phải được chèn chặt vào cán, để khi vung búa đầu
búa không bị tuột ra.
Không được đeo găng tay để đánh búa.
Khi sử dụng các loại máy gia công cốt thép phải tuân theo các qui định sử dụng an
toàn các máy đó. Công nhân làm việc ở các công đoạn cưa hoặc đục sắt phải được
trang bị kính bảo vệ mắt (kính trắng).
Câu hỏi ôn tập:
1. Cách đọc một bản vẽ ?
2. Cách tính toán chiều dài thép cần cắt ?
3. Phương pháp cắt cốt thép bằng chạm và kháp ?
20
BÀI 5: CẮT CỐT THÉP BẰNG MÁY
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
* Kiến thức:
- Nêu được cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy cắt đĩa và máy chuyên dụng.
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật của cốt thép.
* Kỹ năng:
- Vận hành được máy cắt đĩa và máy chuyên dụng.
- Cắt được cốt thép bàng máy cắt đĩa và máy cắt chuyên dụng chính xác, an toàn.
* Thái độ:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp.
- Có tính cẩn thận, tỉ mỷ, chịu khó.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
Cắt cốt thép bằng máy cắt đĩa
Cắt cốt thép bằng máy cắt chuyên dụng
An toàn lao động trong khi sử dụng máy cắt thép
I. CẮT CỐT THÉP BẰNG MAY CẮT ĐĨA
1. Chuẩn bị.
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Nguồn điện, nước phục vụ cho thi công đầy đủ theo yêu cầu thi công.
Các vị trí sản xuất phù hợp, thuận tiện.
An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
1.2. Chuẩn bị dụng cụ
Máy cắt đĩa và đá cắt.
Lắp đĩa cắt vào máy.
2. Cắt thép :
Đo kích thước.
Vạch dấu lên thép.
Đưa thép vào miệng cắt.
Vặn kẹp chặt chi tiết.
Kiểm tra, vận hành thử máy cắt.
Cắt thép
Các thanh thép sau khi cắt phải đúng kích thước theo bản thống kê thép (sai số
±5mm).
Đường kính thép cắt lên đến 40 mm
Khi cắt thép cần tính toán chiều dài, tính toán khi cắt thép do độ dãn dài của thép khi uốn,
cụ thể như sau:
Uốn cong < 90˚ : cốt thép dài thêm 0,5d
Uốn cong = 90˚ : cốt thép dài thêm 1d
Uốn cong > 90˚ : cốt thép dài thêm 1,5d
21
II. CẮT CỐT THÉP BẰNG MÁY CẮT CHUYÊN DỤNG
1. Chuẩn bị.
1.1. Chuẩn bị mặt bằng
Nguồn điện, nước phục vụ cho thi công đầy đủ theo yêu cầu thi công.
Các vị trí sản xuất phù hợp, thuận tiện.
An toàn lao động và vệ sinh môi trường.
1.2. Kiểm tra máy
Cấp điện cho máy.
Vận hành thử.
2. Cắt thép
Đo, vạch dấu vị trí cắt.
Đặt, điều chỉnh cố định thanh thép cần cắt.
Kiểm tra vạch dấu trùng với lưỡi cắt.
Dậm bàn đạp cho máy cắt hoạt động.
Lấy thép ra.
Các thanh thép sau khi cắt phải đúng kích thước theo bản thống kê thép (sai số
±5mm).
III. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG KHI SỬ DỤNG MÁY CẮT THÉP
Khi sử dụng các loại máy gia công cốt thép phải tuân theo các qui định sử dụng an
toàn các máy đó. Công nhân làm việc ở các công đoạn cưa hoặc đục sắt phải được
trang bị kính bảo vệ mắt (kính trắng).
22
Bàn gia công cốt thép phải cố định vào nền chắc chắn nhất là khi gia công các loại
thép có đường kính lớn hơn 20mm. Đối với bàn gia công cốt thép có bố trí công
nhân làm việc ở cả hai phía , phải có lưới thép bảo vệ ở giữa.
Cấm dùng máy chuyển động để cắt các đoạn thép ngắn hơn 80cm nếu không có
các thiết bị bảo đảm an toàn.
Trước khi cắt phải kiểm tra lưỡi dao cắt có chính xác và chắc chắn không, phải tra
dầu mỡ đầy đủ, cho máy chạy không tải bình thường mới chính thức thao tác.
Khi cắt cần giữ chặt cốt thép, khi lưỡi dao cắt lùi ra mới đưa cốt thép vào, không
nên đưa thép vào khi lưỡi dao bắt đầu đẩy tới, vì như vậy, do thường đưa cốt thép
không kịp, cắt không đúng kích thước, ngoài ra có thể xảy ra hư hỏng máy và gây
tai nạn cho người.
Khi cắt cốt thép ngắn, không nên dùng tay trực tiếp đưa cốt thép vào mà phải kẹp
bằng kìm.
Không nên cắt những loại thép ngoài phạm vi quy định tính năng của máy.
Sau khi cắt xong không được dùng tay hoặc dùng miệng thổi vụn sắt ở thân máy
mà phải dùng bàn chải lông để chải.
Câu hỏi ôn tập:
1. Cách đọc một bản vẽ ?
2. Cách tính toán chiều dài thép cần cắt ?
3. Phương pháp cắt cốt thép bằng máy cắt ?
23
BÀI 6: ĐÁNH GỈ CỐT THÉP
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
* Kiến thức:
- Nêu được tác hại của cốt thép khi bị gỉ nằm trong bê tông cốt thép.
- Trình bày được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của máy đánh gỉ.
- Trình bày trình vận hành máy đánh gỉ.
* Kỹ năng:
- Vận hành và sử dụng được thành thạo máy đánh gỉ.
- Đánh sạch được gỉ bằng máy và bằng bàn chải sắt.
* Thái độ:
- Có tác phong công nghiệp, tính tổ chức kỷ luật.
- Có tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
Đánh gỉ cốt thép bằng bàn chải sắt
An toàn lao động khi đánh gỉ cốt thép
I. ĐÁNH GỈ CỐT THÉP BẰNG BÀN CHẢI SẮT
1. Khái niệm gỉ thép.
Gỉ là sản phẩm của quá trình ăn mòn hình thành do phản ứng của thép với hơi
nước và oxy trong không khí
Phân loại theo hình dạng của gỉ thép:
2. Tác hại của gỉ sắt đối với kết cấu bê tông.
Làm giảm tính năng cơ lý của thép.
Làm giảm chất lượng thép.
Làm suy giảm lực liên kết giữa thép với lớp bảo vệ bên ngoài.
Ăn mòn, phá huỷ kết cấu thép, bê tông cốt thép.
3. Phương pháp làm sạch gỉ sắt bằng bàn chải
3.1. Chuẩn bị.
3.2. Làm sạch gỉ thép
Kê thép.
Làm sạch thép.
24
Lăn thép.
Lau lại bằng giẻ.
II. AN TOÀN LAO ĐỘNG KHI ĐÁNH GỈ CỐT THÉP
Khi làm sạch bụi và rỉ ở các máy gia công cốt thép, phải trang bị cho công nhân
găng tay bạt, khẩu trang và kính chống bụi.
Câu hỏi ôn tập:
1. Khái niệm của gỉ sắt ?
2. Tác hại của gỉ sắt ?
3. Phương pháp làm sạch gỉ sắt bằng bàn chải ?
25