Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

tài liệu tập huấn thư viện trường học thân thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.49 KB, 34 trang )

TÀI LIỆU TẬP HUẤN
THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN

Tháng 7 năm 2015


I. TỔNG QUAN VỀ THƯ VIỆN TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN
1.Thế nào là thư viện trường học Thân thiện
a/ Thư viện trường học (TVTH) là linh hồn của một trường học, nơi hội tụ kiến thức, tri
thức của loài người giúp cho thầy, trò các nhà trường không chỉ dạy tốt- học tốt, mà còn mở
mang trí óc, bồi đắp nhân cách, xây dựng nền tảng và phông văn hóa cá nhân.
b/ Thư viện trường học thân thiện là gì ?
Thư viện trường học Thân thiện là hình thức tố chức thư viện lấy học sinh làm trung tâm
cho mọi hoạt động nhằm đáp ứng Quyền trẻ em, đặc biệt là quyền tiếp cận thông tin, được
hưởng một nền giáo dục có chất lượng và tôn vinh văn hóa địa phương
Thư viện trường học Thân thiện còn được hiểu là một không gian học tập mở và:

Tạo cơ hội cho học sinh tiếp
cận thông tin, xây dựng thói
quen đọc sách và tích cực
tham gia các hoạt động của
thư viện.

Đến với người sử
dụng một cách linh
hoạt, hiệu quả

Phát triển mối quan hệ thân ái,
cởi mở, tích cực giữa cán bộ
thư viện và học sinh, giáo viênhọc sinh, học sinh và học sinh,
giáo viên và giáo viên, cán bộ


thư viện và giáo viên

Hỗ trợ cho
việc dạy và
học tích cực

Tăng cường sự tham gia của
các cấp lãnh đạo, giáo viên,
cha mẹ học sinh và thành
viên cộng đồng


2. Hướng tiếp cận của Thư viện trường học Thân thiện
a. Đáp ứng Quyền học sinh em và sự tham gia của học sinh
Thư viện trường học Thân thiện theo hướng tiếp cận của mô hình Trường học Thân thiện
lấy Quyền trẻ em là nền tảng cho mọi hoạt động nhằm hướng tới đáp ứng Quyền trẻ em và nhấn
mạnh tới sự tham gia của học sinh . Theo hướng tiếp cận này, học sinh trong trường học có cơ
hội tham gia vào các bước xây dựng Thư viện trường học Thân thiện tại trường của mình từ khâu
lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá. Ngoài ra tất cả các hoạt động trong thư viện đều
hướng tới đáp ứng Quyền phát triển về trí tuệ cũng như về thể chất của các em. Thư viện trường
học Thân thiện được dựa trên các quyền trẻ em cụ thể là quyền tiếp cận với thông tin bổ ích,
hưởng một nền giáo dục phù hợp để phát triển mọi tiềm năng của học sinh.
(điều 17, điều 28, điều 29 _ Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em)
Hỗ trợ đổi mới dạy và học tích cực
Bên cạnh đó hướng tiệp cận của Thư viện trường học Thân thiện căn cứ vào chủ trương
đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng tích cực của Bộ Giáo dục và Đào tạo với tiêu chí
lấy học sinh làm trung tâm. Thư viện trường học Thân thiện là nơi tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho học sinh cũng như giáo viên chủ động khám phá và tìm tòi kiến thức, chủ động, là nền tảng
nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh và giáo viên. Đó còn là nơi luôn khuyến khích học sinh
đọc sách, chủ động tìm kiếm thông tin thay cho tính thụ động đợi thông tin từ giáo viên

3. Đặc trưng của Thư viện trường học thân thiện
 Thư viện trường học Thân thiện được bài trí hấp dẫn, khoa học, dễ sử dụng với các
đồ dùng, trang thiết bị phù hợp với lứa tuổi nhằm tạo bầu không khí học tập thân thiện, người sử
dụng cảm thấy được chào đón, thoái mái, thích thú và có cơ hội tích cực tham gia vào việc xây
dựng, quản lý và tổ chức các hoạt động trong thư viện nhằm phát huy tính tự chủ của mình
 Thư viện trường học Thân thiện có hệ thống quản lý thuận tiện, phù hợp, dễ dàng
cho người sử dụng và người quản lý với hệ thống phân loại sách theo mã màu, hệ thống mượntrả theo hướng tự phục vụ, có nội quy thân thiện và có lịch hoạt động rõ ràng, cụ thể, phù hợp,
đáp ứng nhu cầu người sử dụng
 Thư viện trường học Thân thiện có nguồn sách đa dạng, phong phú, hấp dẫn và
phù hợp với lứa tuổi học sinh, đáp ứng được nhu cầu học tập của các em.
 Thư viện trường học Thân thiện với các hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp
nhằm thúc đẩy học sinh tích cực, chủ động khám phá kiến thức mới, nhằm đảm bảo sự phát triển
toàn diện của học sinh trong từng giai đoạn phát triển và góp phần hình thành và phát triển thói
quen đọc sách của các em. Các góc hoạt động học tập như góc đọc, góc viết, góc nghệ thuật, góc
trò chơi và văn hóa địa phương… nhằm hình thành các kỹ năng nhận thức như tìm kiếm, xử lý
thông tin và các hoạt động trong thư viện còn hình thành các kỹ năng xã hội như giao tiếp, tự
nhận thức, xác định giá trị, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu...


 Thư viện trường học Thân thiện có sự tham gia tích cực, chủ động của học sinh, giáo
viên, BGH, cha mẹ học sinh và thành viên cộng động. Trong đó nhấn mạnh vào sự tham gia của
học sinh từ việc bài trí, quản lý, tổ chức các hoạt động trong thư viện nhằm đảm bảo vai trò làm
chủ của mình trong thư viện trường học Thân thiện. Sự tham gia của các đối tượng có liên quan
nhằm huy động nguồn lực tổng hợp để xây dựng thành công và đảm bảo phát triển bền vững của
thư viện trường học Thân thiện
4. Tại sao cần có Thư viện trường học thân thiện?
 Thư viện trường học Thân thiện nhằm đáp ứng quyền tiếp cận thông tin, tiếp cận giáo
dục của học sinh. Qua đó, các em được tiếp cận với sách, báo, tạp chí để tìm hiểu về thế giới
xung quanh và thế giới bên ngoài. Trong Công ước LHQ về Quyền trẻ em, ta có thể hiểu việc
xây dựng thư viện Thân thiện trong trường học là trách nhiệm, nghĩa vụ của “người lớn” nhằm

thực hiện các quyền của các em và học sinh em là đối tượng hưởng lợi từ các Quyền của mình.
 Thư viện trường học Thân thiện góp phần hình thành và phát triển thói quen đọc sách
của học sinh từ những những cấp học sớm nhất thông qua các hoạt động phong phú, hấp dẫn, gợi
sự tò mò của các em từ đó thúc đẩy các em yêu thích sách và say mê đọc sách.
 Thư viện trường học Thân thiện hỗ trợ các em trong học tập thông qua thúc đẩy sự
tích cực của các em trong các hoạt động và chủ động tìm kiếm, phám khá thông tin, kiến thức
mới để phục vụ bài học và làm giàu kiến thức của bản thân. Thư viện trường học Thân thiện giúp
học sinh hình thành kỹ năng tư duy, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng tìm kiếm, xử l ý thông
tin, phát triển khả năng sáng tạo, tưởng tượng phong phú của học sinh em và các kỹ năng xã hội
khác
 Thư viện trường học Thân thiện giúp các em tìm hiểu về văn hóa địa phương, từ đó
khuyến khích niềm hứng thú và niềm tự hào của các em về quê hương, đất nước mình
 Thư viện trường học Thân thiện giúp các em giải trí với những cuốn sách yêu thích
của mình trong thời gian rảnh rỗi
 Thư viện trường học Thân thiện mang lại hữu ích cho giáo viên vì họ có các nguồn
tài nguyên, tài liệu trong thư viện để hoàn thiện kiến thức của mình để chuẩn bị cho bài giảng
phong phú hơn và giải đáp các thắc mắc của học sinh. Từ các nguồn tài liệu sẵn có trong thư
viện, giáo viên có thể ra các bài tập, yêu cầu học sinh sử dụng thư viện và khai khác các thông
tin ở đó đề hoàn thành bài học của mình. Từ đó, học sinh được khuyến khích học tập độc lập và
chủ động trong việc tìm kiếm thông tin đồng thời hình thành thói quen tự học
5. Ai tham gia xây dựng Thư viện trường học thân thiện?
Vai trò chỉ đạo: Đề ra chính sách, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện xây dựng thư viện
trường học thân thiện
- Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Sở giáo dục và đạo tạo
- Phòng giáo dục
- Các cơ sở đào tạo cán bộ cán bộ thư viện
Vai trò thực hiện xây dựng thư viện trường học Thân thiện
- Ban giám hiệu nhà trường



- Học sinh
- Cán bộ cán bộ thư viện
- Giáo viên
- Nhân viên
Vai trò hỗ trợ nhà trường xây dựng TV trường học Thân thiện:
- Cha mẹ học sinh
- Thành viên cộng đồng
- Các tổ chức, đoàn thể khác
6. Thư viện thân thiện với ai?
Thư viện thân thiện với:
- Với Ban giám hiệu nhà trường



-

Với hội đồng giáo viên
Với học sinh

-

Với phụ huynh
Với cộng đồng địa phương: tổ chức chính quyền, đoàn thể, TVCC

Với Ban giám hiệu
Từ phía BGH:
- Đánh giá đúng tầm quan trọng của TV và khuyến khích khai thác TV
- Gắn kết hoạt động TV với hoạt động chung của trường
-




Quan tâm các hoạt động khuyến đọc và xây dựng văn hóa đọc, thói quen đọc
sách, tự học
Đảm bảo sự liên kết sâu sắc và phối hợp hoạt động giữa GVTV và giáo viên đứng
lớp
Đánh giá ảnh hưởng của thư viện đối với việc dạy và học của nhà trường.
Xem TVTH là cái cần có, chứ không phải buộc phải có.

Với giáo viên
Từ phía cán bộ TV:
- Cung cấp thông tin cho giáo viên nhằm mở mang kiến thức và cải tiến phương
pháp giảng dạy.
- Cung cấp thông tin để giúp giáo viên có nhiều kiến thức về việc đánh giá kết quả
học tập của học sinh
- Hợp tác để thực hiện các tiết học sinh động, lý thú
- Hỗ trợ cho giáo viên đúng lúc trong những tình huống sư phạm cần có những biện
pháp mới
- Khả năng tạo mối quan hệ liên thư viện
Từ phía giáo viên:
- Vận động học sinh đọc sách, tham gia hoạt động thư viện theo cá nhân hay theo
nhóm
- Sử dụng nguồn lực thư viện để phục vụ giảng dạy


-

Phát triển cho học sinh “tinh thần yêu cầu thông tin” và hướng các em trở thành
những người sử dụng thông tin biết chọn lọc và định hướng đúng.




Với Thư viện công cộng

-

Tập huấn

-

Hợp tác vốn tài liệu
Hợp tác hoạt động

-

Tham quan giới thiệu
Chương trình hoạt động vận động đọc

-

Cùng nhau tiếp thị chương trình sử dụng Tv cho trẻ em trong địa phương.



Với học sinh

-

Môi trường an toàn miễn phí cho học sinh có thể tự học hay học nhóm


-

Nơi có thể sử dụng tài liệu để phục vụ cho bài tập
Có thể tự hoàn thành các đề án hay nghiên cứu mà thầy cô giao

-

Tìm kiếm và Sử dụng thông tin
Có thể tự thiết kế các sản phẩm biểu diễn cho giáo viên và bạn bè.



Với phụ huynh

-

Tình nguyên hỗ trợ thư viện thực hiện chương trình
Vận động đọc sách ở nhà.

-

Thảo luận sách
Đóng góp kinh phí tổ chức chương trình, hay duy trì hoạt động

7. Thư viện thân thiện nhờ những yếu tố nào?
- Thông tin liên tục và kịp thời
- Giữ mối liên lạc chặt chẽ
-


Gắn kết với nhu cầu học tập, giảng dạy và phát triển cá nhân cụ thể
Luôn được nhắc đến từ phía BGH, hội đồng giáo viên, các buổi sinh hoạt, trên lớp, thông
tin trong cộng đồng
Các thành viên trong trường được tham gia vào các hoạt động của TV
Thường xuyên đến thư viện
Biết rõ thư viện có những hoạt động hay dịch vụ nào sử dụng thế nào nguồn lực tại thư
viện
Sử dụng đội ngũ tuyền truyền tiếp thị quảng bá

8. Cách tiếp cận và nguyên tắc của thư viện trường học Thân thiện
Thư viện trường học thân thiện là một cách tiếp cận mới đối với phát triển Thư viện.
Cách tiếp cận này lấy trẻ em làm trung tâm và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em.
Thế nào là cách tiếp cận lấy TE làm trung tâm trong việc xây dựng thư viện thân thiện?
+ Trong dạy học, chúng ta đã chuyển mối quan tâm từ cung cấp kiến thức đến quá trình học
tập. Chúng ta lấy người học làm trung tâm để xác định thế nào là quá trình học tập lí tưởng nhất.
+ Trong việc xây dựng thư viện trường học thân thiện theo cách tiếp cận lấy HS làm trung
tâm, chúng ta chuyển từ việc quản lý các nguồn tài liệu (đơn thuần là việc tổ chức cho HS mượn


- trả sách) sang việc khuyến khích HS chủ động tìm kiếm và sử dụng có hiệu quả các sách vở, tài
liệu có trong thư viện.
Như vậy, cách tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm đòi hỏi người thủ thư phải có một quan
điểm mới, cách thức quan sát mới, một cách suy nghĩ mới về công việc, mối quan hệ với học
sinh và những vấn đề liên quan trong quá trình hoạt động của thư viện.
Cách tiếp cận dựa trên Quyền trẻ em là căn cứ vào những quyền của trẻ em đã được
Công ước của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em quy định. Trong đó có một số QTE mà thư viện
trường học có thể và cần phải quan tâm thực hiện như:
+ Quyền được học tập
+ Quyền được vui chơi giải trí, lành mạnh, được hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể
thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi

+ Quyền được tự do bày tỏ ý kiến của mình và ý kiến của trẻ em phải được xem xét trong
mọi vấn đề hoặc thủ tục ảnh hưởng đến trẻ em
+ …..
Nguyên tắc:
Tất cả mọi thư viện trường học đều có khả năng trở thành Thư viện thân thiện vì yếu tố
quyết định là chính sách và thái độ của cán bộ, nhân viên và giáo viên nhà trường
9. Mục tiêu và ý nghĩa của thư viện trường học Thân thiện
Mục tiêu tổng thể:
Cải thiện thư viện trường học theo hướng thân thiện nhằm đáp ứng Quyền trẻ em và sự
tham gia của trẻ em trong hoạt động của trường học
Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cao cơ hội tiếp cận thông tin.
- Xây dựng thói quen đọc sách.
- Phát huy mọi tiềm năng của trẻ em.
- Hỗ trợ dạy và học tích cực.
- Góp phần cải thiện môi trừơng tâm lý- xã hội trong nhà trường.
- Tăng cường sự tham gia của học sinh, giáo viên, cha mẹ học sinh và thành viên cộng
đồng.
Ý nghĩa của TVTHTT đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục
- Phục vụ hiệu quả cho dạy và học tích cực: học sinh có thói quen đọc sách, học sinh chủ
động khám phá kiến thức. Phát triển khả năng tìm kiếm thông tin, khả năng nghiên cứu
- Tạo môi trường thân thiện, thoái mái, vui vẻ và hấp dẫn học sinh và khuyến khích sự
sáng tạo với nhiều hoạt động đa dạng do học sinh tự chọn như vẽ, trò chơi, sáng tác truyện…
- Phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kỹ năng về nhận thức, sáng tạo, kỹ năng
xã hội, kỹ năng cá nhân, kỹ năng cảm xúc
10. Các yếu tố xây dựng thư viện trường học Thân thiện
a/ Con người
- Lãnh đạo các cấp: ủng hộ,hỗ trợ, khuyến khích, tạo điều kiện cho thủ thư



-

Thủ thư: có chuyên môn,yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với công việc, luôn lịch sự và tôn
trọng độc giả
Giáo viên: ủng hộ, hợp tác

-

Học sinh: tự giác, trung thực, tự quản, tham gia tích cực trong các hoạt động của thư viện
Phụ huynh: tình nguyện hỗ trợ, cùng trẻ tham gia các hoạt động thưu viện.

-

b/ Cơ sở vật chất
- Không gian linh hoạt: trong phòng thư viện, hành lang,lưu động, dưới gầm cầu thang, ngoài
trời
- Có đủ bàn, ghế, đủ giá sách
- Phòng đọc đủ ánh sáng
-

Tài liệu đáp ứng nhu cầu độc giả
Phương tiện, công cụ phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương

Cách bài trí: hấp dẫn, thuận lợi, phù hợp với tâm lý lứa tuổi: trưng bày sản phẩm của học
sinh
- Xác định vị trí thư viện và vị trí các góc trong thư viện
c/ Hệ thống quản ly
- Hướng tới phục vụ người sử dụng
- Thuận lợi và dễ dàng tiếp cận
-


-

Khoa học và linh hoạt
Sáng tạo và chủ động

-

Thời gian hoạt động hợp lý, có thời gian tối đa dành cho người sử dụng
Quy trình cho mượn sách: thuận tiện, dễ tìm sách, dễ mượn/ trả sách

d/ Các hoạt động
- Hoạt động sử dụng thư viện hiệu quả và quảng bá thúc đẩy việc phát triển thói quen và kỹ
năng đọc cho HS
- Học sinh tự lựa chọn sách
- Nhiều hoạt động hấp dẫn: theo góc (kể chuyện, vẽ, viết…), theo chuyên đề…
- Học sinh được tự do trao đổi, tự do tìm hiểu theo nhu cầu
11.Một số hình thức tổ chức thư viện trường học thân thiện
a. THƯ VIỆN ĐA CHỨC NĂNG (Thư viện cải tạo)
Thư viện đa chức năng được xác định không chỉ là nơi các em đọc sách mà còn là môi
trường học tập với các hoạt động phong phú nhằm đảm bảo sự phát triển toàn diện của các em
với các góc hoạt động như góc đọc, góc viết, góc nghệ thuật, góc văn hóa địa phương, góc trò
chơi giáo dục, góc tra cứu… Mục đích của mỗi góc hình thành và phát triển các kỹ năng khác
nhau nhằm đảm bảo các em khi sử dụng thư viện không chỉ có được kiến thức mà còn được
trang bị các kỹ năng phục vụ cho việc học tập của mình. Khi tham gia vào các hoạt động trong
góc, các em có cơ hội hình thành và phát triển kỹ năng đọc sách, bình luận sách và giới thiệu
sách ở góc đọc, kỹ năng tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin trong hoạt động ở góc đọc, góc
viết và góc văn hóa địa phương. Ngoài ra hoạt động trong các góc còn phát triển năng khiếu của
học sinh ở các lĩnh vực khác nhau như năng khiếu vẽ, đóng kịch, xé giấy, đất nặn trong góc nghệ



thuật và tăng cường hiểu biết và lòng tự hào về quê hương, đất nước thông qua góc văn hóa địa
phương
Không gian của Thư viện đa chức năng được chia thành các góc hoạt động, với diện tích
cơ bản trong mỗi góc để vừa đủ 1 chiếc bàn và khoảng 4- ghế cùng các đồ dùng, văn phòng
phẩm cần thiết để sử dụng và tổ chức hoạt động trong góc đó. Mỗi góc cần có bảng tên góc rõ
ràng, được trang trí hấp dẫn và có không gian trưng bày sản phẩm của các em. Số lượng góc tùy
vào nhu cầu và diện tích thực tế của nhà trường, tuy nhiên bất kỳ thư viện đa chức năng cần có
chính thức từ 3 góc hoạt động trở lên
Việc tổ chức hoạt động trong các góc được xác định là hoạt động thường nhật của thư
viện đa chức năng, phụ thuộc vào lịch hoạt động của thư viện dành cho từng lớp trong trường.
Khoảng thời gian cần thiết để tổ chức các hoạt động góc trong thư viện cần từ 35 đến 90 phút
nhằm đảm bảo cho các em có cơ hội tham gia vào các góc hoạt động mà mình yêu thích và có cơ
hội thể hiện mình bằng cách đóng góp sản phẩm vào các góc hoạt động như góc vẽ, góc viết….
Tuy nhiên căn cứ vào mục đích của buổi hoạt động mà cán bộ thư viện có thể tổ chức các góc
hoạt động khác nhau, không nhất thiết phải tổ chức tất cả hoạt động trong cùng một buổi hoạt
động mà có thể xác định các kiến thức và kỹ năng mà học sinh cần có để cán bộ cán bộ thư viện
cần định hướng các em tham gia vào hoạt động của các góc. Bên cạnh đó, nhu cầu tham gia vào
các góc hoạt động của học sinh cần được lắng nghe và hỗ trợ thực hiện nhằm đảm bảo đáp ứng
được nhu cầu của người sử dụng khi tham gia hoạt động
b.THƯ VIỆN GÓC LỚP
Với thư viện góc lớp chỉ đơn giản là một giá sách, tủ sách nhỏ, nhằm đảm bảo tất cả các
lớp ở các khối đều có góc thư viện tại lớp của mình. Thư viện góc lớp ra đời căn cứ bởi:
- Giải pháp dành cho nhà trường không có nhiều không gian dành cho thư viện,
không có đủ chỗ cho học sinh ngồi đọc sách
- Học sinh dễ dàng và chủ động tiếp cận với sách và tài liệu trong không gian
lớp học
- Hỗ trợ giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động trong lớp học
- Tăng cường tính tự quản của học sinh trong lớp với ý thức giữ gìn sách, báo
tại thư viện góc lớp

Việc tổ chức hoạt động tại góc thư viện tại lớp linh hoạt trong khoảng thời gian tại lớp: là
phần đọc truyện cho dành cho các em học sinh lớp 1, ở khối Tiểu học khi mới tiếp cận với chữ
cái, là hình thức giải trí sau những tiết học căng thẳng tại lớp. Vai trò của người giáo viên trong
các hoạt động của thư viện góc lớp như một người hướng dẫn, định hướng thói quen đọc sách
của các em học sinh khối Tiểu học. Giáo viên có thể giao cho một nhóm các em học sinh thay
phiên nhau phụ trách các nguồn sách, báo, tài liệu của góc thư viện với nhiệm vụ hàng tuần đến
thư viện lựa chọn sách, báo, tài liệu căn cứ vào nhu cầu đăng ký của các bạn trong lớp và số sách
được luân phiên giữa các lớp theo hàng tuần. Bên cạnh đó nhóm học sinh còn có thể đưa ra ý
tưởng về các hoạt động với thư viện góc lớp của mình. Điều thư viện góc lớp hướng tới là tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh có thể tiếp cận được thông tin, tìm kiếm kiến thức tại mọi
nơi. Và đó còn là mối liên kết giữa thư viện và dạy và học tích cực một cách có hiệu quả


Vị trí: Tận dụng không gian thuận tiện trong lớp học để có thể xác lập vị trí thư viện
trong góc lớp. Thường thư viện được đặt cuối lớp, không quá cao, không quá thấp mà cần phù
hợp với tầm với của học sinh

Đồ dùng, trang thiết bị
Sử dụng giá sách nhỏ tại lớp: có thể bằng gỗ hoặc bằng nhựa

-

Hoặc hộp sách, thùng sách nhỏ
Hoặc đơn giản là chăng dây trên tường hoặc ngang cửa sổ để treo sách báo
Sách, báo các loại phục vụ các nội dung trong chương trình giảng dạy hoặc sách tham
khảo, nâng cao kiến thức

Tổ chức hoạt động
Giáo viên sử dụng các nguồn tài liệu, sách có trong thư viện góc lớp để tổ chức
các hoạt động trong môn kể chuyện, tập làm văn, vẽ, thủ công… Giáo viên có thể tổ chức thi

đọc, sáng tác truyện, vẽ minh hoạ giữa các nhóm, tổ
Xây dựng tổ học sinh tự quản, chịu trách nhiệm cho các bạn mượn, trả sách trong
thư viện góc lớp và luân chuyển sách với lớp khác hoặc mượn sách từ thư viện trường nhằm xác
định vai trò tự chủ của các em trong việc quản lý thư viện góc lớp của mình
Học sinh có thể đọc sách để giải trí trong những giờ ra chơi để tạo hứng thú, tinh thần
thoải mái cho các tiết học tiếp theo
Tổ chức quyên góp sách cho thư viện của lớp nhằm nâng cao sự tham gia của các
em trong lớp và ý thức bảo vệ sách của lớp mình vì chính các em là người đóng góp vào tủ sách
của lớp mình
c.THƯ VIỆN LƯU ĐỘNG
Thư viện lưu động có thể di chuyển được từ nơi này sang nơi khác, dưới hình thức là một
tủ sách có bánh xe ,. Thực tế ý tưởng này được hình thành trong quá trình xây dựng thư viện Thân
thiện tại các điểm trường phân hiệu nhằm đáp ứng khả năng tiếp cận thư viện công bằng giữa các
học sinh tại trường chính và các điểm trường lẻ. Các điểm phân hiệu, tại nhiều vùng sâu, vùng xa, có
nơi không đi được bằng xe máy mà phải đi bộ, nên việc vận chuyển các đồ dùng, trang thiết bị sẽ là
khó khăn. Giải pháp đặt ra ở đây là khi vận chuyển, nếu tủ sách có bánh xe thì có thể vận chuyển
thuận lợi hơn đến các điểm trường phân hiệu. Hàng tuần, giáo viên tại điểm phân hiệu về trường
chính họp chuyên môn có thể tranh thủ mượn sách từ thư viện chính với các nhu cầu và sở thích đọc
khác nhau của các em tại phân hiệu, thông thường khoảng từ 20-30 cuốn sách, báo, truyện và được
thay đổi theo tuần, tuỳ theo thực tế. Với các điểm phân hiệu khác nhau, số sách này được luân
chuyển quay vòng giữa các điểm trường theo từng tuần hoặc theo từng tháng, phụ thuộc vào lượng
sách của thư viện nhà trường. Bên cạnh đó, thư viện lưu động còn được phát triển tại các trường
vùng bằng trong điều kiện trường không có đủ không gian trong phòng đọc của trường và bối cảnh
trường có số lượng học sinh lớn, nhiều dãy nhà nên cơ hội tiếp cận thư viện của trường có nhiều hạn


chế. Vai trò của các em học sinh nhóm hỗ trợ có thể giúp cán bộ cán bộ thư viện sắp xếp sách vào
tủ sách và giờ ra chơi có thể đẩy đi qua các dãy lớp học đề các bạn có thể tự lựa chọn và ngồi đọc
sách, có thể ở hành lang hoặc sân trường
Vị trí: Linh động, thường được đặt ở hành lang, dưới bóng cây râm mát.

Đồ dùng, trang thiết bị
- Tủ sách, giá sách có bánh xe: sử dụng lại bàn ghế cũ, đóng thành giá sách
- Sách, báo
Thiết lập và tổ chức hoạt động:
- Xây dựng hệ thống luân chuyển sách từ trường chính tới điểm trường phân hiêu
- Thành lập nhóm học sinh tự quản tủ sách: có thể phối hợp cùng nhóm “Sao đỏ”sinh tự quản lý,
sắp xếp và di chuyển thư viện., sách được thay đổi theo tuần/ tháng
- Học sinh sử dụng trong giờ ra chơi hoặc ngoài giờ lên lớp
d. THƯ VIỆN NGOÀI TRỜI
Không gian ngoài trời ở đây được hướng tới là những chòi lá cọ hoặc dưới những tán cây
xanh, thậm chí là cả ở hành lang lớp học, gầm cầu thang nếu- đủ rộng là những không gian thích
hợp. Tại sao thư viện thân thiện lại đề cập tới không gian ở đây bởi không gian cũng là một trong
các yếu tố kích thích và thúc đẩy nhu cầu và sở thích đọc sách của các em. Giữa không gian gần
với tự nhiên và thoáng mát, các em dễ tập trung vào cuốn sách mình đọc với cảm nhận thoải mái
và tự do hơn.
Cách tổ chức hoạt động khá đơn giản với sự tham gia của học sinh trong việc hỗ trợ quản
lý nguồn sách, báo có thể treo lên dây của các cột gỗ trong nhà chói là cọ, hoặc có thể có những
giá sách nhỏ nhỏ ở cầu thang, ở gầm cầu thang. Đầu các buổi sáng trong ngày, nhóm hỗ trợ liên
hệ với cán bộ thư viện để lấy báo, tạp chí và treo lên thư viện ngoài trời, với các giờ ra chơi, các
bạn đến đọc và nếu cho nhu cầu mượn thì liên lạc với nhóm học sinh hỗ trợ để đăng ký. Với tất cả
các loại hình thư viện thân thiện hướng tới luôn đề cao vai trò của học sinh với sự tham gia của
mình trong mọi hoạt động nhằm đảm bảo nguyên tắc thư viện thuộc về các em học sinh trong nhà
trường.
Vị trí: ở khu vực râm mát, đảm bảo vệ sinh, thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên
Đồ dùng, trang thiết bị
Cần huy động nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương:
(1) Mái che: Mái tôn, lá cọ...
(2) Khung : bê tông, gỗ , tre...
(3) Ghế ngồi: ghế đá, ghế nhựa hoặc đơn giản là những cây tre ghép lại với nhau thành
ghế

Sách, báo, tạp chí
Thiết lập và tổ chức họat động:
Thành lập nhóm học sinh quản lý thư viện ngoài trời. Cán bộ cán bộ thư viện cần hướng
dẫn nhóm học sinh quản lý có nhiệm vụ chọn sách, báo, tạp chí và thay đổi sách hàng ngày vào
đầu giờ. Thông thường nên chọn các loại sách mỏng, hấp dẫn, có những thông tin khoa học, lịch


sử, tự nhiên thú vị hoặc tuyển tập các mẩu truyện ngắn vì thời gian của giờ nghỉ giải lao thường
không nhiều. Nhóm học sinh quản lý có trách nhiệm cho các bạn mượn sách, báo trong giờ nghỉ
giải lao, tuyên truyền với các bạn trong trường thư viện ngoài trời. Cuối buổi học, nhóm học sinh
quản lý chịu trách nhiệm chuyển sách, báo, tạp chí về kho/ thư viện chính của trường
Nhiệm vụ của nhóm học sinh quản lý thư viện ngoài trời có thể bổ sung thêm vào nhiệm
vụ của lớp trực tuần và được luân chuyển giữa tất cả các lớp trong nhà trường. Lớp chịu trách
nhiệm trực tuần sẽ đảm nhận thêm nhiệm vụ quản lý thư viện ngoài trời của trường trong tuần
lớp mình thực hiện nhiệm vụ trực tuần nhằm đảm bảo tất cả các học sinh trong trường đều được
tham gia vào quản lý thư viện ngoài trời, từ đó ý thức bảo quản sách của các em sẽ được nâng
cao.


II. THIẾT LẬP THƯ VIỆN THÂN THIỆN
* Vị trí, cách bày trí thư viện trường học thân thiện
1. Tầm quan trọng:
Vị trí, nội thất, và bài trí thư viện có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hiệu quả phục vụ
của một thư viện. Các yếu tố này, nếu được vận dụng hợp lý và hiệu quả sẽ tạo được một điều
kiện vật lý giúp khuyến khích đọc sách và tạo điều kiện thuận lợi cho người đọc dễ dàng tìm
kiếm tài liệu/thông tin.
2. Mục đích của bài trí
- Tạo không khí, môi trường học tập thân thiện, chào đón, thu hút và khuyến khích người
sử dụng phát triển một cách toàn diện
- Dễ dàng sử dụng với học sinh, giáo viên

- Hỗ trợ hệ thống quản lý thư viện một cách khoa học và thuận lợi
3. Vị trí thư viện và các khu vực trong thư viện
3.1.
Vị trí thư viện
- Nên ở trung tâm của trường, tốt nhất nên ở tầng trệt
- Nên ở vị trí thuận tiện và dễ dàng được nhìn thấy/đi đến bởi cả học sinh và giáo viên
- Tránh nơi bị ảnh hưởng bởi nhiều tiếng ồn bên ngoài
- Đầy đủ ánh sáng: cả ánh sáng tự nhiên lẫn nhân tạo. Nên xếp đặt nội thất sao cho không
che chắn ánh sáng tự nhiên. Tuy nhiên cần bố trí tài liệu sao cho không bị ánh nắng mặt trời trực
tiếp chiếu vào.
- Đảm bảo mát mẻ và thông thoáng. Tạo môi trường thoải mái cho bạn đọc và đồng thời có
tác dụng bảo quản nguồn tài liệu (nhiệt độ và ẩm độ)
- Phù hợp với nhu cầu và điều kiện của trường
3.2. Không gian và các khu vực trong thư viện
Một thư viện trường tiểu học tiêu biêu cần có không gian phù hợp cho các khu vực sau:
- Khu vực đọc/học tập
- Khu vực đọc thoải mái
- Khu vực tổ chức hoạt động
- Khu vực giới thiệu sách, tra tìm sách
- Khu vực sản phẩm của học sinh
- Khu vực làm việc của người quản lý thư viện
- Khu vực kho
Cần ưu tiên không gian cho các khu vực của bạn đọc. Kho sách và khu vực làm việc của
nhân viên thư viện chỉ nên chiếm một phần nhỏ của không gian chung. Nên tăng cường sử dụng
kho mở thay cho kho đóng kiểu truyền thống.


Tuy nhiên, cần phải có sự linh động nhất định khi cần phải thay đổi vị trí các khu vực của
thư viện
4. Nội thất phù hợp và cách xếp đặt

4.1.
Nội thất cần thiết và phù hợp cho thư viện trường tiểu học:
Các tiêu chí lựa chọn nội thất thư viện:
- An toàn cho học sinh. Tránh các loại vật dụng có góc cạnh nhọn, bén
- Có kích cỡ phù hợp với lứa tuổi học sinh. Kệ sách cho học sinh tiểu học chỉ nên cao tối
đa 1,3m
- Ưu tiên lựa chọn các vật dụng có hình thể gồm nhiều đường cong: sẽ tăng tính thân thiện
- Lựa chọn màu sáng. Nếu được, sử dụng các loại nội thất nhiều màu sắc bắt mắt và thu
hút học sinh. Nhưng cần lưu ý đến việc phối màu nội thất sao cho hài hòa và tránh quá lòe loẹt,
gây ra cảm giác khó chịu
- Nếu được, nên lựa chọn nội thất có thể linh động thay đổi các chi tiết hoặc hiệu chỉnh
được kích cỡ
- Chất liệu phù hợp với điều kiện môi trường và khó bị cháy nổ
Các nội thất cần thiết:
- Bàn ghế: Nên chọn ghế đơn để có thể di chuyển và bố trí một cách linh hoạt; Nên sử
dụng bàn có kích cỡ vừa phải để có thể bố trí linh hoạt theo nhiều khu vực
- Thảm, ghế xốp mềm…: Thư viện cho lứa tuổi tiểu học nên có khu vực đọc sách thoải
mái sử dụng các loại thảm, ghế xốp mềm… để thu hút học sinh nhỏ tuổi và tạo cho chúng một
môi trường đọc sách thân thiện, thoải mái và hấp dẫn.
- Kệ sách: Có thể lựa chọn cả kệ treo tường lẫn kệ đứng; Kệ sách cần có chỗ để dán các
dấu hiệu, hướng dẫn để người đọc tìm sách; Ưu tiên lựa chọn các loại kệ, rổ để sách cho phép
quay bìa sách ra trước
- Có thể trang bị xe đẩy sách lưu động: giúp đưa sách đến tay học sinh một cách linh hoạt
và hiệu quả hơn, đặc biệt đối với các khu vực xa thư viện chính
- Nên sử dụng các loại vật dụng trưng bày sách: đế trưng bày sách, túi sách treo…
- Sử dụng đế chắn sách
- Dùng rổ nhựa, thùng giấy để tăng diện tích chứa sách
4.2.
Cách xếp đặt nội thất
Một số tiêu chí giúp xếp đặt nội thất thư viện:

Thư viện nên chia ra thành một số khu vực đọc sách (ví dụ: một hoặc hai khu vực
bàn ngồi để đọc và học, khu vực đọc thoải mái trên thảm…): là cách để học sinh có nhiều lựa
chọn về góc đọc mình thích; ngoài ra đây cũng là cách để bố trí tài liệu phù hợp với khu vực đọc
sách của bạn đọc ở các lứa tuổi khác nhau
Do thư viện được bố trí thành nhiều khu vực đọc sách, việc bố trí kệ sách cần đảm
bảo cho học sinh có thể di chuyển để lựa chọn và lấy sách trên các kệ xung quanh một cách tiện
lợi và nhanh chóng (Không phải kệ là cứ dồn chung 1 chỗ. Không phải chỉ có 1 cách bố trí kệ
duy nhất là phải đặt sát tường. Không phải các kệ cứ phải xếp đặt song song với nhau)


Bố trí nhiều kệ mở để học sinh có thể dễ dàng lựa chọn sách. Cần giảm tối đa diện
tích kho đóng trong trường hợp phòng thư viện nhỏ hẹp. Hạn chế sử dụng các tủ/kệ có cửa kính
để chứa sách; loại tủ này không thân thiện và không thuận tiện cho việc lựa chọn sách
Không dùng quá nhiều bàn ghế, cần giải phóng mặt bằng cho thoáng.
Tủ, kệ không che chắn ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ. Tủ, kệ không che chắn quá
nhiều không gian của tường thư viện. Cần tận dùng tường để trang trí, trưng bày
Vật dụng phải ngăn nắp: tác động đến thói quen và nhận thức sử dụng thư viện
5. Trang trí – Hướng dẫn trong thư viện
5.1. Trang trí
Tiêu chí giúp trang trí thư viện
- Màu sắc tươi sáng, thu hút trẻ
- Có điểm nhấn
- Chủ đề trang trí có liên quan đến đọc sách, khuyến khích đọc sách
- Chú ý đến chủ đề yêu thích của cả học sinh nam và nữ
- Hình ảnh, kiểu chữ và chủ đề nên thân thiện với trẻ (tránh trường hợp quá nghiêm
túc, quá ‘người lớn’): có thể sử dụng hình ảnh con vật hoặc nhân vật học sinh yêu
thích để làm nhân vật chủ đề
- Khu vực nào cần sự chú ý nhiều của học sinh (ví dụ: bảng thông báo): nên thường
xuyên thay đổi trang trí tại khu vực này, để thu hút sự tò mò của học sinh
Các loại trang trí

- Bằng hình ảnh
- Bằng biểu ngữ
- Kết hợp giữa hình ảnh và biểu ngữ
- Bằng cách khác: trưng bày sách, sản phẩm của học sinh, áp phích và banner mua
sẵn, con rối, búp bê, nội thất, cây cảnh, các hướng dẫn…
Nơi trang trí
- Cửa/cổng vào thư viện
- Tường, cột, cửa sổ, trần nhà
- Bảng
- Kệ, thùng, rổ đựng sách
- Bất kỳ nơi nào khác phù hợp
5.2. Hướng dẫn
Tiêu chí thiết kế các hướng dẫn
- Màu sắc tươi sáng, thu hút trẻ
- Có điểm nhấn
- Cần đảm bảo là học sinh nào cũng đọc được
- Nếu được, hãy phối hợp ăn ý giữa hình ảnh minh họa và câu từ hướng dẫn
- Câu/từ hướng dẫn càng ngắn (và dễ hiểu) càng tốt
- Hình ảnh và kiểu chữ nên thân thiện với trẻ (tránh trường hợp quá nghiêm túc,
quá ‘người lớn’)


Các loại hướng dẫn
- Quy định: Nên được thể hiện dạng dấu hiệu hình ảnh và từ khóa ngắn gọn để nêu
một số quy định, nội quy trong thư viện. Không nhất thiết chỉ thể hiện trên 1 bảng/tờ giấy khổ
lớn, mà còn có thể tách rời từng nội dung để ở một số góc thư viện hoặc trên bàn…
- Tìm kiếm tài liệu: Bao gồm các hướng dẫn như sơ đồ các khu vực sách, sơ đồ
hoặc cây định hướng người đọc tìm sách theo phân loại, hướng dẫn tra tìm mục lục, các dấu hiệu
trên giá kệ giúp người đọc tìm sách dễ dàng…
Nơi đặt hướng dẫn

- Cửa/cổng vào thư viện
- Tường, cột, cửa sổ, trần nhà
- Bảng
- Kệ, thùng, rổ đựng sách
- Bất kỳ nơi nào khác phù hợp
* Hệ thống quản lý trong thư viện trường học thân thiện
A/ Phân loại, sắp xếp sách giúp HS dễ dàng tìm mượn.
1. Mục đích và vai trò của phân loại sách
- Mục đích đầu tiên của phân loại sách trong thư viện là để sắp xếp tài liệu theo một cấu
trúc/trật tự khoa học giúp cho người đọc và cán bộ thư viện có thể tìm được tài liệu mình mong
muốn một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.
- Do đó, nó giúp bạn đọc tìm kiếm thông tin đúng với nhu cầu nhất, trong thời gian ngắn
nhất.
- Phân loại sách sẽ hỗ trợ cán bộ thư viện trong việc tư vấn và hướng dẫn bạn đọc tìm kiếm
thông tin, tài liệu theo đúng nhu cầu
- Phân loại sách cũng có chức năng giúp người quản thủ thư viện (và người sử dụng thư
viện) trả sách về đúng vị trí của nó một cách nhanh chóng nhất, sau khi được lấy ra bởi người
đọc
2. Tầm quan trọng của phân loại sách thiếu nhi theo cấp độ đọc và theo thể loại
Phân loại theo trình độ đọc:
Các nghiên cứu về việc đọc của thiếu nhi chỉ ra rằng trẻ em có xu hướng tìm và đọc
những tài liệu mà chúng có khả năng đọc được. Trẻ em thường không chọn đọc các tài liệu quá
khó hay quá dễ so với trình độ đọc của chúng. Do đó, việc phân loại và sắp xếp sách cần phải
được tổ chức sao cho học sinh dễ dàng lựa chọn theo trình độ đọc.
Phân loại theo thể loại:
Phân loại theo thể loại giúp bạn đọc nhận thức được sách thiếu nhi có nhiều thể loại/chủ
đề/loại hình khác nhau; từ đó họ sẽ có nhiều lựa chọn hơn khi tìm sách. Nó còn giúp bạn đọc
nhận diện được sở thích đọc sách của mình.
Đối với nhân viên thư viện, việc phân chia và sắp xếp tài liệu thiếu nhi theo thể loại giúp
họ tư vấn/hướng dẫn học sinh tìm được sách của chủ đề mong muốn (và đặc biệt quan trọng khi

học sinh được giáo viên lớp giao nhiệm vụ tìm hiểu về một vấn đề nhất định). Ngoài ra, khi phân
loại theo thể loại, nhân viên thư viện sẽ dễ dàng lọc tìm và giới thiệu sách theo chủ đề cho HS.


Do đó, việc sắp xếp sách của thư viện một trường tiểu học cần được áp dụng kết hợp giữa
PHÂN LOẠI THEO TRÌNH ĐỘ ĐỌC và PHÂN LOẠI THEO THỂ LOẠI

3. Phân loại theo trình độ đọc sử dụng mã màu
Theo hệ thống phân loại sách thiếu nhi theo trình độ đọc của tổ chức Hippocampus
Reading Foundation (HRF). Phân chia sách thiếu nhi ra 6 cấp độ đọc được mà hóa bằng 6 loại
màu. Có ưu điểm: (1) Các cấp độ đọc được qui định bởi HRF phù hợp với khả năng đọc của học
sinh bậc tiểu học; (2) Có mã màu giúp học sinh dễ nhớ; (3) dễ áp dụng, không đòi hỏi chuyên
môn sâu về phân loại sách thư viện.
Màu xanh lá cây (mẫu giáo)
- Tiêu biểu là từ 1-2 câu/ 1 trang với 1 bức tranh
- Không nên có quá 10 từ trên 1 trang
- Ngoại lệ: 1 hoặc 2 trang có hơn 15 từ.
Màu đỏ (lớp 1)
- Tiêu biểu là 2-5 câu/ 1 trang kèm theo hình ảnh
- Ngoại lệ: có thể có 30 từ/trang
Màu cam (lớp 2)
- Có 6-14 câu/ 1 trang kèm theo hình ảnh
- Từ ngữ phức tạp hơn
- Ngoại lệ: 1 hoặc 2 trang có 30-60 từ
Màu trắng (lớp 3)
- Thường có 10-20 câu/ 1 trang với khoảng 60-120 từ/trang
- Các câu có thể dài hơn các mức Xanh lá, Đỏ và Cam. Có thể có ít hơn 10 câu dài/ 1
trang nhưng nhiều từ.
- Ngoại lệ: sách thơ ca từ 500 từ trở lên
- Không cần thiết có tranh ảnh ở mỗi trang

Màu xanh dương (lớp 4)
- Có hơn 20 câu/ 1 trang với 120-300 từ/ trang (có thể có ngoại lệ trên 1hay 2 trang)
- Tranh ảnh sẽ ít hơn
Màu vàng (lớp 5)
- Có thể có hơn 300 từ/ 1 trang, mỗi trang sẽ toàn chữ
- Thơ và kịch cũng có thể được xếp theo cấp độ này.
Cần lưu ý:
Các qui ước trên đây chỉ mang tính tương đối theo cấp lớp học. Nghĩa là một học
sinh của một lớp nhất định vẫn có thể đọc sách của trình độ cao hơn hoặc thấp hơn (ví dụ: một
học sinh lớp 3 vẫn có thể đọc sách của trình độ dành cho lớp 2; hoặc nếu em này đọc tốt thì vẫn
có thể đọc sách của trình độ dành cho lớp 4).
Do đó, khi lựa chọn sách cho học sinh của một trình độ nhất định, cần lưu ý lựa
chọn kèm theo một số sách dễ và/hoặc khó hơn. Cần tránh quan niệm sai rằng: ví dụ, học sinh
của lớp 1 chỉ đọc được sách của mỗi mã màu đỏ.
Để cho học sinh dễ nhớ, cần có bảng hướng dẫn cho học sinh đọc mã màu; và
cần phải có các buổi học thư viện để chỉ dẫn cho từng lớp tìm sách phù hợp trình độ đọc
4. Phân loại theo thể loại
Sách thiếu nhi có thể được chia ra 10 thể loại sau đây:


1 Khái niệm cơ bản
Sách giúp HS nhỏ tuổi làm quen với những khái nhiệm cơ bản về thế giới
2 Thông tin – Khoa học
Kiến thức: tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, nghệ thuật, văn hóa...; Sách cung cấp tri
thức khoa học cho người đọc thông qua câu chuyện
3 Kỹ năng
Kỹ năng tư duy, giao tiếp, giải quyết vấn đề trong cuộc sống; Hướng dẫn các kỹ
năng học tập và các kỹ năng khác
4 Lịch sử - Tiểu sử - Hồi ký
Sách về lịch sử; Câu chuyện dựa trên các sự kiện, nhân vật có thật trong lịch sử;

Sách viết về cuộc đời, sự nghiệp của một người có thật
5 Truyện dân gian – Truyện đạo đức – Truyện loài vật
Truyện cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn; Giáo dục đạo đức thông qua các câu chuyện
gần gũi; Dùng hình ảnh những con vật làm nhân vật chính, mỗi câu chuyện là một
bài học
6 Truyện phiêu lưu – Thám hiểm – Siêu tưởng
Truyện phiêu lưu, khám phá, kỳ bí, thần tiên, viễn tưởng...
7 Truyện tranh liên hoàn – Thơ – Truyện cười
Truyện tranh nhiều tập; Tác phẩm thơ, đồng dao, tục ngữ; Truyện cười
8 Ngoại ngữ - Song ngữ
9 Tài liệu tra cứu – Từ điển
Bách khoa toàn thư, niên giám, átlat, các tài liệu thống kê, sách hỏi – đáp, từ điển
ngôn ngữ, từ điển chuyên đề...
10 Văn học
Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài…
Cần lưu ý: Qui ước mã hóa trên đây ( + số) giúp cho nhân viên thư viện (hoặc đội học
sinh thư viện) cất sách vào đúng vị trí trên kệ một cách nhanh chóng.
5. Sắp xếp sách thiếu nhi
Sắp xếp sách của thư viện một trường tiểu học cần được áp dụng kết hợp giữa PHÂN LOẠI
THEO TRÌNH ĐỘ ĐỌC và PHÂN LOẠI THEO THỂ LOẠI
5.1.
Bố trí, sắp xếp các khu vực sách:
PHÂN LOẠI THEO TRÌNH ĐỘ ĐỌC là trục phân loại chính. Nghĩa là các khu vực sách
được tổ chức theo từng cụm của từng CẤP ĐỘ ĐỌC. Trong khu vực của một cấp độ đọc sẽ
được chia nhỏ theo thể loại sách


5.2.

Dán nhãn sách:

Vì sách được phân loại và sắp xếp theo cả hai cách, chúng cần được dán cả 02 loại nhãn
Tuy nhiên, HỌC SINH CHỈ CẦN NẮM ĐƯỢC HỆ THỐNG NHÃN MÃ MÀU để tìm được
sách đúng trình độ.
5.3.
Làm hướng dẫn cho các giá kệ:
Trên mỗi khu vực sách và từng giá sách cần có ghi hướng dẫn cụ thể về trình độ đọc cũng
như là thể loại sách (nếu các hướng dẫn này được thể hiện càng thân thiện càng tốt, ví dụ: có thể
in màu cho từng loại cấp độ đọc và dán lên các giá sách…)
B/ Xây dựng lịch hoạt động/thời gian biểu cho thư viện thân thiện
Để tổ chức và tham gia các hoạt động góc trong thư viện thân thiện, học sinh và cán bộ
thư viện cần có lượng thời gian nhất định dành cho các hoạt động. Vì vậy việc xây dựng lịch
hoạt động nhằm xác định thời gian cụ thể cho từng lớp, từng khối lên sử dụng thư viện cũng như
tham gia hoạt động tại các góc.
Với học sinh khối Tiểu hoc có lượng thời gian tại trường học khác nhau nên việc xây
dựng lịch hoạt động sẽ có những đặc thù riêng của từng lớp học. Khối Tiểu học với thời gian
biểu học 2 ca/ ngày sẽ thuận lợi hơn khi xếp lịch cho mỗi lớp một tiết học đến thư viện đọc sách
và tham gia các hoạt động góc. Thời gian này có thể coi là thời gian tự học hay học độc lập của
học sinh tại thư viện, ở đó các em có thể lựa chọn góc hoạt động đáp ứng với nhu cầu, năng
khiếu và có cơ hội thể hiện bản thân thông qua các hoạt động, chia sẻ, trưng bày sản phẩm của
mình. Tùy theo số lượng lớp học trong trường mà tần suất dành cho học sinh từng lớp đến thư
viện có thể nhiều hay ít, tuy nhiên cần đảm bảo tất cả các em học sinh trong trường có ít nhất 1
tiết (35 - 45 phút) tới hoạt động tại thư viện trong một tuần.. Việc xác định lượng thời gian nhất
định trong tuần sẽ tạo cho các em thói quen đọc sách và đến thư viện hoạt động và hình thành
nhu cầu đọc sách. Trong thời gian đầu thực hiện, giáo viên chủ nhiệm cần đưa học sinh lớp mình
lên thư viện và hướng dẫn học sinh sử dụng thư viện thân thiện, giúp các em hình thành thói
quen lên thư viện. Việc thư viện nhà trường có đi vào hoạt động thực chất hay không phụ thuộc
vào mức độ khả thi và hợp lý của lịch hoạt động bởi lịch hoạt động được ví như cánh cửa vào
thư viện, xác định mức độ tiếp cận của học sinh đối với sách, báo, tạp chí, tài liệu….
- Lịch hoạt động cần được xây dựng dựa trên:
Lịch học tập và hoạt động của nhà trường

Nguyện vọng của học sinh, đảm bảo tất cả học sinh có cơ hội sử dụng thư
viện
Đề xuất của giáo viên
Thời gian của cán bộ thư viện
Số lượng người sử dụng mà thư viện có thể phục vụ trong một khoảng thời
gian
Hiệu qủa của các hoạt động trong thư viện
Quá trình xây dựng lịch hoạt động thư viện cần có sự tham gia ý kiến của học sinh và
giáo viên trong trường để cán bộ thư viện có thể tham khảo về khoảng thời gian theo nhu cầu và


nguyện vọng của học sinh, giáo viên để sắp xếp thời gian mở cửa thư viện hợp lý. Tuy nhiên,
thực hiện được lịch hoạt động của thư viện, vai trò của Ban giám hiệu nhà trường là quan trọng
trong việc chỉ đạo các giáo viên và sắp xếp lịch giảng dạy và các hoạt động học tập để có một
khoảng thời gian cụ thể tạo cơ hội cho học sinh lên thư viện
IV. Tổ chức các hoạt động trong thư viện thân thiện
Thư viện trường học thân thiện là nơi mang lại cho học sinh nhiều lợi ích ngoài mục đích
đọc sách bởi các em có cơ hội tham gia vào các hoạt động khác nhằm đảm bảo sự phát triển toàn
diện của các em. Các hoạt động của thư viện Thân thiện được xác định gồm 2 phần, các hoạt
động thường nhật và các hoạt động đặc biệt. Với các hoạt động thường nhật nhằm mục đích xây
dựng thói quen đọc sách cho học sinh, thúc đẩy việc học thông qua vui chơi và nâng cao môi
trường tâm lý xã hội trong nhà trường cũng như khuyến khích học sinh em tới trường học với
các hoạt động hấp dẫn và bổ ích. Hoạt động thường nhật của thư viện Thân thiện tập trung vào
các hoạt động theo góc. Cần hiểu hoạt động theo góc ở đây là các hoạt động được chia theo mục
đích, tâm lý lứa tuổi,các nhu cầu và sở thích khác nhau của học sinh khi hoạt động thư viện với
các không gian khác nhau cùng các đồ dùng, thiết bị theo mỗi góc. Tuỳ vào điều kiện thực tế của
nhà trường và nhu cầu của học sinh, nhà trường có thế xác định các hoạt động góc khác nhau
nhưng cần đảm bảo học sinh có cơ hội phát triển mọi tiềm năng của mình trong các lĩnh vực.
Tuy nhiên nên tổ chức ít nhất là 3 góc, nhiều nhất là 8 góc vì nếu nếu tổ chức ít hoạt động theo
góc thì học sinh sẽ không có cơ hội để tham gia những hoạt động khác nhau, còn nếu tổ chức quá

nhiều hoạt động góc trong thư viện thì đòi hỏi phải có rất nhiều sự hỗ trợ từ Ban giám hiệu, giáo
viên, học sinh, phụ huynh học sinh trong nhà trường. Nội dung cụ thể của từng góc tuỳ theo khối
học sẽ mang tính chất khác nhau với mức độ khó, dễ phù hợp để kích thích học sinh tham gia.
Với từng góc, cần cụ thể hoá các nội dung hoạt động cần tổ chức như thế nào cho phù hợp và
những kỹ năng cần hướng dẫn cho học sinh:
a. HOẠT ĐỘNG TRONG GÓC ĐỌC
Góc đọc trong thư viện là góc quen thuộc, góc không thể thiếu trong bất cứ một thư viện
trường học nào.
Góc đọc trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích:
- Hình thành và phát triển thói quen đọc sách
- Nâng cao kỹ năng đọc
- Bổ sung kiến thức
- Giải trí
- …
Các hoạt động có thể tổ chức trong góc đọc là:
- Đọc cá nhân, đọc theo nhóm: Hoạt động này có tính chất tự do, các em có thể đến đây và
tự tìm, đọc sách theo sở thích, các em có thể tùy chọn hình thức đọc cá nhân hay đọc theo nhóm.
- Bình luận sách ( theo mẫu) : Là hoạt động tự do của từng cá nhân hoặc có tổ chức thành
cuộc thi bình luận sách. Hoạt động bình luận sách thường được thực hiện sau khi các em đọc


xong một cuốn sách nào đó nhằm mục đích giúp các em nhớ và tóm tắt lại nội dung cuốn sách
đồng thời ghi lại những nhận xét, cảm xúc của mình sau khi đọc cuốn sách đó. Đây là yếu tố
thúc đẩy học sinh thể hiện cảm nhận, cảm xúc, quan điểm của mình thông qua nội dung cuốn
sách. Ngoài ra, học sinh còn chia sẻ những nhận xét với các bạn khác nhằm thúc đẩy các bạn đọc
sách nhiều hơn. Để thuận tiện cho việc bình luận sách, tại các góc đọc có thể để sẵn những phiếu
bình luận sách cho các em điền vào sau khi đọc. Tùy thuộc vào các lứa tuổi học sinh khác nhau
mà thiết kế các phiếu bình luận này cho phù hợp (xem tham khảo mẫu phiếu bình luận sách)
- Thi đọc nhiều sách: Là hoạt động được tổ chức cho các cá nhân hoặc cho các lớp. Nhà
trường có thể phát động phong trào thi đọc sách giữa các lớp trong trường học. Căn cứ vào số

lượng sách và phiếu bình luận sách được hoàn thiện sẽ xác định lớp nào đọc được nhiều sách
nhất và nên có phần thưởng nho nhỏ nhằm động viên, khuyến khích các em. Hoạt động này
nhằm động viên khuyến khích các em đọc được nhiều đầu sách, tạo nên một phong trào đọc sách
trong nhà trường. Có thể tổ chức thi đọc nhiều sách theo từng chủ đề, thể loại cụ thể hoặc theo
mọi chủ đề và thể loại khác nhau
- Thi kể chuyện theo sách: Hoạt động này được tổ chức nhằm giúp các em yêu thích đọc
sách, nâng cao văn hóa đọc, phát triển các kĩ năng như kĩ năng trình bày, tư duy sáng tạo, diễn
đạt cảm xúc, phát triển ngôn ngữ, … Thi kể chuyện theo sách có thể được tổ chức một học kì
một lần hoặc một năm một lần, kể chuyện theo chủ đề cho trước hoặc kể chuyện theo chủ đề tự
do.
- Tóm tắt sách: Là hoạt động giúp học sinh phát triển tư duy logic, tổng hợp thông tin, khái
quát vấn đề và nâng cao khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ của riêng mình.
- Tìm kho báu: cán bộ cán bộ thư viện tìm kiếm một số từ khoá trong các cuốn sách khác
nhau nhằm tạo thành mật mã mà yêu cầu học sinh phải đọc và tra cứu các cuốn sách đó mới có
thể tìm ra câu trả lời và tìm được kho báu. Có một ví dụ tham khảo như, cán bộ cán bộ thư viện
giấu một vật tại một địa điểm và xây dựng chỉ dẫn để tìm được vật đó thông qua các từ khoá tại
các cuốn sách khác nhau. Mục đích của hoạt động này nhằm khuyến khích học sinh đọc các thể
loại sách khác nhau dựa trên sự tò mò và ham muốn tìm được từ khoá để giải mã con đường đi
tìm " kho báu" của mình. Qua hoạt động này, các em được củng cố vốn từ vựng, điều này là cần
thiết đối với học sinh Tiểu học và học sinh dân tộc thiểu số
- Câu lạc bộ đọc: Cán bộ cán bộ thư viện có thể thiết lập CLB đọc dành cho các em yêu
thích đọc sách và tạo cơ hội cho các em thảo luận nhóm về các cuốn sách thú vị mà các em đã
từng đọc. Các buổi thảo luận của CLB có thể được trình bày trước cả trường nhằm động viên,
khuyến khích các học sinh khác trong trường cùng tham gia và tìm đọc những cuốn sách được
giới thiệu và thảo luận. Hoạt động này có thể hỗ trợ cho hoạt động giới thiệu sách mới mà từ
trước đến này thư viện nhà trường vẫn thường thực hiện
- …
Bài trí :
Để thuận tiện cho việc đọc sách theo cá nhân hoặc theo nhóm, bàn ghế trong góc đọc nên
sử dụng các bàn, ghế đơn vì có thể kê được theo nhiều kiểu khác nhau như kê thành nhóm hoặc



kê riêng từng góc. Bàn ghế cũng nên được sơn bằng các màu tươi sáng, bắt mắt nhằm thu hút
đọc giả


Mẫu phiếu bình luận sách (tham khảo)

BÌNH LUẬN SÁCH ( Dành cho Lớp 1- 2)
Tên sách:…………………………………………………
Tên tác giả:………………………………………………

Phần em yêu thích nhất trong truyện là:

Em hãy xếp hạng cuốn sách này theo sao:
Hơi buồn chán, tẻ nhạt
Được
Một cuốn sách bạn nên đọc
Một cuốn sách rất tuyệt
Một cuốn sách tuyệt hay và em rất thích đọc
Họ và tên:………………………………………………………………………..
Lớp:……………………………………………………………………………..


BÌNH LUẬN SÁCH ( Dành cho lớp 3 -5)
Tên sách:………………………………………………………………
Tác giả:………………………………………………………………….
Truyện viết về .......

Phần em thích nhất trong truyện là:


Em hãy xếp hạng cuốn sách này theo sao:
Hơi buồn chán, tẻ nhạt
Được
Một cuốn sách bạn nên đọc
Một cuốn sách rất tuyệt
Một cuốn sách tuyệt hay và em rất thích đọc
Họ và tên: ……………………………………………………………
Lớp:…………………………………………


b. HOẠT ĐỘNG TRONG GÓC VIẾT
Góc viết trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích:
- Phát triển năng khiếu
- Thúc đẩy tư duy sáng tạo
- Cung cấp thông tin
- Rèn chữ đẹp
- Hình thành và phát triển kỹ năng viết: đúng câu, đúng chính tả, đúng ngữ pháp, đúng thể
loại
- …
Các hoạt động có thể tổ chức trong góc viết là:
- Làm sách: Các em có thể vẽ minh hoạ và viết lời chú thích cho các hình ảnh, để kể về
một câu chuyện hàng ngày của em hoặc thể hiện những nguyện vọng, mơ ước của mình
- Sáng tác truyện: Học sinh có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng của mình thông
qua sáng tác những câu truyện của riêng mình với vai trò là " tác giả"
- Làm bảng tin: để thực hiện được hoạt động cần có hoạt động theo nhóm. Nhóm học sinh
này sẽ đi thu thập các thông tin của các hoạt động trong trường và viết bản tin trường học và có
thể giới thiệu về các hoạt động trường học khác ở Việt nam và trên thế giới để các bạn đọc có thể
hình dung tổng thể về trường mình, trường bạn ở Việt nam và các nơi khác. Để thực hiện được
hoạt động này, nhóm học sinh cần đọc nhiều báo, tạp chí và có kỹ năng thu thập và tổng hợp

thông tin. Hoạt động này phù hợp với khối THCS và cấp học cao hơn
- Viết đẹp: là hoạt động được tổ chức hàng năm cho mọi học sinh trong nhà trường. Hoạt
động này giúp các em rèn luyện khả năng tập trung, khiếu thẩm mỹ, tính kiên trì, kiên nhẫn, …
Ngoài ra với các sản phẩm viết chữ đẹp còn có tác dụng làm gương cho các học sinh học tập lẫn
nhau
- Viết thư: Giúp các em phát triển các mối quan hệ tình cảm, giao lưu, biết cách thể hiện
tình cảm cá nhân, tăng thêm các mối quan hệ. Ngoài ra, qua hoạt động viết thư các em còn có thể
bộc lộ những suy nghĩ, quan điểm về các vấn đề của cuộc sống.
- Làm thơ, viết văn: Là hoạt động nhằm giúp các em diễn đạt cảm xúc văn học, tạo cơ hội
cho các em thể hiện năng khiếu văn chương của mình và trau dồi ngôn ngữ viết, phát triển vốn từ
vựng qua các thể loại văn học khác nhau. Qua việc làm thơ các em cũng sẽ được củng cố những
kiến thức về niêm luật, cách gieo vần, … đã học trong chương trình văn học.
Bài trí:
Bàn ghế của góc viết nên kê ở vị trí yên tĩnh để các em có thể ngồi viết một cách thoải
mái, tập trung mà không bị phân tán bởi các hoạt động bên ngoài. Tại góc viết nên có bảng ghi
rõ “Góc viết” nhằm phân biệt với các khu vực của những góc khác. Ngoài ra góc viết cũng nên
để sẵn giấy, bút để các em có thể ghi chép lại ngay những cảm xúc, suy nghĩ của minh
c. HOẠT ĐỘNG TRONG GÓC NGHỆ THUẬT
Góc nghệ thuật trong thư viện thân thiện hướng tới mục đích:


×