TRƯỜNG CĐN QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA: XÂY DỰNG
MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT CẤU KIỆN NHỎ
MÃ MÔ ĐUN: MĐ 14
NGHỀ: XÂY DỰNG
Trình độ: Trung cấp nghề
Vũng tàu – 2012
Giáo trình lưu hành nội bộ
Trang 1
TRƯỜNG CĐN QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA: XÂY DỰNG
MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT CẤU KIỆN NHỎ
MÃ MÔ ĐUN: MĐ 14
NGHỀ: XÂY DỰNG
Trình độ: Trung cấp nghề
Trưởng/ Phó bộ môn
Lê Văn Thường
Phó hiệu Trưởng
Phạm Thị Nghuyệt
Vũng tàu – 2012
Giáo trình lưu hành nội bộ
Trang 2
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG......................................................................................................3
BÀI 1: LẮP ĐẶT LANH TÔ BÊ TÔNG CỐT THÉP.....................................................4
BÀI 2: LẮP ĐẶT Ô VĂNG BÊ TÔNG CỐT THÉP.......................................................7
BÀI 3: LẮP ĐẶT KHUÔN CỬA...................................................................................11
BÀI 4: LẮP ĐẶT TẤM ĐAN BÊ TÔNG CỐT THÉP..................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................20
GIỚI THIỆU CHUNG
Mã số Mô đun: MĐ 14
Tên mô đun: Lắp đặt cấu kiện nhỏ
Thời gian của Mô đun: 55 tiết (Lý thuyết: 10 gờ; Thực hành tại trường: 25 giờ; Thực
hành tại doanh nghiệp: 20 giờ).
Vị trí, tính chất của mô đun
Vị trí: Mô đun được bố trí học sau khi kết thúc chương trình các môn học
cơ sở và mô đun MĐ 12, MĐ 13.
Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc thời gian học cả lý thuyết
và thực hành.
Mục tiêu của mô đun
− Về kiến thức
Đọc được bản vẽ mặt bằng nhà và cấu tạo, chi tiết các cấu kiện;
Trình bày được trình tự, các bước lắp đặt cấu kiện nhỏ.
− Về kỹ năng
Nhận biết được các dụng cụ đo;
Phân biệt được chất lượng của các cấu kiện trước khi lắp đặt;
Sử dụng được các loại thiết bị phục vụ cho việc lắp đặt cấu kiện;
Lắp được các cấu kiện như lanh tô, ô văng, khuôn cửa, tấm đan đạt yêu cầu
kỹ thuật.
− Về thái độ
Có trách nhiệm với công việc, hợp tác tốt với người cùng làm việc;
Cẩn thận để đảm bảo cho người và công trình.
Nội dung của mô đun
Trang 3
Thời gian
Số
TT
Tên các bài trong mô đun
Tổng
số
Lý
thuyết
Thực
hành
Kiểm
tra
1
Lắp đặt lanh tô tông cốt thép
8
3
5
1
2
Lắp đặt ô văng bê tông cốt thép
7
2
5
1
3
Lắp đặt khuôn cửa
8
3
5
2
4
Lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép
8
2
5
1
35
10
20
5
Tổng cộng
BÀI 1: LẮP ĐẶT LANH TÔ BÊ TÔNG CỐT THÉP
Mục tiêu của bài học
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng sau:
Về kiến thức
- Trình bày được khái niệm, cấu tạo của lanh tô bê tông cốt thép.
- Nêu dược các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt lanh tô bê tông cốt thép.
- Trình bày được trình tự lắp đặt lanh tô bê tông cốt thép.
Về kỹ năng
- Đọc được bản vẽ.
- Lắp đặt được lanh tô bê tông cốt thép đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Về thái độ
- Có trách nhiệm với công việc, hợp tác tốt với người cùng làm.
- Cần thận để đảm bảo cho người và công trình.
Nội dung bài học
Khái niệm, cấu tạo và tác dụng của lanh tô bê tông cốt thép.
Các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt lanh tô bê tông cốt thép.
Trình tự và phương pháp lắp đặt lanh tô bê tông cốt thép.
Các sai phạm khi lắp đặt lanh tô bê tông cốt thép.
I.
Khái niệm, cấu tạo và tác dụng
1.1. Khái niệm
Trang 4
Lanh tô bê tông cốt thép là bộ phận kết cấu chịu lực bên trên lỗ cửa sổ hoặc cửa đi, có
tác dụng đỡ phần tường bên trên.
Lanh tô bê tông cốt thép chia ra làm 2 loại lanh tô bê tông cốt thép đổ tại chổ và lanh tô bê
tông cốt thép đúc sẵn. Theo chương trình thì sẽ học lanh tô bê tông cốt thép đúc sẵn (lắp
ghép).
1.2. Cấu tạo
Lanh tô bê tông cốt thép có tiết diện thưòng hình chữ nhật , nhưng đôi khi là chữ L chiều
cao lấy theo bội số của kích thước (bằng chiều dày 2,3,4 viên gạch).
Lanh tô bê tông cốt thép được xem như dầm chịu lực có nghĩa là cấu tạo cốt thép và bê
tông.
Lanh tô được chôn sâu vào tường 1-1,5 viên gạch, nhưng không được nhỏ hơn 1/15
chiều rộng ô cửa.
Lanh tô bê tông cốt thép lắp ghép có ưu điểm thi công nhanh, có thể vượt đựơc các khẩu
độ lớn.
1.3. Tác dụng của lanh tô bê tông cốt thép
Lanh tô có tác dụng đở phần tường phía trên.
II.
Các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt lanh tô.
Khi lắp đặt lanh tô phải đúng theo bản vẽ thiết kế.
Khi lắp đặt phải đúng theo chiều của cốt thép chịu lực.
III. Trình tự và phương pháp lắp đặt lanh tô.
Lắp đặt lanh tô được thực hiện theo các bước sau:
3.1. Kiểm tra lanh tô
+ Kiểm tra hình dáng, kích thước và chủng loại lanh tô, có nghĩa phải kiểm tra kích
thước và chủng loại lanh tô theo đúng kích thước của thiết kế.
+ Kiểm tra thời gian đúc để đảm bảo cường độ của lanh tộ
+ Kiểm tra vị trí của cốt thép chịu lực để tránh nhầm lẫn trong quá trính lắp đặt. (xem
chiều đặt cốt thép trên lanh tô)
3.2. Vân chuyển lanh tô (trường hợp lanh tô để xa vị trí lắp đặt)
3.3. Kiểm tra độ ổn định của giàn giáo
Trang 5
Do vị trí lắp đặt của lanh tô ở trên lỗ cửa sổ hoặc cửa đi cho nên để thuận tiện cho việc
lắp đặt thì phải bắt giàn giáo. Vì vậy để đảm bảo an toàn trong quá trình đưa lanh tô lên
vị trí lắp đặt và lắp đặt phải kiểm tra độ ổn định của giàn giáo.
3.4. Kiểm tra cao độ, độ ngang bằng tường 2 bên mép cửa.
Trước khi đặt lanh tô lên thì phải kiểm tra theo xem đã đúng theo kích thước bản vẽ
chưa, đồng thời kiểm tra độ ngang bằng ở 2 mép cửa (vị trí gối) bằng cách dùng ni vô
ống nhựa mềm kiểm tra.
3.5. Rải vữa đệm
Sau khi kiểm tra độ ngang bằng ở 2 mép cửa tưới nước lên hai đầu mép tạo độ ẩm, sau
đó phủ một lớp hồ dầu rồi rải vữa đệm lên.
Chú ý rải vữa đệm vừa đủ để đảm bảo độ liên kết giữa lanh tô và tường ở vị trí gồi của
lanh tô.
3.6. Đưa lanh tô vào vị trí
Khi rải vữa đệm xong ta kiểm tra chiều của cốt thép chịu lực;
Trước khi đặt lanh tô ta phải vệ sinh hai mép phía dưới của lanh tô và phủ lớp hồ dầu để
đảm bảo độ liên giữa lanh tô với tường hai bên mép cửa;
Đưa lanh tô đặt vào hai đầu mép cửa (đặt lên lớp vữa đệm).
3.7. Điều chỉnh lanh tô đúng vị trí
Sau khi đặt lanh tô lên phải điều chỉnh lanh tô đúng vị trí bằng cách kiển tra cao độ đặt
lanh tô theo yêu cầu thiết kế đồng thời điều chỉnh lanh tô đảm bảo lanh tô được chôn
sâu vào tường 1-1,5 viên gạch, nhưng không được nhỏ hơn 1/15 chiều rộng ô cửa.
3.8. Gia cố cây chống
Khi điều chỉnh lanh tô đúng vị trí và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau đó phải gia cô cây
chống để lanh tô được ổn định chờ đến khi liên kết giữa lanh tô và tường ở hai mép cửa
đạt được cường độ nhất định rồi mới xây tiếp trên lanh tô.
IV. Các sai phạm khi lắp đặt lanh tô.
Trong quá trình lắp đặt lanh tô thường xảy ra các sai phạm sau:
Đặt sai cao độ so với thiết kế (do không kiểm tra kỉ cao độ đặt lanh tô).
Trang 6
Độ ngang bằng hai đầu mép cửa không bằng nhau (do kiểm tra hai đầu mép cửa không
chính xác hoặc do sau khi đặt lanh tô xong không kiểm tra lại hai đầu mép cửa có bằng
nhau hay không).
Đặt sai chiều cốt thép chịu lực (do không kiểm tra chiều cốt thép chịu lực trước khi lắp
đặt).
Hai đầu gàm của lanh tô không đảm bảo được chôn sâu vào tường 1-1,5 viên gạch, nhỏ
hơn 1/15 chiều rộng ô cửa (do đặt lanh tô lên không điều chỉnh).
Liên kết giữa tường hai đầu mép cửa với lanh tô không đảm bảo (do không vệ sinh tường
hai mép cửa, hai mép lanh tô phía ngối lên tường hoặc vữa đệm không đủ...).
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Nêu khái niệm, cấu tạo và tác dụng của lanh tô.
Câu 2: Nêu các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt lanh tô.
Câu 3: Trình bày trình tự và phương pháp lắp đặt lanh tô.
Câu 4: Nêu các sai phạm trong quá trình lắp đặt lanh tô, cách khắc
BÀI 2: LẮP ĐẶT Ô VĂNG BÊ TÔNG CỐT THÉP
Mục tiêu của bài học
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng sau:
Về kiến thức
- Trình bày khái niệm, cấu tạo và tác dụng của ô văng bê tông cốt thép.
- Nêu dược các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt ô văng bê tông cốt thép.
- Trình bày được trình tự lắp đặt ô văng bê tông cốt thép.
Về kỹ năng
- Đọc được bản vẽ.
- Lắp đặt được ô văng bê tông cốt thép đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Về thái độ
- Có trách nhiệm với công việc, hợp tác tốt với người cùng làm
- Cần thận để đảm bảo cho người và công trình
Nội dung bài học
Khái niệm, cấu tạo và tác dụng của ô văng bê tông cốt thép.
Các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt ô văng bê tông cốt thép.
Trình tự và phương pháp lắp đặt ô văng bê tông cốt thép.
Các sai phạm khi lắp đặt ô văng bê tông cốt thép.
Trang 7
I.
Khái niêm, cấu tạo và ứng dụng ô văng bê tông cốt thép
1.1. Khái niệm ô văng bê tông cốt thép
Là bộ phận nằm ở phía trên lỗ cửa sổ, cửa đi có tác dụng che nắng che mưa đồng thời
làm nhiệm vụ như lanh tô là đỡ phần tường bên trên.
1.2. Cấu tạo ô văng bê tông cốt thép
Ô văng có chiều dày thường từ 5 ÷ 7 cm, phần nhô ra khỏi tường nhỏ hơn 1,2 m,
thường có cấu tạo kiểu côngxon.. (hình 2 – 1)
Ô văng bê tông cốt thép
Trang 8
Hình 2 – 1: Cấu tạo ô văng bê tông cốt thép
1.3. Tác dụng của ô văng bê tông cốt thép
Chắn nắng, chắn mưa trên hoặc bên lỗ cửa.
Đở phần tường phía trên cửa.
II.
Các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt ô văng bê tông cốt thép
Kích thước ô văng phải đúng theo yêu cầu của thiết kế.
Đúng vị trí lắp đặt.
Khi lắp đặt phải đúng theo chiều của cốt thép chịu lực, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
III. Trình tự và phương pháp lắp đặt ô văng bê tông cốt thép
Lắp đặt ô văng bê tông cốt thép được thực hiện theo các bước sau:
3.1. Kiểm tra ô văng
Kiểm tra hình dáng, kích thước và chủng loại ô văng, có nghĩa phải kiểm tra kích thước
và chủng loại ô văng theo đúng kích thước của thiết kế.
Kiểm tra thời gian đúc để đảm bảo cường độ của ô văng.
Kiểm tra vị trí của cốt thép chịu lực để tránh nhầm lẫn trong quá trính lắp đặt.
3.2. Vận chuyển ô văng (trường hợp ô văng để xa vị trí lắp đặt)
3.3. Kiểm tra độ ổn định của giàn giáo
Do vị trí lắp đặt của ô văng ở trên cao cho nên để thuận tiện cho việc lắp đặt thì phải bắt
giàn giáo. Vì vậy để đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt phải kiểm tra độ ổn định
của giàn giáo trước khi đưa ô văng lên lắp đặt.
3.4. Làm cây chốn đà đở mép ngoài ô văng
Do ô văng nhô ra ngoài so với mặt tường là <1,2m, nên để ô văng ổn định được trong
quá trình lắp đặt thì phải làm cây chống, đà chống phần mép ngoài của ô văng.
3.5. Kiểm tra cao độ, độ ngang bằng đoạn tường đặt ô văng
Trước khi đặt ô văng lên thì phải kiểm tra theo xem đã đúng vị trí theo kích thước bản
vẽ chưa, đồng thời phải kiểm tra độ ngang bằng của đoạn tường đặt ô văng chưa (vị trí
đặt) bằng cách dùng ni vô thước kết hợp với thước tầm kiểm tra.
3.6. Rải vữa đệm
Sau khi kiểm tra đúng cao độ lắp đặt, độ ngang bằng ở đoạn tường cần lắp đặt.
Trang 9
Tưới nước lên đoạn tường tại vị trí lắp đặt tạo độ ẩm, sau đó phủ một lớp hồ dầu rồi rải
vữa đệm lên.
chú ý rải vữa đệm vừa phải đảm bảo độ liên kết.
3.7. Đưa ô văng vào vị trí
Khi rải vữa đệm xong thì đưa ô văng đặt vào vị trí lắp đặt (đặt lên lớp vữa đệm).
Chú ý: Trước khi đặt ô văng ta phải:
Xác định chiều của cốt thép chịu lực.
Vệ sinh mép phía dưới của ô văng và phủ lớp hồ dầu để đảm bảo độ liên giữa ô văng
với tường.
3.8. Điều chỉnh ô văng đúng vị trí kết hợp với chống đở ô văng
Sau khi đặt ô văng lên phải điều chỉnh ô văng đúng vị trí bằng cách kiểm tra cao độ, độ
ngang bằng của ô văng theo yêu cầu thiết kế, đồng thời điều chỉnh ô văng phía tường
trong bằng kít với mặt tường.
Trong quá trình điều chỉnh thì kết hợp dựng cây chống đà đở ô văng cho cố định.
IV. Các sai phạm khi lắp đặt ô văng bê tông cốt thép
Trong quá trình lắp đặt ô văng bê tông cốt thép thường xảy ra các sai phạm sau:
Đặt sai chiều cốt thép chịu lực (do không kiểm tra chiều cốt thép chịu lực trước khi lắp
đặt).
Phần nhô ra của ô văng bị gục do chân cây chống không ổn định.
Liên kết giữa tường với ô văng không đảm bảo (do không vệ sinh tường hoặc mép dưới
của ô văng hoặc vữa đệm không đủ.
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Nêu khái niệm, cấu tạo và tác dụng của ô văng bê tông cốt thép.
Câu 2: Nêu các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt ô văng bê tông cốt thép.
Câu 3: Trình bày trình tự và phương pháp lắp đặt ô văng bê tông cốt thép.
Câu 4: Nêu các sai phạm trong quá trình lắp đặt ô văng bê tông cốt thép, cách khắc phục.
Trang 10
BÀI 3: LẮP ĐẶT KHUÔN CỬA
Mục tiêu của bài học
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng sau:
Về kiến thức
- Mô tả được cấu tạo, tác dụng của khuôn cửa.
- Nêu dược các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt khuôn cửa.
- Trình bày được trình tự lắp đặt khuôn cửa.
Về kỹ năng
- Đọc được bản vẽ tường và cửa.
- Lắp đặt được khuôn cửa đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Về thái độ
- Cẩn thận, chính xác, hợp tác tốt với người cùng làm.
- Cần thận để đảm bảo cho người và công trình.
Nội dung bài học
Cấu tạo và tác dụng của khuôn cửa.
Các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt khuôn cửa.
Trình tự và phương pháp lắp đặt khuôn cửa.
Trang 11
Các sai phạm khi lắp đặt khuôn cửa.
I.
Cấu tạo và tác dụng của khuôn cửa
1.1. Cấu tạo khuôn cửa
Cấu tạo của khuôn cửa phụ thuộc vào loại cửa
Khuôn cửa sổ được làm bằng: gỗ, thép, nhôm, inox… được cấu tạo gồm có hai thanh
đứng, thanh ngang trên và thanh ngang dưới (hình 3 – 1).
Khuôn cửa đi cũng được làm bằng: gỗ, thép, nhôm, inox… được cấu tạo gồm hai
thanh đứng và một thanh ngang trên, nếu cửa có nhiều cánh thì sẽ tuỳ trường hợp mà bố
trí thêm thanh đứng để chịu quay mở cửa và thanh ngang trên (hình 3 – 1).
Hình 3 – 1: Khuôn cửa đi, khuôn cửa sổ
1.2. Tác dụng của khuôn cửa
Liên kết với tường tạo ra độ chắc chắn.
Liên kết với cánh cửa thông qua bản lề tạo ra công năng của cánh cửa.
Trang 12
Do khuôn cửa thường có hình đa giác lồi lõm, nên gờ lõm có tác dụng khi của đóng sẽ
ngăn chặn không cho gió, nước mưa thấm lột vào bên trong nhà
II.
Các yêu cầu khi lắp đặt khuôn cửa
2.1. Yêu cầu về chất lượng khuôncửa
Khuôn cửa phải đúng hình dạng, kích thước, chủng loại.
Vật liệu làm khuôn phải phải đúng theo yêu cầu.
2.2. Yêu cầu về lắp đặt
Lắp đặt phải đúng vị trí theo yêu cầu.
Khi lắp đặt khuôn cửa phải thẳng đứng.
III. Trình tự và phương pháp lắp đặt khuôn cửa
Lắp đặt khuôn cửa được thực hiện theo các bước sau:
3.1. Kiểm tra chất lượng khuôn cửa
Kiểm tra hình dáng, kích thước, chủng loại khuôn cửa.
Kiểm tra chất lượng vật liệu làm khuôn cửa đúng theo yêu cầu chưa.
Kiểm tra liên kết giữa thanh đứng với thanh ngang.
3.2. Chuẩn bị cây chống, nêm gỗ, vữa chèn bật sắt
Trong quá trình lắp khuôn cửa để khuôn cửa ổn định thì dùng cây chống và nêm gỗ để
cố định khuôn cửa và sau khi cố định khuôn phải chèn bật sắt bằng vữa để liên kết
khuôn với tường.
Để đảm bảo cho công việc lắp đặt đạt được tiến độ thì phải chuẩn bị trước như: Cây
chống, nêm gỗ, vữa...
3.3. Kiểm tra kích thước ô trống trừ cửa
Trong một công trình có nhiều loại cửa có kích thước khác nhau, để tránh sự nhầm lẫn
và sai sót thì phải kiểm tra kích thước ô trống trừ cửa.
Kiểm tra bề rộng và chiều cao ô trống.
3.4. Xác định cao độ chuẩn
Để tránh nhầm lẫn trong khi lắp đặt thì trước khi lắp khuôn phải xác định kiểm tra cao
độ lắp đặt cho chính xác.
Trang 13
Xác định cao độ chuẩn và dẫn cốt về vị trí lắp đặt chính xác rồi tiến hành tiếp các công
việc tiếp theo.
3.5. Xác định tim cửa
Sau khi xác định cao độ lắp đặt và đúng kích thước ô trống thì xác định tim cửa để khi
lắp đặt đúng vị trí theo kích thước thiết kế.
Sau khi xác định xong, đánh dấu tim lên lanh tô.
3.6. Đưa khuôn cửa vào vị trí
Sau khi xác định cao độ đặt và tim cửa xong ta đưa khuôn cửa vào vị trí.
Trong quá trình đưa khuôn cửa cần chú ý: Cẩn thận đưa khuôn vào vị trí và tránh khuôn
cửa bị va trạm làm ảnh hưởng đến chất lượng khuôn cửa.
3.7. Điều chỉnh, cố định khuôn cửa bằng nêm gỗ và cây chống
Khi đưa khuôn cửa vào vị trí ta điều chỉnh và kiểm tra khuôn cửa đúng theo yêu cầu.
Trong quá trình điều chỉnh, kiểm tra ta cố định khuôn bằng nêm và cây chống.
Kiểm tra độ thẳng đứng của thanh đứng và ngang bằng của thanh ngang.
3.8. Tưới nước các lỗ chờ chèn bật sắt
Khi đã cố định khuôn ta tưới nước vào vị trí lỗ bặt sắt để tạo độ ẩm cần thiết cho sự liên
kết giữa tường với bật sắt khi ta chèn vữa sau này.
3.9. Chèn bật sắt
Dùng vữa xi măng mác cao để chèn bật sắt.
Chú ý chèn thật kỉ để tạo liên kết tốt giữa tường và bật sắt.
3.10. Vệ sinh khuôn cửa
Trong quá trình chèn bật sắt vữa sẽ rơi và có thể bám vào khuôn cửa cho nên sau khi
chèn bật sắt xong ta phải vệ sinh khuôn.
IV. Các sai phạm khi lắp đặt khuôn cửa
Trong quá trình lắp đặt khuôn cửa thường xảy ra các sai phạm sau:
Khuôn cửa không thẳng đứng.
Khi đưa khuôn cửa vào bị va chạm làm cho khuôn cửa cong vênh.
Phần nhô ra khỏi tường không đủ hoặc dư ảnh hưởng đến khi tô.
Vị trí chèn bật sắt không đảm bảo liên kết.
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Nêu cấu tạo, tác dụng của khuôn cửa.
Trang 14
Câu 2: Nêu các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt khuôn cửa.
Câu 3: Trình bày trình tự và phương pháp lắp đặt khuôn cửa.
Câu 4: Nêu các sai phạm trong quá trình lắp đặt khuôn cửa, cách khắc phục.
BÀI 4: LẮP ĐẶT TẤM ĐAN BÊ TÔNG CỐT THÉP
Mục tiêu của bài học
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng sau:
Về kiến thức
- Nêu được cấu tạo và phạm vi sử dụng của tấm đan bê tông cốt thép.
- Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép.
- Trình bày được trình tự và phương pháp lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép.
Về kỹ năng
- Đọc được bản vẽ bố trí tấm đan.
- Lắp đặt được tấm đan bê tông cốt thép đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.
Về thái độ
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có sức khỏe, có ý thức hợp tác tốt
với người cùng làm để hoàn thành tốt công việc, đảm bảo an toàn cho người và
công trình.
Nội dung bài học
Cấu tạo và phạm vi sử dụng tấm đan bê tông cốt thép
Các yêu cầu kỹ thuật tấm đan bê tông cốt thép.
Trình tự và phương pháp lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép.
Các sai phạm khi lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép.
An toàn lao động trong khi lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép.
Trang 15
I.
Cấu tạo và phạm vi sử dụng tấm đan bê tông cốt thép
1.1. Cấu tạo tấm đan bê tông cốt thép
Tấm đan bê tông cốt thép được cấu tạo bởi cốt thép và bê tông, tùy theo yêu cầu sử
dụng tấm đan bê tông cốt thép có hình chữ nhật, hình vuông… (hình 4 – 1)
Hình 4 – 1: Tấm đan bê tông cốt thép
Trang 16
1.2. Phạm vi sử dụng tấm đan bê tông cốt thép
Tấm đan bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi: dùng nắp rảnh thoát nước, nắp hố ga,
nắp bể lắng, nắp đường dây điện ngầm...
II.
Các yêu cầu kỹ thuật tấm đan bê tông cốt thép
2.1. Yêu cầu về chất lượng tấm đan bê tông cốt thép
Cường độ bê tông của tấm đan phải phù hợp với quy định của thiết kế, trường hợp thiết
kế không quy định cần phải bằng hoặc lớn hơn 80% R 28 ngày theo yêu cầu thiết kế,
được xác định bằng kết quả thí nghiệm nén mẫu của nhà sản xuất.
Hình dạng bên ngoài của tấm đan không được biến dạng, sứt mẻ, phải đảm bảo kích
thước hình học theo thiết kế.
Đảm bảo độ chính xác vị trí các các lỗ chờ lắp ghép, vị trí các chi tiết đặt sẵn, cốt thép
chờ, chi tiết định vị, vị trí các lỗ cẩu, chất lượng thép móc cẩu (tiết diện, chủng loại thép
làm móc).
Mặt ngoài của tấm đan không được có vết nứt hoặc rỗ vượt quá giới hạn cho phép.
2.2. Các yêu cầu khác
Công tác lắp ghép tấm đan bê tông cốt thép phải do các tổ chức chuyên môn hoá về
công tác này thực hiện.
Trước khi thi công lắp ghép tấm đan bê tông cốt thép, đơn vị thi công phải lập "Biện
pháp tổ chức thi công", lập bản vẽ thiết kế lắp ghép.
Biện pháp tổ chức thi công" lắp ghép tấm đan bê tông cốt thép cần chú ý những vấn đề
sau:
- Chọn phương tiện cẩu lắp phù hợp.
- Trình tự lắp ghép cấu kiện.
- Những biện pháp bảo đảm độ chính xác lắp ghép.
- Bảo đảm độ cứng của kết cấu và không biến dạng trong quá trình lắp ghép tấm đan bê
tông cốt thép hoặc tổ hợp cấu kiện vào vị trí thiết kế, cũng như đảm bảo độ bền vững
và ổn định của toàn bộ công trình.
- Có biện pháp đảm bảo thi công xen kẽ giữa lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép và lắp
các thiết bị công nghệ và thiết bị kỹ thuật vệ sinh, hệ thống điện, hệ thống thông tin.
- Bảo đảm sự đồng bộ của quá trình lắp ghép.
III. Trình tự và phương pháp lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép
Trang 17
Lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép được thực hiện theo các bước sau:
3.1. Bố trí hiện trường lắp đặt
Làm đường tạm phục vụ thi công, đường không được lún, lầy, trơn trượt và phải đảm
bảo thi công liên tục (trường hợp không có đường).
Làm kho, lán, sân bãi cạnh công trình, trang bị các kê và xếp tấm đan bê tông cốt thép
trong phạm vị hoạt động của cầu trục;
3.2. Chuẩn bị vật liệu, phương tiện dụng cụ
Chuẩn bị vật liệu và phương tiện phục vụ cho lắp ghép như: tấm đan, cần trục, vữa hoặc
bê tông chèn mối nối nếu có…
Chọn các loại cần trục, máy, thiết bị lắp ghép công trình, cần chú ý đến những vấn đề
sau:
- Kích thước, khối lượng tấm đan.
- Hình dạng, kích thước công trình.
- Đặc điểm của khu vực lắp ghép.
Bố trí và kiểm tra, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị lắp ghép và bố trí đúng vị trí xác định
trong dây chuyền công nghệ của thiết kế tổ chức thi công.
3.3. Kiểm tra hiện trường lắp đặt
Kiểm tra, hiệu chỉnh máy móc, thiết bị lắp ghép và bố trí đúng vị trí xác định trong dây
chuyền công nghệ của thiết kế tổ chức thi công;
Lắp đặt, kiểm tra đà giáo, trụ đỡ và giá đỡ phục vụ thi công;
Kiểm tra vị trí lắp đặt;
Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn lao động.
3.4. Kiểm tra chất lượng tấm đan
Kiểm tra cường độ tấm đan theo quy định của thiết kế;
Kiểm tra chủng loại, kích thước tấm đan theo bản vẽ thiết kế;
Kiểm tra mặt ngoài của tấm đan xem có vết nứt hoặc rỗ vượt quá giới hạn cho phép.
3.5. Vệ sinh mặt dưới của tấm đan
Làm sạch sạch mặt dưới tấm đan tại vị trí gối.
Chú ý không làm sạch bằng nước mặn, nước có tạp chất, dầu nhớt, không áp dụng các
phương pháp đốt nóng để làm sạch sơn.
Nên làm sạch bằng lau chùi cạo rửa, chải, chà nhám.
Trang 18
3.6. Vận chuyển tấm đan về nơi tập kết
Bốc, xếp các tấm đan lên phương tiện vận chuyển hay kê xếp trên công trường phải
theo đúng sơ đồ giằng néo móc cẩu đã chỉ dẫn trong thiết kế tổ chức thi công. Việc xếp
đặt phải đảm bảo đúng trình tự và vị trí quy định trong thiết kế;
Trong quá trình vận chuyển tấm đan về nơi tập kết phải chú ý không làm cho tấm đan bị
biến dạng, sứt mẻ.
Khi vận chuyển, phải giằng néo tấm đan chắc chắn bằng cáp lụa, dây xích. Không để
cấu kiện bị xê dịch dọc ngang, va chạm vào nhau hay vào thành xe. Đồng thời, phải bảo
đảm khả năng bốc dỡ từng tấm đan ra khỏi phương tiện vận chuyển mà không gây mất
ổn định cho các tấm đan khác, không lam.
3.7. Lắp đặt tấm đan
Sau khi vận chuyển tấm đan vể vị trí tập kết, ta tiến hành lắp đặt tấm đan vào vị trí lắp
đặt. Chú ý khi lắp đặt tấm đan nên dùng hai người có sức khõe tốt, đặc biệt là hai người
có sức khõe tương đương nhau.
3.8. Giằng các đầu tấm đan
Sau khi lắp đặt tấm đan ta phải giằng các đầu tấm đan lại để tạo sự liên kết và làm việc
đồng nhất (như trường hợp bể hố ga, nắp bể lắng…)
3.9. Chèn kẽ tấm đan
Dùng vữa xi măng mác cao để chèn tại vị trí giằng các đầu tấm đan.
IV. Các sai phạm khi lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép
Trong quá trình lắp đặt khuôn cửa thường xảy ra các sai phạm sau:
Tấm đan bị kênh, không bằng phẳng do độ vị trí gối của tấm đan không ngang bằng.
Trong quá trình cẩu tấm đan có thể do va trạm làm cho chất lượng tấm đan không đảm
bảo.
Bị nứt tại các vị trí chèn kẽ tấm đan…
V.
An toàn lao động trong khi lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép
Trong quá trình lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép phải tuân thủ các quy định sau:
Người đứng điều chỉnh tấm đan phải là người khõe mạnh và phải đi giầy, đội nón và
đeo găng tay bảo hộ.
Khi lắp đặt phải có sự kết hợp tốt với người cùng làm để tránh những tại nạm sảy ra ( bị
chẹt tay).
Trang 19
Phải bố trí một người đứng ra hiệu cho người cẩu lắp ghép.
Trong khi móc cẩu phải chú ý tránh trường hợp khi móc lên bị trượt móc cẩu…
Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Nêu cấu tạo và phạm vi sử dụng tấm đan bê tông cốt thép.
Câu 2: Nêu các yêu cầu kỹ thuật khi lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép.
Câu 3: Trình bày trình tự và phương pháp lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép.
Câu 4: Nêu các sai phạm trong quá trình lắp đặt tấm đan bê tông cốt thép, cách khắc phục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình Kỹ thuật nghề theo phương pháp mô đun Tập thể giáo viên Trường Trung
học Xây dựng số 2 – Bộ Xây dựng – Nhà xuất bản Xây dựng năm 2000.
- Giáo trình Kỹ thuật thi công – Nhà xuất bản Xây dựng năm 2000.
- Cấu tạo Kiến trúc – Nhà xuất bản xây dựng năm 1996.
Trang 20
Trang 21