Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

07 VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ CHẤN ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.45 KB, 11 trang )

NHÓM 07:
VẤN ĐỀ VỀ Ô NHIỄM TIẾNG ỒN VÀ
CHẤN ĐỘNG

THÀNH VIÊN NHÓM 07
Dương Mạnh Đức
Vũ Văn Thạo
Đặng Văn Tín
Ngô Quốc Việt
Nguyễn Văn Hào


MỤC LỤC
A. TIẾNG ỒN
I.

Khái niệm.

Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp
không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm
việc và nghỉ ngơi của con người. Hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc, đúng
nơi, âm thanh phát ra với mức độ quá lớn, vượt mức chịu đựng của con người.
Tai người chỉ có thể tiếp nhận được biến thiên áp suất nếu sự thay đổi áp suất từ
15 đến 20 Hz. Hơn nữa, tai người không cảm nhận được biên độ bằng nhau của áp suất
dao động trên tất cả các tần số. Vì vậy cả tần số và biên độ đều có ảnh hưởng tới độ to
của âm thanh. Hầu hết tai người đêì có thể nghe được tần số âm thanh khoảng 1000Hz
với áp suất dao động 10-5 Pa, khi hạ áp âm hạ xuống 10-1 mBA đủ để tạo ra âm thanh khó
chịu.

II.


Nguồn gốc.
1. Tiếng ồn thiên nhiên.

Do hoạt động của núi lửa và động đất. Tuy nhiên đây chỉ là 1 nguyên nhân thứ yếu
mà thôi, chỉ khi nào có núi lửa và động đất thì lúc đó mới có ô nhiễm về tiếng ồn; nó chỉ
thực sự tác động đến những người sống gần khu vực núi lửa hoặc động đất và chỉ diễn ra
ngẫu nhiên.
2. Nguồn gốc nhân tạo.

a) Giao thông.
Hiện nay phương tiện giao thông cơ giới rất phổ biến, mỗi xe khi vận chuyển trên
đường phố sẽ gây ra tiếng ồn do động cơ hoạt động, tiếng còi, ống xả, tiếng rít phanh và
sự rung động của các bộ phận trên xe gây nên. Sau đây minh họa tiếng ồn do một số
phương tiện giao thông gây nên:

Bảng 2.1 Mức ồn của một số phương tiện giao thông
Loại phương tiện
Xe nhỏ
Xe khách nhỏ

Mức ồn
(dB)
77
79

Loại phương tiện
Tiếng còi tàu
Tiếng máy bay

2


Mức ồn (dB)
75÷105
85÷90


Xe khách vừa
Xe thể thao

84
91

Xe quân sự
Xe chở rác

120÷135
82÷88

Tiếng ồn giao thông hiện nay chủ yếu là do mật độ xe trên đường phố lớn, tập hợp
nhiều xe gây ra hỗn hợp tiếng ồn với nhiều tần số khác nahu. Riêng đối với nước ta còn
tồn tại nhiều phương tiện lạc hậu, kém chất lượng gây ra tiếng ồn lớn.
Trong giao thông còn phải kể tiếng ồng do máy bay, tiến ồn này không thường
xuyên gây ra nhưng gây ra rất lớn cho khu vực dân cư gần sân bay, đặc biệt lúc máy bay
cất cánh và hạ cánh. Hiện nay việc giải quyết vấn đề tiếng ồn do máy bay rất phức tạp,
nên tạm thời sân bay thường đưa ra xa khu dân cư mới giảm bớt đươc tiếng ồn do nó gây
nên.

b) Tiếng ồn trong xây dựng.
Việc sử dụng phương tiện cơ giới này càng phổ biến, khi có một công trình xây
dụng được thực thi thì tiếng ồn của các phương tiện này gây ra cho con người cũng rất

đáng kể. Có thể minh họa một số phương tiện gây ồn.
Bảng 2.2 Mức ồn cảu một số máy móc trong xây dựng.

Nguồn
Máy trộn bê tông

Mức ồn
(dB)
75

Nguồn

Mức ồn
(dB)
87÷114

Máy khoan

Máy ủi

93

Máy nghiền xi măng

Máy búa 1,5 tấn

80

Máy búa hơi


10
100÷110

c) Tiếng ồn trong công nghiệp sản xuất.
Công nghiệp sử dụng rất nhiều máy móc, khi hoạt đông sẽ gây tiếng ồn đáng kể. ở
đây còn xuất hiện nhiều công nghệ gây tiếng ồn lớn, và là nơi thường xuyên có sự va
chạm giữa các vật thể rắn với nahu, sự chuyển động hỗn loạn giữa các dòng khí và hơi.
Bảng 2.3 Mức ồn của một số công nghệ sản xuất trong công nghiệp

Nguồn
Xưởng dệt

Mức ồn (dB)
110

Xưởng gò
Máy cưa
Xưởng rèn
Xưởng đúc
Máy đập

112÷114
82÷85
100÷120
112
85

3



d) Tiếng ồn trong sinh hoạt.
Trong sinh hoạt thường sử dụng nhiều thiết bị thu phát âm thanh (ti vi, radio,
karaoke,...) ngoài ra nơi tập trung đông người cũng gây ra tiếng ồn đáng kể. Những loại
tiếng ồn trên thường được lan truyền theo không khí rồi đến với con người, bên cạnh đó
những tiếng ồn do các hoạt động sửa chữa nàh cửa thì có thể lan truyền trong vật thể rắn
như sàn, trần, tường,... Tất cả những loại tiếng ồn này phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của
con người gây nên.
Bảng 2.4 Mức ồn trong sinh hoạt của con người

Nguồn

Mức ồn (dBA)

Tiếng nói nhỏ

30

Tiếng nói chuyện bình thường

60

Tiếng nói to

80

Tiếng khóc của trẻ

80

Tiếng hát to


110

Tiếng cửa cọt kẹt

78

3. Một số tiếng ồn trong khai thác mỏ.
Các hoạt động trong khai thác mỏ gồm khoan, nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển đất đá
và khoáng sản, chế biến khoáng sản,... đều gay ra tiếng ồn và chấn động lớn. Các loại
máy móc có công suất lớn trên mỏ lộ thiên và hầm lò đều sinh ra tiếng ồn đáng kể khi
hoạt động. Mức ồn trung bình của một số loại máy móc thiết bị trong hoạt động khai thác
mỏ.
Bảng 2.5 Mức ồn sinh ra do một số thiết bị máy móc trong khai thác mỏ.

Nguồn

Mức ồn (dB)

Nguồn

Mức ồn(dB)

Máy nghiền sàng

94

Xích và băng tải

88


Băng tải

98

Đầu băng tải

91

Máy rung

103

Đầu tàu vận tải

100

Máy xúc

97

Bơm nước

97

4


Khoan


90

Quạt hướng trục

120

Máy nén khí

96

Chất tải

100

III.

Tác hại.

Hiện nay cùng với quá trình công nghiệp hóa, đo thị hóa, vấn đề tiếng ồn ngày
càng trở nên nan giải, tiếng ồn đã vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và cuộc sống hàng ngày của con người. Tiếng ồn gây mệt mỏi, mất ngủ tổn thương
chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể, suy nhược thần kinh, giảm hiệu suất làm
việc nhất là với lao động trí óc. Tiếng ồn 70dB làm tăng nhịp thở và nhịp đạp ti , tăng
nhiệ độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú
lao động.
1.

Tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ

Giấc ngủ thường bị đánh thức khi có tiếng ồn bất ngờ nên con người không có

cảm giác ngủ ngon khi có nguồn ồn thường xuyên quấy nhiễu bên ạnh, lúc này sẽ ảnh
hưởng rất lớn đến sức khỏe và năng suất công việc của ngày hôm sau, con người sẽ cảm
thấy uể oải, mệt mỏi, không tỉnh táo để sẵn sàng cho một công việc ngày mới.
1

Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe

Đối với thính giác: sự tiếp xúc với tiếng ồn lâu dài ở tần số cao có thể là nguyên
nhân gay điếc tạm thời, với thời gian gây điếc từ vài giờ đến vài ngày hoặc lâu hơn.
Tiếng ồn lặp lại trong thời gian dài dẫn đến ngưỡng điếc vĩnh viễn.
Trong nghiên cứu ảnh hưởng của tiếng ồn đối với công nhân làm việc trong trạm
thể nghiệm động cơ phản lực (tiếng ồn 100 đến 120dB, ở tần số 50-64000Hz) thì có
khoảng 70% mắc bệnh thần kinh, 24-33% mắc bệnh dạ dày.
Nếu tiếp xúc với nhiều với tiếng ồn sẽ tạo ra tâm lí rất nặng nề cho cơ thể con
người, ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, gây ra bệnh lãng tai, điếc nghề nghiệp, gây ra
chứng nhức đầu dai dẳng, rối loạn sinh kí, bệnh tâm lí và suy nhược thần kinh, tim mạch,
nội tiết,... Lúc này con người thường mệt mỏi, giảm trí nhớ, tiếng ồn càng mạnh (từ 150
dB trở lên) có thể gây chói tai, đau tai, thậm chí thủng màng nhĩ.

ST
T

Mức ồn (dB)

1

0

2


100

Tác động người nghe
Ngưỡng nghe thấy
Bắt đầu biến đổi nhịp tim

5


3

110

Kích thích mạch màng nhĩ

4

120

Ngưỡng chói tai

5

130÷150

6

140

Đau chói tai, gây mất trí, điên


7

145

Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu được tiếng ồn

8

150

Thủng màng nhĩ

9

160

Nếu nghe lâu sẽ gây nguy hiểm

10

190

gây nguy hiểm trong thời gian ngắn

Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp

4. Tiếng ồn ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc.

Nếu làm việc trong môi trường tiếng ồn sẽ làm giảm khả năng tập trung

của người lao động, độ chính xác của công việc sẽ giảm, sai sót trong công
việc và sản xuất lao động tăng, phát sinh hoặc tang tai nạn lao động. Thực tế
năng suất lao động giảm từ 20-40%.
5. Tiếng ồn ảnh hưởng đến trao đổi thông tin.

Thông tin thường bị tiếng ồn gây nhiễu hoặc che lấp, làm cho việc tiếp
nhận thông tin sẽ khó khăn hơn, đọ chính xác của thông tin nhận được sẽ
không ảnh hưởng đến cuộc sống sản xuất sinh hoạt của con người. Do vậy
trong trao đổi thông tin cần giới hạn tiếng ồn cho phép để tránh các ảnh
hưởng do tiếng ồn gây ra.
IV.
1.

Biện pháp khắc phục tiếng ồn.

Quy hoạch kiến trúc hợp lí.
Hiện nay tiếng ồn trong đô thị thường lan truyền trong không gian, do vậy cần
phải có biện pháp quy hoạch kiến trúc hợp lí để nhằm giảm tiếng ồn nói con người sinh
sống. Hạn chế tiếng ồn ngay trong nội bộ nhà máy, phải có giải pháp cụ thể để chống
tiếng ồn và chấn động giữa khu vực nhà máy và khu dân cư, giữa nguồn gây ồn và khu
dân cư cần phải có lớp đệm, có giải cây xanh cách li 2 bên đường và xung quanh, và phải
có khoảng cách thích hợp giữa nguồn gây ồn với nơi sinh hoạt của con người, tiếng ồn
giảm đi 6dB khi tăng khoảng cách lên gấp đôi.
Cần khoanh vùng các khu công nghiệp, các nguồn ồn nên bố trí ở vùng cuối
hướng gió để dễ xử lí, xung quanh vùng đó nên có cây xanh. Các trung tâm điều khiển

6


nên đặt riêng và được ngăn cách, cần thiết có thể làm buồng riêng cho công nhân vận

hành.
2.

Giảm tiếng ồn và chấn động ngay tại nguồn.

Đây là giải pháp chủ yếu, cần chú trọng làm tốt ngay từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp
đặt, cho đế khâu vận hành sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa các máy móc, thiết bị. Phương
pháp này không những giảm được tác hại của tiếng ồn đến công nhân làm việc trong nhà
máy mà còn giảm được tiếng ồn phát tán ra môi trường xung quanh. Cụ thể:
• Hiện đại hóa thiết bi, hoàn thiện quá trình công nghệ.
• Sắp xếp tổ chức thời gian hoạt động của các nguồn ồn cho hợp lí, bố trí hợp lí máy
móc thiết bị trong nhà máy, tự động hóa các khâu điều chỉnh, giảm bớt số lượng
công nhân làm việc trong mỗi trường ồn, giảm số lượng thời gian lưu lại làm việc
trong môi trường ồn.
3.

Giảm tiếng ồn trên đường lan truyền.
Sử dụng các vật liệu có khả năng hút âm cách âm để biến đổi năng lượng âm thành
năng lượng nhiệt, năng lượng cơ hoặc các dạng năng lượng khác. Khả năng hút âm của
vật liệu chủ yếu phụ thuộc vào tính xốp, vật liệu càng xốp thì hút âm càng tốt. Các kết
cấu có khả năng làm giảm cường độ âm, thiết bị tiêu âm là các hộp rỗng đựng xốp, xơ
dừa,...

4.

Tuyên truyền và giáo dục con người.
Mở rộng tuyên truyền trong cộng đồng về tác hại của tiếng ồn cũng như các biện
pháp chống ồn, sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, tranh ảnh, áp phích, khẩu
hiệu, phổ biến các kiến thức đại cương trến báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình để
mọi người hiểu được tác hại của tiếng ồn và cách phòng chống ồn.

Khuyến khích mọi người tự giác, có ý thức tôn trọng người khác. Đảm bảo trật tự
yên tĩnh trong mọi nơi mọi lúc, nhất là những nơi có nhiều người sinh sống, nhằm tang
hiệu quả công việc, đảm bảo sức khỏe và chất lượng môi trường sống.
6. Kiểm tra tiếng ồn, kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn.
Cần phải tổ chức chặt chẽ công tác kiểm tra tiếng ồn, nhất là khi dân cư, nhà ở,
nhà nghỉ, các bệnh viện, trường học, công sở và những nơi sản xuất.
Công tác kiển tra tiếng ồn có ý nghĩa quan trọng trong các biện pháp chống ồn.
Các tài liệu kiển tra tiếng ồn là cơ sở khoa học để đề ra các biện pháp chống ồn, bảo vệ
sức khỏe con người và đẩy mạnh sản xuất. Cần ban hành luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn,

7


đề ra các quy định cụ thể, các tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép, bắt buộc mọi người, mọi ban
ngành, cơ quan đơn vị phải nghiêm chính chấp hành.
7. Phòng chống tiếng ồn trong khai thác mỏ.
Tiếng ồn trong mỏ chủ yếu là trong quá trình hoạt động máy móc, thiết bị: khoan
nổ mìn; vận chuyển đất đá, thiết bị; thông gió mỏ;... để giảm tiếng ồn phát sinh có thể
thực hiện một số biện pháp sau:
• Các thùng chất tải và điểm chuyển tải có thể ghép kín bằng cao su hoặc vật liệu
không thấm nước khác.
• Các động cơ phải được che kín phù hợp, tiếng ồn động cơ hoặc máy móc thiết
bị khác được đóng kín bằng các vật liệu cách âm.
• Các thiết bị bảo vệ tai đúng tiêu chuẩn được trang bị những nơi có nguy hiểm
về tiếng ồn: bao tai, nút tai bảo hộ
• Nghiên cứu tiếng ồn để loại trừ những vùng nguy hiểm về tiếng ồn.

8



B. CHẤN ĐỘNG
I. Khái quát về rung động.
Chấn động là dao động của các vật thể đàn hồi sinh ra khi trọng tâm hoặc trục đối
xứng của chúng xê dịch trong không gian hoặc do sự thay đổi có tính chu kì, hình dạng
mà chúng có ở trạng thái tĩnh.
Chấn động xuất hiện khi một vật thể dao động lặp đi lặp lại quanh 1 vị trí cân
bằng, chấn động có tần số, đây là các số dao động hỗn hợp trong 1 giây. Đa số các vật thể
chấn động thường có tần số lớn từ vài trăm đến vài nghìn Hz.

II. Ảnh hưởng của rung động tới con người.
Theo hình thức tác động người ta chia rung động thành rung động chung và rung
động cục bộ. Rung động chung gây ra rung động cho toàn bộ cơ thể. Rung động cục bộ
chỉ làm cho từng bộ phận của cơ thể rung động.
Trong nhiều trường hợp công việc làm có thể chịu tác động của cả rung động
chung và rung động cục bộ.

1. Ảnh hưởng của rung động cục bộ không chỉ giới hạn trong phạm vi chịu tác dụng
2.
3.

4.

5.

của nó, mà ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương và có thể thay đổi chức
năng của các cơ quan và bộ phận khác, gây ra các phản ứng bệnh lí tương ứng
Tư thế làm việc có ảnh hưởng nhiều đến tác dụng cộng hưởng. Khi có cộng hưởng
của mặt dao động với các bộ phận cơ thể, sẽ có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, tê ở
chân và vùng thắt lưng và nhiều dị cảm khác làm còn người thấy khó chịu.
Hệ thống thần kinh và tim mạch là những bộ phận nhạy cảm nhất đối với rung

động. Rung động có thể gay ra những thay đôi trong hoạt động của tim.
Khi chịu tác dụng của rung động, thần kinh sẽ bị suy mòn, thể hiện qua các loại
bệnh lí về rối loạn dinh dưỡng. Dưới ảnh hưởng của rung động, con người nhanh
chóng cảm thấy uể oải, thờ ơ và lãnh đạm, tính ổn định thăng bằng của cơ thể bị
tổn thương.
Những người làm nghề nghiệp chịu rung động đã xác nhận có những thay đổi chức
năng của tuyến giáp trạng cũng như các rối loạn trong hoạt động của tuyến sinh
dục. Điều này có thể dẫn đến những biến loạn khác nhau về chức năng của cơ quan
sinh dục nữ giới và dẫn đến liệt dương ở nam giới.
Rung động cũng gây ra bệnh xương khớp. Thường phát bệnh ở khớp vai bao khớp
bị viêm cốt hóa, không linh hoạt, diện khớp bị mòn, viêm xương sụn dẫn đến viêm
khớp biến dạng. Rung động làm rối loạn hoạt động của cơ quan khác nhau trong cơ
thể mà trước hết là hệ thần kinh ngoại biên và thần kinh trung ương gây ra các bệnh

9


rung động. Triệu chứng điển hình này là thần kinh mạch ở các ngón tay bị hoại. Ở
nơi tay bị tê xanh, thấy đau ở các khớp ngón tay và bàn tay.
6. Rung động cục bộ đối với cơ thể con người là làm tăng lên trong mùa đông, còn
vào màu nóng tác dụng của rung động giảm đi vì ở nhiệt độ cao máu tuần hoàn tốt
hơn, mạch máu khó bị co hẹp.

III. Biện pháp giảm rung động.
1. Biện pháp chung.
Áp dụng phương tiện tự động hóa các công nghệ tiên tiến, loại bỏ các công việc
tiếp xúc với rung động, thay đổi các thông số thiết kế máy, thiết bị công nghệ và dụng cụ
cơ khí.
Biện pháp tổ chức: kiểm tra sau khi lắp đặt thiết bị trên diện tích sản xuất, bảo
quản và sửa chữa định kì các máy móc thiết bị. Thực hiện đúng kĩ thuật sử dụng máy

móc thiết bị. Thường xuyên khám bệnh cho công nhân, kịp thời phát hiện các bệnh do
rung động gây ra để có biệ pháp xử lí thích hợp.
Biện pháp phòng ngừa: xây dựng những phòng riêng trogn đó đảm bảo điều kiện
vi khí hậu tốt. Tổ hợp các phương pháp vật lí trị liệu. Áp dụng chậu nước ngâm tay cho
mùa đông. Sử dụng liên tục các biện pháp để nâng cao sự lưu thông mạch máu trong hệ
mạch tăng cường nuôi dưỡng các bắp thịt.
2. Giảm rung động tại nguồn phát sinh.
Để giảm rung động tại nguồn phát sinh có các biện pháp sau:
• Cân bằng các chi tiết máy quay tròn.
• Nâng cao đọ chính xác của các khâu truyền động.
• Nâng cao độ cứng vững của hệ thống công nghệ.
• Dùng bộ tắt rung động lực.
3. Giảm rung động tại nguồn phát sinh.
Sử dụng thiết bị cách rung: Để giảm rung từ nguồn đến nền, người ta đặt giữa
chúng một hệ giằng cứn nhờ cơ cấu đàn hồi. Có cấu này có thể là lò xo thép, hay miếng
đệm bằng vật liệu đàn hồi. Có thể sử dụng các vật liệu cách rung: cao su xốp, mềm với
độ cứng trung bình và các loại cao su chuyên dùng, phớt mềm, tấm gỗ dạng thớ,...
Hút rung động: biến năng lượng dao động phát sinh bởi thiết bị thành các dạng
năng lượng khác. Có thể thực hiện bằng các cách
-

Sử dụng vật liệu có ma sát trong lớn.

10


-

Sử dụng các vật liệu đàn hồi dẻo có tổn thất lớn trong phủ lên bề mặt các cấu
kiện dao động của máy móc. Lúc này vật liệu hút rung động đắp trực tiếp lên

bề mặt rung động của máy móc, thiết bị.

-

Chuyển năng lượng dao động cơ thành năng lượng dòng Fuco hay trường điện
từ.

Phòng hộ cá nhân:
-

Bao tay có đệm phản hồi tắt rung động được sử dụng đối với những công nhân
làm việc với máy rung cầm tay để chống rung động truyền từ máy vào cơ thể.

-

Giày có đế chống rung truyền từ sàn vào cơ thể.

-

Điều khiển mấy móc từ xa.

-

Áp dụng các cơ cấu giảm chấn giữa choòng khoan và miệng lắp choòng khoan
giữa chân máy khoan và tay cầm; giữa chân máy khoan và tay đỡ thủy lực.

-

Khoan trong chế độ tối ưu của máy.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) PGS.TS Trần Xuân Hà, PGS.TS Đặng Vũ Chí, TS. Nguyễn Văn Sung, ThS.
Nguyễn Cao Khải, ThS. Nguyễn Văn Thịnh, TS. Phan Quang Văn: “An toàn vệ
sinh lao động trong khai thác hầm lò”
2) Trịnh Xuân Báu: “Bài giảng môi trường xây dựng giao thông”
3) Nguyễn Võ Châu Ngân: “Ô nhiễm môi trường và kĩ thuật xử lí”

11



×