Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Động cơ sinh đẻ và kế hoạch hoá gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.15 KB, 4 trang )

Tên sách: Sinh đẻ có kế hoạch và sức khoẻ người phụ nữ.
NXB Phụ nữ, 1987.
Mã số: ĐVA 1138-39, Thư viện Đại học Y Hà Nội.

Bài: Động cơ sinh đẻ và kế hoạch hoá gia đình.
Tác giả: Mai Huy Bích - Viện Xã hội học. UBKHXHVN
(Trang 22) Cho đến nay, người ta vẫn thường quan niệm: tỉ lệ sinh đẻ cao ở nước ta
hiện nay là do ảnh hưởng của các nhân tố tâm lí xã hội truyền thống. Như các thành tựu
của nhân khẩu học đã chứng minh, trong các quá trình nhân khẩu, truyền thống, tập tục, cả
tích cực lẫn tiêu cực đều có vai trò to lớn. Có thể thấy ảnh hưởng rất rõ nét trong khuôn
khổ từng gia đình, thế hệ này sang thế hệ khác: các thế hệ trong gia đình truyền thụ cho
nhau không chỉ những mô hình hành vi ứng xử văn hoá mà cả những truyền thống trong
sinh sản.
Kết quả trưng cầu ý kiến tại một xã đồng bằng Bắc Bộ đã phát hiện cho chúng ta
thấy: Trong số những người xung quanh, thân cận, gần gũi của các cặp vợ chồng, ai là
người có ý kiến nhiều sức nặng nhất đối với số con trong gia đình, 60% người được hỏi
quan tâm đến ý kiến bố mẹ đôi bên, sau đó là bạn bè (47%) và họ hàng (23%). Trong đó
82,9% cho biết bố mẹ họ muốn có từ 3 con trở lên, chỉ có 17,1% tán thành con số 2 con.
Lí do: Kinh nghiệm xã hội lâu đời của biết bao thế hệ. Kinh nghiệm đó trở thành
truyền thống, thành động cơ tâm lí – xã hội cho hành vi tái sinh sản của con người. Có thể
xếp thành các nhóm động cơ sau:
1. Những động cơ phòng ngừa:
- Do đặc điểm lứa tuổi, sức đề kháng của cơ thể kém, kinh tế nghèo nàn, vệ sinh kém, y tế
lạc hậu => Tình trạng “hữu sinh vô dưỡng” rất phổ biến trong quá khứ.
- Tỉ lệ tử vong của trẻ sinh ra cao => đẻ nhiều để dự trữ, lỡ may “sa sẩy” thì bố mẹ còn có
chỗ nương tựa về già.
 Đặt ra yêu cầu phải cải thiện cuộc sống, để từng bước khắc phục dần hiện tượng
“phòng xa” này.
2. Những động cơ kinh tế:
- Nhà càng đông con, càng nhiều nhân lực, bố mẹ càng đỡ nhọc nhằn, khả năng thêm thóc
trong bồ càng tăng.


- Con trai và con gái khác hẳn nhau. Đối với con gái, nhấn mạnh “ruộng sâu, trâu nái
không bằng con gái đầu lòng” vì vai trò đắc lực trong kinh tế gia đình nhưng “con gái là
con người ta”, lúc “cất nhắc được việc” lại về làm dâu nhà người, khiến bố mẹ mất đi nhân


lực lao động (nguyên nhân gây ra tục thách cưới để đền bù mất mát), thậm chí còn có thể
đem của cải nhà đi (hồi môn). Ngược lại, sinh con trai như là “sinh đôi” vì sẽ có thêm dâu
về, thêm người làm lụng, lo toan, thu vén gia đình (tục tảo hôn tận dụng triệt để vai trò
kinh tế của con trai).
- 68,6% ng được hỏi ở Thái Bình cho rằng họ đẻ con do nhu cầu cần ng nương tựa lúc về
già. Ở Vĩnh Phú, 55,8% bố mẹ già được con trai nuôi, chỉ 14,4% là con gái nuôi.
3. Động cơ tổ chức tiện lợi cuộc sống gia đình.
A, Phục vụ đời sống sinh hoạt của các thành viên trong gia đình:
- Trái với quan niệm thông thường của nhiều người, ở cùng 1 lứa tuổi thì trẻ em nông thôn
“được việc” hơn trẻ em thành thị. Thực tế, trẻ em thành phố cũng tham gia giải quyết hầu
hết việc nhà.
- Ở nông thôn, toàn bộ việc nhà, từ nhẹ đến nặng, con cái đều đảm nhiệm nhiều hơn hẳn
phần đóng góp của người bố, chỉ sau công sức người mẹ. Tính chung 55,4% số gia đình
các việc nhà do người mẹ một mình gánh vác, chỉ 0,5% do bố lo và có tới 17,2% hoàn toàn
do con cái đảm nhiệm. => Nhiều trường hợp, việc nhà vượt quá sức vóc và choán nhiều
thời gian học tập vui chơi của con, nhất là con gái.
B, Chăm sóc em nhỏ:
- Hà Nam Ninh: 48,1% con gái và 37,5% con trai trông em thay bố mẹ đi làm.
- Thành phố: 31,4% con gái và 26% con trai.
Thứ công việc đầy ràng buộc đòi hỏi phải thường xuyên tập trung này nhiều khi là
gánh nặng đối với trẻ lớn vốn hiếu động, phần nào làm xấu đi mối quan hệ anh chị em
trong nhà.
Một số bố mẹ có trình độ học vấn nhất định quan niệm đông con thì con cái có thể
dạy dỗ nhau nhưng đây chỉ là suy nghĩ một chiều. Thực tế có rất nhiều mặt tác động, đôi
khi “lợi bất cập hại”. Ví dụ như đứa sinh lúc gia đình khấm khá, đứa sinh lúc kinh tế khó

khăn; đứa sinh lúc gia đình hạnh phúc, đứa ra đời lúc bất hoà, cả tâm lí con yêu, con ghét,
… Trẻ không những không “dạy dỗ lẫn nhau” tốt như bố mẹ mong muốn mà còn có thể
gây mâu thuẫn trong gia đình.
4. Động cơ đảm bảo sự bền vững hôn nhân, hạnh phúc gia đình:
Một số người quan niệm có đông con thì những lo toan, quan tâm và trách nhiệm
chung sẽ tăng lên hoặc sẽ tạo nên ràng buộc gia đình chặt chẽ. Thường đó là những người
không còn trẻ, tự bản thân không còn “lực hấp dẫn” với người kia, còn quan hệ gia đình
không thật đầm ấm. Nhưng có một vấn đề là khi thêm một đứa con thì sẽ thêm vô số việc,
cả có tên lẫn không tên. Nhiều phụ nữ không còn thời giờ, sức lực, tâm trí quan tâm đến
chồng, thậm chí chỉ còn coi chồng là cha của những đứa con mình, khiến nhiều ông chồng
phải ghen cả với con => Tình trạng này không thể đảm bảo cho hạnh phúc.
5. Động cơ tự khẳng định.


Con cái, số lượng, giới tính của chúng, thời gian từ khi cưới đến khi sinh con đầu
lòng, mật độ sinh đẻ, vv... là hình thức để nhiều người cha người mẹ thể hiện cái “tôi” của
mình. Người kết hôn lâu mới có con hoặc sinh toàn con gái sẽ bị coi là thua kém bè bạn.
Ngược lại, những người có con ngay sau khi kết hôn, nhất là con trai thường lấy làm tự
hào, làm nguồn gốc cho uy tín xã hội của họ. Thường những người ít có khả năng tự khẳng
định mình bằng các phương thức khác đã thông qua con cái để tự khẳng định.
6. Động cơ kế thừa trong gia đình.
Những người giàu có mong con cái có thể thừa hưởng sản nghiệp, thực hiện mộng
tài sản có thể còn chưa thoả mãn của mình. Những người quanh năm vất vả cũng mong
con cái để chúng hưởng thành quả mình vất vả cả đời làm ra, khỏi lọt vào tay người ngoài.
Những gia đình làm nghề gia truyền mong con cái có thể kế thừa, giữ gìn những kinh
nghiệm, kiến thức, kỹ năng truyền từ đời này sang đời khác.
7. Động cơ đạo đức và tôn giáo.
Trên thực tế, tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn tới việc sinh con của các gia đình. Có thể
đưa ra một số quan niệm phổ biến như sau:
Nho giáo coi thờ phụng tổ tiên, nối dõi tông đường là hết sức thiêng liêng, hệ trọng

của đạo làm người. => Nhất thiết phải sinh con trai => Nảy sinh tư tưởng “trọng nam
khinh nữ”…
Thiên chúa giáo quan điểm đông con là ý nguyện của Chúa, phá thai là chống lại ý
Chúa…
Phật giáo thì cho rằng nếu không có con, sau khi chết, linh hồn phiêu bạt, không nơi
nương tựa, phải “cướp cháo lá đa”…
 Không ít người không có con băn khoăn tự vấn: hay do mình ăn ở “thất đức”, “bất
nhân” nên bị trời “trừng phạt”, phải chịu “vô phúc”, không con.
8. Những động cơ liên quan đến dòng họ.
Ở những vùng nông thôn cũ, các làng phân hoá thành các giai cấp, tầng lớp, phe
phái, trong đó có sự tham gia của các dòng họ. Tuy mỗi dòng họ cũng đầy mâu thuẫn
nhưng thực tế họ vẫn là một nguyên tắc tập hợp con người lại trong một mối đồng cảm
chung. Để dòng họ của mình khỏi bị “lép vế” thì việc sinh nhiều con, đặc biệt là con trai là
một điều hết sức cần thiết.
9. Những động cơ liên quan đến lợi ích dân tộc, quốc gia.
Suốt hàng nghìn năm lịch sử phải đương đầu với các thế lực ngoại xâm ỷ thế quân
đông, đòi hỏi dân tộc VN phải đông đúc, và việc đó lại phụ thuộc vào số con của mỗi gia
đình. Ý thức sinh nhiều con để duy trì “dòng dõi Lạc Long, con cháu Nam Việt người
trong giống vàng” đã ăn sâu vào tâm thức bao thế hệ người VN.
10. Sự ác cảm với phương tiện và biện pháp tránh thai.


Những cặp vợ chồng học vấn thấp, đặc biệt ở nông thôn, thiếu kiến thức sơ đẳng về
sinh lý học giới tính, cơ chế thụ thai, tránh thai, thường coi các phương tiện, biện pháp
tránh thai là trái tự nhiên, có hại cho sức khoẻ, giảm độ thoả mãn tình dục => Không muốn
vận dụng các biện pháp đó.
 Cần có nhiều biện pháp và hình thức phong phú để nâng cao hiểu biết cho đông đảo
nhân dân về giải phẫu cơ thể người, cơ chế thụ thai, cách tránh thai, dịch vụ y tế - kĩ thuật
cho cuộc vận động sinh đẻ kế hoạch.




×