Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm lồng ghép một số câu hỏi tiếng anh vào trong môn công nghệ 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.79 KB, 12 trang )

A.ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
a. Cơ sở lý luận:
Trên con đường hội nhập và phát triển cùng thế giới, đất nước ta đã và đang
từng bước đổi mới, áp dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ hiện đại vào trong
mọi lĩnh vực của đời sống và sản xuất để thực hiện công cuộc “ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá” đất nước. Do đó việc đào tạo ra nguồn nhân lực có tri thức và
đạo đức đang là mục tiêu lớn của ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Cùng với mục tiêu chung của ngành giáo dục, mục tiêu của giáo dục cấp
THPT đó là: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức , trí tuệ, thể chất,
thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản ; phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và
sáng tạo , hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, chuẩn bị
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động , tham gia xây
dựng và bảo vệ tổ quốc”.
Thực tế như chúng ta đã thấy trong chương trình công nghệ 12 đã chứa
đựng rất nhiều các kiến thức về điện tử, hệ thống điện, máy điện và mạng điện
Do đó đối với người học sinh phổ thông dù sau này có lựa chọn nghề nghiệp
gắn bó với các vấn đề đó hay không thì những hiểu biết về các kiến thức điện
tử, hệ thống điện, máy điện và mạng điện sẽ là một hành trang nho nhỏ để các
em bước vào đời .Đồng thời như chúng ta đã thấy Tiếng Anh đang là một ngôn
ngữ hết sức quan trọng dù ngành nào, nghề nào thì người lao động cần có một
kiến thức cơ bản về Tiếng Anh . Đất nước chúng ta muốn có hội nhập được với


quốc tế thì phải trang bị ban đầu cho học sinh một vốn kiến thức cơ bản về
Tiếng Anh dưới nhiều hình thức.
b. Cơ sở thực tiễn:
Thực tế dù tôi chỉ mới bước vào nghề nhưng qua những năm giảng dạy ở
trường tôi nhận thấy các em học sinh vẫn chưa nhận thức được sự quan trọng
của môn Tiếng Anh đối với tương lai sau này của các em khi bước vào đời hay
vào học một ngành nào đó ở trường đại học, cao đẳng hay trung cấp chuyên


nghiệp.
Trong những năm tôi học ở trường đại học tôi nhận thấy khi bước vào môn
Tiếng Anh chuyên ngành đa số chúng tôi điều bỡ ngỡ và gặp rất nhiều khó
khăn nên hệ quả là rất nhiều người phải học lại môn này. Nên việc trang bị cho
các em học sinh nắm được một số từ hay cụm từ Tiếng Anh có liên quan đến
các môn đang học ở trường phổ thông cũng xem như là một bước đệm để sau
này các em có vào học các ngành nghề liên quan sẽ tốt hơn và không còn bỡ
ngỡ nữa.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi xin đề ra một phương án là:
"Lồng ghép một số câu hỏi Tiếng Anh vào trong môn công nghệ 12".
2. Phạm vi đề tài:
Như chúng ta nhận thấy môn công nghệ nói chung và công nghệ 12 nói
riêng là một môn liên quan đến các em sau này khi bước vào học các ngành kỹ
thuật, nên theo tôi lồng ghép các câu hỏi tiếng anh vào trong môn công nghệ là
một hướng đúng.


Ở đây do thời gian và kinh nghiệm giảng dạy còn non nên tôi vẫn chưa giám
mạnh dạn để thực hiện một đề tài lớn và liên quan đến toàn bộ nội dung trong
chương trình công nghệ 12. Ở đây tôi chỉ lồng ghép ở mức độ là sau mỗi
chương tôi chỉ nêu một số câu hỏi bằng Tiếng Anh có liên quan đến nội dung
trong chương đó từ đó giao các em về nhà nghiên cứu xem như một đề tài nhỏ
cho các em.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng vấn đề:
a. Thuận lợi:
- Sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của lãnh đạo nhà trường đến công tác
giảng dạy bộ môn ở nhà trường.
- Do là học sinh của một trường nằm ở vị trí nông thôn nên đại đa số các em
điều chăm ngoan, có ý chí vương lên trong học tập .

- Cơ sở vật chất nhà trường ngày càng được hoàn thiện theo hướng đạt chuẩn.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng cao. Máy vi tính, mạng
internet ngày càng phổ biến trong tất cả các gia đình là điều kiện thuận lợi cho
các em có thể tra từ tiếng anh, truy cập những thông tin cần thiết để phục vụ cho
việc học tập của các em.
b. Khó khăn:
- Tình trạng học sinh ngại học, coi nhẹ môn học do đây không phải là môn thi
tốt nghiệp và thi vào Đại học, Cao đẳng ...Nên đã dẫn đến một thực tế đáng


buồn là kết quả, hiệu quả của giờ học chưa cao, chưa đạt được nhiều theo mục
đích, yêu cầu đặt ra.
- Các em chưa nhận thức được sự quan trọng của môn tiếng anh đến tương lai
sau này của các em.
- Kiến thức Tiếng Anh của các em đến các môn học trong nhà trường vẫn còn
hết sức hạn chế.
* Nguyên nhân chủ yếu là do học sinh còn lơ là trong việc học Tiếng Anh ,
những kiến thức Tiếng Anh có liên quan đến các môn học trong nhà trường vẫn
còn nhiều hạn chế do giáo viên chưa lồng ghép được trong môn mình đang dạy.
2. Các giải pháp:
- Tiến hành lồng ghép Tiếng Anh vào trong các môn học ở trường cụ thể ở
đây tôi xin lồng ghép cho môn công nghệ 12:
3. Nội dung đề tài:
Do chỉ muốn học sinh làm quen với các từ Tiếng Anh có liên quan đến môn
học nên tôi chỉ yêu cầu các em chỉ dịch câu hỏi bằng Tiếng Anh và khi trình
bày thì sẽ trình bày bằng Tiếng Việt.
* Khi học xong các chương tôi sẽ đặt các câu hỏi như sau:
Câu 1(chương 1) Em hãy nêu cấu tạo của điện trở, tụ điện, cuộn cảm, điốt,
tranzitor, tirixto, triac, điac và ứng dụng của các linh kiện ?
Bằng Tiếng Anh

- What are the components of resistors, capacitors, inductors, diodes,
transistor, tirixto, TRIAC, DIAC and what are the applications of them?


Khi đặt câu hỏi như thế này học sinh muốn trả lời được thì học sinh phải
dịch được và thông qua đây học sinh có thể làm quen và nắm một số từ có liên
quan đến môn học trong chương 1 như:
+ Components: cấu tạo
+ Resistors: Điện trở
+ Capacitors: Tụ điện
+ Inductors: Cuộn cảm
+ Diodes: Điốt
+ Transistor, tirixto, TRIAC, DIAC :
Câu 2(chương 2) Em hãy nêu các mạch điện tử cơ bản mà em đã học, IC
khuếch đại thuật toán có cấu tạo như thế nào?
Bằng tiếng anh
- What are the basic electronic circuits that’re learned? What’s the IC
operational amplifier?
Với câu hỏi này học sinh sẽ nắm được một số từ có liên quan đến đến môn
học như:
+ Electronic control circuit: Mạch điện tử
+ IC operational amplifier: IC khuếch đại thuật toán
Câu 3(chương 3) Em hãy nêu các ứng dụng của mạch điện tử điều khiển
trong thực tế. Cho ví dụ của mỗi ứng dụng?
Bằng Tiếng Anh :


-What’re the applications of electronic control circuits in practice? Give an
example of each application?
Với câu hỏi này học sinh có thể làm quen và nắm được một số từ như:

+ Applications : Ứng dụng
+ Practice: Thực tế
+ Electronic control circuits: Mạch điện tử
Câu 4(chương 4) Máy tăng âm, máy thu thanh, máy thu hình có điểm gì
giống nhau và khác nhau.
Bằng Tiếng Anh :
- What’re the similarities and differences between an amplifier, a radio and
a television set?
Với câu hỏi này học sinh có thể biết thêm được một số từ có liên quan đến
môn học đồng thời tên tiếng anh của các thiết bị trong gia đình như:
+ Similarities: Giống nhau
+ Differences: Khác nhau
+ Amplifier: Máy tăng âm
+ Radio: Máy thu thanh
+ Television: Máy thu hình
Câu 5(chương 5) Em hãy nêu cách nối hình sao, nối hình tam giác của
nguồn điện ba pha và tải ba pha? Tiến hành vẽ các cách nối trên.
Bằng Tiếng Anh :


- How to connect a star-shape, a triangle of three-phase power and threephase load? Practice drawing these connections.
Với câu hỏi này giúp học sinh có thể làm quen với một số từ có liên quan
đến môn học như:
+ Star-shape: Nối hình sao
+ Triangle: Nối hình tam giác
+ Three-phase power: Nguồn điện ba pha
+ Three-phase load: Tải ba pha
+ Practice: Tiến hành
Câu 6(chương 6) Máy biến áp ba pha, động cơ không đồng bộ ba pha hoạt
động dựa trên nguyên lý nào, nêu cụ thể nguyên lý đó ?

Bằng Tiếng Anh :
- What's the principle of operation of three-phase transformer, three-phase
asynchronous motor? Give that principle specifically?
Với câu hỏi này sẽ giúp học sinh nắm được một số từ có liên quan đến môn
học như:
+ Three-phase transformer: Máy biến áp ba pha
+ Three-phase asynchronous motor: Động cơ không đồng bộ ba pha
+ Principle: Nguyên lý
4. Kết quả:


- Sau một năm áp dụng phương pháp này ở trường đại đa số các em học sinh
điều đam mê và thích thú với môn học. Các em rất hứng thú khi dịch được một
câu hỏi nào đó về Tiếng Anh có liên quan đến môn học.
- Kiến thức của các em về Tiếng Anh có liên quan đến môn công nghệ 12 đã
được cải thiện rất nhiều. Các em có thể hiểu được một số từ Tiếng Anh thông
thường về các linh kiện điện tử, các từ về mạch điện tử và các thiết bị điện.
C.KẾT LUẬN:
1.Tóm lược giải pháp:
Đây là một phương pháp mới trong giảng dạy giúp người giáo viên, học
sinh có thể nắm được một số từ Tiếng Anh thông thường có liên quan đến môn
mình đang dạy ,đang học. Thông qua các câu hỏi bằng Tiếng Anh có liên quan
đến môn học và yêu cầu học sinh phải trả lời sẽ giúp rất nhiều khả năng am hiểu
về các từ Tiếng Anh của môn công nghệ 12 và Tiếng Anh chuyên ngành kỹ
thuật nếu sau này các em vào các trường đại học hay cao đẳng...Ở đây người
giáo viên có thể đặt câu hỏi ở cuối mỗi bài dạy của mình để giúp học sinh biết
được nhiều hơn các từ Tiếng Anh có liên quan đến môn học.
2.Phạm vi ứng dụng:
Đề tài này được áp dụng trong chương trình công nghệ 12 đây là một môn
có liên quan rất nhiều đến các em khi bước vào các trường đại học, cao đẳng

chuyên ngành kỹ thuật. Ngoài ra đề tài của tôi có thể áp dụng cho tất cả các
môn đang giảng dạy trong nhà trường vì: dù nếu các em có học lên nữa đi vào


các trường đại học, cao đẳng... các em điều phải tiếp xúc với với Tiếng Anh có
liên quan đến chuyên ngành mà các em đang học.
3.Kiến nghị đề xuất:
a. Đối với giáo viên:
- Thường xuyên trao dồi kiến thức, tìm ra các phương pháp mới trong giảng
dạy giúp người học được phát triển toàn diện về mọi mặt.
- Cần nâng cao kiến thức Tiếng Anh nói chung và kiến thức Tiếng Anh của
môn mình đang dạy nói riêng để bản thân được hoàn thiện hơn giúp các em hiểu
nhiều hơn về Tiếng Anh của môn mình đang học.
b. Đối với học sinh:
- Học sinh phải nhiệt tình, tích cực, chủ động trong quá trình lĩnh hội kiến
thức, nghiêm túc thực hiện các quy định của lớp học, thể hiện một tinh thần thái
độ tốt trong học tập.
- Thường xuyên trao dồi kiến thức Tiếng Anh của mình, cần hoàn thành tốt
các câu hỏi Tiếng Anh do giáo viên đặt ra để bản thân có một vốn từ Tiếng Anh
của môn mình đang học nhằm phục vụ tốt khi các em học lên cao hơn nữa.
c. Đối với các cấp lãnh đạo :
Kính mong BGH nhà trường quan tâm, sát sao hơn nữa trong công tác
giảng dạy của bộ môn, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để công tác giảng dạy bộ
môn công nghệ ở nhà trường ngày càng đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Kính mong các cấp lảnh đạo, sở GD – ĐT cần quan tâm đến môn học nhiều
hơn: cụ thể là nên cho môn công nghệ có thể đi tham gia giáo viên dạy giỏi cấp


tỉnh để thúc đẩy quá trình dạy và học môn công nghệ ở nhà trường ngày càng đi
lên và hiệu quả ngày càng cao

Đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành pháp lệnh. Chỉ có đổi mới
phương pháp dạy và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong
giáo dục. Trên đây là đề tài nghiên cứu và đã được tôi áp dụng vào thực tế giảng
dạy tại Trường trung học phổ thông Vinh Lộc. Tuy nhiên để có được những giờ
dạy thành công cần phải liên tục rút kinh nghiệm. Vì thế tôi rất mong được sự
góp ý chân tình của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.

Người viết SKKN

Nguyễn Anh Khoa


MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
a. Cơ sở lý luận:
b. Cơ sở thực tiển:
2. Phạm vi đề tài:
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Thực trạng vấn đề:
a. Thuận lợi:
b. Khó khăn:
2. Các giải pháp:
3. Nội dung đề tài:
4. Kết quả:
C. KẾT LUẬN:
1.Tóm lược giải pháp:
2. Phạm vi ứng dụng:
b. Đối với học sinh:
c. Đối với các cấp lãnh đạo :

3. Kiến nghị đề xuất:
a. Đối với giáo viên:
b. Đối với học sinh:


c. Đối với các cấp lãnh đạo :



×